Đòi công lý cho các nhà báo bị sát hại là thể hiện chính nghĩa trước sau như một của chúng ta
Ngày 18 tháng 11, 2015
Trần Mạnh Vũ, tuần báo Thương Mại Miền Đông VA: Chúng tôi đã coi phim “Terror in Little Sài Gòn” hai lần, đã đọc các bài phỏng vấn của báo Người Việt và cả báo Calitoday.Chúng tôi cũng đã đọc “history” từ web của PBS, đã lưu trữ lại toàn bộ. Chúng tôi cũng chụp hình từ youtube một số cảnh quan trọng, thậm chí chúng tôi cũng thu âm lại các phân đoạn: Ô Trần Văn Bé Tư, Bà Tang Willcox, ô Nguyễn Xuân Nghĩa.
Về nhận xét tổng quát thì tôi khen toán thực hiện phim làm đúng lương tâm chức nghiệp của những nhà báo chân chính. Đó là đi tìm sự thật đằng sau hồ sơ khủng bố ngay trên đất Mỹ mà đã trở thành nguội lạnh từ cả chục năm nay, để rồi đòi công lý cho những đồng nghiệp đã bị hạ sát khi hành xử quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Và đó là mục đích của phim “Terror in Little Saigon”.
Với mục đích ấy thì phim đã thành công bước đầu khi khuấy động được dư luận, ở Hoa Kỳ và rộng hơn, để bảo đảm rằng các hồ sơ án mạng không bị rơi vào quên lãng. Hôm phim được trình chiếu trên hệ thống PBS ở Hoa Kỳ thì tôi đang dự Hội Nghị lần thứ 8 của Phong Trào Thế Giới Cho Dân Chủ được tổ chức ở Seoul, Nam Hàn. Nhiều nhà đấu tranh dân chủ đến từ các quốc gia khi gặp tôi đã hỏi han và cho ý kiến về cuốn phim. Điều này cho thấy phim có ảnh hưởng không nhỏ lên công luận vượt ra khỏi biên cương của Hoa Kỳ.
Và ngay cả cái tựa thì cách một số người dịch và diễn giải cũng không đúng. Nghĩa chính của “terror” là “nỗi kinh hoàng” chứ không phải “khủng bố”. Còn “Little Saigon” ám chỉ các cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, theo phép hoán dụ, chứ không phải là nói về địa danh ở Quận Cam hay ở San Jose. Như vậy, tựa của cuốn phim có ý diễn tả nỗi kinh hoàng do một nhóm khủng bố reo rắc trong các cộng đồng người Việt tị nạn. Và đó là một sự thật khách quan, không mảy may xúc phạm đến ai khác ngoài thành phần bị cáo buộc là tổ chức khủng bố.
Toàn bộ nội dung phim chỉ rõ đâu là tổ chức khủng bố. Thông điệp rất rõ ràng, không hề nhập nhằng gì đến cộng đồng người Việt hay quân lực VNCH. Hơn nữa, tôi biết rằng các nhà làm phim đã phỏng vấn, lấy ý kiến và nhận được sự hỗ trợ và hợp tác từ khá nhiều cựu quân nhân VNCH trong quá trình thực hiện phim. Do đó toán làm phim không có lý do để đánh đồng nhóm khủng bố với tập thể quân lực VNCH.
TMMĐ: Trong một trả lời phỏng vấn, ký giả Thompson nói rằng, “Tôi phải viết bài tường trình, viết email giải thích, trình bày những gì mình có thể làm và không thể làm. Các sếp của tôi ở ProPublica cũng tốn một thời gian khá lâu mới quyết định đây có phải là một dự án họ muốn theo đuổi hay không. Rồi bên Frontline cũng phải đi qua những tiến trình như thế. Phim này do Frontline tài trợ, và Frontline thì được Corporation for Public Broadcasting (CPB) tài trợ một phần. Tiền của CPB do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp.”. Bao nhiêu % sự thật qua phần trình bày này?
Tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ. Mới đây, BPSOS cùng với 3 tổ chức quốc tế về nhân quyền soạn một bản tuyên bố chung chỉ vỏn vẹn hai trang rưỡi, thế mà đã phải mất gần một tháng để mỗi tổ chức rà soát nội dung, xem xét tính pháp lý của các từ ngữ sử dụng, và kiểm tra sự thích hợp của từng câu từng chữ.
Một đề án làm phim chắc chắn phải qua thủ tục nhiêu khê hơn, với nhiều khâu xét duyệt và kiểm tra tới lui giữa hai tổ chức ProPublica và PBS. Thủ tục lâu lắc trước khi phim được “bật đèn xanh” để thực hiện không có gì lạ.
Tôi nghĩ là chúng ta cũng nên biết đôi điều về hai tổ chức thực hiện phim để hình dung tầm vóc của chúng.
ProPublica là tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi. Họ nhận ngân khoản từ các tổ chức tư nhân gọi là foundations và từ những đóng góp của người dân. Trong số các foundations tài trợ cho ProPublica có những tên tuổi được nhiều người biết đến như Open Society Foundations, Sandler Foundation, Knight Foundation, MacArthur Foundation, Hewlett Foundation, The Ford Foundation... Ngân sách của ProPublica khoảng 10 triệu Mỹ kim mỗi năm.
Còn chương trình Frontline thì thuộc về PBS (tên chính thức là Public Broadcasting Service), một bộ phận của Corporation for Public Broadcasting (CPB). CPB là tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi được thành lập theo quyết định của Quốc Hội năm 1967. Trong 340 triệu Mỹ kim tổng ngân sách hàng năm của PBS, CPB cấp khoảng 27 triệu Mỹ kim mỗi năm, tương đương 8%. Số 92% còn lại đến từ phí thu từ các đài truyền hình chi nhánh, cấp khoản của các foundations, tài trợ của một số công ty, và đóng góp của người dân.
Tôi có nghe một lập luận từ một số người Việt rằng PBS nhận tiền của Quốc Hội Hoa Kỳ cho nên chương trình Terror in Little Saigon có thể là do chủ trương của chính phủ Hoa Kỳ. Khi thành lập CPB thì Quốc Hội đã ấn định rằng tổ chức này,và các bộ phận truyền thông của nó như PBS, có hoạt động độc lập với chính quyền. Bởi vậy, PBS đã không ít lần phanh phui những khuất tất trong chính sách của chính phủ Hoa Kỳ. Mới tháng 5 vừa rồi, chương trình Frontline đã chiếu phóng sự điều tra về việc cơ quan CIA sử dụng tra tấn đối với những nghi phạm khủng bố. Điều này cho thấy tính độc lập của PBS đối với chính quyền.
Như đã trình bày ở một phần trước, phim “Terror in Little Saigon” chỉ tập trung vào một tổ chức mà họ cho là đứng đằng sau các hành vi khủng bố nhằm bịt miệng các nhà báo người Việt. Đánh giá quân lực VNCH không thuộc nội dung của phim.
Tuy nhiên, tôi nhận xét rằng toán thực hiện phim có thể tinh tế hơn khi dùng một số từ và hình ảnh để tránh gây ngộ nhận, dù hoàn toàn là vô tình. Chẳng hạn, họ nên dùng các thước phim về một “chiến khu” kháng chiến nào đó ở Thái Lan thay vì hình ảnh sinh hoạt của một tổ chức cựu quân nhân VNCH ở Hoa Kỳ. Hoặc, họ nên bỏ đi chữ “legitimate” khi nhắc đến chính quyền cộng sản Việt Nam. Legitimate là chính danh, ý là đã được quốc tế công nhận, nhưng khán giả người Việt có thể hiểu lầm là “có chính nghĩa”. Tôi đã chia sẻ nhận định này với vị thanh tra của PBS.
Nhưng đấy chỉ là những chi tiết phụ, rất nhỏ. Trọng tâm của phim là truy tìm thủ phạm ở đằng sau cái chết tức tưởi của 5 nhà báo người Việt. Chúng ta không nên hoán chuyển tiểu tiết thành trọng tâm và ngược lại.
Về câu hỏi, “liệu cộng đồng có phải lấy lại chính nghĩa?” thì tôi thấy rằng chúng ta có mất chính nghĩa đâu để mà phải lấy lại? Chính nghĩa của chúng ta vẫn trước sau như một. Đó là lý tưởng về tự do, nhân phẩm, công lý, hạnh phúc cá nhân, công bằng, bác ái, sự thật... Quân dân miền Nam đã chiến đấu cho chính nghĩa ấy trong suốt cuộc chiến. Vì chính nghĩa ấy mà cả triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, trong đó có chúng ta may mắn sống sót. Và cũng vì chính nghĩa ấy mà cộng đồng người Việt tị nạn tranh đấu không ngưng nghỉ trong suốt 40 năm qua cho một ngày mai tươi sáng trên quê hương.
Quyết tâm đòi công lý cho các ký giả người Việt đã bị sát hại ngay trong lòng cộng đồng, trên đất nước pháp quyền là Hoa Kỳ chính là cách thể hiện chính nghĩa trước sau như một ấy.
TMMĐ: Ông có mặt tại Hoa Kỳ khoảng 1980. Như thế ông hẳn đã chứng kiến sự việc các ký giả Mỹ-Việt, đặc biệt ÔB Lê Triết ở VA bị ám sát chết vào 1982. Ông nhận định thế nào về những “điều tra của Thompson” mà kết quả thì như ký giả này trả lời trong một phỏng vấn rằng, hầu như “chỉ về một hướng”?
Sự hoài nghi nhắm vào một tổ chức là khó tránh khi một số thành viên của tổ chức ấy đã nhiều lần hăm doạ và thậm chí hành hung những ai nói lên những điều phật ý họ, và rồi cũng chính tổ chức ấy lại thường xuyên tường thuật trên cơ quan ngôn luận của chính họ những hành vi ám sát thực hiện ở Việt Nam. Ráp hai yếu tố này lại thì người ta dễ suy luận rằng tổ chức ấy chính là thủ phạm ám sát các nhà báo đã lên tiếng tố giác họ. Đó là cách suy diễn bàng quan. Đối với các tổ chức tầm cỡ như ProPublica và PBS thì tôi tin rằng họ có nhiều thông tin hơn, và các thông tin đó đã phải được kiểm chứng kỹ lưỡng về độ chính xác và mức khả tín. Đó là lý do đã phải mất một thời gian dài trước khi phim được “bật đèn xanh” để thực hiện.
Tuy nhiên, chúng ta phải công bằng. Tối quan trọng trong xã hội nhân bản là nguyên tắc “lợi ích của sự hồ nghi” -- benefit of the doubt trong tiếng Anh. Nói nôm na, một người vẫn là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội vượt qua mức hồ nghi hữu lý. Do đó, phim “Terror in Little Saigon” chỉ có thể kết luận bằng một sự suy diễn, dù với những luận cứ vững chắc, chứ không thể kết tội. Kết tội là công việc của toà án.
Để đem công lý cho các nhà báo đã bị thảm sát và tránh hàm oan cho tổ chức bị tình nghi, những người Việt có lương tri và công tâm cần đòi hỏi cơ quan điều tra mở lại các hồ sơ án mạng và khuyến khích mọi người trong cộng đồng tiếp tay cung cấp vật chứng và nhân chứng nếu có.
Kiện các tổ chức có uy tín lẫy lừng như ProPublica và Frontline không dễ và triển vọng thành công rất thấp.
ProPublica là tổ chức hàng đầu thế giới về phóng sự điều tra với 2 giải Pulitzer và 1 giải MacArthur. Frontline là chương trình nổi tiếng lâu đời của PBS với 75 giải Emmy và 17 giải Peabody – năm nay PBS được bình bầu là tổ chức toàn quốc có uy tín nhất Hoa Kỳ. Nhờ uy tín đó mà họ nhận được những đóng góp tài chánh từ các tổ chức có uy tín và từ khán giả mến mộ. Họ đạt và giữ được uy tín là nhờ cách làm việc quy củ, cẩn thận và tuân thủ những tiêu chuẩn và nguyên tắc chuyên nghiệp rất khắt khe.
Nhưng không chỉ có thế. Khi đã kiện thì cũng phải kiện luôn Uỷ Ban Bảo Vệ Các Nhà Báo, tức Committee to Protect Journalists (CPJ). Đây là một trong hai tổ chức quốc tế với uy tín hàng đầu về bảo vệ quyền tự do báo chí. Năm 1994 tổ chức này đã có bản báo cáo với tựa là “Silence in Little Saigon”. Đây là tài liệu điều tra vụ ám sát 5 ký giả người Việt với cùng nội dung và nhận xét như cuốn phim “Terror in Little Saigon” về nghi phạm. Khi so sánh tài liệu của CPJ với phim “Terror in Little Saigon”, tôi thấy là 90% nội dung tương đồng với nhau. Có những chỗ tài liệu của CPJ còn mạnh mẽ và chi tiết hơn cả phim.
Kiện cả 3 tổ chức này không là chuyện đơn giản. Nhưng tôi thấy không có cách nào khác hơn để hoá giải những tác hại đang ngày càng lan rộng không những cho tổ chức bị cáo buộc mà cho tất cả những ai liên can đến họ.
Nếu quả thực chúng ta là một cộng đồng của những người đi tị nạn vì lý tưởng tự do, nhân quyền, và công lý thì đây là lúc chúng ta nhất thiết phải chọn thái độ và phải hành động. Chúng ta không thể làm ngơ trước những tội ác đã xâm phạm đến tất cả các giá trị nhân bản mà chúng ta từng đeo đuổi cho chính mình và đang mưu cầu cho đồng bào và quê hương.
Trần Mạnh Vũ, tuần báo Thương Mại Miền Đông VA: Chúng tôi đã coi phim “Terror in Little Sài Gòn” hai lần, đã đọc các bài phỏng vấn của báo Người Việt và cả báo Calitoday.Chúng tôi cũng đã đọc “history” từ web của PBS, đã lưu trữ lại toàn bộ. Chúng tôi cũng chụp hình từ youtube một số cảnh quan trọng, thậm chí chúng tôi cũng thu âm lại các phân đoạn: Ô Trần Văn Bé Tư, Bà Tang Willcox, ô Nguyễn Xuân Nghĩa.
Xin được hỏi ông có nhận định tổng quát gì về phim này? Phim có những lợi/ bất lợi nào cho cộng đồng?
Ts Nguyễn Đình Thắng:
Xin cảm ơn quý báo đã hỏi ý kiến về một đề tài nóng trong cộng đồng của chúng ta.Về nhận xét tổng quát thì tôi khen toán thực hiện phim làm đúng lương tâm chức nghiệp của những nhà báo chân chính. Đó là đi tìm sự thật đằng sau hồ sơ khủng bố ngay trên đất Mỹ mà đã trở thành nguội lạnh từ cả chục năm nay, để rồi đòi công lý cho những đồng nghiệp đã bị hạ sát khi hành xử quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Và đó là mục đích của phim “Terror in Little Saigon”.
Với mục đích ấy thì phim đã thành công bước đầu khi khuấy động được dư luận, ở Hoa Kỳ và rộng hơn, để bảo đảm rằng các hồ sơ án mạng không bị rơi vào quên lãng. Hôm phim được trình chiếu trên hệ thống PBS ở Hoa Kỳ thì tôi đang dự Hội Nghị lần thứ 8 của Phong Trào Thế Giới Cho Dân Chủ được tổ chức ở Seoul, Nam Hàn. Nhiều nhà đấu tranh dân chủ đến từ các quốc gia khi gặp tôi đã hỏi han và cho ý kiến về cuốn phim. Điều này cho thấy phim có ảnh hưởng không nhỏ lên công luận vượt ra khỏi biên cương của Hoa Kỳ.
Tuy
không là mục đích của phim, nhưng hậu quả phụ của nó là cuộc
tranh luận đang diễn ra công khai trong cộng đồng người Việt ở
hải ngoại, với sự
theo dõi chăm chú của nhiều đồng bào ở trong nước. Cuộc tranh
luận này đang khơi lại nhiều tâm tư, lý lẽ, quan điểm... mà
trước đây cũng đã có một số người nêu lên nhưng lẻ tẻ vì
thiếu sự tham gia của khối đông. Phim “Terror in Little Saigon” đã
góp phần khởi động cuộc tranh luận rất sôi nổi và rộng rãi
trong cộng đồng chúng ta, một cuộc tranh luận mà tôi cho là cần
thiết và lẽ ra đã phải xảy ra từ mươi, hai mươi năm qua. Nhưng
trễ còn hơn không. Tôi cám ơn toán làm phim về điều này.
Còn
câu hỏi là phim có lợi hay bất lợi cho cộng đồng thì tôi xin
trả lời thế này. Trong một tình huống khó xử, chúng ta cần
lấy lẽ phải làm chỉ tiêu để quyết định thái độ. Trong trường
hợp của 5 nhà báo người Việt bị sát hại, lẽ phải chính là
công lý cho nạn nhân trước và trên hết, là sự thật phải được
phơi bầy, là thủ phạm phải bị xử trị. Lẽ phải ấy, chúng ta
phải thực hiện. Còn bất lợi nếu có thì chẳng qua là giá
phải trả cho lương tâm được trong sáng.
Thực
ra, tôi tin rằng chúng ta sẽ hưởng lợi rất nhiều khi hành xử
theo lẽ phải. Nỗi uất nghẹn của nhiều gia đình trong cộng đồng
sẽ được giải toả. Gánh nặng lương tâm của mỗi chúng ta sẽ
nhẹ đi. Cộng đồng của chúng ta, vì sống đúng lý tưởng tự do
và nhân phẩm, sẽ được nể trọng bởi công chúng Hoa Kỳ và quốc
tế. Tấm gương nhân bản của chúng ta sẽ là mẫu mực để đồng
bào ở trong nước đối chiếu với chế độ đương quyền.
TMMĐ: Có hai điều mà VT đang cố gắng vận động cộng đồng: dùng tựa Terror in Little Sài Gòn là sai và phim chiếu các cảnh cựu quân nhân là nhục mạ quân lực VNCH. Xin ông cho nhận định?
Ts Nguyễn Đình Thắng:
Quan trọng là nội dung của cuốn phim chứ không phải cái tựa của nó.Và ngay cả cái tựa thì cách một số người dịch và diễn giải cũng không đúng. Nghĩa chính của “terror” là “nỗi kinh hoàng” chứ không phải “khủng bố”. Còn “Little Saigon” ám chỉ các cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, theo phép hoán dụ, chứ không phải là nói về địa danh ở Quận Cam hay ở San Jose. Như vậy, tựa của cuốn phim có ý diễn tả nỗi kinh hoàng do một nhóm khủng bố reo rắc trong các cộng đồng người Việt tị nạn. Và đó là một sự thật khách quan, không mảy may xúc phạm đến ai khác ngoài thành phần bị cáo buộc là tổ chức khủng bố.
Toàn bộ nội dung phim chỉ rõ đâu là tổ chức khủng bố. Thông điệp rất rõ ràng, không hề nhập nhằng gì đến cộng đồng người Việt hay quân lực VNCH. Hơn nữa, tôi biết rằng các nhà làm phim đã phỏng vấn, lấy ý kiến và nhận được sự hỗ trợ và hợp tác từ khá nhiều cựu quân nhân VNCH trong quá trình thực hiện phim. Do đó toán làm phim không có lý do để đánh đồng nhóm khủng bố với tập thể quân lực VNCH.
TMMĐ: Trong một trả lời phỏng vấn, ký giả Thompson nói rằng, “Tôi phải viết bài tường trình, viết email giải thích, trình bày những gì mình có thể làm và không thể làm. Các sếp của tôi ở ProPublica cũng tốn một thời gian khá lâu mới quyết định đây có phải là một dự án họ muốn theo đuổi hay không. Rồi bên Frontline cũng phải đi qua những tiến trình như thế. Phim này do Frontline tài trợ, và Frontline thì được Corporation for Public Broadcasting (CPB) tài trợ một phần. Tiền của CPB do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp.”. Bao nhiêu % sự thật qua phần trình bày này?
Ts Nguyễn Đình Thắng:
Đó
là thủ tục rất thông thường và cần thiết đối với các tổ
chức có hoạt động quy củ và ở tầm vóc bề thế như là
ProPublica, tổ chức thực hiện phim “Terror in Little Saigon” và
PBS, đài truyền hình công cộng đã chiếu phim này.Tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ. Mới đây, BPSOS cùng với 3 tổ chức quốc tế về nhân quyền soạn một bản tuyên bố chung chỉ vỏn vẹn hai trang rưỡi, thế mà đã phải mất gần một tháng để mỗi tổ chức rà soát nội dung, xem xét tính pháp lý của các từ ngữ sử dụng, và kiểm tra sự thích hợp của từng câu từng chữ.
Một đề án làm phim chắc chắn phải qua thủ tục nhiêu khê hơn, với nhiều khâu xét duyệt và kiểm tra tới lui giữa hai tổ chức ProPublica và PBS. Thủ tục lâu lắc trước khi phim được “bật đèn xanh” để thực hiện không có gì lạ.
Tôi nghĩ là chúng ta cũng nên biết đôi điều về hai tổ chức thực hiện phim để hình dung tầm vóc của chúng.
ProPublica là tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi. Họ nhận ngân khoản từ các tổ chức tư nhân gọi là foundations và từ những đóng góp của người dân. Trong số các foundations tài trợ cho ProPublica có những tên tuổi được nhiều người biết đến như Open Society Foundations, Sandler Foundation, Knight Foundation, MacArthur Foundation, Hewlett Foundation, The Ford Foundation... Ngân sách của ProPublica khoảng 10 triệu Mỹ kim mỗi năm.
Còn chương trình Frontline thì thuộc về PBS (tên chính thức là Public Broadcasting Service), một bộ phận của Corporation for Public Broadcasting (CPB). CPB là tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi được thành lập theo quyết định của Quốc Hội năm 1967. Trong 340 triệu Mỹ kim tổng ngân sách hàng năm của PBS, CPB cấp khoảng 27 triệu Mỹ kim mỗi năm, tương đương 8%. Số 92% còn lại đến từ phí thu từ các đài truyền hình chi nhánh, cấp khoản của các foundations, tài trợ của một số công ty, và đóng góp của người dân.
Tôi có nghe một lập luận từ một số người Việt rằng PBS nhận tiền của Quốc Hội Hoa Kỳ cho nên chương trình Terror in Little Saigon có thể là do chủ trương của chính phủ Hoa Kỳ. Khi thành lập CPB thì Quốc Hội đã ấn định rằng tổ chức này,và các bộ phận truyền thông của nó như PBS, có hoạt động độc lập với chính quyền. Bởi vậy, PBS đã không ít lần phanh phui những khuất tất trong chính sách của chính phủ Hoa Kỳ. Mới tháng 5 vừa rồi, chương trình Frontline đã chiếu phóng sự điều tra về việc cơ quan CIA sử dụng tra tấn đối với những nghi phạm khủng bố. Điều này cho thấy tính độc lập của PBS đối với chính quyền.
TMMĐ: Ông
Lý Thái Hùng, đảng Việt Tân, cho rằng phim đã đưa ra hình ảnh sai lạc
về quân đội VNCH. Vì thế, cộng đồng phải có trách nhiệm “lấy lại chính
nghĩa”. Ông nhận định thế nào? ( trích nguyên văn câu Lấy lại chính nghĩa từ buổi phỏng vấn của Calitoday)
Ts Nguyễn Đình Thắng:
Lý luận như vậy là không có căn cứ và đánh lạc trọng tâm của cuốn phim.Như đã trình bày ở một phần trước, phim “Terror in Little Saigon” chỉ tập trung vào một tổ chức mà họ cho là đứng đằng sau các hành vi khủng bố nhằm bịt miệng các nhà báo người Việt. Đánh giá quân lực VNCH không thuộc nội dung của phim.
Tuy nhiên, tôi nhận xét rằng toán thực hiện phim có thể tinh tế hơn khi dùng một số từ và hình ảnh để tránh gây ngộ nhận, dù hoàn toàn là vô tình. Chẳng hạn, họ nên dùng các thước phim về một “chiến khu” kháng chiến nào đó ở Thái Lan thay vì hình ảnh sinh hoạt của một tổ chức cựu quân nhân VNCH ở Hoa Kỳ. Hoặc, họ nên bỏ đi chữ “legitimate” khi nhắc đến chính quyền cộng sản Việt Nam. Legitimate là chính danh, ý là đã được quốc tế công nhận, nhưng khán giả người Việt có thể hiểu lầm là “có chính nghĩa”. Tôi đã chia sẻ nhận định này với vị thanh tra của PBS.
Nhưng đấy chỉ là những chi tiết phụ, rất nhỏ. Trọng tâm của phim là truy tìm thủ phạm ở đằng sau cái chết tức tưởi của 5 nhà báo người Việt. Chúng ta không nên hoán chuyển tiểu tiết thành trọng tâm và ngược lại.
Về câu hỏi, “liệu cộng đồng có phải lấy lại chính nghĩa?” thì tôi thấy rằng chúng ta có mất chính nghĩa đâu để mà phải lấy lại? Chính nghĩa của chúng ta vẫn trước sau như một. Đó là lý tưởng về tự do, nhân phẩm, công lý, hạnh phúc cá nhân, công bằng, bác ái, sự thật... Quân dân miền Nam đã chiến đấu cho chính nghĩa ấy trong suốt cuộc chiến. Vì chính nghĩa ấy mà cả triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, trong đó có chúng ta may mắn sống sót. Và cũng vì chính nghĩa ấy mà cộng đồng người Việt tị nạn tranh đấu không ngưng nghỉ trong suốt 40 năm qua cho một ngày mai tươi sáng trên quê hương.
Quyết tâm đòi công lý cho các ký giả người Việt đã bị sát hại ngay trong lòng cộng đồng, trên đất nước pháp quyền là Hoa Kỳ chính là cách thể hiện chính nghĩa trước sau như một ấy.
TMMĐ: Ông có mặt tại Hoa Kỳ khoảng 1980. Như thế ông hẳn đã chứng kiến sự việc các ký giả Mỹ-Việt, đặc biệt ÔB Lê Triết ở VA bị ám sát chết vào 1982. Ông nhận định thế nào về những “điều tra của Thompson” mà kết quả thì như ký giả này trả lời trong một phỏng vấn rằng, hầu như “chỉ về một hướng”?
Ts Nguyễn Đình Thắng:
Tôi
không chứng kiến nhưng biết về các vụ ám sát này. Riêng về
trường hợp của vợ chồng Bác Lê Triết thì tôi biết rất rõ vì
bác trai là bạn thân với bố mẹ của tôi từ khi còn ở Việt Nam.
Bố mẹ tôi xem em gái của bác ấy như người em kết nghĩa trong
gia đình – cô ấy đang ở Nam California. Con gái của bác lại là
vợ của một người cùng hoạt động với tôi từ thời còn sinh
viên và đã từng là thành viên Hội Đồng Quản Trị của BPSOS.
Bác gái là dì ruột của người bạn “nối khố” với tôi từ lớp 1
cho đến hết đại học. Ngày an táng, tôi chứng kiến cảnh tang
tóc và cảm nhận nỗi đau đớn cào da xé thịt của đại gia đình
cả bên nội và bên ngoại. Bố mẹ của tôi cho đến ngày hôm nay
vẫn rùng mình mỗi khi nhắc đến hai vợ chồng bác Lê Triết và
cái chết quá bất ngờ và vô cùng thảm khốc của họ cách đây
hơn 3 thập niên.Sự hoài nghi nhắm vào một tổ chức là khó tránh khi một số thành viên của tổ chức ấy đã nhiều lần hăm doạ và thậm chí hành hung những ai nói lên những điều phật ý họ, và rồi cũng chính tổ chức ấy lại thường xuyên tường thuật trên cơ quan ngôn luận của chính họ những hành vi ám sát thực hiện ở Việt Nam. Ráp hai yếu tố này lại thì người ta dễ suy luận rằng tổ chức ấy chính là thủ phạm ám sát các nhà báo đã lên tiếng tố giác họ. Đó là cách suy diễn bàng quan. Đối với các tổ chức tầm cỡ như ProPublica và PBS thì tôi tin rằng họ có nhiều thông tin hơn, và các thông tin đó đã phải được kiểm chứng kỹ lưỡng về độ chính xác và mức khả tín. Đó là lý do đã phải mất một thời gian dài trước khi phim được “bật đèn xanh” để thực hiện.
Tuy nhiên, chúng ta phải công bằng. Tối quan trọng trong xã hội nhân bản là nguyên tắc “lợi ích của sự hồ nghi” -- benefit of the doubt trong tiếng Anh. Nói nôm na, một người vẫn là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội vượt qua mức hồ nghi hữu lý. Do đó, phim “Terror in Little Saigon” chỉ có thể kết luận bằng một sự suy diễn, dù với những luận cứ vững chắc, chứ không thể kết tội. Kết tội là công việc của toà án.
Để đem công lý cho các nhà báo đã bị thảm sát và tránh hàm oan cho tổ chức bị tình nghi, những người Việt có lương tri và công tâm cần đòi hỏi cơ quan điều tra mở lại các hồ sơ án mạng và khuyến khích mọi người trong cộng đồng tiếp tay cung cấp vật chứng và nhân chứng nếu có.
TMMĐ: Nếu PBS không chấp thuận yêu cầu [gỡ phim xuống], theo ông thì VT có nên kiện không? Nếu có thì vì sao và nếu không thì vì sao?
Ts Nguyễn Đình Thắng:
Bị
tố giác tội khủng bố bởi các tổ chức truyền thông có uy tín
quốc tế không là chuyện nhỏ. Tổ chức bị tố giác chắc chắn
chịu thiệt hại nặng về uy tín trong mọi đối tác với quốc
tế. Trong khung cảnh toàn cầu chống khủng bố hiện nay, hầu như
không cơ quan chính quyền hay Liên Hiệp Quốc, không tổ chức nhân
quyền quốc tế nào muốn dính líu đến một tổ chức như vậy. Và
họ cũng sẽ so đo hơn về việc lên tiếng can thiệp cho những
người ở Việt Nam nếu liên can đến tổ chức bị tình nghi khủng
bố. Cách duy nhất để rũ sạch ấn tượng tai hại ấy là kiện ra
toà các tổ chức đứng đằng sau phim về tội vu khống.Kiện các tổ chức có uy tín lẫy lừng như ProPublica và Frontline không dễ và triển vọng thành công rất thấp.
ProPublica là tổ chức hàng đầu thế giới về phóng sự điều tra với 2 giải Pulitzer và 1 giải MacArthur. Frontline là chương trình nổi tiếng lâu đời của PBS với 75 giải Emmy và 17 giải Peabody – năm nay PBS được bình bầu là tổ chức toàn quốc có uy tín nhất Hoa Kỳ. Nhờ uy tín đó mà họ nhận được những đóng góp tài chánh từ các tổ chức có uy tín và từ khán giả mến mộ. Họ đạt và giữ được uy tín là nhờ cách làm việc quy củ, cẩn thận và tuân thủ những tiêu chuẩn và nguyên tắc chuyên nghiệp rất khắt khe.
Nhưng không chỉ có thế. Khi đã kiện thì cũng phải kiện luôn Uỷ Ban Bảo Vệ Các Nhà Báo, tức Committee to Protect Journalists (CPJ). Đây là một trong hai tổ chức quốc tế với uy tín hàng đầu về bảo vệ quyền tự do báo chí. Năm 1994 tổ chức này đã có bản báo cáo với tựa là “Silence in Little Saigon”. Đây là tài liệu điều tra vụ ám sát 5 ký giả người Việt với cùng nội dung và nhận xét như cuốn phim “Terror in Little Saigon” về nghi phạm. Khi so sánh tài liệu của CPJ với phim “Terror in Little Saigon”, tôi thấy là 90% nội dung tương đồng với nhau. Có những chỗ tài liệu của CPJ còn mạnh mẽ và chi tiết hơn cả phim.
Kiện cả 3 tổ chức này không là chuyện đơn giản. Nhưng tôi thấy không có cách nào khác hơn để hoá giải những tác hại đang ngày càng lan rộng không những cho tổ chức bị cáo buộc mà cho tất cả những ai liên can đến họ.
TMMĐ: Ông còn muốn chia sẻ điều gì nữa về bộ phim này? Cộng đồng chúng ta nên có hành động gì?
Nếu
được phép, tôi xin chép lại dưới đây phần kết của bài viết
của tôi với tựa đề “Chúng ta phải hành xử như một cộng đồng
trưởng thành và có lý tưởng” đăng trên Mạch Sống ngày 11 tháng
11, 2015:Nếu quả thực chúng ta là một cộng đồng của những người đi tị nạn vì lý tưởng tự do, nhân quyền, và công lý thì đây là lúc chúng ta nhất thiết phải chọn thái độ và phải hành động. Chúng ta không thể làm ngơ trước những tội ác đã xâm phạm đến tất cả các giá trị nhân bản mà chúng ta từng đeo đuổi cho chính mình và đang mưu cầu cho đồng bào và quê hương.
Có 3 việc mà chúng ta có thể và cần làm ngay:
1.
Giới làm báo, cùng với nhau hay một cách riêng rẽ, mạnh mẽ
lên án các hành vi sát hại và hăm doạ nhắm vào các nhà báo
Việt Nam và bày tỏ quyết tâm bảo vệ quyền tự do báo chí ở
mọi nơi, trong mọi cảnh ngộ.
2.
Các tổ chức và đoàn thể trong cộng đồng và các nhà hoạt
động nhân quyền người Việt đồng loạt áp lực chính quyền Hoa
Kỳ mở lại hồ sơ điều tra các vụ sát hại các nhà báo người
Việt trên đất Mỹ.
3.
Một hay nhiều tổ chức người Việt, cùng với nhau hay một cách
riêng rẽ, thành lập quỹ để trao giải thưởng cho những ai cung
cấp thông tin dẫn đến thủ phạm.
Đấy
là những việc phải làm vì lương tâm và trách nhiệm. Chúng sẽ
làm sáng ngời lý tưởng của chúng ta về tự do, nhân quyền và
công lý. Chúng sẽ thể hiện bản lĩnh của cộng đồng người Việt
tị nạn sau 40 trưởng thành trong thế giới tự do, văn minh và
nhân bản.
Cứ
hành xử đúng với lương tâm và trách nhiệm thì tự khắc
chúng ta sẽ nhận được sự nể trọng của quốc tế và lòng tin
tưởng của đồng bào ở trong nước. Chẳng thế lực đen nào có
thể bôi bẩn thanh danh của chúng ta, hoặc cản trở bước tiến
của chúng ta trên hành trình đem lại dân chủ và tự do cho quê
hương và dân tộc.
Tuần báo Thương Mại Miền Đông VA thực hiện
No comments:
Post a Comment