Từ năm được 11 tuổi cho đến nay, tôi không bao giờăn măng, trừ khi măng do chính tôi mua
khi còn tươi và tự mình làm món ăn. Ai mời tôi ăn, tôi lịch sự từ chối. Nhiều người tự ái, mỉa mai rằng tôi không dám ăn măng thì rồi cũng chết.
Phải, đàng nào cũng chết, nhưng chết vì ăn măng thì tôi không dại gì. Mà hơn nữa, dễ gì đã được chết ngay, còn phải khốn khổ một thời gian rồi mới được chết.
Mời các bạn đọc bài này để thấy cơ thể của chúng ta rất cần đến măng, nhưng làm món ăn với măng sao cho ngon miệng mà không cẩn thận thì tai hại chẳng kém gì uống thuốc độc.
Cách nay hơn một thế kỷ, những người trẻ tuổi theo Tây học ở Miền Bắc để ý đến hai điều:
Thứ nhất, rất nhiều bà ở miền quê bị toét mắt.
Thứ hai, rất nhiều ông hút thuốc lào cũng bị như vậy.
Lúc đầu, người ta tin rằng các bà bị toét mắt là vì tắm rửa bằng nước dưới ao tù. Thế nhưng tại sao các ông cũng tắm bằng nước đó mà lại không sao?
Kếđến, một số người hút thuốc lào bị toét mắt là tại vì khói thuốc lào. Thế nhưng tại sao các ông ở thành thị cũng hút thuốc lào thì lại không bị toét mắt?
Cuối cùng, người Pháp đã giải thích cho họđược biết một cách rõ ràng:
Tại các vùng nông thôn chỉ có đồng ruộng, không có cây cối gì ngoài các bụi tre, các bà nấu ăn bằng rơm rạ và lá tre, cành tre khô. Chính khói của cành và lá tre có chất độc làm cho họ bị hỏng mắt. Tương tự, các ông dùng đóm bằng tre chẻ ra để hút thuốc lào và khói độc của đóm làm họ hỏng mắt. Chưa hết, khói độc từ tre còn làm cho họ bị còng lưng, đau khớp xương khi về già, hoặc ngay cả khi chưa già.
Từđó về sau, các bà khuyên nhau, chỉ dùng rơm rạ nấu ăn, tránh dùng cành và
lá tre.
Các ông thì chẻđóm, đem ngâm nước một thời gian khá lâu rồi mới dùng để hút thuốc lào. Thế là nạn toét mắt giảm hẳn. Tuy vậy, nạn còng lưng và chống gậy sớm thì càng ngày càng tăng. Lý do là càng ngày
người ta càng nghĩ ra nhiều món ăn mà măng là chính. Họ không biết rằng ăn thì ngon miệng nhưng măng lại là thứ củđộc hại nhất mà con người ăn vào.
Hiện nay trên thế giới có vào khoảng 1 ngàn 050 giống măng mà trong đó, có vào khoảng 110 giống là ăn vào không chết. Thế nhưng tất cảđều có chứa chất taxiphyllin mà chất này thuộc họ thạch tín (cyanide) là độc dược mạnh nhất mà nhân loại biết đến hiện nay. Thế mà nhiều người trong chúng ta làm dưa măng, rồi vừa ăn vừa khen ngon, lại còn nhường cho nhau ăn. RIP.
Sau đây là những gì mà chúng tôi có
thể trình bày cùng các bạn, dựa theo một cuộc nghiên cứu mới nhất vào năm 2017 và được giới Y dược học thừa nhận năm 2018.
Các bạn biết rằng độc chất cyanide có thể bị tiêu huỷ nếu chúng ta nấu nó lên. Như vậy, khi chúng ta luộc măng tới nhiệt độ 208 Fahrenheit hoặc 98 độ Celsius thì chất cyanide trong mục măng bị tiêu huỷ, nhưng chỉ 70 phần trăm. Nếu chúng ta chịu khó thay nước và luộc sôi thêm khoảng 2 tiếng đồng hồ liền ở nhiệt độ 215 độ Fahrenheit tức là 102 độ Celsius thì tổng số lượng cyanide còn lại trong măng là 3 phần trăm. Nhiêu đó đủđể nó ăn mòn dần lớp sụn ở các khớp xương, nhất là đầu gối và mắt cá.
Nhưđã nói ở trên, các cụ ngày xưa ngâm các ống tre dưới nước một thời gian dài trước khi chẻ ra làm đóm hút thuốc lào. Các cụ biết rằng tre mà ngâm dưới nước lâu ngày thì chất độc trong nó sẽ giảm bớt rất nhiều.
Tương tự, nếu măng mà ngâm trong nước ba ngày liền thì sau đó, nếu nấu sôi vài tiếng đồng hồ, lượng cyanide còn lại không đáng kể. Vấn đề là liệu các tiệm ăn có làm kỹ như thế hay không. Đó là lý do tại sao tôi không ăn măng do người khác làm, dù là người thân.
Tại Úc hiện nay, có bán măng đã biến chếđựng trong các hũ thuỷ tinh. Măng này được nhập cảng từ các quốc gia vùng Địa Trung Hải như Ý Đại Lợi, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp. Trong tiến trình chế biến, cyanide đã được khử gần hết hẳn nên nếu đem phân chất, chúng ta sẽ thấy chỉ còn dấu vết của chất thạch tín này, chưa tới 1 phần trăm.
Riêng các loại măng ướp muối đóng hũ của Tàu Cộng bán tại Úc thì ngoài chất chống thuỷ thủng sulfite có chứa sulfurous acid, còn
có chất sulfur dioxide để giữ cho măng còn màu vàng tối. Những thứ này mà ăn vô thì khỏi nói các bạn cũng biết tác hại.
ĂN MĂNG ĐƯỢC NHỮNG LỢI ÍCH NÀO?
Trong tất cả các loại rau, trái cây, và củ mà chúng ta ăn được thì măng là thứ ít chất đường nhất. Nó cũng có rất ít nhiệt lượng (calorie) nên các bạn ăn măng không sợ bị béo phì. Nó còn có
nhiều chất đản bạch tinh (protein) nên là một món ăn chay lý tưởng.
Măng lại còn có rất ít chất cholesterol tổng hợp và cholesterol LDL.
Vậy nên các bạn bị các chứng bệnh về tim không phải lo lắng.
Sau hết, măng có nhiều chất potassium gấp đôi chuối. Trong tất cả các loại rau, trái cây, và củ mà chúng ta ăn thì măng chỉ thua rau spinach về chất này mà thôi.
Tóm lại, người Nhật xem măng giống như con cá nóc (fugu). Nếu chúng ta biết lấy cái độc của nó ra trước khi ăn thì rất tốt.
Nếu không, thì ... không sao, ai mà chẳng phải chết.
Đó là tất cả những gì mà chúng tôi biết được và có thể gửi đến các bạn. Chúc các bạn ăn măng ngon miệng mà không sợ chống gậy sau này.
Những nghi phạm bị bắt sau vụ bạo động ngày 11 Tháng Sáu 2023 (ảnh: báo CAND)
Cuộc vây bắt bố ráp nhóm người Thượng
tham gia vào vụ bạo loạn đẫm máu ở hai đồn công an ở xã Ea Ktur và Ea Tu
vào rạng sáng ngày 11 tháng Sáu đang có nguy cơ biến thành một cuộc
xung đột sắc tộc và trả thù theo đúng nghĩa đen.
Toàn bộ năm tỉnh thành Tây Nguyên đặt trong trạng thái chiến tranh.
Lực lượng công an, mật vụ, cảnh sát cơ động chống khủng bố, quân đội
hùng hậu được triển khai. Bất kể ai, với kiểu hình và ngữ âm “dân tộc”,
mặc quần áo rằn ri đều trở thành đối tượng bị truy bắt và xét hỏi. Một
clip trên MXH cho thấy đám đông đầy phẫn nộ cùng lực lượng công an đang
trói gô hai người đàn ông dân tộc mặc chiếc quần rằn ri khi họ trên
đường đi làm rẫy như những kẻ tội phạm, mặc cho hai thanh niên ú ớ thanh
minh bằng thứ tiếng Việt không rõ ràng. Theo thông báo của Bộ Công an,
hiện đã có 45 đối tượng tình nghi bị bắt giữ và cuộc bố ráp vẫn tiếp tục
với qui mô mở rộng chưa từng có.
Điều đáng lo ngại là bầu không khí đầy kích động thù hận đang lây
lan, khuyến khích các hành động bạo lực tập thể. Sáu viên công an và hai
viên chức hai xã bị tử thương đều là người Nghệ An, Thanh Hóa và đây
cũng là sắc dân nhập cư đa số, đông đảo nhất ở năm tỉnh Tây Nguyên sau
1975. Với đặc tính cấu kết vùng miền mạnh mẽ, họ thậm chí tổ chức các
đội nhóm đi lùng bắt người dân tộc thiểu số như thời Trung cổ và sẵn
sàng sử dụng bạo lực mà không có sự ngăn cản của phía chính quyền.
Cuộc bố ráp đang biến thành một cuộc trả thù sắc tộc không kiểm soát
có thể tạo ra xung đột sâu sắc thêm, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Điều đó cần phải chấm dứt ngay. Cuộc khủng hoảng này cần nhanh chóng
khép lại bằng tiến trình luật pháp. Điều quan trọng hơn là Hà Nội nhìn
nhận ra ngọn nguồn của mâu thuẫn dẫn đến tội ác và bạo loạn như đã xảy
ra trong nhiều thập niên qua và vẫn nhức nhối tới hôm nay dù nhà cầm
quyền đã tiêu tốn một nguồn lực khổng lồ. Vấn đề cần được giải quyết ở
gốc rễ chứ không phải bằng bạo lực và đàn áp sắt máu.
Bỏ qua nguyên nhân trực tiếp gây cuộc bạo loạn có tổ chức này có thể
có những tác nhân “nước ngoài” tác động. Tôi sẽ chỉ tập trung vào phân
tích các nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn và phẫn uất xã hội đã tồn
tại quá lâu ở Tây Nguyên nói riêng.
Đó là các mâu thuẫn về văn hóa, bất công trong chính sách quản lý đất
đai, phân biệt đối xử và cướp bóc một cách có hệ thống của chính quyền
địa phương đối với những sắc dân thiểu số Tây Nguyên. Ngoài ra, còn có
các yếu tố lịch sử và chủng tộc cần phải được xem xét một cách khách
quan và toàn diện. Chính các vấn đề này mới là căn nguyên của tội ác và
bạo loạn, bất ổn xã hội. Những sai lầm cần được triệt để khắc phục dù
phải hy sinh các lợi ích phe nhóm đang chiếm ưu thế quyền lực vượt trội ở
hệ thống cầm quyền Việt Nam.
Tây Nguyên trước 1975
Ngược lại tiến trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam thì đến khi chúa
Nguyễn Hoàng nhập Phú Yên năm 1611 tới thời Gia Long thống nhất non sông
một dải từ mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan năm 1802, thì Tây Nguyên vẫn chưa
nằm trong cương thổ Việt Nam. Vùng cao nguyên và núi non mênh mông này
là nơi sinh sống của các sắc dân Kor, Ktu, Ba Na, Xơ Đăng, Hre, Jrai… và
họ không khuất phục trước sự cai trị hà khắc của nhà Nguyễn.
Những cuộc nổi dậy mạnh mẽ chống lại Nguyễn triều được biết tới với
tên gọi “loạn mọi Đá Vách”. Đá Vách là tên gọi khác của núi Thạch Bích,
phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Cuộc nổi dậy của họ kéo dài suốt
nửa thế kỷ và Nguyễn triều đã phải nhọc công bình định với hao tổn to
lớn.
Vào thời Pháp thuộc, hệ thống quyền lực hành chính và những hạ tầng
xã hội văn minh được người Pháp bắt đầu đặt nền móng từ những năm 1891.
Với việc phát hiện ra cao nguyên Lang Biang bởi nhà khoa học lừng danh
Yersin và theo đề nghị của ông, Toàn Quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho
xây dựng thành phố Đà Lạt, chính thức trực tiếp can thiệp vào vùng đất
Tây Nguyên kể từ 1900. Đến Tháng Năm 1949, người Pháp trao quyền quản lý
Cao Nguyên Trung Phần với xứ Thượng Nam Đông Dương cho chính phủ Quốc
gia Việt Nam.
Quốc trưởng Bảo Đại tách riêng Cao Nguyên Trung bộ ra và lập qui chế
hành chính đặc biệt có tên Hoàng Triều Cương Thổ vào Tháng Tư 1950. Vùng
này gồm năm tỉnh là Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Pleiku, Daklak, Kontum.
Đến 1955, chính quyền VNCH dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm mới giải
thể qui chế này và sát nhập “Hoàng Triều Cương Thổ” vào lãnh thổ Việt
Nam. Như vậy, Tây Nguyên hay Cao nguyên Trung phần là phần đất cuối cùng
được sát nhập vào cương thổ Việt Nam trong lịch sử hiện đại.
Trong suốt quá trình người Pháp can thiệp vào Tây Nguyên, việc nhập
cư được kiểm soát khá chặt chẽ. Người Pháp duy trì chế độ tự trị của
vùng đất này và hạn chế người Kinh nhập cư, ngoại trừ những công ty
trồng café, cao su được quyền tuyển người và đưa người Kinh vào làm việc
với số lượng giới hạn. Việc thành lập các đồn điền và di thực các loại
cây công nghiệp chiến lược là café, cao su… về trồng tại cao nguyên Lang
Biang đã sớm có những kết quả kinh tế to lớn, cùng với những hạ tầng kỹ
thuật, đô thị được xây dựng một cách khoa học đã thay đổi đời sống của
người dân địa phương. Đà Lạt trở thành thủ đô của Cao Nguyên Trung Phần.
Người Pháp rất tôn trọng văn hóa và tập tục bản địa của người Thượng –
tên gọi chung cho các dân tộc Tây Nguyên. Dưới thời Quốc gia Việt Nam,
“Qui chế 16” của Quốc trưởng Bảo Đại thừa nhận các quyền sở hữu đất đai
của người Thượng, cũng như tôn trọng tập tục bộ lạc và chức sắc kế
truyền…
Nhiều công trình nghiên cứu văn hóa, chủng tộc, tài nguyên, thổ
nhưỡng, khí hậu của người Pháp về Tây Nguyên cách đây hơn 100 năm phải
khiến cho giới trí thức Việt sau hơn một thế kỷ mới được tiếp cận phải
sửng sốt, thán phục. Một ví dụ tiêu biểu là bản trường ca Đam Săn của
dân tộc Ede (Rhade) đã được chuyển ngữ từ tiếng Rhade sang tiếng Pháp
bởi Léopold Sabatier từ 1929. Rất lâu sau đó, những nhà “văn hóa Việt
Nam” mới được biết tới kiệt tác này qua bản dịch của ông.
Cuộc di cư lớn đầu tiên của người Kinh vào Tây Nguyên dưới thời VNCH
được ghi nhận vào giai đoạn 1954 khi gần một triệu người Bắc di cư vào
Nam. Trong số đó, 54,551 người đã được sắp xếp định cư ở Đà Lạt và Lâm
Đồng. Cho đến 1975, toàn bộ dân số khu vực Tây Nguyên ước chừng khoảng
1.2 triệu dân với đa phần là dân bản địa chiếm khoảng 70%. Chính sách
của VNCH sau khi sáp nhập Hoàng Triều Cương Thổ vào Trung phần, gọi là
Cao nguyên trung phần (hay Tây Nguyên) chú trọng xây dựng hạ tầng kinh
tế xã hội, gia tăng quyền lực hành chính.
Song đối với các dân tộc bản địa, chính quyền VNCH hết sức tôn trọng
văn hóa, tập tục, hỗ trợ kinh tế, hướng dẫn nghề nghiệp, kỹ thuật lâm
nghiệp để họ có đời sống tốt hơn. Mối quan hệ giữa chính quyền, người
Kinh nhập cư và các dân tộc bản địa được ghi nhận là tốt đẹp và hòa hảo.
Mặc dù vậy, việc sát nhập Hoàng Triều Cương Thổ và loại bỏ cơ chế tự
trị của vùng đất này của Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng đã tạo cớ để cho
những mâu thuẫn với người Thượng phát sinh. Điều này đã đem tới cơ hội
để những người cộng sản khai thác và lợi dụng triệt để.
Tây Nguyên sau 1975
Sau 1975, nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện chính sách di dân cưỡng
bức một lượng lớn dân cư thành phố là những gia đình sỹ quan, viên chức
làm việc trong chính quyền cũ tập trung vào các “vùng kinh tế mới” mà
thực chất là những nơi rừng thiêng nước độc, không có hạ tầng để khai
hoang và dọn dẹp bom mìn sau chiến tranh. Một lượng lớn dân nghèo nông
thôn từ miền Bắc với đa số sắc dân ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Phú Thọ, Hà Tây… cũng được khuyến khích vào làm việc trong các lâm
trường quốc doanh theo chương trình phát triển kinh tế mới, nhằm giảm
sức ép dân số ở miền Bắc và tăng nguồn lao động cho Tây Nguyên.
Theo thống kê, Tây Nguyên là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất cả
nước. Việc tăng dân số chủ yếu là tăng dân số cơ học bởi nhập cư trong
đó có hai nguồn là nhập cư theo kế hoạch và nhập cư tự do. Chỉ riêng
tỉnh Đắk Lắk, từ 1976 đến 2005, đã có 56,490 hộ nhập cư theo diện tự do
với 289,688 nhân khẩu.
Dân số Tây Nguyên tính đến 2012 đã đạt khoảng 5.379 triệu dân, gấp
4.5 lần so với 1976. Tỷ lệ nhập cư tự do của toàn vùng trong bốn thập
niên sau chiến tranh giao động 54% – 60% mức tăng dân số và xu hướng này
ngày một cao hơn.
Việc nhập cư ồ ạt thiếu kiểm soát, thiếu chính sách phát triển kinh
tế xã hội một cách khoa học, căn cơ đã gây ra vô vàn các hệ lụy. Chỉ
trong hơn bốn thập niên, hơn 80% rừng nguyên sinh ở Tây Nguyên trên thực
tế đã biến mất và bị chuyển đổi thành rừng trồng cây công nghiệp, cây
lấy gỗ làm nguyên liệu, sắn và các loại lương thực ngắn ngày. Rừng
nguyên sinh về cơ bản đã không còn. Cùng với việc phát triển thủy điện ồ
ạt, đô thị hóa nhanh cũng góp phần tàn phá môi trường gây ra tình trạng
suy thoái tài nguyên đất trên diện rộng và nguồn nước ngầm sụt giảm về
lâu dài sẽ gây ra thảm họa sinh thái trong tương lai không xa.
Năm 2004, một khảo sát về dân số và xã hội cho thấy tỷ lệ người dân
tộc bản địa chỉ còn khoảng 25% dân số Tây Nguyên (so với tỷ lệ 70% trước
1975) và là những đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi các chính sách đất
đai và hộ khẩu của nhà cầm quyền. Từ vị trí là chủ nhân của Tây Nguyên,
những dân tộc bản địa này đã trở thành sắc dân “thiểu số”. Mặc dù của
nhà cầm quyền luôn nói quan tâm tới đời sống cho các dân tộc thiểu số và
54 dân tộc anh em đều bình đẳng. Tuy nhiên, thực tế và chính sách thì
cả một vực thẳm.
Xung đột về văn hóa và bị tước đoạt sinh kế và nguồn lợi
Nhà nghiên cứu dân tộc học người Pháp Jacques Dournes khi nghiên cứu về văn hóa những dân tộc Tây Nguyên có viết “Nền văn minh Jrai là một nền văn minh thảo mộc”. Nhà văn Nguyên Ngọc nói “Người Kinh thấy rừng là thấy gỗ, người Thượng thấy rừng là thấy Mẹ, thấy cội nguồn sự sống”.
Không chỉ là văn minh Jrai, cả nền văn minh Tây Nguyên là nền văn
minh thảo mộc, có nghĩa là Rừng. Văn hóa bản địa gắn liền với rừng đại
ngàn. Những dân tộc Tây nguyên có đức tin riêng biệt, có văn hóa và đời
sống vật chất, tâm linh gắn liền với Rừng Tây Nguyên. Từ ngàn đời nay,
người Thượng sống trong những tán rừng nguyên sinh và họ coi Rừng là Mẹ.
Họ không phá rừng để xây biệt phủ bằng gỗ quí như ông tướng công an
Trần Kỳ Rơi hay tất cả các quan chức cộng sản người Kinh khác. Họ không
bao giờ lấy từ rừng nhiều hơn cái cần thiết cho nhu cầu tối thiểu, gỗ
chỉ đủ dựng một căn nhà đơn sơ, thú chỉ đủ cho sinh tồn.
Người Thượng Tây Nguyên khi chặt một cây rừng, họ làm lễ xin Thần
linh và tạ lỗi với cây rừng vì đã làm đau rừng. Đó là thứ Đạo Đức của Tự
Nhiên – điều hoàn toàn xa lạ với những người Kinh và các sắc dân nhập
cư sau 1975. Sự khác biệt đến đối lập trong cách nhìn nhận và ứng xử với
Thiên Nhiên, mà ở đây là Rừng, giữa người Kinh và Thượng đã là một mâu
thuẫn ghê gớm.
Nhiều người cho rằng người Thượng Tây Nguyên với tập tục đốt nương
làm rẫy gây nên nạn phá rừng. Điều này là một nhận thức sai và mang tính
qui chụp. Bởi lẽ, người Thượng chỉ đốt rẫy làm nương trong một vùng bao
trùm hoàn toàn bởi rừng nguyên sinh. Bốn mặt là rừng nguyên sinh. Họ
coi đó là mượn Mẹ Thiên Nhiên một mảnh đất và sẽ trả lại sau vài vụ mùa.
Những ai từng sống ở rừng nguyên sinh Tây Nguyên sẽ thấy rừng phục hồi
rất nhanh và rất mạnh. Một mảnh rẫy như thế sau vài vụ mùa được trả lại
Mẹ Thiên Nhiên sẽ tái sinh rất nhanh. Người Thượng không chiếm hữu nương
rẫy, họ chỉ mượn của Rừng một thời gian và trả lại Rừng sau đó.
Nhưng điều này đã không còn nữa. Khi người Kinh xuất hiện, họ đã chặt
phá phần lớn rừng nguyên sinh Tây Nguyên và thay thế bằng những cánh
rừng trồng cây công nghiệp, họ chiếm hữu nương rẫy, đất đai và đẩy những
người dân tộc thiểu số Tây Nguyên ra khỏi nguồn sống của họ từ ngàn đời
nay. Phương thức canh tác độc canh và các hoạt động khai thác tận diệt,
phát triển thủy điện bừa bãi và quá trình đô thị hóa của người Kinh đã
thay đổi hệ sinh thái Tây Nguyên hoàn toàn. Những cánh rừng nguyên sinh
giờ chỉ còn trong ký ức. Rừng nguyên sinh không còn, nương rẫy không
còn, những sắc dân thiểu số Tây Nguyên bị đẩy tới chỗ vong bản về văn
hóa, cùng kiệt về kế sinh nhai.
Sau 1975, toàn bộ tài nguyên đất, rừng Tây Nguyên được quốc hữu hóa
để hình thành các đơn vị kinh tế lớn. Ban đầu là các binh đoàn quân đội
làm kinh tế, tiếp theo là các liên hiệp xí nghiệp nông lâm công nghiệp,
sau đó là các nông trường, lâm trường thuộc trung ương hay tỉnh quản lý.
Đến năm 1988, chỉ tính các đơn vị trung ương trên tỉnh Gia Lai-Kontum
có tất cả 15 nông trường quản lý 50,000 hecta đất và 41 lâm trường quản
lý 862,000 hecta rừng. Nếu tính cả các nông lâm trường của Binh đoàn 15
và của tỉnh, huyện… các loại là 1,500,000 hecta, chiếm gần 60% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh.
Cuối thập niên 1980 việc phá rừng tràn lan và tình trạng các nông lâm
trường quốc doanh làm ăn bết bát, Nhà nước cộng sản Việt Nam đã chủ
trương thu hẹp diện tích quản lý của các chủ thể nhà nước nhưng các nông
lâm trường này vẫn quản lý phần lớn tài nguyên đất rừng của Tây Nguyên.
Theo Bộ Tài nguyên Môi trường, đến năm 2012, số hộ gia đình, cá nhân
được giao đất lâm nghiệp chỉ chiếm 1.5% tổng số hộ nông nghiệp với tổng
diện tích được giao chỉ chiếm 2.55% diện tích đất lâm nghiệp.
Đối với cộng đồng dân cư buôn làng, chỉ có 2.1% số buôn làng dân tộc
tại chỗ được giao đất lâm nghiệp với diện tích được giao chỉ bằng 0.96%
diện tích đất lâm nghiệp của vùng. Như vậy, từ vị trí chủ nhân của cao
nguyên đại ngàn, người Thượng Tây Nguyên bị tước đoạt gần như toàn bộ
quyền sở hữu đất và rừng. Trên thực tế, phần diện tích mà họ được giao
phần lớn là đất rừng nghèo kiệt, rừng tre nứa và nền đất dốc rất khó để
canh tác. Thiếu đất canh tác trở thành một hiện tượng phổ biến đối với
nhóm dân tộc Tây Nguyên.
Theo số liệu điều tra của Viện Dân tộc học, trước năm 2000, trong năm
tỉnh Tây Nguyên, Dak Lak là tỉnh mà tình trạng thiếu đất canh tác
nghiêm trọng hơn cả. Năm 1997, khi điều tra tại 29 xã, 81 buôn của người
dân tộc tại chỗ, kết quả cho thấy:
Chỉ có 7/29 xã và 15/81 buôn có đủ đất canh tác; 9/29 xã và 17/81
buôn thiếu 1/3 đất canh tác; 6/29 xã và 28/81 buôn thiếu ½ đất canh tác;
7/29 xã và 21/81 buôn thiếu 2/3 đất canh tác (Vũ Đình Lợi, 2000).
Đói nghèo khiến các buôn làng Tây Nguyên tan rã nhanh hơn bất cứ sự
đàn áp nào. Chính vì lý do đó, người Thượng đã phải khai phá và xâm canh
những cánh rừng ở xa, chiếm lại đất của các nông lâm trường nơi mà
trước đây là rừng, là nương rẫy của họ. Tình trạng tái chiếm, thu hồi,
xung đột bởi đất đai đã nhức nhối từ lâu khi bắt đầu chính sách quốc hữu
hóa toàn bộ đất và rừng Tây Nguyên để giao cho các nông lâm trường quốc
doanh từ sau 1975. Người dân tộc tại chỗ không có đất canh tác, không
có sinh kế, bị bức tới “bần cùng sinh đạo tặc”.
Năm 2000, nhóm nghiên cứu gồm Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng đã đưa ra một cảnh báo trong “Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên”
mà nếu như nhà cầm quyền thực sự nghiêm túc tiếp thu thì đã không có
những xung đột đẫm máu trường hợp người nông dân cầm súng Đặng Văn Hiến
hay ở cuộc bạo loạn ngày 11 Tháng Sáu ở hai xã Ea Ktur, Ea Tiêu, huyện
Cư Kuin, Dak Lak vừa qua.
Xin trích lại nguyên văn lời cảnh báo xác đáng của nhóm nghiên cứu này:
… Sẽ không quá sớm khi đưa ra lời
cảnh báo rằng nếu không kịp thời có giải pháp khắc phục những khuyết
điểm của quá trình khai thác và sử dụng đất đai thì “vấn đề dân tộc” sẽ
rất có thể phát sinh trong thực tế nay mai ở Tây Nguyên, chí ít là mất
ổn định, nghiêm trọng là đổ máu, với sự can thiệp vừa kín đáo, vừa trắng
trợn của kẻ thù dưới chiêu bài bảo vệ người dân tộc, bảo vệ quyền tự do
tôn giáo. Một khi vấn đề dân tộc và tôn giáo quyện vào nhau thì nguy cơ
tới thật khó lường…
Xung đột vì phân biệt đối xử và thù hận do yếu tố lịch sử
Có thể nói, phương thức quản lý rừng và đất đai ở Tây Nguyên hiện nay
vô cùng phi lý, bất công và kém hiệu quả. Tính đến 31 Tháng Mười Hai
2012, việc giao đất rừng cho hộ gia đình cá nhân và cộng đồng Tây Nguyên
chỉ đạt 3.51% diện tích đất lâm nghiệp. Trong khi đó, con số tương ứng
của cả nước là 28.69%.
Vấn đề phân phối, giao đất cũng rất nhiều tiêu cực. Theo số liệu năm
2012, trong 1,205,047 hộ được giao đất có đến 338,424 hộ/cá thể không
phải là hộ nông lâm ngư nghiệp nhưng vẫn được giao đất sản xuất. Đa phần
trong số này là người Kinh và những người làm trong bộ máy công quyền.
Những cánh rừng màu mỡ nhất, những thửa đất, rừng, mặt hồ, sông đẹp nhất
thì đều là của người Kinh và cán bộ. Tình trạng vi phạm về quản lý đất
đai trên Tây Nguyên là vô cùng phức tạp và nhức nhối khi lợi tức từ đồn
điền và giá đất nông nghiệp tăng phi mã khoảng 15 năm trở lại đây.
______________
Trên thực tế, người dân tộc bản địa bị tước đoạt sinh kế, bị tách
khỏi rừng là môi sinh và cội nguồn của họ. Họ bị gạt ra ngoài các chính
sách hỗ trợ mà đáng nhẽ ra các dân tộc thiểu số phải được quan tâm như
giáo dục, y tế…
Thật khó tin khi có tới 35.17% người dân tộc tại chỗ
không được đến trường, mù chữ. Những con số bi thảm này của Tổng cục
thống kê cung cấp kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã cho
thấy mức độ “quan tâm” của đảng và nhà nước Việt Nam như thế nào trong
hơn 40 năm qua!
Để sinh tồn, cộng đồng người Thượng Tây Nguyên từ vai trò chủ nhân
ông của Tây Nguyên đại ngàn trong một quá khứ không xa lắm, nay đã trở
thành những dân tộc vong bản về văn hóa, chấp nhập các công việc tay
chân hạ bạc cho người Kinh nhập cư – những người đã rất nhanh chóng
chiếm hữu được phần lớn tài nguyên đất và rừng Tây Nguyên. Tại sao lại
có sự bất công đến thế?
Điều này có thể liên quan đến trong giai đoạn chiến tranh, các người
Thượng Tây Nguyên đã tham gia lực lượng quân đội VNCH và họ trở thành
những chiến binh quả cảm, chống Cộng hăng hái nhất. Thiệt hại mà các lực
lượng người Thượng gây ra cho bộ đội Bắc Việt là rất lớn. Đã có nhiều
cuộc trả thù đẫm máu do bộ đội Bắc Việt tấn công vào các cộng đồng người
Thượng như vụ thảm sát tại Đắc Sơn năm 1967 khi hai tiểu đoàn bộ đội đã
giết hại 252 người Thượng. Nạn nhân đa số là phụ nữ và trẻ em.
Ngay cả khi hòa bình lập lại, chính sách hà khắc tiếp tục được thi
hành và như trên tôi phân tích ở phần trên, Hà Nội đã thực hiện một cách
hệ thống việc triệt hạ sinh kế, không gian sống và văn hóa của các dân
tộc bản địa ở Tây Nguyên bằng các chính sách hạn chế sự tiếp cận tài
nguyên đất và rừng của người Thượng.
“Con giun xéo lắm cũng quằn” là một phản ứng sinh tồn tự nhiên và
không có gì lạ khi đã có rất nhiều cuộc nổi dậy của người Thượng mà
truyền thông nhà nước không bao giờ đưa tin một cách khách quan, trung
thực. Năm 1999, “nhà nước Degar” được thành lập. Sự kiện này đã tạo ra
“cơ hội vàng” cho những sỹ quan công an thăng tiến thần tốc lên đỉnh cao
danh vọng bằng các “thành tích” trấn áp sắc dân thiểu số Tây Nguyên mà
phải kể đến cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang và cựu Chủ tịch Hà Nội
Nguyễn Đức Chung.
Xung đột về tôn giáo và tín ngưỡng
Người Thượng Tây Nguyên có đức tin riêng, họ tin vào Giàng và những
thần linh Tự Nhiên ẩn trú trong những khu rừng nguyên sinh. Văn hóa thảo
mộc của người Thượng gắn liền với Rừng và Rừng cung cấp nguồn sống cho
họ. Bị tách khỏi rừng, những cộng đồng dân tộc Tây Nguyên đang vong bản
về văn hóa và dần dần tiêu biến giống như sắc dân Mon Khmer, Chiêm Thành
trong quá khứ.
Bên cạnh tín ngưỡng có từ ngàn đời nay, người Thượng còn là những con
chiên sùng kính Đức Chúa Trời. Thiên chúa giáo đã du nhập vào Tây
Nguyên theo bước chân của các nhà truyền đạo Tây Phương trước khi người
Pháp khai đặt hệ thống quyền lực hành chính ở vùng đất này. Đạo Tin Lành
du nhập vào Tây Nguyên từ cuối những năm 20, 30 của thế kỷ trước cùng
với Phật giáo Hòa Hảo. Từ đầu những năm 1990 trở đi, đạo Tin Lành phục
hồi và phát triển nhanh trong nhiều vùng người Thượng Tây Nguyên. Đến
Tháng Mười Hai 2020, số lượng tín đồ đạo Tin Lành ở năm tỉnh Tây Nguyên
là 529,410 người, trong đó tín đồ là người dân tộc thiểu số khoảng
511,450 người. Có thể thấy Tây Nguyên là nơi phong phú các tôn giáo cùng
tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, việc các tôn giáo như Tin Lành, Thiên Chúa giáo, Phật giáo
Hòa Hảo không nằm trong vòng kiểm soát của nhà cầm quyền Việt Nam phát
triển số lượng tín đồ đã khiến cho giới chức chính quyền cộng sản lo
ngại.
Các cuộc đàn áp tôn giáo được ghi nhận ở mức độ nghiêm trọng trong những năm gần đây đã khiến cho Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào “Danh sách theo dõi đặc biệt về quyền tự do tôn giáo”
vào ngày 4 Tháng Mười Hai 2022. Ngày 3 Tháng Năm 2023, thậm chí Hoa Kỳ
còn muốn đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia “đáng quan ngại về tự do tôn
giáo”.
Đó không phải chỉ là những lời cảnh báo suông. Việc bị đưa trở lại
vào danh sách các quốc gia đàn áp về tôn giáo, tự do báo chí và vi phạm
nhân quyền sẽ khiến cho Việt Nam mất đi cơ hội tiếp cận những nguồn hỗ
trợ tài chính và đầu tư quốc tế quan trọng để chuyển đổi sang nguồn năng
lượng sạch và tiếp cận các công nghệ tiên tiến của Tây phương. Điều vô
cùng cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang suy thoái nghiêm
trọng.
Tuy vậy, quan sát cách hành xử của giới chức Việt Nam đối với những
nhà bất đồng chính kiến trong thời gian qua, cũng như việc gia tăng đàn
áp tôn giáo ở Tây Nguyên, tôi rất ngạc nhiên. Bởi dường như giới chức
cộng sản Việt Nam đang tự mâu thuẫn giữa mong muốn phát triển, hội nhập
với cái gọi là “an ninh quốc gia”.
Dường như, có một lực kéo rất mạnh đang muốn Việt Nam quay trở lại
bóng tối cô lập. Cuộc đàn áp và bố ráp nhóm người Thượng ở Dak Lak đang
trở nên hỗn loạn và đầy bạo lực. Tôi lo sợ rằng đây sẽ là điểm khởi đầu
cho một quá trình công an hóa và quân sự hóa tồi tệ bộ máy nhà nước vốn
đã hết sức chuyên chế và độc tài.
Kết luận
Với những phân tích và các kết quả nghiên cứu về xã hội, dân tộc,
lịch sử, văn hóa được viện dẫn trong bài viết này, người viết mong muốn
cung cấp cho các nhà lãnh đạo Việt Nam một cái nhìn toàn diện và khách
quan hơn về căn nguyên mâu thuẫn, bất ổn ở Tây Nguyên. Bạo lực không thể
và không bao giờ là giải pháp cho những sai lầm mà chính họ gây ra.
Những sắc dân “thiểu số” Tây Nguyên, cũng giống như người Kinh, cần phải
được đối xử công bằng, được tôn trọng. Họ cần có sinh kế, được học hành
và có nghề nghiệp. Chẳng nhẽ, những điều vô cùng giản dị đó là quá xa
vời ở chế độ “gấp vạn lần tư bản” hay sao?
Cuối cùng, để kết thúc bài phân tích tổng hợp này, tôi xin trích dẫn một đánh giá của nhà nghiên cứu Vương Xuân Tình:
“Trong lịch sử của các dân tộc tại
chỗ ở Tây Nguyên, chưa bao giờ vấn đề đất đai lại nóng bỏng như hiện
nay… Trong đó, tính không phù hợp của chính sách đất đai của Nhà nước
với truyền thống sở hữu cộng đồng của các dân tộc tại chỗ được coi là
vấn đề xuyên suốt”.
Bộ Luật đất đai của Việt Nam đã qua rất nhiều lần sửa đổi, nhưng
những tồn tại, mẫu thuẫn về căn bản thì vẫn còn nguyên. Có chăng, chỉ là
những sửa đổi câu chữ, “vẽ rắn thêm chân”. Và ông Tổng bí thư đảng
Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định “quyền sử dụng đất không phải quyền sở
hữu”. Cái mệnh đề quái gở “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước là
đại diện chủ sở hữu” vẫn tồn tại như một lá bùa ma quỉ khiến cho đất
nước không thể nào thay đổi, những mâu thuẫn, bất công, tệ nạn ngày càng
nhức nhối, chồng chất oán hận của người dân Tây Nguyên nói riêng và
khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam đang rên xiết tiếng kêu than.
Báo
VnExpress sáng 11/6, dẫn thông tin báo cáo từ Công an tỉnh Đắk Lăk cho
biết lúc 0 giờ 35 phút ngày 11 Tháng Sáu, khoảng 10 người mặc đồ rằn ri,
đi xe máy đến trụ sở Uỷ ban và Công an xã Ea Tiêu sát hại hai công an,
sau đó ra ngã ba Ea Sim, Quốc lộ 27, chặn ôtô bán tải và bắn chết tài
xế.
Cùng
lúc, một nhóm khác gồm 30 người đi hai xe Jeep và xe máy, tấn công trụ
sở UBND và Công an xã Ea Ktur. Những người này dùng súng và dao tấn công
một thiếu tá 42 tuổi, một đại uý 35 tuổi và hai thượng uý 21 và 29
tuổi. Bí thư xã, Chủ tịch xã và một thanh niên sau đó cũng bị bắn.
1/
Bước
đầu ghi nhận có bảy người tử vong trong đó có một người dân, ba người
khác bị thương. Báo chí lúc đó không nói rõ động cơ gây án của nhóm
người trên. Cái tin nóng hổi này sau đó bị gỡ xuống rồi dần dần các báo
khác lấy thông tin từ Bộ Công an, lặp lại gần như nguyên văn cũng như
thông tin thêm về sự truy tìm thủ phạm của lực lượng vũ trang. Kết quả
ban đầu cho biết có 45 nghi can bị bắt trong đó vài người bị bắt lầm, số
còn lại bị giam giữ để tiếp tục điều tra.
Đây
không phải là lần đầu tiên xảy ra bạo loạn tại Tây Nguyên. Vấn đề người
Thượng thiểu số chưa bao giờ lắng xuống kể từ khi họ nổi dậy đòi lại
đất đai trong hai năm 2001 và 2004. Những cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm
máu cũng như đẩy hàng ngàn người vượt biên sang Campuchia và sau đó sang
Thái Lan tỵ nạn. Cho tới giờ vẫn còn không ít người ở lại Thái chờ nước
thứ ba chấp nhận.
Nguồn
cội của người Thượng không chỉ bắt đầu từ việc bị mất đất mà trước đó
hàng trăm năm người bản địa trên vùng cao nguyên có một chặng dài lịch
sử đẫm máu và nước mắt. Thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã phát hiện Tây
Nguyên bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Dak lak, Dak Nông và Lâm Đồng là vùng
đất trù phú và đã bỏ công xây dựng những công trình phục vụ dân sinh
cũng như phát triển kinh tế. Khi vua Bảo Đại công bố chính sách Hoàng
Triều Cương Thổ vào năm 1950 với dụng ý xoa dịu tâm lý người bản địa thì
Việt Minh đã đi trước một bước vào năm 1945, hứa hẹn cho phép người bản
địa tự trị sau khi đất nước thống nhất.
Không
chấp nhận chính sách Hoàng Triều Cương Thổ, chính phủ Ngô Đình Diệm đã
yêu cầu bãi bỏ nó sau đó những hứa hẹn của ông Diệm đối với những nhân
sĩ người Thượng bị phớt lờ. Mọi vị trí cao nhất trong khu vực Tây Nguyên
đều do người Việt nắm giữ, tệ hơn nữa, hàng chục ngàn người Bắc di cư
trong năm 1954 được mang lên Tây Nguyên bắt đầu phá rẫy, làm vườn đẩy
người bản địa vào sâu trong rừng rậm. Người Thượng bất mãn ra mặt chống
lại chính quyền cả miền Nam lẫn miền Bắc và phong trào FULRO ra đời sau
đó, khi chính quyền ông Diệm sụp đổ và Mỹ bắt đầu tham chiến tại Việt
Nam từ năm 1965.
FULRO
được chính phủ Sihanouk đỡ đầu và vận động quốc tế rất hiệu quả nhằm
tiến tới tự trị. Lực lượng này kéo về Việt Nam và cuộc chiến tranh giữa
FULRO và VNCH dằng dai cho đến năm 1969 thì hai bên thỏa thuận hợp tác
để chung sống hòa bình. Người Thượng gia nhập quân đội và trở thành một
phần sức mạnh của quân đội VNCH. Từ năm 1969 tới năm 1975 người Thượng
sống trong hòa bình và gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp. Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu giữ lời hứa ban đầu và tích cực tổ chức đời sống cho người Thượng trong nhiều mặt: Kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị.
Năm
1972, biết trước việc sẽ rút ra khỏi Việt Nam, Mỹ đã vận động thành lập
lực lượng FULRO DEGA nhằm chuẩn bị cho hậu chiến. FULRO DEGA có hơn 10
ngàn người tập trung từ lính Thượng trong quân đội VNCH cũng như tuyển
mộ thêm thanh niên Thượng tại nhiều tỉnh Tây Nguyên. Tháng Sáu 1975 sau
khi chiếm được toàn bộ miền Nam cũng là lúc chính quyền Cộng sản tính
toán với lực lượng DEGA. Một trận càn quét quy mô nổ ra gần như xóa sổ
mọi đơn vị của DEGA, hơn hai ngàn lính Thượng chạy sang Campuchia và sau
đó buông vũ khí làm người tị nạn.
2/Giải
quyết được mầm mống phản loạn nhưng số đồng bào Thượng bản địa vẫn còn
rất lớn tại các tỉnh Dak Lak, Gia Lai, Ban Mê Thuộc, Kon Tum… buộc chính
quyền mới phải chú ý giải quyết, thế nhưng theo nhà văn Nguyên Ngọc,
người quan tâm sát sao vấn đề Tây Nguyên cho biết:
“Nhà
nước chủ trương xây dựng Tây Nguyên thành một địa bàn vững chắc về an
ninh và quốc phòng cũng như thành một vùng trọng điểm kinh tế của cả
nước.
Để
thực hiện chủ trương chiến lược đó, đã: Tăng cường lực lượng lao động
lớn cho Tây Nguyên bằng cách tiến hành một cuộc đại di dân chưa từng có,
chủ yếu từ đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ
lên Tây Nguyên…
Tổ
chức toàn bộ Tây Nguyên thành các đơn vị kinh tế lớn… Toàn bộ đất và
rừng ở Tây Nguyên được quốc hữu hoá, được lấy giao cho các binh đoàn làm
kinh tế, các LHXNLCN, các nông trường, lâm trường, và giao cho dân di
cư từ đồng bằng lên. Người bản địa chỉ còn phần đất thổ cư và một ít đất
làm rẫy.”
Kết
quả của chủ trương này là đẩy người dân bản địa vào sâu trong rừng còn
đất đai mà họ khẩn hoang trước đây vào tay cán bộ hay người dân từ Nghệ
An, Thanh Hóa, Hải Phòng… kéo nhau vào lấn chiếm và được chính quyền địa
phương làm ngơ khuyến khích.
Bên
cạnh vấn đề đất đai là vấn đề tôn giáo. Từ giữa thế kỷ 16 người Thượng
vốn được các tu sĩ Thiên Chúa truyền đạo rất sớm và đạo Công giáo bén rễ
trong các buôn làng người Thượng lâu đời. Sau khi Tự Đức lùng diệt đạo
Công giáo người Thượng bị bắt bị giết rất nhiều nhưng đạo Công giáo vẫn
bén sâu vào cộng đồng này.
Sau
năm 1975, giống như các cộng đồng khác, tôn giáo bị chính quyền mới dị
ứng và các cuộc bách hại, ngăn cấm việc hành đạo liên tục xảy ra khiến
thế giới phải lên tiếng và hàng ngàn người Thượng bỏ sang Thái Lan tị
nạn cũng từ vấn đề đàn áp tôn giáo này.
Có
người cho rằng sở dĩ người Thượng bị bách hại tôn giáo do chính quyền
muốn đẩy họ ra khỏi nước hầu khỏi đối phó với những âm mưu chính trị từ
bên ngoài, nhất là vấn đề tự trị. Thật ra nếu quan sát kỹ hiện tượng bạc
đãi người Thượng nói riêng và những dân tộc bản địa khác nói chung xuất
phát từ lo sợ của lịch sử.
Người
Thượng nằm giữa những tranh chấp, lôi kéo của hai chế độ tự do và cộng
sản qua nhiều thời kỳ đã tạo ra tư duy chính quyền nào cũng xem họ là
thành phần tuy dễ lợi dụng nhưng lại khó quản lý trong lâu dài. Ám ảnh
họ sẽ đòi tự trị khiến chính quyền cố đẩy họ ra càng xa càng tốt. Càng
xa thì mối lo bạo loạn càng ít, từ đó chính sách đồng hóa đất đai của họ
thành của người Kinh đã khiến cho vụ giết cán bộ công an xảy ra vào hôm
11 Tháng Sáu.
3/Thật
ra vấn đề người bản địa không phải chỉ Việt Nam mới có mà cả thế giới
nước nào cũng phải đối phó với vấn đề này. Cụ thể là Mỹ, ai cũng biết
miếng đất mà người Mỹ đang sống thuộc sở hữu của người da đỏ và máu của
người bản địa đã tô đỏ cho màu cờ nước Mỹ. Những trang sử người bản địa
của nước Mỹ làm cả thế giới kinh hồn nhưng cũng chính nước Mỹ đã tạo nên
sức sống thật sự cho người da đỏ cho tới ngày nay bởi những chính sách
đúng đắn và hiệu quả.
Việc
đầu tiên nhằm ổn định vấn đề đất đai: Để ngăn chặn việc mất đất của
người Mỹ bản địa, chính phủ liên bang đã chấm dứt chính sách phân bổ vào
năm 1934 và kéo dài thời hạn ủy thác vô thời hạn.
Chính
sách của chính phủ liên bang đối với người da đỏ đã thay đổi vào cuối
những năm 1880 từ việc tái định cư, sang đồng hóa họ với lý tưởng của
người Mỹ. Người da đỏ được trao đất để đổi lấy việc từ bỏ bộ lạc, quần
áo truyền thống và lối sống của họ. Một phần quan trọng của nỗ lực đồng
hóa là cải cách ruộng đất.
Chính
sách Ưu tiên cho người Da đỏ là một công cụ được sử dụng bởi Cục Các
vấn đề về Người Da đỏ (BIA) thuộc Bộ Nội vụ Hoa Kỳ (DOI) và Dịch vụ Y tế
dành cho Người Da đỏ (IHS) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ
(HHS) và được ủy quyền của Quốc hội.
Năm 1972 Đạo luật Giáo dục người Mỹ bản địa tài
trợ cho các chương trình sinh viên. Đạo luật này cho phép thành lập Văn
phòng Giáo dục Người Da Đỏ và Hội đồng Tư vấn Quốc gia về Giáo dục
Người Da Đỏ, đồng thời cung cấp quỹ liên bang cho giáo dục Người Mỹ Da
Đỏ và Người Bản Địa Alaska ở tất cả các cấp lớp.
Người
Mỹ không sợ vấn đề tự trị, họ chỉ sợ người da đỏ (được chính thức gọi
trong tất cả các văn kiện là American Native) lang thang, cơ nhỡ và suy
sụp tinh thần sẽ khiến cho dân chúng Mỹ nổi dậy chống đối, vì vậy mọi
công dân bản địa đều được đối xử ưu tiên như với những cựu chiến binh
của Mỹ.
*****
Việt
Nam đã qua khỏi thời kỳ lo sợ nhưng vẫn tiếp tục đối phó với người
Thượng bản địa như cách đây 50 năm là bất cập. Vấn đề này sẽ mãi kéo dài
và làm quốc tế nhìn Việt Nam dưới ánh mắt kỳ thị vì sự vô nhân đạo nào
cũng không thể biện minh. Nguồn đất mang cung cấp cho một số thành phần
ưu tiên hôm nay sẽ là hậu họa về lâu dài. Không chú trọng việc giáo dục
thỏa đáng cho đồng bào bản địa trên cả nước là mầm mống tai họa cho
tương lai vì một cái đầu rỗng sẽ dễ bị tuyên truyền nhưng cũng sẽ là
gánh nặng cho đất nước.
Hãy
để người bản địa chia sẻ niềm tin vào Thượng đế, có như thế mọi câu nói
nhằm tuyên truyền sẽ không cần thiết vì họ nhìn thấy lương tâm của nhà
nước qua tiếng chuông nhà thờ, tiếng mõ cứu độ chứ không phải bằng tờ
truyền đơn kêu gọi đoàn kết Kinh Thượng một nhà.