Saturday, April 23, 2016

Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?

Một số hình ảnh được chia sẻ gần đây sẽ tiết lộ cho bạn biết bên trong những trung tâm dữ liệu tối tân nhất của Google có gì.

Mỗi lần sử dụng dịch vụ của Google, thiết bị của bạn sẽ kết nối đến một trong những trung tâm dữ liệu lớn nhất hành tinh. Google đặc biệt giữ bí mật về những trung tâm này. Tuy nhiên, một số hình ảnh được chia sẻ trên mạng gần đây sẽ tiết lộ cho bạn biết bên trong những trung tâm dữ liệu tối tân nhất của Google có gì.

1. Google có tổng cộng 14 trung tâm dữ liệu khổng lồ trên toàn cầu. Các trung tâm đặt tại Hòa Lan, Singapore, Chí Lợi... Ảnh dưới đây là một trung tâm tại Phần Lan.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
2. Các trung tâm dữ liệu là nơi cung cấp tất cả các dịch vụ của Google. Vì vậy, chúng phải hoạt động 24/24.
3. Thoạt nhìn, đây chẳng khác nào những văn phòng bình thường của Google...
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
4... nhưng nếu đi ra phía sau, bạn sẽ thấy hệ thống kệ và giá đỡ khổng lồ cho các máy chủ.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
5. Những máy chủ này xử lý tất cả mọi tác vụ: hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày, lưu trữ video trên Youtube, bảo vệ email của bạn khỏi virus...
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
6. Google nói rằng mạng Fiber optic Cable (cáp quang) họ sử dụng ở đây nhanh hơn các kết nối gia đình thông thường 200.000 lần.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
7. Đây là lối đi phía sau các dãy máy chủ. Hàng trăm quạt tản nhiệt được lắp đặt. Hệ thống đèn hiển thị trạng thái của các máy.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
8. Google tùy biến các máy chủ của họ sao cho chúng gọn gàng và đạt hiệu suất cao nhất.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
9. Để đảm bảo cho sự truy cập nhanh nhất từ người dùng, mỗi phần dữ liệu được lưu song song trên ít nhất hai máy chủ.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
10. Những dữ liệu quan trọng nhất được sao lưu thêm một bản tại hệ thống đặc biệt gọi là "Tape Library"
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
11. Đây là nơi các tệp sao lưu được lưu trữ. Với hệ thống cánh tay robot, mọi công việc đều được thực hiện tự động.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
12. Khi một tệp lưu trữ hỏng, ngay lập tức nó bị phá hủy bằng một cánh tay robot.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
13. Mike Barham, một kỹ thuật viên tại trung tâm dữ liệu Oregon. Anh đang sửa một bo mạch chủ bị hỏng. Nhưng khi nhận ra không thể sửa được chúng, anh sẽ phá vỡ chúng và chuyển thành nguyên liệu tái chế.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
14. Jeff Hajer, trợ lý giám đốc tại trung tâm Lenoir của Google, đang làm việc trong khu vực chế tạo .
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
15. Có rất nhiều điều thú vị ở Google. Phía trong trung tâm dữ liệu tại Phần Lan, phòng họp nằm ngay cạnh phòng tắm hơi.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
16. Đây là Jon Rogers một nhân viên tại trung tâm dữ liệu Bắc Carolina. Ông sử dụng một thiết bị đặc biệt để kiểm tra tình trạng của các đường ống ngay bên dưới sàn nhà.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
17. Roger Harris, một nhân viên Google, đang làm việc với các máy chủ trên kệ cao.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
18. Trạm điều khiển, nơi giám sát mọi hoạt động trong trung tâm dữ liệu. Đây là nơi nhận các cuộc gọi thông báo sự cố và điều phối các hoạt động sửa chữa.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
19. Tại cơ sở Nam Carolina, các bồn chứa nước có thể chứa tới 240.000 lít. Tất cả được sử dụng cho hệ thống làm mát của trung tâm dữ liệu.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
20. Những đường ống đầy màu sắc được sử dụng để dẫn nước cho hệ thống giảm nhiệt . Các nhân viên sử dụng xe G-Bike để di chuyển xung quanh trung tâm dữ liệu.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
21. Hơi nước thoát ra khỏi trung tâm dữ liệu của Google tại Oregon.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
22. Nhìn từ xa, đó thực sự là một khung cảnh đẹp.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
23. Để tiết kiệm nước, Google xây dựng hẳn một hồ trữ nước mưa tại trung tâm dữ liệu Nam Carolina.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
24. Trung tâm dữ liệu của Google tại Council Bluffs, Iowa. Thậm chí, có sự xuất hiện của cả một bầy hươu tại đây.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
25. Chiếc ăng-ten khổng lồ này là nơi phát tín hiệu chính cho dịch vụ truyền hình Fiber của Google.
Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?

Thursday, April 21, 2016

Xà Bông Cô Ba, hương xưa còn đây


Ông Trương Văn Bền là người Việt gốc Hoa, sinh ra tại Chợ Lớn vào cuối thế kỷ XIX, thuộc gia đình khá giả. Ông có điều kiện sang Pháp thường xuyên nhưng không theo học một trường chuyên nghiệp nào. Tham gia thương trường, là người linh lợi nhạy bén, ông Trương Văn Bền mau chóng trở thành thương gia nổi tiếng trong lĩnh vực xay xát lúa gạo, sản xuất dầu thực phẩm và dầu công nghiệp. Năm 1932, ông Trương Văn Bền lập xưởng sản xuất xà bông mang tên Xà Bông Việt Nam, trong đó có loại xà bông thơm lấy tên là Xà Bông Cô Ba.
Xà Bông Cô Ba ra đời đã mau chóng vượt hẳn xà bông thơm nhập cảng từ nước Pháp lúc đó. Người tiêu dùng nhận thấy chất lượng của Xà Bông Cô Ba không thua kém xà bông của Pháp, trong khi giá cả lại rẻ hơn nhiều. Chúng tôi còn nhớ, sau ngày di cư từ miền Bắc vào Sài Gòn, đi trên đường Quai de Cambodge (đường Hậu Giang sau này) nhìn thấy cơ sở bề thế của hãng xà bông Trương Văn Bền, đối diện chợ Kim Biên.
Hãng xà bông của ông Trương Văn Bền tạo uy tín vững vàng trong thương trường, được hầu hết người dân Sài Gòn-Chợ Lớn và các nơi ưa chuộng. Mặc dầu vậy, ông Trương Văn Bền vẫn không ngừng tìm hiểu và học hỏi thêm kinh nghiệm trong sản xuất xà bông qua những lần ông sang Pháp.
Xà Bông Cô Ba trở thành thân thuộc đối với người dân Sài Gòn và các nơi, kể cả các nước lân cận như Lào, Cambodia. Xà Bông Cô Ba còn xuất khẩu sang Hồng Kông và một một số nước thuộc địa của Pháp.
Ông Trương Văn Bền qua đời năm 1956, các con ông tiếp tục duy trì sản xuất của hãng xà bông Trương Văn Bền và các con, trong đó có xà bông thơm hiệu Cô Ba. Chúng tôi được biết, khi máy giặt được nhập cảng vào Việt Nam, bột giặt của hãng Xà Bông Trương Văn Bền và các con tức thời được sử dụng với máy giặt, có sức cạnh tranh ngang ngửa các loại bột giặt nhập cảng.
Nhắc nhớ tới Xà Bông Cô Ba, chúng tôi cũng nhớ lại một kỷ niệm khó quên: ngày đám tang ông Trương Văn Bền, trong năm 1956. Năm ấy người viết bài này mới 11 tuổi. Thổ Mộ Họ Trương tại đường Bình Thới, quận 11 là một khuôn viên khá rộng, tiếp giáp phía sau vườn của căn nhà chúng tôi cư ngụ. Ðám tang ông Trương Văn Bền rất lớn, những người trong ban tổ chức tang lễ mở rộng cửa khuôn viên Thổ Mộ Họ Trương cho mọi người vào. Ðông đảo cư dân ở đường Bình Thới và những đường lân cận thuộc quận 11 tới dự. Mọi người được mời dùng bánh và uống nước xá xị. Phải thấy là đám thiếu nhi chúng tôi mừng rỡ chừng nào, khi được ăn bánh và mỗi đứa được uống trọn một chai xá xị!
Thêm một chuyện nữa về Thổ Mộ Họ Trương ở đường Bình Thới, quận 11. Những năm trước 30 tháng 4, 1975, một người cháu của ông Trương Văn Bền từ Pháp trở về, cùng vợ là một phụ nữ Nga. Họ sinh sống tại ngôi nhà gỗ giữa khuôn viên thổ mộ. Ngôi nhà gỗ rộng lớn xinh đẹp trang nghiêm, thiết kế toàn bằng danh mộc. Mỗi sáng chúng tôi được ngắm người phụ nữ Nga xinh đẹp, rũ tóc sau khi gội đầu, ở ban-công phía trên cao của ngôi nhà. Một lần chúng tôi sang bên thổ mộ, làm quen người phụ nữ Nga này. Trong câu chuyện trao đổi bằng tiếng Pháp, bà người Nga tóc vàng ấy bảo: “Muốn sang Việt Nam sống một thời gian, để tìm hiểu và tận mắt nhìn thấy Cô Ba Sài Gòn!”
Sau ngày 30 tháng 4, chúng tôi không thấy vợ chồng người cháu ông Trương Văn Bền nữa, hình như họ trở lại Pháp. Bà con khu xóm Thổ Mộ Họ Trương cho biết, người cháu của ông Trương Văn Bền đã cho cải táng những phần mộ tại đây tới nơi khác, trong đó có mộ ông Trương Văn Bền; cầm cố trọn khu đất thổ mộ. Ngôi nhà gỗ biến mất sau đó, thay thế là những nhà cửa lô xô chen chúc hiện nay, tại nơi nguyên là Thổ Mộ Họ Trương.
Và cũng sau ngày 30 tháng 4, Xà Bông Cô Ba mất tích. Thời gian những năm đầu trong chế độ Cộng Sản, cả miền Nam đều dùng thứ xà bông cục xám xịt, vừa hôi vừa trơ trơ như gỗ đá. Tới lúc nhà nước “mở cửa thị trường” thì các loại xà bông, từ trong nước lẫn nước ngoài, ồ ạt xuất hiện. Thế nhưng chúng tôi không hề thấy Xà Bông Cô Ba, và nghĩ chẳng còn bao giờ gặp lại. Hóa ra không phải vậy.
Người bạn tặng mấy cục Xà Bông Cô Ba cho biết, sau 30 tháng 4, hãng xà bông của Trương Văn Bền và các con hoạt động dưới hình thức công tư hợp doanh. Tuy nhiên từ lúc đó tới nay, Xà Bông Cô Ba chỉ sản xuất và phân phối giới hạn, cầm chừng, vì gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các loại xà bông khác trên thị trường.
Xà Bông Cô Ba hiện thuộc nhóm sản phẩm của công ty thương mại Phương Ðông, cơ sở đặt tại số 40 đường Kim Biên, phường 13, quận 5.
 Nguyễn Ðạt/Người Việt

Wednesday, April 20, 2016

Bệnh Gan ở Mỹ Theo báo cáo của cơ quan US Food and Drug Adminitration​

Theo báo cáo của cơ quan FDA (US Food and Drug Adminitration) từ năm 2014 thì  20% Bệnh Gan ở Mỹ là do thuốc giãm cân tác hại, còn lại 80% là thuốc bổ nhập từ China (loại thuốc bổ này gồm : trừ mỡ xấu , bổ gan , trị ung thư , tăng cường sinh lực , trị lão hóa , trị đau khớp , làm đẹp DA , trừ ung bứu …)

USA -- Hiểm họa vô hình cho lá gan của bạn: thuốc giảm cân và thuốc trị bệnh Tim mạch và trị ung bứu. tất cả thuốc ngoài luồng đều nhập từ phân xưởng tại China. Khảo sát cho biết thuốc giảm cân là nguyên nhân cho 20% hồ sơ bệnh gan tại các bệnh viện Hoa Kỳ. Còn lại 80% là thuốc bổ Made in China
 
1.3443445953@web164704.mail.gq1.yahoo.com2.3443445953@web164704.mail.gq1.yahoo.com
3.3443445953@web164704.mail.gq1.yahoo.com 4.3443445953@web164704.mail.gq1.yahoo.com

Báo The New York Times có bài viết nghiên cứu về hiện tượng này, và cho thấy con số này là tăng từ 7% so với một thập niên trước, và con số này chỉ bao gồm những hồ sơ bệnh gan nặng nề nhất.

5.3443445953@web164704.mail.gq1.yahoo.com
Hiện thời dân Mỹ tiêu xài tới 32 tỷ đôla cho thuốc giảm cân mỗi năm, và trong khi các bác sĩ nói rằng đại đa số thuốc phụ trợ bổ túc (supplements) –đa số là làm từ China , rồi đem sang Hoaky đóng gói vào bao bì. Được các tay lang băm tung lên hệ thống truyền thông . Nào Tivi, Radio, nhật báo … Họ mời các tay quảng cáo lừng danh như các tay MC của các Trung tâm Entertainmnet, thế là người xem hay đọc đều tin tưởng là thần dược. Mua về uống thấy rất hưng phấn, nhưng thật Ra là do thành phần “ cortisone “kích thích trung tâm thần kinh. Nhưng về sau thì di hại đến gan, thận không thể trị được .
6.3443445953@web164704.mail.gq1.yahoo.com7.3443445953@web164704.mail.gq1.yahoo.com
 
8.3443445953@web164704.mail.gq1.yahoo.com
Tạo sự nhiễm độc gan lâu dài mà người tiêu thụ vô tình không biết. Khi biết thì quá trể để cứu gan. Với thuốc dược thảo được quảng cáo là tiêu mỡ, tăng lực, giảm cân và săn chắc bắp thịt, trị ung thư, làm đẹp DA… đang tới mức báo động.

Một bác sĩ nói, "Khi một sản phẩm được giám sát, bạn biết lợi ích và sự rủi ro, và bạn có thể có một quyết định với đủ thông tin về việc nên dùng thuốc đó hay không. Nhưng với thuốc phụ trợ bổ túc (supplements)... đó chỉ là một hộp đen đầy chất độc không được cơ quan FDA kiểm soát, khi bác sỉ khám chẩn thì quá trể mà thôi."
Thuốc nhập theo đang viên (từng thùng box, mỗi box hàng vạn viên nan thuốc) , rồi được vào chai plastic, dán nhãn tiêu dùng đọc rất hứng khời. Tạo người đọc một cảm giác như thần dược vừa được các phòng y dược sáng chế Ra tại Hoa kỳ.
Nhưng tất cả đều không có sự kiểm nhiệm của cơ quan U.S. FDA (tạm gọi là Bộ Y tế Hoa kỳ).
Hầu hết đều bán tại các tiệm của người Hoa tại địa phương, chớ không được bán tại các Pharmacy ( US Durg Stores) . Vì luật của Hoa kỳ, khi thuốc được bày bán tại các Pharmacy (US Drug Stores) thì sẽ bị kiểm soát bởi cơ quan US FDA đến khám xét thường xuyên, định kỳ. Những nhân viên bán thuốc tại các US Drug Stores đều phải thi đậu kỳ thi sát hạch về dược liệu, đó là chưa kể các Dược sỉ phải có bằng hành nghề chuyên môn.
Còn tại các tiệm thuốc Bắc, thì chỉ cần các bác sỉ học lực 6 tháng, nghành nghề châm cứu rồi kê toa thuốc bổ ngoài luồng cho thân chủ. Thật sự những bác sỉ 6 tháng ấy,  trình độ học vấn không đủ viết nổi một công thức hóa học về dược liệu.
Người Việt chúng ta hiện nay tại các địa phương có đông dân cư Việt, rất nhiều người bị viêm gan mà không biết. Khi khám bệnh thì được báo là ngày xưa có lẽ hút thuốc, hay uống nhiều rượu độc từ Việt nam … nay bị ảnh hưởng từ đó.
Thật sự họ đã bị thuốc bổ ngoài luồng bày bán nhan nhản tại các tiệm thuốc Bắc, hay từ các nơi châm cứu của các bác sỉ 6 tháng ấy.
Nếu những thần dược ấy trị bệnh như chai thuốc in ấn bên ngoài.. nào trị dứt ung thư, tăng cường sinh lực, làm đẹp DA, hồi sinh sức khỏe… thì chúng at sẽ thấy hàng nghìn bệnh nhân người Mỹ sẽ xếp hàng rồng rắn bên ngoài tiệm thuốc Bắc ấy mà mua uống từ lâu, khỏi đến phiên bạn từ Việt Nam định cư sang Hoa kỳ mà mua thuốc ấy …
Như vậy chẵng lẽ các bác sỉ học lực trên 7 năm tại đại học Y Khoa đều là những kẻ đáng vứt thùng rác, còn các bác sỉ 6 tháng trường rể cây, rể cỏ, châm cứu… thì tất cả đều là thần y hay chăng ?

Tuesday, April 19, 2016

CUỘC ĐỜI CỦA CA SĨ GIAO LINH



Cuộc sống nuôi 6 con chồng của một danh ca lẫy lừng Việt Nam

Danh ca Giao Linh kết hôn khá muộn với một người đàn ông từng có 3 đời vợ và 6 đứa con riêng.
Ca sĩ Giao Linh tên thật là Đỗ Thị Sinh. Bà sinh năm 1949 tại Sài Gòn trong một gia đình nghèo có bảy chị em. Mặc dù gia đình không có ai làm về nghệ thuật nhưng bà mê ca hát từ nhỏ và mẹ của bà vẫn lén mời thầy dạy nhạc cho con dù người cha không đồng ý.
Nghệ danh Giao Linh là do một người bạn thân đặt cho bà khi bà bày tỏ ước muốn ca hát của mình. Người bạn đó tin rằng, nghệ danh này sẽ đem lại nhiều may mắn cho cô bạn Đỗ Thị Sinh.
Có lần tôi được nghe ca sĩ Kim Anh hát. Tiếng hát của bà như có men rượu, như được "trưng cất" từ chính cuộc đời, từ những năm tháng bà chìm trong rượu và ma túy để quên đi nỗi đau thể xác.
Cảm nhận khi nghe Giao Linh hát cũng vậy. Dù muốn dù không thì dường như tiếng hát của "Nữ hoàng sầu muộn" đã vận vào cuộc đời bà.
Sự sắp xếp của định mệnh
Danh ca Giao Linh đam mê ca hát từ nhỏ. Nhưng chuyện bà đi hát, ngoài đam mê còn một lý do nữa đó là kiếm tiền vì nhà vừa nghèo lại đông anh chị em.
Ca sĩ Giao Linh là chị cả, dưới bà còn 6 người em và cuộc sống mưu sinh thì đều trông chờ vào gánh phở của mẹ.
16 tuổi, Giao Linh vừa làm nhân viên kiểm vé vừa biểu diễn văn nghệ ở Air Việt Nam. Vì chưa đến tuổi được làm căn cước nên cứ hàng tháng bà đều phải nhờ mẹ bảo lãnh giấy tờ và lãnh lương giùm.
Năm 1966, bà đại diện cho Air Việt Nam tham dự một chương trình văn nghệ và gặp nhạc sĩ Thu Hồ. Bà đã chủ động làm quen để có được buổi thu âm vào ngày hôm sau.
Buổi thử giọng thành công đã đem đến cho Giao Linh một hợp đồng thu đĩa độc quyền trong 3 năm với Continental.
Cuộc gặp định mệnh ấy đã làm thay đổi cuộc đời cô gái mang tên Đỗ Thị Sinh và cũng đánh dấu sự ra đời của nghệ danh Giao Linh từ đó.
Cuộc đời bà cứ trôi theo tiếng hát, trôi theo những lo toan cho gia đình. Hát miết, đến khi giật mình nhìn lại, danh tiếng, tiền bạc... mọi thứ Giao Linh đều không thiếu, chỉ thiếu một người đàn ông để nương tựa.
Những người đàn ông đến với Giao Linh ngày ấy không ai vui vẻ với trách nhiệm lo cho gia đình mà bà đang gánh trên vai. Vậy là bà không chọn họ.
Năm 1982, Giao Linh rời Việt Nam qua Canada đoàn tụ với gia đình. Tiệm phở Linh ở Toronto là nguồn thu nhập chính của cả nhà những năm tháng ấy vì Giao Linh không đi hát nữa.
Sau này, mỗi lần có người hỏi, bà đều bảo mình tin vào số phận, tin vào sự sắp xếp của số phận. Số phận đã sắp xếp cho Giao Linh kết hôn năm 1988 với một người bạn từ thời thanh mai trúc mã.
Nhưng người ấy đã từng có 3 đời vợ và đang nuôi 6 đứa con, còn Giao Linh cũng đã 37 tuổi.
danh ca, giao linh, chồng con, nghệ sĩ, ca sĩ, hải ngoại, việt nam

Giao Linh theo chồng về định cư ở San Jose, California, Hoa Kỳ. Bà bắt đầu đi hát lại và thu nhiều băng đĩa cho các trung tâm ca nhạc, trong đó có Trung tâm băng nhạc Giao Linh.
Đi ngược chiều gió để được bình yên
Ai cũng có niềm kiêu hãnh riêng của mình. Với nghệ sĩ, niềm kiêu hãnh đó còn lớn hơn gấp bội. Họ tự hào về nghề bao nhiêu, nổi tiếng bao nhiêu thì thường họ cũng sẽ kén chọn bạn đời bấy nhiêu.
Người bạn đời của họ hoặc tài giỏi, hoặc đẹp trai, hoặc giàu có, hoặc đầy đủ những yếu tố đó.
Nhưng ca sĩ Giao Linh dường như đi ngược lại với cái quy luật bất thành văn ấy. Bà chấp nhận lấy một người đàn ông đã 3 lần đò, thậm chí còn đang nuôi 6 đứa con.
Lúc đó nhiều người khuyên ngăn Giao Linh. Họ sợ bà khổ. Khổ vì con riêng của chồng là một lẽ. Họ còn sợ bà khổ vì chồng bà là người đàn ông hào hoa, có rất nhiều phụ nữ theo đuổi, ngay từ thời trai trẻ.
Nhưng bằng cả sự chân thành cho đi, bà yêu thương con chồng như con đẻ và lo lắng cho chồng bằng nghĩa của một người bạn và tình của một người vợ nên hạnh phúc cứ tự nhiên đến.
Hồi mới sống chung, chồng Giao Linh cũng hiểu hoàn cảnh phức tạp của mình nên ông đề nghị cả nhà sống thử cùng nhau 6 tháng. Nếu hai bên thấy hợp thì sống chung không thì... tính sau.
Nhưng chẳng cần phải đợi tính sau vì sau 6 tháng sống thử thì cả nhà quyến luyến nhau quá, chẳng ai muốn chuyển đi. Thậm chí, các con riêng của chồng còn "chịu khó" tâm sự với Giao Linh nhiều hơn với bố.
Ca sĩ Giao Linh kể rằng chồng bà là người rất yêu thương vợ và chăm sóc con cái. Với các con, ông có cách dạy rất hay. Tuần nào cũng họp mặt đủ các con để nói chuyện, bàn cái đúng, cái sai và chỉnh sửa.
Còn với Giao Linh, suốt mấy chục năm chung sống, ông lo cho bà từ bữa ăn, giấc ngủ, chia sẻ buồn vui trong cuộc sống như hai người bạn.
Chồng của Giao Linh tuy không hoạt động nghệ thuật nhưng rất yêu nghệ thuật, đặc biệt yêu tiếng hát của vợ. Thế nên, ông vừa làm chồng vừa đóng vai trò là... trợ lý cho vợ trong mỗi lẫn đi diễn.
Ngay chiếc áo dài, son phấn cũng đều do ông mua cho bà. Tới sân khấu nào ông cũng chu đáo nước uống cho vợ, lo những việc phụ và chụp hình. Ông luôn tự hào rằng mình chụp ảnh vợ rất đẹp.
danh ca, giao linh, chồng con, nghệ sĩ, ca sĩ, hải ngoại, việt nam

Số phận đã không cho bà một đứa con rứt ruột đẻ ra nhưng điều đó dường như chưa bao giờ làm vơi đi hạnh phúc, vơi đi tiếng cười trong ngôi nhà nhỏ của nữ danh ca khi cả 6 đứa con riêng của chồng đều yêu bà như yêu một người mẹ đẻ.
Khi các con có gia đình riêng, bận công việc lại gửi cháu về cho ông bà nuôi. Có đứa Giao Linh nuôi từ lúc hơn 2 tuổi đến 9 tuổi mới trả về cho bố mẹ chúng.
Và hàng đêm, trong câu chuyện của đôi vợ chồng già vẫn luôn đầy ắp niềm vui tiếng cười mỗi khi kể về các con, các cháu.
Có lẽ cuộc đời danh ca Giao Linh là trường hợp ứng với câu nói "có đức mặc sức mà ăn" là thế. Giao Linh đã cho đi quá nhiều và ông trời như cũng nhìn thấy điều đó nên trả lại cho bà danh tiếng và sự nghiệp lẫy lừng.
Dù không có con ruột nhưng bù lại, Giao Linh nhận được tình yêu thương trọn vẹn của những đứa con không máu mủ ruột thịt.
Chuyến Tàu Hoàng Hôn Giao Linh Mưa Đêm Ngoại Ô - Giao Linh

Thursday, April 14, 2016

Ngày ấy - bây giờ của những nữ danh ca Sài Gòn

Sau khi ra nước ngoài định cư, phần lớn ca sĩ trở về Việt Nam ca hát, có người ở lại hẳn quê nhà để tiếp tục hoạt động âm nhạc.  
ngay-ay-bay-gio-cua-nhung-nu-danh-ca-sai-gon
Thập niên 1950, Thái Thanh nổi tiếng ở Sài Gòn với nhạc tiền chiến, quê hương hay nhạc tình của các nhạc sĩ đương thời. Giọng ca của bà phủ sóng chương trình văn nghệ các đài phát thanh, truyền hình. Những năm 1970, Thái Thanh là giọng ca chủ lực của vũ trường "Đêm màu hồng". Bà cùng các anh chị em của mình là Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung, Khánh Ngọc, Phạm Duy lập nên ban Hợp ca Thăng Long nổi tiếng. Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, sinh năm 1934 tại Hà Nội. Năm 1985, ca sĩ theo gia đình qua Mỹ định cư. Tại hải ngoại, bà tiếp tục trình diễn và ghi âm CD. Thái Thanh giải nghệ năm 2002. Năm 2014, trong lễ mừng thọ 80 tuổi, danh ca hòa giọng cùng con gái Ý Lan trong các ca khúc "Nửa hồn thương đau", "Nụ tầm xuân", "Tình ca"...
ngay-ay-bay-gio-cua-nhung-nu-danh-ca-sai-gon-1
Ca sĩ Khánh Ngọc thành danh từ giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960 với những bản tình ca nước ngoài phổ lời Việt. Khánh Ngọc đi hát từ năm 12 tuổi tại Sài Gòn. Năm 13, 14 tuổi, bà đã được mời hát trong các đại nhạc hội Sài Gòn và các tỉnh thành miền Trung, sau đó gia nhập Hợp ca Thăng Long. Ngoài giọng hát, Khánh Ngọc còn nổi tiếng bởi nhan sắc rực rỡ và các vai diễn điện ảnh. Sau khi ly hôn với nhạc sĩ Phạm Đình Chương, năm 1961 Khánh Ngọc sang Mỹ học thêm về điện ảnh rồi kết hôn với một du học sinh Việt Nam. Bà tham gia vài bộ phim, sau đó dành thời gian chăm sóc ba người con. Hiện Khánh Ngọc sống với gia đình ở Los Angeles, Mỹ. Thỉnh thoảng nữ ca sĩ góp mặt trong những chương trình từ thiện tại hải ngoại. 
ngay-ay-bay-gio-cua-nhung-nu-danh-ca-sai-gon-2
Năm 1957, Bạch Yến nổi danh ở các sân khấu Sài Gòn khi là người đầu tiên chuyển ca khúc "Đêm đông" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương từ điệu Tango sang Slow Rock. Bạch Yến tên thật là Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. Bà đi hát từ năm 14 tuổi với các ca khúc nhạc Pháp lời Việt. Từ năm 1961, ca sĩ hoạt động âm nhạc tại Pháp và Mỹ. Năm 1978, ở tuổi 36, Bạch Yến kết hôn cùng con trai cố giáo sư Trần Văn Khê và sống cùng gia đình tại Pháp. Năm 2009, nữ ca sĩ lần đầu về Việt Nam biểu diễn tại phòng trà Văn Nghệ (nay là Tiếng Xưa), từ đó bà thường xuyên về nước hát tại nhiều phòng trà và các sự kiện âm nhạc. Năm 2014, Bạch Yến cùng lúc xuất hiện trong chương trình "Tình khúc vượt thời gian", đồng thời tổ chức liveshow mang tên "Đêm đông". Cuối năm 2015, bà thể hiện lời hát ru trong kịch "Bao giờ sông cạn" trên sân khấu Hoàng Thái Thanh. 
ngay-ay-bay-gio-cua-nhung-nu-danh-ca-sai-gon-3
Giọng hát Lệ Thu gắn liền sáng tác của các nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn, Trường Sa... vào những năm 1960 - 1970. Bà tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh năm 1943 tại Hải Phòng. Năm 1979, Lệ Thu sang Mỹ định cư. Từ đó đến nay, bà vẫn tích cực hoạt động âm nhạc. Năm 2007, Lệ Thu lần đầu về nước làm liveshow tại TP HCM. Từ đó đến nay, ngoài hát phòng trà, Lệ Thu làm thêm hai liveshow tại quê hương vào năm 2008 và 2014. Cuối năm 2015, ca sĩ tái ngộ khán giả Việt Nam trong đêm nhạc vinh danh các ca khúc của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, diễn ra tại Hà Nội, đồng thời làm giám khảo chương trình "Solo cùng Bolero". 
ngay-ay-bay-gio-cua-nhung-nu-danh-ca-sai-gon-4
Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh năm 1945 tại Hà Nội. Bà bắt đầu sự nghiệp ca hát tại Sài Gòn năm 1962 ở phòng trà Anh Vũ. Từ năm 1967, Khánh Ly nổi tiếng với biệt danh "Nữ hoàng chân đất" khi diễn cùng Trịnh Công Sơn trong những đêm nhạc ngoài trời. Thập niên 1960 - 1970, Khánh Ly hợp tác với nhiều hãng đĩa thu âm các ca khúc của Trịnh Công Sơn và một số nhạc sĩ. Trong thời gian này, ca sĩ nhiều lần được mời sang Nhật, châu Âu, châu Mỹ biểu diễn. Sau năm 1975, Khánh Ly cùng các con sang Mỹ định cư và kết hôn với nhà báo Hoàng Đoan. Bà tiếp tục cộng tác với nhiều trung tâm ca nhạc hải ngoại. Năm 2012, Khánh Ly được cấp phép biểu diễn trong nước. Tháng 5/2014, ca sĩ tổ chức liveshow đầu tiên trên quê hương. Từ đó, bà thường xuyên về nước biểu diễn. Hồi đầu tháng 4, Khánh Ly góp mặt trong chuỗi đêm nhạc kỷ niệm 15 năm ngày mất Trịnh Công Sơn.
ngay-ay-bay-gio-cua-nhung-nu-danh-ca-sai-gon-5
Phương Dung sinh năm 1946 tại Gò Công, Tiền Giang, nổi tiếng năm 17 tuổi với ca khúc "Nỗi buồn gác trọ". Từ đó, tên tuổi bà gắn liền với những tình khúc Bolero như "Những đồi hoa sim", "Tạ từ trong đêm", "Sương lạnh chiều đông"... Năm 1974, ca sĩ cùng gia đình sang Australia định cư rồi tiếp tục ca hát. Phương Dung nhiều lần về Việt Nam nhưng đến năm 2009 mới tái ngộ khán giả TP HCM tại phòng trà Văn Nghệ cùng chương trình "Nụ cười và thời trang". Từ đó đến nay, bà dành nhiều thời gian ở Việt Nam để ca hát, song song với hoạt động từ thiện. Gần đây, Phương Dung nổi tiếng với vai trò giám khảo cuộc thi "Solo cùng Bolero".
ngay-ay-bay-gio-cua-nhung-nu-danh-ca-sai-gon-6
Thanh Lan được coi là ca sĩ tiêu biểu cho phong trào nhạc trẻ Sài Gòn những năm 1970 khi trình bày những tình khúc nhạc Pháp. Bà cũng thành danh trong điện ảnh và trên sân khấu kịch. Nữ ca sĩ sinh năm 1948 từng góp mặt trong nhiều bộ phim nổi tiếng như "Ván bài lật ngửa", "Tình không biên giới", "Cao nguyên F.101"... Năm 1993, Thanh Lan sang định cư tại Mỹ, tiếp tục hoạt động ca hát cho đến nay.
ngay-ay-bay-gio-cua-nhung-nu-danh-ca-sai-gon-7
Báo chí Sài Gòn trước năm 1975 gọi Giao Linh là "Nữ hoàng sầu muộn" để nói về giọng ca và phong cách biểu diễn trầm buồn của bà. Theo một số nhạc sĩ thời kỳ đó, giọng hát Giao Linh đã khiến một số nhạc phẩm như "Lòng mẹ", "Thầm kín", "Mười năm tái ngộ"... trở nên nổi tiếng. Giao Linh tên thật là Đỗ Thị Sinh, sinh năm 1949 tại Sài Gòn. Năm 1982, ca sĩ sang Canada đoàn tụ cùng gia đình. Tại hải ngoại, bà thành lập trung tâm băng nhạc Giao Linh, kết hợp cùng ca sĩ Tuấn Vũ ra các CD ăn khách như "Đôi mắt người xưa", "Giọng ca dĩ vãng"... Năm 2000, Giao Linh về Việt Nam biểu diễn rồi định cư tại quê hương. Năm 2014, Giao Linh, Phương Dung kết hợp làm liveshow. Hiện nay, ngoài hát trong chương trình "Sol vàng", ca sĩ thường xuyên biểu diễn tại các phòng trà, hội chợ và đi hát từ thiện. 
ngay-ay-bay-gio-cua-nhung-nu-danh-ca-sai-gon-8
Hương Lan tên thật là Trần Thị Ngọc Ánh, sinh năm 1956 tại Sài Gòn, là con gái ruột của nghệ sĩ cải lương Hữu Phước. Cô khởi nghiệp ca hát bằng thể loại vọng cổ. Năm 1966, Hương Lan chuyển sang tân nhạc dưới sự dìu dắt của nhạc sĩ Trúc Phương. Năm 1972, cô kết hôn với nghệ sĩ Chí Tâm rồi cùng gia đình sang Pháp định cư vào năm 1978. Năm 1982, nữ ca sĩ ly hôn chồng. Hai năm sau, cô lần đầu xuất hiện trong một chương trình âm nhạc của một trung tâm âm nhạc lớn ở hải ngoại và sau đó trở thành một trong số các ca sĩ trụ cột của trung tâm này. Năm 1996, Hương Lan được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam. Tháng 5/2009, cô tổ chức liveshow trong nước với tên "Ơn đời một khúc dân ca". Từ đó đến nay, nghệ sĩ thường xuyên về nước biểu diễn. Năm 2013, Hương Lan cùng người chồng sau kỷ niệm 25 năm ngày cưới tại TP HCM.
Châu Mỹ