Tin cho biết: "nhà văn Vũ văn Lộc" sắp mời tướng Lương Xuân Việt nói chuyện" cảnh báo bài viết nầy:
Kính gửi Đại Tá Lộc,
Tôi nhận được e-mail của Ông Tường Phạm cho biết đêm 30 tháng 12 năm 2011 tại nhà hàng Phú Lâm, Đại Tá QLVNCH Vũ Văn Lộc, Giám Đốc cơ quan IRRC đã tổ chức lễ tất niên“35 năm nhìn lại” không có chào quốc kỳ và cũng không có phút mặc niệm để tưởng nhớ chiến sĩ trận vong và đồng
bào bỏ mình trên đường vượt biên tìm tự do. Quyết định không chào Quốc Kỳ Quốc Gia làm ngở ngàng “hơn 400 quan khách” trong đó có sự hiện
diện của Đề Đốc Trần Văn Chơn, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, và những sĩ quan cấp Đại Tá. etc.. Được biết tại buổi tiệc tất niên trên, ba
cựu quân nhân gồm có Ông Nguyễn văn Báu, Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh/ Sư Đoàn Nhảy Dù, Bà Thu Nguyệt và Bà Cương, cựu Nữ Quân nhân QLVNCH rời khỏi buổi tiệc vào lúc 8 giờ tối cùng ngày để phản đối Đại Tá.
Quyết định không làm lễ chào cờ và lễ mặc niệm để tưởng niệm các chiến sĩ trận vong là quyền tự do chọn lựa của Đại Tá nếu ở nhà riêng tư của
Đại Tá mà không thể được nêu lên nơi công cộng. Nhưng trong trường họp này, Đại Tá là Giám Đốc trung tâm IRRC ở San Jose với ngân khoảng do
dân Hoa kỳ cung cấp để phục vụ cho người tỵ nạn Cộng Sản. Hành động và tư tưởng của Đại Tá như thế trước 400 thực khách cũng làm ngỡ ngàng dư
luận.
Trước đây khi đọc bài Cô Gái Bình Long mà Đại Tá là tác giả, tôi rất
suy nghĩ và không hiểu mục đích thực sự của Đại Tá qua bài trên như thế nào vì Cố Đại Úy Lê Bắc Việt đã hy sinh hơn 43 năm qua rồi và đại ý chánh của bài viết có phải thực sự để ca tụng sự hy sinh anh dũng và cao cả của cố Đại Úy Việt hay không? Sau đó Đại Tá xác nhận có buổi tổ chức Văn Nghệ tình Thương mà không có chào cờ trước khi trình diễn văn nghệ làm tôi bị "shocked."
Qua hai sự việc trên, tôi tự hỏi, có thể trong tình thế chính trị của nước Việt Nam hiện nay và chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan đến Đông Nam Á dẫn đến việc Đại Tá có quyêt định quá khôn khéo để chính phủ Hoa Kỳ nhìn thấy sự uyễn chuyễn của Đại Tá như không làm lễ chào cờ Quốc gia trong những sinh hoạt của IRCC thì Đại Tá hy vọng họ
sẽ bổ nhiệm Đại Tá vào chức vụ mà Hoa Kỳ cần nhân vật khôn ngoan như Đại Tá để “deal” với VC? Thí dụ như Đại Tá có thể đi làm Tổng Lãnh Sự
một sứ quán của Hoa Kỳ tại nơi nào đó ở Việt Nam, đúng hay không Đại Tá?_ Nếu được như vậy thì cũng tốt thôi. Với tài trí thông minh của một sĩ quan cao cấp trong QL/VNCH và giàu kinh nghiệm khôn khéo trong cơ quan hành chánh, Đại Tá có khả năng làm việc cho Mỹ thì lúc ấy Đại
tá không chào Quốc Gia Việt Nam cũng được?
Sau khi Ông Tường Phạm, [tuong phamvh@...] phổ biến e-mail liên quan đến vấn đề trên, Đại Tá phổ biến hai Thông Báo vào ngày 31 tháng 12 năm 2011 và ngày 4 tháng 1 năm 2012. Đọc qua hai Thông Báo trên tôi có những ý kiến như sau với Đại Tá.
Trong thông báo số I của cơ quan IRCC đề ngày 31 tháng 12 năm 2011, Đại Tá cho biết:
1/ “Chiều thứ sáu 30 tháng 12-2011 cơ quan IRCC chúng tôi có tổ chức tiệc Tất niên ghi dấu 35 năm phục vụ di dân tỵ nạn tại miền Bắc tiểu bang California. Chương trình đã hoàn tất trong không khí văn nghệ gia đình.” Qua đoạn văn này, rất tiếc, Đại Tá không có định nghĩa cho dư luận biết thế nào là “không khí văn nghệ của gia đình.” Khi phổ biến thông báo này Đại Tá dùng e-mail address của Trung Tâm IRCC như giaochi...@sbcglal.net và irc...@yahoo.com như vậy buổi tiệc không có
mang tính cách cá nhân hay gia đình ở đây mà là của Trung Tâm IRCC. Vã lại thông thường những buổi tiệc tất niên của các đoàn thể hay cơ quan
thiện nguyện đều có lễ chào cờ nghiêm chỉnh và theo sau là phút mặc niệm để tưởng nhớ những chiến sĩ bỏ mình vì tổ quốc. Đại Tá đã mời
trên 400 trăm người tham dự buổi tiệc trong đó có các vị tướng lãnh VNCH và những giới chức tên tuổi trong cộng đồng người tỵ nạn thì đâu có còn là tính cách gia đình được! Hơn nữa gia đình của cơ quan IRCC không phải hiểu đơn giản như là “gia đình riêng của Đại Tá!” Lấy lý do buổi tiệc của gia đình để biện hộ việc làm của Đại Tá như là “Chương trình đã hoàn tất trong văn nghệ của gia đình” là không chính đáng hay nói trắng ra là ngụy biện.
Lễ chào quốc kỳ và lễ tưởng niệm chiến sĩ trận vong phải được diễn ra trong những phút đầu tiên của buổi lễ và không thể đồng nghĩa buổi lễ
tất niên của Trung Tâm IRCC là “văn nghệ trong gia đình.” Nếu Đại Tá nghĩ lại việc làm của Đại Tá vừa qua là có sự thiếu xót thì xin lỗi dư luận. Dư luận cũng không khó tính lắm vì biết Đại Tá có tuổi cao nên tâm trí không còn minh mẫn và tinh thần cũng đang xuống theo ánh tà dương. Còn ngụy biện là điều không nên vì làm như thế Đại Tá xem
thường dư luận trong cộng đồng hải ngoại. Hoặc Đại Tá thách thức dư luận vì trong Thông Báo thì Đại Tá cũng đã xác nhận không có lễ chào cờ trong một buổi tiệc văn nghệ "Tình Khúc Cho Em" trước đây.
2/ Chính vì ở tuổi quá xế chiều cho nên khi bị ba thực khách phản đối và bỏ buổi tiệc ra về, lẽ ra Đại Tá cảm thấy xấu hổ chớ sao quá “khôn ngoan” cho rằng, “Một chuyện bên lề cần trình bầy: Có bạn hỏi về chào cờ mặc niệm.” Thưa Đại Tá, sự thắc mắc của ba cựu quân nhân trên không phải là "chuyện bên lề" trong buổi tất niên của một Trung Tâm “phụ
trách việc chung của đồng bào hải ngoại.” Cơ quan này không phải là nhà hàng, hay tiệm phở, hoặc tiệm bán cá biển, hoặc một quán café, hoặc một công ty riêng mà là Trung Tâm phục vụ cho đồng bào hải ngoại, phải hiểu ngầm là có màu sắc chính trị mặc dầu có sự tránh né về chính trị ở đây, cho nên những buổi lễ liên quan đến cộng đồng phải có chào cờ và phút mặc niệm. Là một Đại Tá của Quân Lực VNCH, ông phải dư biết điều đó hơn là ba vị quân nhận dũng cảm trên.
3/ Hơn nữa ngoài công tác xã hội Trung Tâm IRCC cũng phải biết được đời sống tinh thần hoặc sinh hoạt chính trị của người tỵ nạn. Chính phủ Hoa Kỳ có luật pháp để bảo vệ Trung Tâm vì thế Đại Tá bảo là không chào cờ trong những buổi lễ có người tham dự đông đảo để tránh sự “đánh phá” của kẻ xấu là một ngụy biện thứ hai mà một vị Đại Tá không thể nào đưa ra lý luận hàm hồ như thế được. Nếu Đại Tá đã hiên ngang trã lời,“Xin trả lời:Buổi họp mặt tất niên của IRCC tháng 12 cũng như
văn nghệ Tình Khúc Cho Em vào tháng trước. Chúng tôi không có tiết mục chào cờ và mặc niệm. Lý do: Không thích hợp” thì tôi e ngại là không
ổn chút nào hết. Thế nào là "không thích hợp" vậy Đại Tá? Sự không thích hợp này mới xãy ra vài tháng nay phải không Đại Tá? Phần này tôi xin dành cho quý vị cao kiến hơn phúc đáp cho đại Tá. Nếu Đại Tá giữ quan điểm như trên, có thể từ nay về sau, Đại Tá tổ chức những buổi lễ có quan khách đông đảo, tôi tin là đồng bào tỵ nạn sẽ tránh xa và
không phải đóng góp một vé vào cửa nào theo lời mời của Đại Tá. Có thế thôi! Đã biết ý đồ, thái độ và cách cư xữ của Đại Tá như trên thì không ai còn gì phải lo ngại nữa; và họ cũng không thể chấp nhận Đại Tá lợi dụng lòng hy sinh vì tổ quốc của một quân nhân QL/VNCH để tổ chức văn nghệ thu tiền đồng bào tỵ nạn nữa.
4/ Những việc làm của Đại Tá trong quá khứ không thể chứng minh cho ý nghĩ và hành động ở hiện tại như thế được. Thời gian thay đổi, tình huống chính trị hôm nay khác với lúc xưa nhưng chính sách của VC với người tỵ nạn cũng đã thay đổi theo kế hoạch lửa đảo của họ. Vì vậy qua hành động và tư tưởng của Đại Tá nêu trên làm cho đồng bào hải ngoại có sự hoài nghi về Đại Tá. Một lý do rất giản dị nữa là đã có người trong năm 2004 thay đổi quan điểm chính trị của người đó nhất là ở tuổi về chiều hoặc vì một lý do ích lợi hay bị lừa đảo cho rằng VC sẽ bỏ điều 4 của Hiến Pháp năm 1992 và cho tự do ứng cử và bầu cử. Người đó đã trở về nước (không hiểu có phải vì lý do trên hay không?) và bị
đồng bào ngoài nước và trong nước phản đối. Khối người hải ngoại không còn ủng hộ người đó nữa. Sau cùng, người đó đi xuống tuyền đài với nổi
niềm óan hận của một người có một lần nữa bị lừa đảo. Riêng trường hợp của Đại Tá hôm nay, Ông Trần Khắc Huyền đã viết một e-mail với nội
dung như sau: “Trước đây nhiều người đặc nghi vấn với tôi về Đại Tá Lộc, tôi không tin nhưng nay hết chối cải.” Đại Tá nghĩ sao?
Một khi Đại Tá nói,“Với tư cách cá nhân và những hoạt động bên ngoài IRCC chúng tôi đã bày tỏ tấm lòng trung kiên với quốc kỳ và QLVNCH
suốt 35 năm qua. Chúng tôi đã từng đấu tranh với chính quyền tiểu bang CA trong hai năm vào cuối thập niên 80 để được phép dựng kỳ đài San Jose đầu tiên trên nước Mỹ. Đã phải đấu tranh 5 năm cuối thập niên 90 với các cơ quan liên hệ tại San Jose mới được phép dùng kỳ đài thường trực và vĩnh viễn tại Viện Bảo tàng VNCH tại San Jose.” Đọc qua đoạn văn này tôi thật bái phục Đại Tá qua việc làm phù hợp với lý tưởng của nạn nhân Cộng Sản, giả dụ như không vì danh lợi mà vì lý tưởng Quốc Gia. Từ đó dân tỵ nan có cảm tình với Đại Tá mà họ không thấy ý đồ... của Đại Tá trong việc làm kể trên. Nhưng tại sao bây giờ Đại Tá lại hành động khác với lúc xưa? Hay là ở mổi thời điểm, lập trường chính trị của con người cũng thay đổi. Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã từng chỉ huy đánh Cộng Sản tơi bời trong cuộc chiến bảo vệ Miền Nam được tự do. Đích thân Ông Kỳ oanh tạc miền Bắc rất hào hùng nhưng trong năm 2004 Ông Kỳ quyết định về Việt Nam chắc cũng có lý do thầm kín... nào đó nhưng Phó Tổng Thống Kỳ đã thất vọng vì VC đâu bao giờ chịu bỏ điều 4 của chúng năm 1992 để Ông Kỳ ra ứng cử (tác giả của bức thư này được một môn đệ của Ông Kỳ cho biết vào năm 2004).
5/ Lý do mà Đại Tá cho rằng,“…những buổi họp trong phạm vi cơ quan thiện nguyện chính thức tại Hoa Kỳ. Chúng tôi không chấp nhận làm lễ chào cờ cho có lệ để khỏi bị đánh phá.” Thế nào là chào cờ cho có lệ? tư tưởng này để lộ nguyên hình một lập trường chính trị của một công dân hoăc một phong thái thiếu suy nghĩ của vị Đại Tá trong QL/VNCH. Có phải từ xưa đến nay Đại Tá nhìn thấy những buổi lễ chào cờ trong cộng đồng người Việt hải ngoại là có lệ? Tôi xin kể ra một câu chuyện trong
tù Cộng sản sau đây và Tôi hy vọng là Đại Tá cảm mến họ. Có một nhóm 4 người tù cải tạo tại Hoàng Liên Sơn, khi đi đốn nứa trong rừng họ vẫn
hát bản quốc ca hay những bản hùng ca như Lục Quân Việt Nam, Cờ bay, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ và Bình Long Anh Dũng khi vắng bóng những tên "VC bảo Vệ." Qua một trại tù khác, tôi rất kính nể một hạ sĩ I Nhãy Dù, Nguyễn Văn H.. Người có nếp sống và tư cách rất đáng phục
trong trại lao tù K4... ở miền Băc. Anh H. không mang cấp sĩ quan trong Quân Lực VNCH nhưng bị VC giam chung với anh em sĩ quan, anh ta không bao giờ tham lam của ai. Anh ấy không bao giờ để ý đến những buổi chia thức ăn hàng ngày trong tù và cũng không bao giờ lãng vãng với VC hay làm ăn ten cho VC vì anh H. là một người không có ý tham lam ẩm thực của ai dù quá đói, không lợi dụng người khác và có lập trường chính trị chống Cộng vững khi bi xa cơ vào quân thù. Là một vị
Đại Tá của Quân Lực VNCH đang sống trong nước Hoa Kỳ mà lại phát biểu,“ Cũng không chào cờ trong các buổi văn nghệ tình ca. Và những buổi họp trong phạm vi cơ quan thiện nguyện chính thức tại Hoa Kỳ.
Chúng tôi không chấp nhận làm lễ chào cờ cho có lệ để khỏi bị đánh phá.” Nói như thế này thiên hạ nghe không được chút nào hết Đại Tá ơi!
Tôi không hiểu Đại Tá tốt nghiệp trường sĩ quan nào trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà có lòng dũng cảm quá ư tức cười vì dám phát biểu
như thế? Có lẽ tôi không còn xứng đáng để đối thoại với một chiến si có lòng dũng cãm cao độ như thế nữa.
6/ Sau những lời chỉ trích Đại Tá được phổ biến trên Internet, Đại Tá cho rằng,“không bao giờ kinh xuất” trong việc không chào cờ trong buổi tiệc tất niên vừa qua. Điều này có nghĩa là Đại Tá đã chủ tâm làm điều đó và vẫn còn ngoan cố ngụy biện qua lý lẽ trong hai thông báo trên.
Có phải vì tự ái của một người đã mang cấp bực cao trong Quân Lực VNCH là không bao gờ lầm lổi nên không sửa lỗi. Thí dụ, trong bài Cô Gái
Bình Long, Đại Tá viết là Bình Long bị bỏ ngỏ sau mùa hè đỏ lửa năm 1972. Than ôi! Làm sao mà Đại tá không quan tâm đến Mặt Trận An Lộc và
sự hy sinh của những chiến sĩ Quốc gia để bảo vệ Bình Long cho đến ngày "đứt phim" được? Có e-mail của ông Long Vân cho biết Sự thật là những chiến sĩ VNCH trong tỉnh Bình Long đã giữ Bình Long cho đến những ngày cuối tháng tư năm 1975 nhưng Đại Tá không bao giờ đính chính e-mail chỉ trích của anh Đoàn Trọng Hiếu, Đại Úy BĐQ, một trong những người chiến đấu để cho những vị chỉ huy tuyệt vời dễ dàng đào thoát khỏi nanh vuốt Việt Cộng trước ngày “đứt phim.” Sống trên đất Mỹ
lâu năm và làm việc cho Trung Tâm IRCC mà không có tinh thần phục thiện và tôn trọng ý kiến đóng góp của người dân thì Đại Tá quá ư là quan lại.
7/ Trong Thông Báo số 1, nhân danh là Giám Đốc IRCC Đại Tá cho rằng,“Trong bao năm qua đã nhiều lần cùng anh em tổ chức lễ thượng kỳ
VNCH bay trên cột cờ các thành phố khắp Vịnh Cựu Kim Sơn. Thực sự cũng chỉ là tạm thời trong một ngày hay một tuần. Và được thể hiện vì lý do
chính trị. Khi các nhà dân cử Hoa Kỳ muốn lấy phiếu của bà con ta.” Rõ ràng như hai với hai là bốn trong môn toán Algebra not Boolean
Algebra, Đại Tá đã có sự “lấn cấn” chính trị trong tâm trí. Đại Tá đã vỗ ngực xưng lên công trạng trong việc xây dựng Kỳ Đài tại San Jose và Bảo tàng Viện cho VNCH etc. nhưng Đại Tá cho rằng việc thượng kỳ của VNCH trên các cột cờ trên đường phố San Francisco là do các ứng cử
viên của Mỹ muốn hốt phiếu của dân ta? Như vậy những việc làm trên của Đại Tá là hoàn toàn thỏa mãn theo nguyện vọng và kế hoạch của các ửng
cử viên của Hoa Kỳ? Đại Tá nhớ rằng ý niệm thượng kỳ VNCH và hạ kỳ của Cộng Sản trên toàn thế giới nơi có người Việt tỵ nạn là do lòng quyết
tâm của họ chớ không phải do ngươi nước ngoài. Ở trong nước đồng bào không thực hiện được vì bạo quyền Cộng sản nhưng ngoài nước người Việt
tỵ nạn phải làm mọi phương sách kể cả phương sách thỏa hiệp với các ứng cử viên của Mỹ để được vương cao ngọn cờ Quốc Gia mà không có cầu
lợi hay cầu danh cho một cá nhân nào. Hiểu như thế nên ứng cử viên của Mỹ hy vọng gười tỵ nạn chỉ bỏ phiếu cho họ vì họ đã hổ trợ ý chí đấu
tranh vì tự do, nhân quyền, và dân chủ cho Việt Nam. Được cơ hội thượng kỳ VNCH là phải thượng kỳ, phải phất kỳ VNCH bay phất phới chứ
tại sao Đại lại chỉ trích điều đó trên dư luận công cộng? Lý do mà Đại Tá vừa nêu trên làm cho VC cười khoái chí tử. “Oh! thấy chưa đã có một
Đại Tá VNCH nói thay cho chúng ta.” Vì vậy nghe Đại Tá nói,“Xin đừng bao giờ nói chúng tôi không tôn trọng quốc kỳ VNCH” chắc đồng bào cũng
cần phải có thời gian để mua câu nói đó.
8/ Bị đồng bào hải ngoại chống đối qua quyết định không chào cờ và không có phút mặc niệm để tưởng nhớ đến những chiến sĩ bỏ mình vì tổ
quốc dù đã có Thông Báo số I, Đại Tá lại phổ biến Thông Báo số II để giải thích thêm việc làm của Đại Tá. Đại Tá cho rằng,“Ngày thứ tư, 4 tháng 1-2012 ông Hoàng Thưởng đã có dịp liên lạc trực tiếp với tôi và chúng tôi đã có sự thông cảm với các nhận định chung. Chúng tôi đã thỏa hiệp để giữ đoàn kết giữa anh chị em trong tình thân hữu của
người quốc gia chống Cộng” Như vậy đã có sự tương nhượng giữa Đại Tá và Ông Hòang Thưởng. Đó là điều tốt nhưng Đại Tá lại cho rằng,” Chúng
tôi sẽ không để các phần tử bên ngoài xuyên tạc và chia rẽ giữa hàng ngũ anh em” là điều không tốt đẹp chút nào hết. Xin Đại Tá cho biết người ngoài là ai? Đại Tá phụ trách Trung Tâm IRCC để phục vụ cho người tỵ nạn. Việc làm này không những chỉ có liên quan đến người tỵ nạn ở San Jose mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của đồng bào tỵ nạn trên
Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Nếu Trung Tâm IRCC có lời nói hay hành động xúc phạm đến ý nguyện hay lý tưởng chống Cộng của người tỵ nạn
thì họ lên tiếng chỉ trích Đại Tá là đúng. Việc Đại Tá không có làm lễ chào quốc kỳ VNCH là sai. Và Đại Tá không nên quên họ phản đối ông vì họ là nạn nhân của chế độ Cộng Sản. Trong nước Hoa Kỳ, Trung Tâm IRCC có trách nhiệm giúp đở về sinh hoạt và đới sống của người tỵ nạn nếu
họ cần đến. Nhưng nếu Trung Tâm IRCC có những hành động và lời nói đi ngược lại lý tưởng chính trị của người tỵ nạn thì họ phải lên tiếng và như thế họ là người trong cuộc chứ không phải là ngoài cuộc..
9/ Lời kết luận của Đại Tá trong Thông Báo số II như:“Không thể có bất cứ sự hoài nghi ngộ nhận nào, không thể có bất cứ sự xuyên tạc nào của
bọn phá hoại bên ngoài làm chia rẽ hàng ngũ người Việt quốc gia chân chính tại miền Bắc tiểu bang California.” Có phải Đại Tá chỉ trích những cựu quân nhân phản đối ông trong việc không chào cờ vừa qua là “bọn phá hoại làm chia rẽ hàng ngũ người Quốc gia” hay không? Sự phản đối của họ là "làm chia rẽ hàng ngũ Quốc Gia hay sao? Đây là lý luận để "bịt miệng" người phản đối Đại Tá. Kinh nghiệm sống trong QL/VNCH, lý luận trên làm cho tôi nhớ lại ở một buổi thuyết trình về tình hình
chính trị và an ninh lãnh thổ của Cục Chính Huấn tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 trong năm 1971, Trung Uy Hưởng, sỉ quan Chính Huấn của Quân
Đoàn hỏi Đại Tá ĐĐĐ, nếu trong tương lai VC dùng tanks tấn công các đơn vị VNCH, chúng ta có loại vũ khí nào để chống tanks không? Một câu
hỏi rất đơn giản và một câu trả lời rất giản di là Yes or No nhưng Đại Tá 3Đ nói lớn giọng là VC không có tanks... và đe doạ Trung Úy Hưởng bằng cách ra lệnh cho người ghi tên người hỏi câu hỏi ấy. Than ôi! Sau đó mùa hè đỏ lửa đến, tanks VC gầm thét đến Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5BB tại An Lộc.
Ngày hôm nay, Đại Tá đi vào tuổi quá cao; quyết định không chào cờ và không tưởng niệm các chiến sĩ trận vong vừa qua của Đại Tá là quyết định không thể chấp nhận được vì đi ngược lại nguyện vọng và lý tưởng chống Cộng của đồng bào tỵ nạn. Không thể nói việc này đã qua và đồng bào cũng nên bỏ qua việc làm của Đại Tá. Quyết định của Đại Tá có ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt của các Hội Đoàn tại hải ngoại nhất là khi thế hệ của Đại Tá qua đời kế tiếp trong thế hệ trẻ có thể xãy ra
một cuộc khủng hoảng với quyết định có làm lễ hay không làm lễ chào cờ trong những buổi sinh hoạt của các hội đoàn. Đại Tá phải có trách nhiệm qua quyết định không làm lễ chào cờ trong hai buổi sinh hoạt như đã nói trên. Sống trong nước dân chủ như Hoa Kỳ, tôi kêu gọi Đại Tá phải từ nhiệm chức vụ Giám Đốc IRCC và nhường lại cho người có nhiều nhiệt quyết và minh mẫn để có những quyết định sáng suốt và thích hợp với viễn ảnh phức tạp trong sinh hoạt của Cộng Đồng càng ngày càng bị
áp lực của kẻ thù trong nước thả vòi ra nước ngoài.
Trân trọng kính chào.