Lật lại trang sử cuộc chiến VN chống xâm lăng của Trung Cộng 34 năm về trước (17/2/79-17/2/13).
Mời đọc hai bài nhận định của hai Tướng VN Lê Văn Cường & Lê Duy Mật.
Nhìn lại
chiến tranh biên giới 1979
17/02/2013 2:30
Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt
của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.
Tuy
vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ
trang tại biên giới
giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu
tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an,
với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là
hoàn toàn cần thiết.
Thiếu tướng Lê Văn Cương
|
Kể
từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như
đều
không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến
chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông
tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?
Để
trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu
ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30
năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình
của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu
sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến
linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong
cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có
yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ
nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này
cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định
rằng nói như vậy là ngụy biện.
Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó
chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ
tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội
dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ
trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ
vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công
TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ
thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc
chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Theo
tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước,
nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho
nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung
1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật
rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc
chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói
ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử
so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch
sử từ
hàng chục năm qua.
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979
|
Với
độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ
cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh
hiện tại ?
Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá
đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979.
Thế
nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng
có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.
Vấn
đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc
chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận
thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất
trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ
hồ.
Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách
nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn
học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh
viên hầu như không
biết gì về
cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc
về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế
hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ
từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng
nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được.
Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể
lờ đi vấn đề lịch sử này được.
Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979 - Ảnh: Tư liệu
|
Tôi
đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá
nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm
1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN.
Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và
hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi
vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”.
Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với
các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống
ngoại xâm này được”.
Thứ hai, trong thế giới hiện đại toàn cầu
hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn
toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các
quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt
đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận
thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền
quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt
chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước
chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN
có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó
là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.
Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích
quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn
biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng
vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu
không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.
Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu
chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc
gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù
vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta
chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ
quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ
trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu
nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của
chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu
của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng
đấu tranh".
Đồng
thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong
mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số
đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải
đấu tranh.
Tù binh Trung Quốc bị bắt tại Cao
Bằng
|
Nhìn
lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong
vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ
giữa VN và TQ ?
Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa
hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả
hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba
năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định,
giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân.
Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân
tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng
ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc
chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do
mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất
nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất
dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những
người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống
sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ
cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền
quốc gia.
Ng.Phong
1. Đảng Việt cộng hèn hết chỗ nói:
Sáng
nay, 17/2/2013, nhân 34 năm Trung Cộng mở chiến dịch tấn công quân sự
quy mô lớn xâm lược nước ta (17/2/1979), một đoàn nhiều vị nhân sĩ trí
thức cùng nhiều quần chúng nhân dân đã đến viếng các anh hùng, liệt sỹ
hy sinh trên mặt trận phía Bắc chống quân bành trướng bá quyền Bắc
Kinh.
Đoàn gồm: Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh,
nguyên Uỷ viên TW Đảng, lão thành Cách mạng; TS. Nguyễn Đình Lộc nguyên
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Nguyễn Trung cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan,
Nhà thơ Việt Phương nguyên Thư ký của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Ông
Trần Đức Nguyên thanh viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, GS.
Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Xuân Diện … cùng đông đảo
các tầng lớp thanh niên, trí thức Hà Nội đã mang vòng hoa: ĐỜI ĐỜI NHỚ
ƠN CÁC LIỆT SỸ CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, tới viếng tại Đài Tưởng nhớ
Liệt sỹ tại Hà Nội.
Rất đáng buồn là lực lượng bảo vệ Đài Tưởng niệm đã gây cản trở và không cho đoàn bước vào viếng.
Nhiều
báo chính thức của Việt Nam đã im lặng trong ngày 17/2, ngày đánh dấu
34 năm xảy ra cuộc chiến Việt-Trung ở biên giới phía Bắc, trong khi một
đoàn tưởng niệm do một cựu bộ trưởng dẫn đầu bị “ngăn chặn” và “làm khó
dễ” ở Thủ đô.
Tính tới cuối giờ chiều ngày Chủ Nhật,
hàng loạt các tờ báo và trang tin điện tử chính thức của Việt Nam như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam
(Vov online), Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam (vtv.vn)
cho tới các tờ báo khác như Sài Gòn Giải Phóng, Cựu Chiến Binh v.v…
chưa thấy đưa tin, bài nào về ngày tưởng niệm cuộc chiến, cũng như chưa
thấy có tin lãnh đạo đảng, nhà nước, hay quân đội thăm viếng, tưởng
niệm sự kiện.
2. 34 năm cuộc chiến biên giới Việt – Trung
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-02-17
Đúng 34 năm về trước, ngày 17
tháng Hai năm 1979 Trung Quốc xua quân tấn công
Việt Nam trên toàn biên giới phía Bắc và chiếm giữ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và một số thị trấn dọc biên giới.
AFP PHOTO. Quân đội Việt Nam tại cuộc chiến biên giới Việt Trung năm 1979, ảnh chụp hôm 23-02-1979.
Theo tướng Ngũ Tu Quyền của Trung Quốc thì Việt
Nam thiệt hại 50 ngàn bộ đội còn Trung Quốc chết tại chiến trường là 20
ngàn. Trong khi đó sự thay đổi trầm trọng trong cách ứng xử của chính
quyền VN đối với những chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh để
bảo vệ biên thùy đang gây bức xúc cho người trong cuộc và buộc họ phải
lên tiếng.
Mặc Lâm phỏng vấn
Thiếu tướng Lê Duy Mật nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2,
Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang để biết thêm nguyện vọng của một
tướng lĩnh trong vấn đề gay gắt này.
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, chúng
tôi được biết là ông cùng với bốn vị nữa đã ký tên vào một kiến nghị có
tên là “Kiến nghị 5 điểm” nhằm đánh động việc cuộc chiến biên giới phía
Bắc có thể bị bỏ quên, xin ông cho biết kiến nghị
đã được gửi tới đâu và có
bất cứ phản hồi nào hay không ạ?
TT Lê Duy Mật: Tôi
đã có thơ cho ông Lê Hồng Anh, cho tất cả. Thí dụ như Chủ tịch, rồi
Quốc hội, Chính phủ, Ban bí thư, thường trực Ban bí thư. Tôi có biên
thư riêng cho Lê Hồng Anh. Tôi mới gửi đợt 2. Cái thư mới gửi đợt 2,
tháng 12 thôi.
Không hiểu ý đồ của nhà nước
Bốn chữ "Trung Quốc xâm lược” đã
bị đục bỏ trên tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê –
Ảnh: Trường Sơn/blog Quê
Choa.
Mặc Lâm: Trong thời gian gần đây nhiều gia đình liệt sĩ của cuộc chiến 1979 đã không biết hài cốt của con em mình nằm tại đâu vì sau đợt cắm mốc biên giới thì phần đất Việt Nam chôn hài cốt liệt sĩ đã thụt sâu về phía Trung Quốc. Thiếu Tướng có nghĩ rằng nhà nước phải làm một điều gì đó để mang lại công bằng cho những người này hay không?
TT Lê Duy Mật: Nhà nước ta lệ thuộc không dám nói gì với Trung Quốc, nếu không phải bàn với ngoại giao Trung Quốc, quân đội Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc thì mới có thể giải quyết được.
Nói chung là có ba
bốn việc phải làm. Một là liệt sĩ, hai là nhân dân của mình bao nhiêu
đời ở bên đây, bây giờ về đất họ. Thứ ba là cắm mốc biên giới. Thứ tư
là các chính sách. Thứ năm là viết sử cho cuộc chiến đó vì đối tượng
chiến tranh với Trung Quốc là đối tượng khác, đối tượng đặc biệt không
giống với thằng Pháp, thằng Mỹ đâu.
Cho nên nếu nhà nước không làm là không có quan điểm, thiếu trách nhiệm và chính sách không tốt, lòng người không tốt, đấy!
Mặc Lâm: Gần
đây có những bức ảnh cho thấy bia kỷ niệm liệt sĩ chống Trung Quốc đã
bị chính quyền đục bỏ hai chữ Trung Quốc, tức là gián tiếp không thừa
nhận cuộc chiến tranh này là cuộc chiến xâm lược do quân đội
Trung Quốc tiến hành. Chính quyền cũng không cho phép tổ chức những lễ
kỷ niệm vào các ngày có cuộc chiến xảy ra. Theo ông thì việc này xuất
phát từ nguyên nhân nào ạ?
TT Lê Duy Mật:
Đó là việc ngăn cấm mà tôi không hiểu ý đồ của nhà nước là như thế
nào. Ý đồ của nhà nước chứ không phải của đảng. Ý đồ nhà nước thế nào
thật ra tôi không rõ. Nhiều ngày lễ kỷ niệm nó cũng chẳng kỷ niệm cái
gì. Sử sách không viết cái gì cả. Người ta quên cả việc đó cho nên người
ta nói bậy. Thí dụ như tay Tổng Tham mưu trưởng nói bậy. Kẻ thù thế
nào chẳng rõ, rồi chiến lược sách lược thế nào không rõ. Thế rồi ông
Phùng Quang Thanh cũng nói chung chung dĩ hòa vi quý thôi.
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, có lẽ
bắt đầu từ những chính sách hoàn hoãn vô giới hạn như thế cho nên nhiều
người cho rằng, nếu có một cuộc chiến khác xảy ra thì Quân Đội Nhân
Dân Việt Nam sẽ không còn sức đề kháng vì tâm lý lệ thuộc đã ăn sâu vào
trong các sĩ quan từ dưới lên trên. Là một tướng lãnh ông nghĩ gì về
những lo lắng này ạ?
TT Lê Duy Mật: Vấn đề đó thì bây giờ
thời bình cũng chẳng rõ được, nhưng lúc chiến tranh thì dân tộc Việt Nam
là dân tộc anh hùng cho nên lúc bấy giờ quên hết, bỏ hết tất cả quá khứ
mà có lẽ phải tiến về phía trước mới hiểu được bản chất của bộ đội cụ
Hồ. Đồng thời chiến đấu trước
gian khổ
và chịu đựng cái chết, cái khổ không phải là khó. Hai là chiến tranh
biên giới nó có khác cho nên vất vả lắm. Nhưng thực ra anh em vẫn giữ
tốt, vẫn giữ phòng ngự, giữ biên cương, và vẫn đánh địch, cho nên địch
có đến đấy cũng không làm gì được.
Mặc Lâm: Lịch sử ghi nhận rằng
Trung Quốc đã lợi dụng yếu tố bất ngờ trong cuộc chiến năm 1979, thưa
Thiếu tướng, ông có nghĩ rằng lúc ấy nhiều đơn vị đã mất cảnh giác khi
tin rằng phía Bắc là bạn vàng, và họ không bao giờ giở thủ đoạn tấn công
Việt Nam hay không ạ?
TT Lê Duy Mật:
Vấn đề cảnh giác thì không phải mất cảnh giác mà do nhà nước ta. Rồi
chiến lược, sách lược, rồi thì đường lối mọi cái là rõ đấy. Vì thằng
Trung Quốc nó đánh ở đây để nó giải quyết nhằm thôn tính Campuchia.
Người ta đánh Campuchia thì ở đây mình thôn tính. Hai là nó gây hấn ở
Biển Đông để rồi bây giờ tiếp tục xâm lấn và muốn chiếm Biển Đông. Cũng
do tình hình thực tế cụ thể trong bối cảnh lịch sử rồi ta mới có sách
lược về chiến lược, chiến thuật
và cách đánh ta nghiên cứu cho
rõ. Vì đối tượng này là đối tượng người bạn láng giềng, người đồng chí,
và người anh em, cho nên khó hiểu đối tượng này. Nhưng mà bây giờ thì
ta cũng đã có hiểu cũng khá hơn đấy.
Mặc Lâm: Dưới
cái nhìn của một người có kinh nghiệm chiến tranh với Trung Quốc ông
có nghĩ rằng đây là lúc mà Trung Quốc có thể lập lại cuộc chiến của năm
1979, rồi họ sẽ rút quân chỉ sau vài tuần lễ để đưa Việt Nam vào cái
thế phải chấp nhận những gì họ đưa ra hay không, thưa ông?
TT Lê Duy Mật: Chưa, nó chưa đủ điều
kiện, chưa đủ thời cơ và tình thế về chiến lược. Nó chưa thể đánh chiếm
Hà
Nội đâu. Khi xưa
nó đánh để nó bàn thảo với ta rằng ta phải nhượng bộ và rút khỏi
Campuchia để nó thôn tính Campuchia. Đây là vấn đề chiến tranh đã qua.
Chiến tranh sắp tới thì đối phương, là Tàu đấy, nó dùng phương thức
khác, chứ không phải là chiến tranh tiến qua biên giới đâu.
Đấu tranh cho gia đình liệt sĩ
Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên hoang vắng, quạnh quẽ. Hình đăng trên bài báo của Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị (đã
bị gỡ xuống).
Photo by Lê Quang Nhật.
Mặc Lâm: Xin
quay lại với câu hỏi đầu tiên. Thưa Thiếu Tướng, đối với vấn đề mộ
phần liệt sĩ trên đất Trung Quốc cũng như các ngày lễ kỷ niệm và quan
trọng hơn hết là sách giáo khoa ghi chép lịch sử cuộc chiến Biên giới
phía Bắc, ông và đồng đội cũng như gia đình họ sẽ có những đấu tranh gì
đối với các chính sách lạt lẻo hiện nay, nhất là vần đề đãi ngộ gia
đình liệt sĩ ạ?
TT Lê Duy Mật:
Bây giờ thì đã và đang làm, còn nhà nước thế nào, thái độ, quan điểm và
chính sách thế nào thì hiện nay còn chờ
nhà nước. Còn người cấp
dưới, là tướng chỉ huy thì chúng tôi phải đòi đến cùng về vấn đề cá
biệt phải đưa về nơi quê hương đất tổ, về gia đình người ta. Hai là
nhân dân trên đó, phải xem xét thế nào để cho nhân dân khỏi khổ, biên
giới có đúng hay không. Đấy, tôi thì tôi thấy như thế thôi.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin cảm ơn Thiếu tướng Lê Duy Mật đã giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
nguồn: RFA
Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979
Vùng màu vàng trên bản đồ này là vùng Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền trên Biển Ðông.
Những hành vi bị nhiều người cho là hung hãn của Trung Quốc trong vụ
tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh. Đó
là nhận định của một số các nhà quan sát khi họ nhìn lại cuộc chiến
tranh cách nay hơn 30 năm giữa hai lân bang theo chủ nghĩa Cộng Sản có
mối quan hệ khắng khít, thường được mô tả là “môi hở răng lạnh”.
Những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Đông có nhiều tài nguyên
thiên nhiên tiếp tục gây căng thẳng cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc
và một số các nước láng giềng của họ ở Á châu, trong đó có Việt Nam.
Những vụ tranh chấp như vậy giữa Trung Quốc và Việt Nam đã diễn ra trong
nhiều thế kỷ. Nhưng đến cuối thập niên 1970, sự hiềm khích giữa đôi bên
đã bùng lên thành một cuộc xung đột vũ trang có nhiều chết chóc, với
cuộc chiến tranh thường được gọi là cuộc chiến tranh biên giới
Việt-Trung 1979.
Trung Quốc đã dùng yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa mà họ
gọi là Nam Sa làm một trong các lý do để xâm lăng Việt Nam, tuy cuộc
chiến tranh đó diễn ra sau một loạt những vụ đụng độ ở biên giới hai
nước và những hành động quyết liệt của Việt Nam ở Campuchia.
Tại Campuchia lúc đó, chế độ Khmer Đỏ tàn bạo đã phát động một chiến
dịch khủng bố trên cả nước. Chiến dịch diệt chủng này rốt cuộc đã gây tử
vong cho hơn 2 triệu người. Khmer Đỏ có được sự hậu thuẫn của Trung
Quốc nhưng bị Liên Sô phản đối. Việt Nam có được sự hỗ trợ của cả Trung
Quốc lẫn Liên Sô trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, nhưng dần dần tránh
xa Trung Quốc trong những năm giữa thập niên 1970 và nghiêng hẳn về phía
Liên Sô. Việt Nam tiến quân sang Campuchia cuối năm 1978 và nhanh chóng
lật đổ chế độ Khmer Đỏ.
Ông Lý Tiểu Binh, Khoa trưởng Phân khoa Sử Địa của Đại học miền Trung
Oaklahoma, cho biết lãnh tụ Trung Quốc lúc đó là ông Đặng Tiểu Bình đã
tức giận trước hành động của Hà Nội và quyết định “dạy cho Việt Nam một
bài học”.
Giáo sư Lý: "Vì ảnh hưởng ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực,
cộng với việc xâm lăng Campuchia và sự hợp tác với Liên Sô, nên ông Đặng
Tiểu Bình và Trung Quốc e rằng Việt Nam có thể bành trướng thế lực của
mình tới những khu vực khác, kể cả Biển Nam Trung Hoa."
Trung Quốc cũng tố cáo Việt Nam bách hại Hoa Kiều và lên tiếng chống đối
việc Việt Nam chiếm đóng những hòn đảo của quần đảo Trường Sa.
Đầu năm 1979, ông Đặng Tiểu Bình đi thăm Hoa Kỳ và bày tỏ sự bất mãn đối
với Việt Nam. Ông nói với các giới chức ở Washington rằng “những đưa
trẻ không nghe lời cần phải đánh đòn.”
Lính Trung Quốc bắt đầu tràn qua biên giới Việt Nam hồi tháng hai năm
1979. Phía Việt Nam gọi đây là cuộc chiến “chống bá quyền Trung Quốc”
trong lúc Bắc Kinh gọi cuộc xung đột vũ trang này là “Cuộc phản kích tự
vệ chống lại Việt Nam.”
Giáo sư Lý Tiểu Binh nói rằng Trung Quốc muốn mô tả cuộc chiến này là một cuộc chiến tự vệ.
Giáo sư Lý: "Trung Quốc muốn biện minh cho hành động của mình. Họ muốn
mọi người tin rằng cuộc chiến tranh này có tính chất phản ứng tự vệ để
đáp lại chính sách hung hãn của Việt Nam."
Tiến sĩ Lý Tiểu Binh cho biết ông Đặng Tiểu Bình muốn dùng cuộc chiến
tranh với Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của quân đội Trung Quốc.
Giáo sư Lý: "Có vấn đề giữa hàng ngũ lãnh đạo mới của ông Đặng Tiểu Bình
và quân đội. Quân đội than phiền là họ không được lợi lộc gì trong các
nỗ lực cải cách. Họ nói rằng trong lúc tiến hành cải cách họ đã không
nhận được các nguồn lực để phát triển. Thậm chí họ còn cho rằng họ là
nạn nhân của phong trào cải cách."
Ông Lý Tiểu Binh nói rằng ông Đặng Tiểu Bình đã để cho quân đội có được
một cơ hội để chứng tỏ khả năng và cho phép họ tự soạn thảo kế hoạch xâm
lăng Việt Nam.
Tuy nhiên, cuộc xâm lăng đó lại nêu bật sự yếu kém của quân đội Trung
Quốc. Họ chỉ tiến được vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 8 kilo mét, tuy đã
gây thiệt hại nặng cho một số thành phố ở biên giới. Đà tiến của những
toán quân Trung Quốc đã bị khựng lại khi gặp phải sự kháng cự kịch liệt
của phía Việt Nam, những người đã tận dụng được các kỹ năng đánh du kích
mà họ đã trui luyện trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Trung Quốc đã
gánh chịu tổn thất nhân mạng rất lớn và phải rút về nước sau 29 ngày.
Giáo sư Lý: "Đó là một thảm họa nhục nhã đối với quân đội. Thương vong ở
mức cao, không theo đúng kế hoạch, thông tin liên lạc tồi tệ, tính toán
sai lầm, vân vân …"
Về mặt công khai, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng. Nhưng phía Trung
Quốc biết rõ là quân đội của họ có nhiều khiếm khuyết. Không lâu sau đó,
Bắc Kinh đã thực hiện một chương trình để hiện đại hóa quân đội của
mình.
Giáo sư Lý: "Quân đội nhận ra rằng họ đã bị lỗi thời. Tinh thần chiến
đấu binh sĩ rất thấp. Các hệ thống của Liên Sô không hoạt động có hiệu
quả. Khi đó họ còn dùng các loại khí tài của Liên Sô. Vì vậy cho nên họ
đã sẵn sàng chấp nhận đề nghị cải cách quân đội.
Giáo sư Lý Tiểu Binh cho rằng qua cuộc chiến năm 1979 Trung Quốc lại một
lần nữa chứng tỏ với các nước láng giềng là họ sẵn sàng sử dụng vũ lực
để giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ.
Nhiều năm sau khi chiến tranh chấm dứt, những vụ đụng độ ở biên giới
Việt-Trung vẫn tiếp diễn và quan hệ song phương tiếp tục bị căng thẳng.
Mãi cho đến năm 1986, với bối cảnh của sự thay đổi hàng ngũ lãnh đạo ở
Bắc Kinh và Hà Nội và các phong trào cải cách ở Nga, Trung Quốc và Việt
Nam đã đồng ý gác qua một bên những vụ tranh chấp để tập trung nỗ lực
vào công cuộc phát triển hòa bình.
Công cuộc phát triển đó giờ đây đã bị đe dọa bởi những hành động có tính
chất kịch liệt của Trung Quốc để chống lại điều mà họ cho là những mối
đe dọa đối với lãnh thổ của họ ở Biển Đông. Các nhà quan sát cho rằng
những hành vi gây nhiều sóng gió có thể làm cho Trung Quốc rơi vào một
cuộc xung đột với các nước láng giềng cũng có yêu sách chủ quyền ở vùng
biển rất quan trọng cho hoạt động thương mại của cả thế giới này.
Dave DeForest
VOA
Cuộc chiến biên giới 1979
Thủy Giang
gửi cho BBCVietnamese.com từ Bratislava
Ba mươi bốn năm về trước, lúc 5 giờ 25
phút sáng ngày 17/2/1979, tiếng đại pháo của quân Trung Quốc đồng loạt
khai hỏa trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Phong Thổ, Lai Châu đến
địa đầu Móng Cái, mở đầu một cuộc chiến, mà đối với giới lãnh đạo Bắc
Kinh là “dạy cho quân côn đồ Việt Nam một bài học” như lời của Đặng Tiểu
Bình.
Đối với giới lãnh đạo của CS Việt Nam là “trận đánh xâm lược của bọn bá quyền Trung Quốc”, như lời của Tổng bí thư Lê Duẩn.
Còn đối với quốc tế thì đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba.
Dù gọi dưới danh xưng gì đi nữa thì cuộc chiến
này vẫn là một trong những trận chiến thảm khốc nhất dưới góc độ hủy
diệt và dã man trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Không có bất cứ số liệu nào chính thức và đáng
tin cậy về con số thương vong của quân dân hai bên tham chiến, tuy nhiên
con số mà người ta ước lượng là trên 100 ngàn người cho cả hai phía sau
gần 30 ngày giao tranh đẫm máu sau khi Trung Quốc chính thức rút quân
vào ngày 16/3/1979.
Thảm khốc
Trên đường tấn công, quân Trung Cộng nã súng không thương tiếc đối với bất kỳ ai, bất kỳ vật gì mà họ gặp trên đường tiến quân.
Sư đoàn 163 của họ nhận được lệnh từ cấp trên
là “sát cách vô luận” tức“ giết người không bi buộc tội” do vậy lính
Trung Cộng đã thẳng tay sử dụng đại bác, hỏa tiển, súng phun lửa, mìn và
kể cả xăng để tiêu diệt từ làng này sang làng khác, hết chục người này
đến trăm, đến ngàn người khác.
Nếu như, ở Bát Xát, thuộc Lào Cai, hàng trăm phụ
nữ bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân
Trung Quốc tiến sang, thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An,
Cao Bằng, trong ngày 9/3/1979, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã
giết 43 người gồm 23 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang
thai.
Tất cả đều bị giết bằng dao. 10 người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.
Việt Nam đã ra lệnh tổng động viên thanh niên vào quân ngũ
Kết quả đó đã được Đặng Tiểu Bình hả hê xác nhận
chủ tâm dã man này trong một bài nói chuyện đúng vào ngày rút quân của
Trung Quốc, nguyên văn: “Mười một ngày này trên đường trở về đã quét dọn
một số hang, có một số vật tư giấu ở hang này hang nọ, một số thôn
trang, cũng quét dọn mấy ngàn người, trên vạn người.”
Ngày này, ba mươi bốn năm sau, dường như không còn chút vết tích gì về cuộc chiến đó trên quê hương Việt Nam.
Đối với mỗi người Việt Nam yêu nước câu hỏi lớn
và đau đớn nhất trong ngày này là - đây là một sự lãng quên vô tình hay
phản bội?
Bởi toàn bộ hệ thống truyền thông, báo chí chính
thống của nhà nước không hề nêu lên một chữ dù chỉ để nhắc nhớ như đã
từng nhắc nhớ về những cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ? (Báo Thanh Niên số 17/2/2013 có bài Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979, bài duy nhất trên phương tiện truyền thông Việt Nam trực tiếp nhắc đến cuộc chiến chống quân Trung Quốc - BTV)
Trong hàng loạt những hoạt động tưởng nhớ, đền
ơn những người có công với đất nước người ta không hề nghe đến những
người đã hy sinh cho Tổ quốc trong trận chiến với “quân Trung Quốc xâm
lược” vào tháng 2 năm 1979.
Trên các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, những tấm bia nào có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” đều bị xóa sạch.
Cũng có những nghĩa trang chôn cất những người đã hy sinh trong trận chiến nhưng lại đìu hiu đến ngậm ngùi.
Nghĩa trang Duyên Hải, Lào Cai là một điển hình
chua xót. Cũng từ cái chủ nghĩa ấy các anh đã cầm súng và hy sinh, và sự
hy sinh của các anh ngày hôm nay đã biến vào hư không, âm thầm như
nhũng cái chết vô danh. Những nấm mộ này vẫn đang nằm trong lãng quên
của nhiều người, ngoại trừ nỗi buồn đau của người thân các anh.
Lãng quên hay phản bội?
Đáng lẽ ngày này phải có lễ kỷ niệm, bởi vì đó
là ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam, tàn phá biên giới giết hại nhân
dân Việt Nam.
Đó là một dấu mốc mà nhân dân Việt Nam đời đời khắc cốt, ghi xương.
Đáng ra phải có lễ kỷ niệm, nhưng vì sao vậy?
Đó là do sức ép của nhà cầm quyền Trung Cộng đối
với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, Trung Quốc vừa ăn cướp vừa bịt
miệng nạn nhân với những mỹ từ nào là “16 chữ vàng” nào là “4 tốt”.
Liệu pháp “16 chữ vàng” và “4 tốt” xuất hiện
trong bối cảnh nào mà đã xóa sạch mọi vết tích của trận chiến ngày
17/2/1979? Thậm chí nó còn muốn hủy diệt sức đề kháng trước ngoại xâm
của dân tộc Việt Nam?
Vì sao hình ảnh “16 chữ vàng” và “4 tốt” đã thay
chỗ cho những khuôn mặt đau thương, những thân hình tàn phế cùng những
hy sinh không đếm được của hàng chục vạn chiến sĩ, đồng bào trong cuộc
chiến 17 tháng 2 năm 1979
Hàng ngàn năm sống bên cạnh Trung Quốc đã cho người Việt Nam quá nhiều kinh nghiệm và bài học.
Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay
vì luôn luôn đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi của dân tộc nên
mới nhận kẻ thù truyền kiếp của dân tộc làm bạn, rồi bây giờ cũng vì
quyền lợi riêng, nên cúi đầu cam tâm thần phục Bắc Kinh, và ép buộc nhân
dân phải đớn hèn theo họ!
Cuộc chiến biên giới tháng 2 năm 1979 chống quân
Trung Quốc xâm lược rõ ràng là một cuộc chiến cố tình bị lãng quên. Tôi
cho đó là một sự phản bội của Đảng Cộng sản Việt Nam!
Bài phản ánh quan điểm và cách hành văn của người viết, nhà báo hiện sống ở Bratislava, Slovakia.
Cuộc chiến 1979 và mạng xã hội
Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com
Cập nhật: 16:19 GMT - chủ nhật, 17 tháng 2, 2013
Một bảo vệ toan tháo các dòng chữ tưởng niệm đã bị quay phim và đưa lên mạng xã hội
"Dân ta phải học sử ta, nếu mà không học
thì tra google," là câu được truyền miệng từ vài năm nay khi Việt Nam
ngày càng kết nối chặt chẽ vào mạng toàn cầu.
Số người Việt dùng internet được cho
là đã lên tới hơn 30 triệu, chiếm một phần ba dân số, và họ có thể tiếp
cận những thông tin hiếm thấy trên không gian chính thống.
Đợt kỷ niệm 34 năm ngày Trung Quốc đưa hàng vạn
quân tràn qua sáu tỉnh biên giới gây thương vong cho hàng vạn người ở cả
hai phía càng cho thấy khả năng thông tin có thể lan tỏa qua mạng xã
hội và mạng toàn cầu nói chung.
Ít nhất ba video đã xuất hiện trên YouTube trong
ngày 17/2 về chuyện các cựu quan chức và trí thức không được vào đặt
vòng hoa để đánh dấu ngày này tại đài tưởng niệm ở trung tâm Hà Nội và ở
Gò Đống Đa.
Vài giờ sau đã có hàng trăm người xem các video này trong khi nhiều video về chủ đề cuộc chiến 1979 được hàng vạn người xem.
Trên mạng xã hội Facebook, trang
Bấm
Hoa Sim Ngày 17-2 vừa được lập ra để tưởng nhớ những người đã ngã xuống cũng được sự hưởng ứng của hơn 100 người.
Khi dùng từ khóa 'cuộc chiến biên giới 1979' trên trang google.com, trang đầu tiên trong danh sách kết quả là
Bấm
trang viết trên Wikipedia về cuộc xung đột với những thông tin khái quát.
Cũng trong trang đầu của các kết quả tìm kiếm là
sự tái hiện lực lượng hùng hậu của phía Trung Quốc với hàng loạt xe
tăng, trọng pháo và số đông quân tham chiến qua một video có thuyết minh
bằng tiếng Đức.
'Thiếu sót lớn'
Ngoài ra một diễn đàn về cuộc chiến biên giới với
Bấm
gần 60 trang thông tin bắt đầu từ hồi năm 2008 có mặt tại vị trí số sáu trong các kết quả.
Các bài viết trên trang của
Bấm
BBC,
Bấm
VOA và
Bấm
RFA đều nằm ở trang đầu tiên của hơn một triệu kết quả mà Google đưa lại.
Sự góp mặt duy nhất của truyền thông trong nước trong trang kết quả tìm kiếm đầu tiên là bài '
Bấm
Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979' của báo Thanh Niên được đăng vào sáng sớm ngày 17/2/2013.
"Trong
khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống
phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800
tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ
gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN.""
Tướng Lê Văn Cương nói với báo Thanh Niên
Báo này phỏng vấn Tướng Lê Văn Cương, người nói
rằng việc nhà nước không kỷ niệm sự kiện này trong nhiều năm qua là một
"thiếu sót lớn" và nói thêm:
"Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó
chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ
tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội
dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ
trước VN".
"Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90%
người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới
sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả."
'Chịu lép vế'
Mặc dù truyền thông chính thống ít có những cố
gắng để ghi lại cuộc chiến đẫm máu cách đây 34 năm và các trận đánh lớn
nhỏ trong suốt 10 năm sau đó, nhiều công dân mạng đã có những nỗ lực của
riêng họ.
Một số blogger đã có những cố gắng để tìm lại những người đã trực tiếp chống lại quân Trung Quốc và đưa lên
Bấm
blog cũng như YouTube.
Trong một video, Tướng Lê Duy Mật, một trong các
tư lệnh của các trận đánh lớn trong những năm giữa thập niên 1980, cáo
buộc chính quyền Hà Nội bị Trung Quốc "áp đảo" và đã "chịu lép vế" (ở
phút thứ 4 trong video).
Trong số kết quả tìm kiếm cũng có
Bấm
video phỏng vấn Đại tá Quách Hải Lượng, người nói rằng Tổng
Bí thư Lê Duẩn đã nói với một số sỹ quan Việt Nam về chuyện sẽ phải đối
phó với quân đội Trung Quốc từ tháng 8/1978.
Vị Đại tá cũng đưa ra thông tin rằng Bộ trưởng
Quốc phòng Văn Tiến Dũng trong khi đó có vẻ vẫn tin vào chuyện Trung
Quốc "sẽ tốt" với Việt Nam.
Những video phi chính thống này cũng đã bị một
số người chỉ trích nói rằng các nhân vật được phỏng vấn "bất mãn" với
chế độ hay một số thông tin có liên quan không chính xác.
Nhưng trong môi trường thông tin chính thống
trống vắng, những thông tin phi chính thống đã trở thành các nguồn gần
như độc nhất cho các công dân mạng muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam
đương đại.
Video 1
Video 2