Gia
Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) là cuốn sách cẩm
nang về địa dư, khí hậu, núi sông, phong tục, sản vật v.v...của các tỉnh
miền Nam xưa. Sách này hiện nay được xếp vào hàng kinh điển vì là nguồn
tài liệu chính của các sử thần nhà Nguyễn trước đây và các học giả sau
này dùng để tham khảo tra cứu để viết về miền Nam. Gia Định Thành Thông
Chí gồm 6 chí, trong chí thứ 5 có tên
Phong Tục Chí, Trịnh Hoài Đức đã chép về phong tục tập quán của người
Sài Gòn-Gia Định xưa như sau. Đắc Xuyên Gia Khang xin trích lược:
“Ở Gia Định, khi khách đến nhà, đầu tiên gia chủ bày trầu cau, sau dọn tiếp cơm bánh, thiết đãi chu đáo đầy đủ, không kể là người thân sơ, quen lạ, tông tích ở đâu, tất cả đều được đón nhận tiếp đãi đàng hoàng cho nên người đi chơi không cần đem theo lương thực. Nhưng lại khiến có nhiều người trốn tránh pháp luật hay đến xứ này, bởi đã có chỗ ăn ở vậy.
Ngày trước, người Tàu gọi dân Gia Định là người Xích Cước (nghĩa là đi chân không) vì từ trước chỉ có quan quyền, người giàu có phong lưu ở phố chợ mới đi giày vớ. Nay đã nhiễm tục người Tàu, dù là người làm thuê và bọn tì nữ cũng mang guốc quai da, dày vải.
Đất Gia Định nhiều sông, kinh, cù lao, bãi cát, nên trong 10 người đã có 9 người giỏi nghề lội bơi, chèo thuyền. Lại ưa ăn mắm, ngày ăn 3 bữa cơm mà ít khi ăn cháo.
Tục ở đây khi nhà có người sinh đẻ thì dùng một đoạn củi đã tắt rồi chẻ đầu cây cán gỗ kẹp ngang dựng ngay trước cửa. Nếu sinh con trai thì trở đầu củi đã tắt lửa vào trong nhà, con gái thì trở đầu củi ra ngoài để làm hiệu ngăn cấm. Nếu ai bị sản nạn như không nuôi được con, bệnh xây xẩm, bệnh cục máu hay có hung táng đều không cho vào.
Đầy tháng thì làm bánh trôi nước cúng tạ 12 mụ bà (tức vái 12 mụ bà, 13 đức thầy), con trai thì sụt lui một ngày, con gái sụt lui 2 ngày, ấy là lễ đầy tháng. Giáp năm làm lễ thôi nôi y như tục Trung Hoa. Chồng người sản phụ không kể quân hay dân đều được miễn cho 1 tháng xâu dịch, gọi là cáo lợi thủy. Đó cũng là hậu đạo châm chế cho người bận việc nuôi dưỡng vợ con.
Lại có tục của người thôn dã, khi có việc thù hiềm nhau thì đến miếu xưa hoặc ngã ba đường, chặt cây chuối trồng ngược lên, rồi xé con gà ở trên ấy, lén đem tên họ của người thù hằn thầm đọc thần chú. Người bị thù ấy có khi ngẫu nhiên đau ốm hoặc bị tai ách thật. Ấy là bắt chước theo tục man rợ vậy.
Ngày trước có bọn vô liêm sĩ, có việc gì tranh cãi nhau, bất luận người kia có đấm đá mình hay không, liền nằm vật xuống đất, xé rách áo quần, tự cào cấu thân thể, rên rỉ kêu la, vu hoạ cho người để yêu sách phạt vạ, gọi là nằm vạ. Gần đây phép quan đã trừng trị, nên tất cả đều bãi bỏ.
Người nước ta đều học sách vở của Tàu. Nếu có quốc âm và tiếng địa phương thì dùng chữ trong sách Trung Quốc có âm thanh gần nhau rồi tùy loại mà gia thêm bên cạnh. Như kim loại thì thêm bộ kim, loại mộc thì thêm bộ mộc, loại ngôn ngữ thì thêm bộ khẩu v.v...phỏng theo phép lục thư hoặc giả tá, hoặc hội ý hay là hài thanh để ráp với nhau, chứ nước ta vốn không có loại chữ riêng.
Người ở đây nói tiếng địa phương thường hay pha tiếng Tàu, tiếng Cao Miên. Người nghe tập quen rồi tự biết, mà không để ý phân biệt chỗ khác lạ được một cách rõ ràng.
Ở Gia Định chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, hay để đi thăm người thân, hoặc chở gạo củi đi buôn bán, rất tiện lợi. Mà ghe thuyền đi lại chật sông suốt ngày đêm nối đuôi nhau, cho nên nhiều khi đụng nhau bị hư hỏng rồi sinh ra kiện cáo. Nhưng ai phải ai quấy thì thật khó xử đoán cho đúng lẽ.
Lúc bấy giờ có quan Điều khiển Tham mưu đồn dinh là Nghi Biểu hầu Nguyễn Cư Trinh ra lệnh rằng: phàm ghe thuyền đi bất luận gặp gió nước thuận hay nghịch, khi gần gặp nhau thì phải hô là "bát" thì ghe mình đi về phía phải, ghe kia cũng phải đi về phía phải để thuận lái cho dễ điều khiển mà tránh nhau. Nếu ghe này đã hô "bát" mà ghe kia còn đi về phía trái không tránh để (hai ghe) đụng nhau làm hư hỏng, thì lỗi ấy về ghe không tránh kia.
Trên sông thường có bọn cướp bôi mặt để cướp bóc làm người chủ ghe do hốt hoảng nhất thời không nhận ra được là ai, lại không có vật gì làm bằng chứng nên rất khó cho việc truy cứu. Nên Nghi Biểu hầu Nguyễn Cư Trinh ra lệnh tất cả ghe thuyền lớn nhỏ trong hạt, quan nha sở tại phải buộc chủ thuyền khai báo tên họ làm sổ sách rõ ràng, rồi khắc chữ đóng vào đầu thuyền, ai trái lệnh thì bị tội, làm hồ sơ ghe thuyền để lưu chiếu. Từ đó người bị cướp nhận ra được tên kẻ cướp, chỉ tên ra tố cáo, tìm ra được kẻ gian nên bọn côn đồ mới chịu yên.
Tục lệ cứ 10 giạ lúa gọi là trăm, 100 giạ gọi là thiên. Khi cân hoặc dùng cân Tư Mã đời (hậu) Lê, hoặc dùng cân đương thời, có khi thêm 3 thêm 5, nặng nhẹ không chừng. Thước đo thì chế ra dài, ngắn khác nhau. Việc mua bán trước hết phải nói rõ sẽ dùng thước nào, cân nào sau mới định giá, nếu không sẽ sinh ra tranh hơn thua, gây nên kiện cáo.
Vì vậy khi gặp giữa đường hỏi nhau, như nói mua một thước vải giá tiền 1 quan, dầu nghe chưa biết mắc rẻ ra sao, phải hỏi xem dùng loại thước nào mới biết rõ. Phàm hầu hết các vật khác cũng như thế, người mua cứ châm chước thầm trong bụng mà theo hoặc không, chứ không cần biết cân thước lớn nhỏ dài ngắn ra sao. Thật là lạ."
“Ở Gia Định, khi khách đến nhà, đầu tiên gia chủ bày trầu cau, sau dọn tiếp cơm bánh, thiết đãi chu đáo đầy đủ, không kể là người thân sơ, quen lạ, tông tích ở đâu, tất cả đều được đón nhận tiếp đãi đàng hoàng cho nên người đi chơi không cần đem theo lương thực. Nhưng lại khiến có nhiều người trốn tránh pháp luật hay đến xứ này, bởi đã có chỗ ăn ở vậy.
Ngày trước, người Tàu gọi dân Gia Định là người Xích Cước (nghĩa là đi chân không) vì từ trước chỉ có quan quyền, người giàu có phong lưu ở phố chợ mới đi giày vớ. Nay đã nhiễm tục người Tàu, dù là người làm thuê và bọn tì nữ cũng mang guốc quai da, dày vải.
Đất Gia Định nhiều sông, kinh, cù lao, bãi cát, nên trong 10 người đã có 9 người giỏi nghề lội bơi, chèo thuyền. Lại ưa ăn mắm, ngày ăn 3 bữa cơm mà ít khi ăn cháo.
Tục ở đây khi nhà có người sinh đẻ thì dùng một đoạn củi đã tắt rồi chẻ đầu cây cán gỗ kẹp ngang dựng ngay trước cửa. Nếu sinh con trai thì trở đầu củi đã tắt lửa vào trong nhà, con gái thì trở đầu củi ra ngoài để làm hiệu ngăn cấm. Nếu ai bị sản nạn như không nuôi được con, bệnh xây xẩm, bệnh cục máu hay có hung táng đều không cho vào.
Đầy tháng thì làm bánh trôi nước cúng tạ 12 mụ bà (tức vái 12 mụ bà, 13 đức thầy), con trai thì sụt lui một ngày, con gái sụt lui 2 ngày, ấy là lễ đầy tháng. Giáp năm làm lễ thôi nôi y như tục Trung Hoa. Chồng người sản phụ không kể quân hay dân đều được miễn cho 1 tháng xâu dịch, gọi là cáo lợi thủy. Đó cũng là hậu đạo châm chế cho người bận việc nuôi dưỡng vợ con.
Lại có tục của người thôn dã, khi có việc thù hiềm nhau thì đến miếu xưa hoặc ngã ba đường, chặt cây chuối trồng ngược lên, rồi xé con gà ở trên ấy, lén đem tên họ của người thù hằn thầm đọc thần chú. Người bị thù ấy có khi ngẫu nhiên đau ốm hoặc bị tai ách thật. Ấy là bắt chước theo tục man rợ vậy.
Ngày trước có bọn vô liêm sĩ, có việc gì tranh cãi nhau, bất luận người kia có đấm đá mình hay không, liền nằm vật xuống đất, xé rách áo quần, tự cào cấu thân thể, rên rỉ kêu la, vu hoạ cho người để yêu sách phạt vạ, gọi là nằm vạ. Gần đây phép quan đã trừng trị, nên tất cả đều bãi bỏ.
Người nước ta đều học sách vở của Tàu. Nếu có quốc âm và tiếng địa phương thì dùng chữ trong sách Trung Quốc có âm thanh gần nhau rồi tùy loại mà gia thêm bên cạnh. Như kim loại thì thêm bộ kim, loại mộc thì thêm bộ mộc, loại ngôn ngữ thì thêm bộ khẩu v.v...phỏng theo phép lục thư hoặc giả tá, hoặc hội ý hay là hài thanh để ráp với nhau, chứ nước ta vốn không có loại chữ riêng.
Người ở đây nói tiếng địa phương thường hay pha tiếng Tàu, tiếng Cao Miên. Người nghe tập quen rồi tự biết, mà không để ý phân biệt chỗ khác lạ được một cách rõ ràng.
Ở Gia Định chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, hay để đi thăm người thân, hoặc chở gạo củi đi buôn bán, rất tiện lợi. Mà ghe thuyền đi lại chật sông suốt ngày đêm nối đuôi nhau, cho nên nhiều khi đụng nhau bị hư hỏng rồi sinh ra kiện cáo. Nhưng ai phải ai quấy thì thật khó xử đoán cho đúng lẽ.
Lúc bấy giờ có quan Điều khiển Tham mưu đồn dinh là Nghi Biểu hầu Nguyễn Cư Trinh ra lệnh rằng: phàm ghe thuyền đi bất luận gặp gió nước thuận hay nghịch, khi gần gặp nhau thì phải hô là "bát" thì ghe mình đi về phía phải, ghe kia cũng phải đi về phía phải để thuận lái cho dễ điều khiển mà tránh nhau. Nếu ghe này đã hô "bát" mà ghe kia còn đi về phía trái không tránh để (hai ghe) đụng nhau làm hư hỏng, thì lỗi ấy về ghe không tránh kia.
Trên sông thường có bọn cướp bôi mặt để cướp bóc làm người chủ ghe do hốt hoảng nhất thời không nhận ra được là ai, lại không có vật gì làm bằng chứng nên rất khó cho việc truy cứu. Nên Nghi Biểu hầu Nguyễn Cư Trinh ra lệnh tất cả ghe thuyền lớn nhỏ trong hạt, quan nha sở tại phải buộc chủ thuyền khai báo tên họ làm sổ sách rõ ràng, rồi khắc chữ đóng vào đầu thuyền, ai trái lệnh thì bị tội, làm hồ sơ ghe thuyền để lưu chiếu. Từ đó người bị cướp nhận ra được tên kẻ cướp, chỉ tên ra tố cáo, tìm ra được kẻ gian nên bọn côn đồ mới chịu yên.
Tục lệ cứ 10 giạ lúa gọi là trăm, 100 giạ gọi là thiên. Khi cân hoặc dùng cân Tư Mã đời (hậu) Lê, hoặc dùng cân đương thời, có khi thêm 3 thêm 5, nặng nhẹ không chừng. Thước đo thì chế ra dài, ngắn khác nhau. Việc mua bán trước hết phải nói rõ sẽ dùng thước nào, cân nào sau mới định giá, nếu không sẽ sinh ra tranh hơn thua, gây nên kiện cáo.
Vì vậy khi gặp giữa đường hỏi nhau, như nói mua một thước vải giá tiền 1 quan, dầu nghe chưa biết mắc rẻ ra sao, phải hỏi xem dùng loại thước nào mới biết rõ. Phàm hầu hết các vật khác cũng như thế, người mua cứ châm chước thầm trong bụng mà theo hoặc không, chứ không cần biết cân thước lớn nhỏ dài ngắn ra sao. Thật là lạ."
FB Đắc Xuyên Gia Khang