Chữ “đức” (德) là chữ Hán (thiên bàng) hợp thành từ các bộ “xích” (彳) , “thập” (十); “mục” (目); “nhất” (一); “tâm” (心) tổ hợp thành. Trong cuốn “Thuyết văn giải tự” giải thích: “Đức, thăng dã. Tùng xích thanh”, tạm dịch là: “Đức, cảnh giới nhờ việc làm tốt mà thăng hoa”.
Hình chữ chọn dùng “彳” làm biên bàng, “㥁” làm thanh bàng. Vì vậy, “đức” có thể lý giải là đạo đức của con người, “tâm tính” (心性) của con người thăng hoa lên trên. Bởi “đức” có ý nghĩa vươn lên tầng thứ cao, cũng là chỉ tinh tấn trong tu luyện của người tu luyện. “Xích” 彳, ý là đi thong thả. Theo “Thuyết văn giải tự”, “Xích” (彳) giống như 3 khớp xương đùi, bắp chân, bàn chân của chân dưới của con người liên kết lại với nhau, ý là đi từng bước nhỏ.
Nhưng bước đi thong thả trong chữ “đức” (德) này, không phải là chạy, không phải nhảy, không phải đang tản bộ trên đất bằng, cũng không phải đang dậm chân tại chỗ, mà là từng bước một có in dấu chân đi lên trên, hướng lên trên. Đối với một người bình thường mà nói, sự ít nhiều của “đức” quyết định năng lực lớn nhỏ, mức độ của hạnh phúc, hướng đi và tầng thứ của luân hồi.
Vậy nên, muốn “được” thì phải có “đức”, muốn “được” thì phải “mất”, muốn “được” thì phải “xả”, muốn “được” thì phải cho đi. Đối với người tu luyện mà nói, sự ít nhiều của “đức” đã quyết định mức độ khó dễ trong tu luyện của người tu luyện, tầng thứ và quả vị có thể đạt được.
Phía bên phải của “đức” là “thập mục nhất tâm” (十目一心). Chúng ta trước hết nói về chữ “nhất” (一) trong này. Chúng ta hiện nay đều lý giải chữ “nhất” là chữ số 1, cho rằng chữ nhất chính là đơn giản nhất. Trên thực tế chữ số này là phức tạp nhất. Trong “Thuyết văn giải tự” giải thích đối với chữ này là nhiều nhất. Vậy “nhất” (一) ở trong đó được đàm như thế nào?
“Duy sơ thái cực, đạo lập ô nhất, tạo phân thiên địa, hóa thành vạn vật“, (tạm dịch là: Thái cực, Đạo tối nguyên sơ là được sinh ta từ “nhất”, sau đó tạo nên trời đất, sinh thành vạn vật). Vậy nên chữ “nhất” này nó là thủy tổ của vạn vật, là thủy tổ và bản nguyên của hết thảy mọi thứ. Từ “nhất” sinh ra âm dương, tạo ra trời đất. Vậy nên một nét ngang này thực tế chính là tách biệt trời đất, bên trên là trời, bên dưới là đất, còn “thập” (số 10) chính là “thế giới mười phương, bốn mặt tám phương”.
Vậy nên mọi người sẽ thấy chữ “đức” này rất có ý nghĩa, “thập mục” (十目) bên trên chữ “nhất” (一) chính là ý nói khắp trời đều là những con mắt. Chữ “tâm” (心) bên dưới chữ “nhất” đương nhiên chính là chỉ nhân tâm, vậy nên con mắt của khắp trời đều đang nhìn vào cái tâm của con người.
Quá khứ có một câu nói “trên đầu ba thước có Thần linh”, “làm chuyện trái với lương tâm ở trong phòng tối, mắt Thần lại thấy rõ như ánh điện”. Chính là nói khắp nơi đều là con mắt của trời, con mắt khắp trời đều đang nhìn xuống mặt đất này. Từ đây có thể thấy người xưa cho rằng cái gì là “đức”? Chính là không kể có người đang dõi nhìn bạn hay không, có pháp luật truy cứu bạn hay không, hành vi của bạn nếu phù hợp với đạo trời, thì mới là “đức” thật sự.
Lão Tử nói: “Vạn vật mạc bất tôn Đạo nhi quý Đức“, ý là muôn vật đều tôn trọng Đạo và quý trọng Đức; muôn vật nếu không có Đạo thì không thể sinh, không có Đức thì không thể thành được. Vạn vật trong cõi trời đất sở dĩ có thể sinh tồn và phát triển, đều là bắt nguồn từ sự dưỡng dục của đạo đức. Đức là một loại vật chất cao năng lượng nhìn không thấy, sờ không được nhưng lại thật sự tồn tại. Có thể nói chữ “Đức” quyết định hết thảy mọi thứ của con người, sâu cạn nhiều ít của đức hạnh quyết định phúc phận và vận mệnh của con người. Cũng chính như “có đức mặc sức mà ăn” mà cổ nhân thường nói đến.
Đối với người bình thường mà nói, không có “đức” thì người ta sẽ không có phúc khí; đối với người tu luyện, không có đức thì người ta không thể tu luyện lên trên được, bởi vì tu luyện là “lấy đức diễn hóa ra công”. Vậy nên “tâm tính” (bao gồm cả “đức” trong đó) là thứ cơ bản nhất, then chốt nhất khiến người tu luyện đề cao tầng thứ, có được cao “công”.
Cát hung họa phúc của con người có liên quan chặt chẽ với đức, có đức là phúc, không có đức chính là họa, đây chính là “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân“, ý rằng trời không thiên vị, thường giúp người lành.
Trong điển tịch cổ đại, “Thượng Thư – Sách lược Cao Đào” miêu tả 9 đức – 9 đức tính của Thánh nhân: “Khoan nhi lật, nhu nhi lập, nguyện nhi cung, loạn nhi kính, nhiễu nhi nghị, trực nhi ôn, giản nhi liêm, cương nhi tắc, cường nhi nghĩa”. (Tạm dịch là: khoan dung đại lượng nhưng cũng nghiêm túc cung kính, tính tình ôn hòa nhưng lại có chủ kiến, cẩn thận tỉ mỉ nhưng cũng trang trọng nghiêm túc, có tài trị quốc nhưng cũng thận trọng, giỏi lắng nghe ý kiến của người khác nhưng cũng cương nghị quyết đoán, hành vi chính trực nhưng thái độ ôn hòa, khoáng đạt giản dị nhưng cũng chú trọng cả những việc nhỏ, cương trực nhưng cũng vẹn toàn, kiên cường dũng cảm nhưng cũng phù hợp đạo nghĩa).
Trong quyển “Thượng Thư – Hồng Phạm”, nói đến ba phẩm đức khác: “Nhất viết chính trực, nhị viết cương khắc, tam viết nhu khắc”. (Tạm dịch: một là cương trực thẳng thắn, hai là lấy cứng rắn giành thắng lợi, ba là lấy mềm dẻo giành thắng lợi).
Trong quyển “Chu Lễ – Địa Quan”, lại có giảng đến 6 phẩm đức: “Tri, nhân, thánh, nghĩa, trung, hòa” ;(tri: tri thức, hiểu biết; nhân: nhân nghĩa; thánh: sáng suốt: nghĩa: chính nghĩa; trung: chính trực; hòa: khiêm hòa). Khổng Tử trong “Luận Ngữ” giảng “nhân, lễ, nghĩ, trí, tín”. Người xưa vô cùng tôn kính trời đất thần linh, có thể tuân giữ đạo đức, vậy nên có phẩm đức tốt, phúc phận lớn.
Con người hiện nay thường coi nhẹ đạo đức, nhìn nhận đạo đức một cách nông cạn. Hơn nữa còn cho rằng hai chữ “đạo đức” chỉ là một loại thuyết giáo, vốn không có nội hàm chân thật, chỉ nói ngoài cửa miệng mà thôi. Từ đó mà không thể thật lòng thành tín, không biết hàm nghĩa thâm sâu của đạo đức cũng như năng lượng vật chất và tinh thần to lớn của nó. Vậy nên con người hôm nay ngày càng rời xa đạo, thiết hụt đức, phúc phận mỏng manh, gặp nhiều chuyện không được như ý.
Thích Tánh Không
Wednesday, January 18, 2017
Saturday, January 14, 2017
Có kiếp trước hay không?
Một bài viết thật hay,
đầy đạo lý. cho cả đời lẫn đạo.
Bạn hỏi mình: Có kiếp trước hay không?
Sao mỗi con người sanh ra lại khác nhau đến thế?
Có kẻ đẹp kẻ xấu. Có người khôn người ngu. Có đứa sang đứa hèn.
Nhưng bạn ơi, xấu - đẹp, khôn - ngu, sang - hèn ... là do bạn nhìn nó như vậy.
Chứ bản thân mỗi người đều là mỗi tuyệt tác đấy thôi.
Máu ai cũng đỏ. Nước mắt ai cũng trong. Trái tim ai cũng đập.
Sự phân biệt đến do bạn nhìn như vậy.
Bạn lại hỏi mình: Có kiếp sau hay không?
Mình mới hỏi lại: Bạn cần kiếp sau để làm gì?
Để thấy người sống thiện được đền đáp, người tội lỗi bị dầu sôi, người tu đạo được giải thoát.
Nhưng bạn ơi, đâu cần tới kiếp sau.
Nhân quả nhãn tiền.
Chỉ do bạn không thấy.
Bạn có bao giờ nhìn sâu vào cuộc sống.
Người có lòng Từ, khuôn mặt sẽ dịu nhẹ bao dung, vòng tay sẽ ân cần rộng mở.
Kẻ thủ ác, trong tim chứa đầy lửa dữ. Tự đốt mình, đâu cần địa ngục xa xôi. Đôi mắt láo liên, hằn những đường gân máu. Luôn cau mày, luôn nhức nhối thân tâm.
Ai xức nước hoa, người sẽ thoang thoảng hương thơm.
Trái tim ai đẹp sẽ lung linh như vầng trăng ấy.
Và bạn ơi, phút giây này hạnh phúc.
Được mỉm cười, được chiêm ngắm đổi thay.
Tìm cầu chi nữa quá khứ vị lai.
Chẳng nơi nào đẹp như bây giờ hiện tại.
Cành sen trắng đang rưng rưng trong nắng.
B���t mỉm cười lấp lánh đoá Vô Ưu.
"Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ hội đặc biệt cả. Mỗi ngày sống đã là một cơ hội đặc biệt rồi!"
Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này, và nó đã thay đổi cuộc đời tôi.
Hiện nay tôi đọc sách nhiều hơn trước và bớt dọn dẹp nhà cửa.
Tôi ngồi trước mái hiên mà ngắm cảnh chứ không buồn để ý đến cỏ dại mọc trong vườn.
Tôi dành nhiều thì giờ cho gia đình và bạn hữu hơn là cho công việc.
Tôi hiểu rằng cuộc đời là những cảm nghiệm mình cần phải nếm.
Từ ngày ấy, tôi không còn cất giữ một cái gì nữa.
Tôi đem bộ ly pha lê ra sử dụng mỗi ngày; tôi mặc áo mới để đi siêu thị, nếu mình bỗng thấy thích.
Tôi không cần dành nước hoa hảo hạng cho những ngày đại lễ, tôi xức nước hoa khi nào mình thấy thích.
Những cụm từ như “một ngày gần đây” và “hôm nào” đang bị loại khỏi vốn từ vựng của tôi
Điều gì đáng bỏ công, thì tôi muốn xem, muốn nghe, muốn làm ngay bây giờ.
Tôi không biết chắc là vợ của bạn tôi hẳn sẽ làm gì nếu cô ấy biết trước rằng mai đây mình không còn sống nữa. (một ngày mai mà tất cả chúng ta xem thường)
Tôi nghĩ rằng cô ấy hẳn sẽ mời mọi người trong gia đình, mời bạn bè thân thích đến.
Có thể cô sẽ điện cho vài người bạn cũ và làm hòa hay xin lỗi về một chuyện bất hòa trước đây.
Chính những chuyện vặt vãnh mà tôi chưa làm khiến cho tôi áy náy, nếu tôi biết rằng thì giờ tôi còn rất có hạn.
Tôi sẽ rất áy náy vì không đi thăm một vài người bạn mình cần phải gặp mà cứ hẹn lần hồi.
Áy náy vì không nói thường hơn với những người thân của mình rằng mình yêu thương họ.
Áy náy vì chưa viết những lá thư mà mình dự định ‘hôm nào’ sẽ viết.
Giờ đây, tôi không chần chờ gì nữa, tôi không hẹn lại và không cất giữ điều gì có thể đem lại niềm vui và nụ cười cho cuộc sống chúng tôi.
Tôi tự nhủ rằng mỗi ngày là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đều đặc biệt cả.
Nếu bạn nhận được thư này, ấy là vì có một ai muốn điều hay cho bạn, và vì bạn cũng có quanh mình những người bạn quý yêu.
PBC72 sưu tầm
Sao mỗi con người sanh ra lại khác nhau đến thế?
Có kẻ đẹp kẻ xấu. Có người khôn người ngu. Có đứa sang đứa hèn.
Nhưng bạn ơi, xấu - đẹp, khôn - ngu, sang - hèn ... là do bạn nhìn nó như vậy.
Chứ bản thân mỗi người đều là mỗi tuyệt tác đấy thôi.
Máu ai cũng đỏ. Nước mắt ai cũng trong. Trái tim ai cũng đập.
Sự phân biệt đến do bạn nhìn như vậy.
Bạn lại hỏi mình: Có kiếp sau hay không?
Mình mới hỏi lại: Bạn cần kiếp sau để làm gì?
Để thấy người sống thiện được đền đáp, người tội lỗi bị dầu sôi, người tu đạo được giải thoát.
Nhưng bạn ơi, đâu cần tới kiếp sau.
Nhân quả nhãn tiền.
Chỉ do bạn không thấy.
Bạn có bao giờ nhìn sâu vào cuộc sống.
Người có lòng Từ, khuôn mặt sẽ dịu nhẹ bao dung, vòng tay sẽ ân cần rộng mở.
Kẻ thủ ác, trong tim chứa đầy lửa dữ. Tự đốt mình, đâu cần địa ngục xa xôi. Đôi mắt láo liên, hằn những đường gân máu. Luôn cau mày, luôn nhức nhối thân tâm.
Ai xức nước hoa, người sẽ thoang thoảng hương thơm.
Trái tim ai đẹp sẽ lung linh như vầng trăng ấy.
Và bạn ơi, phút giây này hạnh phúc.
Được mỉm cười, được chiêm ngắm đổi thay.
Tìm cầu chi nữa quá khứ vị lai.
Chẳng nơi nào đẹp như bây giờ hiện tại.
Cành sen trắng đang rưng rưng trong nắng.
B���t mỉm cười lấp lánh đoá Vô Ưu.
"Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ hội đặc biệt cả. Mỗi ngày sống đã là một cơ hội đặc biệt rồi!"
Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này, và nó đã thay đổi cuộc đời tôi.
Hiện nay tôi đọc sách nhiều hơn trước và bớt dọn dẹp nhà cửa.
Tôi ngồi trước mái hiên mà ngắm cảnh chứ không buồn để ý đến cỏ dại mọc trong vườn.
Tôi dành nhiều thì giờ cho gia đình và bạn hữu hơn là cho công việc.
Tôi hiểu rằng cuộc đời là những cảm nghiệm mình cần phải nếm.
Từ ngày ấy, tôi không còn cất giữ một cái gì nữa.
Tôi đem bộ ly pha lê ra sử dụng mỗi ngày; tôi mặc áo mới để đi siêu thị, nếu mình bỗng thấy thích.
Tôi không cần dành nước hoa hảo hạng cho những ngày đại lễ, tôi xức nước hoa khi nào mình thấy thích.
Những cụm từ như “một ngày gần đây” và “hôm nào” đang bị loại khỏi vốn từ vựng của tôi
Điều gì đáng bỏ công, thì tôi muốn xem, muốn nghe, muốn làm ngay bây giờ.
Tôi không biết chắc là vợ của bạn tôi hẳn sẽ làm gì nếu cô ấy biết trước rằng mai đây mình không còn sống nữa. (một ngày mai mà tất cả chúng ta xem thường)
Tôi nghĩ rằng cô ấy hẳn sẽ mời mọi người trong gia đình, mời bạn bè thân thích đến.
Có thể cô sẽ điện cho vài người bạn cũ và làm hòa hay xin lỗi về một chuyện bất hòa trước đây.
Chính những chuyện vặt vãnh mà tôi chưa làm khiến cho tôi áy náy, nếu tôi biết rằng thì giờ tôi còn rất có hạn.
Tôi sẽ rất áy náy vì không đi thăm một vài người bạn mình cần phải gặp mà cứ hẹn lần hồi.
Áy náy vì không nói thường hơn với những người thân của mình rằng mình yêu thương họ.
Áy náy vì chưa viết những lá thư mà mình dự định ‘hôm nào’ sẽ viết.
Giờ đây, tôi không chần chờ gì nữa, tôi không hẹn lại và không cất giữ điều gì có thể đem lại niềm vui và nụ cười cho cuộc sống chúng tôi.
Tôi tự nhủ rằng mỗi ngày là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đều đặc biệt cả.
Nếu bạn nhận được thư này, ấy là vì có một ai muốn điều hay cho bạn, và vì bạn cũng có quanh mình những người bạn quý yêu.
PBC72 sưu tầm
Thursday, January 12, 2017
Nhẫn chịu oan khuất thì là người được phúc báo
Người xưa có câu rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong giáo lý nhà Phật cũng cho rằng ác khẩu sẽ tạo nghiệp báo khôn lường. Vậy nên, đừng để sự tức giận chi phối tâm trí bạn và tước đoạt đi phúc báo của bạn.
1. Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo
Người khác nhục mạ bạn, bạn nên coi như được bội phục, người khác làm tổn thương bạn, bạn nên coi như họ đến để thành tựu bạn.
Làm tổn thương người khác chính là tiêu xài công đức phát tài của mình, một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, thì chính là mang tiền đến đưa cho người khác.
Ngược lại, một người có thể nhẫn nhục, chính là liên tục thu tiền. Người đại nhẫn giống như mở ngân hàng, có thể thu nạp từ trăm sông.
Trong mấy chục năm của cuộc đời, có rất nhiều chuyện và lời lẽ khiến chúng ta cảm động. Vì thế, chúng ta cũng nên nỗ lực tìm cách khiến người khác cảm động.
2. Trên thế giời này có một loại kinh doanh luôn lỗ vốn, chính là tức giận
Mọi người thường không chịu nhận sai, mọi thứ đều nói là lỗi của người khác, cho rằng mình mới là đúng. Kỳ thực không chịu nhận sai chính là một sai lầm.
Người mình nhận lỗi có thể là bố mẹ, bạn bè, người ngoài xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái và với cả người đối xử không tốt với mình. Bạn sẽ thấy rằng mình sẽ chẳng mất đi cái gì, mà ngược lại sẽ thấy được sự độ lượng của mình.
Nhẫn lỗi là một phẩm chất tốt, cũng là một loại tu hành.
3. Cái gì cũng không thể nhẫn nại, thành tựu của bạn sẽ bị giới hạn
Nhẫn nhịn cũng chính là điều mà con người gọi là bền chí, nghị lực. Cần phải nhẫn để được vừa lòng đẹp ý, tại sao vậy?
Người xưa dạy “một điều nhịn, chín điều lành”, cũng lại nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Quả thực, nhẫn nhịn có thể khiến tâm chúng ta trở nên thanh tịnh, khoảng trời trước mặt cũng sẽ trở nên rộng mở bao la.
4. Niệm giận vừa khởi lên, triệu cửa nghiệp chướng liền khai mở
Một khi tâm oán giận vừa khởi lên thì trí tuệ sẽ không còn, lý tính bị che mất. Do đó sẽ xử trí theo cảm tính, không chỉ làm tổn thương mình, mà còn hữu ý hoặc vô ý gây thù kết oán với người khác.
Nếu không thể hóa giải thù oán, khi nhân duyên chín muồi, báo ứng sẽ hiện ngay trước mắt, oan oan tương báo, quả báo sẽ ngày càng tàn khốc hơn.
5. Thân thể, tâm trạng của con người cùng với tự nhiên dung thành một bức họa
Thất tình lục dục làm nhiễu loạn tự nhiên, nhiễu loạn thân thể người. Thất tình là “Thích, phẫn nộ, buồn, vui, yêu, ác, dục”. Trong đó tức giận, nổi cáu là gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Có người nói, tuổi thọ trung bình của con người lẽ ra phải là 200 tuổi, chính là do những phiền não của bản thân đã làm cho thân thể bị hư hại; người luôn sống trong cảnh giới đại từ bi thì không già, không yếu, không mê, không tà, khộng tiêm nhiễm – đây mới là niềm vui thật sự.
6. Thường cảm ơn trong lòng
Mặc dù người khác nhục mạ, phỉ báng, hãm hại bạn, cũng vẫn nên dùng thiện tâm để đối đãi, và tự đáy lòng mình cảm ơn họ.
Thực sự thì sự sỉ nhục, phỉ báng, và hãm hại của người khác, chính là để tiêu trừ nghiệp lực mà mình đã tạo ra trong đời này. Vậy nên quyết không thể để tâm oán hận nổi lên. Nếu vẫn còn tâm oán hận, thì không những không thể tiêu nghiệp, mà ngược lại còn làm cho nghiệp tăng lên.
7. Bạn hỏi Phật ngày nào tốt; Phật hỏi xem bạn có ngày nào bình yên?
Nếu không tu tâm mình thì không thể sống những ngày tháng bình thản.
Cuộc đời giống như một cái cặp da, khi cần dùng thì mới lấy, khi không dùng thì bỏ nó ra; lúc cần bỏ xuồng thì lại không bỏ, giống như mang theo hành lý nặng trĩu, không thể tự tại.
Những năm tháng của cuộc đời có hạn, vậy nên nhận sai, tôn trọng, bao dung thì mới có thể bình thản, buông bỏ mới có thể tự tại!
8. Nổi cáu là tối kỵ của tu hành, là đốt cháy rừng công đức của mình
Nếu không sửa đổi tính xấu này, thì vô luận là một ngày có niệm bao nhiêu bộ kinh, có thuyết bao nhiêu lần Pháp, thì bạn cũng không thể ra khỏi tam giới. Phát cáu là biểu hiện của vô minh, chính là không minh bạch.
9. Bất thiện, ác ý với người khác chính là chà đạp chính mình
Nếu ác ý với người người khác, thì người bị hại chỉ chịu 3/10, mà chính chúng ta mới phải gánh chịu phần nhiều 7/10, đó chính là chà đạp chính mình mà không tự biết.
Một câu nói ra khỏi miệng, gây sự tổn thương, thì chính mình là người gánh chịu phần lớn sự tổn thương đó. Bạn muốn mình khỏe mạnh, trường thọ và tràn đầy trí huệ, thì bạn phải dùng tấm lòng yêu mến để đối đãi với tất cả mọi người. Biết cho đi, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế.
10. Lời nói làm tổn thương người khác, còn nghiêm trọng hơn cả giết người
Đây là sự thật mà rất ít người biết! Khẩu tạo nghiệp là dễ xảy ra nhất, mà cũng là tạo thành nhiều nhất, quả báo kiếp sau sẽ vô cùng thảm thiết.
Nhẫn thì sẽ có thể xử lý và hóa giải, có thể biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có chuyện gì.
Có thể nhẫn, thì có thể phân biệt được tốt xấu, thiện ác, thị phi của thế gian. Vào buổi tối mỗi ngày trước khi đi ngủ, hãy tự hỏi chính mình: “Hôm nay mình có tức giận không?”.
Cảm xúc ảnh hưởng đến tâm trạng của cả ngày, vì thế mỗi ngày hãy tự mỉm cười với mình nhé!
Internet Sưu Tầm
Subscribe to:
Posts (Atom)