Thursday, December 31, 2015

Cơ quan kiễm duyệt “USIA” nhé cạnh chút ít về cuộc chiến VN

 
Từ chuyện thắng và bại chỉ cần đặt hàng cho một đặc ân Huy Đức dự thính đại học Harvard rồi viết chuyện ai thắng cuộc, đồng thời USIA cho đài VOA, BBC mở toang để cho tha hồ cái gọi là Quốc Gia và Cộng Sản tranh luận chửi bới nhau "đã đời" (vì bị nhốt trong hủ ve keo “World Paranoia” đậy nấp lại nên bàn luận lung tung beng trong dung dịch chật hẹp cho vui) đến khi tìm ra chân lý ... chẳng có bên nào thắng cả mà chỉ từ thua tới liệt ... cho thân phận CON RỐi ... KGB/CIA: Nếu chúng tao (cường quốc) không cung cấp đạn AK với M-16 thì làm "đếch" gì mà có kẻ thắng người thua mà chửi nhau như búa bổ ... "nhiêu đó thôi ngừng ngay những cái đầu to mà óc nhỏ" và bớt dịu tự ái dồn dập khi thấy 2 tác phẩm “Lê DươngMới” (The New Legion) nhớ cho cả 2 em Bắc/Nam nhé!
 
      Huy Đức được Secret Society đặt hàng chỉ thuần túy nêu sự kiện, không bình luận, theo đúng với ý đồ của secrets of the Tomb là: phải rõ ràng trong sáng. "Bên Thắng Cuộc" tượng trưng chỉ là tờ điều trần với người đọc không cứ ở phía nào của cuộc chiến; Đọc BTC, người đọc tự tìm ra phần lớn các câu hỏi: Cái gì, ở đâu, khi nào, Ai, tại sao (What, where, when, who, why)... để cuối cùng kết quả Miền Bắc mới thật được GIẢI PHÓNG qua chứng thực sau 30 năm. Với những hệ luận tốt xấu đi theo, người đọc tự tìm ra kết luận cho mình về công lao tự suy diển như đã có lần quyết đoán sai lầm
Ngày nay, là thời đại Internet dù cho gian manh cách mấy cũng không gạt nỗi đọc giả đâu các Cụ ạ ! Trách nhiệm của từng sự việc, từng chặng đường của đất nước. với 20 năm thu góp tư liệu, tôi tin tác giả "BTC" chỉ là phần giới thiệu chứ chưa là phần kết luận của Huy Đức mà cũng chẳng có tì gì gọi rằng một sữ gia. Với tầm nhìn xa, rộng, tâm trong sáng, tôn trọng đọc giả, phương pháp làm việc khoa học, chắn chắn những tác phẩm tới của Huy Đức sẽ được đọc giả nồng nhiệt hưởng ứng. Cái khôi hài nhứt là bên phía Cộng Sản cũng chữi bới và bên phía người Việt hải ngoại cũng không tha tác giả. Có nghĩa tác giả cùng tôi đều dứng giữa 2 lằn đạn ghim vào tim óc … nhưng 2 chúng tôi rất vui. Nhưng Huy Đức thì đặt hàng còn tôi thì không, bởi vì tôi là 1 phi công gián điệp dấn thân không xa mà chỉ tới vỉ tuyến 18 về Lào và Cambodia với những chuyến bay áo bà ba đen và súng ống Tiệp Khắc không số cho đặc vụ. Và chẳng may rơi xuống nơi nào thì phải phi tan cho nổ ngay.
 
Tuy nhiên, Huy Đức thừa hiểu người xưa trọng tín nghĩa, niềm tin vững như núi non, mà còn bị lay chuyển bởi dư luận. Việt nam chỉ là con cờ trong cuộc chiến ý thức hệ của nước lớn và chúng ta đã "đánh thắng chúng ta bằng chính thân xác máu xương của cả dân tộc" đã đổ ra vì lợi ích của chúng nó. Các bạn chỉ cần biết "chủ nghĩa cộng sản" và "thế giới tự do" ai thắng ai đó mới là vấn đề...Nếu không có đạn AK hay M-16 thì làm gì có cảnh nồi da xáo thịt ... Ai ngu hơn ai? Vậy mà người viết đặt tên cuốn sách là "Lê Dương Mới" thì có kẻ vì tự ái dân tộc máu dồn lên tới cổ họng ... oé lên! Nhưng xét cho cùng khi hai kẻ thù cho cái gọi là "không đội trời chung", nhưng khi lật ngửa hai xác chết để nhìn mặt thì là người Việt, nhưng ác nghiệt thay cây súng đem sự chết chóc đó không phải do nước mình làm ra ... ấy vậy thế mà lòng tự ái dồn dập nổi lên cuồn cuộn như muốn ăn tươi nuốt sống tác giả của 2 tác phẫm Lê Dương Mới!
 
Nay ta lại thấy giữa thế kỷ 21, CNCS đã tự tiêu diệt vì ...Internet, TV, thông tin nhiều chiều - Tất cả điều "khó nghe" đều xuất phát từ bộ óc không bình thường bởi một "tôn giáo duy vật biện chứng cuồng tín". Ôi! Có phải khi yêu chế độ, ta không cần đôi mắt? Khi si, ta không cần bộ não. Vì khi yêu, có mắt là thừa thãi; đôi mắt có khi làm hỏng "tình yêu" của ta, khi nhận ra người tình mình khập khểnh sỏ lá như các đồng chí X. Nhưng khi si rồi, ta chẳng cần trí não, vì biết đâu ta nhận ra người yêu mình không được bình thường? Thà mất đi đôi mắt, chẳng cần bộ não, người yêu ta luôn là người đẹp nhất trên đời, và tình yêu ta sẽ như ngọn lữa không bao giờ tắt, luôn đẹp như trong giấc mơ. Thà cứ sống trong giấc mơ, còn hơn để giấc mơ phải sống trong đời rất thật của cuộc đời. Ta say hay ta tỉnh, chỉ biết là ta tỉnh nhưng có thể đang say theo chế độ!
.
Secret of the Tomb muốn ngầm nói ra cái thế "Bên Kẻ Mạnh" (On the strongman side) sau khi mất miền Nam: “là VNCH thua để thắng, và cộng sản thắng để thua” cùng nghĩa Mỹ thua để thắng LX bằng phản tình báo qua thằng bé ... BBC News - MathiasRust: German teenager who flew to Red square 1987 - Tháng Tư Đen 1975 cộng sản thắng trong ồn ào máu lửa để "thống nhứt", nay chúng chết rụi tàn trong bóng đêm cũng vào một tháng Tư Đen 30/4/2016 để có "độc lập tự do" thật sự!?
 
Từ chuyện thắng và bại, nhân tháng TƯ ĐEN thử nhìn lại chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-75. Liên quan đến cuộc chiến tranh ấy, cho đến nay, hầu như mọi người đều khẳng định: Việt Nam (hiểu theo nghĩa là miền Bắc Việt Nam) đã thắng đế quốc Mỹ. Bộ máy tuyên truyền Việt Nam lúc nào cũng ra rả điều đó. Ngay người Mỹ cũng tự nhận là họ thua, “Thế Mới Thâm!”: Đó là cuộc chiến tranh đầu tiên mà họ thua trận! Điều đó đã trở thành một chấn thương (trauma) dữ dội đối với một siêu cường quốc số một thế giới như Mỹ khiến nhiều người trong họ không ngừng trăn trở là phải. VNCH là “nền văn minh thua một chế độ bần cùng” còn “Mỹ cường quốc thua một nước mà không làm nổi con đinh ốc” Chiến tranh Việt Nam, do đó, với lời chúc từ từ Ngôi Mộ Huyền Bí, trở thành một cuộc-chiến-chưa-kết-thúc (unending war) hoặc một chiến tranh vô tận (endless war) theo cách gọi của các học giả thiết kế sách-lược Eurasia-1.
 
    Dĩ nhiên, nhiều người nghĩ khác. Họ không chấp nhận họ thua trận với một trong ba lý do chính:
*- MỘT, một số người cho, về phương diện quân sự, quân đội Mỹ hầu như luôn luôn chiến thắng, hơn nữa, tính trên tổng số thương vong, họ bị thiệt hại ít hơn hẳn đối phương: trong khi Mỹ chỉ có gần 60.000 người chết, phía miền Bắc, có khoảng từ một triệu đến một triệu rưỡi người bị giết (từ phía người Việt Nam, chúng ta biết rõ điều này: Trong đó có rất nhiều dân sự ở cả hai miền!) Những người này cho họ chỉ thua trên mặt trận chính trị; “Truyền Thông Xám” (Mass media) về phong trảo Phản Chiến do Harriman dựng lên. Và trong chính trị, họ không thua Bắc Việt, họ chỉ “cố tình thua chiến lược”… những màn ảnh TV hằng ngày chiếu những cảnh chết chóc ghê rợn ở Việt Nam trước mắt hàng trăm triệu người Mỹ, từ đó, làm dấy lên phong trào phản chiến ở khắp nơi, cũng do diển viên trung úy phản chiến John F Kerry chịu dấn thân làm vận động viên cho sách lược. Nói cách khác, Mỹ không thua Bắc Việt: Họ chỉ thua chính họ, nghĩa là họ không thể tiếp tục kéo dài chiến tranh trước sự thiếu kiên nhẫn của quần chúng theo như ý đồ của Secret Society: "có vào phải có ra", (khi kiếm đủ lợi nhuận qua chiến tranh qua chương trình CIP), trước quyền tự do ngôn luận và phát biểu của quần chúng, trước nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Nhưng trong sách "The New Legion" của Vinh Trương được chứng minh bằng đáp số trước khi quân Mỹ vào, bằng buổi họp NSC, ngày 21/9/ 1960 với đáp số:
 
The author discusses the three Axioms in the dominant interpretation of the U.S.-Vietnam War that were established by the invisible permanent government right after the National Security Council meeting on September 21, 1960.
- (1) They are: - There was never a legitimate non-communist government in Saigon (dissolution GVN) -
- (2) The U.S. had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affairs (Tonkin-Gulf-Incident) -
- (3) The U.S. could not have won the war under any circumstances (U.S. troops honorable withdrawal)
 
*- HAI, một số người khác lại lý luận: Mặc dù Mỹ thua trận năm 1975, nhưng nhìn toàn cục, họ lại là người chiến thắng. Một người Mỹ gốc Việt, được đặt hàng, Viet D. Dinh, giáo sư Luật tại Đại học Georgetown University, trên tạp chí Policy Review số tháng 12/2000 và 1/2001, quan niệm như vậy, trong một bài viết có nhan đề “How We Won in Vietnam” (tr. 51-61): “Chúng ta thắng như thế nào tại Việt Nam.” Ông lý luận: Mỹ và lực lượng đồng minh có thể thua trận tại Việt Nam nhưng họ lại thắng trên một mặt trận khác lớn hơn và cũng quan trọng hơn: Cuộc chiến tranh lạnh chống lại chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới (tr. 53). Hơn nữa, cùng với phong trào đổi mới tại Việt Nam cũng như việc Việt Nam tha thiết muốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ, Mỹ cũng đã thắng trên mặt trận lý tưởng và chính nghĩa: Cuối cùng thì Việt Nam cũng đã theo Mỹ ít nhất một nửa: tự do hóa thị trường (Còn nửa kia, dân chủ hóa thì chưa! tr. 61, nhưng trung úy phản chiến John Kerry, bây giờ là BTNG sẽ hoàn thành phần sau cùng)
Một số người khác lại cho, sau khi rút quân khỏi Việt Nam, nhìn lại, người Mỹ thấy Việt Nam đang lủi thủi chạy theo sau mình trên con đường tư bản hóa. Họ khẳng định: “Chúng ta đã chiến thắng cuộc chiến tại Việt Nam bằng cách rút quân ra khỏi nơi đó thật là một sách lược thần sầu quỷ khốc của siêu chiến lược gia thiết kế George Kennan (1904-2005)”
 
*- Ba, một số người khẳng định dứt khoát: Mỹ không hề thua Bắc Việt. Chiến thắng của miền Bắc vào tháng Tư/1975 là chiến thắng đối với miền Nam chứ không phải đối với Mỹ. Lý do đơn giản: Lúc ấy, hầu hết lính Mỹ đã rút khỏi Việt Nam. Trước, ở đỉnh cao của cuộc chiến, Mỹ có khoảng nửa triệu lính ở Việt Nam. Sau Tết Mậu Thân, thực hiện chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, lính Mỹ dần dần rút khỏi Việt Nam: Tháng 8/1969, rút 25.000 lính; cuối năm, rút thêm 45.000 người nữa. Đến giữa năm 1972, lính Mỹ ởViệt Nam chỉ còn 27.000. Tháng 3/1973, 2.500 người lính cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Làm sao con người bình thường hiểu nổi sách lược Skull & Bones 322, đây là cuộc huấn luyện nuôi quân lớn nhứt trong lịch sử Mỹ để: "Bảo đảm phi đội hàng không dân dụng từ thế hệ chong chóng qua phản lực Boeing không bị Bankruptcy mà đến giờ còn ngon lành hơn là vừa rồi Tập Cận Bình qua order 300 chiếc Boeing 737; vì có khoảng trên 3 triệu hành khách GI booked vé trước theo đúng lịch trình tuần tự qua lại của Lính Mỹ, đồng thời sản xuất được 5.000 trực thăng phản lực Hueys tạo biết bao việc làm cho sự phồn vinh của nước Mỹ? Chưa kể những dịch vụ khác như thí nghiệm vũ khí mới làm cho tư bản Mỹ tha hồ hốt bạc và nước Mỹ mới có quyền bắt nạt các nước khác? Như vậy sao lại thua được mà đứa bé BV hồ hởi hô vang Chiến Thắng ĐBP Trên Không?!
 
Từ đó, ở Việt Nam, Mỹ chỉ còn khoảng 800 lính trong lực lượng giám sát đình chiến và khoảng gần 200 lính Thủy quân lục chiến bảo vệ Tòa Đại sứ ở Sài Gòn. Trong trận chiến cuối cùng vào đầu năm 1975, lúc Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, không có cuộc giao tranh nào giữa quân BV và Mỹ cả. Chính vì vậy, một số người Mỹ đặt câu hỏi: Tại sao có thể nói là chúng ta thua trận khi chúng ta đã thực sự chấm dứt cuộc chiến đấu cả hơn hai năm trước đó mà Hà Nội có đánh thắng nổi VNCH đâu nếu còn đạn? Ấy vậy mà Secret Society đặt hàng tiến sĩ Hưng viết "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" tạo hoả mù để rút ra nhẹ re như bò kéo xe. “Khách bị chủ xách chủi chà đuổi vì làm ngập hầm cầu… Chớ nở lòng nào Khách bỏ chủ nhà ra đi khi tang gia bối rối …Nhưng sẽ hẹn sẽ trở lại bồi thường vào năm 1995 bởi đòn phép chính trị: “Chất độc màu Da Cam và Người Mỹ mất tích” nghe êm tai hơn.
 
Có thể tóm tắt lập luận thứ ba ở trên như sau: Trong chiến tranh Việt Nam, “Mỹ chỉ bỏ cuộc chứ không thua cuộc”.
 
Một số người phản bác lập luận ấy. Họ cho: bỏ cuộc tức là không hoàn thành được mục tiêu mình đặt ra lúc khai chiến; (Tôi cần phải nhắc lại "định kiến-3" trong cuốn "The New Legion" có viết đáp số cho biết là rút lui danh dự sau khi trả đủa vụ Vịnh BV) không hoàn thành mục tiêu ấy cũng có nghĩa là thua cuộc không có gì khác nhau cả. (Trong tờ "tự khai" khi ở tù, tôi có viết nếu Mỹ trang bị trên AC-119, AC-130 có hệ thống bắn tầm nhiệt 106 ly và đại bác 40 ly như AC-130 của Mỹ, thì chả có chiếc Molotova nào chạy   được đến vỉ tuyến 16 chớ đừng nói vào đến miền nam) Bởi vậy National Military Analysis mới nói chúng ta cần nghe ông TRƯƠNG nói về sự thật Chiến Tranh VN như 3 định kiến trên (axiom) Nhưng ở đây tôi nên nẫy ra một vấn đề: Mục tiêu Mỹ đặt ra lúc tham gia vào chiến tranh Việt Nam để làm gì?
 
Có hai mục tiêu chính:
 
- (1) Giúp đỡ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam trong cuộc đối đầu với chế độ Cộng sản ở miền Bắc. (Lê Duẩn tuyên bố đánh thuê cho TQ và LX)
 
- (2) Ngăn chận làn sóng Cộng sản từ Trung Quốc đổ xuống Việt Nam, và từ đó lan ra toàn bộ vùng Đông Nam Á, mà chính khách Bonesmen thì tự hào: Bỏ VNCH xem như một bửa ăn bị bỏ mứa và sẽ ăn tiếp vào năm 1995, người Mỹ có giàu nhưng không phung phí đâu?
 
Tập trung vào mục tiêu thứ nhất, nhiều người cho Mỹ thua trận ở Việt Nam. Đó là điều không thể chối cãi được: cuối cùng, vào ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã sụp đổ (theo đáp số-1 axiom-1, xem chi tiết trong sách The New Legion)
 
Tuy nhiên, xin lưu ý: trong hai mục tiêu trên, mục tiêu thứ hai mới là quan trọng nhất. Khi lính Mỹ mới được điều sang Việt Nam, họ luôn luôn được nhắc nhở đến mục tiêu thứ hai: “Nếu chúng ta không đến đây để ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản, chúng ta có thể sẽ phải chiến đấu chống lại nó tại bờ biển Waikiki, Honolulu sau này.” Mục tiêu đầu, nhằm xây dựng một chế độ dân chủ không Cộng sản ở miền Nam làm đầu cầu bằng cú nhử mồi, chỉ thỉnh thoảng mới được nhắc đến, nhưng BTNG John F Kerry đang thực thi cho một VN thống nhứt có dân quyền đầy móng vuốt để trở thành một Do-Thái phương Đông
 
Có thể nói mục tiêu thứ nhất được đặt ra để cụ thể hóa mục tiêu thứ hai. Nói cách khác, chính vì muốn ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản, Mỹ mới nhảy vào giúp chính quyền miền Nam. Mục tiêu thứ nhất, như vậy, chỉ là hệ luận của mục tiêu thứ hai. Nó chỉ là mục tiêu phụ.
 
Liên quan đến mục tiêu thứ hai, nên nhớ đến thuyết Domino vốn xuất hiện từ năm 1951, thời kỳ đầu của chiến tranh lạnh, và được xem là nền tảng lý thuyết cho các chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ đầu thập niên 1960 trở đi nó nằm trên trục Eurasia-1. Dựa trên thuyết Domino, chính phủ Mỹ tin là: Nếu Đông Dương rơi vào tay Cộng sản, Miến Điện và Thái Lan sẽ bị Cộng sản chiếm gần như ngay tức khắc. Sau đó, sẽ rất khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả, để cho Indonesia, Ấn Độ và các nước khác tiếp tục nằm ngoài quỹ đạo thống trị của Cộng sản Xô Viết.” Nghĩ như thế, chính phủ Mỹ đã xem Miền Nam như một tiền đồn chiến thuật chớ không phải chiến lược để ngăn chận hiểm họa cộng sản.
 
Nếu chỉ nhìn vào mục tiêu thứ hai này - mục tiêu ngăn chận làn sóng Cộng sản ở Đông Nam Á - không thể nói là chính phủ Mỹ thất bại. Ngược lại. Năm 1972, sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của sĩ quan trực thượng phiên, Tổng thống Nixon cùng Kissinger, Mỹ đã thành công ở ba điểm: (1), bước đầu bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước để, tuy chưa hẳn là bạn, họ cũng không còn thù nghịch với nhau như trước nữa; (2), khoét sâu mối mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô để hai nước đứng đầu khối Cộng sản này không còn thống nhất với nhau vì tranh giành ảnh hưởng trên đầu VN; và (3), làm giảm bớt sự ủng hộ và trợ giúp của Trung Quốc đối với Bắc Việt ngay thời buổi đó vì hục hặc với LX.
 
Với ba sự thành công ấy, Mỹ an tâm được ba điều:
 
- (1) - khi Trung Quốc và Liên Xô trúng đòn ly gián kế đã bị phân hóa, khối Cộng sản không còn mạnh và do đó, cũng không còn quá nguy hiểm như trước.
 
- (2) - khi khối Cộng sản không còn mạnh, đặc biệt khi Trung Quốc đang rất cần duy trì quan hệ hòa bình với Mỹ để phát triển kinh tế và tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô, Trung Quốc sẽ không còn tích cực “xuất cảng cách mạng” ở các nước khác trong vùng Đông Nam Á.
 
- (3) - như là hệ quả của hai điều trên, Mỹ tin chắc: ngay cả khi miền Bắc chiếm được miền Nam và ngay cả khi cả Campuchia và Lào đều rơi vào tay Cộng sản thì chủ nghĩa Cộng sản cũng không thể phát triển sang các nước khác như điều họ từng lo sợ trước đó.
 
Với ba sự an tâm trên, Mỹ quyết định rút quân ra khỏi VNCH. Với họ, mục tiêu thứ hai, tức mục tiêu quan trọng nhất, đã hoàn tất thì mục tiêu thứ nhất trở thành vô nghĩa. VNCH chỉ còn là một nước cờ chứ không phải là một ván cờ. Họ thua một nước cờ nhưng lại thắng ngon lành cả một ván cờ bằng thế "Bên Kẻ Mạnh" (On The Strongman Side) mà LX như cái vỏ gai góc cứng ngắt mà Mỹ đã tét vỏ ra rồi thì TQ chỉ là cái muối to tròn ngon lành sẽ sực sau khi ăn xong phần dinner đã bỏ mứa là chơi món tráng miệng “amuse-gueule”
 
           Thắng ở ba điểm:
-Một, sau năm 1975, chủ nghĩa Cộng sản không hề phát triển ra khỏi biên giới Lào và Campuchia. Các nước láng giềng của Đông Dương vẫn hoàn toàn bình an trước hiểm họa Cộng sản và đang làm ăn phồn vinh nhờ Mỹ chơi trò Huấn luyện GI trong trận chiến thật nhưng không đụng đến đường mòn HCM và không cần chiến thắng. Kennan muốn: công nhân phải đổ mồ hôi mới có dollar, làm lính phải chút màu chớ!
 
-Hai, sau khi chiếm miền Nam, chủ nghĩa Cộng sản ở Á châu không những không mạnh hơn, mà ngược lại, còn yếu hơn hẳn. Yếu ở rất nhiều phương diện. Về kinh tế, họ hoàn toàn kiệt quệ ăn BoBo dù là nước sản xuất gạo. Về quân sự, họ liên tục đánh nhau. Về đối nội, họ hoàn toàn đánh mất niềm tin của dân chúng, từ đó, dẫn đến phong trào vượt biên và vượt biển rầm rộ làm chấn động cả thế giới. Về đối ngoại, họ hoàn toàn bị cô lập trước thế giới với những hình ảnh rất xấu: Ở Khmer Đỏ là hình ảnh của sự diệt chủng; ở Việt Nam là hình ảnh của sự độc tài và tàn bạo; ở Trung Quốc, sự chuyên chế và lạc hậu. Cuối cùng, về ý thức hệ, ở khắp nơi, từ trí thức đến dân chúng, người ta bắt đầu hoang mang hoài nghi những giá trị và những tín lý của chủ nghĩa xã hội: Tầng lớp trí thức khuynh tả Tây phương, trước, một mực khăng khăng bênh vực chủ nghĩa xã hội; sau, bắt đầu lên tiếng phê phán sự độc tài và tàn bạo của nó. Một số trí thức hàng đầu, như Jean-Paul Sartre, trở thành những người nhiệt tình giúp đỡ những người Việt Nam vượt biên.
 
-Ba, vào năm 1990, với sự sụp đổ của Liên Xô, của bức tường Berlin và của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Mỹ toàn thắng trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Cộng sản. Ván cờ kéo dài nửa thế kỷ giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa tư bản đã kết thúc.
 
Nhìn vào ba sự thành công ấy, khó có thể nói Mỹ đã thua trận ở Việt Nam. Lại càng không thể nói là miền Bắc Việt Nam đã thắng Mỹ.
 
Cũng cần lưu ý đến những sự thay đổi trong bản chất của chiến tranh. Từ giữa thế kỷ 20 trở về trước, hầu hết các chiến lược gia, khi nghĩ về chiến tranh,đều cho cái đích cuối cùng là phải chiến thắng một cách tuyệt đối. Tiêu biểu nhất cho kiểu chiến thắng tuyệt đối ấy là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai. Ở cả hai lần, những kẻ thù của phe Đồng minh đều tuyên bố đầu hàng. Ranh giới giữa thắng và bại rất rõ. Rõ nhất là ở Nhật Bản. Sức tàn phá kinh hồn của hai trái bom nguyên tử do Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki đã chứng tỏ sức mạnh vô địch không thể chối cãi được của người chiến thắng. Còn cuộc chiến nhỏ do Mỹ tạo nên Đông Dương và Trung Đông để kiếm lợi nhuận, rồi hô hoảng THUA để thế giới không thịnh nộ, nhưng Mỹ hốt khá nhiều lợi nhuận qua quân sự yễm trợ kinh tế và điểm quan trọng là ngôi vị siêu cường nằm chót vót trên cao, không nước nào bắt kịp. Nếu là nhà thông thái thì mỗi lần Mỹ la thua là tăng thuốc bồi mạnh thêm lên mà nước nào cũng ớn lạnh.
 
Tuy nhiên, sau hai quả bom ấy, bản chất chiến tranh và cùng với nó, ý nghĩa của chiến thắng, hoàn toàn thay đổi. Trong chiến tranh lạnh, cả Mỹ lẫn Liên Xô đều có bom nguyên tử. Lúc nào cũng muốn tiêu diệt nhau nhưng cả hai đều biết rất rõ cái điều Albert Einstein từng cảnh cáo: “Tôi không biết trong chiến tranh thế giới lần thứ ba người ta đánh bằng gì, nhưng trong chiến tranh thế giới lần thư tư, người ta sẽ chỉ có thể đánh nhau bằng gậy và đá.” Thành ra, người ta vừa chạy đua chế tạo thật nhiều, thật nhiều vũ khi nguyên tử vừa biết trước là chúng sẽ không được sử dụng. Không nên được sử dụng. Không thể được sử dụng. Để tránh điều đó, chiến tranh toàn diện (total war) biến thành chiến tranh giới hạn (limited war, 1 người Do Thái thông minh đang học Harvard đã được thống đốc Harriman, New York mướn làm cố vấn an ninh, rồi BTNG là Kissinger nhờ bài Essay “Limited nuclear war”); chiến tranh thế giới biến thành chiến tranh khu vực, ở một số điểm nóng nào đó. Ý nghĩa của cái gọi là chiến thắng, do đó, cũng đổi khác: bên cạnh cái thắng/bại về quân sự có cái thắng/bại về chính trị và bên cạnh cái thắng/bại có tính chiến thuật có cái thắng/bại có tính chiến lược.
 
Với những thay đổi ấy, chuyện thắng hay bại lại càng trở thành phức tạp hơn, nhưng điều chắc chắn để Miền Bắc thắng đở hao dollar hơn Miền Nam thắng. Vì khi bạn đi shop 1 món hàng có giá trị giống nhau thì bạn sẽ trả giá rẻ bằng 1 kí BoBo hơn là phải trả 1 kí thịt bò ?
 
       Phần kết luận, có hai điểm tôi xin nói cho rõ:
 
Thứ nhất, tôi chỉ muốn tìm hiểu một sự thật lịch sử chứ không hề muốn bênh vực cho Mỹ.
 
Thứ hai, dù Mỹ thắng hay bại, sau biến cố tháng 4/1975, miền Nam vẫn là nạn nhân. Trên phạm vi quốc tế, ngoài miền Nam Việt Nam, Đài Loan là một nạn nhân khác, tuy không đến nỗi bất hạnh như chúng ta, đó là lý do tại sao Harriman giải nhiệm chức tư lệnh của thống tướng Mc Arthur và đại tướng Westmoreland để đem Mao vào LHQ mà học luật. 
 
Nhưng về toàn cục nếu nói Mỹ thua trong chiến lược toàn cầu của họ là không đúng. Tôi đã nhiều lần giảng giải về Siêu Chiến Lược Eurasian trên 2 tác phẫm "The New Legion" Mỹ đã rút khỏi VN năm 1973 đúng lịch trình như định kiến-2 (axiom-2) và sau đó phe XHCN tan rã gần như toàn bộ. Về toàn cục Mỹ đã nghiễm nhiên chiến thắng mà không phải tốn một viên đạn mà bằng "tối huệ quốc" (Freedom Support Act). Hà Nội có thể sơ-khởi tự hào về chiến thắng của mình để chuận bị hoàn toàn thua trận trong ván cờ tàn!, nhưng người Mỹ cũng chả phải ray rứt vì sự rút lui ra khỏi VN của họ. Mỹ đã chiến thắng trong "chiến lược toàn cầu Eurasia-1" khi họ bỏ VNCH. Điều nầy minh định rỏ trong sách The New Legion ( militaryanalysis.blogspot.com/2012/04/vinh-truong.html ) do Viện Albert Eistein công bố ngày 12/4/2012, Mỹ thật sự đã nổi lên như một siêu cường số một sau khi họ bỏ VN!
 
       KQ Trương Văn Vinh

1 comment:

  1. Nhung sach cua CS deu o toi 50% su that! Sau 75 sach CS cho o ca dong ,nguoi ta dung de goi do hay di ve sinh ma thoi!

    ReplyDelete