Sunday, August 29, 2021

CẬP NHẬT VỀ VIỆC BẢO TRỢ NGƯỜI TỴ NẠN AFGHANISTAN - Nam Lộc (August 29, 2021)

Một gia đình người tỵ nạn Afghanistan vừa đặt chân đến
phi trường Dulles, Virginia hôm 23 tháng Tám, 2021
 
Ngay sau lời  kêu gọi của chúng tôi vào ngày 16 tháng 8, 2021, qua bài viết “Hãy Cứu Giúp Người Tỵ Nạn A Phú Hãn Khốn Khổ”, thì đã có đông đảo quý vị đồng hương cùng thân hữu đáp ứng một cách rất nhiệt tình. Cho đến ngày hôm nay, thì số lượng gia đình người tỵ nạn A Phú Hãn mà cộng đồng người Việt của chúng ta nhận bảo trợ đã lên đến con số khoảng 150 gia đình. Truyền thông, báo chí Hoa Kỳ đã đề cập đến chuyện này một cách rất trân trọng. Giữ lời hứa với quý vị ân nhân cùng các nhà bảo trợ, vì thế trong chuyến đi Hoa Thịnh Đốn tuần qua, tôi đã tiếp xúc trực tiếp với các viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng như Nha Định Cư thuộc Bộ Y Tế và Nhân Dụng (Office of Refugee Resettlement / U.S. Department of Health and Human Services), đồng thời với các cơ quan thiện nguyện để tìm hiểu thêm tin tức hầu chia sẻ đến quý vị đồng hương giầu lòng nhân ái, để quý vị tùy nghi quyết định trong việc bảo trợ cũng như giúp đỡ người tỵ nạn Afghanistan.

1. Theo ông Eskinder Negash, chủ tịch kiêm tổng giám đốc cơ quan USCRI (U.S. Committee for Refugees and Immigrants), thì Hoa Kỳ dự trù sẽ nhận khỏang 18 ngàn nhân viên người Afghanistan đã cộng tác gần gũi với chính phủ, với quân đội HK và đồng minh cùng thân nhân của họ được vào Mỹ định cư qua diện Chiếu Khán Di Dân Đặc Biệt (Special Immigrant Visas / SIV). Bên cạnh đó là một số nhỏ thuộc các diện tỵ nạn P1,P2,P2. Tổng số người nói trên có thể lên đến từ 50 cho đến 70 ngàn người.

2. Ngoài ra chính phủ Mỹ cũng dự trù đưa khoảng 50 ngàn người tỵ nạn không hội đủ các điều kiện vừa kể, nhưng củng sẽ được nhập cảnh qua diện Tạm Dung vì lý do Nhân Đạo (Humanitarian Parole / HP). 

Sự khác biệt quan trọng giữa hai nhóm người tỵ nạn nói trên là điều kiện thụ hưởng các quyền lợi về trợ cấp xã hội, y tế và giấy phép làm việc (employment authorization). Nếu SIV được cấp Thẻ Xanh cùng quyền lợi của một Thường Trú Nhân sau khi nhập cảnh, cộng với trợ cấp dành cho người tỵ nạn, thì quy chế Humanitarian Parole không cho phép họ được sử dụng bất cứ loại trợ cấp xã hội bình thường nào, ngoại trừ chính phủ Mỹ đưa ra một đạo luật cứu trợ đặc biệt. (Điều này đã từng xẩy ra đối với những người tỵ nạn Việt, Miên, Lào đến Hoa Kỳ vào những năm đầu sau ngày 30, tháng Tư, 1975. Nhưng không lâu sau đó, tổng thống Gerald Ford đã yêu cầu quốc hội ban hành các đạo luật “Indochina Migration & Refugee Assistance Act.” để hỗ trợ về tài chánh, sức khỏe và các nhu cầu khác. Kế tiếp là “Adjustment of Status of Indochina Refugees / HR-7769”, để điều chỉnh tỉnh trạng di trú cho người tỵ nạn). Tôi tiên đoán và hy vọng chính quyền của TT Joe Biden cũng sẽ có những hành động tương tự như công cuộc định cư người tỵ nạn Đông Dương hơn 40 năm về trước?
 
 
Cảnh chờ đợi được di tản tại phi trường Kabul, Afghanistan

Những tin tức nói trên theo tôi sẽ vô cùng quan trọng đến quyết định bảo trợ người tỵ nạn Afghanistan của cộng đồng người Việt, tùy thuộc vào hoàn cảnh cùng khả năng của mỗi cá nhân hay tổ chức. Tôi sẽ cố gắng liên lạc với quý vị đã email đến cho tôi, để chúng ta cùng bàn thảo thêm về kế hoạch giúp đỡ của từng trường hợp. Tuy nhiên cho đến giờ phút này thì ngay cả những viên chức trách nhiệm việc di tản và định cư người tỵ nạn Afghanistan cũng không biết chắc được tiến trình cứu trợ những người A Phú Hãn bất hạnh này sẽ diễn tiến ra sao trước những rối ren đang xẩy ra?

Thật ra thì chiến dịch giải cứu người dân A Phú Hãn đã bắt đầu từ ngày 30 tháng 7, 2021 dưới tên là “Operation Allies Refuge”. Bà phụ tá Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách về tỵ nạn than thở với chúng tôi là từ 10 ngày qua, bà và các đồng nhiệm chỉ ngủ được chừng 3,4 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Trong lúc đó những người tỵ nạn Afghanistan vẫn tiếp tục được đưa vào HK trên các chuyến bay. Họ đến từ các căn cứ quân sự của Mỹ ở ngoại quốc như Qatar, Bahrain, Kuwait, Germany v..v… Nhưng sau khi đặt chân đến HK thì họ lại được đưa đến các trại lính ở nội địa nước Mỹ như Fort Lee Army base ở Virginia, Forts Bliss ở Texas hay McCoy ở Wisconsin v..v... Theo Nha Định Cư HK, trong thời gian gần đây, người tỵ nạn Afghanistan, sau khi hoàn tất các thủ tục định cư thì hầu hết được đưa về những tiểu bang có đông người bảo trợ như California, Utah, Texas, Virginia và Washington…  

Tôi xin đính kèm dưới đây đường link danh sách cập nhật (as of May, 2021) của các Cơ Quan Thiện Nguyện Định Cư Người Tỵ Nạn (Voluntary Resettlement Agencies) do Bộ Ngoại Giao HK cung cấp, để quý vị liên lạc trực tiếp xem họ có dự trù định cư người tỵ nạn Afghans tại địa phương nơi quý vị cư ngụ hay không:

Ngoài ra nếu quý vị muốn giúp đỡ cho người tỵ nạn Afghanistan qua cơ quan USCRI, thì xin bấm vào links dưới đây để biết thêm chi tiết:

Chân thành cám ơn sự đáp ứng của toàn thể quý vị, nhã ý cùng từ tâm dành cho người tỵ nạn Afghanistan đã là một nghĩa cử làm cho quý vị dân cử, cùng các viên chức chính phủ HK, cũng như cơ quan thiện nguyện từng giúp đỡ chúng ta trước đây tỏ ra vô cùng mến mộ và đầy thiện cảm đối với cộng đồng người Việt. Điều đó đã làm chuyến đi vận động cho 2000 người tỵ nạn Việt Nam hiện đang còn sống vất vưởng ở Thái Lan và Indonesia của anh chị em chúng tôi tại Hoa Thịnh Đốn tuần qua được dễ dàng và thuận lợi hơn. Xin Thượng Đế phù hộ cho toàn thể quý vị. Cầu mong mọi điều tốt đẹp và suôn sẻ sẽ đến với những đồng hương thiếu may mắn của chúng ta đang lưu vong trên đất Thái.

Nam Lộc

Wednesday, August 25, 2021

Bà Mối - Trang Châu

    Tân đóng cửa phòng, tắt đèn, lên giường nằm, chờ Trâm gọi điện thoại. Đó là cái thú duy nhất của chàng hiện tại. Tân nhủ thầm không biết hôm nay cô nàng định giới thiệu mình cho ai đây.
Tuần trước Trâm hỏi chàng, giọng nghiêm trang:
-Anh sẵn sàng “ lên đường” lại chưa ?
- Năm mươi phần trăm
- Nghĩa là sao ?
- Bạn thì được, hôn nhân thì chưa. Có thể còn lâu, có thể không bao giờ, nhưng cũng có thể tự nhiên nó tới. Có điều anh không tìm kiếm hoặc không để ai kia coi đó như một điều kiện tiên quyết để gặp mặt.
-Hơi khó! Đầm được không ?
- Việt Nam thôi. Đầm thì xin khỏi nhờ em.
- Anh “ngon “ lắm ! Em có mấy chị quen, sẽ lần lượt giới thiệu cho anh.
Trâm nói và làm.Trưa hôm sau nàng gọi điện thoại vào sở Tân, cho số điện thoại chị bạn đầu tiên và bảo Tân gọi điện thoại ngay cho Hằng, tên chị bạn.Trâm cho Tân biết sơ về Hằng: Ba mươi sáu tuổi, chưa chồng, kế toán trưởng của một công ty ngoại quốc. Đẹp cả mặt lẫn thân hình, thích thể thao, du lịch. Trâm thêm:
-Anh cao thước bảy, Hằng cao một thước sáu mươi lăm. Hai người đi với nhau rất cân.
Tân gọi vào sở Hằng thì nàng đang bận một đường dây. Tân để số điện thoại lại.Chừng nửa giờ sau Hằng gọi lại.Giọng Hằng trong trẻo. Tân vào đề ngay bằng một câu khiêm tốn:
-Nghe Trâm nói nhiều về Hằng nên tôi mong được biết Hằng.
-Vâng, có nghe Trâm nói hôm nay anh sẽ gọi. Hằng có nói với Trâm cứ để mọi sự đến tự nhiên.
Mình lớn cả. Hằng năm nay ba mươi sáu tuổi, còn “ free”. Anh ?
Hằng có lối nói thẳng, Tân thấy mình cũng phải thật và gọn:
-Tôi, bốn mươi bảy, không biết có quá lớn tuổi đối với Hằng không ?
-Tuổi tác không thành vấn đề.
- Gia cảnh: ly dị, hai con.

Giọng Hằng bỗng trở nên sắt lạnh:
-Anh có con, thế nào cũng còn dây dưa với vợ củ. Tình cảm và đời sống anh sẽ dài dài bị chi phối . Người đến sau sẽ bị thiệt. Hằng muốn có một người bạn trai hoàn toàn “free”. Mong anh Tân hiểu.
-Vâng, tôi hiểu. Tôi tưởng Trâm đã nói gia cảnh tôi cho Hằng biết trước.
-Trâm không nói gì cả. Sorry anh Tân, chúng ta không nên gặp nhau.
-Cám ơn Hằng đã rất thẳng thắn.
Gác máy xuống Tân nghe lòng nhẹ nhõm. Chàng không mảy may cảm thấy tự ái bị tổn thương vì sự từ chối rất trực tiếp của Hằng. Tân thản nhiên tiếp tục công việc cho đến hết giờ.
Tối đến Trâm gọi điện thoại:
-Anh đã gọi cho chị Hằng chưa ?
- Rồi, cô ấy từ chối .Sao em không nói trước gia cảnh của anh cho cô ấy hay ?
-Thì em muốn để hai người tự tìm hiểu nhau. Anh thấy Hằng nói chuyện ra sao ?
-Khá tính toán.
-Nghề của chị mà lại! Anh biết không, chị kể cho em nghe, ngày đầu tiên đến nhận việc, ngồi vào bàn, việc đầu tiên chị làm là mở nội qui ra xem năm nay chị sẽ được nghỉ hè bao nhiêu ngày ! Giới thiệu chị cho anh, em nghĩ anh cần một người đàn bà biết tính toán để giữ tiền cho anh.
Anh có biết là anh hay tiêu bậy lắm không ?
-Sao em biết anh hay tiêu bậy ?
-Cả làng biết chứ riêng gì em! Người thứ hai em tính giới thiệu cho anh nhưng nghĩ lại thấy chắc không được. Chị ấy goá chồng, chồng chết vì một tai nạn xe hơi, một con, rất có tiền. Nếu anh chỉ cần tiền thì em giới thiệu.
-Anh không cần tiền, nhưng tại sao em lại không muốn giới thiệu cô ấy cho anh ?
- Vì em biết anh chỉ thích người vừa đẹp vừa cao, chị ấy vừa thấp vừa ..bình thường.
- Sao em biết anh chỉ thích đàn bà đẹp và cao ?
- Cả làng biết chứ riêng gì em !
Tân mắng đùa Trâm:
-Cô này hay nhỉ, cứ võ đoán rồi đổ thừa cho cả làng !

-Nhưng mà có đúng như vậy không ?
-Thì đúng. Dù không đúng cũng cho như là đúng để em cố gắng giới thiệu người theo tiêu chuẩn ấy.
Một tuần sau, Trâm gọi vào sở Tân lúc gần trưa;
-Có người đúng tiêu chuẩn để giới thiệu cho anh. Chủ một thẩm mỹ viện, tên Mai, bốn mươi tuổi, ly dị, không con. Số điện thoại đây, anh ghi đi. Gặp xong gọi cho em biết kết quả. Em mong anh có bạn để đi chơi;anh đừng ở nhà, cô đơn, em không yên tâm.
Nói chuyện với Mai chừng mười lăm phút, Tân thấy có khách vào tiệm liền đứng lên chào từ giã.
Đúng như Trâm tả, Mai cao, đẹp sắc sảo, ăn mặc hợp thời trang. Cái nhìn và nụ cười cỏi mở của Mai trong lúc nói chuyện cho Tân cảm nghĩ nếu chàng mở lời chắc sẽ được đón nhận.
Trâm gọi chàng vào giờ thường lệ.
-Anh đi đâu giờ này mới về, hồi chiều em gọi hai lần không có.
-Anh ngồi ở công viên, hóng gió và suy nghĩ.
-Anh lọt mắt xanh của chị Mai rồi đó. Chị có gọi điện thoại cho em. Phần anh thì sao ?
-Chắc không được đâu em.
- Vì sao ?
-Mai thật hoàn toàn. Có điều anh thấy Mai hợp với cuộc sống ở bên ngoài hơn là ở trong
nhà. Mai làm anh nghĩ đến bà vợ đã chia tay. Không nên tìm một hình dáng mới giống hình bóng củ, dù là một hình dáng đẹp, phải không em ?
- Thôi mình đổi đề tài. Đọc cho em nghe một bài thơ của anh.
Tân đọc cho Trâm nghe bài thơ mới nhất của anh. Nghe xong Trâm bảo Tân đọc lại một lần nữa.
-Em nghĩ thơ nên đọc hơn là ngâm. Anh có biết anh có giọng đọc thơ truyền cảm lắm không ?
-Điểm này chắc cả làng đều biết chứ không riêng gì em.
-Không sai!
-Hỏi em câu thơ “ hương mến yêu là lộc của lời thơ “ của ai?
- Hàn Mặc Tử
- Đúng. Ai làm thơ, nói chuyện thơ với em chắc thích lắm. Để anh giới thiệu em với mấy người bạn làm thơ của anh.

-Người thơ không cần phải được giới thiệu, người yêu thơ có bổn phận phải tìm đến với người thơ anh ạ.
Trâm gọi cho Tân một giờ sớm hơn thường lệ.
-Anh thấy chị Nga được không ?
- Dưới tiêu chuẩn một chút nhung bù lại cái dáng rất sang. Chỉ tiếc một điều Nga hút thuốc. Em không biết là anh dị ứng với mùi thuốc lá sao ?
-Em biết là anh không hút thuốc nhưng không biết anh dị ứng với mùi thuốc lá.
-Điểm này thì hình như cả làng đều biết, trừ em !
Trâm cười.Im lặng rơi giữa hai cái máy điện thoại.Tân lên tiếng trước:
-Anh muốn hỏi em điều này.
-Anh hãy hỏi.
-Dưới cái nhìn của em, mẫu người đàn bà nào thích hợp cho anh ở giai đoạn nầy ?
-Chỉ có một mẫu đàn bà thích hợp với anh ở mọi giai đoạn. Anh yêu hai các đẹp cùng một lúc, thể xác lẫn tinh thần. Yêu ngang nhau và cái khó là ở chỗ đó. Anh có thể rung động trước một nụ cười, một ánh mắt nhưng sự rung động đó sẽ mau chóng tan biến nếu nụ cười ấy, ánh mắt ấy không chất chứa một cái gì thắm thiết, nồng nàn bên trong. Cái khó thứ hai, anh có biết anh nhiều thói hư lắm không? Hư mà không muốn bỏ, thế nhưng, nếu ép anh bỏ, cuộc sống anh sẽ mất thăng bằng. Thế cho nên người đàn bà yêu anh và hợp cho anh phải là người đàn bà biết ăn canh mướp đắng, nghĩa là phải biết tìm thấy vị ngọt trong chất đắng.
Hai giờ sáng, Tân vẫn nằm gác tay lên trán suy nghĩ. Chàng nghĩ về Trâm, về tất cả những gì nàng làm cho Tân trong mấy tuần qua. Những người đàn bà Trâm lần lượt giới thiệu, mỗi người đều có một điểm hoặc Tân không thích nơi họ hoặc họ không thích nơi Tân. Trâm vô tình hay cố ý ? Nếu cố ý thì sao ? Tân chợt cảm thấy hình như đó cũng là điều chàng mong muốn. Tân tung chăn, bật đèn, gọi điện thoại choTrâm:
-Gọi giờ này biết là phiền em, nhưng không gọi không ngủ được.
Giọng Trâm tỉnh táo:
-Em cũng chưa ngủ, đang đọc sách. Em biết anh cần bạn. Ngày mai em sẽ gọi điện thoại cho chị Nguyệt, hy vọng lần này anh sẽ gặp đươc người như...
Tân không để Trâm dứt câu;
-Thôi em đừng giới thiệu nữa.

-Vì sao ?
-Vì anh không muốn ?
Tân không trả lời câu hỏi của Trâm:
-Anh có chuyện này muốn nhờ em, nếu em làm được chắc anh sẽ vui.
-Chuyện gì làm anh vui, em sẽ làm.
-Em giới thiệu cho anh mấy người rồi mà không thành. Sao em không thử... tự giới thiệu đi, biết đâu nó lại thành .
Trang Châu

Tuesday, August 24, 2021

BÊN TRỜI LẬN ĐẬN - TRẦN YÊN HÒA -

Buổi chiều Sài Gòn trời đã bớt nắng, dù cái nóng vẫn còn hầm hập xông xối xả vào mặt, vào mắt, vào miệng mọi người. Xe cộ chạy ùn ùn bên ngoài lộ chính.
Ngồi trong quán lẩu dê có bốn người, Chức, Ngàn, Phục và Thiệu. Bữa nhậu sau hơn chín, mười năm, có người mười một, mười hai năm mới gặp lại nhau. Mới đó mà đã lâu quá, thời gian trôi lẹ thiệt.
Bây giờ, gặp lại, người nào cũng tả tơi như cái mền rách. Chức và Phục thì đạp xích lô, Ngàn và Thiệu thì bỏ mối hàng xe đạp. Như vậy họ đã có một nghề để kiếm ăn, chẳng cần nhân danh Lao Động Là Vinh Quang, họ cũng tất tả tìm việc làm và làm việc chí cốt, cật lực. Đói thì đầu gối phải bò, câu nói từ ngàn xưa lúc nào cũng đúng. “Bộ tứ” Phục, Chức, Thiệu, Ngàn hẹn nhau mấy lần rồi nhưng mỗi người một công chuyện nên chưa gặp nhau được. Hôm nay coi như lần đầu tiên họ đoàn tụ. Tất cả là bạn tù cải tạo, mà đã qua lò cải tạo rồi thì ai cũng thấm mùi, thấm đòn, thấm gian nan khổ ải. Nếu có sự nhân quả, kiếp sau, diêm vương, chín cửa ngục, thì đó là cửa ngục thứ chín họ đã trải. Đúng y chan, không sai chạy vào đâu hết. 

Quán lẩu dê ở khu Phú Nhuận là quán bình dân, thụt vào sâu trong hẻm. Mới năm giờ chiều mà khách nhậu đã ngồi gần đầy các dãy bàn nhựa màu đỏ. Những cái bàn hình vuông nhỏ, bốn cái ghế cũng bằng nhựa, thấp lè tè.
Thiệu lên tiếng trước, ra chiều thông thạo:
“Ở đây có đủ loại món nhậu bằng thịt dê, vú dê nướng, có cả rượu huyết dê hay rượu ngọc dương. Các loại rượu này uống vô là bừng bốc sung độ ngay. Các bạn muốn gì kêu nấy.”
Phục đưa ra ý kiến:
“Mình chơi hai món trước là vú dê nướng và thịt dê luộc đi. Tôi đạp xe nhiều nên xin uống rượu ngọc dương cho lên gân cốt.”
Tiếng Ngàn góp ý:
“Tôi thì các bạn thế nào tôi theo thế đó, thằng này không ngán ai cả, chơi tới bến luôn, cùng lắm say xỉn thì có hai thằng “dân biểu” bạn tôi chở về nhà.”
Chức bây giờ mới lên tiếng:
“Các bạn sung độ thì còn có chỗ xả, chứ tôi độc thân côi cút một mình chỉ còn có nước chơi chị năm.”
Mọi người cùng cười, Ngàn cướp lời:
“Tau cũng như mày chứ có hơn gì đâu.”
Thiệu kêu món nhậu theo ý Ngàn kèm thêm một lít rượu ngọc dương.
Người phục vụ đem ra một đĩa thịt dê luộc, một đĩa vú dê nướng còn đang bốc khói, một lít đế ngọc dương, một cái ly nhỏ, một sô nước đá để “chữa lửa”. Thiệu là đàn anh nên anh coi như chủ xị, anh vừa rót rượu ra ly, vừa lên tiếng:
“Tôi dù sao cũng lớn tuổi hơn các anh nên tôi xin phép được uống trước ly nầy, chúng ta uống xoay vòng, không ai được làm rào cản, ly này tôi mừng cho chúng ta còn sống, còn được gặp nhau ngày hôm nay.”
Thiệu đưa ly rượu lên miệng ực một cái ngọt xớt.
Thiệu rót ly thứ hai, đưa cho Chức, rồi cho Phục, cho Ngàn. Có rượu, có thịt dê ngon, khiến ai cũng bừng bốc.
Chức cầm ly rượu của vòng thứ ba lên, để kề môi, nhưng chưa uống. Chức nói:
“Hạnh ngộ, thực là hạnh ngộ. Mười lăm năm rồi từ ngày đứt phim, từ ngày tôi khăn gói lên đường học tập, tưởng bỏ thân ở xó rừng, bờ bụi nào. Nào ngờ bây giờ anh em mình được gặp nhau. Thôi đừng nói đến ngày tháng cũ nữa, còn gặp nhau là vui rồi, hãy nói chuyện tương lai đi.”
Ngàn phát ngôn:
“Tụi mình, đứa nhẹ thì bốn năm như thằng Phục, đứa vừa thì sáu năm như tôi, thằng Chức, tám năm như anh Thiệu, còn một số đang đếm lịch dài dài. Tôi với anh Thiệu giống nhau, vợ con tan đàn xẻ nghé, không buồn sao được.”
Phục lúc này mới lên tiếng:
“Mình hôm nay uống rượu là mừng đoàn tụ mà, đừng nói chuyện không vui. Chẳng có chuyện gì buồn cả. Mất vợ chưa chắc chuyện đã buồn, biết đâu mày sẽ lấy một em thơm hơn, đẹp hơn, trẻ hơn thì sao?”
Xoay vòng thế mà đã năm ly, mặt người nào người nấy cũng đỏ gay. Phục xoay câu chuyện qua đề tài xuất cảnh:
“Thôi, tôi xin nghe lời anh Thiệu. Bỏ hết chuyện cũ, chuyện gia đình. Mình nói chuyện mới, như báo chí đã đăng thông cáo về chương trình HO. Anh em đã nộp hồ sơ hết chưa?”
Chức mau miệng:
“Tôi độc thân nên khoẻ re, anh chị tôi bên Mỹ đã bảo lãnh tôi mấy năm rồi, bây giờ tôi làm hồ sơ chỉ bổ túc thêm thôi, có thể Mỹ sẽ chuyển tôi qua diện HO để anh tôi khỏi tốn một khoản tiền trợ cấp.”
Ngàn tiếp lời:
“Tôi thật là rầu hết biết, ở tạm trú không ra tạm trú, mình đã cho thằng công an khu vực ăn tràn họng ra, đến khi ra phường nhờ nó ký giấy tạm trú, nó nói chẳng biết mình là ai.”
Phục than thở:
“Tôi cũng vậy chứ có khác gì ông, tôi ở kinh tế mới về, tạm trú ở phường hẳn hoi, cho công an ăn dài dài, khi mình ra phường làm hồ sơ nó lại bảo mình về kinh tế mới ký giấy, thế mới rầu. Thế nào tôi cũng phải về lại trên đó một chuyến.”
Phần Thiệu thì thê thảm hơn:
“Tôi về vợ tôi bỏ đi đâu tôi cũng không biết, thế mà khi nộp hồ sơ, trên phường bảo tôi phải kiếm vợ về cùng đi, không có vợ phường không chịu ký, không biết kiếm ở đâu bây giờ, bả bặt vô âm tín, bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm.”
Ngàn pha tro cho vui câu chuyện:
“Tìm em như thể tìm chim, em bay biển bắc anh tìm biển đông, sao anh không nhờ đàn em dưới quyền của ty cảnh sát đi tìm dùm cho, hở ông thiếu tá.”
Chức bấm vai Ngàn:
“Ở đây tai vách mạch rừng, đừng nói lang bang, nguy hiểm.”
Cái bấm vai của Chức làm Ngàn tỉnh cơn mê, trong cơn chuếnh choáng anh đã quên đi là anh đang ở trong một đất nước, mà một sơ hở nhỏ trong lời nói cũng bị kết tội là phản động và đủ mọi thứ tội khác, từ nhẹ đến nặng, khi đã nâng lên hàng quan điểm, thì chuyện con kiến cũng sẽ biến thành con voi.
“Bộ tứ” trông ra ai cũng lao đao về chuyện đơn từ, hồ sơ. Cái quan trọng nhất là cái hộ khẩu thường trú. Những người đi cải tạo trở về đều không được cho ở thành phố, dù trước đây họ từ thành phố theo lệnh của uỷ ban quân quản mà đi trình diện. Chính quyền đã lý luận một cách chắc như bắp là thành phố quá đông người, cần phải dãn dân, chỉ những vùng thôn quê hay vùng kinh tế mới, ở đó mới chính là môi trường để họ đem sức ra lao động sản xuất của cải vật chất. Nói đúng ra, thì họ phải đi đày, đày biệt xứ cho hết kiếp, mới xứng với tội ác của họ đã gây ra.
Trở về lại thành phố khi các vùng kinh tế mới không thể nào sản xuất ra được cái ăn. Nhưng thành phố vẫn không cho họ nhập lại hộ khẩu nơi họ từ đó đã ra đi. Cho nên sự việc này là một khó khăn quá lớn.
Thiệu đã say, anh ngất ngưởng nói, bắt đầu coi trời bằng vung:
“Mẹ kiếp nó chớ, tau không khai được ở thành phố tau về Long An, nơi tau sinh ra và lớn lên, coi thử bọn nó nói thế nào. Đồ chó má! Cho bọn nó ăn tràn họng ra, khi chúng nó quay mặt lại với mình là chúng quay mặt, không nhân nghĩa gì đâu.”
Chức là người còn tỉnh hơn hết trong bốn người, Chức lấy lòng Thiệu:
“Đừng nói lớn anh Thiệu, không lợi đâu, bọn chó săn lúc nào cũng lởn vởn ở đây, nhất là mấy quán rượu như thế này.”
Câu nhắc nhỡ của Chức làm ba người như tỉnh rượu. Họ nhớ lại những đêm nằm trong conec lạnh lẽo, bị cùm chân cùm tay vì ăng ten báo lên những chuyện không đâu vào đâu, đã làm họ khổ sở thế nào. Bây giờ có tức lên chửi đổng, cũng chỉ sướng cái miệng một chút mà mang họa vào thân.
Quán nhậu về đêm càng rộn ràng khách đến nhậu nhẹt. Tiếng la hét, tiếng chửi thề, tiếng nói cười vang động cả một khu vườn. Xã hội chỉ còn là hơi men, hơi men cho quên đi những tháng ngày cực nhục trước mắt.
Nhưng bộ tứ còn có một hy vọng lớn, đó là sự ra đi. Thoát khỏi cái hàng rào vô hình chụp xuống quanh đời họ suốt bao nhiêu năm nay.

***

Phục chuẩn bị đi về vùng kinh tế mới, nơi gia đình anh đã khai hộ khẩu, để đến công an xã chứng cái giấy tạm vắng. Đó là lệnh của công an phường nơi anh cư ngụ cho anh biết thế. Có giấy tạm vắng anh mới xin tạm trú dài hạn ở đây được. Mà có giấy tạm trú dài hạn thì mới có thể làm những bước tiếp theo, như đơn xin xuất cảnh chẳng hạn.
Anh ngó đi ngó lại trong căn phòng nhỏ anh thuê cho Nguyệt và hai con ở. Căn phòng chật, không có giường, tất cả vợ chồng con cái đều trải chiếu dưới sàn xi măng mà nằm, mà ngủ. Cái lò nấu bằng dầu hôi, nồi, niêu, xoong, chảo để trên kệ, choáng một khoảng rộng của căn phòng. Không có một cái gì có giá trị để bán. Hai đứa con ngồi học, viết, cũng trên nền ximăng, khi muốn viết chúng phải nằm dài xuống sát nền nhà.
Gom hết tiền để dành của Nguyệt bán bánh mì và tiền chạy xe của Phục đâu được khoảng trên dưới năm trăm ngàn. Nguyệt đi mua hai tuýp thuốc ba số năm, hai lít rượu đế Gò Đen loại hảo hạng để biếu ông Chánh, trưởng công an, và Dậu, phó công an. Vẫn biết Dậu khuynh loát mọi quyền hành nhưng ít ra anh cũng không giám qua mặt ông Chánh. Còn thêm Tốt, người công an khu vực nữa, nhưng Tốt thì anh nghĩ, chỉ cho hắn nhậu một bữa cũng được rồi.
Trước khi Phục lên đường, Nguyệt dặn dò tỉ mỉ về chuyện cho quà:
“Anh lên trên đó, nhớ tìm đến nhà từng người để biếu quà. Ông Chánh, một chai rượu và một trăm rưởi ngàn, ông Dậu một chai rượu và hai trăm ngàn. Như vậy cũng mất tiêu năm trăm ngàn tiền vợ chồng mình để dành từ nửa năm nay.”
“Thì muốn được chuyện phải vậy thôi chứ biết làm sao.”
Đó là câu nói vuốt đuôi của Phục cho vợ đừng buồn. Mà Nguyệt cũng chẳng có gì buồn vì nàng đã sống với chế độ này cũng mười lăm năm rồi. Mọi chuyện giấy tờ, cư trú, đi đường, đều được tính bằng tiền. Nói đúng ra, con người hùng hục đi làm kiếm ra tiền để chi cho người có chức có quyền ăn, để cho mình được một cái quyền duy nhất là ở yên, sống yên, mà thôi.
Từ ngày có thông báo về việc xuất cảnh, Phục lo việc đơn từ ngay. Nhưng anh đang đứng trước một tảng băng to bè, choáng trước mặt, đã làm hồ sơ thì phải có dấu chứng của chính quyền địa phương, mà nơi này thì anh chỉ là tạm trú ngắn hạn.
Khi anh mới về thành phố làm ăn. Anh ra phường xin tạm trú. Người công an cầm cái đơn anh hỏi trỏng:
“ Ở đâu về?”
Phục trả lời:
“Kinh tế mới Bình Minh”.
Người công an hỏi tiếp:
“Sao không ở trển mà về?”
“Dạ thưa anh, làm không ra ăn, vợ con nheo nhóc quá nên phải về”
“Không có lý do chính đáng.”
Cái đơn được trả lại cho anh với lời phê không cho tạm trú.
Anh về nhà buồn bã, than thở với người chủ nhà thuê, người chủ mách mối:
“Nó đòi ăn đó, anh mua cho tôi túp thuốc ba số, tôi lo cho.”
Phục làm theo, anh đưa tiền cho người chủ nhà và lá đơn. Hôm sau anh chạy xe về, người chủ nhà cầm cái giấy có mộc đỏ chót ra đưa anh. Anh mừng hết lớn.
Rồi Nguyệt và hai đứa con về theo anh, anh cũng tốn cả trăm ngàn mới ghép được vào đơn tạm trú.
Đến bây giờ làm đơn xuất cảnh, anh đem đơn ra phường xin con dấu, thì người công an phán một câu xanh rờn:
“Cái này anh phải về chỗ anh khai hộ khẩu, xin cái giấy tạm vắng, ở đây mới chứng được.”
Phục lủi thủi xách tờ đơn về. Đem chuyện nói với người chủ cho thuê phòng, đưa người chủ một trăm ngàn, người chủ đem ra phường, nhưng hôm sau lại đem trở về, bảo với anh:
“Chuyện này họ nói phải có giấy tạm vắng, thôi anh chịu khó đi về trên đó một lần cho xong.”
Nói thế nhưng người chủ không trả lại anh một trăm ngàn, có lẽ đã cho công an, đưa cho công an làm sao đòi lại.
Phục về bàn với Nguyệt. Cuối cùng thì quyết định anh phải về lại kinh tế mới chứng giấy mới được. Vợ chồng vét cạn hết số tiền gom góp từ bấy lâu nay cũng chỉ được trên dưới năm trăm ngàn. Anh đi mà sao thấy mình giống như Kinh Kha ngày xưa, mang con chủy thủ vào nước Tần đầy bất trắc. Dù chuyện chứng giấy và gặp lại mấy khuôn mặt công an cũng chỉ là chuyện thường. Có lẽ anh bị kìm kẹp lâu ngày nên anh luôn luôn bị mặc cảm của kẻ bị trị.
Chuyến xe đò từ bến xe miền Đông tiến thẳng trên đường quốc lộ mười ba, hướng Thủ Dầu Một mà tiến tới. Ngồi trên xe đầy những hành khách buôn chuyến, tiếng ồn ào chuyện vãn chói tai mà Phục chẳng chú ý đến ai, anh chỉ lầm rầm khấn vái cho chuyến đi suôn sẽ, vì con đường thực hiện hồ sơ xuất cảnh của anh đang ở trước mặt, với biết bao khó khăn. Mà đoạn đường này là đoạn đường đầu tiên anh phải bước qua, phải được thông suốt, nếu nó bị bít lại, tất cả sẽ bị bít luôn.
Vùng đất hứa mà anh mơ tưởng được với tới, vẫn đang ở tít tắp đằng xa, trong bóng đêm dài ngoằn. Anh đang đứng bên này đại dương, chỉ muốn bay lên vút qua không gian, đến đó, mà rất tiếc, anh không có cánh, chỉ có cái thân trần trụi.
Chuyến về khu kinh tế mới, nơi mà gia đình Phục đã sống một thời gian khá dài, đã có kết quả. Ông Chánh rồi Dậu đã nhận tiền, quà của anh. Ông Chánh nói:
“Từ ngày gia đình anh về thành phố, nơi đây trở nên buồn hơn. Anh thấy đó, trụ lại đây có bao nhiêu người đâu, chỉ còn lại là thứ trôi sông lạc chợ, đến đó rồi đi đó. Trường hợp các anh đi cải tạo về được Mỹ đón đi, cũng là một tin mừng chung. Anh đi, đừng quên bọn tôi là được.”
Phục dạ, dạ, vâng, vâng rồi vội vàng rút lui.
Đến nhà Dậu, Dậu tỏ ra vui vẻ.
“Anh quà cáp làm gì cho mất công, tốn kém. Chúng ta sống với nhau vì cái tình. Các anh được đi Mỹ chúng tôi cũng vui, đi qua đó làm ăn khá giả rồi trở về xây dựng đất nước.”
Dậu nói như những cán bộ cốt cán, nói theo đường lối chính sách của nhà nước rặt ròng.
Dậu ký tờ giấy tạm vắng dài hạn, đóng con dấu đỏ lên chữ ký ngoằn ngoèo. Phục thở phào nhẹ nhõm, nhưng anh lại nghĩ, nếu không có hai trăm ngàn, cả ông Chánh và Dậu có vui vẻ ký giấy cho mình không? Chỉ có Tốt, người công an khu vực, vẫn xuề xòa. Chỉ mấy xị rượu đế là Tốt cầm bút đề nghị thuận, chuyển lên công an xã xét.
Sau đó, cả Dậu, cả Tốt, ai cũng đề nghị Phục làm ông anh kết nghĩa.
Phục trở về thành phố với tin vui vì chuyến đi kết quả, nhưng trong lòng anh vẫn ưu tư vô hạn. Trước mắt còn biết bao nhiêu chuyện phải làm, bao nhiêu cửa ải phải bước qua, mà mỗi cửa ải là mỗi tiền. Vợ chồng anh đã vét cạn những đồng tiền cuối cùng dành dụm. Không biết những bước tới sẽ xoay xở ra sao đây.
Trước tiên là phải đem hồ sơ ra công an phường xác nhận là gia đình anh đang tạm trú dài hạn tại địa phương. Cửa ngõ này là cửa ngõ đầu tiên, cần có tiền mới qua lọt, ít ra cũng năm trăm ngàn, giá bằng một chỉ vàng. Mà bây giờ thì anh chỉ còn cái thân cày lếch trên chiếc xích lô. Còn Nguyệt với cái xe bánh mì, ngoài cái xe, vốn liếng bỏ vào đó chỉ đáng giá một trăm ngàn đồng. Hàng ngày Nguyệt kiếm thêm được mười mấy ngàn, đủ tiền chợ cho cả gia đình.
Anh chưa biết đâu để xoay xở ra năm trăm nghìn.

TRẦN YÊN HÒA

Monday, August 23, 2021

Tin tức liên quan đến việc Hoa Kỳ âm thầm rút quân khỏi Afghanistan.

Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH....
** Cách đây mấy hôm Hoa Kỳ tuyên bố tòa đại sứ hoàn toàn được di tản ?
** Con số quân nhân Hoa Kỳ có thể lên đến 6,000 được gởi tới để bảo vệ phi trường Kabul, cho Hoa Kỳ lập cầu không vận di tản công dân Hoa Kỳ và công dân đệ tam quốc gia ra khỏi Afghanistan...
** Cũng trong một cuộc họp báo ông tướng Taylor cho biết mỗi giờ có một chuyến bay cất cánh......v...v.... trong một ngày có thể di tản từ 7 đến 9 ngàn người..??
** Cho tới hôm nay nhân viên tòa đại sứ gởi điện cầu cứu và nghĩ rằng họ đã bị bỏ rơi...trong tuyệt vọng.. và như vậy rõ ràng tòa đại sứ chưa kịp cho di tản 100%...!!!!
** Bộ trưởng ngoại giao cho đến hôm nay cũng không biết bao nhiêu người Hoa Kỳ đã được di tản.
** Bộ trưởng quốc phòng cũng cho biết quân nhân Hoa Kỳ không thể rời phi trường để đi cứu nhân viên tòa đại sứ hay công dân Hoa Kỳ...
** Hôm nay thì Biden lại tuyên bố quân nhân Hoa Kỳ có thể bị ISIS tấn công tại phi trường.. và thời hạn chót 31/8/2021 Hoa Kỳ còn có mặt tại phi trường sẽ được gia hạn, nếu Taliban cho phép..Disappointed
Nếu công dân Hoa Kỳ vẫn còn kẹt lại, và Taliban không cho phép thì các ông tính sao ????
** Trước đó Biden đã yêu cầu Taliban không tấn công để Hoa Kỳ di tản ! Please & please !!!!

** Nói chung chỉ là một băng nói láo...báo cáo láo, mạnh ai nấy nói, ông nói gà bà nói vịt...chối quanh...
Thật xấu hổ... Biden khi bị phóng viên hỏi, thì quay lưng đi , đóng cửa..hạ màn...Blush

Xin mời Quý Vị theo dõi một số tin tức liên quan đến việc Hoa Kỳ âm thầm rút quân khỏi Afghanistan...Để tường..
Trân trọng..
BMH ///
Washington, D.C 

'It would be better to die under the Taliban's bullet': US diplomat cable reveals Afghan embassy staff feel BETRAYED by America and are being brutally beaten by Taliban outside Kabul airport where US soldiers try to save dehydrated kids
'Thà chết dưới làn đạn của Taliban: Điện tín của một nhân viên ngoại giao Mỹ tiết lộ, nhân viên tòa đại sứ Mỹ tại Afghanistan cảm thấy bị PHẢN BỘI và đang bị Taliban đánh đập dã man bên ngoài sân bay Kabul, nơi lính Mỹ cố gắng cứu những đứa trẻ bị khát nước
  • US Embassy staff in Kabul say they feel 'betrayed' and 'deeply disheartened' by the US 
  • 'It would be better to die under the Taliban's bullet' than face the bloody chaos outside the Kabul airport, one staff member said 
  • Temperatures have been between 85 and 95 degrees Fahrenheit around the airport; desperate mob of tens of thousands of people with young kids have been trampled or crushed against the airport gates
  • Heat exhaustion and dehydration is affecting many, and items like water bottles are in short supply 
  • A few videos and pictures of US Marines caring for infants and young children outside the airport have gone viral and show a fleck of humanity in otherwise bleak times  
  • Biden said on Sunday that about 11,000 people have been evacuated in the last 36 hours
  • US commercial airlines have been recruited and agreed to help the evacuation  
Published: 22:03 EDT, 22 August 2021 | Updated: 22:16 EDT, 22 August 2021
 
Xin mời xem toàn văn bản tin ở link dưới:

 
*************************
British Parliament Holds Joe Biden In Contempt For Afghanistan Catastrophe

The world has keyed in on President Joe Biden’s catastrophe in Afghanistan. The British and others have begun rescuing their citizens and military personnel, and Biden’s administration holds back the United States military.
The Daily Telegraph in the United Kingdom ran an article titled, “Parliament Holds the President in Contempt,” while others similarly titled their pieces.
The charge of Biden is deliberately misleading a house of the legislature or a legislative committee. Most other countries are going against Biden just as the United States is. Bipartisan support of investigations into the withdrawal from Afghanistan.

Quốc hội Anh tuyên bố Joe Biden chịu trách nhiệm  khinh thường gây nên thảm họa Afghanistan.
Thế giới đã tập trung vào thảm họa của Tổng thống Joe Biden ở Afghanistan. Chính phủ Anh và những quốc gia ời khác đã bắt đầu giải cứu công dân và quân nhân của họ, còn chính quyền của Biden thì ngăn chặn quân đội Hoa Kỳ. Tờ Daily Telegraph ở Vương quốc Anh đã đăng một bài báo có tiêu đề “Quốc hội Anh quy trách nhiệm cho ông Biden..”, trong khi những người khác đặt tựa đề tương tự cho các bài viết của họ.
Cáo buộc Biden là cố tình đưa tin tức sai lầm cho cơ quan lập pháp hoặc ủy ban lập pháp. Hầu hết các quốc gia khác đang chống lại Biden giống như Hoa Kỳ. Lưỡng đảng quốc hội ủng hộ một cuộc điều tra về việc Biden rút quân khỏi Afghanistan.

Xin mời xem toàn văn bản tin ở link dưới:

 
**************************
 
Biden, who promised empathy in 2020, blasted for abandoning Americans overseas

The president who ran on empathy reveals his "meanness"
 
Biden, người hứa hẹn sự thông cảm là chủ đề trong cuộc tranh cử năm 2020, nay đã bị lên án vì bỏ rơi Công dân Hoa Kỳ tại Afghanistan..
Nay điều hành (quốc gia) dựa trên sự thông cảm, đã lộ ra sự xấu xa của ông ta..

Xin mời xem toàn văn bản tin ở link dưới:


*************************
 
Biden admin quickly processes migrants at border but can't do the same with trapped Afghan interpreters

The new policy allows asylum officers full authority to rule on asylum cases, allowing migrants to bypass the federal immigration courts
 
Chánh quyền Biden nhanh chóng giải quyền những kẻ di dân bất hợp pháp ở biên giới phía Nam, nhưng không thể giải quyết nhanh như thế cho những thông dịch viên vẫn còn bị kẹt lại tại Afghanistan.
 
Chính sách mới cho phép các viên chức tị nạn có toàn quyền phán quyết các trường hợp xin tị nạn, cho phép người nhập cư vượt qua các tòa án di trú liên bang
 
Xin mời xem toàn văn bản tin ở link dưới:


 
 *************************

Cựu chiến binh Việt Nam: Tình trạng Kabul còn tệ hơn sự kiện “Sài Gòn thất thủ”

image.png

Nỗ lực tuyệt vọng của Mỹ nhằm di tản nhân viên đại sứ quán khỏi thủ đô Kabul của Afghanistan được so sánh với sự kiện “Sài Gòn thất thủ” năm 1975. Tại Sài Gòn, quân đội Mỹ vội vã di tản 7.000 công dân khỏi Việt Nam.
Larry Chambers là hạm trưởng của hàng không mẫu hạm Midway trong cuộc di tản ở Sài Gòn năm 1975. Cựu chiến binh 92 tuổi tin rằng những gì đang xảy ra ở Kabul thực sự còn tồi tệ hơn những gì đã diễn ra ở Sài Gòn.
“Chúng tôi đã cố gắng tìm ra càng nhiều người làm việc với chúng tôi càng tốt [từ Sài Gòn]… Chúng tôi có làm tốt công việc không? Ai biết được? Tôi không biết [Taliban] sẽ làm gì, nhưng dù thế nào đi nữa, [thì] sẽ không tốt đẹp gì… Chúng tôi đã hứa với người dân [ở Việt Nam] rằng chúng tôi sẽ giải cứu họ, và chúng tôi đã không làm được … Ở Afghanistan, chúng tôi đang bỏ rơi những người đã ủng hộ chúng tôi khi chúng tôi ở đó,” Chambers nói trong một cuộc phỏng vấn với Military Times.
image.png
Chambers cho rằng, một điều khiến cho việc “Kabul thất thủ” tồi tệ hơn Sài Gòn là vị trí gần đại dương. Sài Gòn nằm cách bờ biển chỉ 30 dặm; Kabul nằm cách Biển Ả Rập 800 dặm, quá xa đối với một chiếc máy bay loại nhỏ hoặc một chiếc trực thăng quá tải. Sân bay Kabul cũng có hai bên là núi; Taliban có thể dễ dàng sử dụng những ngọn núi này để công kích vào sân bay và máy bay.
Sân bay Kabul tạm thời bị đóng cửa sau khi công dân Afghanistan phá rào và buộc lực lượng an ninh phải nổ súng từ trên không. Các chuyến bay quân sự của Mỹ đã được nối lại, nhưng tình hình vẫn tiếp tục căng thẳng. Các quốc gia khác cũng đang đổ xô đến để sơ tán người dân của họ. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier gọi “những hình ảnh tuyệt vọng” tại sân bay là điều “đáng xấu hổ đối với chính trị phương Tây”.
Kimberley Motley, một luật sư nhân quyền quốc tế, đang làm việc để đưa người Afghanistan ra khỏi đất nước. Cô gọi tình huống này là một “cơn ác mộng về nhân quyền” và so sánh nó với lối thoát của Mỹ ở Việt Nam. “Điều này thực sự giống y như Sài Gòn, cô nói.
Mariam Sulaimankhil, một nhà lập pháp nữ đến từ Afghanistan, đã khóc trên chuyến bay rời Kabul. “Lần tới khi tôi đến đây, nó sẽ là một lá cờ trắng của Taliban… Hôm nay là một trong những ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Chúng ta đang bỏ lại những người chúng ta biết, trong nguy hiểm,” cô nói với The Wall Street Journal.
Elise Stefanik, chủ tịch Hội nghị đảng Cộng hòa tại Hạ viện, đã chỉ trích Tổng thống Joe Biden về tình hình ở Afghanistan. Cô nói rằng chính sách Afghanistan của cựu tổng thống Donald Trump luôn “dựa trên các điều kiện” và Biden hoàn toàn từ bỏ nó, cho phép Taliban phá vỡ thỏa thuận.
“Đây là Sài Gòn của Joe Biden… Joe Biden đang rất cố gắng tìm cách đùn đẩy. Nhưng trách nhiện luôn dừng lại với Tổng thống Hoa Kỳ. Chỉ có một Tổng tư lệnh. Chỉ có một người ngồi sau Bàn Kiên định. Trách nhiệm về thất bại này hoàn toàn thuộc về Tổng thống Joe Biden,” Stefanik nói trong một tuyên bố.
Sự thất thủ của Sài Gòn xảy ra hai năm sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, sự thất thủ của Kabul đã diễn ra trong bối cảnh quân đội Mỹ đang di tản. Tổng thống Biden có thể sẽ phải đối mặt với một tác động chính trị lớn hơn những gì Tổng thống Gerald Ford phải đối mặt vào năm 1975.
“Tôi có chút nghi ngờ rằng nó sẽ làm tổn thương Biden … Nó sẽ được coi là một mất mát, và có thể là một sự ô nhục … ,” Christopher Phelps, một phó giáo sư về American Studies tại Đại học Nottingham, nói với BBC.

 *************************

JOE BIDEN TÀN PHÁ CÔNG TRẠNG HOA KỲ RA SAO ?

Việt Nam ta có câu thành ngữ rất í nhị : "Cà cuống chết "đến" đít còn cay".
Đúng theo nghĩa đen là, con cà cuống (đực) có túi tinh dầu ở khoang bụng gần đuôi, và cho dẫu nó có chết thì túi tinh dầu mùi cay nồng nầy vẫn còn nguyên. Thế nhưng khi đi vào kho tàng Ca Dao Thành Ngữ của VN, chữ "đến" lại được thêm vào như một "liệu pháp chữa bệnh tâm sinh lý", đó là bệnh "ngông nghênh cay cú".

Thật vậy, căn bệnh "ngông nghênh cay cú" này mà cụ thể nơi ông Chủ Tịt Nước CHND Hoa Kỳ Joe Biden đang mắc phải, vì tâm lý bị ngỡ ngàng hoảng loạn sau khi "BỊ" chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử do Nhà Nước Ngầm đạo diễn (ngồi trong hầm nhà học bài tranh luận/debate để đứa con thừa tự Hồi Giáo Obama vận động dùm).

+
+Từ biến chứng tâm lý hoảng loạn khiến cho sinh lý của Biden càng nóng lên như người "ngồi đồng" bị "hồn ma" nhập, và căn bệnh già của Biden bị biến chứng "gia trọng" thành người "lú lẫn thường trực", thậm chí ông ta còn tự biến mình thành búp bê múa rối trên cạn mà người điều khiển giật giây là Hồi Giáo Obama (coi như đã chết dưới tay Tàu Chệt).

Cuộc cờ đang thắng thế do đám truyền thông cánh tả mà đạo diễn chính là CNN cầm gậy chỉ huy "dàn hợp xướng phá thối trên không", Biden ngủ gật tưởng rằng "mồi ngon" của CNN chính là nấc thang danh vọng trời ban miễn phí cho kẻ cuối đời già lụ khụ, nhưng không ngờ đó chính là bẩy sập tinh vi của đám truyền thông "nâng lên cao rồi bóp nhè nhẹ (hai hòn bi)", và hiện nay sau khi cuộc tháo chạy tán loạn của Chính Quyền Mỹ tại Afghanistan, CNN bắt đầu "tổng dợt" các cú đá phạt "việt vị" trực tiếp vào sân gôn của Biden, mở màn giao đấu cho các cầu thủ khác với các đòn tấn công góc trái phá lưới một cách hiểm độc khó đỡ (theo các bản tin từ truyền thông cho biết, chính các toán binh sĩ Hoàng Gia Anh đang giúp giải cứu binh sĩ Mỹ ra khỏi vòng vây của quân Taliban, thật mất mặt bầu cua quá !)

Coi như Biden đã chết lâm sàng về mặt chính trị, thế nhưng con "cà cuống chính trị" này vẫn chưa chịu an phận "bụi tro", mà càng "bị" thế lực ngầm áp lực mạnh hơn, các đợt sóng ngầm trong tòa Bạch Ốc đang từ từ trỗi dậy chia phe tạo thế, và Biden càng phải ngông nghênh cay cú phát biểu loạn xạ như ngựa đứt giây cương hơn khi "dây cót" quá căng, nhất là khi mà phe của mụ Phó cà ri nị có "nụ cười đĩ thõa"(bà này có biệt tài kiếm job trên giường ngủ) đang chờ đợi ngày kế thừa ngai vàng béo bở, thì mức độ hoảng loạn của Biden càng gia tăng, khiến ông không còn nghe biết gì về những lời chống đối, bước đầu là sa thải viên Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của ông...bên cạnh những kế hoạch lật đổ ông vì lá bài tẩy đã được lật ngửa bằng chính bàn tay của đảng Dân Chủ.

Một trong những tiếng nói lột trần bộ mặt bất lương của Joe Biden như tiếng chuông khai tử gióng lên lời cảnh tỉnh cho nhân dân Hoa Kỳ và Thế Giới, đó là bà Nikki Haley, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, với chủ đề:

" Biden đã phá hủy mọi thứ chúng ta đã gầy dựng tại Afghanistan".

Xin mời tham khảo.

Nguyễn Đăng Trình

                                



Việc Taliban cướp được chính quyền đang tàn phá quốc gia và người dân Afghanistan. Taliban là một trong những lực lượng vũ trang man rợ nhất trên thế giới. Chúng là hiện thân của Hồi giáo cực đoan, một lần nữa, đem vũ lực siết chặt vào cổ người dân vô tội, và nói một cách ngắn gọn là "bản án tử hình" cho những người dám chống lại chúng. Hàng triệu sinh mạng sẽ bị đàn áp, đánh đập hoặc bị giết chết.
Thật đau lòng cho hàng ngàn lính Mỹ, cả nam và nữ, trong đó có chồng tôi, Michael, đã liều mạng sống ở Afghanistan để ngăn không cho Taliban chiếm đoạt quyền lực. Tôi cảm ơn Thượng đế, Michael đã trở về an toàn. Nhưng nhiều người khác đã vĩnh viễn ra đi. Sự hy sinh của họ rất quan trọng, nhưng dường như bây giờ họ được xem là không mấy quan trọng nữa.
Sự thất bại mang tính cách vô đạo đức của Biden không thể làm ngơ hoặc xem nhẹ được. Thế nhưng cũng có những khía cạnh chiến lược to lớn đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ mà chúng ta cần phải để ý đến trong tương lai. Cái giá của việc quốc gia bị sỉ nhục không phải là rẻ.
Trước hết, hãy xem xét số phận của những người Afghanistan dũng cảm, những người đã hỗ trợ chính nghĩa của Mỹ. Bọn Taliban sẽ giết họ trước.
"Quá ít, quá muộn" là câu nói ngắn gọn nhất để diễn tả những việc làm thảm hại của Biden trong việc giải cứu họ khỏi sự hỗn loạn, sau lời thông báo hồi tháng 4 của ông ta rằng tất cả các lực lượng Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng rời khỏi quốc gia này.
Sự thất bại hoàn toàn này gửi một thông điệp rõ ràng đến các đồng minh trong tương lai rằng chúng tôi sẽ không chống đỡ cho bạn. Khi bạn đối xử với bạn bè như vậy, bạn sẽ không có bạn.
Thứ đến, hãy nhớ lý do tại sao chúng ta đến Afghanistan ngay từ đầu. Trong số tất cả các chính phủ khủng khiếp trong khu vực, Afghanistan do Taliban lãnh đạo là nơi trú ẩn an toàn đáng tin cậy nhất cho Al Qaeda trong âm mưu tấn công 9/11 vào Hoa Kỳ. Vì sự thiếu cẩn trọng của Tổng thống Biden, vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày xảy ra cuộc tấn công tồi tệ nhất từng có trên quê hương chúng ta, lá cờ của Taliban sẽ một lần nữa tung bay trên đất nước Afghanistan.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chính phủ Taliban đang là mối đe dọa an ninh cho Mỹ lớn hơn nhiều so với bất kỳ chính phủ Afghanistan nào trong 20 năm qua. Chúng đã hỗ trợ và tiếp tay cho cuộc tấn công khủng bố lớn trước kia (9/11) trên đất nước chúng ta.
Bây giờ rõ ràng là chúng lại có một cơ hội nữa để làm điều đó.
Biden tuyên bố rằng chúng ta có khả năng "vượt bực" để ngăn chặn các hoạt động khủng bố. Chắc chắn là chúng ta có khả năng. Nhưng thật ngớ ngẩn và vô lý khi tin rằng bất cứ nơi nào  cũng đạt được hiệu quả như khả năng tình báo, không quân và hậu cứ trên mặt đất.
Chúng ta đã có những hoạt động trong chương trình chống khủng bố có khả năng ở Afghanistan, thế nhưng Biden đã loại bỏ tất cả. Điều đó khiến chúng ta không thể phủ nhận rằng ngày nay chúng ta ngày càng dễ bị tấn công bởi các cuộc khủng bố.
Sau cùng, lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới đang bị giảm sút nghiêm trọng. Trung cộng, Nga và Iran đang theo dõi chặt chẽ những gì chúng ta làm.
Một nước Mỹ yếu kém sẽ khuyến khích Trung cộng nuốt chửng Đài Loan. Nước Mỹ rút lui giúp Nga bật đèn xanh cho việc xâm lược Ukraine. Một nước Mỹ bị ghét bỏ báo hiệu cho Iran rằng chúng ta không nghiêm túc trong việc bảo vệ Israel trước sự theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ayatollah.
Các chính sách của Biden đã cho thấy sự yếu kém nghiêm trọng. Cúi đầu chấp thuận Nga trong dự án đường ống dẫn dầu khí Nord Stream 2, đón nhận Thế vận hội Trung cộng mà lẽ ra được gọi là Thế vận hội diệt chủng, và cầu xin Iran nhận tiền của chúng ta, cũng như quay trở lại với thỏa thuận hạt nhân thảm khốc, tất cả điều trên đều cho kẻ thù của chúng ta thấy chính sách đối ngoại của Biden là (tệ hại) như thế nào.
Hành động xấu hổ của chính phủ Biden ở Afghanistan đã xác nhận điều đó. Nước Mỹ ngày nay kém an toàn hơn.
Chúng ta sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho sự thất bại này trong một thời gian dài.
Như thế thì chúng ta nên làm gì tiếp theo?
Trước tiên, chúng ta phải đưa tất cả công dân Hoa Kỳ ra khỏi Afghanistan một cách an toàn. Biden nên nói rõ với Taliban rằng các lực lượng Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi đất nước của họ với dù chỉ một người Mỹ bị bỏ lại.
Sau đó, chúng ta sẽ không công nhận sự hợp pháp của Taliban để chúng có thể được nhận viện trợ từ Mỹ. Chúng không phải là một chính phủ hợp pháp, và không có sự bao bọc nào từ Trung cộng và Nga để khiến chúng trở nên như vậy. Chúng ta nên ngăn chặn Taliban chiếm lấy ghế của Afghanistan tại Liên Hiệp Quốc.
Sau hết, sự tín nhiệm của Mỹ đòi hỏi một số công việc thanh lọc nghiêm túc. Mối quan tâm được tuyên bố của Biden đối với nhân quyền đang bị xáo trộn. Lời tuyên bố của Biden về việc mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh bây giờ đã trở thành câu nói thật nực cười. Tư thế của Biden đối với kẻ thù của chúng ta là yếu đuối một cách nguy hiểm.
Quan trọng hơn cả, với tư cách là một người công dân Hoa Kỳ, chúng ta phải khôi phục lại cảm giác đã mất mát về ý nghĩa của việc trở thành người Mỹ và đất nước của chúng ta đại diện cho điều gì.
Chúng ta không cho phép sự đầu hàng ở Afghanistan làm tê liệt ý chí quốc gia của chúng ta. Khi chúng ta là một quốc gia thống nhất và vững mạnh, không có thế lực nào mạnh hơn chúng ta trên quả đất này.
 
Nikki Haley
Tham khảo:
Amb. Nikki Haley: Biden's Afghanistan fiasco will have huge impact on US security. Here's the way forward