Monday, January 28, 2013

Phạm Duy- Bà Mẹ Gio Linh - Thái Thanh / Tuấn Ngọc - Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui



Bà Mẹ Gio Linh Phạm Duy / Thái Thanh



Phạm Duy 
  http://www.saigonocean.com/nghenhacPhamDuy/PD.htm

Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 - 27 tháng 1 năm 2013[1]) tên thật Phạm Duy Cẩn là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc của Việt Nam. Với hơn 70 năm sự nghiệp, ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại. Nhạc của ông thường kết hợp những yếu tố của âm nhạc cổ truyền, dân ca Việt Nam, với các trào lưu phong cách hiện đại, trong đó có những ca khúc đã trở nên quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác, Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông cũng từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Mặc dù vậy, các quan điểm nhìn nhận về Phạm Duy còn gây nhiều tranh cãi.

Khởi sự đời nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò ca sĩ hát lưu động. Từng tham gia Kháng chiến chống Pháp một thời gian trước khi vào miền Nam để tiếp tục tự do hoạt động âm nhạc. Phạm Duy là một tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực giành cho cả âm nhạc lẫn chính trị, cho đến sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, khi ông vượt biên sang Hoa Kỳ.

Năm 2005, ông về Việt Nam định cư và từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được cho phép phổ biến trở lại. Tính cho đến nay, có khoảng 100 ca khúc được cấp phép lưu hành, trong số khoảng một nghìn sáng tác của Phạm Duy.


Nhạc phẩm


Để xem đầy đủ danh sách các sáng tác của Phạm Duy, xem Nhạc Phạm Duy.

  • Áo anh sứt chỉ đường tà
  • Bà mẹ Gio Linh
  • Bà mẹ phù sa
  • Bên cầu biên giới
  • Bên ni bên nớ
  • Bao giờ biết tương tư
  • Cây đàn bỏ quên
  • Chiều về trên sông
  • Con đường cái quan
  • Chỉ chừng đó thôi
  • Còn chút gì để nhớ
  • Dạ lai hương
  • Đạo ca
  • Đường chiều lá rụng
  • Đưa em tìm động hoa vàng
  • Giọt mưa trên lá
  • Giải thoát cho em
  • Giết người trong mộng
  • Giờ thì em yêu
  • Giọt chuông cam lộ
  • Gọi em là đóa hoa sầu
  • Hạ hồng
  • Hẹn hò
  • Kỷ vật cho em
  • Kỷ niệm
  • Minh Họa Kiều
  • Mộ khúc
  • Mẹ Việt Nam
  • Ngày trở về
  • Nha Trang ngày về
  • Ngày xưa Hoàng Thị
  • Ngày đó chúng mình
  • Ngày em hai mươi tuổi
  • Ngày sẽ tới
  • Ngày tháng hạ
  • Ngày trở về
  • Ngày xưa
  • Nghìn năm vẫn chưa quên
  • Nghìn thu
  • Ngồi gần nhau
  • Ngọn trào quay súng
  • Ngụ ngôn mùa đông
  • Ngựa hồng
  • Người lính bên tê
  • Người lính trẻ
  • Người tình
  • Người tình già trên đầu non
  • Người về
  • Người việt cao quý
  • Ngậm ngùi
  • Nha Trang ngày về
  • Nhạc tuổi xanh
  • Phố buồn
  • Quê nghèo
  • Rong ca
  • Tâm ca
  • Thiền ca
  • Thông điệp mùa xuân
  • Thương ca chiến trường
  • Tình ca
  • Tình hoài hương
  • Tiếng thu
  • Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ
  • Trường ca Con đường cái quan
  • Trường ca Hàn Mặc Tử
  • Trường ca Mẹ Việt Nam
  • Tục ca
  • Về miền Trung
  • Vần thơ sầu rụng
  • Quán bên đường
  • Quán Thế Âm
  • Răn
  • Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà
  • Rong khúc
  • Ru con
  • Thu ca điệu ru đơn
  • Thu chiến trường
  • Thương ai nhớ ai
  • Thương tình ca
  • Thuyền viễn xứ
  • Tiễn em
  • Tiếng bước trên đường khuya
  • Tiếng hát to
  • Tiếng hát trên sông
  • Tiếng hát trên sông Lô
  • Tiếng hò miền Nam
  • Tiếng sáo Thiên Thai
  • Tiếng thời xưa
  • Viễn du
  • Xin em giữ dùm anh
  • Xin tình yêu Giáng sinh
  • Xuân
  • Xuân ca
  • Xuân hành
  • Xuân hiền
  • Xuân thì
  • Xuất quân
  • Yêu em vào cõi chết
  • Yêu là chết trong lòng





Tập nhạc đã in



  • Những điệu hát bình dân, Nhà xuất bản Đất Mới - Thanh Hoá, 1950.
  • Tình ca, tự xuất bản - Sài Gòn, 1969.
  • Một mẹ trăm con, Bộ Thông Tin - Sài Gòn, 1962.
  • Trường Ca Con đường cái quan, Tập san Sáng dội miền Nam - Sài Gòn, 1960 và Quảng Hoá - Sài Gòn, 1970.
  • Mười Bài Tâm Ca, Lá Bối - Sài Gòn, 1965.
  • Ngày đó chúng mình yêu nhau - An Tiêm - Sài Gòn, 1968.
  • Gìn vàng Giữ ngọc, Sài Gòn, 1971
  • Nghìn trùng xa cách, An Tiêm - Sài Gòn, 1968.
  • Hát vào đời, An Tiêm - Sài Gòn, 1969.
  • Vòng tay thế giới, Quảng Hóa - Sài Gòn, 1969.
  • Giết người trong mộng, Trí Dũng - Sài Gòn, 1970.
  • Ca khúc cho ngày mai, Quảng Hóa - Sài Gòn, 1970.
  • Cho nhau riêng nhau một đời, Khai Phóng - Sài Gòn, 1970.
  • Giọt lệ cho tình ta, Chân Mây - Sài Gòn, 1970.
  • Mười bảy tình ca bất tử Thương Yêu - Sài Gòn, 1971.
  • Đạo ca, Văn học sử - Sài Gòn, 1971.
  • Nhi đồng ca, Cục Tâm lý chiến - Sài Gòn,1971.
  • Kỷ vật chúng ta, Gìn vàng Giữ ngọc - Sài Gòn, 1971.
  • Thương ca chiến trường, Gìn vàng Giữ ngọc - Sài Gòn, 1971.
  • Chiến ca mùa hè, Tiên Rồng - Sài Gòn, 1972.
  • Con đường tình ta đi, Gìn vàng Giữ ngọc - Sài Gòn, 1973.
  • Tuyển tập nhạc tiền chiến (trong đó có nhạc Phạm Duy), Kẻ Sĩ - Sài Gòn, 1968.
  • Tuyển tập 20 năm nhạc tình (trong đó có nhạc Phạm Duy), Khai Phóng - Sài Gòn, 1970.
  • Hoàng cầm ca, Hội văn hoá Việt Nam tại Bắc Mỹ - Hoa Kỳ, 1984.
  • Thấm thoát mười năm, Hội văn hoá Việt Nam tại Bắc Mỹ - Hoa Kỳ, 1984
  • Tủ sách Cành Nam và Tạp chí Xác Định - Hoa Kỳ, 1985.
  • Mười bài rong ca, PDC Productions, Midway City, USA, 1988
  • Mười bài tâm ca, PDC Productions, Midway City, USA, 1990
  • Bầy chim bỏ xứ cành vàng - Westminster, CA USA, 1990
  • Một đời để yêu (30 tình khúc), Nam Á - Paris, Pháp, 1989
  • Vườn thơ cánh nhạc (30 bài thơ phổ nhạc), Nam Á - Paris, Pháp 1989
  • Tình si (30 tình khúc), Nam Á - Paris, Pháp, 1992
  • Tình ca quê hương (30 bài ca quê hương), Nam Á - Paris, Pháp, 1992
  • Lịch sử trong tim (30 bài ca kháng chiến), Nam Á - Paris, Pháp, 1992
  • Hát trên đường về (Đạo ca, Rong ca, Thiền ca), Nam Á - Paris, Pháp, 1992
  • Niềm vui còn đó (Bé ca, Nữ ca, Bình ca), Hồng Lĩnh - Westminster, CA, USA, 1994
  • Tạ ơn đời, Hồng Lĩnh - Westminster, CA, USA 1994 (Có thêm ngoại ngữ)
  • Trường ca Mẹ Việt Nam (Việt-Anh-Pháp), Phủ Đặc ủy Chiêu hồi - Sài Gòn, 1960 và Lá Bối, 1967
  • Trường ca Mẹ Việt Nam (Việt-Pháp), Nam Á, Paris, Pháp, 1985
  • Dân ca - Folk Songs (Việt-Anh), USIS - Sài Gòn, 1968.
  • Hoan ca (Việt-Anh) DU CA - Sài Gòn, 1973.
  • Hát trên đường tị nạn (Việt-Anh) ĐÔNG PHƯƠNG - Santa Ana, CA USA1979.
  • Mười bài ngục ca (Việt-Anh) NGUYỄN HỮU Hiệu - Arlington, VA USA1980.
  • Hai mươi bài ngục ca (Việt-Anh) Hội VĂN HOÁ Bắc Mỹ - Arlington, VA USA 1980.
  • Ngục ca (Việt-Anh-Pháp), Quê Mẹ - Paris, 1982. PDC Productions - Midway City, CA, USA 1989
  • Dân ca - Folk song - Chant populaire (Việt, Anh, Pháp), PDC Musical Productions - Midway City, California, USA, 1980.
  • Trường ca Con đường cái quan (Anh-Việt), PDC Musical Productions, Midway City, California, USA, 1980



Tiểu sử

Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật là Phạm Duy Cẩn, xuất thân từ một gia đình văn nghiệp. Trong hồi ký của mình, ông viết:[2]

Tôi ra đời tại nhà hộ sinh ở số 40 Rue Takou (phố Hàng Cót) Hà Nội vào lúc 1 giờ 15 sáng ngày 05 tháng 10 năm 1921, theo âm lịch là ngày mùng 5 tháng 9 (nhuận) năm Tân Dậu. Trước đó vài giờ, mẹ tôi còn đang ôm bụng ngồi đánh tổ tôm với mấy bà bạn và với Bác Hàn Làng Vẽ.
Mẹ tôi vừa ù xong ván bài tổ tôm thì dở dạ và người nhà vội vàng đưa vào nhà đẻ. Do đó, khi tôi lớn lên, mỗi lần gặp Bác Hàn là bác nhắc tới chuyện ván bài tổ tôm và gọi tôi là thằng Tôm. Ai ngờ bây giờ về già, tôi cũng trở thành một thứ Uncle Tom.
Cha là Phạm Duy Tốn thường được xem như nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn học Mới hồi đầu thế kỷ 20. Anh là Phạm Duy Khiêm, giáo sư thạc sĩ, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes des terres sereines, Nam et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine...
Sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 (5 tháng 9 năm Tân Dậu) tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Phạm Duy học vỡ lòng tại trường Hàng Thùng, học tiểu học tại trường Hàng Vôi, học không được giỏi và thường bị phạt. Đến khi 13 tuổi (1934) vào được lớp nhất, ông học giỏi lên dần, thành một trong những học sinh ưu tú của lớp, nhất là môn đọc thơ tiếng Pháp.[2]
Năm 1936, vào học ở trường Thăng Long, một trọng điểm trong thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông có Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Tuyên, Phan Anh, Khuất Duy Tiến; còn trong đám bạn cùng lớp có nhà thơ Quang Dũng.
Năm 1940, nghe lời bè bạn, ông thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, học thầy Tô Ngọc Vân, chung lớp với Bùi Xuân Phái, Võ Lăng... nhưng ông không có năng khiếu nhiều và không ham vẽ cho lắm. Thời kỳ này ông ca hát nhiều hơn là vẽ tranh.
Năm 1942 ông có sáng tác đầu tay là phổ nhạc bài "Cô hái mơ" của Nguyễn Bính.[2]

... 1942, Cô Hái Mơ, ấn phẩm đầu tiên của Phạm Duy. Ta thử xem nhà soạn nhạc trẻ măng của chúng ta đã phổ nhạc bài thơ đẹp đẽ của Nguyễn Bính như thế nào. Câu nhạc đầu, xuống bậc, với hơi điệu trầm tĩnh và mênh mông, dẫn chúng ta vào cảnh về chiều mơ mộng của thi sĩ. Rồi thì cái nhìn của nghệ sĩ ngước lên ánh trời và ta được hưởng một nét nhạc rất phạm duy lúc bấy giờ đã mềm mại và uyển chuyển. Nhưng chính phần thứ hai của ca khúc mới biểu lộ tất cả sức tưởng tượng và nhạc hứng của chàng nghệ sĩ, tất cả sự táo bạo và coi thường ước lệ của ông. Đoạn nhạc này, với nhạc tính nhanh nhẹn và hơi mạnh mẽ hiển nhiên là đoạn nhạc của một nhà soạn nhạc có cảm tính trẻ. Nhưng trong trường hợp Phạm Duy, trẻ không có nghĩa là vụng về hay do dự, bởi vì cần phải ghi nhận lối viết rất vững vàng, lối chuyển câu rất hợp lý, cần nhất là phải ghi nhận sự khoái vượt khó của chàng trẻ Phạm Duy. Và những khó khăn ở trong đoạn này thì vô số : nào là tiết điệu khá phức tạp của nét nhạc, nào là những nhịp ngoại (syncopes) và những thanh trình (intervalles) khó hát, những nốt móc kép (double croches) hiểm hóc, những chuyển biến đột ngột từ hơi trưởng qua hơi thứ, tất cả những khó khăn chứng tỏ rằng lúc đó chàng nghệ sĩ của chúng ta đã có lỗ tai đặc biệt tinh tế và một khiếu nhạc tuyệt vời. Lại còn mấy phách -- với lời cô chửa về ư ? và hay cô ở lại -- cũng tuyệt diệu nữa, ở đây, Phạm Duy đã chuyển biến được giọng nói của ngôn ngữ mẹ đẻ thành ra nhạc ngữ dễ yêu và ngộ nghĩnh. Nhưng rủi thay, những sự kỳ diệu trên đây đã chẳng quyến rũ nổi cô hái mơ nọ, và bài hát kết luận, trong sự thầm nhắc lại hai đoạn đầu... sự buồn bã đó đã có tính cách rất phạm duy qua lối chuyển bán cung đặc biệt
—Georges Etienne Gauthier, báo Bách Khoa, Saigon năm 1970
Năm 1944, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi rất nhiều miền trên đất nước, từ Bắc chí Nam, khiến ông mở mang tầm mắt, ngoài ra tự nhiên cũng trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến các vùng. Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông... và nhất là nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết.
Sau đó ông khởi sự con đường âm nhạc của mình với việc trở thành ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, đi diễn lưu động từ Bắc qua Trung vào Nam trong những năm 1943-1945. Ông là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sài Gòn vào năm 1944, mỗi tuần trình bày 2 lần.
Năm 1945, xảy ra nạn đói, Phạm Duy rời nhà cũ đi lang thang nhiều nơi, sau đó ông theo kháng chiến. Trong thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Phạm Duy trở thành cán bộ văn nghệ của Việt Minh và là một trong những nhạc sĩ thành công nhất lúc đó. Thời kỳ này, bên cạnh tài năng được khen ngợi, thì xu hướng lãng mạn của Phạm Duy bị cho là tiêu cực, nhiều bài hát của ông bắt đầu bị xét duyệt, cấm đoán. Sau do không chịu sự quản thúc ngặt nghèo, ông đã rời bỏ Việt Minh về thành[cần dẫn nguồn]. Từ đó tác phẩm của ông bị cấm phổ biến trong vùng kiểm soát của Việt Minh, cũng như ở miền Bắc sau 1954 và trên cả nước sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Năm 1949 ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng.[3]
Năm 1951, ông đưa gia đình về Sài Gòn.[3]
Năm 1953, ông qua Pháp học về âm nhạc, tại đây quen với giáo sư Trần Văn Khê. Về lại miền Nam, ông tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long. Nhạc Phạm Duy phổ biến rất rộng rãi ở miền Nam (mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng gọi là "bàng bạc khắp mọi nơi"[4] thời bấy giờ). Thời gian này ông cũng có những hoạt động trong ngành điện ảnh.
Từ sau 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình cư ngụ tại Thành phố Midway, Quận Cam, California.
Năm 1990, ông bắt đầu viết hồi ký, khi hoàn tất chia làm 4 cuốn.
Năm 1999, vợ ông là bà Thái Hằng qua đời, sự kiện này khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh viện một thời gian dài. Sau năm này, lần đầu về thăm quê hương sau 25 năm lưu lạc, ông gặp gỡ nhiều bạn cũ ở Việt Nam.
Tháng 5 năm 2005, ông trở về Việt Nam, mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai Duy Quang (ca sĩ), Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, có 9 nhạc phẩm của ông được phép lưu hành ở Việt Nam; tháng 11, được phép lưu hành thêm 10 tác phẩm nữa. Tính đến nay (tháng 8 năm 2007) đã có hơn 40 tác phẩm của Phạm Duy được phổ biến tại Việt Nam, tính cả các đoản ca trong "Trường ca con đường cái quan".
Ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27 tháng 1 năm 2013, một tháng sau cái chết của con ông là ca sĩ Duy Quang.[1] Lễ động quan cử hành ngày 3 tháng 2 và ông sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.













No comments:

Post a Comment