Saturday, November 28, 2015

Nhóm truyền thông PBS trả lời về Terror in Little Saigon / Vietnamese and English


Bản báo cáo của chúng tôi với Frontline về một chiến dịch bạo động trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã gây nên cuộc tranh luận hứng thú.
ProPublica, Ngày 13 tháng Mười Một 2015, lúc 4:33 chiều
Cuốn phim của Frontline “Khủng Bố Trong Tiểu Saigon”, và bài viết đăng trên tạp chí ProPublica nhắc lại một chương đau lòng trong kinh nghiệm Việt Mỹ. Từ ngày phát hành, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến từ người xem phim cũng như người đọc bài viết, bầy tỏ cảm xúc xâu xa bản báo cáo của chúng tôi về chuyện giết hại năm nhà báo người Mỹ gốc Việt và chuyện bạo lực trong các cộng đồng người Việt, lớn lên ở Hoa Kỳ sau cuộc chiến Việt Nam.
Cuốn phim và bài viết cho thấy cơ quan Điều Tra Liên Bang (FBI) tin rằng, một tổ chức do các cựu sĩ quan VNCH khởi xướng, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã dính líu vào chuyện bạo lực.
Cuối tuần qua, chúng tôi cũng nghe được những lời phê bình, đặc biệt từ nhóm người Mỹ gốc Việt dưới danh hiệu Việt Tân. Người sáng lập Việt Tân là những người cựu lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, cho rằng bản báo cáo của chúng tôi đã không chứng minh được sự liên hệ giữa tổ chức và bạo lực, như vậy trên vài khiá cạnh văn hóa, đã sỉ nhục những người Mỹ gốc Việt. Việt Tân vẫn cho rằng Mặt Trận Quốc Gia hoặc Mặt Trận, là nhóm bảo trợ việc thay đổi chính trị ở Việt Nam, do đó là mục tiêu cho các lời đồn đãi, chụp mũ từ nhiều năm qua.
Bản báo cáo của ProPublica và Frontline bao gồm bản báo cáo của cảnh sát điạ phương và bản điều tra của cơ quan FBI về các vụ giết người ở California, Texas và Virginia. Các hồ sơ cảnh sát và cơ quan FBI được dấu kín từ nhiều năm cho đến khi chúng tôi lấy được qua đạo luật Tự Do về Tin Tức. Hiện giờ, công chúng Hoa Kỳ, kể cả cộng đồng  người Mỹ gốc Việt có thể bắt đầu đánh giá kết qủa những năm tháng điều tra.
Đối với những gia đình nạn nhân, đó là cơ hội cho họ biết thêm tin tức, những việc điều tra, kết luận về cái chết của người thân. Các hồ sơ điều tra cho biết nhân viên điều tra FBI tin rằng Mặt Trận đứng sau chiến dịch giết người, đốt nhà, đánh đập nạn nhân, và làm cho những nhà điều tra tức tối, mất mặt không tìm ra, đưa thủ phạm ra trước công lý. Hơn nữa, năm cựu lãnh tụ của tổ chức cho chúng tôi biết, họ đã điều hành đơn vị ám sát thanh toán những người lên tiếng chỉ trích hoặc tình nghi Cộng Sản.
Việt Tân cũng nói rằng một hoặc nhiều cựu hội viên Mặt Trận xuất hiện trong cuốn phim hoặc bài viết đã kể lại câu chuyện không đúng sự thật. Chưa có ai trong cuốn phim hoặc bài viết liên lạc với chúng tôi về chuyện đó. Việt Tân nói rằng, một cựu lãnh tụ Mặt Trận, Nguyễn Xuân Nghiã, bây giờ quả quyết ông ta chưa từng kể cho phóng viên của chúng tôi A.C. Thompson và đạo diễn Richard Rowley, rằng ông ta đã họp với hội viên Mặt Trận về việc giết một nhà xuất bản báo chí. Chúng tôi rất vui trả lời trực tiếp cho ông Nghiã nếu ông ta muốn chống lại chúng tôi.
Việt Tân nói rằng, Mặt Trận chưa từng điều hành một đơn vị ám sát. Nhưng trong hồ sơ FBI, có những cuộc bàn luận của Mặt Trận và đơn vị có danh diệu K-9 - Những hội viên bị nghi ngờ và bảng phân loại các nạn nhân. Danh sách này được lập nên một phần từ những cựu hội viên Mặt Trận. Katherine Tang-Wilcox, một điệp viên FBI về hưu, góp phần trong việc điều tra Mặt Trận, nói một cách đơn giản, trong cuốn phim và bài viết: “K-9 được tổ chức như cánh tay ám sát của Mặt Trận”.
Việt Tân cho rằng, có phần kể chuyện cho bản báo cáo đằng sau cuốn phim và bài viết, và cho rằng việc làm của chúng tôi sỉ nhục cộng đồng mở rộng người Mỹ gốc Việt. Những người Việt yêu nước, bị cho rằng “bị xem như những cựu chiến binh căm hờn, do bị mất điạ vị trong xã hội”
ProPublica và Frontline theo vết bản báo cáo, đưa chúng tôi đến, lại đến với Mặt Trận. Chúng tôi không thể nào làm giảm tinh thần người Việt tỵ nạn, và những hãnh diện về sức chịu đựng của họ trong suốt cuộc chiến và hành trình tìm tự do. Chúng tôi trình bầy việc làm của những kẻ quá khích, và sự kiện vẫn là sự kiện: mặc dầu có nhiều khía cạnh của Mặt Trận, tổ chức được thành lập với nhiệm vụ giải thể chính quyền Công Sản Hà Nội, và gây qũy ở Hoa Kỳ để thực hiện mục đích. Họ xây dựng một lực lượng chiến đấu và đã tìm cách xâm nhập vào Việt Nam ba lần. Những cố gắng đó ảnh hưởng việc xin định cư của nhiều người tỵ nạn là điều không ngạc nhiên. Điều đó vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.
Điều cần nói thêm, chúng tôi dành nhiều thì giờ tiếp xúc với các cựu quân nhân VNCH trong thời gian làm bản báo cáo, tại nghiã trang trong ngày lễ Tưởng Niệm, trong các quán cà phê, tại tư gia của họ, và chúng tôi rất trân trọng thì giờ họ đã dành cho chúng tôi. Hai người cộng tác trong việc thực hiện chương trình, nhà làm phim Tony Nguyễn và Jimmy Tòng Nguyễn, một người thông dịch viên, cựu quân nhân VNCH đã giúp đỡ trong việc làm bản báo cáo và sự hiểu biết của chúng tôi về lịch sử, cũng như tâm lý của người Việt.
Năm 1993, vài lãnh tụ làm đơn thưa mấy nhà báo người Mỹ gốc Việt, đã tố cáo họ nhúng tay vào những chuyện bạo lực trong cộng đồng. Việt Tân cho rằng, đọc tài liệu về những trường hợp đó sẽ tin rằng, sự thực Mặt Trận không dính líu gì đến những chuyện bạo lực. Bồi thẩm đoàn đã bác bỏ đơn thưa của những người đại diện Mặt Trận.
Câu chuyện đã bị lãng quên từ lâu và không có kết luận về những vụ mưu sát chính trị và tấn công bạo lực. Có lẽ Việt Tân không muốn phổ biến rộng rãi trên khắp cả nước, và đúng như thế, một chương không có kết luận trong một cộng đồng sống động, nhiều biến cố lịch sử. Đó là câu chuyện dựa vào tài liệu, các nhà điều tra, những cuộc phỏng vấn trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Trong những cuộc phỏng vấn, chúng tôi thường được nghe nói đến những chuyện bạo lực khác mà chưa từng báo cáo cho cơ quan FBI, và trong thời gian cuốn phim và bài viết được xuất bản, chúng tôi nhận được nhiều tin nhắn từ những người xem phim, đọc bài viết muốn cho biết thêm về những chuyện bạo lực, đe dọa tương tự.
Trong tuần lễ vừa qua, các phóng viên của chúng tôi nói về chương trình trong nhiều cuộc phỏng vấn - kể cả báo chí, phương tiện truyền thông người Mỹ gốc Việt, nơi mà những vụ giết người, bạo hành được bàn cãi, tranh luận. Chúng tôi hy vọng phần báo cáo của chúng tôi có thể dẫn tới một khám phá ra những trường hợp bị “lạnh” (quên lãng). Không có tình trạng hoặc giới hạn về những vụ giết người, như Tang-Wilcox, nhân viên FBI về hưu đã nói “Ai đó biết, ai là người chịu trách nhiệm cho mỗi trường hợp và những người làm chuyện hành động”

 Nguyên bản in English 

Terror in Little Saigon: An Objection and a Response

Our reporting with Frontline on an unsolved campaign of violence within the Vietnamese-American community has provoked passionate debate.
ProPublica, Nov. 13, 2015, 4:43 p.m.+



Frontline’s film, “Terror in Little Saigon,” and the accompanying ProPublica article, revisited a painful chapter in the Vietnamese-American experience. Since publication, we have heard from many viewers and readers who expressed deep gratitude for our reporting on the murders of five Vietnamese-American journalists and a broader pattern of violence within the refugee communities that grew up in America after the Vietnam War. The film and article showed that the FBI came to believe that an organization started by former South Vietnamese military officers, the National United Front for the Liberation of Vietnam, was linked to the violence.

Over the last week, we have also heard criticisms, in particular from a Vietnamese-American advocacy group called Viet Tan. Viet Tan, whose founders were leaders of the National United Front, has asserted that our reporting failed to prove the connection between the organization and the violence, and was, in certain respects, culturally insulting to Vietnamese Americans. Viet Tan maintains that the National United Front, known most commonly as the Front, was a group committed to fostering political change in Vietnam, and that it has been the target of rumors and false allegations for years.

ProPublica and Frontline’s reporting included an unprecedented examination of the local police and the FBI investigations into the murders in California, Texas and Virginia. The police and FBI files had been secret for decades until we obtained them through the Freedom of Information Act. Now the American public, including the Vietnamese-American community, can begin to assess the substance and shortcomings of years of investigation. For the families of the victims, this was the only opportunity they had been afforded to take stock of what investigators had uncovered and theorized about the deaths of their loved ones. Those investigative files show that FBI agents were persuaded that the Front was behind a campaign of murder, arson and beatings, and they capture the frustration of investigators in never managing to bring any of the perpetrators to justice. As well, five former leaders of the organization told us the group had run its own assassination unit to deal with its critics or suspected Communists.

Viet Tan has also asserted that one or more former Front members who appeared in the film and article were either misquoted or somehow otherwise misrepresented. No one featured in the film or article has contacted us making such a claim. Viet Tan says that one former Front leader, Nguyen Xuan Nghia, now insists he never told our reporter, A.C. Thompson, and director, Richard Rowley, that he had been in a meeting with Front members who talked about killing a newspaper publisher. We would be happy to respond directly to Nghia should he want to raise an objection with us.

Viet Tan says that the Front never ran an assassination unit. The FBI’s files, however, are laden with discussions of the Front and the unit, known as K-9 — its suspected members and its catalogue of victims. These entries were built on in part accounts from former members of the Front. Katherine Tang-Wilcox, a retired FBI special agent who helped run the investigation of the Front, said it plainly, in the film and in the article: “K-9 was established as the assassination arm of the Front.”

Viet Tan asserts that there was a preconceived narrative for the reporting behind the film and the article, and it claims that our work was insulting to the wider Vietnamese-American community. Vietnamese patriots, it says, “are relegated to being vengeful veterans motivated by a loss of social status.”

ProPublica and Frontline followed the reporting where it took us. Where it took us over and over again was to the Front. We in no way sought to demonize Vietnamese refugees, and the profound hardships they endured both during the war and in the exodus after. We exposed the work of extremists, and the facts are the facts: Although there may have been other aspects to the Front, it was founded with the express mission of toppling the Communist regime in Hanoi, and it raised money in the U.S. to mount such an effort. It created a makeshift fighting force and tried three times to get inside Vietnam. That such an effort would have held appeal for many displaced and traumatized refugees from a lost war is no surprise. It just happened to violate American law.

It’s worth noting that we spent time with veterans of the former South Vietnamese military during the course of our reporting, at the cemetery on Memorial Day, at cafes, at their homes, and we are grateful to them for sharing their time with us. Two associate producers on the project, filmmaker Tony Nguyen and Jimmy Tong Nguyen, a translator and veteran of the Army of the Republic of Vietnam, helped in our reporting and our understanding of the appropriate historical context and cultural sensitivity.

In 1993, several Front leaders brought a libel lawsuit against Vietnamese-American journalists who had accused them of being behind acts of violence within the community. Viet Tan suggests that any reading of that case would support the idea that, in fact, the Front was not behind any violence. The claim by the Front plaintiffs that they had been libeled was rejected by a jury.

The story of a long-forgotten and unsolved spate of politically motivated murders and attacks may not have been the story Viet Tan wanted published nationwide, and indeed it is a grim, unresolved chapter in a vibrant community’s rich history. But that is the story told by documents, investigators and interviews in the Vietnamese-American community itself. During our interviews, we were frequently told about additional violence that had never been reported to the FBI, and since the film and articles were published, we have received numerous notes from viewers and readers who want to share accounts of being similarly threatened and harassed.

Over the last week, our journalists have talked about the project in numerous interviews — including in the Vietnamese-American media, where these murders and violence are being passionately debated. We hope the reporting we’ve done can now lead to a break in these long cold cases. There is no statute of limitations on murder, and as Tang-Wilcox, the retired FBI agent, said, “Somebody knows who’s responsible for each and every one of these acts.”

No comments:

Post a Comment