Monday, September 30, 2019

Thắng kiện ‘mạ lỵ, vu khống,’ một phụ nữ gốc Việt được bồi thường $545,625 - Việt Linh - Người Việt

Bà Angie Elconin (Phạm Thanh Nga) tại văn phòng Tổ Hợp Luật Sư Brownstein Hyatt Farber Scheck, LLP ở Las Vegas, Nevada. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
SANTA CLARA, California (NV) – “Tôi cảm ơn Thượng Đế, cám ơn mọi người đã yêu thương và quý mến để đồng hành cùng tôi trong đoạn đường khó khăn, chống lại sự gian tham tiền từ thiện và lợi dụng quyền lực báo chí để bịt miệng, ức hiếp người ngay lành.”
Bà Angie Elconin, tên Việt Nam là Phạm Thanh Nga, nói với nhật báo Người Việt về việc bà thắng kiện một người gốc Việt khác là bà Thanh Hà Bùi, còn gọi là Tana Thái Hà, số tiền $545,625.
Vụ thắng kiện “mạ lỵ, vu khống” dựa trên phán quyết của bồi thẩm đoàn và ký xác nhận của chánh án toà Thượng Thẩm Hạt Santa Clara, tiểu bang California hôm 12 Tháng Ba, 2019.
Vụ kiện ‘mạ lỵ’
Theo hồ sơ tòa án, vụ kiện được nộp cho tòa vào Tháng Chín, 2015 và ra tòa vào ngày 7 Tháng Giêng, 2019.
Bà Angie Elconin Phạm Thanh Nga là nguyên đơn trong vụ kiện kép vì mạ lỵ vu khống, số 2015-1-cv-285674 (Lead Case) và vụ số 16CV295150 (Consolidated case), do Chánh Án Carrie Zepeda chủ tọa.
Đại diện bà Nga là Luật Sư Mitchell J. Langberg thuộc Tổ Hợp Luật Brownstein Hyatt Farber Scheck, LLP.
Bị đơn Thanh Hà Bùi, tức Tana Thái Hà hay Thái Hà, có hai luật sư đại diện là Luật Sư Seth W. Wiener và Luật Sư Brian Turner thuộc Tổ Hợp Luật Brian Turner. Ngoài ra, phía bị đơn còn có Viet Tribune Media, Inc., Vy Trương hay Vivian Trươnggia (Trương Gia Vy).
Bà Nga cho biết vụ xử kéo dài gần ba tuần. Kết quả, bồi thẩm đoàn kết luận là những lời cáo buộc với ác ý của bị đơn Tana Thái Hà với nguyên đơn Phạm Thanh Nga là không đúng sự thật, và bị đơn phải bồi thường $545,625 thiệt hại cho bà Nga (Viet Tribune và Vy Trương không phải bồi thường).
Phán quyết của vụ kiện cho thấy bị cáo Thanh Hà Bùi phải 
bồi thường $545,625 cho bà Angie Elconin (Phạm Thanh Nga). 
(Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Nguyên cớ gì bà Thái Hà ‘mạ lỵ’ Phạm Thanh Nga?
Bà Nga kể: “Ngày 13 Tháng Mười Hai, 2014, tôi và Thái Hà cùng nhau làm việc trong ban tổ chức của cuộc gây quỹ từ thiện cho hai hội VIET-MUSEUM (IRCC) và VAUSA (Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt) ở Napa, California. Kết quả gây quỹ do người làm sổ sách báo cáo, sau khi trừ chi phí, là $76,000.”
Bà Nga cho biết, ban tổ chức, trên nguyên tắc, đồng ý số tiền gây quỹ, sau khi trừ chi phí, sẽ chia đồng đều cho mỗi hội một nửa. Còn nếu lỗ, bà Nga sẽ trả cho tất cả số tiền thiếu hụt.
Nguyên tắc chia 50/50 nhưng bà Nga thắc mắc sao hội VAUSA chỉ được chia $16,500 trong khi hội IRCC được $40,000. Cả hai cộng lại mới chỉ là $56,500. Đó là chưa kể tiền đấu giá chiếc nhẫn của Rosalina được $6,000 và hai bức tranh, nhưng số tiền sai biệt đi đâu?
Theo lời bà Nga, “Thái Hà đã cùng với ông Vũ Văn Lộc, đại diện IRCC, đổi hai món ‘quà tặng đấu giá gây quỹ’ cho hai hội này thành ‘hàng gởi bán’ trị giá $7,500 và họ tự ý hoàn trả lại cho bạn bè $2,275 từ một số vé bán trong đêm gây quỹ mà không đợc sự đồng ý của ban tổ chức.”
Sau đó, cũng theo lời bà Nga, “ngày 27 Tháng Mười Hai, 2014, bà đã viết thư phản đối hành động tự ý sử dụng tiền gây quỹ sai mục đích như vừa nêu trên của Thái Hà, và cũng yêu cầu IRCC để cho CPA của chính họ vào xem lại sổ sách chi thu, rồi công bố kết quả ra công chúng. Nhưng họ đã tự ý làm theo ý họ.”
Bà Nga khẳng định: “Tôi còn nhớ vào ngày 19 Tháng Giêng, 2015, Thái Hà viết thư cảnh cáo cũng như gọi điện thoại nói tôi, khuyên tôi nên im lặng và hứa sẽ cho làm cho tôi ‘biến mất’ khỏi San Jose.”
“Sau đó Thái Hà lên chiến dịch mạ lỵ vu khống có ác ý về cá nhân tôi trên các trang mạng xã hội. Trước và sau khi phiên tòa diễn ra, Thái Hà đã dùng chiến thuật đánh phủ đầu, tung tin ráo riết rằng tôi, Phạm Thanh Nga, đã thua kiện, gây khó khăn vì nhiều người tưởng thật, trong khi bà ấy mới thực là người phải bồi thường cho tôi!”Bà Nga cho biết thêm: “Đến nay, sau gần 5 năm, ông Vũ Văn Lộc và Tana Thái Hà vẫn chưa công bố sổ chi thu trong buổi gây quỹ tại Napa năm 2014, dù những nhà tài trợ và hội VAUSA đã gởi thư yêu cầu. Trong khi đó, Thái Hà từng khai nhận tại toà rằng IRCC mời Thái Hà vào ‘audit’ sổ sách.” 
Tin nhắn của phóng viên báo Người Việt gởi qua điện thoại cho 
bà Thái Hà ngày 13 Tháng Chín, 2019, nhưng không được hồi đáp. 
(Hình: Chụp qua màn hình điện thoại)
Luật Sư bên nguyên đơn Phạm Thanh Nga nói gì?
Hôm 5 Tháng Tám, 2019, phóng viên nhật báo Người Việt đã gặp bà Angie Elconin (Phạm Thanh Nga) và Luật Sư Mitchell J. Langberg tại văn phòng, thuộc Tổ Hợp Luật Brownstein Hyatt Farber Scheck, LLP ở Las Vegas, Nevada.
Luật Sư Langberg xác nhận: “Sau hơn hai tuần nghe điều trần và kiểm tra các bằng chứng, bồi thẩm đoàn xét thấy bà Tana Thái Hà (Thanh Hà Bùi) đã bị chứng minh là phỉ báng có ác ý, và cố tình gây tổn hại tinh thần cho nguyên đơn, và không trả tiền nợ cho bà Phạm Thanh Nga.”
“Tôi đưa ra các bằng chứng và Tana Thái Hà bị chứng minh nhiều lần bà ấy nói láo về Phạm Thanh Nga và Tana Thái Hà chính là tác giả bài viết ‘Bà Mẹ Triệu Phú’ để mạ lỵ Phạm Thanh Nga,” Luật Sư Langberg khẳng định.
Theo hồ sơ tòa (trang 45), ngày 8 Tháng Năm, 2019, bà Tana Thái Hà đưa đơn kiện mới, nhưng đã bị tòa bác bỏ (Denied). Hiện nay, luật sư đại diện cho bà Thái Hà là Luật Sư Hoyt Hart, II.
“Tana Thái Hà vẫn phải trả tiền bồi thường và phải đóng bond gần $1,000,000 nếu muốn ngưng việc thu nợ từ Phạm Thanh Nga,” Luật Sư Mitch Langberg cho biết.
Được hỏi về việc bà Tana Thái Hà hiện đưa đơn xin kháng án, bà ấy có được ngưng trả tiền bồi thường theo phán quyết ngày 12 Tháng Ba, 2019, của tòa hay không?
Tin nhắn của phóng viên báo Người Việt gởi qua điện thoại cho 
Luật Sư Hoyt Hart ngày 13 Tháng Chín, 2019, 
nhưng không được hồi đáp. (Hình: Chụp qua màn hình điện thoại)
Luật Sư Langberg giải thích: “Tana Thái Hà có thể xin kháng cáo, nhưng phải đóng số tiền gấp 1.5 lần tiền bồi thường do phán quyết đã xử Phạm Thanh Nga thắng. Có nghĩa là Tana Thái Hà phải đóng ‘bond’ khoảng $1,000,000 để ngưng trả bồi thường, với hy vọng tìm ra kẽ hở nào sai của phán quyết đang hiệu lực.”
“Và vì còn hiệu lực 10 năm, Tana Thái Hà vẫn phải trả số tiền $545,625 cộng 10% tiền lời hàng năm cho đến hết. Hiện nay bà ấy nói không có khả năng trả vì không có nghề nghiệp ổn định cũng như không có tài sản, nhưng phía bà Phạm Thanh Nga không mất quyền thu nợ trong thời gian bà Thái Hà kháng án.”
Theo Luật Sư Mitch Langberg, đại diện cho bà Phạm Thanh Nga, “appeal” của bà Thái Hà chỉ là thủ tục tranh luận giữa hai bên luật sư với nhau trước quan tòa (không có bồi thẩm đoàn, không có lấy lời khai). Họ chỉ xem xét các giấy tờ mà hai bên đã đưa ra trong phiên tòa vừa qua, hy vọng tìm được sai sót về kỹ thuật pháp lý, nhưng cơ hội thắng lại rất thấp, rất ít khi xảy ra!”
Nói với báo Người Việt, bà Thanh Nga kết luận: “Tôi đã phải sống trong sợ hãi bởi những lời hăm dọa và nhục mạ trong suốt bốn năm tưởng khó có thể đi đến ngày ra tòa nhưng tôi đã cố gắng, vì không phải cho riêng tôi nhưng cho cả gia đình tôi và những nạn nhân khác. Tôi mong tệ nạn lập bè tung thư nặc danh để mạ lỵ, vu khống bịt miệng dược chấm dứt. Tiền gây quỹ cho từ thiện phải được minh bạch, không vì lợi ích cá nhân của những kẻ tham ô, tự tung tự tác. Xin đừng tạo cơ hội và điều kiện cho họ!”
Không liên lạc được với Tana Thái Hà và Luật Sư Hoyt Hart
Khi thực hiện bài viết này, để có thêm chi tiết về vụ “thua kiện,” phóng viên báo Người Việt đã tìm cách liên lạc để phỏng vấn bà Tana Thái Hà và luật sư đại diện hiện nay của bà là ông Hoyt Hart.
Cụ thể, phóng viên báo Người Việt đã nhắn tin (text) và để lại lời nhắn qua điện thoại cho bà Tana Thái Hà và Luật Sư Hoyt Hart, II vào các ngày 22 Tháng Tám và 13 Tháng Chín, 2019. Tuy nhiên, tất cả những tin nhắn này đã không được bà Tana Thái Hà và Luật 
Sư Hoyt Hart, II, trả lời.  
(Nguyễn Việt Linh) NVOL

Wednesday, September 11, 2019

THẦY ƠI…THẦY ĐÂU RỒI ? Nguyễn Thị Thanh Dương


Tôi trở về Việt Nam thăm thân nhân vào một mùa hè.
Tôi thuê xe đến ngôi trường cũ, một mình tìm lại kỷ niệm xưa, không chỉ là mái trưòng trung học thân yêu mà còn có bóng dáng một tình yêu.Thày Chuẩn, giáo sư môn toán của tôi suốt 3 năm liền từ lớp 10 đến lớp 12.

Kể từ ngày tôi đi vượt biên được đến Mỹ định cư. Đây là lần đầu tiên tôi trở về Việt Nam và ngôi trường cũ là một kỷ niệm tôi luôn mong muốn được gặp lại.
Đứng trước ngôi trường xưa lòng tôi bồi hồi thổn thức….
Ngôi trường đã hoàn toàn thay đổi, trường được xây mới và rộng thêm, cây phượng vỹ gìa nơi sát hàng rào trường không còn nữa. Bao mùa hoa Phượng của tôi chín đỏ sân trường nay về đâu, hoa Phượng ơi, thày cô ơi, bạn bè ơi..…

Tên trường không thay đổi, vị trí trường vẫn là đây, nơi tôi từng đi về suốt mấy năm trung học.
Trường lớp đóng cổng đóng cửa im vắng trong một buổi trưa hè. Mùa khai trường sắp đến rồi, mai mốt sân trường im vắng này lại rộn rã thày trò đông vui.
Nhìn dãy hành lang trường hun hút tôi nhớ bóng dáng thày Chuẩn thường đi qua. Nhìn phòng lớp im tiếng tôi nhớ những lúc thầy đứng giảng bài và tôi thì mơ mộng nhìn ra ngoài khung cửa, bài toán thày giảng giải xong mà tôi giấc mộng chưa tròn.

Nước mắt rưng rưng tôi bâng khuâng tự hỏi:
- Thày ơi…thầy đâu rồi?
Không biết thày Chuẩn còn dạy ở trường này không? Mai này đến ngày khai trường tôi sẽ đến đây, không là cô học trò nhỏ năm xưa, chỉ là người khách lạ, tôi sẽ đứng ngoài cổng như thế này để tìm trong đám đông thày trò một bóng dáng thày. Nhất định tôi sẽ nhận ra thày, con người ấy, nét mặt ấy tôi vẫn chưa quên dù 20 năm đã xa, 20 năm chưa gặp lại thậm chí chưa nghe tin tức gì về thày.

Suốt bao năm tôi mải lo cuộc sống hiện tại nơi quê người và mối tình học trò mong manh nơi quê nhà luôn là kỷ niệm đẹp.
Năm tôi lên lớp 10 thày Chuẩn mới đổi về trường dạy môn toán, ngày đầu tiên thày vào lớp lũ học trò con gái chúng tôi xôn xao vì thày giáo trẻ tuổi đẹp trai lại vui tính ăn nói ngọt ngào.
Chúng tôi đã nhanh chóng điều tra ra “lý lịch” của thày, độc thân đẹp trai học giỏi chỉ mỗi tội con nhà nghèo.

Tôi còn nhớ bạn Kim Sa nói:
- Thày chỉ đáng tuổi anh chúng mình thôi, tao chẳng muốn gọi bằng “thày”.
Tôi cũng nghĩ thế và tôi chỉ muốn gọi thày bằng “Anh”.
Tôi thầm yêu thày ngay năm học đầu tiên, chờ mong từng giờ học với thày, mừng vui khi thấy bóng dáng cao cao của thày xuất hiện, hồi hộp khi thấy đôi mắt hiền sau cặp kính cận của thày nhìn tôi dù chỉ là cái nhìn bình thường hay thoáng qua.
Có lần trong hành lang trường, từ xa thấy thày đang đi đến gần tôi đâm ra luống cuống vụng về làm rơi cả mấy quyển vở đang cầm trên tay. Thày đã cúi xuống nhặt lên đưa cho tôi. Giây phút đối diện và chạm tay ấy tôi không bao giờ quên.

Thời kỳ bao cấp cuộc sống ai cũng ít nhiều khó khăn, tôi đã chứng kiến cảnh các giáo viên chia nhau nhu yếu phẩm gạo thịt tiêu chuẩn tại văn phòng. Tôi thương thày giáo độc thân của tôi cũng không thoát khỏi cảnh đời thực tế này, nhưng dường như tôi ít khi thấy thày Chuẩn mang những thứ nhu yếu phẩm ấy về nhà.
Một học trò lớp tôi nghỉ bệnh mấy ngày ở nhà, gia cảnh nó khó khăn, thày Chuẩn là thày giáo chủ nhiệm sẽ tổ chức một buổi đến thăm để “động viên” học trò. Tôi là trưởng lớp được đi cùng thày.

Tôi bất ngờ khi thấy thày mang theo miếng thịt heo nửa ký và bịch gạo 12 ký là tiêu chuẩn của thày vừa lãnh. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, thày nói:
- Nghe nói gia cảnh trò Hoa nghèo, lại ốm đau nghỉ học thày chẳng biết mang qùa gì, sẵn hôm nay có tiêu chuẩn gạo thịt này…
Tôi ngại ngùng và thương cảm…cho thày, chứ không phải cho bạn:
- Thế…tháng này thày không có gạo thịt ăn hả? thày báo tin thăm Hoa đột xuất qúa em chẳng kịp góp phần mua qùa…
Thày Chuẩn mỉm cười:
- Lo cho người bệnh chứ việc gì lo cho thày. Tháng này thày sẽ…ăn chực bố mẹ.

Sau này tôi biết thêm thày Chuẩn vẫn thỉnh thoảng nhường phần gạo thịt tiêu chuẩn của thày cho một vài bạn đồng nghiệp đông con hay gia cảnh khó khăn dù thày cũng chẳng khá gỉa .
Một nhà giáo chăm chỉ yêu nghề hết lòng chỉ dạy học trò, một nhà giáo luôn giúp đỡ bạn bè cả vật chất lẫn tinh thần, khi thì nhường tiêu chuẩn nhu yếu phẩm, khi thì thay bạn đứng lớp lúc họ bận việc hay ốm đau.
Lũ học trò chúng tôi đã “phát giác” ra những điều ấy không khó gì.
Thày là một chàng trai trẻ phóng khoáng và bao dung trong bộn bề cuộc sống.
Càng ngưỡng mộ thày tôi càng yêu mến thày.

Mùa hè năm lớp 12, mùa hè cuối cùng rồi mỗi người vào đời một hướng rẽ. Tôi sẽ đi xa hơn, cuộc chia tay này không thể nói cùng ai, gia đình tôi chuẩn bị cho hai chị em tôi đi vượt biên.
Ngày cuối cùng trước khi nghỉ hè tôi cố tình đợi để đối diện thày nơi hành lang lớp, lần này tôi không vụng về làm rơi cuốn vở mà vụng về nói chia tay với thày:
- Em …chúc thày…ở lại… một mùa hè vui vẻ.
Thày ân cần :
- Thày chúc em thi đậu đại học và tương lai mở ra phía trước. Còn thày dĩ nhiên vẫn ở lại làm “ông lái đò chở người qua sông”

“Anh lái đò” ơi, ước gì anh không chở em qua sông mà chở em trên suốt con sông dài cuôc đời nhỉ…
Tôi lãng mạn nghĩ thế. Thấy tôi không nói gì thêm thày định bước đi, tôi chợt tỉnh cơn mơ vội nói với theo:
- Thày ơi…thày nhớ lo cho chính bản thân mình, giữ gìn sức khỏe…
Thày hiểu ý tôi và mỉm cười:
- Em muốn nhắc lại chuyện thày đi thăm em Hoa với phần tiêu chuẩn lương thực của thày chứ gì. Xem này, thày có gày ốm đi tí nào đâu.
Khi bóng thày rẽ khuất vào một lớp học, tôi đứng ngẩn ngơ gọi thầm hai tiếng thân thương : “Thầy ơi…”.

Xa lớp xa trường đã buồn, xa thày tôi càng buồn hơn. Tôi ra đi mang theo một mối tình câm tuyệt vọng.
Để rồi hơn 20 năm sau trở về kỷ niệm năm nào bỗng thức dậy. Trong tôi vẫn còn hình bóng thày Chuẩn cao cao đẹp trai và rất đàn ông tính rộng rãi bao dung.
Bây giờ chắc thày đã có gia đình vợ con và vẫn là thày như thuở độc thân vui tính.
Tôi muốn biết thày còn dạy ở trường cũ không, để ngày khai trường sắp đến đây tôi nhất định sẽ đến trường, chỉ để nhìn thày bây giờ ra sao.
Tôi tự trách mình bấy lâu đã không tìm liên lạc với bạn bè đồng môn cũ để biết tin về thày.

Tôi cố moi óc nhớ lại những bạn bè cùng lớp cũ và nhớ ra nhà Kim Sa ở gần nhà tôi nhất nên đến thăm hỏi, Kim Sa đã dọn đi kể từ khi lập gia đình. Tôi xin được số điện thoại của Kim Sa..
Khi tôi gọi phone cho Kim Sa, nó mừng rỡ, chúng tôi cùng nhắc lại ngôi trường cũ bạn bè xưa. Tôi hỏi :
- Kim Sa ơi, thày giáo Chuẩn đẹp trai, thần tượng ngày xưa của chúng mình đâu rồi ? thày còn dạy ở trường mình không?
- Kim Sa định kể đây, thày Chuẩn đặc biệt nhất nên để dành kể sau cùng.
Tôi mừng rỡ, không kịp kìm nén lòng mình reo lên:
- Thày Chuẩn đặc biệt là phải rồi. Một người tốt tính như thày chắc luôn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
- Chỉ đúng một nửa, thày gặp…may mắn trong cuộc sống nhưng không còn đi dạy học nữa.

Kim Sa kể thày Chuẩn bây giờ giàu sang vào hàng đại gia. Thày lập gia đình với con gái một cán bộ cao cấp, gia đình vợ đã lo cho thày một chức vụ trong ngành giáo dục. Bao nhiêu năm qua thày làm giàu nhờ chạy điểm cho học sinh, muốn con em vào trường tốt, muốn con em vào đại học đều qua tay thày.
Nghe đến đâu tôi bàng hoàng đến đấy. Chàng tuổi trẻ thuở vào đời với tấm lòng hồn nhiên cởi mở, với nhiệt huyết yêu nghề yêu chữ đâu rồi?
- Lẽ nào thày Chuẩn lại thế??
Tôi cố tình chưa tin dù biết bạn đang nói thật, nói đúng. Kim Sa thản nhiên:
- Bạn sống ở Mỹ nên không quen với những trò tiêu cực trong xã hội như thế này, chúng tôi ở Việt Nam thì là chuyện bình thường. Thời buổi này xã hội này ai có quyền lực trong tay mà không giàu mới là lạ.
Kim Sa nửa đùa nửa thật:
- Thế bạn có muốn đến thăm thày xưa không?
Và Kim Sa tự nhanh nhẩu trả lời:
- Đừng nhé, không ai tiếp bạn đâu. Vào cửa nhà thày phải có người giới thiệu, thày chẳng có thì giờ tiếp chuyện vớ vẩn những đứa học trò xưa. Với lại mùa hè này vợ chồng con cái thày đang đi du lịch Châu Âu chưa về.
Tôi chán nản nhưng vẫn mong là nãy giờ bạn…nói đùa:
- Kim Sa đùa thế đủ chưa? Làm sao mà Kim Sa biết rõ về thày như thế ?
- Ai dám nói đùa nói xấu một con người, lại là thày giáo cũ mà mình từng ngưỡng mộ. Từ một người bà con bên vợ của thày kể ra cho bạn bè anh ta và truyền đến bọn mình. Không tin thì cứ nhìn căn biệt thự lộng lẫy của gia đình thày cũng là một câu giải đáp. Thời buổi này nhà giáo chân chính có dạy trường điểm, dạy thêm ngoài giờ đến hao mòn sức khỏe, ho lao khạc ra máu cũng chỉ đủ sống chứ ai làm giàu cho nổi…

Tôi buông phone, những lời nói của Kim Sa đang bủa vây xung quanh tôi. Thày giáo trẻ tuổi đẹp trai con nhà nghèo nhưng tâm hồn không vướng bận vật chất lợi danh của ngày xưa đã thay thế bằng một ông cán bộ ngành giáo dục tham hư danh quyền lợi, bán rẻ lương tâm nhà giáo chỉ vì tiền.
Tôi đã mất thày rồi, tôi trách hoàn cảnh xã hội, trách người phụ nữ làm vợ thày đã lấy đi trong tôi hình ảnh đẹp của thày, lấy đi mối tình đầu đời tuổi học trò mới lớn của tôi, những thứ mà tôi từng trân trọng cất dấu trong đời..
Tôi thốt kêu lên trong thất vọng:
- Thày ơi…thày đâu rồi ??
Nguyễn Thị Thanh Dương.

Nay hãy bàn về Hiện tượng Tỷ phú Hoàng Kiều.

Ông Hoàng Kiều quê quán ở Quảng trị, sinh ra trong một gia đình nghèo khổ. Thời tuổi trẻ khó khăn, không được học hành tới nơi, tới chốn.
Tình nguyện tham gia tổ chức Dân Sự Chiến Đấu (CIDG), một loại Biệt kích được Mỹ trả lương trực tiếp. Tức là Hoàng Kiều dân Miền Nam, ăn chén cơm Miền Nam, uống chén nước Miền Nam. Là phe ta! Sang Mỹ năm 1975, ông Kiều xin vào làm cho hãng bào chế Huyết Tương. Nhờ chăm chỉ, siêng năng, được chủ nâng lên chức Cai (Supervisor). Một thời gian sau, ông Kiều ra lập hãng riêng. Đó là những gì đăng trên thông tin đại chúng. Từ thế kỷ trước người Tây phương đã cảnh giác về Đạo Quân Thứ Năm của người Tàu, từ khi nước Tàu chưa là cộng sản. Đạo quân Thứ Năm là những người Tàu đến làm ăn, buôn bán tại các quốc gia tự do, rồi được lãnh đạo Tàu tuyên truyền, huấn luyện họ thành ổ nội tuyến
cho mục tiêu xâm lăng, khi có điều kiện. Từ khi Mỹ – Trung Cộng bang giao, ngoài việc ăn cắp sản phẩm trí tuệ, lũng đoạn kinh tế nước Mỹ, hối lộ quan chức Mỹ, Trung Cộng không giấu diếm chiến lược đẩy mạnh Đạo Quân Thứ Năm. Lập đền thờ Khổng Tử là một trong những âm mưu tiệm tiến của Trung Cộng.Giám đốc FBI, Chistopher Wray, báo cáo với Quốc Hội rằng gián điệp đủ các loại của Trung Cộng đều có mặt trên khắp 50 Tiểu bang Hoa Kỳ.Ông Kiều giàu lên nhanh vì sản phẩm được tung vào thị
trường Trung Cộng có gần một tỷ rưỡi dân. Câu hỏi đặt ra: Tại sao Trung Cộng tìm đến điều đình với ông Kiều, một Hãng Con do ông Kiều mới lập; mà không điều đình với Hãng Mẹ, nơi ông Kiều xuất thân? Chắc
chắn điều đó không phải là tình cờ, mà phải có dự mưu. Làm sao biết được? Trung Cộng đã biến một người Tàu – Thiếu tá Hồ Quang – thành lãnh
tụ Hồ Chí Minh được, thì Trung Cộng biến Hoàng Kiều thành tỷ phú cũng chẳng khó khăn gì. Trung Cộng cũng sai Việt Cộng biến Cộng đồng Việt Nam thành Đạo Quân Thứ Năm, nên Bộ Chính trị Việt Cộng đẻ ra Nghị Quyết 36 để tiến hành lệnh của Trung Cộng!Việt Cộng chuẩn bị tấn công một đồn bót của ta, thường lập sa bàn để thực tập cho nhuần nhuyễn, rồi mới đánh. Cho nên chúng đánh là phải thắng. Trong đấu tranh xâm nhập, Việt Cộng cũng sử dụng chiến thuật như thế. Việt Cộng “bố trí” cho hai ông thầy tu chống VNCH một cách quyết liệt, sang Hoa Kỳ mở
chùa, mà không thấy người Tỵ Nạn phản ứng; lại còn tới “lạy thầy” một cách sốt sắng, thì chúng bắt đầu gửi Sư Quốc Doanh (Công An trá hình)
ra Hải ngoại lập chùa để làm kinh tài và giảng thuyết buông xả, xóa bỏ hận thù để quên chuyện bán nước và diệt chủng của chúng.Hai ông thầy
tu đó là Hộ Giác và Mãn Giác. Hộ Giác suốt ngày đêm đăng đàn mạt sát chế độ Việt Nam Cộng Hòa bất nhân, hiếu chiến, đòi dẹp chế độ độc tài Quân phiệt Thiệu Kỳ thì mới có hòa bình. Hộ Giác là một trong những nhà sư tranh đấu ký vào bản yêu sách Hoa Kỳ phải rút quân ra khỏi Việt Nam. Mãn Giác cũng thế! Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Mãn Giác mang cờ
Phật giáo cùng các Phật tử ra Ngã Tư Hàng Xanh đón Quân Giải Phóng vào Sài Gòn. Đồng bào tỵ nạn cộng sản chóng quên quá đi thôi! Rồi cho anh kép hát Trúc Hồ tuyên bố “đòi lật đổ chế độ công sản là sai” và Luật sư Trần Kiều Ngọc tuyên bố “Không chống Cộng; chỉ chống Cái Ác” là những bước thăm dò phản ứng của đồng bào Chống Cộng, để tiến tới những bước
kế tiếp. Bước kế tiếp đó là chỉ đạo Hoàng Kiều làm từ thiện giúp đồng bào ở San José gặp nạn lụt lội để tạo ấn tượng tốt. Hoàng Kiều đâu có giúp cuộc sống túng thiếu, bệnh hoạn của người hùng Lý Tống khi còn
sống? Phải đợi tới khi Lý Tống qua đời, Hoàng Kiều mới bỏ tiền ra tổ chức đám tang linh đình là có lẽ do sự chỉ đạo của Đảng. Ông Lê Xuân Nhuận – anh của Lý Tống –và mấy ông Không Quân trong cái gọi là Tập thể Chiến sĩ hớn hở, vui mừng đón nhận lòng từ tâm của Hoàng Kiều ngay, mà không biết đấy là âm mưu của Hoàng Kiều! Một mặt tuyên dương người hùng Chống Cộng Lý Tống lên tận mây xanh; một mặt miệt thị, khinh bỉ người Việt Tỵ Nạn trước hàng ngàn người là thủ đoạn của Việt Cộng đấy bà con ạ! Hoàng Kiều chỉ là công cụ của Việt Cộng mà thôi!Tôi
đã chứng minh con cái người Việt Tỵ Nạn chẳng có người nào đi tu, mà Sư Trụ Trì các chùa đều ở lứa tuổi con cái chúng ta, thì các thứ Sư ấy ở đâu ra, ngoài Sư Công An từ trong nước xuất cảng. Thế mà “Phật tử”
vẫn đến Chùa đông như trẩy hội, cung kính vái lạy Công An Việt Cộng và xưng con ngọt xớt với đứa đáng tuổi con mình!Hoàng Kiều dành ra 45 phút quát tháo, xỉ vả, miệt thị, mắng mỏ VNCH mà những thằng sĩ quan đứng chung quanh mặt mày cứ nhâng nhâng và hàng ngàn người yêu chuộng nghệ thuật bình thản chờ hộp thức ăn có tôm hùm. Thử hỏi các lãnh tụ đảng Đại Việt, Quốc Dân Đảng, Dân Xã Đảng ở đâu mà không lên tiếng?
Cái Tập thể Chiến sĩ do ông văn võ toàn tài Nguyễn Xuân Vinh lập ra đã chết tiệt hết rồi sao? Các Hội đoàn Quân Nhân luôn luôn đội trên đầu trong buổi lễ đủ các loại mũ xanh, đỏ, nâu, đen đều biến thành mũ ni (Mũ Thầy Chùa) che tai hết rồi sao? Các nhà hoạt động Văn Hóa tại sao im lặng trước cái thằng tỷ phú hỗn láo, chửi tuốt luốt không chừa một ai? Các nhà hoạt động Tôn Giáo có thấy đồng đạo của mình bị yêu tinh hoành hành không?Còn chút hy vọng nào cho nòi giống Việt Nam không? Có
phải Việt Cộng đã thành công trong việc biến người Việt Nam thành súc vật vì ở xứ tự do, có mồm không dám nói lên tiếng nói của lương tâm?
Hay Thượng Đế sinh ra Con Người Việt Nam có mồm không để nói, mà chỉ biết yên lặng ngồi chờ … Ăn Tôm Hùm? Tôi nhận thấy hiện tượng Hoàng
Kiều đang nói lên thực chất người Việt Nam ngày nay:“KHÔNG BIẾT NHỤC!”

Bằng Phong Đặng văn Âu..
Tel: 714 – 276 – 5600
bangphongdva033@gmail.com

Wednesday, September 4, 2019

Câu chuyện cảm động về lời hứa 40 năm của người lính Mỹ với 1 em bé Hội An




Phil Seymour là trung sĩ của Đại đội C, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn TQLC, Sư đoàn TQLC 1 của Hoa Kỳ, ông đến Việt Nam vào tháng 12 năm 1966 và đã bị thương chỉ 1 tháng sau đó.


Căn cứ Mỹ, nơi Phil đóng quân
Tháng 6 năm 1967, Phil đóng quân ở một đảo nhỏ gần Hội An – Đà Nẵng, nhưng thường xuyên vào đất liền và tham quan ở Hội An. Trong những chuyến đi như vậy, Phil thường mang theo một chú chó nhỏ đằng sau balo của mình. Chú chó này tên là Boot, được ông cứu trong một lần hành quân ở trong rừng. Lúc đó Boot còn chưa dứt sữa.


Phil cõng chó Boot trên lưng

Mỗi khi Phil và đồng đội chèo thuyền ghé vào đất liền, những đứa trẻ trong làng chạy ùa tới để hỏi xin các loại “đồ Mỹ” như kẹo, đồ hộp và cả thuốc lá. Thường thì toán lính Mỹ này sẽ chia cho bọn trẻ những thứ này trong khẩu phần của họ.
Trong số những đứa trẻ đó có một người tên Cam (có thể là Cẩm, Cầm…), luôn mặc đồ ngủ màu xanh và đi chân không. Cam không nhao nhao lên như những đứa trẻ khác mà đứng lùi về sau một chút. Ban đầu toán lính Mỹ tưởng Cam nhút nhát, tuy nhiên sau đó họ mới nhận ra là Cam rất khôn ngoan: Cậu không đến xin bằng tay không, mà mang đến những thực phẩm địa phương như dừa, chuối, chanh… để trao đổi. Vì vậy Cam rất được lính Mỹ yêu mến.


Phil và Cam năm 1967

Một ngày của tháng 6 năm 1967, cậu bé Cam – 9 tuổi – tặng một quả chuối cho Phil. Trung sĩ Phil Seymour lúc này chuẩn bị rời vùng đất miền Trung này để đi nghỉ 1 tuần ở Thái Lan. Phil hỏi Cam rằng cậu muốn ông tặng quà gì. Thật ra một cậu bé nghèo ở làng quê heo hút này không thể biết là Thái Lan là ở đâu, có món gì để mà đòi hỏi. Cậu cũng không nói tiếng Anh được tốt lắm, suy nghĩ 1 chút rồi cậu chỉ vào cái đồng hồ mà Phil đang đeo. Trung sĩ Phil đồng ý.
Khi ở Thái Lan, Phil quên bén mất lời hứa về cái đồng hồ. Thật ra một anh lính đi du lịch nghỉ phép thì chỉ nghĩ đến việc ăn chơi, không có nhu cầu đi mua sắm. Hết kỳ nghỉ phép, trở lại Hội An, rồi gặp lại Cam, ông mới chợt nhớ tới vụ cái đồng hồ. Khi thấy Phil về, Cam chạy ùa tới, hớn hở.
Nhưng không có cái đồng hồ nào cả.
Ngay sau đó, đơn vị của Phil rời vùng đất này để về vùng phi quân sự, rồi đến tháng 1 năm 1968 thì ông rời Việt Nam.
Phil cho biết rằng cuộc sống của ông rất bình lặng, không có nhiều thứ làm ông hối tiếc, ngoại trừ lời hứa không thực hiện được với một cậu bé ở vùng quê nghèo miền Trung Việt Nam này. Đó thực sự là niềm hối hận lớn nhất trong đời của ông. Ông cũng đã từng nghĩ rằng sẽ phải mang niềm ân hận này theo cho đến khi lìa đời.
Phil Seymour là một người gốc Brookline, Massachusetts, ở trong quân ngũ thêm 27 năm, sau đó lấy bằng Master về luật và trở thành luật sư ở Lầu Năm Góc, sau đó là trưởng công tố viên trước khi nghỉ hưu năm 1995. Ông đã nghĩ rằng mình không thể trở lại Việt Nam một lần nào nữa.
Tuy nhiên vào năm 2007, vợ của Phil là Lynne cho ông biết là nhóm du lịch chung mà ông bà thường tham gia sẽ có một chuyến đến vùng Đông Nam Á và có dừng chân ở Hội An. Bà Lynne nói ông cân nhắc việc tham gia chuyến đi này, cũng là cơ hội để tìm lại Cam và thực hiện lời hứa 40 năm trước đó.
Đến khi ông Phil quay trở lại thì Hội An đã trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vì kiến trúc của nó hầu như không thay đổi so với thời điểm thành lập hồi thế kỷ 15, là nơi giao thương nhộn nhịp của người Việt với người Hoa, Nhật và Châu Âu sau này.
Phil nghĩ rằng cơ hội để tìm lại được Cam gần như là số 0. Không thể biết được rằng Cam có thể sống sót qua được chiến tranh hay không, vì vùng đất này xưa kia rất ác liệt. Tuy nhiên Phil vẫn mang theo một cái đồng hồ trong chuyến du lịch này.
Hướng dẫn viên đoàn du lịch của Phil là một người Hà Nội, nói rằng anh biết rất nhiều người ở Hội An nên sẽ giúp tìm Cam. Thật bất ngờ là sau ngần ấy năm, ông Phil vẫn còn giữ một số tấm hình gia đình của Cam để có thể mang đi hỏi thăm.
Sau khi đến Hội An, nhận phòng khách sạn xong thì cũng là lúc anh hướng dẫn viên người Việt gọi Phil xuống và qua bên kia đường. Không biết bằng cách nào, người hướng dẫn viên này đã tìm được một người đàn ông đội nón màu xanh, người này nhìn tấm ảnh của Phil và nói trong hình là cha của anh chụp chung với 3 người con, người con trai út trong hình chính là người đội nón xanh này, và Cam chính là anh trai của anh. Ngay lúc đó, anh điện thoại để gọi Cam tới.
Phil lật đật chạy lên phòng khách sạn để lấy máy ảnh và đồng hồ, rồi chạy ngay xuống. Ngay khi băng lại qua đường, Phil cũng vừa thấy Cam tới, lúc này Cam đã là một người đàn ông 49 tuổi, làm nghề thợ mộc.
Hướng dẫn viên giải thích cho Cam hiểu câu chuyện. Anh ngơ ngác, không thể hiểu được rằng có người vừa đi nửa vòng trái đất chỉ để gặp anh và đưa chiếc đồng hồ.
Hướng dẫn viên chỉ ông Phil rồi hỏi Cam là có nhớ người đàn ông này không, Cam trả lời: “Có, ổng thường cõng con chó nhỏ trên lưng”. Hướng dẫn viên hỏi về lời hứa chiếc đồng hồ 40 năm trước, Cam trả lời: “Có, lúc đó tui mới 9 tuổi, nói tiếng Mỹ bập bẹ, nên nghĩ rằng đã có sự hiểu lầm nào đó”.
Ông Phil và hướng dẫn viên đã giải thích cho Cam hiểu là không có sự hiểu lầm nào cả, chỉ là do Phil đã thất hứa.
Phil đưa cho Cam chiếc đồng hồ. Anh Cam rơi nước mắt. Họ cùng ôm nhau khóc.
Hôm sau anh Cam mời ông Phil đến nhà ăn tối. Vợ anh tên là Nở, cùng cô con gái tên Vy chuẩn bị cho bữa ăn, còn vợ chồng Phil – Lynne và anh hướng dẫn viên ngồi ăn. Phong tục của Việt Nam là khách đến nhà chỉ có việc ăn, và ăn, sau đó là đi về.
Vy – con gái đầu của anh Cam – lúc đó 28 tuổi, vừa mới kết hôn, nói rằng cô muốn được học đại học như 4 người em trai của mình, nhưng ở vùng quê này thì phụ nữ thường thiệt thòi, ít được học lên đại học.
Trên đường về khách sạn, Lynne – vợ của Phil – suy nghĩ và ngỏ ý muốn cố giúp Vy được học đại học. Với sự liên lạc, giúp đỡ của anh hướng dẫn viên, Vy đã được đi học ở Sài Gòn cùng với 4 người em trai đã đi học hồi trước đó. Vy nhận bằng liên thông năm 2010 và bằng cử nhân năm 2012.
Phil trở lại Việt Nam – có lẽ là lần cuối cùng – vào năm 2012 để dự lễ tốt nghiệp của Vy. Họ cũng mua vé máy bay cho vợ chồng Cam – Nở vào Sài Gòn. Đó cũng là lần đầu tiên Cam được đi máy bay, anh mang theo vô số quà quê để mở một bữa tiệc mừng tại nhà trọ của Vy. Lynne và Phil còn tặng cho Nở một lò vi sóng để giúp cô nấu ăn thuận tiện.
Hiện tại Vy đang làm việc ở Sài Gòn, vẫn thường xuyên gọi điện cho vợ chồng Seymours.


Lynne và Vy (con gái của Cam)

Một lời hứa tưởng như rất nhỏ, vô thưởng vô phạt, nhưng đã ám ảnh anh lính tên Phil trong 40 năm, khơi gợi lại cho ông những ký ức buồn về một vùng quê đau khổ, tan tác. Ông quyết chí tìm lại cậu bé năm xưa để xua đi nỗi đau đáu trong lòng. Phil cho biết:

“Nếu tôi thất hứa với một người lớn nào đó thì tôi sẽ không bị mang một nỗi ân hận dai dẳng đến như vậy. Đằng này tôi đã hứa với một đứa trẻ tốt bụng, ngây thơ. Nó không thề thốt hay cầu xin gì cả, trên khuôn mặt lúc nào cũng có một nụ cười”.

Chiến tranh mang lại những tổn thương khó lành trong tâm khảm những người lính tham chiến. Chính sự ngây thơ của Cam và những đứa trẻ xin kẹo khác đã làm dịu bớt những trăn trở không yên trong lòng người lính viễn chinh, giúp họ bình thản hơn để vượt qua được những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc chiến.
Đông Kha (dịch từ wttw.com)