29.04.2015
Ngày 30/4/1975 chị đang ở đâu và làm gì?
Khi đó Vân đang ở Đông Hà. Từ đầu tháng 4/75, qua đài mọi người đều
biết chiến sự đang hết sức sôi động. Suốt những năm chiến tranh thì mơ
ước lớn nhất của mọi người miền Bắc là kết thúc cuộc chiến, nói theo từ
hồi đấy là “giải phóng miền Nam”.
Khi đó, với những chiến thắng vang dội mỗi ngày, mọi người rất phấn
kích, nghĩ là đích cuối sắp đến. Trong nhà trường mọi người chuẩn bị
tinh thần cũng là để tiến vào Sài Gòn. Vân là sinh viên chỉ nghe biết
vậy. Nhưng đến giữa tháng 4, nghe nói tiến vào Sài Gòn, ngoài quân sự
thì công tác văn nghệ cũng hết sức quan trọng, cần sự tăng cường rất
lớn, nên ở trường thanh nhạc có anh Quang Huy và Vân được ông Huỳnh Văn
Tiểng chọn cho đi theo quân số của đài truyền hình để vào Sài Gòn.
Sáng 29/4 xe của đài truyền hình xuất phát từ 41 Bà Triệu, đi tức tốc
ngày đêm đến chiều hôm sau vào đến Đông Hà thì nghe tin Sài Gòn được
giải phóng rồi. Trên xe còn có hai mẹ con cô Lan Hương, xướng ngôn viên
nổi tiếng người miền Nam. Lúc đó Vân cảm thấy háo hức, mong chờ ngày đó
phải là ngày huy hoàng rạng rỡ đón mừng. Nhưng mà mình đi vào nơi phía
bắc của miền Nam sao thấy tối quá và cảnh xe Phi Long, Phi Mã, xe
lambretta, xích lô máy hỗn độn với người chạy vào, kẻ chạy đi. Mình thấy
dư âm chiến tranh vẫn còn rõ nét.
Khi nào đoàn của chị vào đến Sài Gòn?
Sau mấy ngày đi cấp tốc, chiều 2/5 xe vào đến đài phát thanh Sài Gòn.
Trưa đi vào đài truyền hình thấy trên đường Hồng Thập Tự đầy những vỏ
đạn. Trước đó, khi xe vào đến xa lộ Đại Hàn đã thấy áo quần lính, giầy
lính, thắt lưng bỏ lại. Những chiếc xe chật như nêm, trên nóc là những
xe Honda. Đó là sự hoảng loạn, bề bộn của những ngày chiến tranh vừa
dứt.
Cảm nhận của chị về Sài Gòn lúc bấy giờ?
Ca sĩ Ái Vân (ảnh Bùi Văn Phú)
Trước đây cứ nghe nói đồng bào miền Nam cần sự giúp đỡ từ miền Bắc.
Cho nên khi mình vào rất ngỡ ngàng. Vân ở Hà Nội nhỏ bé xinh xinh, vào
Sài Gòn mình ngợp. Ra chợ Bến Thành thấy người dân khác hẳn, dù lúc đó
người Sài Gòn không dám ăn diện như trước. Họ đón nhận mình với thái độ
vui mừng một cách gượng gạo và có nghi ngại. Có người nói ủa sao cô này
bộ đội, vì mình phải mặc đồng phục, mà sao không bị cô ấy rút móng tay
nhỉ.
Nhìn cách người dân trang điểm, ăn nói nhẹ nhàng, dù không còn ai là
lính nhưng trước đây nghe nói họ bặm trợn, hùng hổ thì khi mình thấy
được là đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Sài Gòn nó hoa lệ mặc dù
lúc đó là những ngày người ta ẩn mình, nhưng người ở đây vẫn có nét hết
sức bình yên. Vân cho là mình bị ngộ nhận với thông tin lệch lạc.
Chị có thể nói về công tác lúc đó của chị là làm gì?
Trước đây cứ nghe nói đồng bào miền Nam
cần sự giúp đỡ từ miền Bắc. Cho nên khi mình vào rất ngỡ ngàng. Vân ở
Hà Nội nhỏ bé, vào Sài Gòn mình ngợp. Ra chợ Bến Thành thấy người dân
khác hẳn, dù lúc đó người Sài Gòn không dám ăn diện như trước. Họ đón
nhận mình với thái độ vui mừng một cách gượng gạo và nghi ngại. Có người
nói ủa sao cô này bộ đội, vì mình phải mặc đồng phục, mà sao không bị
cô ấy rút móng tay nhỉ.
Quân số của đài truyền hình lúc đó có ba lực lượng chính. Thứ nhất là
từ trong R (Trung ương cục miền Nam) ra, thứ hai ngoài Bắc vào và thứ
ba là công chức của chính quyền Sài Gòn lưu dụng.
Vân thuộc thành phần thứ tư là tăng cường. Khi vào mình nghĩ sẽ là
xướng ngôn viên, nhưng với ba lực lượng như thế thì mình chẳng được làm
gì cả. Một lần duy nhất được đọc tin, nhưng là đọc ngoài hình. Mình cảm
thấy thất vọng đầy vơi. May gặp anh Chánh Trực đưa về làm với đoàn ca
múa miền Nam, nhưng cũng vẫn là dự bị. Hát thì cũng chưa được solo, chỉ
hát tốp ca. Có lần duy nhất khi lên Đà Lạt được hát solo vì hôm đó ca sĩ
chính bị ốm. Đây là lần đầu tiên hát dân ca. Sau đó đi biểu diễn ở một
số nơi như Long An, Bến Tre, Cần Thơ.
Có bà chị họ cho Vân chiếc quân gin với áo chẽn nên bị đoàn kiểm
điểm. Rất chán mà không biết đi đâu, tiền không có, công việc không rõ,
trong khi đang học dở dang, nên tháng 11/75 Vân và anh Quang Huy xin
phép đoàn cho trở về bắc.
Về lại Hà Nội, Vân học tiếp nhạc và tốt nghiệp đại học thanh nhạc.
Sau đó là diễn viên của đoàn, ăn lương tháng, thời đó không có cát-sê,
nhưng có tiêu chuẩn bồi dưỡng như trứng, sữa, đường.
Chị đã theo đoàn văn nghệ Việt Nam đi biểu diễn nhiều lần ở nước ngoài, phải không thưa chị.
Ái Vân hát ở Havana. Hình từ báo Nhân Dân (ảnh Bùi Văn Phú)
Vân đã đi nhiều nước. Đông Đức 5 lần, Liên Xô 6 lần, Cuba 2 lần. Phần
nhiều là tham gia biểu diễn quốc tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Có
lần đi thi hát nhạc trữ tình với “Bài ca xây dựng” điệu valse và Vân
được giải ở Đông Đức. Năm 1978 Vân đi Cuba là trong đoàn văn nghệ tham
gia liên hoan thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, tổ chức cứ 4 năm một
lần. Vân cũng đã biểu diễn ở Nhật, Thái Lan, Miến Điện. Đi Nhật hai lần
là theo lời mời của Đảng Cộng sản Nhật và đài truyền hình NHK.
Trong một chuyến đi nước ngoài, chị đã quyết định không trở về Việt Nam. Nguyên do vì sao?
Tháng 1/1990 Vân qua Đông Đức học khóa đào tạo đạo diễn cho chương
trình tạp kỹ. Lúc đó Tường Berlin đã đổ rồi. Việc được đi học rất khó
khăn. Mai này viết hồi kí sẽ kể chi tiết. Tháng 2/1990 Vân quyết định
chui tường để trở thành “tường nhân”. Vân ra đi vì những lí do hết sức
cá nhân vì chuyện gia đình không giải quyết được. Anh ấy không cho Vân
một con đường để giải quyết và lúc đó cuộc hôn nhân trở nên nguy hiểm
đến mức có thể có khả năng xấu xảy ra. Tin từ nhà cho biết con đường trở
về của mình càng ngày càng hẹp. Vân phải quyết định mặc dù rất đau lòng
vì lúc đó ở nhà còn con trai mới 4 tuổi, cha thì già còn mẹ ốm nặng.
Rồi làm sao chị lại sang Hoa Kỳ định cư?
Sang Tây Đức một thời gian thì mình lập gia đình. Anh ấy người Đức
gốc Việt, làm kĩ sư. Năm 1994 hãng của ông xã mở chi nhánh ở Mỹ, cử anh
ấy qua làm đại diện nên đưa cả gia đình đi. Ở Mỹ, Vân cũng đi làm. Sau
thời gian lâu ở Mỹ rồi có thẻ xanh, vào quốc tịch.
Chị là nghệ sĩ miền Bắc, chị biết về nhạc vàng, tức nhạc thời Việt Nam Cộng hòa, lần đầu là khi nào?
Tháng 1/1990 Vân qua Đông Đức học khóa
đào tạo đạo diễn cho chương trình tạp kỹ. Tháng 2/1990 Vân quyết định
chui tường để trở thành “tường nhân”. Vân ra đi vì những lí do hết sức
cá nhân vì chuyện gia đình không giải quyết được.
Lần đầu tiên là năm 1975, khi Vân về nhà tập thể của đoàn ca múa miền
Nam ở 77-79 Hai Bà Trưng. Tự nhiên buổi trưa ngủ dậy nghe từ nhà hàng
xóm: “Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về…” do Khánh Ly hát, rồi
“Chiều chưa đi màn đêm buông xuống…” với Bạch Yến. Những bài đó dội vào
tai mình. Tâm trạng cô sinh viên nghèo, vào đây bơ vơ, nhớ nhà nên nghe
rất ngấm. Từ trước đến giờ có bao giờ được nghe Khánh Ly, hay nghe nhạc
Đoàn Chuẩn Từ Linh đâu.
Sau đó chị có dịp nào hát nhạc vàng không?
Lần đầu tiên là năm 1983 với bài “Chiếc lá cuối cùng” của nhạc sĩ
Tuấn Khanh. Trước đó toàn hát nhạc Đức, nhạc Liên Xô vì ngoài Bắc có bao
giờ hát những loại nhạc như thế đâu.
Chị lên sân khấu hát cho người Việt hải ngoại lần đầu ở đâu?
Ái Vân (thứ hai từ trái) và Thu Phương (phải) chụp ảnh kỉ niệm với khách hâm mộ (ảnh Bùi Văn Phú)
Đó là lần hát cho Trung tâm Thúy Nga tổ chức ở Cerritos gần Los
Angeles. Đây là một trải nghiệm hết sức tuyệt vời đối với mình vì lần
đầu tiên diễn trên một sân khấu lớn cho khán giả Việt Nam tại hải ngoại
và đã có quay video. Hôm đó Vân hát bài “Trăng sáng vườn chè” và có hợp
ca một bài nữa với anh Elvis Phương, anh Duy Quang, với Phi Khanh. Đó là
kỉ niệm thật đặc biệt.
Dường như ở hải ngoại chị hay hát dân ca?
Hòa nhập vào con đường văn nghệ bên này có khó khăn cho Vân, vì có
bao giờ biết nhạc miền Nam đâu. Thậm chí Đoàn Chuẩn Từ Linh còn bị cấm
tiệt, Văn Cao chỉ nhớ mỗi bài quốc ca. Vì thế con đường dễ nhất là những
bài dân ca quen thuộc. Vân chọn dân ca cũng là nỗi lòng của mình nhớ về
miền Bắc. Lúc mới sang Mỹ, Vân có trải nghiệm là chẳng hạn như áo tứ
thân, nón quai thao rất là hiếm. Hai mươi năm trước thị trường băng nhạc
hải ngoại thiếu mảng dân ca Bắc bộ, vì phần lớn người tị nạn ra đi từ
miền Nam. Mà dân ca là sở trường của Vân, vì thế dân ca là cầu nối ngọt
ngào giữa mình với khán giả hải ngoại.
Sau này Vân cũng hát nhạc Ngô Thụy Miên, Đức Huy và thấy hợp, còn
những bài quá mềm thì với tám năm được đào tạo toàn hát nhạc cổ điển,
dân ca nên không dám bước chân vào vì không phải sở trường của mình.
Sau một thời gian ở Mỹ, khi nào thì chị có cơ hội trở về Việt Nam?
Vân luôn muốn có cơ hội trở về trong những ngày đầu xa quê hương, vì
còn con nhỏ, mẹ ốm và cha già và cả khán giả của mình nữa. Mình đã sống ở
Việt Nam đến năm 37 tuổi mới ra đi vì thế tiếng gọi trở về hết sức mạnh
đối với mình. Hơn nữa gia đình Vân ở Hà Nội gần 200 năm nên cội nguồn
rất sâu. Nhưng tội vượt biên là tội rất nặng. Khi Vân “vượt tường” thì
đó cũng là bức tường định mệnh ngăn cách mình với quê hương. Khi đó báo
chí trong nước đã có những bài kết tội mình rất nặng. Vì thế nghĩ chuyện
trở về là rất xa xôi. Rồi sau này tình hình dễ dàng hơn, cởi mở hơn.
Đến năm 1998 Vân xin được visa.
Cảm nhận của chị khi trở về thăm quê hương sau tám năm xa cách như thế nào?
Rất là khác. Cái đầu tiên đập vào mắt mình là xây dựng. Hà Nội nho
nhỏ, thân thuộc, xinh xắn, duyên dáng, trầm tư, ngay cả những nơi tan
hoang vì chiến tranh giờ biến mất rồi. Nhà cao, khách sạn mọc lên trông
hiện đại hơn. Đời sống sôi động hơn. Khi Vân trở về 36-38 Phố Huế thì bỡ
ngỡ buồn vì những nhà hàng xóm, những phố của mình, trò chơi trẻ con
không còn. Nhà cửa xây thêm. Kể cả con người nữa. Bây giờ mình về như là
khách rồi, cảm thấy xa lạ không con phải là Hà Nội cho riêng mình nữa.
Có một dạo nghe nói chị đã mua nhà ở Sài Gòn, dự định về sống luôn ở Việt Nam, điều này có đúng không?
Bên này có nhiều người ra đi, không
phải là “tường nhân” mà là “thuyền nhân”. Họ mất mát quá nhiều. Có những
người mất hết. Nghe những mảnh đời của họ thì hiểu sự căm hận hoàn toàn
có lý. Họ bị tù đày, những con người rất dễ thương lại bị gọi là “ác
ôn”, “nợ máu”. Khi mình ở miền Bắc, thông tin lệch lạc, đến khi vào Nam
mới thấy không phải như vậy...Như thế Vân cho là sự mất mát hay hận thù
của họ là hoàn toàn hiểu được.
Cách đây hơn 10 năm, mình và ông xã đã nghĩ khi cả hai về hưu sẽ về
Việt Nam ở. Dĩ nhiên Hà Nội thì không được vì đắt đỏ quá nên mình không
có đất cắm dùi. Ba Vân ở Sài Gòn nên mình đã mua một cái nhà ở quận 12,
hàng xóm của anh Elvis Phương. Nhà ngay sát bờ sông, có lục bình trôi
đẹp lắm. Nhưng sau hai năm mua nhà, chưa ở đó đêm nào, nhà chưa hoàn
thiện, lại do người nhà đứng tên. Rồi đường đi ngày càng kẹt xe, thấy
không hợp lí nên sau hai năm đã bán rồi.
Chị còn ý định trong tương lai sẽ quay về sống ở quê cũ?
Về Việt Nam sống là để enjoy (hưởng) cuộc sống của quê hương mình,
với gia đình, bạn bè, để thưởng thức cả những trò ăn quà vặt. Bây giờ
những thứ đó còn chăng cũng hết sức mong manh. Bởi vì ra đường lúc nào
cũng sợ cướp giật phải nhìn trước nhìn sau. Ra đường sợ xe tông. Mua gì,
làm gì cũng sợ bị chặt chém, bị lừa. Thú vui ăn quà không còn vì mất vệ
sinh, an toàn thực phẩm không có. Nếp sống văn hoá ngày càng đi xuống.
Không dám nói là mình sẽ không bao giờ về nữa, nhưng mà nó nhạt dần đi
vì ba Vân mất rồi, sợi dây ràng buộc với Việt Nam cũng lỏng lẻo hơn.
Lần ba Vân ốm đưa ông cụ vào bệnh viện mới thấy là kinh khủng, đến
mức là Vân mong có về Việt Nam thì đừng bao giờ ốm để phải vào bệnh
viện.
Còn con người có lối sống khư khư, cứ thu về mình thôi. Tính cộng
đồng không có. Những thứ đó kết hợp lại trở thành cái không thoải mái
khi trở về Việt Nam, cho nên Vân nghĩ ngày trở về nó trở nên xa vời.
Những lần trở về chị có hát trong nước không và có những khó khăn gì?
Những lần đầu rất khó khăn. Chuyện lên sân khấu là cần phép tắc,
duyệt bài. Công an văn hoá có cho mình hát không. Rồi lại phải có giấy
phép từng nơi. Có lần Vân đã hát ở Hà Nội, Sài Gòn, khi về tỉnh lại đòi
xin giấy phép. Vì thế ý muốn trở về hát cho khán giả ở Việt Nam cho thỏa
chí tang bồng giờ nó giảm đi rất nhiều. Sau này Vân chán không muốn hát
nữa. Mấy năm nay mình cũng tự cho mình về hưu rồi và thấy khoẻ lắm,
không còn căng thẳng nữa.
Ngày 30/4 lại đến, nhiều người nói về hòa giải dân tộc, chị có thể cho biết suy nghĩ của mình?
Ái Vân trong một lần diễn trên sân khấu ở California (ảnh Bùi Văn Phú)
Bên này có nhiều người ra đi, không phải là “tường nhân” mà là
“thuyền nhân”. Họ mất mát quá nhiều. Có những người mất hết. Nghe những
mảnh đời của họ thì hiểu sự căm hận hoàn toàn có lý. Họ bị tù đày, những
con người rất dễ thương lại bị gọi là “ác ôn”, “nợ máu”. Khi mình ở
miền Bắc, thông tin lệch lạc, đến khi vào Nam mới thấy không phải như
vậy. Khi sang đây cũng thế, gặp những người sĩ quan Quân lực Việt Nam
Cộng hoà thì họ cũng dễ thương, có nhiều cái hay mình phải học. Như thế
Vân cho là sự mất mát hay hận thù của họ là hoàn toàn hiểu được.
Rồi đối với người Việt hải ngoại, nhà nước vẫn có những phân biệt đối
xử. Tại sao cũng là nghệ sĩ mà Hà Nội và Sài Gòn cũng khác nhau rồi.
Vân được coi là nghệ sĩ Việt kiều chứ chả bao giờ được coi là nghệ sĩ
trong nước cả. Vân không hiểu và vẫn có những bức xúc. Trong phép tắc
cũng thế, họ coi mình là nghệ sĩ Việt kiều nên đã có những phân biệt đối
xử.
Vân đã ở Đức sau khi Tường Berlin đổ. Về lại Đức, Vân thấy tủi thân
vì nước Đức không tốn một viên đạn, không đổ một giọt máu mà người ta
thống nhất Đông Tây để trở thành nước đứng đầu châu Âu. Còn Việt Nam 40
năm qua, phải nói là phú quí giật lùi, nhiều người vẫn lầm lũi mưu sinh.
Chị có ý kiến gì với lãnh đạo Việt Nam và người Việt hải ngoại?
Vân chỉ muốn có ý kiến với lãnh đạo Việt Nam thôi, chứ không có đề
nghị gì cho người Việt hải ngoại. Trước tiên Việt Nam phải thay đổi ghê
gớm lắm thì hữu xạ tự nhiên hương. Việt kiều nói chung ai cũng nghĩ về
quê hương, dù ở Mỹ hay ở Đức, nhưng khi ra đường có ai hỏi mình từ đâu
tới, mình rất ngập ngừng nói hai chữ Việt Nam vì có quá nhiều cái tiêu
cực, từ giáo dục, xã hội, y tế mà những ai quan tâm đến Việt Nam đều
thấy như thế. Vì vậy lãnh đạo Việt Nam hãy làm cho con dân Việt được
hãnh diện về đất nước mình trước đã.
Gần đây có chuyện chặt cây xanh ở Hà Nội và chị cũng đã nói lên những bức xúc của mình. Tại sao chị quan tâm?
Ở Việt Nam từ lâu người dân đã chả tin gì lãnh đạo nói. Qua vụ cây
xanh cứ đổ lỗi cho nhau. Vân lên tiếng, có người ở Hà Nội lại nói sao bà
ở nước ngoài mà cứ bức xúc làm gì. Nếu người trong nước còn nói thế thì
cây xanh còn chết nhiều. Nhiều người ngày nay trở nên vô cảm trước
những ngang trái xảy ra chung quanh mình. Ai cũng thủ, lo khư khư giữ
lấy những gì trong bốn bức tường nhà mình thôi. Vân chỉ muốn làm một
người công dân có trách nhiệm.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
bởi: Nam từ: Cu chi
30.04.2015 13:54
Cảm ơn chị Vân đã nói thật lòng mình ,tôi rất ngưởng mộ và trân trọng
về chị giờ đây tôi càng thêm thấy điều tôi nghĩ về chị là càng đúng.Mong
chị sẽ được những gì chị muốn.
bởi: Không ghi tên
30.04.2015 10:06
Những suy nghỉ thật lòng đáng kính trọng. Xin cám ơn chị.
bởi: Bay kq từ: Canada
30.04.2015 08:39
Cãm ơn Ái Vân .đoc xong nhẹ cã lòng .sự trung thực cũa nghệ sỹ và nhân
cách làm người đọc mến phục .khuôn mặt khả ái ,tâm hồn trung thực để mọi
người nhớ mãi .
bởi: Không ghi tên
30.04.2015 07:54
Tuy không đi ra nước ngoài. Nhưng những gì chi Ái Vân nói...xin chân thành cảm ơn!
bởi: C Nguyễn từ: Úc
30.04.2015 07:51
Một bài phỏng vấn rthật hay! Rât khâm phục ca sĩ Ái Vân đã mạnh dạn và
thẳng thắn nói lên những nhận định, những suy tư của mình về nhiều mặt,
con người, xã hội, hải ngoại, trong nước.
Nếu chỉ là những tiếng nói hay cảm nhận của người miền Nam, những "mục tiêu" của quân "giải phóng" trước và sau ngày 30/4/75, thì có lẽ cũng bình thường thôi vì rất nhiều người là nạn nhân trực tiếp, đã trãi qua nhiều khổ ải, không tránh khỏi những chê bai dè bỉu chế độ và xã hội hiện nay. Nhưng cô, xuất thân từ miền Bắc, giá trị khách quan của những nhận định tăng lên rất nhiều. Không thể chối cãi hay phủ nhận được.
Cảm ơn cô đã nói thay cho nhiều người dân Việt hải ngoại, cho người dân miền Nam. Và tôi tin, cũng cho khá nhiều người miền Bắc ngày nay.
Nếu chỉ là những tiếng nói hay cảm nhận của người miền Nam, những "mục tiêu" của quân "giải phóng" trước và sau ngày 30/4/75, thì có lẽ cũng bình thường thôi vì rất nhiều người là nạn nhân trực tiếp, đã trãi qua nhiều khổ ải, không tránh khỏi những chê bai dè bỉu chế độ và xã hội hiện nay. Nhưng cô, xuất thân từ miền Bắc, giá trị khách quan của những nhận định tăng lên rất nhiều. Không thể chối cãi hay phủ nhận được.
Cảm ơn cô đã nói thay cho nhiều người dân Việt hải ngoại, cho người dân miền Nam. Và tôi tin, cũng cho khá nhiều người miền Bắc ngày nay.
bởi: Dân Cali
30.04.2015 07:20
Các ca sĩ khác từng về VN hát vì miếng cơm manh áo nên đọc bài phỏng
vấn này và nếu có về VN hát lần nữa xin chỉ hát và ngậm miệng ăn tiền
nếu không có đủ can đảm nói lên sự thật như Ái Vân.Đừng tuyên bố vung
vít. Cám ơn.
bởi: Nhã Thanh từ: Germany
30.04.2015 06:05
Cám ơn chị Ái Vân, người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Những gì chị chia sẻ
cũng là những cảm nhận và suy nghĩ của tôi, một cô gái sinh ra và lớn
lên ở Hà Nội. Sang Đức và nhất là khi được tiếp xúc với các anh, các chị
"Thuyền nhân", tôi thấy chẳng có vẻ gì họ là những "kẻ khát máu" như
ĐCS vẫn tuyên truyền. Ngược lại, họ cởi mở, chân tình và khu xử rất văn
hóa chứ không như cộng đồng những người ngoài Bắc (kể cả khi đã sống ở
Đức trên 20 năm). Có thể nói ra điều này, tôi sẽ bị họ "ném đá" nhưng đó
là sự thực.
Nhìn nước Đức sau thống nhất, dù không tốn 1 viên đạn, mà lòng người hòa hợp, tôi cũng thấy vô cùng xót xa cho VN. Thương cho dân tộc mình tự dưng bị áp đặt chế độ độc tài CS, để 40 năm sau, vết thương chiến tranh không thể lành miệng, đất nước dù có bề ngoài "phát triển", nhưng mọi thứ khác từ văn hóa, đạo đức, xã hội, tình người....đều giật lùi cả trăm năm. "Độc lập", "thống nhất" để dưới con mắt người nước ngoài, người VN càng ngày càng bị coi rẻ do nạn tham nhũng, côn đồ, ăn cắp, trấn lột, cướp giật, đĩ điếm.... tất cả chỉ vì tiền. Con người VN trở nên ích kỷ, vô cảm và hung đồ.
Tôi cũng giống chị, khi vào viện chăm sóc cha ở Hà nội, tôi thấy thật kinh khủng không thể tưởng tượng nổi, kể cả phòng bệnh nhân lẫn cung cách bác sĩ khu xử với người bệnh. Tôi tự hỏi: "Lương y như từ mẫu" của CNXH thế này ư?
Chưa về thì còn khao khát, về rồi, xâm nhập thực sự vào xã hội VN, tôi phát khiếp và.... sau khi cha mẹ tôi mất, tôi cũng bỏ hẳn ý tưởng về sống ở VN, cho dù đó là quê hương mà tôi vẫn hằng ấp ủ. VN dù đang hào nhoáng với những phô trương "cái gì cũng nhất" lại đang điêu tàn trong tôi về mọi mặt.
Nhìn nước Đức sau thống nhất, dù không tốn 1 viên đạn, mà lòng người hòa hợp, tôi cũng thấy vô cùng xót xa cho VN. Thương cho dân tộc mình tự dưng bị áp đặt chế độ độc tài CS, để 40 năm sau, vết thương chiến tranh không thể lành miệng, đất nước dù có bề ngoài "phát triển", nhưng mọi thứ khác từ văn hóa, đạo đức, xã hội, tình người....đều giật lùi cả trăm năm. "Độc lập", "thống nhất" để dưới con mắt người nước ngoài, người VN càng ngày càng bị coi rẻ do nạn tham nhũng, côn đồ, ăn cắp, trấn lột, cướp giật, đĩ điếm.... tất cả chỉ vì tiền. Con người VN trở nên ích kỷ, vô cảm và hung đồ.
Tôi cũng giống chị, khi vào viện chăm sóc cha ở Hà nội, tôi thấy thật kinh khủng không thể tưởng tượng nổi, kể cả phòng bệnh nhân lẫn cung cách bác sĩ khu xử với người bệnh. Tôi tự hỏi: "Lương y như từ mẫu" của CNXH thế này ư?
Chưa về thì còn khao khát, về rồi, xâm nhập thực sự vào xã hội VN, tôi phát khiếp và.... sau khi cha mẹ tôi mất, tôi cũng bỏ hẳn ý tưởng về sống ở VN, cho dù đó là quê hương mà tôi vẫn hằng ấp ủ. VN dù đang hào nhoáng với những phô trương "cái gì cũng nhất" lại đang điêu tàn trong tôi về mọi mặt.
bởi: Con rong Viet Nam từ: California
30.04.2015 05:06
Cam on ca si Ai Van ve nhung y kien rat that long, rat xay dung, va rat co gia tri.
Mong rang nha nuoc Viet Nam hay sang suot de ra nhung duong loi chinh tri moi , khon ngoan, vi loi ich that su lau dai cua dat nuoc, vi hanh phuc that su ben lau cua nhan dan,... Va cung vi nhung muc tieu nay, mong rang nha nuoc Viet Nam hay can dam va dut khoat tu bo nhung ly tuong vien vong, nhung sai lam chinh tri, kien quyet tien hanh nhung buoc doi moi that su vi mot VN dan giau nuoc manh, chu dong tien hanh hoa hop va hoa giai voi moi phia Viet Nam
Mong rang nha nuoc Viet Nam hay sang suot de ra nhung duong loi chinh tri moi , khon ngoan, vi loi ich that su lau dai cua dat nuoc, vi hanh phuc that su ben lau cua nhan dan,... Va cung vi nhung muc tieu nay, mong rang nha nuoc Viet Nam hay can dam va dut khoat tu bo nhung ly tuong vien vong, nhung sai lam chinh tri, kien quyet tien hanh nhung buoc doi moi that su vi mot VN dan giau nuoc manh, chu dong tien hanh hoa hop va hoa giai voi moi phia Viet Nam
bởi: Listener
30.04.2015 04:55
Những con cá sống trong nước bùn, cho chúng vào nước trong thì chúng sẽ
chết, và ngược lại. Tôi đã tiếp xúc, giúp đỡ và sử dụng nhiều sinh viên
từ trong nước ra du học và làm việc, nhưng chưa bao giờ tôi cố gắng
"giác ngộ" họ về VNCH, tự do, dân chủ... hay các giá trị của mình. Tại
sao? Tôi biết họ đã lỡ được sinh ra trong vũng nước bùn lầy đen đúa của
cái gọi là "CHXHCNVN", đã được tẫy não ngay từ bé, nên không thể vội
vàng được. Phải để họ tự thay đổi và cái hay nhất mà mình có thể giúp họ
trong quá trình thay đổi của họ không phải bằng ngôn từ như các tranh
luận về chính trị, bên nào thắng, bên nào thua, bên nào chính nghĩa, bên
bào gian tà... vì tất cả những thông tin này đã đầy dẫy trên Internet.
Hãy cho họ thấy lối sống lương thiện và liêm chính của mình để họ có dịp
so sánh đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà khi nhìn lại những tha hoá
của bầy sâu bọ hèn hạ trong nước. Hãy sống và chứng tỏ. Đó là cách hữu
hiệu nhất. Chứ hễ cứ mở miệng ra là tranh cãi về chính trị, và ngay cả
đạo đức, thì không ai chịu ai đâu, nhất là đối với những người tự cho
rằng mình có ăn học đàng hoàng!
bởi: Không ghi tên
30.04.2015 03:56
Sự trải lòng lôgic , xúc tích ... hay quá Vân ơi , vẫn tự hào người Tràng an xa xứ ...
bởi: dung tan dinh từ: tan dinh
30.04.2015 03:00
Rat cam on co Ai Van da chan tinh chia xe suy tu cua co voi dong bao
Viet. It ra con co mot nghe si dam noi len cam nghi chan that cua minh.
bởi: Không ghi tên
30.04.2015 01:37
Bác ơi bác ơi, tỉnh dậy mà xem. Con cháu bác sao đua nhau bỏ trốn thế
này. Công bác nuôi nấng dạy dỗ, to như núi thái sơn sâu như biển nam
hải, thế mà chúng bỏ bác không lời từ biệt. Mai ngày mộ phần kia lấy ai
nhang khói. Quả là phúc phần bác sắp hết rồi. Bác ơi là bác!
May mà có Nhô một lòng tận trung báo bác. Nhô ơi là Nhô, lên tiếng giúp bác yới. Đừng lo bán nhà chuyển đô la nhé. Ráng ở lại nhang khói lo cho bác. Nước biến mới biết tôi trung phản thần, bác chỉ còn có Nhô thôi. Nhô trốn đâu rồi Nhô ơi, bác cần người cạo râu đấy. Dân Việt mà nhận ra bác, e rằng nằm đây chẳng được nữa rồi.
May mà có Nhô một lòng tận trung báo bác. Nhô ơi là Nhô, lên tiếng giúp bác yới. Đừng lo bán nhà chuyển đô la nhé. Ráng ở lại nhang khói lo cho bác. Nước biến mới biết tôi trung phản thần, bác chỉ còn có Nhô thôi. Nhô trốn đâu rồi Nhô ơi, bác cần người cạo râu đấy. Dân Việt mà nhận ra bác, e rằng nằm đây chẳng được nữa rồi.
bởi: Phóng viên không chuyên
30.04.2015 01:06
Một câu hỏi nữa xin dành cho Ái Vân là Sau bài phỏng vấn này , Ái Vân
có nghĩ là Ái Vân được Đảng xếp vào thành phần "thù hận" như của người
thua cuộc không? Nếu điều này xãy ra thì Ai Vân nghĩ là khán giả trong
nước của Ái Vân sẽ nghĩ gì về Ái Vân , Đảng sẽ làm gì với Ái Vân nếu Ái
Vân về nước lần sau?
bởi: Ca sĩ Bùi cam Táo từ: Nghệ An.
30.04.2015 00:53
Nhũng phát biểu của Ái Vân dù rất dè dặt, nhẹ nhàng, nhưng vẩn Ẩn Chứa
trong đó : Đảng csVN chỉ là một đảng Lừa Bip. Cám ơn Ái Vân đã can đảm
nói những lời rất thật............Thiên đàng xã hội chủ nghĩa csVN : Một
xã hội mà người dân ra đường lúc nào cũng nơm nớp lo sợ Cướp dựt, Chặt
chém.......mổi hộ dân Saigon mổi năm it nhất cũng bị Trộm , Cướp một
lần..............Nhũng ai đã từng sống qua hai chế độ, đã ra nước ngoài
đều Ghê Tởm và muốn tránh xa VC.
bởi: Huy từ: Saigon
30.04.2015 00:07
Cảm ơn những lời tâm sự thật lòng của cô Ái Vân.
Trả lời
bởi: kbc từ: us
30.04.2015 12:26
Toi dong y voi .Huy tu Saigon .nhung toi hoi that vong .ve Ai Van da
Khonh .nghi toi Khan thinh gia. da ai mo .going ca huyen Thoai// cua
co..toi da tim rat nhieu .trung tam .Bang Nhac.o OR.deu ko .con. rat
tiec Mot going ca Vang .nhu the nay.lai danh long.bo Khan Thinh
gia..Tiec Thay;;;nguoi ai mo;Giong Ca cua AI VAN...