Thursday, September 26, 2013

Hai cha con sống trong rừng 40 năm

Chung tay xây nhà cho cha con “người rừng”

(Dân trí) - Cùng với khoản hỗ trợ 40 triệu đồng của UBND huyện Tây Trà, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi cũng hỗ trợ thêm 40 triệu đồng và vận động xã hội đóng góp, nhằm xây dựng nhà ở cho hai cha con “người rừng” ổn định cuộc sống.
 >> Cha con “người rừng” ngày đầu về với cuộc sống văn minh

Ông Hoàng Anh Ngọc - Chủ tịch UBND huyện Tây Trà - chia sẻ: “Địa phương đã chọn được 2 vị trí xây nhà, để quyết nơi nào, chúng tôi cần hội ý với người thân của hai cha con ông Thanh”.
Chung tay xây nhà cho cha con “người rừng”
Ông Thanh vẫn im lặng suốt những ngày qua, nhưng anh Loan đã biết cười tươi với những người tới thăm
Theo thông tin của anh Hồ Minh Lâm, cháu ông Thanh: “Kể từ lúc chú Thanh vào rừng sinh sống, đến nay chú đã dựng khoảng 8 mái chòi lá. Mỗi lần dựng làm mái chòi mới, khoảng cách càng sâu vào rừng hơn. Chú không muốn sống cảnh ồn ào”.

Sự trở về của cha con ông Thanh khiến miền đất núi cao chót vót ở Tây Trà sôi động hơn ngày thường, khi lượng người đến địa phương đông bất thường. Sau 4 ngày trở về với cuộc sống văn minh, ông Thanh vẫn nằm im lặng trên giường bệnh, còn người con Hồ Văn Loan đã dần thích nghi với cuộc sống mới và đã cười tươi với người lạ.

“Hàng ngày, cháu và chú Loan cùng chơi trò bắn ná, đi dạo quanh làng, tìm hiểu chiếc điện thoại “phát tiếng người”,… Dần dần thấy chú thân thiện hơn với mọi người”, cháu Hồ Na Ky (13 tuổi) - con trai anh Hồ Minh Lâm - kể.
Anh Loan được kiểm tra sức khỏe mỗi ngày
Anh Loan được kiểm tra sức khỏe mỗi ngày

Anh Lâm cho biết, những lúc vui chơi, anh Loan không còn nghĩ đến chuyện về lại rừng. Nhưng khi màn đêm buông xuống, không gian tĩnh lặng, anh lại ngơ ngác nhìn về phía rừng xanh. Anh Lâm đang cùng gia đình hỗ trợ giúp đỡ để anh Loan dần quen với cuộc sống mới.

Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho biết, huyện đang chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng làm thủ tục về hộ khẩu, chứng minh nhân dân, chế độ chính sách và thường xuyên kiểm tra sức khỏe của hai cha con ông Thanh.

 

Lý do ông Lâm đốt nhà của “người rừng”

Phỏng vấn “người rừng”: 1 triệu đồng, thăm nhà: 4 triệu đồng

Hai cha con ông Thanh tại Trung tâm Y tế huyện Tây Trà (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)

Giá một cuộc phỏng vấn “người rừng” 500 ngàn -1 triệu đồng! Dẫn vào thăm nhà “người rừng”: 4 triệu đồng. “Người rừng” đang bị mang ra kinh doanh!?
 >> Chung tay xây nhà cho cha con “người rừng”
 >> Cận cảnh những đồ dùng tự tạo của cha con “người rừng”

 Ông Lâm bày tài sản của cha con “người rừng” và hét giá khủng với mọi người.Ông Lâm bày tài sản của cha con “người rừng” và hét giá khủng với mọi người.

Huyện Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn xôn xao sau sự kiện cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang sống gần 40 năm trong rừng và trở thành “người rừng”. Còn giờ đây, mọi người càng bất ngờ hơn khi cha con “người rừng” lập tức trở thành món hàng kinh doanh “độc” của người thân trong họ hàng.

Sáng 15/8, ông Hồ Minh Lâm, người cháu ruột của “người rừng” Hồ Văn Thanh đã tuyên bố trước đông đảo các nhà báo: “Hồi đầu tiên tôi cần nhà báo, bây giờ thì không cần nữa. Muốn phỏng vấn tôi nhà báo phải trả 500 ngàn, vài bữa nữa tăng lên 1 triệu đồng. Về “người rừng” chỉ mình tôi được nói!”.

Hiện, ông Thanh vẫn đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Tây Trà. Suốt ngày ông Lâm ngồi canh gác với ánh mắt dè chừng với mọi người qua lại. Nếu nhà báo muốn có hình ảnh ông Lâm ngồi cạnh “người rừng” để quay phim, chụp ảnh phải “nói chuyện tiền nong”. Còn không ông Lâm sẵn sàng tiếp đón bằng ánh mắt trừng trừng và phất tay. Ông già “người rừng” thỉnh thoảng liếc mắt sợ hãi nhìn người cháu như con gấu đang ngồi khuỳnh tay trước khu hành lang.

Sáng 15/8, một số nhà báo thực hiện một cuộc “ngã giá” ngoạn mục trước ông Lâm về việc dẫn đoàn lên thăm nơi ở của “người rừng”. Ban đầu ông Lâm hét giá 1,5 triệu đồng, rồi cố tình nấn ná, câu giờ để kéo dài thời gian. Sau đó, các nhà báo mới hiểu ra, lý do câu giờ để ông Lâm đòi thêm 1,5 triệu đồng nữa tức thành 3 triệu đồng. Quãng đường từ trung tâm huyện miền núi Tây Trà đến nơi ở của cha con “người rừng” đi bộ khoảng 4 giờ.

Một đồng bào trong xóm buồn rầu cho biết, “tôi mà dẫn nhà báo lên đó chỉ xin ngày công 100 ngàn đồng thôi, nếu nhà báo thương thì cho thêm 2 lít xăng nữa để đi. Thằng Lâm nó lấy nhiều tiền quá!”. Nói vậy, nhưng cuối cùng không ai dám dẫn đoàn đi. Vì, ông Lâm đã hăm doạ ai mà dẫn thì coi chừng!

Nhiều đoàn công tác từ Hà Nội vào, nghe hét giá cao nhưng cũng phải cắn răng chi tiền. Thật đáng thương khi “người rừng” bị con cháu mang ra kinh doanh.

Trao đổi với PV báo Lao Động, ông Hồ Minh Lâm, thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi - cháu của “người rừng” Hồ Văn Thanh cho biết đã tự tay đốt cháy 2 trong số 4 căn nhà trên cây của cha con người rừng.
 >> Chòi lá của cha con "người rừng" đã bị đốt

 Ông Lâm cũng cho biết là do mình bị vu oan nên quá tức giận và phản ứng như vậy.

Ông Lâm cũng cho biết là do mình bị vu oan nên quá tức giận và phản ứng như vậy.

“Tôi không muốn còn những căn nhà đó nữa, không báo chí gì nữa hết. Nhiều người lên phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh, nhờ dẫn vào rừng đã đủ phiền phức rồi. Có người không thỏa mãn còn gây gổ với tôi, về viết bài vu oan cho tôi là kinh doanh đủ thứ, còn tôi bị oan không biết kêu ai. Tôi bị mang tiếng cả nước rồi. Tức quá nên tôi đốt, không còn quay phim, chụp ảnh, không báo chí gì nữa…”, ông Lâm bức xúc.

Theo ông Lâm, ngày 15/8, có 1 đoàn phóng viên truyền hình đến từ Hà Nội, đề nghị ông Lâm dẫn vào nhà cũ của cha con người rừng Hồ Văn Thanh, Hồ Văn Lang để dựng lại hiện trường, diễn một số cảnh để họ phản ánh chân thật và sâu hơn. Họ cũng đặt vấn đề bồi dưỡng công dẫn đường...

Ông Lâm đã đề nghị với mức 1,5 triệu đồng như 1 tờ báo đã chi trả trước đó (cho 3 người, đi 2 ngày).

Tại thời điểm đó, có 3 PV khác đến, cũng đề nghị được "đi ghép" với đài truyền hình này. Ông Lâm không đồng ý với đề nghị đó, đôi bên to tiếng cãi vã. Sau đó, ông Lâm bị “lên báo” với thông tin là thân nhân “người rừng” kinh doanh.

Ngày 18/8, cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang đã được chuyển từ Trung tâm y tế huyện Tây Trà về Bệnh viên Đa khoa Quảng Ngãi để được chăm sóc tốt hơn.

“Người rừng” trở về nhờ... giấc mơ thần kỳ (1)

Cha con người rừng được phát hiện từ năm 2004, bây giờ mới đưa về là từ một giấc mơ kỳ lạ. Bản thân việc sống sót hy hữu giữa rừng thiêng nước độc của họ đã là chuyện ly kỳ, song những kết nối tâm linh giữa họ với người thân, cộng đồng mới là câu chuyện chưa từng được khám phá…

Sau mâm cúng này, Hồ Văn Lang chính thức là thành viên của cộng đồng người Cor ở làng Trà Nga.
Sau mâm cúng này, Hồ Văn Lang chính thức là thành viên của cộng đồng người Cor ở làng Trà Nga.
Mâm cúng đời người
Sự kiện đưa cha con “người rừng” ở Quảng Ngãi về làng cũ đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận cả trong và ngoài nước. Dư luận không chỉ hiếu kỳ, mong muốn được tìm hiểu, biết rõ về cuộc sống, sự thích nghi thần kỳ của họ trong suốt 40 năm biệt lập với thế giới văn minh của loài người như thế nào.

Thích được nhìn thấy, sờ nắn những vật dụng mà họ tự chế tác như rìu rựa, soong nồi, cung lao, tên bẫy, bùi nhùi tạo lửa… như thời kỳ đồ đá mà vốn xưa nay chỉ nhìn thấy qua phim ảnh, các bảo tàng về người tiền sử. Thậm chí, trên các diễn đàn mạng Internet còn lo lắng, chỉ trích, góp ý… và cho rằng không nên đưa người rừng quay về đột ngột với cuộc sống văn minh của cộng đồng, phải cần sự vào cuộc của giới khoa học, của các nhà nhân chủng học…

Nhưng với thân tộc họ Hồ ở làng Trà Nga, với cộng đồng người Cor ở Tây Trà, Quảng Ngãi, xin thưa rằng, cha con “người rừng” đã “đoạn tuyệt” với hoang vu rừng già từ đây - từ… một mâm cúng đời người.

Bước ngoặt lớn nhất của người rừng Hồ Văn Lang để trở về với cộng đồng, được công nhận là thành viên của bản làng là từ một mâm cúng trọng đại này.
Chúng ta sẽ không hiểu được cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi cao nếu không biết tầm quan trọng về tín ngưỡng, quan niệm tâm linh trong đời sống của họ.

Với người Cor, một tộc dân thiểu số sống chủ yếu ở vùng núi cao Quảng Ngãi (và một phần ở nam Quảng Nam) cũng không ngoại trừ. Với họ, thần linh, hương hồn tiên tổ luôn chế ngự phần lớn trong đời sống thường ngày.

Các vị thần lớn luôn lảng vảng trong rừng. Thần thường ở đáy vực sâu, thỉnh thoảng thần bay lên, lượn lờ quanh làng trên đôi cánh gió.

Đó là những thực thể siêu thực, nhưng lại luôn hiện hình ra bất ngờ nhất, đôi khi là con hổ vằn lặng lẽ đang rình người đi rẫy về lúc chiều tà, hoặc con rắn hổ mang đột nhiên ngóc đầu dậy phun phì phì trong nắng trưa hè ngột ngạt, hoặc là dòng lũ dữ tợn cuốn phăng đi bản làng, vùi lấp nhà cửa, cuối trôi súc vật, con người…

May mắn thay họ còn có ông bà, tổ tiên, những người “chết lành” đã trở thành những vị thần hộ mệnh. Thần hiền đôi khi biến thành con rùa, hay thân cây lớn đỗ ngáng đường đi núi, đôi khi là con chim vàng oanh lảnh lót bên đường… báo hiệu điềm dữ, báo có thần chết để ngăn bước dân làng, báo cho họ quay lại.

Bởi vậy mới có câu “(gặp) rắn thì đi, quy thì về”, “chim hót bên trái, hãy quay lại ngay”, “cơm khê chớ ra khỏi làng”… Với cha con người rừng Hồ Văn Thanh, Hồ Văn Lang thì cũng nhờ tổ tiên về báo mộng với người thân mà họ đã có cơ hội được trở về với cộng đồng.
Ông Thanh ngồi thừ người ra nhớ hoang vu
Ông Thanh ngồi thừ người ra nhớ hoang vu.
Đồng bào thiểu số luôn gắn liền các sự kiện đời sống của mình với các mâm cúng. Đẻ ra đời, cúng. Gặt lúa mới, cúng. Dựng nhà, cúng. Cưới hỏi, cúng. Mất mùa, cầu mưa cũng cúng. Có người chết dữ, chết bất đắc kỳ tử, tất nhiên là cúng rất kỹ, rồi kiêng cữ… Có thể nói suốt cuộc đời của họ đều gắn liền với những mâm lễ vật, là máu hiến tế.
Nhưng với Hồ Văn Lang, trong suốt 41 năm tuổi đời, lần đầu tiên, hôm nay anh mới được ngồi trước một mâm cúng, là chính thể để “kết nối” với tiên tổ, ông bà, “kết nối” với thần linh… Dẫu là mâm cúng trọng đại như vậy, song thật đơn sơ, đôi gà tre tơ vừa mới biết gáy sáng, đĩa trầu cau, chén rượu nấu từ gạo nếp đỏ (gạo rẫy)… và một chén than hồng củi quế - đặc sản của quê hương Tây Trà.
Những ngày đầu lạ lẫm của Lang ở thế giới văn minh.
Những ngày đầu lạ lẫm của Lang ở thế giới văn minh.
Ông Hồ Văn Biên, 68 tuổi, là người em họ của “người rừng” Hồ Văn Thanh đã kể lại câu chuyện ly tán đau buồn của gia đình ông Hồ Văn Thanh. Từ một quả bom oan nghiệt nổ vùi hầm trú ẩn năm 1974, làm chết 26 người, trong đó có mẹ ruột và 2 đứa con trai đầu của ông Thanh, đã khiến cho người đàn ông này bị sang chấn tâm thần, điên loạn vì tột cùng của sự mất mát, đau khổ.

Ông Thanh trở thành người đãng trí từ đó, rồi một ngày bỗng ẵm đứa con lớn còn lại là Hồ Văn Lang chạy trốn biệt vào rừng sâu, sống cuộc đời hoang dã người rừng hơn 40 năm đằng đẵng.

Cũng vì chiến tranh, ly tán nên Hồ Văn Lang chỉ là cái tên vừa đặt rồi bị quên lãng bởi sự mất tích biền biệt này. Bây giờ, đón được nó về với cộng đồng, với làng Trà Nga, việc đầu tiên phải làm soạn mâm cúng để cáo với tổ tiên, thần linh, bản quán về sự có mặt của nó.

Ông Biên nhắm nghiền hai mắt, miệng lâm râm khấn vái, rồi bất ngờ hắt chén rượu xuống đất. Chén than hồng rực đỏ, hun mùi gỗ quế thơm lừng, trong làn khói trắng vấn vương, ông Biên phiêu linh như "nối" được với cõi âm.

Xong phần nghi lễ, ông Biên đưa chén rượu cho Lang uống 1 hớp. Mặt Lang nhăn nhó, người co rúm lại rồi đưa tay phủi phủi miệng giống hệt động tác khỉ ăn phải ớt. Giản đơn, nhanh gọn, nhưng với Lang, cuộc đời mới bắt đầu từ đây. Tổ tiên đã chứng giám, thần linh sẽ phù hộ trên từng bước đường đời.
(Còn tiếp)

 

Cận cảnh làm CMND, hộ khẩu cho cha con “người rừng”

Để kịp thời cho cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang trở thành công dân thực sự, chiều 22/8, Công an huyện Tây Trà, Quảng Ngãi đã tập trung triển khai cán bộ làm các thủ tục để cha con ông Thanh có CMND một cách sớm nhất.
 >> Chung tay xây nhà cho cha con “người rừng”
 >> Cha con “người rừng” ngày đầu về với cuộc sống văn minh

Ban đầu chính quyền địa phương và Công an huyện phân vân chọn lựa nhiều phương án như tách cha con ông Thanh làm hộ khẩu riêng, hay nhập vào gia đình Hồ Minh Lâm… Cuối cùng thống nhất chọn phương án đưa cha con ông Thanh nhập vào hộ gia đình anh Hồ Văn Tri (con trai ruột ông Thanh). Cảnh sát quản lý hành chính Công an huyện Tây Trà đã đến tận giường bệnh, lấy thông tin lý lịch, dấu vân tay, chụp ảnh…

Anh Lang được Công an huyện Tây Trà lấy vân tay làm CMND
Anh Lang được Công an huyện Tây Trà lấy vân tay làm CMND

Trong vòng thời gian ngắn, cha con ông Thanh đã làm xong các thủ tục CMND. Công an huyện đã trao hộ khẩu và chứng minh nhân dân cho hai cha con ông Thanh ngay tại giường bệnh. “Chúng tôi khẩn trương làm hộ khẩu, CMND cho cha con ông Thanh để họ làm các thủ tục chính sách khác, mà chính quyền địa phương đang triển khai”, Trung tá Thọ nói.

Hai cha con ông Thanh vừa đưa từ rừng về đã nhập viện. Các y, bác sĩ Trung tâm y tế huyện Tây Trà đang tập trung chăm sóc, điều trị sức khỏe của cha con ông Hồ Văn Thanh. Anh Hồ Văn Lang, sau khi về lại cuộc sống hiện đại được vài ngày thì bị đau bụng và nóng sốt.

Theo người thân và các y bác sĩ cho biết, anh chưa thích nghi với môi trường sống cũng như sinh hoạt ăn uống nên dẫn đến bị đau. Anh Hồ Văn Tri cho biết: “Không hiểu sao, gần 10 ngày qua anh Lang từ rừng về sống với chúng tôi, ban đêm anh Lang thường xuyên bị tiêu chảy và nóng sốt. Gia đình tôi phải đưa ảnh nhập viện để kịp thời điều trị. Chắc là anh ta không quen ăn uống”.

Mặc áo trắng cho anh Thanh để chụp ảnh làm CMND
Mặc áo trắng cho anh Thanh để chụp ảnh làm CMND

Bác sĩ Phạm Thị Anh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Tây Trà: “Trung tâm y tế huyện liên tục kiểm tra sức khỏe cha con ông Thanh. Hiện nay vấn đề thực phẩm ăn uống hàng ngày chưa thích ứng với 2 cha con. 40 năm qua, 2 cha con sống quen thuộc với thực phẩm trong rừng. Giờ đây tiếp nhận thức ăn được chế biến nên chưa quen”. Trước tình hình sức khoẻ của cha con ông Thanh, Trung tâm Y tế huyện Tây Trà phải đưa ông xuống Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi để tiếp tục chữa trị”.

Ông Thanh vẫn còn yếu
Ông Thanh vẫn còn yếu

Bác sĩ Nguyễn Xuân Mến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận cha con ông Thanh và có chế độ chăm sóc đặc biệt đối với cha con “người rừng” và thường xuyên làm các xét nghiệm cần thiết, thăm khám để kiểm tra bệnh tình của cha con ông Thanh. Ông Thanh được chẩn đoán bị nang thận và suy nhược nặng”.

Tên cha con ông Thanh có trong hộ khẩu
Tên cha con ông Thanh có trong hộ khẩu

Từ khi rời rừng, ông Thanh chỉ sống trong bệnh viện, điều mà có lẽ lúc ở rừng ông chưa bao giờ biết đến. Hơn 40 năm trong rừng, ông nào biết đến thuốc men, cũng đâu được truyền dịch. Nhưng hiện giờ, thuốc men, dịch truyền cứ “tấp” liên tục vào người ông.
  
Cho đến nay, cha con ông Hồ Văn Thanh được các ban ngành, từ Trung ương đến địa phương đến thăm hỏi, tặng quà với số tiền gần 100 triệu đồng. Chính quyền địa phương cũng đã quyết định xây nhà cho cha con ông Thanh với diện tích 100m2. Sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ  kịp thời của các các cấp, các ngành đã tạo điều kiện cho cha con ông Thanh sớm hòa nhập cộng đồng, có cuộc sống mới hạnh phúc trong vòng tay mọi người.

“Người rừng” trở về nhờ... giấc mơ thần kỳ (2)

Cha con ông Hồ Văn Thanh đã biệt tích từ năm 1974, dân làng luôn nghĩ họ đã chết. Thế nhưng cha của ông Lâm - ông Hồ Văn Phố - luôn có linh cảm là người em mình vẫn còn sống, quanh quẩn đâu đó trong rừng già.
 >>  “Người rừng” trở về nhờ... giấc mơ thần kỳ (1)
 >>  Hai cha con sống ẩn dật 40 năm trong rừng sâu


Những ngày đầu lạ lẫm của Lang ở thế giới văn minh.
Những ngày đầu lạ lẫm của Lang ở thế giới văn minh.
Giấc mộng thần kỳ

Còn với ông Hồ Minh Lâm - người anh con bác ruột của Lang, người đã cậy nhờ chính quyền cáng ông Thanh, đưa Hồ Văn Lang về với cộng đồng - thì tâm sự rằng anh đã rũ bỏ được gánh nặng với người cha quá cố của mình, với tổ tiên khi đưa được cha con người chú ruột trở về.

Ông Lâm kể, dù cha con chú Hồ Văn Thanh đã biệt tích từ năm 1974, dân làng luôn nghĩ họ đã chết, nếu không do bom đạn chiến tranh thì cũng khó tồn tại bởi muông thú, dịch bệnh. Thế nhưng cha của ông Lâm - ông Hồ Văn Phố - luôn có linh cảm là người em mình vẫn còn sống, quanh quẩn đâu đó trong rừng già.

Ngày còn sống, năm nào ông Phố cũng lặng lẽ đi tìm em, các quẻ bói giò gà của người Cor ở làng Trà Nga đều hiển hiện sự sống của cha con ông Thanh. Chính niềm tin, hy vọng đó được nuôi dưỡng, duy trì trong tâm khảm họ nên đến khoảng năm 2004-2005, gia đình ông Lâm đã phát hiện, tìm gặp được 2 cha con người rừng Hồ Văn Thanh.
Khố, áo bằng vỏ cây rừng là trang phục của cha con người rừng suốt hơn 40 năm qua.
Khố, áo bằng vỏ cây rừng là trang phục của cha con người rừng suốt hơn 40 năm qua.
Ông Lâm kể: “Từ năm 2005 đến nay, mỗi năm tôi đều tranh thủ một vài chuyến vào núi Apon để thăm cha con chú Thanh, nhưng gia đình cũng khó khăn nên cũng chỉ tiếp tế được ít muối. Hai năm gần đây, tôi lại không vào thăm họ được. Rồi tuần trước, khi ngủ tôi chiêm bao thấy chú và Lang. Tôi thấy họ sống trong một ngôi nhà có phên đất, có quần áo đường hoàng.

Điều kỳ lạ là khi bừng tỉnh, định thần rồi ngủ lại thì giấc chiêm bao ấy cứ lặp lại 3-4 lần trong đêm. Linh tính báo có điềm xấu với chú. Tôi đã vào núi Apon để thăm họ. Đến nơi, thấy chú Thanh ốm nằm liệt một chỗ, chân không co được. Ông ấy đã đau nặng hơn nửa năm nay rồi. Còn Lang thì chỉ biết co ro ngồi bên cạnh buồn thiu, miệng ú ớ như con thú bị thương.

Tôi vội về làng, ra UBND xã xin được hỗ trợ người để vào cáng chú tôi về làng. Rạng sáng ngày 7/8, đoàn thanh niên trai tráng làng Trà Nga và quân dân chính xã Trà Phong đã vào núi Apon, đến 11 giờ trưa thì đến nơi và đưa họ về tối 7/8”.

Mấy ngày qua, sức khoẻ của ông Hồ Văn Thanh dần hồi phục, ông đã có thể ăn uống, ngồi dậy. Duy chỉ có nỗi buồn lo vẫn luôn ngự trị trên dáng ngồi lom khom như người tiền sử trước bếp lửa, trên khuôn mặt thẫn thờ, vô hồn, trên đôi chân tay lều khều, thừa thãi như dã nhân của ông. Đôi mắt u buồn ấy luôn hướng về phía rặng núi xa mờ nơi cửa sổ bệnh viện huyện, rồi thảng thốt “tra-mú-mờ-gót” (Tiếng Cor nghĩa là muốn về rừng núi cũ, thăm rẫy).

Cả Hồ Văn Lang, sau những ngày đầu thích thú với những vật dụng, cảnh quan, con người ở thế giới văn minh, anh đã bắt đầu nhàm chán, bắt đầu nhớ hoang vu. Lang đã nhiều lần toan ôm vật dụng, ống tre lồ ô đựng hạt giống của mình định bỏ trốn về chốn cũ ở chân núi Apon.
Những vật dụng tự chế tác của cha con người rừng giống như thời kỳ đồ đá.
Những vật dụng tự chế tác của cha con người rừng giống như thời kỳ đồ đá.

Với người rừng Hồ Văn Thanh, 82 tuổi, thì bây giờ việc rời bỏ rừng hoang, về làng cũ là một sự trở lại. Còn Hồ Văn Lang thì ngược lại,  41 tuổi đời thì đã hơn 40 năm sống biệt lập với cộng đồng, vì vậy việc về bản làng, với anh là sự khởi đầu, sự ra đi, đến một thế giới văn minh, lạ lẫm của loài người. Vì vậy, đây là những ngày khởi đầu thật sự khó khăn đối với “người rừng”.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng với ngôi làng Trà Nga bên vách núi, đêm đêm vẫn vẳng tiếng suối róc rách, tinh mơ đã vang tiếng gáy gà rừng trong làn sương sớm rồi sẽ dần thích nghi với Lang. Đặc biệt với sự chăm lo của người thân, họ tộc, cộng đồng người Cor ở làng Trà Nga sẽ níu kéo anh sớm hòa nhập với cộng đồng. Nó cũng giống như việc những đứa con người Kinh ở làng quê, khi thành đạt nơi thành phố, họ sắp xếp để đưa cha mẹ già rời quê hương ra chăm sóc.
Ngôi nhà trên cây của người rừng.
Ngôi nhà trên cây của người rừng.

Vì vậy, “người rừng” không cần chuyên gia tâm lý, không cần nhà nhân chủng học… như lo lắng của dư luận hiện nay. Họ sẽ tự hòa đồng với cuộc sống mới mà bên cạnh họ là những người thân, họ tộc và cộng đồng người Cor bản địa đã từng và sẽ yêu thương, gắn bó, gần gũi họ như từ bao đời nay.

Ngày đầu cha con “người rừng” lên rẫy trồng keo

Quảng Ngãi: Không chỉ có một "người rừng"

Ở Quảng Ngãi từ lâu đã xuất hiện những vụ “người rừng” ly kỳ. Người thì sợ “con ma đồ độc” đã trốn biệt tích vào rừng sâu, người thì hoảng loạn trước thảm cảnh chiến tranh… Tất cả họ phải chống chọi với sự khắc nghiệt nơi rừng thiêng nước độc.

20 năm ăn sống nuốt tươi

Thời kỳ chống Mỹ, cũng như nhiều thanh niên dân tộc Hre, ông Đinh Văn En (hiện 72 tuổi, ở xã Ba Cung, huyện Ba Tơ) bị chế độ cũ bắt lính. Ông đi lính bảo an, ở đồn Ba Vì, huyện Ba Tơ. Sau giải phóng ông En bị đưa đi cải tạo tại trại Kim Sơn, huyện An Lão, Bình Định.

Chỉ vì nghe bạn tù hù doạ ông sẽ bị ở tù suốt đời, ông En đã bỏ trốn vào rừng sâu. Ông En mang theo 20 viên đá lửa làm hành trang cùng chiếc xoong nhỏ trốn vào rừng thẳng hướng Quảng Ngãi. Hơn một tháng sau ông đến vùng núi huyện Sơn Hà. Có lần lén về nhà thì nghe tin vợ đã đi lấy chồng khác, ông tiếp tục chọn cánh rừng Sơn Nham của huyện Sơn Hà để “định cư”.

Hàng ngày, En mò ra các rẫy lúa của đồng bào Hre để trộm cắp, lúc thì trái bắp, khi thì quả bí, quả bầu. Tối lại, ông chui vào các hang đá qua đêm, nếu mùa mưa, ông chọn những thân cây to, có ba chạc để “ngủ úp” trên đó nhằm tránh thú dữ.

Chỉ qua một mùa mưa, bộ quần áo tù mà En mang theo đã rách tả tơi. Ông lại ra rẫy đồng bào, lấy áo rách của “bù nhìn” mà dân dùng để đuổi chim để mặc. 20 viên đá lửa ông mang theo, sau 1 năm là hết nhẵn.

Có một dạo, dân Sơn Nham đồn ầm lên về việc xuất hiện “người rừng”, đồng bào đi rẫy tận mắt nhìn thấy có một người tóc rất dài, trên người không một mảnh vải… Chỉ cần nghe tiếng động là “người rừng” ấy biến rất nhanh.

Năm 1998 trong lúc lực lượng kiểm lâm huyện Sơn Hà truy quét lâm tặc thì phát hiện đuổi theo bao vây bắt được “người rừng” Đinh Văn En. Sau gần 20 năm ông dường như quên tiếng Kinh và H’re. Điều kỳ lạ là từng ấy năm ăn sống nuốt tươi nhưng ông En chưa một lần bị ốm!
Ông Đinh Tà Với bên người vợ
Ông Đinh Tà Với bên người vợ
Thành “người rừng” vì hủ tục 

Vượt qua chặn đường gần 100 km từ TP Quảng Ngãi lên thôn Tà Cơm, xã Sơn Thuỷ, huyện Sơn Hà để gặp ông Đinh Tà Với, 53 tuổi. Ông Với từng có quãng thời gian 9 năm là “người rừng”. Trong căn nhà sàn khá ấm cúng, ông Với và vợ Đinh Thị Rỗi quanh quẩn chăm sóc nhau khi con cái đều lập gia đình sống riêng.

Thấy người lạ, ông Với cặm cụi  đút củi vào bếp lửa. Bà Đinh Thị Rỗi cho biết ông Với rất siêng năng làm việc, giúp bà con trong làng. Chuyện vui chơi, ăn nhậu, ông Với đều không thích và lảng tránh mỗi khi trong làng tổ chức lễ.

"Sau khi bắt ông Với từ trên rừng về, tôi và các con phải chỉ dẫn, tập cho ông nhớ lại từng tiếng H're, tập cách vệ sinh, sinh hoạt gia đình… Sau 4 năm trở lại người bình thường, ông Với vẫn nhớ rừng núi. Vợ chồng tôi làm một cái rẫy trên núi Tà Cơm. Hàng ngày ông Với lên trên đó làm rẫy nuôi trâu, có đêm ngủ lại trên rẫy canh thú rừng” bà Rỗi kể.

Cũng vì hủ tục nghi kỵ cầm đồ thuốc độc mà cách 14 năm xảy ra biến cố với ông Với. Năm 1999, một lần ông Đinh Tà Với phát hiện trâu của mình bị trúng bẫy thú rừng. Chủ nhân của cái bẫy trên là một người dân tộc H’re sống trong làng. Nhiều người xầm xì cho rằng chủ nhân cái bẫy giết con trâu đang có "đồ độc" và tìm hại ông Với.

Cũng từ đó, mỗi lần gặp mặt người này ông Với rất sợ. Sợ đến mức ông phải bỏ nhà đi biệt tăm. 5 tháng sau, ông được người chị ruột tìm thấy dẫn về nhà. Được vài hôm, gia đình ông tổ chức lễ khánh thành về nhà mới, cũng tại đây gặp người đàn ông nghi có đồ độc, ông Với sợ sệt, hoảng loạn.

Vài ngày sau, vào đêm khuya, khi mọi người trong làng đều yên giấc ông Với lại bỏ nhà ra đi biệt tăm. Cả trăm người ở làng Tà Cơm đi tìm ông ròng rã gần 6 tháng trời, nhưng tất cả đều vô vọng. Cả làng xem như ông Đinh Tà Với đã bị núi rừng bắt đi.

Năm 2008, một số người ở xã Sơn Thuỷ, Sơn Kỳ và Sơn Hải (huyện Sơn Hà) đi vào khu rừng phía sau đỉnh núi Tà Cơm, phát hiện có một "người rừng" râu tóc dài, không mảnh vải che thân. "Người rừng" dùng dao, rựa tấn công lại nên ít ai dám tới khu rừng rậm này.

Ngày 4/8/2008, nhiều thanh niên khoẻ mạnh trong làng đã khống chế người rừng khi đang ở trong một hang núi. Lúc này nhìn kỹ mới  nhận ra là ông Đinh Tà Với người mất tích 9 năm qua. Khi về lại nhà ông Với cứ gầm rú như một con thú, không nói được, không ăn uống, mặc quần áo vào là ông xé toang.

Trước tình hình đó, chính quyền địa phương dùng xe ôtô của Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà đưa thẳng ông Với xuống Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi điều trị. Nhờ sự chăm sóc tận tình của y, bác sĩ của bệnh viện và người thân trong gia đình, ông Đinh Tà Với đã bắt đầu phục hồi lại các bản năng tự nhiên của con người.

Vì những nguyên nhân khác nhau, những con người bình thường trở thành “người rừng”. Đến khi chúng ta đưa họ về cuộc sống hiện đại, họ lại phải đối diện muôn vàn lạ lẫm, khác biệt. Nhưng dù sao việc đưa họ về với cộng đồng là hợp lý. Có lẽ phải mất thời gian dài, họ mới quen dần, hoà nhập cuộc sống mới.

 

(Dân trí) - Hơn 1 tháng trở về từ rừng sâu, sáng nay (9/9), hai cho con ông Thanh và anh Lang đã gánh cây giống, vượt đoạn đường dốc núi dài hơn 1km lên rẫy trồng những cây keo đầu tiên.
 >>  Cận cảnh làm CMND, hộ khẩu cho cha con “người rừng”
 >>  Chung tay xây nhà cho cha con “người rừng”

Anh Lang gánh keo lên rẫy
Anh Lang gánh keo lên rẫy
Dưới cái nắng gay gắt của đại ngàn, PV Dân trí đã cùng cha con anh Lang lên rẫy trồng cây keo. Tràn ngập niềm vui với cuộc sống mới, anh Hồ Văn Lang (44 tuổi) nở nụ cười trên suốt quãng đường lên rẫy.

Đóng vai trò phiên dịch, anh Hồ Văn Tri - em ruột anh Lang - cho biết: “Nhiều lần cha tôi rủ Lang về lại rừng nhưng anh trai không muốn vào rừng nữa. Đôi lúc gia đình tôi cũng hỏi anh có muốn về lại rừng nữa không; nhưng anh lắc đầu nói ở đây vui hơn”.
Ông Thanh và anh Lang trồng cây khá chuyên nghiệp
Ông Thanh và anh Lang trồng cây khá chuyên nghiệpÔng Thanh và anh Lang trồng cây khá "chuyên nghiệp"
Ông Thanh (áo xanh), anh Lang và anh Tri ngồi nghỉ trong quá trình lao động
Ông Thanh (áo xanh), anh Lang và anh Tri ngồi nghỉ trong quá trình lao động

Cũng theo anh Tri, toàn bộ số keo giống 1.350 cây do Hội Phụ nữ huyện Tây Trà tài trợ. “Tôi mới nhận số cây keo giống vào hôm qua, cha tôi bảo đi trồng ngay chứ ở nhà hoài chán lắm. Từ sáng sớm, cha và anh Lang đã thức dậy, hút thuốc, nhai trầu rồi lên rẫy sớm”, anh Hồ Văn Tri tâm sự.

(Dân trí) - Sau những hỗ trợ xây nhà cho gia đình “người rừng” trên nền đất nhà anh Hồ Văn Tri (con trai ông Thanh), sáng ngày 10/9, việc xây nhà mới vẫn chưa “khai móng”. Hiện 7 người trong gia đình đang tá túc trong túp lều tạm bợ rộng 9m2.  >> "Người rừng" hồ hởi tự tay chuyển gạch xây nhà
 >> Chung tay xây nhà cho cha con “người rừng”

Túp lều tạm 7 người gia đình ông Thanh đang tá túc
Túp lều tạm 7 người gia đình ông Thanh đang tá túc
Từ ngày dỡ nhà anh Tri (24/8) đến nay, đã hơn nửa tháng, 7 người gồm ông Thanh, anh Lang, hai vợ chồng và 3 đứa con anh Tri phải ăn ở, sinh hoạt trong túp lều tạm bợ dựng bằng tấm bạt mỏng, trong khi mùa mưa đang đến gần.

Anh Hồ Văn Tri cho biết: “Từ lúc dỡ nhà, họ cho gạch thôi, mãi đến nay không thấy ai nói gì. Bây giờ mùa mưa đã đến rồi, cứ sáng là trời nắng gắt, chiều đến tối trời đổ mưa to, mà 7 người ở trong túp lều này thì khổ quá”.

Cũng theo anh Tri, gia đình anh mới chỉ nhận các nguồn quà tặng với 20 triệu đồng, còn số tiền hỗ trợ xây nhà của UBND huyện Tây Trà và UBMTTQVN tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa nhận, nên không dám tiến hành xây nhà.
Nhà cũ đã dỡ nhưng nhà mới chưa thể khai móng
Nhà cũ đã dỡ nhưng nhà mới chưa thể khai móng

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trương Ngọc Đông - Chủ tịch UBND xã Trà Phong - cho biết: “Hiện xã vẫn chưa nhận số tiền hỗ trợ xây nhà cho hai cha con ông Thanh. Qua trao đổi với đơn vị xi măng Xuân Thành, họ đề nghị địa phương thiết kế nhà, sau khi thống nhất với thiết kế, chi phí thực hiện với 127 triệu đồng và họ đồng ý. Hiện nay chỉ còn chờ thực hiện công đoạn cuối của thủ tục là tiến hành xây nhà cho ông Thanh, toàn bộ chi phí xây nhà do công ty xi măng này tài trợ”.

Thông tin qua điện thoại với ông Lê Quang Phước - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xi măng Xuân Thành - nói: “Hoàn thành hồ sơ và thủ tục lúc nào chúng tôi đến làm nhà ngay lúc đó. Khoảng trưa nay (10/9) bên tôi bắt đầu vận chuyển xi măng và vật liệu lên nhà “người rừng”. Buổi chiều tiến hành làm nhà luôn”.
Anh Lang và người cháu con anh Tri
Anh Lang và người cháu con anh Tri

Những ngày qua, trên địa phận huyện Tây Trà, thời tiết bắt đầu mùa mưa, nếu chậm trễ làm nhà ở cho gia đình “người rừng” ngày nào, họ phải đối mặt với gió bão trong túp lều tạm bợ ngày đó.

No comments:

Post a Comment