Friday, January 3, 2014

VĨNH BIỆT TIẾNG HÁT HÀ THANH – LOÀI HOA VỠ BÊN TRỜI

Ảnh trên là ca sĩ Hà Thanh. Ảnh dưới, từ trái sang phải là các ca sĩ Anh Ngọc, Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao và Hà Thanh chụp năm 1992

Ảnh trên là ca sĩ Hà Thanh. Ảnh dưới, từ trái sang phải là các ca sĩ Anh Ngọc, Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao và Hà Thanh chụp năm 1992

Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời Đợi mùa Xuân sang tô màu nhớ, Dừng chân trông hoa xuân hồng thắm, Buồn tìm về tình ai đằm thắm. Giờ vun vút trời mây..

(Nhớ Một Chiều Xuân – Nguyễn Văn Đông)

Cứ mỗi lần nghe ca khúc này và Sắc Hoa Mầu Nhớ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tôi lại bâng khuâng nhớ về giọng hát Hà Thanh. Tiếng hát của những hoài niệm. Tiếng hát của những giọt nắng chiều tiếc nhớ. Mỗi khi chị hát đoạn “loài hoa vỡ bên trời”, trái tim tôi như ai bóp mạnh hơn, nhói hơn khi nhớ về những mùa Xuân xưa quê nhà nay đã không còn nữa..

     Những năm gần đây, Trung Trần, một cậu em tuổi đời mới 25, sống ở Cần Thơ, nhưng lại chỉ thích nghe giọng hát của các cô chú Thanh Thúy, Bạch Yến, Minh Hiếu, Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế, Giáng Thu, Mạnh Quỳnh (Gõ Cửa), Giang Tử, Phương Dung, Mai Lệ Huyền.. và những ca khúc trữ tình trước 75. Mỗi tháng, Trung thỉnh thoảng dành thì giờ nhắn tin, điện thoại thăm hỏi các cô chú, và chỉ khi nào Trung không liên lạc được, em mới ngõ ý nhờ người viết giúp tìm. Trong số những người Trung nhờ mà tôi chịu thua suốt 3 năm qua, đó là ca sĩ Hà Thanh. Có lúc, tôi phải tìm đến các nghệ sĩ Thanh Thúy, Như Hảo, Phương Hồng Quế.. những người từng một thời thân thiết với chị.. nhưng chẳng ai có câu trả lời. Sau này tôi mới biết, khi cô thu Video cho TT Thúy Nga bài Hoa Xuân, sau đó với TT Asia nhạc phẩm Nha Trang, chị khám phá mình vướng vào căn bịnh ung thư máu. Từ đó, chị tránh né và gần như cắt đứt mọi liên lạc với những tình thân.

      Chiều thứ tư ngày 1 tháng 1 năm 2014, mới khoảng 5g00 chiều hơn, ca sĩ Mai Hương, giọng hốt hoảng báo tin: “Có tin chị Hà Thanh vừa mất, B. biết chưa?”. Tôi đang ngầy ngật vì mất ngủ nguyên đêm và nhất là vừa bước vào nhà sau một chuyến bay từ Houston trở về, chợt thót tim trước hung tin đưa tới. Chị Mai Hương chỉ biết có thế và hai chị em chỉ biết lặng im bùi ngùi qua điện thoại. Tôi gọi đến chị Hoàng Oanh, và chị cũng cho biết, đó là tin cô Bạch Lan, em gái ca sĩ Hà Thanh đã xác nhận là sự thật. Ôi, vậy là thật rồi, tháng 12 năm nay, tháng của giỗ một năm Duy Quang khuất bóng, rồi những tin buồn tới tấp của các ca nhạc sĩ Huỳnh Anh, Việt Dzũng ra đi và bây giờ vừa bước vào ngày đầu tiên của một năm mới, ngày 1 tháng 1 năm 2014, tiếng hát của những “khúc tình ca xứ Huế”, tiếng hát của những giòng nhạc Nguyễn Văn Đông, giờ đã về bên kia thế giới. Và những cú điện thoại sau đó, là những bàng hoàng, là những nấc nghẹn của Thanh Thúy, Như Hảo, Phương Hồng Quế.. khi nhắc lại những kỷ niệm của những ngày còn bên cạnh Hà Thanh.  HÀ THANH theo tuổi ghi trên các mạng điện tử thì cô sinh năm 1939, nhưng theo các ca sĩ Thanh Thúy, Mai Hương, Hoàng Oanh, mỗi lần từ Boston bay đến Quận Cam, tiếng hát Sắc Hoa Mầu Nhớ luôn tạm trú ở chùa TQ do ni sư Chơn Đạo trụ trì, và theo lời của vị ni sư này, tuổi thật Hà Thanh là năm 1937. Khi nói về tuổi thật và tuổi trên giấy tờ, ca sĩ Thanh Thúy nói theo cảm nghĩ riêng của mình: “Chị nghĩ rằng, ghi lại đúng tuổi thật của một người đã mất, đó là điều quan trọng.

      Dưới đây là một số tư liệu được góp nhặt từ nhiều nơi, viết về cuộc đời ca sĩ Hà Thanh.

    Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh ở Liễu Cốc Hạ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có mười anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát. Là một người theo đạo Phật, ngày nhỏ Lục Hà theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng Nói Học Sinh Quốc Học – Đồng Khánh trên Đài phát thanh Huế. Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, Lục Hà khi đó mới 16 tuổi tham dự. Lục Hà đạt giải nhất với sáu nhạc phẩm rất khó, trong đó có bài Dòng sông xanh, và tên bài hát đó đã trở thành nghệ danh của cô: Hà Thanh. Hà Thanh tiếp tục học và có đi hát cho Đài phát thanh Huế.

    Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, Hà Thanh đã được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm. Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập sinh hoạt ca nhạc ở Sài Gòn. Bà trở thành một trong những giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó. Vào giữa thập niên 1960, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội, Tự Do, trong các chương trình Đại nhạc hội… Bà rất nổi tiếng với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như Hàng hàng lớp lớpChiều mưa biên giới… Trong khoảng thời gian từ 1965 tới 1975 ở Sài Gòn, Hà Thanh thâu âm rất nhiều cho các hãng đĩa Việt Nam, Sóng Nhạc, Shotguns, Trường Sơn, Premier, Continental, Sơn Ca… Trong giới văn nghệ Sài Gòn trước 1975, có nhiều người yêu thích Hà Thanh. Nhà thơ Bùi Giáng từng làm nhiều thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà. Nhà văn Mai Thảo là một người rất si mê Hà Thanh, ông đã từng từ Sài Gòn ra Huế để xin cưới Hà Thanh. Năm 1970, Hà Thanh kết hôn với Trung tá Bùi Thế Dung của Binh chủng Thiết Giáp. Năm 1972, hai người có một con gái là Kim Huyền.

    Sau năm 1975, TT Bùi Thế Dung phải đi cải tạo. Năm 1984 Hà Thanh cùng con gái được gia đình bảo lãnh sang định cư tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1990 vợ chồng Hà Thanh sum họp nhưng tan vỡ hai năm sau đó. Tại hải ngoại, Hà Thanh không trình diễn thường xuyên và có ghi âm một số CD như Hải ngoại thương ca - Giáng Ngọc thực hiện (1985), Chiều mưa biên giới - Giáng Ngọc thực hiện (1995), Sầu mộng - Phạm Vũ thực hiện (1995), Ngát hương đàm - Phật Ca (1999), Chinh phụ ca - Giáng Ngọc thực hiện (2000), Nhành dương cứu khổ - Phật Ca (2003).



Trang nhà Hà Thanh


1. Ca Sĩ Hà Thanh đã vĩnh viễn ra đi ngày 2-1-2014




Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh ở Liễu Cốc Hạ, huyện Hương TràThừa Thiên Huế. Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có mười anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát. Là một người theo đạo Phật, ngày nhỏ Lục Hà theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng Nói Học Sinh Quốc Học – Đồng Khánh trên Đài phát thanh Huế.

Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, Lục Hà khi đó mới 16 tuổi tham dự. Lục Hà đạt giải nhất với sáu nhạc phẩm rất khó, trong đó có bài Dòng sông xanh, và tên bài hát đó đã trở thành nghệ danh của cô: Hà Thanh. Hà Thanh tiếp tục học và có đi hát cho Đài phát thanh Huế.

Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, Hà Thanh đã được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm. Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập sinh hoạt ca nhạc ở Sài Gòn. Bà trở thành một trong những giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó. Vào giữa thập niên 1960, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội, Tự Do, trong các chương trình Đại nhạc hội… Bà rất nổi tiếng với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như Hàng hàng lớp lớpChiều mưa biên giới

Trong giới văn nghệ Sài Gòn trước 1975, có nhiều người yêu thích Hà Thanh. Nhà thơ Bùi Giáng từng làm nhiều thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà. Nhà văn Mai Thảo là một người rất si mê Hà Thanh, ông đã từng từ Sài Gòn ra Huế để xin cưới Hà Thanh. Năm 1970, Hà Thanh kết hôn với Trung tá Bùi Thế Dung của Binh chủng Thiết Giáp. Năm 1972, hai người có một con gái là Kim Huyền.

Sau năm 1975, Bùi Thế Dung phải đi cải tạo. Năm 1984 Hà Thanh cùng con gái được gia đình bảo lãnh sang định cư tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1990 vợ chồng Hà Thanh sum họp nhưng tan vỡ hai năm sau đó. Tại hải ngoại, Hà Thanh không trình diễn thường xuyên và có ghi âm một số CD.

Ca sĩ Hà Thanh mất ngày 2 tháng 1 năm 2014 tại BostonHoa Kỳ


nguồn: Email Tuong Pham

2. Hà Thanh, Tiếng Hát Hoa Đào

 hoàng lan chi



Khi tôi bước vào ngưỡng cửa trung học, một loạt các ca sĩ có chữ “Thanh” phủ đầy làn sóng thu thanh, phương tiện duy nhất thời đó. Thái Thanh, Lệ Thanh, Hà Thanh, Thanh Thúy…Với tôi, Hà Thanh có một vị trí đặc biệt và cũng với tôi, tiếng hát ấy là “tiếng hát hoa đào”.

Hoa đào ướm sắc hồng và tươi thắm, một vẻ đẹp đằm thắm, hiền dịu và nồng ấm như bếp lửa quê nhà. Làn hơi dài phong phú nhưng Hà không “lanh lảnh” để làm người nghe phải có chút se mình. Ngược lại cái phong phú đó làm cho Hà có sự “lồng lộng”. Hãy nghe Hà trong Mấy Dặm Sơn Khê, đúng là một giải hoa đào tươi thắm đang lồng lộng trời cao. Nốt nhạc ở đây rất cao, Hà lên thoải mái không bị giọng mũi và cũng không bị rơi vào trường hợp “hụt hơi” hay bị “the thé”.

Một ưu điểm khác của Hà mà không ai có, đó là sự sáng tạo trong cách “luyến láy”. Người may mắn đã được Hà sáng tạo khá nhiều là nhạc Nguyễn Văn Đông. Trong nhạc phẩm “Hải Ngoại Thương Ca”, Hà đã ngẫu hứng luyến chữ “giới”  như một cành lụa đào uốn éo trước gió rồi lan tỏa ra xa.

Xin mời nghe trích đoạn HNTC qua hai tiếng hát: Hà Thanh trước và Lệ Thu sau, sẽ dễ thấy cái “lồng lộng, mượt mà” của Hà.

Trích đoạn 1, Hà luyến láy chữ “giới”, Lệ Thu không có:
https://dl.dropbox.com/u/89792831/Music/HaThanh/HaiNgoaiThuongCa1.mp3
Trích đoạn 2, Hà luyến láy chữ “đồi núi” và ngân vang đoạn kết chữ “Xa xa”, còn Lệ Thu rất “bằng”:

https://dl.dropbox.com/u/89792831/Music/HaThanh/HaiNgoaiThuongCa2.mp3
Khi được hỏi về sự luyến láy này, Hà nói rằng tự nhiên chị thích như vậy và lần đầu hát, chị e ngại sẽ bị nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông “la” nhưng bất ngờ ông không “la” mà còn rất vui lòng.
Về phía Nguyễn Văn Đông, ông tâm sự rằng “Tôi cho rằng Hà Thanh không chỉ hát mà còn sáng tạo trong khi hát. Hà Thanh đã tạo thêm những nốt luyến láy rất truyền cảm, rất mỹ thuật làm cho bài hát cũa tôi thêm thăng hoa, trong giai điệu cũng như trong lời ca. Tôi cho rằng khi hát cô Hà Thanh đã sống và cùng đồng điệu sẻ chia với tác gỉa khi trình bày một bản nhạc có tầm vóc nghệ thuật.”

Ngoài ra, trong khi đa số các ca sĩ thành danh hay “điệu” thì Hà chưa bao giờ. Với Hà, hát là để đem nỗi lòng người nhạc sĩ đến với thính giả nên Hà trau chuốt, tỉ mỉ và sáng tạo nhưng không “điệu đà”. Sự tự nhiên đã đem đến cho giọng Hà một nét duyên dáng và không ai có thể mất cảm tình với một giọng hát tự nhiên.

Xuất thân từ Huế nhưng Hà vẫn hát những nhạc phẩm về Huế bằng giọng Bắc. Tất cả những ngọt ngào của nhụy đào, mượt mà của cánh đào đều được nâng niu trong “Khúc Tình Ca Xứ Huế” của Trần Hoàng Quân. Nghe Hà hát, có thể liên tưởng đến giòng sông Hương êm đềm lững lờ chảy. Cái “đưa đẩy” dòng nhạc, “đưa đẩy” lời nhạc trôi của Hà có thể thấy trong giọng sau này của Kim Anh nhưng Hà thuộc “Kim” và Kim Anh lại mang hơi hướng “Thổ”. Có thể nói không ai hát Khúc Tình Ca Xứ Huế hay hơn Hà.

https://dl.dropbox.com/u/89792831/Music/HaThanh/KhucTinhCaXuHue.mp3
Một nhạc phẩm khác nổi tiếng của Phạm Duy và Thái Thanh “lảnh lót” đến rợn người thì Hà, dịu dàng đằm thắm như mầu hoa đào. Xin nghe trích đoạn Người Về, đoạn điệp khúc với nốt nhạc khá cao qua hai tiếng hát (Hà Thanh, Thái Thanh), ta sẽ dễ thấy được cái nhẹ nhàng độc đáo của Hà:

“Con có hay chăng cha về”, đoạn này nốt nhạc cao, hãy nghe Thái Thanh lanh lảnh trước và Hà lồng lộng sau:

https://dl.dropbox.com/u/89792831/Music/HaThanh/NguoiVe1.mp3
Tiếng Xưa” của Dương Thiệu Tước, một nhạc phẩm hay và nốt cao. Hãy nghe Hà Thanh và Thái Thanh trong một trích đoạn sẽ thấy cái ngọt ngào, mềm mại của Hà. Trong khi Thái Thanh quá cao và “điệu” thì Hà tự nhiên Trong trích đoạn này, chúng tôi để Thái Thanh hát trước và Hà hát sau:

Tôi không có ý muốn so sánh ca sĩ này ca sĩ nọ. Với tôi, Thái Thanh có một vị trí riêng, Hà cũng thế. Tôi cũng yêu Thái Thanh, nhất là với “Tình Ca”. Tôi chỉ muốn trưng dẫn cùng một nhạc phẩm để chứng minh điều tôi muốn trình bầy: giọng Hà khi xuống thì ấm áp, khi lên thì lồng lộng chứ không lanh lảnh và nét độc đáo nhất của Hà là sự luyến láy từng chữ. Ngôn ngữ Việt rất đặc sắc ở các dấu sắc huyền hỏi ngã. Trong Tiếng Xưa, Hà luyến láy “hương thu, ưu tư” và đoạn cuối “Ai đó tri âm hững hờ” nghe ngọt ngào tha thiết và làm lòng ta rung động, điều mà Thái Thanh không diễn tả được.


Nhạc lính của Nguyễn Văn Đông, thật lạ lùng là không lướt sóng bởi một giọng nam nào mà lại là giọng Hà Thanh. Rất nhiều cựu quân nhân mỗi khi nghe lại Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp hay Mấy Dặm Sơn Khê với tiếng hát Hà Thanh đều nguyên vẹn xúc cảm của một thuở nào.

Nếu Thái Thanh đóng dấu ấn nhạc Phạm Duy, Thanh Lan với Nhật Trường thì Hà Thanh là với Nguyễn Văn Đông.

Tâm tình về tiếng hát này, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể với Hoàng Lan Chi năm 2007 [1]:“Lần đầu tiên, tôi được gập cô Hà Thanh là vào năm 1963 tại Đài Phát Thanh Sàigòn ở số 3 đường Phan Đình Phùng ngày xưa, bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiểu. Khi ấy, tôi là Trưởng Ban TIẾNG THỜI GIAN cũa Đài Sàigòn với các ca sĩ như Lệ Thanh, Khánh Ngọc, Trần văn Trạch, Minh Diệu, Mạnh Phát, Thu Hồ, Anh Ngọc v.v. Ngày đó cô Hà Thanh từ Huế vào Sàigòn thăm người chị gái lập gia đình với một vị Đại tá đang làm việc ỡ Sàigòn. 
 
Chính nhạc sĩ Mạnh Phát cho tôi biết về cô Hà Thanh nên tôi nhờ Mạnh Phát liên lạc mời cô Hà Thanh đến hát với Ban Tiếng Thời Gian. Đây là lần đầu tiên tôi được tận tai nghe tiếng hát Hà Thanh, hát nhạc sống và hát thật ngoài đời với ban nhạc của tôi, không nghe qua làn sóng phát thanh hay qua băng đĩa nhạc.
 
 Điều này giúp cho tôi có cơ sở nhận định chính xác về giọng hát Hà Thanh. Tôi hiểu ngay đây là giọng ca thiên phú, kỹ thuật tốt, làn hơi diễm cảm tuyệt đẹp, là một vì sao trong những vì sao hiếm hoi ỡ đỉnh cao nghệ thuật nhưng chưa có cơ hội phát tiết hết hào quang cũa mình. Ngay sau đó, tôi có mời Hà Thanh thâu thanh cho Hãng đĩa Continental. Nếu tôi nhớ không lầm thì bản nhạc đầu tiên tôi trao cho Hà Thanh là bài VỀ MÁI NHÀ XƯA do tôi sáng tác. Lần đó, cô Hà Thanh hát thật tốt, toàn ban nhạc và Ban Giám Đốc Hãng Continental rất hài lòng, khen ngợi. Sau ngày đó, cô Hà Thanh từ giã trỡ về lại Huế, trở về lại với Cố đô trầm mặc, tĩnh lặng, không sôi nổi như Thũ Đô Saigòn, là cái nôi của âm nhạc thời bấy giờ.
 
https://dl.dropbox.com/u/89792831/Music/HaThanh/VeMaiNhaXua.mp3 
Sau khi Hà Thanh trở về Huế, tôi có nhiều suy tư về giọng hát đặc biệt này. Tôi ví von, cho đây là vì sao còn bị che khuất, chưa toả hết ánh hào quang, vì chưa có hoàn cảnh thuận lợi để đăng quang, nếu phó mặc cho thời gian, cho định mệnh, có thể một ngày kia sẽ hối tiếc. Vì vậy tôi đem việc này ra bàn với Ban Giám Đốc Hãng đĩa Continental để mời cô Hà Thanh vào Sàigòn cộng tác. 
 
Chính tôi viết thư mời cô Hà Thanh vào Sàigòn với những lý lẽ rất thuyết phục, rất văn nghệ, rất chân tình. Và cô Hà Thanh đã vào Sài Gòn  sau khi đã tranh đấu gay go với gia đình bố mẹ, vốn giữ nề nếp cổ xưa  của con người xứ Huế. Ngày đó Hà Thanh vào Sàigòn, hoà nhập vào đời sống người Sàigòn, vào nhịp đập âm nhạc Sài Gòn, vốn đứng đầu văn nghệ cả nước. Hà Thanh đi thâu thanh cho Đài Sài Gòn , Đài Quân Đội và nhận được lời mời tới tấp của các Hãng đĩa băng nhạc như Sóng nhạc, Việt Nam, Tân Thanh, Tứ Hải và hầu hết các Trung Tâm ở Thủ Đô Sài Gòn , chứ không phải chỉ riêng cho Hãng dĩa Continental và Sơn Ca của tôi.
 
 Ngày đó, tiếng hót cũa con chim Sơn Ca đất Thần Kinh đã được vang thật xa, đi vào trái tim của hàng triệu người yêu mến tiếng hát Hà Thanh.
 
Cô Hà Thanh hát hầu hết các tác phẩm cũa tôi. Bài nào tôi cũng thích, cũng vừa ý, có lẽ vì vậy mà tôi không nghĩ đến chuyện viết bài đặc biệt cho riêng  cô. Tôi nhớ lại một chuỗi những sáng tác trong thời binh lửa chiến tranh như Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Mấy Dặm Sơn Khê, Lá Thư Người Lính Chiến, Phiên Gác Đêm Xuân, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giã Biệt vân vân, đều rất hợp với tiếng hát Hà Thanh và cô hát rất thành công. 
 
Tôi cho rằng Hà Thanh không chỉ hát mà còn sáng tạo trong khi hát. Hà Thanh đã tạo thêm những nốt luyến láy rất truyền cảm, rất mỹ thuật làm cho bài hát cũa tôi thêm thăng hoa, trong giai điệu cũng như trong lời ca. Tôi cho rằng khi hát cô Hà Thanh đã sống và cùng đồng điệu sẻ chia với tác gỉa khi trình bày một bản nhạc có tầm vóc nghệ thuật.
tôi cho rằng Hà Thanh có giọng hát thiên phú, cô hát rất thoải mái dễ dàng, không cầu kỳ, không cường điệu, không gò bó nhưng nó cuốn hút ta đi trong cái bềnh bồng không gò ép đó. Tôi cám ơn tiếng hát của Hà Thanh đã mang lại cho các bài hát cũa tôi thêm màu sắc, thêm thi vị, bay bổng. Trước khi đến với Hà Thanh, tôi cũng rất ngưỡng mộ tiếng hát của cô Thái Thanh, Lệ Thanh, Khánh Ngọc và nhiều người khác đã gieo khắp phương trời tiếng lòng của tôi, cũng như về sau này có thêm các cô học trò như Thanh Tuyền, Giao Linh đã giúp cho ông Thầy truyền tải đến trái tim người yêu nhạc. 
 
Nhưng đặc biệt, tiếng hát Hà Thanh đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm tốt đẹp, bền bỉ tuy thời gian ngắn ngủi kể từ khi cô bỏ đi lấy chồng để tôi độc hành trên đường nghệ thuật. Sau biến cố 1975, tôi không còn dịp hợp tác với cô Hà Thanh như trước đây. Nhưng thỉnh thoảng tôi được nghe cô hát một sáng tác mới của tôi ở hải ngoại, tôi vẫn cảm thấy tiếng cũa cô vẫn đậm đà phong cách ngày xưa, vẫn một Hà Thanh diễn cảm, sang trọng, sáng tạo trong khi hát, mặc dù thời gian chia cách đã 40 năm qua.

Khi nghe nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tâm sự “Nhưng đặc biệt, tiếng hát Hà Thanh đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm tốt đẹp, bền bỉ tuy thời gian ngắn ngủi kể từ khi cô bỏ đi lấy chồng để tôi độc hành trên đường nghệ thuật”, chúng tôi vừa ngậm ngùi vừa tiếc nuối. Quả là một giọng hát khá  đặc biệt.
 
Thế mà Hà vội lấy chồng và bỏ cuộc chơi.
Một cuộc chơi với hàng hàng lớp lớp những nhạc phẩm về lính, không ủy mị mà rất hào hùng với “Người đi giúp núi sông, hàng hàng lớp chưa về, hàng hàng nối tiếp câu thề, gìn giữ quê hương”, với “ Thấy hoa tàn rơi trên báng súng, ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi”, với “Anh đến thăm áo anh mùi thuốc súng. Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê. Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông, kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa”.

Một cuộc chơi với những khúc tình ca xứ Huế tuyệt vời, chơi vơi qua những nhịp cầu Trường Tiền, lững lờ với “biết ái tình ở giòng sông Hương”, ngơ ngẩn với chuông chùa Thiên Mụ…

Đã bao nhiêu năm Hà bỏ cuộc chơi để đắm mình trong Phật ca nơi xứ người. Hồi tưởng về quá khứ, với Mấy Dặm Sơn Khê, Hà nói với Hoàng Lan Chi vào năm 2008:[2]  
 
Mùa xuân lại vừa trở về. Trong ngàn hoa đang phô sắc, triệu hương đang tỏa ngát, Hoàng Lan Chi viết bài này để tặng Hà Thanh, với muôn vàn yêu mến dành cho:  
Tiếng Hát Hoa Đào

Hoàng Lan Chi (Xuân 2013)
nguồn: hoanglanchi.com


Cách đây ít lâu, liên lạc với chị, chúng tôi cũng biết bệnh trạng của chị. Vì thế chúng tôi đã viết bài "Hà Thanh tiếng hát hoa đào" để tặng chị. Chị đã nhận được nguyệt san Bút Tre và bảo tôi chị rất vui vì báo đẹp. Chị cho cô em gái chị một cuốn và chị giữ một cuốn.
Cách đây khoảng hai tuần, tôi gọi hỏi thăm. Chị Hà nói rất mệt vì mới ở bệnh viện ra. Nhưng chị trấn an Hoàng Lan Chi "Không sao." Rồi chị hát cho tôi nghe:
Đến tuổi này không đau mới lạ
Chuyện ốm đau là chuyện bình thường
Chỉ cầu xin Phật Độ trời thương

Đau nhè nhẹ tai ương đừng vướng
Đến tuổi này không quên mới lạ
Chuyện lãng quên là chuyện bình thường
Chỉ cầu xin Phật Độ trời thương
Quên in ít đừng quên tất cả

Chị Hà bắt Hoàng Lan Chi hát cho thuộc nhưng HLC hát dở không theo đúng melody gì cả. Chị Hà phải sửa mấy lần. Cuối cùng HLC nói để Lan Chi thu âm rồi nghe đi nghe lại cho thuộc giai điệu. Vì thu vội nên âm thanh không được rõ.

Cầu xin chị về với Cửa Phật an lạc.

Hoàng Lan Chi không viết gì thêm được nữa vì HLC đã viết một bài " Hai người tôi muốn gặp bây giờ", trong đó ý nói Hoàng Lan Chi mong gặp chị  cũng như Ns Nguyễn Văn Đông mà nay chị đã ra đi...
Hoàng Lan Chi


Ca Sĩ Hà Thanh và Ns Nguyễn Văn Đông
Hoàng Lan Chi Biên Sọan

Hà Thanh, con chim hoạ mi đất thần kinh, người được xem như gắn liền với một số nhạc phẩm của Nguyễn Văn Đông, ông tâm sự
Lần đầu tiên, tôi được gập cô Hà Thanh là vào năm 1963 tại Đài Phát Thanh Sàigòn ở số 3 đường Phan Đình Phùng ngày xưa, bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiễu. Khi ấy, tôi là Trưởng Ban TIẾNG THỜI GIAN của Đài Sàigòn với các ca sĩ như Lệ Thanh, Khánh Ngọc, Trần văn Trạch, Minh Diệu, Mạnh Phát, Thu Hồ, Anh Ngọc v.v. Ngày đó cô Hà Thanh từ Huế vào Sàigòn thăm người chị gái lập gia đình với một vị Đại tá đang làm việc ở Sàigòn. Chính nhạc sĩ Mạnh Phát cho tôi biết về cô Hà Thanh nên tôi nhờ Mạnh Phát liên lạc mời cô Hà Thanh đến hát với Ban Tiếng Thời Gian. Đây là lần đầu tiên tôi được tận tai nghe tiếng hát Hà Thanh, hát nhạc sống và hát thật ngoài đời với ban nhạc của tôi, không nghe qua làn sóng phát thanh hay qua băng đĩa nhạc. Điều này giúp cho tôi có cơ sở nhận định chính xác về giọng hát Hà Thanh. Tôi hiễu ngay đây là giọng ca thiên phú, kỹ thuật tốt, làn hơi diễm cãm tuyệt đẹp, là một vì sao trong những vì sao hiếm hoi ở đĩnh cao nghệ thuật nhưng chưa có cơ hội phát tiết hết hào quang của mình. Ngay sau đó, tôi có mời Hà Thanh thâu thanh cho Hãng đĩa Continental. Nếu tôi nhớ không lầm thì bản nhạc đầu tiên tôi trao cho Hà Thanh là bài VỀ MÁI NHÀ XƯA do tôi sáng tác. Lần đó, cô Hà Thanh hát thật tốt, toàn ban nhạc và Ban Giám Đốc Hãng Continental rất hài lòng, khen ngợi. Sau ngày đó, cô Hà Thanh từ giã trở về lại Huế, trở về lại với Cố đô trầm mặc, tĩnh lặng, không sôi nổi như Thủ Đô Saigòn, là cái nôi của âm nhạc thời bấy giờ.
Sau khi Hà Thanh trở về Huế, tôi có nhiều suy tư về giọng hát đặc biệt này. Tôi ví von, cho đây là vì sao còn bị che khuất, chưa toả hết ánh hào quang, vì chưa có hoàn cảnh thuận lợi để đăng quang, nếu phó mặc cho thời gian, cho định mệnh, có thễ một ngày kia sẽ hối tiếc. Vì vậy tôi đem việc này ra bàn với Ban Giám Đốc Hãng đĩa Continental để mời cô Hà Thanh vào Sàigòn cộng tác. Chính tôi viết thư mời cô Hà Thanh vào Sàigòn với những lý lẽ rất thuyết phục, rất văn nghệ, rất chân tình. Và cô Hà Thanh đã vào Sàigòn sau khi đã tranh đấu gay go với gia đình bố mẹ, vốn giữ nề nếp cỗ xưa của con người xứ Huế. Ngày đó Hà Thanh vào Sàigòn, hoà nhập vào đời sống người Sàigòn, vào nhịp đập âm nhạc Sàigòn, vốn đứng đầu văn nghệ cả nước. Hà Thanh đi thâu thanh cho Đài Sàigòn, Đài Quân Đội và nhận được lời mời tới tấp của các Hãng đĩa băng nhạc như Sóng nhạc, Việt Nam, Tân Thanh, Tứ Hải và hầu hết các Trung Tâm ở Thủ Đô Sàigòn, chứ không phải chỉ riêng cho Hãng dĩa Continental và Sơn Ca của tôi. Ngày đó, tiếng hót của con chim Sơn Ca đất Thần Kinh đã được vang thật xa, đi vào trái tim của hàng triệu người yêu mến tiếng hát Hà Thanh.
Cô Hà Thanh hát hầu hết các tác phẩm của tôi. Bài nào tôi cũng thích, cũng vừa ý, có lẽ vì vậy mà tôi không nghĩ đến chuyện viết bài đặc biệt cho riêng cô. Tôi nhớ lại một chuỗi những sáng tác trong thời binh lửa chiến tranh như Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Mấy Dặm Sơn Khê, Lá Thư Người Lính Chiến,Phiên Gác Đêm Xuân, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giã Biệt vân vân, đều rất hợp với tiếng hát Hà Thanh và cô hát rất thành công. Tôi cho rằng Hà Thanh không chỉ hát mà còn sáng tạo trong khi hát. Hà Thanh đã tạo thêm những nốt luyến láy rất truyền cảm, rất mỹ thuật làm cho bài hát của tôi thêm thăng hoa, trong giai điệu cũng như trong lời ca. Tôi cho rằng khi hát cô Hà Thanh đã sống và cùng đồng điệu sẻ chia với tác gỉa khi trình bày một bản nhạc có tầm vóc nghệ thuật.
Tôi cho rằng Hà Thanh có giọng hát thiên phú, cô hát rất thoải mái dễ dàng, không cầu kỳ, không cường điệu, không gò bó nhưng nó cuốn hút ta đi trong cái bềnh bồng không gò ép đó. Tôi cám ơn tiếng hát của Hà Thanh đã mang lại cho các bài hát của tôi thêm màu sắc, thêm thi vị, bay bổng. Trước khi đến với Hà Thanh, tôi cũng rất ngưởng mộ tiếng hát của cô Thái Thanh, Lệ Thanh, Khánh Ngọc và nhiều người khác đã gieo khắp phương trời tiếng lòng của tôi, cũng như về sau này có thêm các cô học trò như Thanh Tuyền, Giao Linh đã giúp cho ông Thầy truyền tải đến trái tim người yêu nhạc. Nhưng đặc biệt, tiếng hát Hà Thanh đã để lại trong tôi nhiều kỹ niệm tốt đẹp, bền bỉ tuy thời gian ngắn ngủi kể từ khi cô bỏ đi lấy chồng để tôi độc hành trên đường nghệ thuật. Sau biến cố 1975, tôi không còn dịp hợp tác với cô Hà Thanh như trước đây. Nhưng thỉnh thoảng tôi được nghe cô hát một sáng tác mới của tôi ở hải ngoại, tôi vẫn cảm thấy tiếng của cô vẫn đậm đà phong cách ngày xưa, vẫn một Hà Thanh diễn cảm, sang trọng, sáng tạo trong khi hát, mặc dù thời gian chia cách đã 40 năm qua.
alt
Nữ danh ca HÀ THANH đã vĩnh viễn ra đi
tại Boston, tiểu bang Massachusetts - USA ngày 02.1.2014
Chúng tôi vừa được Ns Nguyễn Văn Đông báo tin Ca Sĩ Hà Thanh mới qua đời vì ung thư máu. 
Cách đây ít lâu, liên lạc với chị, chúng tôi cũng biết bệnh trạng của chị. Vì thế chúng tôi đã viết bài "Hà Thanh tiếng hát hoa đào" để tặng chị. Chị đã nhận được nguyệt san Bút Tre và bảo tôi chị rất vui vì báo đẹp. Chị cho cô em gái chị một cuốn và chị giữ một cuốn.
Cách đây khoảng hai tuần, tôi gọi hỏi thăm. Chị Hà nói rất mệt vì mới ở bệnh viện ra. Nhưng chị trấn an Hoàng Lan Chi "Không sao." Rồi chị hát cho tôi nghe:
  
Đến tuổi này không đau mới lạ,
Chuyện ốm đau là chuyện bình thường.
Chỉ cầu xin Phật Độ trời thương,
Đau nhè nhẹ tai ương đừng vướng.
Đến tuổi này không quên mới lạ,
Chuyện lãng quên là chuyện bình thường.
Chỉ cầu xin Phật Độ trời thương,
Quên ít ít đừng quên tất cả...
Chị Hà bắt Hoàng Lan Chi hát cho thuộc nhưng HLC hát dở không theo đúng melody gì cả. Chị Hà phải sửa mấy lần. Cuối cùng HLC nói để Lan Chi thu âm rồi nghe đi nghe lại cho thuộc giai điệu. Vì thu vội nên âm thanh không được rõ.
Cầu xin Chị về với Cửa Phật an lạc.
Hoàng Lan Chi không viết gì thêm được nữa vì HLC đã viết một bài " Hai người tôi muốn gặp bây giờ", trong đó ý nói Hoàng Lan Chi mong gặp chị  cũng như Ns Nguyễn Văn Đông mà nay chị đã ra đi...
Hoàng Lan Chi
1/1/2014
~~~~~~~~~~~~~~~~~

No comments:

Post a Comment