Sunday, January 31, 2021

Những Người Bị Bỏ Quên Trong Viện Dưỡng Lão - Huy Phương-

 

…Bà Sáu đang sống trong thế giới của bà, một thế giới mù mịt của trí nhớ, quá khứ như lẫn vào hiện tại, những người thân đã qua đời, những đứa con phiêu bạt, nhưng tưởng vẫn còn lẩn quẩn ở gần đây với bà, và thời gian không có gì thay đổi. Trong tình trạng như thế, bà không biết buồn…”

Vào tháng 5 năm 1992, cựu Thiếu Tá Lê Văn Giỏi, quê ở Bà Rịa, một sĩ quan phục vụ tại Vùng 4 Chiến Thuật, sau 7 năm tù dưới chế độ Cộng Sản, đã đưa vợ là Trầm Thị Sáu đến California theo chương trình H.O. dành cho những người cựu tù “cải tạo”.

Các con của ông bà đều đã lập gia đình và lớn tuổi nên phải đành ở lại để hai ông bà già lên máy bay đi Mỹ. Thời gian đó, hai ông bà đã trên 65 tuổi, họ được lãnh trợ cấp dành cho người cao niên, tằn tiện ở trong một nhà xe của người quen cho mướn.

Như những gia đình những người cựu tù chính trị đến Mỹ trong thời gian này, chỉ sống bằng đồng tiền trợ cấp, tuy không lấy gì làm sung túc, nhưng dè sẻn cũng có đồng đô la gởi về giúp cho các con ở quê nhà.

Tháng 4 năm 2001, ông Lê Văn Giỏi bị tai biến mạch máu não, phải nằm bệnh viện một thời gian, sau đó được chuyển vào nursing home này. Trong thời gian ấy, thỉnh thoảng bà Sáu cũng đi nhờ xe người quen lui tới thăm ông. Ông ngồi xe lăn suốt ba năm, rồi kiệt lực, ra đi vào Mùa Ðông năm 2004. Hai năm sau, 2006, bà Trầm Thị Sáu lại theo chân chồng vào đây.

“Nếu ra khỏi cơn hoang tưởng, tỉnh táo, bà Trầm Thị Sáu sẽ khổ biết bao, vì bà là người duy nhất ở đây không có thân nhân, không hề có ai liên lạc thăm viếng”

Trong 16 năm hầu như bà Trầm Thị Sáu, năm nay đã 85 tuổi, sống trong sự lãng quên của mọi người. Bà không gia đình, không con cái, mà cũng không hề có ai thăm viếng. Những đứa con bà từ lâu đã mất liên lạc, chắc chúng cũng còn nhớ là có một bà mẹ già ở Mỹ nhưng không biết bây giờ lưu lạc ở đâu, đã chết hay còn sống. Những người bạn già của bà thời sang Mỹ, hay những người quen biết ngày xưa, không còn ai nhớ đến bà, mà còn nhớ, giữa nước Mỹ tất bật hôm nay, cũng không ai bỏ thời giờ đến thăm một bà già dở hơi, nói năng lẩm cẩm, nhớ nhớ quên quên trong một căn nhà dưỡng lão ở miền Tây nước Mỹ này.

Một vùng nhớ, một vùng quên

Người ta thường nghe nói những người bị bệnh lú lẫn (Alzheimer) quên chuyện hiện tại mà thường nhớ lại những chuyện rất xa. Phải chăng vì vậy mà bà Trầm Thị Sáu không biết hiện nay bà đang ở đâu, đã ai cho bà ăn trưa chưa nhưng bà lại nhớ rõ tên và năm sinh chồng của bà. Ở một vùng nào đó trong trí nhớ, hình ảnh của người chồng bà không hề phai nhạt. Bà còn nhớ và nói rõ tên ông là Sáu Giỏi, ông tuổi Tý và bà tuổi Dần, nghĩa là ông hơn bà ba tuổi.

Nhưng bà Sáu lại nói “ổng bận đi làm, chiều hôm qua mới vào thăm tui đây mà!” Hỏi con, bà Sáu “hai đứa lớn bận lắm, còn con nhỏ đang đi học ở Việt Nam!” Hỏi nhà, bà Sáu nói “có hai căn, trước kia là nhà thương, họ mới bán lại cho tui. Một căn đằng kia, một căn ở đây!” Vừa nói bà vừa khoát tay chỉ quanh chỗ bà ở. Ðang ngồi trên xe lăn mà tôi vừa đẩy giúp bà từ hành lang vào chỗ ở của bà, chỉ vào chiếc giường, bà nói một cách tỉnh táo, không có vẻ gì là đùa cợt: “Tới nhà tui rồi!”

Bà Sáu đang sống trong thế giới của bà, một thế giới mù mịt của trí nhớ, quá khứ như lẫn vào hiện tại, những người thân đã qua đời, những đứa con phiêu bạt, nhưng tưởng vẫn còn lẩn quẩn ở gần đây với bà, và thời gian không có gì thay đổi. Trong tình trạng như thế, bà không biết buồn. Nếu ra khỏi cơn hoang tưởng, tỉnh táo, bà Trầm Thị Sáu sẽ khổ biết bao, vì bà là người duy nhất ở đây không có thân nhân, không hề có ai liên lạc thăm viếng. Tuy vậy, nếu qua đời, bà cũng không phải là một xác chết vô thừa nhận, ban giám đốc Garden Park Care Center này sẽ toàn quyền quyết định việc hậu sự cho bà, và ông Nguyễn Na, người có nhiệm vụ lo cho người Việt có khoảng 80% trong trung tâm này hứa sẽ lo thiêu cốt bà đem gởi vào chùa. Gia đình thân thuộc của bà Trầm Thị Sáu bây giờ là những nhân viên nhà dưỡng lão lo cơm cháo, thuốc men cho bà và những người đồng cảnh ở chung phòng của bà, nơi mà bà gọi đó là “nhà đã mua xong.”

Sáu Giỏi, ông ở đâu?

“Một nam ca sĩ tài tử đang hát bài “Xuân Này Con Không Về”. Tôi thấy bà hát theo. “Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm”, nhưng đã mấy năm nay, mẹ nằm trong nursing home, không biết những đứa con có thấy buồn không?”

Sáng hôm nay, tôi gặp lại bà Sáu trong phòng ăn của trung tâm, trông bà có vẻ tươm tất sạch sẽ như vừa mới được tắm gội xong, ngay cặp kính lão cũng được lau chùi sạch sẽ. Hôm nay là ngày mồng bốn Tết, các cụ được đãi một bữa ăn đặc biệt và có ban nhạc Chân Quê đến giúp vui, nên các cụ được tập trung tại đây, hầu hết đều ngồi trên xe lăn. Buổi sinh hoạt này được tổ chức hàng tháng do các ban nhạc tài tử tình nguyện đến giúp vui như ban Thanh Mỹ, Reach Out Foundation, Viễn Du, Sống Vui và đôi song ca Lan Hương-Xuân Thanh (trong ba tù ca Xuân Ðiềm). Khác với không khí yên lặng, buồn nản thường ngày của một nursing home, hôm nay ở đây vui vẻ, náo nhiệt hẳn lên, tuy vậy trong các cụ, không phải ai cũng cảm nhận được niềm vui này. Trong tiếng nhạc ồn ào, trên xe lăn, nhiều cụ đang ngủ, đầu nghẹo sang một bên hay gục xuống ngực, nước dãi chảy ra hai khóe miệng. Có những ông bà gương mặt đờ đẫn mơ màng như đang sống trong một thế giới riêng tư khác. Có những người tự ăn được, nhưng cũng có người phải có người đút thức ăn giúp. Có bà cụ được người nhà đem hoa đến tặng, nhưng cũng có người ngồi lặng lẽ một mình.

Tôi hỏi một thiếu nữ mặc áo dài đỏ đang đút súp cho một bà cụ, có phải cô là thân nhân của cụ hay không? Cô cho biết, ở đây có nhiều người như cô, không phải là thân nhân, cũng không phải là nhân viên trung tâm, nhưng tình nguyện đến giúp đỡ săn sóc các cụ. Một người đàn ông đứng tuổi đang vào săn sóc bà vợ vừa bị stroke đang phục hồi, hai vợ chồng một ông bạn H.O. đang đút cơm cho mẹ già 95 tuổi. Hôm nay là ngày Chủ Nhật, lại là ngày còn không khí Tết, nhưng không phải ai cũng có thân nhân lui tới thăm viếng, con cái ở xa hay bận bịu công việc hay cũng có thể mải vui chơi.

Trong khi một nam ca sĩ tài tử đang hát bài “Xuân Này Con Không Về”, một bài hát trong thời kỳ chiến tranh mà chúng ta, hầu như ai cũng biết, tôi thấy bà cụ còn tỉnh táo, ngồi ở hàng xe lăn đầu đang hát theo. “Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm”, nhưng đã mấy năm nay, mẹ nằm trong nursing home, không biết những đứa con có thấy buồn không?

Bà Trầm Thị Sáu đang sống trong sự quên lãng của thân quyến họ hàng. Bà không có bà con ở Mỹ, chồng bà đã qua đời, bà có nhiều đứa con ở Việt Nam nhưng đã bặt tin tức. Trong câu chuyện với bà, có điều bà quên nhưng cũng có điều bà nhớ. Gặp lại tôi, có lẽ vì thấy quen mặt, lần này bà Trầm Thị Sáu lại hỏi, một điều bà còn nhớ, là tên chồng, và một điều bà đã quên, là chồng bà đã qua đời. Lần này, bà nói: “Ông có gặp Sáu Giỏi ở đâu không, sao không thấy vào thăm tui?”

Huy Phương

Trả lời sao ta? Ngọc Lan

Sáng nay, đồng nghiệp cũ chuyển cho email này:
"Tôi là độc giả trung thành của báo NGƯỜI VIỆT ONLINE hằng ngày, cũng trên 10 năm rồi.
Tôi xin hỏi thăm ông, tôi thấy vắng mặt ông NGÔ NHÂN DỤNG khá lâu, các bài viết của ông rất hay. Rồi mới đây, vắng mặt ông ĐINH QUANG ANH THÁI. Còn một nhân vật thường xuyên xuất hiện trên báo, qua các bài phóng sự bằng hình, các bài viết trên báo rất hay, lôi cuốn độc giả, đó là cô Ngọc Lan dễ thương vui vẻ , không thấy cô đâu nữa... Tôi nhớ cô.
Nếu có thể xin ông vui lòng cho tôi biết quý vị trên đã không còn làm việc ở báo NGƯỜI VIỆT nữa hay sao? và họ đi đâu? Sức khỏe họ còn tốt không?
Xin chân thành cảm ơn ông nếu được ông trả lời.
Kính chúc ông luôn mạnh khỏe và báo NGƯỜI VIỆT luôn vững mạnh.
Kính quý,
Bà Ba.
Một Độc giả báo NGƯỜI VIỆT ONLINE"
---------------
Đọc những dòng độc giả nào đó viết trong một ngày gió mưa lạnh lẽo vừa vui vừa cảm động vừa có chút bâng khuâng... Những ân tình này, tôi luôn xem là phần thưởng không gì đánh đổi được đối với những gì mình đã làm.
Nhưng trả lời sao ta? Dĩ nhiên là tôi khỏe. Rất khỏe 🙂 Tôi không còn ở đó nữa bởi tôi lọt vào danh sách thanh trừng nội bộ của họ. Chỉ có điều, họ chia phe phái triệt hạ nhau, ai mưu mô thủ đoạn thì ở lại, ai không cao tay hơn thì ra đi. Mà đó là với những người tranh chấp quyền lực và quyền lợi kìa. Còn tôi, chỉ là một phóng viên quèn, thì tại sao họ phải lo lắng về sự có mặt của tôi nhỉ? Tôi nghĩ hoài chưa ra 🙂
Hehehe, hôm trước một anh bạn dẫn tôi đi xem một ngôi nhà bị người mướn phá nát để trồng cần sa bên trong. Vào xem, tôi hỏi người quản lý ngôi nhà đó những gì tôi thắc mắc - y như cách tôi vẫn tìm hiểu thông tin cho các bài phóng sự của mình. Sau đó, nghe anh bạn kể lại rằng người quản lý ngôi nhà sau một thời gian suy ngẫm bỗng ngớ ra là "Sao cô NL đó hỏi tôi giống hỏi cung vậy?" hahahaha, chắc ý họ là sao tôi hỏi chi mà tường tận, hỏi tới hỏi tới đến khi nào người ta hết gì để nói thì thôi 🙂 Hehehe, hỏi là quyền của tôi, trả lời là quyền của họ. Không hỏi thì làm sao mà biết được câu chuyện với các tình tiết rất riêng của nó 🙂
Nói như vậy để biết rằng, với chuyện tôi đột nhiên bị tống ra khỏi nơi đang làm việc, bứng ra khỏi các độc giả của mình, tôi cũng đã đi hỏi lý do, tôi muốn biết lý do. Nhưng tiếc là không có thằng cha con mẹ nào dám nói cho tôi biết lý do thật sự là gì, ngoài lý do mất dạy nhất, đó là "vì COVID-19" hahahah, hèn đến thế là cùng! Còn ai đó nói với tôi kiểu "Không đoán ra à?" thì xin lỗi, tôi không muốn đoán, đây không có gì đánh đố để mà đoán già đoán non hết.
Tóm lại, với tất cả những ai làm sếp, dù sếp to hay sếp bé, mà không dám đứng trước bất cứ cấp dưới nào của mình, để nói một cách tự tin rằng lý do thật sự họ bị sa thải là gì, thì tốt nhất đừng bao giờ mở mồm ra nói đến những chữ "tự trọng hay tư cách".
 P/s: thiệt tình cờ khi hôm qua có 1 lá thư nhắc 3 người thì hôm nay cả 3 người có tên cùng xuất hiện

TÂM TÌNH CỦA MỘT NGƯỜI TRẺ THAM DỰ NGÀY 06/01/2021 tại WASHINGTON DC (Ngô Kim Chi)

Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đất nước xứ sở của tự do, tôi đã tìm đến định cư, đã đặt trái tim tôi vào, trân quý nó và trở thành một người công dân đang trên con đường trở thành đất nước cộng sản.
Tự do ngôn luận và tự do báo chí đã bị tước bỏ khỏi những người biểu tình ôn hoà tại DC, trong đó có tôi đã cùng xuống đường với trăm ngàn người dân Mỹ khác không ngoài mục đích đòi công bằng, minh bạch cho cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, 2020 mà đó cũng là quyền công dân mà hiến pháp Mỹ cho phép.
 
Người biểu tình ủng hộ TT Trump trước tòa Bạch Ốc ngày 6/1/2021, phía sau là tháp tưởng niệm Washington Monument on Wednesday, Jan. 6, 2021, in Washington. (AP Photo/Jacquelyn Martin)
Tệ bạc hơn nữa là một số người giống như chúng tôi là người Việt hải ngoại nhưng chỉ vì không cùng quan điểm chính trị đã cáo buộc chúng tôi cùng với lá cờ vàng và gán ghép cho cái tội làm phương hại uy tín của họ nói riêng và của người Việt hải ngoại nói chung. Họ không có mặt ở đó để đánh giá sự việc, họ không thể nói tạp, hoặc phán xét hay lên án ai, hoặc muốn nói gì thì nói!
Thứ nhất, không có người Việt nào cầm lá cờ vàng xông vào toà nhà Quốc Hội, chứ đừng nói chi là đập phá.
Tôi có mặt ở đó, TT Trump có mặt và phát biểu lúc gần 12 pm. Bài nói chuyện khá dài khoảng hơn 1 tiếng. TT kêu gọi chúng tôi hãy đi đường Pennsylvania hướng về phiá Quốc Hội, và hãy nói lên tiếng nói của mình. Hãy đi!!
Tôi đứng phiá sau, nên khi quay lại tôi trở thành người đi trước. Với đoàn người đông đảo thì cũng phải mất 30-45 phút nên chúng tôi không thể tới quốc hội trước 1:40pm hoặc 1:45pm được. Phái đoàn chúng tôi có 40 người trên xe bus, nhưng giờ cũng tản mạn chỗ này chỗ kia. Tuy nhiên khi đến, tôi ở gần hàng rào bên trái và 1 chị trong nhóm bên phải. Chúng tôi đứng bên này hàng rào và cảnh sát đứng bên kia hàng rào cách chúng tôi khoảng 10 feet. Rồi tự nhiên chúng tôi thấy cảnh sát kéo hàng rào sang một bên và ngoắc tay ra hiệu cho chúng tôi tiến lên. Tự động tôi và chắc mọi người khác cũng nghĩ cảnh sát cho phép mình đứng gần hơn, xích lên nên không do dự gì, ai cũng đổ xô lên giành chỗ đứng tốt. Như quý vị biết, người đi rally của TT Trump đa số 99% không ai đeo mặt nạ. Tuy nhiên không biết ở đâu một số ngườii đeo măt nạ, tuy đội nón MAGA, mặc áo MAGA... tay cầm cây như cán cờ mà không có cờ tạo náo loạn, đập phá. Sự việc xảy ra thật nhanh, đám đông tán loạn, Cảnh sát thả lựu đạn cay và 1 chị trong nhóm về kể đã bị vô mắt... Khi lên xe bus trở về, tôi mới biết tin tức về việc xảy ra bên trong Quốc Hội. Tôi đã khóc rất nhiều, khóc tức tưởi vì cảm thấy mình bị oan, bị setup, tình ngay lý gian…
Thứ hai, hãy dùng lý trí để nhận xét phải trái đúng sai. Đã bao nhiêu cuộc xuống đường, rally quy tụ trăm ngàn, chục ngàn người, lần nào cũng có nhiều người Việt Nam tham dự với lá cờ vàng nhưng chưa bao giờ có bạo động. Xin đừng lẫn lộn người Việt với BLM hay Antifa. Nếu đã biết nhận mình cũng là người Việt cờ vàng thì phải biết người Việt cờ vàng không ủng hộ bạo động và không tham gia bạo động. Những thời kỳ đất nước Hoa Kỳ bị BLM và Antifa nổi lọan, hôi của, đốt cháy, đâp phá bao nhiêu tài sản quốc gia và tư nhân thì người Việt là nạn nhân hay người Viêt là tội phạm?
Thứ ba, không có phim ảnh, bằng chứng nào cho thấy cờ vàng và người Việt trong Quốc Hội nơi xảy ra sự việc.
Khu Eden, Virginia, Người Việt Biểu tình ủng hộ TT Trump
Lá cờ vàng chỉ đi cùng dòng người ái quốc trên đường Pennsylvania tiến về đồi Capitol thật an hòa, và tự hào, hát, đọc kinh. Lá cờ vàng xuất hiện để nói lên tôi là người xuất thân từ nước Việt Nam Cộng Hoà, tôi đã có trải nghiệm sống trong một nước CS, nơi không có công lý hay nhân quyền gì cả, mất tự do, mất tiếng nói... đó là lý do tôi có mặt ở Mỹ và không động lực nào mạnh hơn cho bằng là phải đấu tranh để không một lần nữa bị bịt miệng, để cơn ác mộng này không theo tôi đến Mỹ 45 năm sau. Và kế đến lá cờ vàng cũng là cách để dễ tìm ra nhau trong biển người đủ sắc dân.
 
Đó là tôi chưa muốn nói có tấm hình lá cờ vàng ngất ngưởng, cao hơn và to hơn cả cờ Mỹ trên dome nhà Quốc Hội? là photoshop, rõ ràng trơ trơ không hợp lý như vậy mà sao cũng biết bao nhiêu người tin được, hay họ không care?
Hãy stay alert, tỉnh thức và dùng trí tuệ để nghiệm lại. Đừng để vô tình bị giựt dây bởi quyền lực ngầm mà TC đứng sau. Thử đặt nghi vấn ngược lại, chủ mưu là ai? Rập khuôn ngày bầu cử 3/11 ngưng đếm nữa chừng. Hay đây là một dàn dựng đảo ngược tình thế để ngưng biểu quyết, giớí nghiêm rồi trở lại đêm tối và những người có quyền biểu quyết vì tinh thần hoảng sợ mà bỏ phiếu không như ý định, kết thúc lúc 3h sáng. Đừng quên lý do tại sao mình hay cha mẹ mình sinh sống và có mặt ở Hoa Kỳ.
Tôi là KCN cử tri người Mỹ gốc Việt có mặt ngày 6 tháng 1, 2021 xuống đường tại DC để bày tỏ, gửi thông điệp yêu cầu Quốc Hội lắng nghe tiếng nói của dân và làm việc theo ý dân. Và tôi, tôi tự hào đã thực hiện quyền công dân Mỹ của tôi và không hối tiếc việc mình đã làm và nếu đi ngược lại, tôi cũng sẽ lại tham gia ngày 6/1
______________________________
Sáng nay khi TT Trump rời nhà trắng (tòa Bạch Ốc) để đến dự lễ tiễn đưa tại Join Base Andrews, với 21 phát súng đại bác, đọc diễn văn tạm biệt và rời bằng Airforce One để về nhà taị West Palm Beach, FL. Tuy đã dứt nhiệm kỳ, trên đường trở về nhà mà ông vẫn được người dân tiếp đón 2 bên đường. Không khí vẫn hồi hộp, như một vị TT đang giữ chức vụ đi ngang thành phố. Cảnh sát dẹp đường, không có bộ hành được qua lại vài miles. Tìm hiểu quá khứ, từ năm 1800 đến giờ không có vị TT hết nhiệm kỳ khi rời WADC vẫn như 1 POTUS, FLOTUS thường là 1 private công dân. Nhưng đằng này, TT rời White House với máy bay quân đội (military aircraft), và về nhà ở FL vớí Airforce One. Nguyên hình ảnh đó đã đủ nói lên 1 thông điệp.
Người dân Mỹ không cách nào nói đủ lời cám ơn những gì TT Trump đã làm 4 năm qua cho đất nước HK và người dân Mỹ.
It wasn’t a fair election. Nhiệm kỳ đã xong, tiễn đưa ông cũng chỉ như chương 1 kết thúc và bắt đầu cho một chương mới. Vâng, chúng ta không thể expect TT hạ bệ toàn thể quyền lực mọc rễ 100 năm ở WA DC như cây cổ thụ dây rơ rể má chỉ trong vòng 4 năm.
Chúng ta hãy lạc quan, đòi lai quyền lợi, không ai có thể lấy đi quyền tư do của mình vì hiến pháp bảo đảm điều đó. Nước Mỹ khác với các nước trên thế giới là có 1 hiến pháp tuyệt vời nhất. Đức, UK đươc coi là Free Western Country, 1 đất nưóc tự do phương Tây nhưng quyền tự do đó có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào vì điều đó không có hiến pháp như Hoa Kỳ. Còn chúng ta, có 1 hợp đồng ràng buộc giữa người dân và chính quyền. Tôi suy nghĩ rất nhiều, chúng ta có rất nhiều việc phải làm. TT đã thức tỉnh chúng ta. Hãy kiên nhẫn tin tưởng vào đất nước Hoa Kỳ mà Chúa ban cho, hãy bắt tay vào làm việc để mang đất nước này trở lại vĩ đại như thuở ban đầu.
Ngô Kim Chi

Saturday, January 30, 2021

Deep state là gì ??? Tại sao phải tát cạn đầm lầy? Đây là loạt bài về đồng Dollars, siêu vũ khí tạo nên cuộc khủng hoảng kinh tế 2019-2022:

Để mọi người hiểu được Deep State là gì? Tại sao phải tát cạn đầm lầy?
Đây là loạt bài về đồng Dollars, siêu vũ khí tạo nên cuộc khủng hoảng kinh tế 2019-2022:

Phần 1:

Tại sao lại là đồng Dollars mà không phải là bảng Anh hay đồng Euro?
Mời các bạn thưởng thức câu truyện sau:
Arabia Saudi là quốc gia có trữ lượng và số lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới được Mỹ nhắm tới và một thỏa thuận Hoa Kỳ-Arabia Saudi ra đời, theo đó:
Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quân sự cho các mỏ dầu của Arabia Saudi. Hoa Kỳ cũng đồng ý cung cấp vũ khí cho Saudi, và có lẽ quan trọng nhất là bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà Saudi khỏi bị Israel trả thù. Mình tạm gọi cái này là hợp đồng bên B.
Mà Israel là ai nhỉ? là nhà nước Do Thái, 1 đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ.
Thời đó Israel được coi như một quốc gia "sát thủ", hùng mạnh nhất trong cuộc chiến Trung Đông.
Đổi lại, Arabia Saudi phải đáp ứng 2 điều khoản
1/ Nhà Saudi phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác để thanh toán cho việc mua dầu mỏ ngoại trừ đồng dollars.
2/ Arabia Saudi sẽ mở cửa cho đầu tư tiền dư thừa thu được từ bán dầu của họ vào chứng khoán nợ của Hoa Kỳ.
Đây là một cú "trúng thầu" của Mỹ tại Arabia Saudi mà không chỉ thế, Hoa Kỳ còn "trúng thầu" toàn bộ các nước Ả Rập tại Trung Đông. Bởi vì đến năm 1975, toàn bộ OPEC cũng đều thực hiện 2 điều khoản này để đổi lấy "hợp đồng bên B" của Hoa Kỳ.

Phần 2
“Nô lệ bất hạnh nhất là lầm tưởng mình tự do” (...)
Cả thế giới này quốc gia nào cũng cần dầu, vậy làm sao có đồng dollars để mua?
Cách dễ nhất để có được tiền dollars Mỹ là thông qua các thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp lâu dài hữu hiệu vì nó rất tốn kém. Do đó, nhiều quốc gia đã lựa chọn phát triển chiến lược xuất khẩu sang thị trường Mỹ để có dollars mua dầu.
Rốt cuộc hàng hóa, dịch vụ giá rẻ (vì bị ép giá) và tiên tiến nhất, tốt nhất, là tinh hoa của nhân loại (cho xuất khẩu) ùn ùn đổ về Mỹ, người tiêu dùng Mỹ tha hồ mà hưởng lợi.
Điều trớ trêu nhất là, nếu như trước đây trong thời kỳ Bretton Woods, Mỹ phải buộc cung cấp tiền thật (vàng) để đổi lấy dòng tiền giấy giả (tờ dollars) thì giờ đây ngược lại, các quốc gia buộc phải đem vàng, hàng hóa (tiền thật, vật thật) để đổi lấy (tờ giấy lộn) dollars. Hay hơn nữa là cái "tờ giấy lộn màu xanh" này lại do FED tự in ra.
Và tiếp theo, đây là lợi ích cốt lõi của hệ thống Petrodollars:
Hệ thống Petrodollars, về bản chất, Mỹ nhận được khoản vay kép từ mỗi giao dịch dầu mỏ trên toàn cầu từ 2 điều khoản trên, cụ thể:
1/ Bất kỳ quốc gia nào đều phải mua dầu mỏ bằng tiền dollars của Hoa Kỳ.
2/ Lợi nhuận vượt trội của các quốc gia sản xuất dầu sau đó được đưa vào các chứng khoán của chính phủ Mỹ được tổ chức tại các ngân hàng phương Tây.
Suy ra, petrodollars đã đem đến cho Hoa Kỳ 2 cái lợi cực lớn:
1- Làm tăng nhu cầu toàn cầu của đồng dollars.
Rõ ràng khi nhu cầu về dầu của thế giới tăng mạnh thì nhu cầu cần dollars để mua nó càng tăng. Đến đây FED sẵn lòng để in ra dollars để cung cấp, để cho vay...nếu bạn cần và phải theo ý muốn của FED.
2- Làm tăng nhu cầu toàn cầu với chứng khoán Hoa Kỳ. Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của hệ thống petrodollar là yêu cầu các quốc gia sản xuất dầu lợi nhuận dầu dư thừa của họ và đặt chúng vào chứng khoán Hoa Kỳ ở các ngân hàng phương Tây.
Đây là sách lược gọi là " tái chế petrodollar " bởi Henry Kissinger đã đặt ra. Thông qua việc sử dụng độc quyền dollars cho các giao dịch dầu, và sau đó gửi lợi nhuận quá mức của họ vào chứng khoán Hoa Kỳ hệ thống petrodollar là một "giấc mơ trở thành sự thật" cho một chính phủ chi tiêu như Hoa Kỳ.
Chi tiêu thỏa mái, đến nay nợ quốc gia của Hoa Kỳ đã có một con số khổng lồ là 19.160 tỷ USD, đã khiến đôi ba lần chính phủ đứng trước nguy cơ đóng cửa nhưng chỉ cần một vài "thao tác" của FED là chính phủ Hoa Kỳ hoạt động trở lại như đã thấy...
Như vậy có thể nói hệ thống Petrodollars là một công cụ để Mỹ điều khiển thế giới. Có nó là có tất cả và 1% người Mỹ tại phố Wall sẽ làm tất cả để không ai có thể động đến hệ thống Petrodollars này, sẵn sàng dùng sức mạnh quân đội để ra tay.
——————————
Bài 3.
“Những con cừu đang vui mừng tếu kia không hề biết chúng đang bị xén lông rồi đưa vào lò mổ”

Chúng ta tạm chia người dân Mỹ thành 3 cấp bậc:
1/ Giàu: bao gồm những chủ doanh nghiệp lớn trở lên. Nhóm này ít, chỉ chiếm khoảng 10%
2/ Trung lưu: doanh nghiệp nhỏ, khởi nghiệp, người làm công ăn lương, người đang kiếm việc, học việc... Nhóm này nhiều nhất, chiếm đa số khoảng 60%
3/ Nghèo: không có công việc và sống nhờ vào trợ cấp. Nhóm này trung bình chiếm khoảng 30%
Đảng dân chủ nâng thuế lên 40%- 60% cho nhóm người giàu số 1 để đem tiền đó phân phát lại cho nhóm người nghèo số 3.
Nhóm trung lưu số 2 vỗ tay tán thành trong hạnh phúc vì nghĩ rằng bọn nhà giàu sắp tới sẽ phải chia sẽ tài sản cho người nghèo còn mình thì vô can?!?!
Thưa các bạn nhóm số 2 đang tươi cười kia, các bạn mới chính là thành phần chịu thiệt hại nhiều nhất trong khi 10% người giàu có ở nhóm số 1 thì thiệt hại của họ xấp xỉ = 0.
Những người giàu số 1 họ luôn biết cách chuyển toàn bộ thiệt hại từ việc tăng thuế của CP từ họ qua cho nhóm số 2 trung lưu.
Còn việc tăng mức lương tối thiểu lên $15/h thì chúng ta chỉ nói ngắn gọn như vầy:
“Mức lương này sẽ giết chết hết sinh viên đang đi làm thêm hoặc mới ra trường, giết sạch những công việc không cần bằng cấp và giết luôn những người muốn khởi nghiệp”
Từ từ cảm nhận đi nhé. Good luck!
Muốn lật đổ được Deep State thì chúng ta phải xác định được sức mạnh của nó nằm ở đâu. ..........
 - những con người có lòng dũng cảm và lương tâm sát cánh cùng nhau mới làm được.
 

Phần 3:
Bretton Woods hay còn gọi là Bản Vị Vàng - Dollars là giấy phép in tiền cho FED.
Vào năm 1941, tại khách sạn Mount Washington ở Bretton Woods, New Hampshire. Cuộc tụ họp lịch sử bao gồm 730 đại biểu từ 44 quốc gia đồng minh đã ra đời một thỏa thuận Bretton Woods.
Theo đó, về cơ bản, tất cả các loại tiền được gắn liền với đồng dollas Mỹ và được chốt cố định với vàng...Tức là đồng dollars Mỹ hoàn toàn chuyển đổi thành vàng là 35 dollars một ounce.
Sự quy đổi quốc tế sang vàng đã làm giảm bớt mối lo ngại về chế độ tỷ giá cố định và tạo ra một cảm giác an toàn tài chính giữa các quốc gia trong việc thiết lập một tỷ giá hối đoái cố định giữa hai loại tiền tệ là giá trị đồng tiền của họ với đồng dollars.
Nếu một quốc gia nào đó không còn cảm thấy tin tưởng đồng dollars thì họ có thể dễ dàng chuyển đổi đồng dollars của họ thành vàng.
Bản vị vàng Bretton Woods giúp khôi phục lại sự ổn định cần thiết trong hệ thống tài chính, nhưng nó cũng đạt một điều rất quan trọng khác:
"Thoả thuận Bretton Woods lập tức tạo ra nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với đồng dollars Mỹ như là phương tiện trao đổi được ưu tiên. Và, tất nhiên, nhu cầu về một nguồn cung lớn dollars là tất yếu"
Chính phủ Mỹ trên danh nghĩa được hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu đối với đồng dollars Mỹ. Điều này đã cấp cho chính phủ Mỹ một giấy phép in tiền.
Tuy nhiên, sự thật là chính phủ Mỹ không hề có quyền đó mà quyền in tiền thực chất nằm trong tay Ngân Hàng Trung Ương tư nhân hay còn gọi là Cục dự trữ Liên Bang FED.

Để dành quyền in tiền cho chính phủ, ngày 4/6/1963, J. Kennedy ký sắc lệnh tổng thống No. 11110, theo đó, trao quyền in tiền cho Bộ tài chính Mỹ. Đây là các tờ dollars Mỹ đích thực có mệnh giá 2 USD và 5 USD mang dòng chữ "A banknote of the United States" thay vì là "A banknote of the Federal reserve".
Vào ngày 22/11/1963 Kennedy bị ám sát. Kể từ đó chẳng còn TT Mỹ nào dám thử tự in tiền nữa mặc dù sắc lệnh tổng thống No. 11110 vẫn còn nguyên hiệu lực mà bất kỳ ai sau đó lên làm TT Mỹ mà bãi bỏ thì sẽ là trái luật.

Phần 4:

Cú sốc Nixon 1971 khiến trò chơi Bản Vị Vàng Bretton Woods kết thúc nhưng lại mở ra 1 game mới...
Dưới thời Johnson, cuộc chiến Việt Nam đã làm cho Mỹ mắc nợ 354 tỷ USD, đến thời Nixon mắc nợ thêm 121 tỷ đưa tổng số nợ lên 475 tỷ USD.
Nhưng nợ không phải là các vấn đề mà sự mất cân bằng về dự trữ vàng của Mỹ đối với mức nợ mới là điều đáng báo động nhất.
Hoa Kỳ đã tích lũy rất nhiều khoản nợ mới nhưng không có tiền để trả. Tình hình tồi tệ hơn, dự trữ vàng của Mỹ ở mức thấp nhất ở mọi thời đại khi nhiều quốc gia bắt đầu yêu cầu vàng từ Mỹ để đổi lấy đồng dollars của họ nắm giữ.
Tình hình đã khiến Mỹ mắc kẹt, buộc phải cung cấp tiền thật (vàng) để đổi lấy dòng tiền giấy giả (tờ dollars). Mỹ đã chảy máu vàng, và Washington biết hệ thống dollars cho vàng theo Bretton Woods không còn khả thi.

Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố loại bỏ bản vị vàng. Theo đó, đồng dollars chính thức từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Trò chơi theo thỏa thuận Bretton Woods này kết thúc.

Việc tuyên bố đóng bản vị vàng của Tổng thống Nixon là một quyết định cực kỳ sáng suốt của giới chính trị, kinh tế, tinh hoa của Mỹ. Tất nhiên, Mỹ không chỉ dừng lại ở đó mà một chiến lược tiếp theo để duy trì đồng dollars thành chúa tể thế giới, cực kỳ ngoạn mục.
Mỹ lại thiết lập và ngồi lên một "ngai vàng" khác vững chãi, chắc chắn, hơn bao giờ hết. "Ngai vàng" mang tên "Hệ thống petrodollars" trứ danh chứng tỏ uy lực từ năm 1975 đến nay đã đưa Mỹ trở thành một quốc gia bá chủ thế giới thực thụ.
Các bạn đọc lại phần 1 và phần 2 để hiểu rõ về hệ thống petrodollars

Phần 5:
"Chu kỳ tăng lãi suất của FED là nguyên nhân chính tạo ra các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới"
Tháng 06/1981, FED đã tăng lãi suất 20% và giảm cung tiền từ 12,5% xuống 1,1% vào năm 1986. Lạm phát đã được đẩy lùi. Nhưng chính chu kỳ nâng lãi suất này đã gây ra cuộc khủng hoảng nợ công tại các quốc gia Mỹ Latinh những năm 1980. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mexico (1982) khi quốc gia này tuyên bố vỡ nợ, sau đó là Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986, 1987) và Ecuador (1982, 1984).
1994, FED đã tăng lãi suất từ 3% lên 6% tạo ra cuộc khủng hoảng châu Á bắt đầu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Hong Kong... và các nước Châu Á đồng loạt vỡ nợ.

Sau cuộc khủng hoảng châu Á, FED đã duy trì lãi suất siêu thấp 1% khá dài. Vì vậy các quốc gia khác đã vay nợ vô tội vạ với mức độ khủng khiếp ước tính khoảng 55K tỷ USD. Dù vay ở trong hay ở ngoài nước Mỹ đều được tính nợ bằng USD. Thủ thuật đô la hóa nợ càng làm cho FED có cơ hội in tiền USD thoải mái, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên phạm vi toàn cầu.
Đến năm 2002, FED bắt đầu tăng lãi suất lên 2.5%, rồi năm 2004 là 5.5% dẫn đến cuộc khủng hoảng nhà đất dưới chuẩn 2008 bắt đầu từ Mỹ lan sang hàng loạt các quốc gia. Cuộc khủng hoảng này ước tính thiệt hại khoảng 1.200 tỷ USD, nhưng FED đã in thêm 16.000 tỷ USD cùng với 4.000 tỷ USD ngân sách của các quốc gia được huy động để cứu trợ ngành ngân hàng.

Như vậy nói 1 cách đơn giản cho ai cũng có thể hiểu được là:
FED cho CP các nước mượn tiền với lãi suất gần như là 0. Tiền FED in ra là từ không khí nhưng tài sản thế chấp của CP các quốc gia là tài sản thật như: Vàng, bất động sản, doanh nghiệp...
FED đánh vào lòng tham của các chính trị gia với suy nghĩ ích kỷ là chính phủ mượn còn người trả nợ là nhân dân.
Khi FED tăng lãi suất thì cũng là lúc siết nợ tài sản thật và làm phình to số nợ toàn cầu biến toàn thể nhân loại thành con nợ hay đúng hơn là nô lệ của FED. Cái vòng luẩn quẩn này cứ lập đi lập lại.

Theo báo cáo Giám sát nợ toàn cầu năm 2017 của Viện Tài chính Quốc tế - The Institute of International Finance (IIF), khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng GDP của thế giới, hay nói đơn giản là nhân loại chỉ làm mà không ăn uống tiêu xài liên tục trong 3 năm cũng không thể trả hết nợ.

ST

Sunday, January 24, 2021

Thằng hít Xăng - Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích -

Từ tờ mờ sáng cho đến khi bóng hoàng hôn phủ trùm lên ngọn núi Đá Chẻ, chen chúc những tảng đá lô nhô đầy góc cạnh. Tiếng búa nện vào dụng cụ chẻ đá vang lên không ngừng. Dưới chân núi, những đống đá chẻ vuông vức được sắp thành chồng chờ xe tải đến chuyển về các công trường xây dựng.

 

Núi Ðá Chẻ có tên nguyên thủy là núi Bìn-Nin, một di sản của dòng họ Phan Quang từ thời ông cố tạo mãi. Núi trấn sau lưng một quần thể đại gia cư qua nhiều đời. Phía trước mặt là dòng sông trong xanh lững lờ uốn khúc. Nà bắp, nà dưa xanh tăm tắp chạy dọc bờ sông gió lộng quanh năm. Con đường làng bò quanh chân núi như dải đăng-ten viền quanh cổ áo của người thiếu nữ. Từ chân núi, cánh đồng lúa trải dài chệch về hướng bắc như hai tà áo phất phơ theo từng cơn gió nồm. Chiếc áo mang màu xanh khi lúa đang thì con gái. Ðến mùa lúa chín cánh đồng lại thay áo màu vàng.     

 

 Bìn Nin là một hòn núi cây cối um tùm. Những cây đa cổ thụ năm ,sáu người ôm không xuể tỏa bóng rợp cả một vùng. Ðủ các loại chim muông tề tựu về đây hót vang bốn mùa. Những năm tháng chưa có bom đạn, từng bầy khỉ chuyền cành ăn các loại trái cây chín tới. Thỉnh thoảng chúng ra tận bờ sông đào khoai lang, đậu phụng. Khỉ biết cách quấn dây lang quanh bụng rồi  nhét củ khoai vào lưng  mang đi. Ðám học trò mỗi lần đi ngang qua núi thường trốn trong bụi rậm để rình xem bọn khỉ bắt chước loài người. Khi con khỉ đầu đàn phát giác có người là bốn chân nó nhảy lên như con choi choi, miệng kêu khọt khẹt báo động. Rồi cả bầy gọi nhau chí chóe chạy trốn vào núi. Ðến giai đoạn chiến tranh khốc liệt, loài khỉ bỏ núi Bìn-Nin tìm lên núi cao sinh sống.   

 

Sau 1975, núi Bìn-Nin trở thành tài sản của nhà nước. “Cha chung không ai khóc” thiếu người bảo quản.Từ cán bộ đến dân mặc sức thi nhau đốn sạch cây cối làm củi. Cán bộ kiểm lâm đón ngã nầy thì họ lách đi lối khác. Nếu bắt gặp thì có “Bác” đỡ đòn. Chỉ mất vài năm là không còn một cây con nào lớn lên kịp. Núi chỉ còn trơ lại toàn đá. Ðá lúc nhúc, lục cục đủ cỡ.

 

Những tảng đá lớn đơn độc như loài voi đen đúa bám đầy rong rêu nằm phủ phục hàng trăm năm dưới bóng râm của cây rừng giờ đây chúng phơi mình  dưới ánh nắng chói chang. Từng chồng đá cao dềnh dàng như tháp đỉnh đứng chênh vênh dưới bầu trời mông quạnh.

 

Núi không còn cây cối, mùa nắng cánh đồng thiếu nước khô hạn thường xuyên. Mùa mưa lúa chìm trong biển nước. Mất mùa liên tục, dân làng thiếu ăn. Ðói, đầu gối hay bò...dân chúng ùa nhau lên núi chẻ đá kiếm tiền mua thực phẩm. Thấy nghề không vốn, các nơi khác cũng đổ xô đến núi Bìn Nin chẻ đá kiếm sống.

 

Chính quyền xã  phát hiện dân xâm chiếm tài sản của nhà nước bèn cho lực lượng an ninh địa phương tịch thu hết số đá đã chẻ.  Biết đây là nguồn lợi tức trời cho, chính quyền bèn thành lập “Hợp tác xã Chẻ đá”. Người nào muốn tham gia chẻ đá phải ghi tên gia nhập làm xã viên với điều kiện ăn chia tứ lục. Cứ chẻ được mười viên đá là hợp tác xã lấy bốn viên còn lại sáu viên dành cho xã viên. Ủy ban xã độc quyền mua bán trao đổi với các xí nghiệp xây dựng. Ðá của xã viên đươc Hợp tác xã mua lại với giá quy định. 


Từ đó núi Bìn-Nin trở thành núi Ðá Chẻ và làng Diên Thọ thành làng Ðá Chẻ.

 

Anh Mẹo là một xã viên Hợp tác xã Ðá chẻ có kinh nghiệm lâu năm nên được cấp trên đề bạt làm tổ trưởng Kỹ thuật. Vợ Mẹo là một phụ nữ sinh ra và lớn lên tại làng Ðá Chẻ nhan sắc mặn mà, lại cần cù lao động. Một sào ruộng lúa nước và trăm thước vuông đất canh tác  của xã phân chia cho gia đình, chị lo quán xuyến không cần đến bàn tay chồng. Chị còn cắt lúa lấy công điểm, đi cấy đổi công. Ðứa con trai duy nhất của chị được bà mẹ chồng lo chăm sóc hàng ngày. Dù cuộc sống không sung túc gì, nhưng có đồng ra đồng vào nhờ tiền bán đá chẻ.           

 

*  *  *

 

Ðã hai ngày qua, cơn mưa dầm đầu mùa cứ rả rích suốt đêm. Từng cơn gió mạnh của cơn bão đến sớm làm ngã rạp những đám mía non chưa đủ độ đường, quật gãy những nà bắp trái chưa tượng hột. Cánh đồng lúa vừa chín tới nước ngập lai láng. Thế là mùa màng mất sạch, người người đều lo lắng cho những ngày tháng sắp tới.             

 

 Sáng nay, cơn mưa dầm bỗng dưng ngưng hẳn, ánh sao mai ló dạng cuối chân trời . Vợ chồng Mẹo thức dậy lúc màn sương còn phủ kín cả dòng sông. Họ chuẩn bị phần cơm trưa, vợ mang ra đồng, chồng mang lên núi. 

 

Khi Mẹo đến khu đá chẻ, các xã viên đã bắt đầu làm việc. Tiếng búa nện vào đá vang lên những âm thanh khô khốc đơn điệu như bản hợp tấu của loài vạc sành đua nhau vỗ cánh về đêm. Mồ hôi và nước mắt của người thợ chẻ đá đã đổ ra thấm vào lòng đá để đổi lấy chén cơm trong ngày. Mùa hè, tấm lưng trần của người thợ phơi dưới cơn nắng đốt cháy da. Mùa đông, họ vẫn lấy lưng chống lại với những cơn mưa tầm tã. Một ngày làm việc, đôi chân tê dại, đôi tay rã rời.

Khi trời sụp tối, họ còn phải chuyển đá từ trên cao xuống chân núi chất thành đống chờ cán bộ hợp tác đến nghiệm thu. 

 

 Mẹo dạo qua một lượt quanh khu vực của tổ làm việc mà anh phụ trách rồi trở lại tảng đá của anh đã đục xong hai hàng lỗ. Anh đóng mũi chạm thọc sâu vào thân đá bằng chiếc búa tạ để đường nứt theo ý định của mình. Bỗng, tiếng động ầm ầm như loài voi di chuyển.  Mẹo quay đầu nhìn lên phát hiện một tảng đá khổng lồ từ trên đỉnh cao vùn vụt lao xuống núi. Bao nhiêu người chạy tán loạn.  Mẹo vừa đứng lên định phóng người qua một bên, nhưng không còn kịp nữa. Dưới sức nặng hàng tấn của tảng đá lăn qua, thân thể anh Mẹo bẹp rúm nát nhầy. Máu thịt loang đầy cả tảng đá anh đang chẻ.   

 

Mẹo chết để lại người vợ trẻ, đứa con trai và mẹ già sáu mươi tuổi. Bao nỗi khó khăn dồn dập đổ lên gia đình chị Mẹo. Một sào ruộng khô cằn,  trăm thước đất trồng bắp không đủ nuôi ba miệng ăn. Lợi dụng thời gian rảnh rỗi khi mùa vụ làm xong, mỗi sáng sớm chị Mẹo đạp xe xuống thị xã gánh nước thuê. Ðến cuối ngày, trời tối mịt chị lại đạp xe về nhà với túi gạo, bó rau và chai mắm trên ba-ga xe.

 

 Lần hồi chị Mẹo phải ở lại thị xã gánh nước đêm đến cuối tuần mới đem thực phẩm về cho mẹ chồng nuôi cháu nội. Càng ngày chị Mẹo về nhà thăm con càng thưa dần cho đến lúc người ta không còn thấy bóng dáng chị nữa. Khi dân làng xì xầm rằng anh đội trưởng hợp tác xã đá chẻ đã dẫn chị Mẹo vào Long Khánh xây tổ uyên ương, thì hai bà cháu ôm nhau gào khóc tưởng chừng như con trai bà chết lần thứ hai.

 

Mẹ anh Mẹo không đủ sức làm sào ruộng đành trả lại cho Hợp tác xã nông nghiệp. Ðể kiếm tiền mua gạo bà bắt chước lối xóm đặt vài chai xăng trước ngõ bán cho xe máy nổ qua lại trên đường đi thị xã. Thằng Ni con anh Mẹo không có tiền đóng phụ phí học đường. Nó đành bỏ học lo giúp bà nội mua bán xăng với vài vỏ chai serum đựng xăng đặt trên chiếc ghế đẩu. Dù thân thể gầy còm của tuổi lên mười hai mà thằng Ni phải làm cái việc khuân đá chẻ nặng nhọc, lăn từ trên cao xuống chân núi  từng viên đá sắc cạnh chất thành đống bên đường để có chút ít tiền công phụ cho nội nó. Thằng Ni còn phải giành mối, luồn lách mua xăng từ các bác tài xế bộ đội hay xe tải cho nội nó bán. Nhờ vậy mà bà cháu có đủ tiền mua gạo mắm nuôi sống qua ngày.

 

Vì tiếp xúc thường xuyên với hơi xăng từ nhỏ, thằng Ni bắt đầu ghiền mùi xăng. Một ngày không ngửi được mùi xăng là nó ngơ ngơ ngẩn ngẩn như người lảng trí. Nó ghiền mùi xăng như ghiền thuốc phiện.          

 

Khi con đường chạy vòng qua núi Ðá Chẻ được mở qua hướng khác tiện lợi hơn, thì đoạn đường đi qua làng Ðá Chẻ vắng hẳn xe qua lại. Những chai xâng không còn xuất hiện bên lề đường. Bà nội của Ni dẹp nghề bán xăng và Ni không còn xăng để hít. Nó bắt đầu lang thang đến đoạn đường mới đứng chờ chực chỗ bán xăng khi nào có xe ghé vào đổ xăng là nó nhào tới hít lấy hít để. Khi đã cơn ghiền nó nhe răng cười, một nụ cười vô hồn khiến người ta sợ hãi. Những lúc cơn ghiền nổi lên nó lén mở cả nắp xăng xe Honda để hít. Không may bị chủ xe bắt gặp, tưởng nó lấy trộm nắp xăng là bị đòn nhừ tử . Cái tên Ni cúng cơm được thay bằng “Thằng Hít Xăng” từ đó.

 

Thằng Hít Xăng vừa tròn mười sáu tuổi mà đã mang dáng nét đàn ông, vai u thịt bắp. Ai sai việc gì nó cũng làm chẳng nề hà nặng nhọc chỉ cần có cơm ngày ba bữa và có xăng cho nó hít. Ngày ngày nó tiến dần ra thị xã kiếm ăn quên cả bà nội ở dưới quê, và quên luôn người mẹ đã bỏ nó theo chồng mới.  

 

Một hôm nó gặp người con gái lai Lào hơn nó hai tuổi con ông Ba Lới một cán bộ miền Bắc công tác tại Luâng- bra-bang một tỉnh lỵ của nước Ai Lao hồi hương về Việt Nam sau năm 1975. Ông Ba ăn lương hưu, hưởng tiêu chuẩn nhà ở do nhà nước cấp. Căn nhà tọa lạc gần quốc lộ ở vùng ngoại ô thị tứ. Con bé phát triển rất nhanh về thể xác, còn trí tuệ lại trì độn không theo kịp với tuổi đời. Vì vậy mà việc học hành dở dang. Dù tiếng Việt nó nói thành thạo nhờ sống chung với cộng đồng Việt kiều ở Lào, nhưng vẫn không hòa đồng được với đám bạn láng giềng của nó cùng lứa ở quê.

 

Lúc nó mới lên mười hai tuổi mà đã rủ rê đám nhóc con trai làm tình với nó. Quờ quạng chẳng được gì, lũ nhóc bị nó đánh bầm cả mặt. Nó lại kéo những thằng cỡ tuổi lớn hơn ban đêm ra bãi cát ven sông. Cuối cùng, cũng bị nó cào cấu chửi mắng đuổi đi. Bố nó biết được cấm cửa không cho nó ra ngoài. Ðêm nào hàng xóm cũng nghe tiếng nó gào thét, đập phá đồ đạc trong nhà.

 

Năm mười bảy tuổi nó đã lê la đến các quán cà phê, quán phở. Chỉ cần một ly nước, tô mì là mấy tay thanh niên có thể dẫn nó đi đâu cũng được. Nó thú thật, ngày nào mà thiếu đàn ông thì cả ngày rạo rực, bứt rứt đến độ nổi cơn điên. Nghe đâu bố nó nhờ đến bác sĩ chích thuốc điều trị để quân bình hai loại hoóc-môn nam va nữ nhưng đâu cũng vào đấy.

 Con bé bỏ nhà sống lang thang từ ngày bệnh viện trị liệu bằng giải phẫu mà không thành công. Bố nó chán nản, buồn bực bỏ cuộc. Con bé lại đi rông vào các quán ăn gạ gẫm đám khách đàn ông. Ðã mấy năm nay, dân vùng nầy quen tai, quen mắt xem nó như một con bé bệnh hoạn điên khùng nên ít người để ý tới nữa.

 

Từ ngày gặp thằng Hít Xăng, con nhỏ lai Lào hình như đã chịu đèn. Ðêm nào nó cũng kéo thằng Hít Xăng ra ngoài bờ sông ôm nhau ngủ trên bãi cát. Bố nó quyết định dẫn hai đứa về nhà vừa hợp tình hợp cảnh mà chẳng tốn kém gì. Chỉ cần thêm chén, thêm đũa trong ba bữa ăn và chai xăng thường trực trong nhà là tránh được tai tiếng cho ông. Thằng Hít Xăng ăn uống đầy đủ lại có áo quần lành lặn trông nó chững chạc và có phần sáng sủa ra. Nó có sức mạnh và siêng năng nên được nhiều người mướn làm công việc khuân vác bỏ hàng hóa cho con buôn và làm cả việc nặng nhọc khác trong nhà, cũng như ngoài đồng.

 

Năm mười bảy tuổi, một dịp may đến, thằng Hít Xăng được một quả phụ giàu có ở thị xã mướn ở trong nhà để đạp xích lô chở bà đi giao dịch công việc làm ăn hàng ngày. Ðược bà chủ sắm cho quần áo mới trông nó cũng ra dáng lắm. Nó vừa giữ nhiệm vụ đưa rước vừa xách cặp theo sau hầu cận bà chủ.  

 

Sau một ngày đi đó đi đây liên hệ các cơ quan, các xí nghiệp, bà chủ thật sự mệt mỏi.  Tối về, lưng đau nhừ, tay chân rời rã bà sai thằng Hít Xăng tắm rửa sạch sẽ vào phòng tẩm quất cho bà. Nó chẳng biết gì về cái chuyện đấm bóp. Khờ khạo, lạng quạng một hồi lâu khiến thêm nhức mình nhức mẩy, bà chủ bực mình hét toáng lên. Những lần sau bà phải hướng dẫn nó từng chi tiết chỗ nào trên thân thể cần đấm mạnh tay, chỗ nào chỉ cần bóp nhẹ. Ðôi bàn tay khỏe mạnh, thằng Hít Xăng lần lượt nắn bóp từng sớ thịt trên đôi chân đầy đặn, trên đôi cánh tay tròn lẳn rồi qua chiếc lưng trần múp rụp. Nó thảng thốt nghĩ thầm : Sao da bà chủ trắng đến thế! Quả thật nó chưa bao giờ được thấy một màu da mịn màng trắng như cơm trái dừa non. Lưng bà nội nó thì bày cả xương vai, xương sườn, da già nhăn nheo, tái nhợt. Con lai Lào thì da dẻ tối sầm khô khốc.

 

Ðôi bàn tay thằng Hít Xăng cứ xoa nhẹ trên làn da lưng êm ái của bà chủ  trong nỗi nhớ mông lung về màu da mát mịn của bầu vú mẹ mình thuở nào. Thằng Hít Xăng đã vô tình gây kích thích cho bà chủ. Chồng chết đã lâu, hôm nay mới có bàn tay đàn ông sờ nắn trên thân thể mình đã đánh thức sự ham muốn của bà. Không kìm chế nổi, bất ngờ bà lật người lại rịt đầu thằng Hít Xăng siết mạnh vào bộ ngực đồ sộ của mình.        

 

 Có phải do hơi xăng tác động vào cơ thể khiến cho thần kinh thằng Hít Xăng  chai lỳ và dẻo dai. Ðặc biệt hơn cả là “cái dương vật khác thường” của nó mà sau nầy người ta biết được đã ví nó như nhân vật Lao Ái của Trung Hoa thời xưa. Bà chủ đã qua hai đời chồng cao sang danh vọng  nhưng chưa bao giờ đạt được cơn khoái cảm tột đỉnh của người đàn bà. Giờ đây dù là đứa nghèo hèn, thằng Hít Xăng đã cho bà hưởng được cái cảm giác đặc biệt của tạo hóa ban cho nữ giới. Và từ đó đêm nào thằng Hít Xăng cũng phải làm cái công việc đấm bóp và thỉnh thoảng được ngủ luôn trong phòng bà chủ.   

 

Dù to con lớn xác của cái tuổi mười tám đôi mươi, nhưng đầu óc nó không phát triển đồng bộ. Cái tính ngây thơ trẻ con vẫn còn, vì vậy mà nó đi khoe với bạn bè chuyện của nó được ngủ trong cái phòng thơm tho của  bà chủ.            

 

Các mệnh phụ phu nhân dưới thời "kinh tế thị trường kiêm định hướng xã hội chủ nghĩa "mỗi ngày mỗi phát giàu nhanh lại càng đua đòi  hưởng thụ để bù lại những ngày đói khổ. Các đấng phu quân là cán bộ gộc lo lập “phòng nhì” thích “cỏ non” bỏ quên vợ già khiến mấy bà  hận tình, hận đời thề quyết nổi loạn cho khỏi uổng phí cuộc đời.

 

Bà chủ xích lô rất sành tâm lý nên biết tỏng tòng tong cái thói rạo rực của các mệnh phụ kia. Vốn là dân chạy mánh bà chủ lợi dụng thằng Hít Xăng làm vật trao đổi với mấy bà vợ của các ông chồng ty trưởng, sở trưởng, tổng giám đốc công ty quốc doanh trong công việc đấu thầu, gởi gắm, mối lái tuyển dụng nhân viên...      Quý bà âm thầm giới thiệu thay nhau giữ rịt thằng Hít Xăng trong nhà. Cây kim trong vỏ bọc lâu ngày cũng phải xì ra, việc thầm lén của mấy bà cũng vậy. Một hôm, bà chủ xích lô  lên tiếng trách móc vợ của ông giám đốc xuất nhập khẩu :          

 

- Này, đằng ấy thực tình không biết điều tí nào. Ðã nói trước là tôi cho bà mượn nó vài ngày thế mà bà quên lời hứa không trả lại cho tôi đúng thời hạn.        

 

- Ơ hay, bà chị xem nó là loại gì, đâu phải con búp bê làm đồ chơi riêng của chị. Là con người, nó thích ai thì nó ở, tôi làm sao đuổi nó được.

 

- Nhưng nó là sở hữu của tôi bởi tôi đã đích thân tìm đến quê mướn nó.

 

- Mặc kệ chị, chừng nào nó nhớ tới chị là nó trở về , tôi không cản.

Bà chủ xích lô giận quá phun miếng kẹo cao su đang nhai bay vèo  qua trước mặt bà vợ cán bộ, mắng :               

 

- Ðồ dâm loạn,  rồi bỏ đi.           

 

Bà phu nhân chẳng vừa, nguýt dài, chửi với theo :        

 

- Hứ, còn hơn con lợn nái, rồi quay lưng với thái độ đắc thắng.

 

Giúp việc cho các bà có nhà cao cửa rộng, ăn uống đầy đủ lại được nuông chiều, thằng Hít Xăng quên hẳn con lai Lào, ở luôn ngoài tỉnh lỵ. Con lai Lào thì nhớ nó bèn ra thị xã tìm kiếm đã mấy tháng qua. Biết được thằng Hít Xăng hiện đạp xích lô nên nó đứng loanh quanh ở ngã tư canh chừng những chiếc xích lô chạy qua.            

 

Một hôm, bất ngờ nó nhìn thấy thằng Hít Xăng chở một bà trung niên, mặt trét son phấn lòe loẹt, thân hình phốp pháp. Con lai Lào băng qua đường chạy theo, kêu lên:

- Bớ Ni, mầy đi đâu mà bỏ tao một mình bao lâu nay.

Kéo thắng chiếc xích lô dừng lại, thằng Hít Xăng xuống xe đứng chờ. Con Lai Lào nhào tới, hai đứa ôm nhau. Bà chủ bước xuống xe mặt hầm hầm đến nắm tay con lai Lào kéo ra khỏi thằng Hít Xăng rồi xô nó té sấp. Mặt con Lai Lào cày trên lề đường, máu mũi tuôn ra ướt cả ngực áo.

 

Ðứng khựng một lúc, mặt thằng Hít Xăng ngớ ra. Khi bà chủ đến trước mặt hằm hè hối thúc nó lên xe, bất ngờ nó dang tay tát vào mặt bà chủ một cú như trời giáng rồi kéo tay con lai Lào chạy ra khỏi thị xã hướng về nhà bà nội nó ở làng Ðá Chẻ.

 

Khi đến nơi mới biết nội nó đã chết từ lâu, căn nhà thì đổi chủ. Thằng Hít Xăng khóc rống lên, nước mắt ràn rụa. Nó đứng thẫn thờ trước hiên nhà đưa tay đấm vào ngực giận dữ khiến con lai Lào phải ôm nó dìu về nhà.


*  *  *

 

Một năm sau, con bé Lai Lào sinh được đứa con trai bụ bẫm. Ông Ba Lới sống trong cảnh già đơn chiếc mà có được đứa cháu ngoại cũng an ủi được phần nào. Vả lại, từ ngày đẻ con, đứa con gái của ông  đã thay đổi hẳn tính tình, điềm đạm và biết lo lắng cho con khiến ông rất vui mừng.  Thằng Hít Xăng vẫn mang bịnh nghiền mùi xăng nhưng chịu khó làm ăn. Và đặc biệt nhất là nó thương con vượt mức bình thường.

 

Một hôm, thằng Hít Xăng đang làm công việc chất những kiện hàng lên xe tải. Bỗng một đám khói đen cuồn cuộn bốc lên trong xóm bên kia đầu cầu. Cả đám khuân vác ngừng tay nhìn về hướng có đám khói. Một người hoảng hốt kêu lên:

-  Cháy nhà !

Người khác hỏi :

- Khu nhà ai ?

- Hình như khu nhà thằng Hít Xăng.

 

Nghe thế, thằng Hít Xăng ngước nhìn về hướng khói đang bốc lên ngùn ngụt. Bất giác, nó vất  bao hàng trên vai xuống xe rồi cắm đầu cắm cổ  chạy về nhà.

 

Ðúng là nhà của ông Ba Lới, bố con Lai Lào phát hỏa. Kẻ cầm xẻng hắt từng xẻng cát, người chuyền tay từng thùng  nước tạt vào lửa. Con Lai Lào vừa gào khóc vừa chấp tay van xin mọi người cứu con nó trong căn nhà đang cháy.

 

Mọi người lắc đầu bất lực vì lửa mỗi lúc mỗi bốc lên rần rật, phủ trùm cả căn nhà.

 

Thằng Hít Xăng vừa chạy về đến nhà biết được đứa con nó bị kẹt trong căn nhà, với bộ áo quần ướt đẫm mồ hôi nó phóng người qua ngọn lửa đang liếm vào khung cửa lớn. Vì quá bất ngờ không ai kịp cản ngăn trước hành động liều lĩnh của thằng Hít Xăng do lòng thương con thôi thúc. Tình phụ tử thiêng liêng tạo thành sức mạnh vô biên khiến cho con người không sợ chết trước hiểm nguy để bảo toàn tánh mạng cho con mình.

 

Mọi người đang hồi hộp đợi chờ. Bỗng một khối lửa đỏ rực lao qua khung cửa chính. Thằng Hít Xăng vụt hiện ra trên tay bồng đứa bé năm tháng tuổi cháy nám đen cùng với thân thể nó đang bốc lửa. Vừa bước ra đến sân, thằng Hít Xăng đổ nhào, tay vẫn còn ôm chặt con nó vào ngực. Người ta tập trung nước tưới lên thân thể hai cha con nhưng không cứu kịp. Con bé Lai Lào nhào tới ôm chầm lấy hai cái xác cong queo. Nó gào lên một hồi rồi ngất lịm.

 

Mùi thịt khét lẹt trộn lẫn với mùi vải cháy cùng với hình ảnh hai cánh tay lửa đốt nứt cả da của người cha ôm chặt lấy đứa con vào lòng đến độ dính vào nhau gỡ không ra đành phải để vậy liệm chung một quan tài, đã khiến cho bao nhiêu người rơi nước mắt và chắc chắn hình ảnh đó sẽ không phai mờ trong tâm khảm mọi người. 

 

Sau khi chôn cất cha con thằng Hít Xăng, con bé Lai Lào bỏ nhà ra đi không về. Bố nó đi hỏi dò khắp nơi. Kẻ bảo thấy nó ngồi sau xe Honda của một người đàn ông. Người khác nói có chiếc xe con đến đón nó ngoài đầu cầu...

 

Vài  tuần lễ sau, người đi rừng phát giác xác con Lai Lào đã rữa nát nằm co quắp trên mộ của cha con thằng Hít Xăng chôn tại  nghĩa địa của  dân làng tận trên khu rừng đèo heo hút gió. 

 

Mấy năm sau, trong những đêm mưa phùn gió bấc, cánh thợ rừng thường chứng kiến hai ngọn lửa phụt lên từ hai ngôi mộ của thằng Hít Xăng và con Lai Lào nhập vào nhau bay là là trên mặt đất rồi vụt tắt  trên giữa tầng không. Người ta bảo đó là  khí thiêng của ba linh hồn lạc lõng tìm đến với nhau! /.

                                       

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích