Tuesday, May 25, 2021

Khánh Ngọc _ Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời

  image

Ca sĩ Khánh Ngọc sinh năm 1937, thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Bà còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh… và là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên của làng điện ảnh Sài Gòn với những Trang Thiên Kim, Mai Trâm, Thu Trang…

 

Lâu nay, Khánh Ngọc thường được người ta nhắc đến với sắc đẹp quyến rũ lúc còn xuân, và là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhưng ít người nhớ đến tài năng của bà trong cả âm nhạc lẫn điện ảnh, những đóng góp của bà cho làng nghệ thuật miền Nam gần như bị quên lãng. Bài dưới đây được ghi theo lời tâm sự của Khánh Ngọc về những sóng gió đã trải qua trong cuộc đời.


image

Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan Nam, sinh năm 1937 trong gia đình có mẹ là người Việt, cha là người Minh Hương.

 

Thuở nhỏ, Khánh Ngọc theo học trường người Hoa cho đến trung học thì chuyển qua học chữ Pháp. Đến năm 1951, bà theo gia đình vào Nam. Nhờ học nhạc khi còn là nữ sinh và thụ giáo piano với nhạc sĩ Võ Đức Thu, khi vào Sài Gòn được theo học nhạc với đôi vợ chồng nghệ sĩ Dương Thiệu Tước – Minh Trang nên Khánh Ngọc bước vào làng văn nghệ rất sớm.


Khánh Ngọc hát Phiên Gác Đêm Xuân


BM

https://www.youtube.com/watch?v=ujs3eAGZIqY&list=RDujs3eAGZIqY&start_radio=1&rv=ujs3eAGZIqY&t=115


Thời gian đó Minh Trang là danh ca của Sài Gòn và cộng tác chặt chẽ với đài phát thanh Pháp Á, và Khánh Ngọc đã có cơ hội được hát trên đài phát thanh này để từ đó giọng hát của bà đã được phát đi khắp mọi miền.

 

Lúc đó, trước khi chiếu phim luôn có những tiết mục phụ diễn tân nhạc, Khánh Ngọc đã hát hàng tuần ở các rạp Nam Việt, Nam Quang, Văn Cầm, Đại Nam và đi lưu diễn ở nhiều nơi khác. Đến năm 14 tuổi, ca sĩ Khánh Ngọc hát trên đài phát thanh và trong các chương trình đại nhạc hội ở Sài Gòn và các tỉnh.


image

Năm 1953, Khánh Ngọc kết hôn với nhạc sĩ Phạm Đình Chương và gia nhập ban hợp ca Thăng Long, hai lần theo ban hợp ca này đi ngược ra Hà Nội biểu diễn trong đoàn Gió Nam.

 

Nhờ khả năng diễn xuất hiện đại, tự nhiên của mình, Khánh Ngọc đem diễn xuất vào diễn tả những bản nhạc mà bà trình bày rất hấp dẫn.


Khánh Ngọc hát Giọt Mưa Thu


BM

https://www.youtube.com/watch?v=D9wO50uPMnY


Vào năm 1955 có phái đoàn ngoại quốc đến Sài Gòn để tìm các diễn viên cho phim “Ánh Sáng Miền Nam”. Đạo diễn phim này là người Phi Luật Tân đã chọn nhiều diễn viên, nhưng qua một chương trình nhạc cảnh “Được Mùa” của Ban Hợp ca Thăng Long trình diễn tại rạp Việt Long, đạo diễn Phi Luật Tân “chấm” Khánh Ngọc và bà đã đóng vai cô thôn nữ là vai chính trong phim này. Với bộ phim “Ánh Sáng Miền Nam” nữ diễn viên Khánh Ngọc đã đoạt giải tại Đại hội điện ảnh Phi Luật Tân vào năm 1956.


Phim này có bối cảnh chính quay tại Hóc Môn, bến tàu Sài Gòn và 1 số cảnh quay tại thủ đô Manila. Khởi quay vào tháng 1 năm 1955, thời gian quay 2 tháng.


image

Trong phim còn xuất hiện hai chị em Thái Thanh, Thái Hằng và Phạm Duy. Từ bộ phim này, Khánh Ngọc bước chân hẳn vào sự nghiệp điện ảnh bằng phim thứ 2, với vai chính trong phim Đất Lành của hãng phim Đông Phương, đóng chung với Lê Quỳnh, Lê Thương và Kiều Hạnh. Phim này dài 90 phút, do Đạo diễn Ramon Eatells thực hiện theo kịch bản của Cear Amigo và Phạm Duy.

 

Phim thứ ba của Khánh Ngọc là Ràng Buộc do hãng phim Alpha thực hiện. Cùng lúc là minh tinh của ba bộ phim đều thành công, Khánh Ngọc cũng được khán giả mến mộ nhiều hơn, nên lịch hát của bà cũng ngày càng nhiều.


image

Khánh Ngọc (ở giữa, hàng dưới) cùng chồng là Hoài Bắc Phạm Đình Chương và các anh chị em trong ban Thăng Long (Phạm Duy, Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Hằng, Thái Thanh)

 

Đang thăng hoa trong sự nghiệp âm nhạc và điện ảnh thì có một biến cố lớn đến trong đời, Khánh Ngọc chia tay chồng vì ngoại tình, và dư luận lúc đó khó có thể chấp nhận bà ở trong làng nghệ thuật. Bỏ hết những vinh quang, những yêu thương, những lầm lỡ tại Việt Nam, Khánh Ngọc vượt qua những nỗi đau, những thị phi, những cám dỗ để “sống” với tình yêu nghệ thuật theo kiểu riêng mình khi đang là danh ca và minh tinh sáng chói của miền Nam Việt Nam. Khánh Ngọc sang Mỹ, theo học ngành Điện ảnh tại đây. Sau bốn năm tu nghiệp tại một trường đại học kịch nghệ ở Hoa Kỳ, Khánh Ngọc có tham gia một số phim ở Hollywood, phần lớn thời gian bà dành để đi hát rất nhiều ở các tiểu bang của Mỹ.


image

 

Trong một chuyến lưu diễn, Khánh Ngọc gặp một du học sinh Việt Nam, hai người đã kết hôn và có ba người con. Từ đó Khánh Ngọc trở nên bận rộn việc nhà, điều này đã ngăn cản con đường nghệ thuật, nhưng bà nói rằng vẫn mãn nguyện với sự lựa chọn của mình.


Mời bạn xem lại đoạn video cách đây đã khá lâu, ca sĩ Khánh Ngọc tâm sự về cuộc sống của bà trước và sau năm 1975, đặc biệt là sau biến cố lớn nhất của cuộc đời…

 

Video này được Tuyết Mai thực hiện tại nhà riêng của Khánh Ngọc tại Florida, tháng 10 năm 2016.


BM

https://www.youtube.com/watch?v=R0JZeOJ9r8M


Sau đây là clip Khánh Ngọc hát ca khúc Đôi Mắt Người Sơn Tây vào khoảng năm 2007, khi bà tròn 70 tuổi.


BM

https://www.youtube.com/watch?v=HGHGexzb878&t=1s


Ngày 14/5/2021, danh ca Khánh Ngọc qua đời tại nhà riêng ở California – Hoa Kỳ, hưởng thọ 85 tuổi.




Nhạc xưa tổng hợp và biên soạn

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

1. Con ốc sên có thể ngủ lâu tới ba năm.

2. Tất cả những con gấu địa cực đều thuận tay trái.

3. Con bướm nếm mùi bằng chân.

4. Con heo không thể ngẩng cổ lên để nhìn bầu trời.

5. Hydra - (một sinh vật sống trong nước) là động vật sống 

duy nhất không chết. Nó tự tái tạo, thay thế những tế bào của mình bằng những tế bào mới.

6. Voi là động vật duy nhất không thể nhảy cao.

7. Coca-Cola nguyên thủy có màu xanh bởi vì màu lá cocoa tươi.

8. Mật ong là thức ăn duy nhứt không bị hư thối.

9. Dâu tây và Đào lộn hột (quả Điều) có hột bên ngoài quả

10. Những loại rau quả khác phải được trồng lại mỗi năm ngoại trừ hai loại rau quả Asparagus (măng tây) và Rhubarb (đại hoàng) có thể sống để tự phát triển trong nhiều mùa vụ.

11. Mỗi trái banh golf có 366 chỗ lõm.

12. Trong môn cờ vua (chess), mỗi bên có 318.979.564.000 cách để đi cờ trong bốn nước đi đầu tiên.

13. Lá bài bên Ấn độ có hình tròn.

14. Quyền Anh là môn thể thao duy nhất mà khán giả và võ sĩ đều không biết điểm hoặc ai là người thắng cho tới khi trận đấu kết thúc.

15. Mỗi lá bài Già (King, không biết tiếng Nam hay tiếng Bắc gọi lá bài “K” là gì, tiếng Trung gọi là con Già) đại diện cho một ông vua vĩ đại trong lịch sử: Con Già Bích: Vua David, Già Chuồn: Vua Alexander the Great, Già Cơ: Vua Charlemagne, Già Rô: Vua Julius Caesar.

16. Cái tên phổ biến nhứt thế giới là Mohammed.

17. Tên của các châu lục kết thúc bằng chữ giống như chữ bắt đầu của nó. Asia, America, Africa, Europe

18. Nếu bức tượng của một người, trong công viên, ở trên lưng ngựa có hai chân trước ở trên không, người đó đã chết trong trận chiến.

19. Nếu con ngựa có bốn chân còn trên mặt đất, người đó chết vì nguyên nhân tự nhiên.

20-Nếu con ngựa có một chân trước ở trên không, người đó chết vì vết thương trong trận chiến.

21. Mao Trạch Đông của Tàu không bao giờ đánh răng trong suốt cuộc đời của mình.

(và kiếp sau chắc cũng vậy)

22. Khi nữ hoàng Elizabeth I (Elizaveta Petrovna) của Nga qua đời năm 1762, trong các tủ áo quần của bà có 15 ngàn bộ đồ!

23. Randy Gardner ở San Diego là người lâu nhứt không ngủ trong 11 ngày vào năm 1965. Ông ta phá vỡ kỷ lục của Peter Tripp ở New York, người đã giữ kỷ lục tám ngày rưỡi không ngủ.

24. Thường thì người thuận tay phải sử dụng phần não bên trái cho tất cả những hoạt động có ý thức và tự chủ.

25.Bắp thịt mạnh nhứt trong cơ thể là cái lưỡi.

26. Đàn bà nháy mắt gần gấp đôi đàn ông.

27.Bạn không thể tự tử bằng cách nín thở.

(Các vị thiền sư Phật giáo làm được đấy nhé!)

28.Bạn không thể nào liếm được cùi chỏ của chính bạn.

29. Giống như vân tay, vân lưỡi ở mỗi người là khác nhau.

30. Nếu bạn nhảy mũi mạnh quá, bạn có thể bị gãy xương sườn.

31. Nếu bạn cố giữ không cho nhảy mũi, bạn có thể làm đứt mạch máu trong đầu hoặc cổ và chết.

32. Một người trung bình ăn khoảng 60.000 pounds (gần 27.3 tấn) thức ăn trong đời mình.

33. Một người trung bình bỏ ra 24 năm trong đời để ngủ.

34. Một người phụ nữ trung bình tiêu thụ hết 6 pounds (gần 2.73 kg) son môi trong đời.

35. Vừa ngồi vừa nói chuyện qua điện thoại trong 8 tiếng đồng hồ sẽ đốt hết 914 calories. Lái xe trong 8 tiếng sẽ "đánh văng" đi 1219 calories. Và, đứng trong sòng bài trong 8 tiếng sẽ đốt 1402 calories.

36. Nước dừa non có thể được dùng để thay thế huyết tương.

37. Hàng năm, người ta chết do con lừa nhiều hơn là do tai nạn máy bay.

38. Bạn đốt nhiều năng lượng trong khi ngủ hơn là trong khi coi TV.

39. Sản phẩm đầu tiên có bar code là kẹo cao su Wrigley.

40. Con Già Cơ là con bài Già duy nhứt không có râu.

41. Năm 1987, hãng máy bay American Airline đã tiết kiệm được 40.000 đôla bằng cách bớt đi một trái oliu ở mỗi phần ăn ở khoang hành khách hạng nhứt.

42. Sao Thủy là ngôi sao duy nhứt xoay theo chiều kim đồng hồ. (Sao Thủy thường được gắn liền với phụ nữ, điều đó có nói gì với bạn không!)

43. Táo, chớ không phải là cà phê, có hiệu quả hơn trong việc làm bạn tỉnh ngủ vào buổi sáng.

44.Hầu hết bụi trong nhà là từ da chết!

45. Ngọc trai tan trong giấm.

46. Ba thương hiệu có giá trị nhứt trên trái đất: Marlboro, Coca Cola và Budweiser.

47. Người ta có thể dẫn con bò đi lên cầu thang... nhưng, không thể đi xuống cầu thang.

48. Tiếng kêu của con vịt không có tiếng vang, và chẳng ai hiểu tại sao.

49.Các nha sĩ đã từng gợi ý rằng bàn chải đánh răng cần giữ ít nhứt là xa 6 feet (cỡ 1.83 thước) từ cầu tiêu để tránh khỏi cái vi khuẩn bay lên không khí do việc dội cầu.

50.Và điều lạ nhất để dành cuối cùng ... Con rùa có thể thở thông qua hậu môn. 

Sưu tầm

Tiểu Sử Cố Hòa Thượng Thích Huyền Vi Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Linh-Sơn Thế Giới

 Cố Hòa Thượng Thích Huyền Vi
 Ngài thế danh Lê Văn Huyền, pháp danh Như Kế, pháp tự Giải Đạo, pháp hiệu Huyền-Vi, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 41. Ngài sanh ngày 08/04/1926 (năm Bính Dần) tại làng Phước Khánh, tổng Vạn Phước, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Ngài sanh trưởng trong gia đình Nho giáo và là con một. Thân phụ là cụ Chánh Tổng Lê Văn Hiển, một nhà Hán học uyên thâm; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Điểm. Ngài mồ côi mẹ năm chín tuổi. Cụ ông trong cảnh gà trống nuôi con, lại ý thức được những gì là chân thực, huyễn tạm mà đức Phật đã huấn thị rất rõ, nên đã đưa đứa con duy nhất vào chùa quy y và làm con nuôi cho Đại lão Hòa Thượng thượng Trí hạ Thắng, trụ trì chùa Sắc Tứ Thiên Hưng, thuộc làng Vân Sơn, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.     Nhờ túc duyên khánh hạnh đời trước, nên năm 9 tuổi quy y được ban pháp danh là Như Kế ; năm 12 tuổi được thế phát xuất gia, được ban pháp tự là Giải Đạo ; năm 14 tuổi được bổn sư cho thọ giới Sa-di và đậu vĩ Sa-di, được phần thưởng danh dự trong số trên dưới 300 giới tử tham dự trong giới đàn tại chùa Sắc Tứ Thiên Đức, thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, Việt Nam ; năm 20 tuổi được thọ Tỳ-kheo giới tại giới đàn ở chùa Sắc Tứ Tây Thiên, thuộc làng Bảo An, quận Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Sau khi thọ cụ túc giới, vừa phụ tá bổn sư tại Tổ-đình vừa làm Quản sự tại chùa Sùng Ân, Phan Rang. Nơi đây Hòa Thượng bổn sư của Ngài làm Giám-đốc.


     Với ý chí tiến tu đạo nghiệp, sau nhiều lần thưa thỉnh, năm 1950 Ngài được bổn sư cho phép vào Nam nhập học tại Phật học đường Nam Việt ở chùa Ấn Quang dưới sự hướng dẫn và giám đốc của Hòa Thượng thượng Thiện hạ Hòa, giáo thọ là Hòa Thượng thượng Thiện hạ Hoa.

     Vốn tư chất thông minh, hiếu học, đến năm thứ tư, Ngài đã được gia nhập vào giảng sư đoàn để hướng dẫn các lớp dưới, đào tạo tăng tài v.v... Đặc biệt sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng Phật Học tại Ấn Quang vào năm 1955, Ngài trở thành Đốc-giáo kiêm Giám-viện. Cuộc đời hành đạo của Ngài nổi bật nhất bấy giờ ở hai phương diện về hoằng pháp và giáo dục, vì Ngài là vị giảng sư nổi tiếng mang pháp âm rải khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam.

     Với lòng thiết tha tầm đạo, tìm về cội cũ gốc xưa, ngày 02/07/1961, Ngài lên đường sang Ấn Độ du học tại Viện Đại Học Nalanda. Nơi đây, Ngài học hỏi, nghiên cứu giáo lý Phật-đà ; sau khi học xong chương trình Cử-nhân Anh văn, Ngài học văn bằng cổ ngữ Acharta. Những năm kế tiếp, Ngài trình luận án M.A. với đề tài "The four Abhidhammic Reals" (Tứ Chân Thật Pháp). Rồi ba năm sau, Ngài trình luận án Tiến-sĩ (Ph.D) với đề tài "The life and work of Sariputra Thera" (Cuộc đời và sự nghiệp của tôn-giả Xá Lợi Phất).

     Năm 1972, vì nhu cầu Phật sự, tuân hành Giáo-Chỉ của Đức Đệ Nhất Tăng Thống thượng Tịnh hạ Khiết, Ngài trở về quê nhà và được cung thỉnh giữ chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp. Năm 1974, Ngài được Viện Tăng Thống thỉnh cử làm Thành Viên Hội Đồng Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, mà lúc bấy giờ đa số thành viên đều là các bậc Trưởng lão.

     Biến cố 30/4/1975, Ngài theo làn sóng người Việt ra hải ngoại. Sau khi định cư tại Pháp, một mình chèo lái con thuyền chánh pháp để hoàn thành sứ mạng "Thượng Hoằng Phật Đạo, Hạ Hóa Chúng Sanh", đáng kể nổi bật về các phương diện :

  • Khai sáng Giáo Hệ Linh Sơn, phát triển các chi nhánh khắp năm châu, làm sống lại tinh thần Linh Sơn Pháp Hội như thời Đức Phật còn tại thế.
  • Liên tục đào tạo tầng lớp Như-Lai Sứ Giả để thừa hành "Tác Như Lai Sứ, Hành Như Lai Sự".
  • Là thành viên của các tổ chức Phật Giáo trên thế giới và đảm nhiệm những chức vụ quan trọng.

     Cuộc đời hoằng pháp của Ngài thể hiện phương châm "Hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp". Không từ lao nhọc, gian nan, đi đến đâu Ngài cũng rống tiếng pháp, xối mưa pháp, độ vô số chúng sanh. Đến nơi nào có đủ duyên lành thì Chùa hoặc Hội Phật Giáo được mọc lên nơi đó. Tính đến nay lên đến trên 50 đơn vị chùa và Hội Phật Giáo Linh Sơn trực thuộc sự lãnh đạo và chỉ đạo của Giáo Hội PGLSTG. Số Tăng Ni được đào tạo đủ khả năng thừa hành Phật sự lên đến trên trăm vị.

     Mặc dù Phật sự đa đoan khắp nơi và niên cao lạp trưởng, Ngài vẫn bất quyện bì lao hoằng hóa đúng với ý nghĩa : ’Lập Giáo Hội Linh Sơn hoằng Phật Đạo Dựng Tùng Lâm hiển giáo dưỡng đồ sinh’.

     Mùa Hạ năm 2000, Ngài đã ký mua được khu đất và ngôi nhà với diện tích trên 3000 thước vuông, mục đích kiến tạo một cơ sở thích nghi cho văn hóa và giáo dục Phật Giáo là tạo dựng một viện Đại Học Phật Giáo Thế Giới tại Vitry cận thủ đô Paris. Viện Đại Học này, không những đào tạo Tăng Ni và cư sĩ người Việt mà còn cho cả người Tây phương. Vì tuổi già sức yếu, ngày 19 tháng 04 năm 2001, Ngài đã lâm trọng bịnh cho đến ngày nay (15/02/05) gần 4 năm trường.

     Ngài đã an nhiên thâu thần thị tịch tại Tự Viện Linh Sơn Paris Pháp Quốc lúc 19 giờ 45, ngày 15 tháng 02 năm 2005 (nhằm ngày mùng 7 tháng giêng năm Ất Dậu) Trụ thế 80 tuổi, 59 Hạ lạp và 68 Tăng lạp.

     Với ý chí kiên trì và hy sinh cao cả, Ngài đã vượt mọi khó khăn để gánh vác những Phật sự lớn lao. Ngài là một tấm gương sáng về phương diện hoằng pháp lợi sanh ; công hạnh và uy đức của Ngài tỏa rộng khắp nơi. Ngài thật xứng đáng là một bậc long tượng, là một đống lương của ngôi nhà Phật pháp.
  • 1975 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Pháp Quốc.
  • 30/01/1977 Thành lập Tự Viện Linh Sơn tại Pháp Quốc. 
  • 27/03/1977 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Hawaii, Mỹ Quốc. 
  • 03/09/1978 Thành lập GHPGLS Pháp Quốc. 
  • 26/11/1978 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Detroit, Michigan, Mỹ Quốc. 
  • 08/05/1979 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Bruxelles, Bỉ Quốc. 
  • Tháng 10/1979 và những năm kế tiếp- Thành lập các Giảng Đường Linh Sơn tại Đài Bắc, tại Trung-Hiếu, tại Trung-Lịch và Viện Nghiên-Cứu Phật-Học LS tại Đài-Bắc, Đài-Loan. (HT. Thích Tịnh Hạnh) 
  • 05/02/1980 Thành lập Viện Cao Đẳng Phật Học LS tại Pháp.
  • 07/09/1980 Thành lập HPG và Chùa Linh-Phong tại Thụy-Sĩ. (SB. TN. Như Tuấn) 
  • 1980 Thành lập Thiền Đường Linh Sơn tại Tây-Đức (HT. Pàsàdika) 
  • 20/09/1981 Thành lập Chùa Linh Sơn tại London, Anh Quốc. 
  • 22/11/1982 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Austin, Texas, Mỹ Quốc. 
  • 21/05/1983 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Grand Rapids, Michigan, Mỹ Quốc. 
  • 17/07/1983 Thành lập Thiền Đường và Hội Sakyamuni tại Montbéon Pháp. 
  • 22-24/04/1983 Thành Viên Hội Đồng Lãnh Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại. 
  • 15/04/1984 Thành lập Niệm Phật Đường Luzeru, Thụy-Sĩ. 
  • 27/05/1984 Thành lập NPĐLS và HPG tại Poitiers, Pháp Quốc. 
  • 20/10/1984 Thành lập HPGLS tại Montebello, California, Mỹ Quốc. 
  • 07/11/1984 Thành lập Chùa LS và HPGLS tại Houston, Texas, Mỹ Quốc. 
  • Tháng 02/1985 Thành lập NPĐ và HPGLS tại Brest, Pháp Quốc. 
  • 16/03/1985 Thành lập NPĐ và HPGLS tại Reims, Pháp Quốc. 
  • 30/05/1985 Thành lập NPĐ và HPGLS tại Pontoise, Pháp Quốc. 
  • 13/10/1985 Thành lập HPGLS tại Detroit, Michigan, Mỹ Quốc. 
  • 05/12/1985 Nhận lãnh và thành lập Chùa L-S Song-Lâm tại Kushinagar, Ấn-Độ. 
  • 27/04/1986 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Toulouse, Pháp Quốc. 
  • 02/11/1986 Thành lập Tùng Lâm Linh Sơn, Rancon Limoges, Pháp Quốc. 
  • 26/09/1987 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Brisbane, Úc Đại Lợi. 
  • 20/11/1987 Thành lập HPGLS tại New Jersey, Mỹ Quốc. 
  • 10/03/1988 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Windsor, Gia Nã Đại. 
  • 11/09/1988 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Toronto, Gia Nã Đại. 
  • 25/09/1988 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Portland, Mỹ Quốc. 
  • 20/10/1988 Thành lập Tự Viện Linh Sơn tại Kinshasa, Zaire, Phi-Châu. 
  • 16/07/1989 Thành lập Tự Viện Linh Sơn tại Mỹ Quốc. 
  • 1990 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Mulhouse, Pháp Quốc. 
  • 1990 Thành lập Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Columbus, Ohio Mỹ Quốc. 
  • 30/09/91 Thành lập Chùa Linh Sơn Melbourne, Úc Đại Lợi. 
  • 09/05/93 Thành lập Chùa Linh Sơn Worcester, Mỹ Quốc. 
  • 30/09/93 Thành lập Linh Sơn Thiên Các Tự tại Phổ Ninh, Quảng Đông, Trung Quốc. 
  • 22/04/94 Thành lập HPG Bồ Đề tại Montpellier, Pháp Quốc. 
  • 07/07/96 Thành lập Linh Sơn Quán Âm Tự tại Mỹ Quốc. 
  • 12/10/96 Thành lập Thiền Viện Linh Sơn tại Montréal, Gia Nã Đại. 
  • 20/05/97 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Columbus, Ohio Mỹ Quốc. 
  • 01/06/97 Thành lập Chùa Linh Sơn tại East Moline, Mỹ Quốc. 
  • 01/12/97 Thành lập Chùa Nhơn Vương tại Troyes, Pháp Quốc. 
  • 20/01/98 Thành lập NPĐLS tại H.D Etten Leur Hòa Lan. 
  • 08/02/98 Thành lập Chùa L-S tại Tottenham, Anh Quốc...

Monday, May 24, 2021

Gởi các bạn thích đọc sách

 

Thời chúng tôi còn học Trung học, tức dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, sách tiếng Việt ít nên muốn thi đậu bắt buộc phải dùng sách tiếng Pháp, như Toán hình học, Toán đại số, Toán vật lý… Học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) mà làm hết cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs gồm 1.144 bài thì nhất, đi thi trung học chắc ăn như bắp.

Thời ấy các tiệm sách lớn như Khai Trí chẳng hạn không có nhân viên bảo vệ mặc đồng phục ngồi gác ở cửa như bây giờ, mà có các nhân viên giả làm khách hàng, trông nom, ngăn chặn những người muốn ăn cắp sách. 

Buổi sáng hôm ấy, cậu học sinh này cứ lang thang mở coi hết cuốn này đến cuốn khác ở chỗ các giá sách tiếng Pháp. Việc lấm lét nhìn tới nhìn lui của cậu bé khiến nhân viên trông coi khu sách tiếng Pháp nghi ngờ. Lúc cậu đi ra, họ giữ lại, sờ ngực áo cậu và lôi ra một cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs quý giá đã nói ở trên.
– Tại sao cậu ăn cắp sách?
Cậu bé tái mặt không nói nên lời. Chiếc phù hiệu trên ngực áo cậu cho biết cậu học trường Pétrus Ký, một trong bốn trường trung học công lập lớn nhất rất nổi tiếng tại Sài Gòn lúc bấy giờ: Gia Long, Trưng Vương, Pétrus Ký, Chu Văn An. 
– Hừ, học sinh trường Pétrus Ký mà ăn cắp sách! Tôi gọi cảnh sát đến bắt để cậu chừa cái thói đó đi!
Họ lôi cậu bé tới chỗ quầy thâu tiền của cô thâu ngân viên, nhờ cô giữ cậu giùm rồi đi gọi cảnh sát. Cậu bé sợ hãi khóc như mưa như gió:
– Lạy chị, nhà em nghèo không có tiền mua sách, chị nói với chú ấy tha cho em đừng gọi cảnh sát… 
Cậu bé khóc quá khiến cô thâu ngân viên cũng thấy mủi lòng:
– Ba má em làm gì mà nghèo?
– Ba em chết, má em quét chợ An Đông…
– Mẹ quét chợ An Đông mà con học Pétrus Ký? Em học đến đâu rồi?
– Dạ thưa quatrième année. Chị tha cho em, nếu cảnh sát bắt, đưa giấy về trường em bị đuổi học tội nghiệp má em…
– Các em quen với tiếng Pháp lắm phải không?
– Dạ.
– Bởi vậy nên mới lấy trộm sách Pháp. Bằng bấy nhiêu mà đã học lớp Đệ tứ, sắp thi Trung học là giỏi lằm. Nhưng chú ấy đã đi gọi cảnh sát thì biết làm sao…
Cậu bé sợ quá lại khóc…

Từ đầu đến giờ có một ông đã lớn tuổi, ăn mặc lịch sự vẫn đứng theo dõi câu chuyện. Thấy cô thâu ngân nói thế, ông bảo cô ta:
– Thôi được, cuốn sách giá bao nhiêu để tôi trả tiền. Học trò nghèo mà, lấy một cuốn sách, lỡ bị đuổi học tội nghiệp…

Cô thâu ngân viên chưa biết giải quyết thế nào thì đúng lúc đó ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách mà mọi người vẫn gọi là ông Khai Trí, từ ngoài đi vô. Thấy chuyện lạ, ông dừng lại hỏi chuyện gì. Cô thâu ngân viên thuật lại sự việc và ông khách cũng đề nghị trả tiền như ông đã nói với cô thâu ngân. Ông Khai Trí cầm cuốn sách lên coi sơ qua rồi nói:
– Phải học trò giỏi mới dùng tới cuốn sách này chứ kém không dùng tới. Cám ơn lòng tốt của ông nhưng để tôi tặng cậu ta, không lấy tiền và sẽ còn giúp cậu ta thêm nữa… 
Ông trao cuốn sách cho cậu bé, thân mật vỗ vai khuyên cậu cố gắng học hành rồi móc bóp lấy tấm danh thiếp, viết vài chữ, ký tên và đưa cho cậu: 
– Từ nay hễ cần sách gì cháu cứ đem danh thiếp này đến đưa cho ông quản lý hay cô thâu ngân, cô ấy sẽ lấy cho cháu. Ngày trước bác cũng là học sinh trường Pétrus Ký mà… 
Ông bắt tay, cám ơn ông khách lần nữa rồi đi vào trong. 
Ba năm sau, nghe nói cậu bé đậu xong Tú tài phần II, được học bổng du học nước ngoài, hình như sang Canada.

Thời gian qua đi. Một năm sau biến cố lịch sử 1975, nhà sách Khai Trí bị tịch thu, mới đầu người ta đặt tên là nhà sách “Ngoại văn”, sau đó đổi thành nhà sách “Fahasa” (viết tắt của 3 chữ “Phát hành sách”), hiện nay lại đổi lần nữa thành nhà sách “Sài Gòn”. Hồi ấy nhà sách Khai Trí là nạn nhân của nạn hôi của, đốt phá, sách vở tung toé khắp nơi từ trong nhà sách ra ngoài đường, nhiều người đã chính mắt chứng kiến cảnh ấy trong nỗi bất lực… Kho sách 60 tấn bị tiêu hủy. 
Ông Khai Trí bị đi cải tạo vì tội “biệt kích văn nghệ”. Sau khi được thả, ông sang định cư bên Hoa Kỳ. 10 năm sau, ông ở Mỹ về Việt Nam một lần nữa, mang theo hy vọng làm được một chút gì cho đất nước. Ông đã mang về 2.000 đầu sách để tiếp tục làm văn hoá. Sách bị tịch thâu với lý do: in trước 75. Phần lớn sách bị tịch thâu là các loại sách Học Làm Người, báo chí quý hiếm trước 1954, như bộ Loa rất nổi tiếng.. Sách ông mang về ai cũng biết là sách về giáo dục, sách hiền, sách tốt cả. Mà dại gì ông mang sách dữ, mà làm gì kiếm ra đâu được sách dữ. Nó chỉ có một cái tội: Tội đã in trước 1975… Ông đau lòng vì sách, ôm đơn đi kiện. Kết cục chẳng đi đến đâu. Ông buồn bã nói: 
– Chắc… năm 3.000 thì họ trả… 

Ông mất năm 2005 tại Sài Gòn. Trước khi ông mất, người ta đã “không quên” đặt tên ông cho một con phố nhỏ (!?!). 
Một buổi chiều, người ta thấy một “ông già” khoảng ngoài 70 tuổi, ăn mặc theo lối Việt kiều, đứng ngắm trước cửa nhà sách Sài Gòn với nét mặt buồn buồn rồi bước vào hỏi thăm các cô bán sách về ông Khai Trí, các cô nói hình như ông đã mất cách đây đến hàng chục năm. “Ông già Việt kiều” lại ra đứng ngắm trước cửa tiệm sách hồi lâu, lấy khăn giấy lau nước mắt, chắp tay hướng lên trên trời khẽ vái ba vái rồi đi. Không ai biết ông ta là ai cả…

Sunday, May 23, 2021

BUỒN VUI PHI TRƯỜNG - Dương Hùng Cường -

  

Từ sau vụ công tác Cao Nguyên, khi trở về Sàigòn, Trung thường đi chơi với Thắng. Chàng nhận thấy ở cái anh chàng thợ máy biết bay này, có nhiều thứ trái ngược. Vừa già dặn, vừa trẻ con. Vừa từng trải, vừa ngây thơ. Nghĩa là Thắng có thể ngồi nói chuyện Tam Quốc Chí với các cụ già mà còn có thể ngồi đấu chưởng với lũ lõi.

Thắng lúc nào cũng mặc một chiếc quần “Jean” màu xanh, bạc phếch. Chàng còn cầu kỳ, bôi dầu máy thành nhiều vệt dài. Đó là lối trang điểm của James Dean… Thắng có một lối lái xe Vespa bạt mạng. Trên sân đậu phi cơ, Thắng hay biểu diễn nhiều vụ “xin tí lửa” cho anh em coi. Xe đang chạy mau, chàng nghiêng cho sàn xe Vespa quẹt xuống sân. Bên phải, bên trái, bên nào cũng được. Những đống nhớt chảy trên sân, thằng nào chạy xe lên cũng té, mà Thắng chạy qua cứ phây phây.

Với số tuổi ba mươi mốt của Thắng, nhiều người kể như là đã già. Nhưng Thắng thì trái lại… Trung nhận thấy Thắng nhiều khi tinh nghịch một cách thật con nít. Thắng hơn Trung sáu tuổi. Nhưng với Thắng, Trung có thể nghiễm nhiên gọi nhau bằng “mày, tao” mà không cần đắn đo suy nghĩ. Trung thường ngồi sau Vespa của Thắng. Hai đứa chạy nhông nhông khắp Sàigòn. Thắng thường hay thích đùa dai. Tới một ngã tư đèn đỏ…Thắng len lỏi, rồi ngừng ngay đầu một đoàn xe. Đột nhiên, Thắng sang số xe. Tiếng máy xe vào số, nghe như một tiếng gõ mõ. Rồi Thắng phóng lên khi đầu đường chưa bật đèn xanh. Nghe tiếng sang số của Thắng, cả đoàn xe đứng chờ, sang số chạy theo nhưng Thắng vừa chạy đã rẽ ngay tay phải. Tiếng còi cảnh sát thổi rầm rĩ… Chạy được một quãng, Thắng bảo Trung:

– Chúng mình lại xem chúng nó bị phạt đi…

Đi chơi với Thắng, Trung bao giờ cũng được hưởng những trò vui nho nhỏ như vậy. Ít khi thấy Thắng buồn. Thắng cười luôn, nhưng Trung biết rằng Thắng đã dấu một tâm sự đau thương ghê gớm.

Thắng vừa lên Thượng-sĩ… Anh chàng có vẻ ghét thậm tệ cái lon này. Nghe có vẻ già nua quá. Nhưng biết làm thế nào, chẳng lẽ cứ mang lon cũ, rồi vài ba thằng “thối mồm” thế nào cũng tố lên cấp trên là mình bất mãn. Thắng chửi thề:

– Mẹ kiếp, cứ để ông mang lon Trung-sĩ nhất ông lại còn khoái. Mang cái lon Thượng-sĩ, chẳng ra cái mẹ gì cả!…

Trong Không Quân, cái cấp bực tuy rằng không hạn chế, nhưng theo kinh nghiệm, nó phải chạy theo cái nghề mà mình làm. Làm sĩ quan, nếu mà theo cái nghề quan sát viên, nghĩa là nghề phó nhòm, thì ít khi nào có thể lên được cái lon Thiếu-tá. Làm thợ máy, kể cả bay lẫn bò sát, ít khi nào có thể lên được cái lon Thiếu-úy. Nếu làm thợ gác cổng, thợ xét giấy tờ ông đi qua bà đi lại, thì ít khi nào lên được tới cái lon Thượng-sĩ.

Ở trong Không Quân, những thằng có kinh nghiệm một chút, thì thế nào cũng hiểu ngầm cái giá biểu đã định. Không cần như các hiệu buôn phải treo bảng “bán theo giá đã ghi”. Đôi khi cũng có một vài vụ giá lên quá bảng ấn định nhưng mà giá đó là giá chợ đen thì kể đến làm cái…mẹ gì.

Một điều đáng ngạc nhiên cho Trung nữa, là Thắng có bằng Tú-tài I từ năm 1952. Ngày đó chàng mới học lớp….nhất. Thời gian qua đi mười mấy năm mà Thắng không thi nốt cái bằng Tú-tài bỏ dở. Trung mang cái thắc mắc ấy ra hỏi Thắng. Thắng cười hề hề:

– Tính tao vốn lười…Có cái bằng Tú-tài, lúc giải ngũ ra, với cái tính lười của tao, thế nào tao cũng làm đơn xin đi làm công chức. Mà làm công chức thì eo ôi chán lắm. Với lại, tao cũng sợ mang tiếng là thi đậu “Tú-tài võ”.

Những thằng tàu bay thường mang nặng nhiều mặc cảm. Khi khai vào lý lịch có bằng tú-tài, thế nào chúng nó cũng xúm lại hỏi:

– Tú-tài văn hay Tú-tài võ?…

Tú-tài văn là bằng Tú-tài thi đậu khi còn ở ngoài “xi-vin”. Có nhiều thằng ở ngoài “xi-vin” thi hoài thi hủy, mà không sao đậu nổi cái Tú-tài. Kỳ nào cũng chỉ thiếu có vài ba điểm. Tức mình, chúng nó vào lính tàu bay. Mặc quần áo ka-ki, đi thi được vớt tới hơn một chục điểm. Thi đậu là cứ phăng phăng. Bởi vậy, danh từ Tú-tài võ ra đời.

Trung cũng vừa lên cấp bậc. Từ tạm thời lên thực thụ. Cái lon mới cũng chẳng khác gì cái lon cũ nên chẳng mất tiền mua lon. Lương cũng chẳng thêm được đồng nào. Chỉ có cái thiệt trước mắt là mất tiền cho tụi bạn uống một bữa. Tính sơ sơ có một ngàn đồng. “Một ngàn đồng bạc Đông Dương”. Chúng nó hay gọi như vậy, để tỏ ra mình là con người quốc tế, tiêu nhiều thứ tiền, tuy rằng thằng nào cũng thích ăn…thịt chó.

Những buổi chiều, khi đèn Sàigòn vừa bật sáng, Thắng và Trung hay lang thang trên đường Tự Do. Đôi khi, hai đứa tạt vào thăm mấy cái snack bar, tìm mấy chị me Tây già, còn sót lại của cái thời “săng-đá”, đấu tiếng Tây bồi. Những giờ phút đó, Thắng nhớ tới cái trường thợ máy Rochefort, rộng mênh mông, con đường 14 juillet dài sâu hun hút.

Mùa đông miền Charente-Maritimes không lạnh lắm nhưng cũng đủ làm cóng đôi chân. Thắng mặc áo sơ-mi màu xanh thợ máy, cả tháng không thèm thay. Khi nào thấy cái cổ áo bẩn, thì lại mặt lộn ngược trở lại. Thắt cái cà-vạt, khoác thêm cái áo ngoài, lại vẫn “đẹp mắt” như thường. Cái con người của Thắng ở bên Tây thật là bẩn thỉu. Khi rời xa trường Rochefort, Thắng bùi ngùi nhớ Rue des Mousses, nhớ Eden, nhớ ba số 1, nơi có những nàng kiều nữ tóc vàng mắt xanh, 1.500 quan có thể gần nhau một lúc mà nếu gạ được em mang về cái xứ nước mắm này cũng vẫn le như thường.

Thắng xoay ly rượu nhìn vào tận đáy ly. Những buổi chiều thứ bảy, cầm tích-kê, đứng nối đuôi nhau sau mấy cô đầm non hôi nách, chờ tắm nước nóng. Căn phòng đợi bốc hơi như sương mù, làm ẩm ướt chiếc áo dạ. Ngoài trời, những cành cây khô rung rung, theo từng cơn gió heo hút. Khi có một phòng trống, mụ đầm già dài mồm ra gọi:

– Le suivant!….

Cái đuôi người lại nhích thêm được một tí. Le suivant! Le suivant!…Tiếng mụ đầm già ám ảnh Thắng như tiếng gọi văng vẳng vọng về dưới đáy ly rượu tám chục đồng. Thắng chợt tỉnh, khi Trung hỏi:

– Mày nghĩ gì vậy?….

Thắng mỉm cười:

– Tao nghĩ đến con Jacqueline, con bé bán táo ở đường 14 juillet…Mày biết thằng Hưng không? Nó gạ được em. Em dắt nó về nhà. Không biết nó tán tỉnh làm sao mà ngủ được với em, ngủ cả được với em sến của nhà em….Thật là một kỳ tài.

Thắng kể chuyện và cười vang thích thú, bất chấp những chàng lính Mỹ, ngồi trong quán trố mắt ngạc nhiên. Trung nghĩ đến bà Thừa, nghĩ đến Cúc. Cả hai mẹ con nhà ở đầu ngõ nhà chàng, đều để ý đến chàng. Cô con gái của bà – cô Cúc mê tiểu thuyết kiếm hiệp, cũng chỉ chờ chàng mở một câu là sẵn sàng tung hê tất cả. Nhiều khi chàng nghĩ mình cũng nên khai thác cái mỏ “lẳng lơ có nòi” này. Nhưng chàng muốn trung thành với mối tình của Thủy. Chàng thở dài, gọi thêm hai ly rượu. Vài cô bạn già, cầm ví tay, bắt tay Thắng và Trung:

– Ô voa Thắng…ô voa!…

Các cô già làm ban ngày đã hết giờ. Bắt đầu cho những cô trẻ làm việc buổi tối. Thắng và Trung cùng nghĩ tới đời lính, những phiên trực, gác. Cũng chia tay lạnh lùng như ở đây, khi đổi phiên…Chỉ khác có sự bàn giao, vài ba cuốn sổ, vài dòng chữ ngoằn ngoèo ghi vội. RAS. Rien à signaler. Phút cuối của một người là phút đầu của một người. Tiếng thì thầm của vài ba cô con gái, như chìm vào trong cái chán nản lan ra mãi. Thắng uống ly rượu hết một hơi, quơ tay cầm lấy mấy cái bông:

– Đi thôi mày!

Vỉa hè Sàigòn còn ướt nước mưa. Qua La Pagode, những khuôn mặt quen thuộc đến nhàm chán. Sàigòn chỉ có thế, chỉ có thế! Thắng lại nghe Trung thở dài:

– Sao mày không lấy vợ đi? Với cái tuổi hơn ba mươi của mày, đủ tư cách để lấy vợ lắm rồi.

Thắng thở một hơi thuốc lá:

– Tao chờ.

– Chờ cái gì? Chờ chồng của người yêu chết?…

– Không! Tao chờ một quy chế đủ bảo đảm cho vợ tao khi tao ngỏm.

Tự nhiên, Trung nghĩ đến một câu trong Chinh Phụ Ngâm. “Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân”. Ôi! Những người lính đã trót mang tiếng hào hoa như chàng, như Thắng, khi gục ngã, bao giờ cũng nghĩ tới tương lai của vợ, con.

Lòng Trung thấy buồn một cách lạ. Vợ của những người lính. Con của những người lính. Cái thảm cảnh của xã hội, liên quan đến Trung, đến Thắng, đến tất cả các chiến hữu ở khắp các chiến trường, tất cả như một nét đen thẫm kéo dài như một chữ thập chéo của một hoạ sĩ khi bất mãn với tác phẩm của chính mình.

Khi mà chồng gục ngã nơi chiến trường, cái bi thảm của những người vợ với tương lai mua vui cho thiên hạ. Những đứa con, lang thang ngoài đường phố, lấy những trái me ở những con đường vắng, lấy cá của sông Sàigòn làm cơm. Và cái đầu đường chờ đợi của những người đó là cái gì? Phải chăng là một cái nhà tù, một cái giường trong nhà thương thí.

Trung có một người bạn làm quận trưởng. Anh bị Việt Cộng giết trong một vụ phục kích. Rồi một ngày đi du hí, Trung gặp vợ bạn trong một dancing, trong cái không khí đầy khói thuốc lá, nước hoa và rượu mạnh. Trung gọi vợ bạn bằng chị mà không dám hỏi thăm về chuyện gia đình vì gặp “chị” ở đây, đã đoán hiểu cái tình cảnh phải bi thảm quá lắm rồi. Chung quanh Trung, những thằng oắt con, những ông già lụ khụ, gọi tên chị, lôi kéo chị, gọi chị bằng em…

Thắng và Trung đã lang thang đến bờ sông. Gió lạnh ban đêm làm hai người tỉnh hẳn. Trên trời, mây đen đã tan dần…Vài ngôi sao hiện ra như những đôi mắt u oán, những đôi mắt của những người chiến sĩ đã gục ngã, đôi mắt của anh Đại-úy Quận-trưởng, hằn học nhìn xuống, nhìn những bước chân trên sàn nhảy đã dẫm nát những hy sinh mà anh đã trọn vẹn dâng hiến cho non sông xứ sở.

Giọng Thắng mơ hồ:

– Lấy vợ! Có lẽ cũng đến phải lấy vợ. Bây giờ tao mới hiểu, tại sao những thằng tàu bay thích lấy vợ cô giáo. Tao cứ tưởng là một phong trào, một cái gì thuộc về vấn đề thời trang…Thủy của mày vẫn còn đi dạy học đấy chứ?

Trung gật đầu, thẫn thờ:

– Ước mong sao những thảm cảnh của vợ con lính chỉ là một cảnh “mưa bóng mây”.

Thắng rùng mình. Gió đêm từ bờ sông lành lạnh. Chàng bảo Trung đi về. Hai người đi trở về chỗ gửi xe ở phía cuối đường. Những chuyện buồn thường khắc vào con người những nét hằn sâu lên khuôn mặt. Vài tháng trước đây, Biệt-đoàn của chàng có tổ chức một chiến dịch để quyên tiền giúp gia đình một người bạn chiến dịch Nguyễn Thế Tế.

Biệt-đoàn những người áo đen, những người bạn thật thương yêu nhau, đưa cái công việc quyên tiền giúp một gia đình lên ngang hàng một chiến dịch. Thắng là đại diện của hạ sĩ quan nên theo chân “phái đoàn” ra nhà của Tế. Thắng nhớ rõ cả ngày tháng, ngày mùng ba tháng sáu. Bà mẹ của Tế khóc sướt mướt, kể lể về dự tính cưới vợ cho ông con trai. Người chị và người em gái, nước mắt ngập ngừng trên mi, hỏi ông Chỉ-huy trưởng:

– Thiếu-tá có biết tin gì về em nó không ạ?…

Chuẩn-úy Nguyễn Thế Tế được ghi là mất tích ngày 22-4-1965, trong một phi vụ Bắc phạt. Cha anh lại vừa mới mất. Cả gia đình, bây giờ chỉ trông cậy vào người con rể, chồng của người chị, hiện đang đồn trú tại một đơn vị thật xa Sàigòn. Thỉnh thoảng, “anh về với em rồi anh lại đi”… Tình cảnh thật đáng thương.

Số tiền quyên được là bốn mươi chín ngàn hai trăm đồng, chưa kể Phi-đội Trực-thăng thuộc Biệt-đoàn đang công tác tại Nha Trang. Đặc biệt là các bạn phi công cố vấn Hoa Kỳ tại Biệt-đoàn. Họ cũng đóng góp theo cấp bậc và còn tính đóng nhiều hơn, vì họ giàu. Nhưng những anh em trong Biệt-đoàn không muốn như vậy. Ông Thiếu-tá Chỉ-huy trưởng, còn rất trẻ, tâm sự nhỏ với Thắng:

– Tôi mà chết, tôi cũng chỉ mong anh em đóng góp cho gia đình tôi số tiền năm chục ngàn đồng.

Những người bạn cùng sống, chết với nhau, thật thương nhau. Nhưng sự giúp đỡ ấy tồn tại được bao nhiêu lâu? Một năm, hai năm?… Cuộc đời của con người đâu chỉ thu gọn ở một năm, hai năm?… Người lính hào hoa, cái tiếng nghe sao như một lời mỉa mai cay nghiệt.

Ngoài phố, lại có lộn xộn. Khu chợ Ông Tạ, biểu ngữ phản đối chính phủ giăng trắng xóa ngang đường. Phái đoàn theo ông Chỉ-huy trưởng ra nhà Chuẩn-úy Tế. Trước khi đi, ông còn dặn ở nhà:

– Báo động cho Biệt-đoàn ngay đi… Coi chừng không chúng nó lại chiếm được biệt đoàn. Máy bay sẵn sàng tất cả nhé. Chúng nó mà đảo chính thì bay lên “khện” cho chúng nó một trận.

Thời nầy, thật là nhiều cái lo. Có nhiều lúc, người ta quên kẻ thù Cộng sản . Đường đi vào nhà Chuẩn-uý Tế lầy lội, nhiều vũng bùn đục ngầu, quyện chặt bánh xe Jeep.

– Đời thằng phi công An-nam thật khổ… Chắc là hồi trước, chiều nào thằng Tế cũng phóng xe -xô-lếch về cái ngõ này…

Thắng theo mọi người vào một căn nhà có giàn hoa giấy. Con nít đông đặc ngoài cửa, xúm lại để xem mấy ông nhà binh. Bà cụ già, mẹ của Tế, ôm cháu ngoại trên tay, nhớ đứa con trai. Nếu còn ở gần, năm nay cụ sẽ cưới vợ cho con, sang năm chắc sẽ có cháu nội…

– Ối con ơi là con ơi!…

Thắng cắn chặt lấy môi dưới. Trong người của Thắng như có một cái gì trống lên ngực. Tất cả xúm lại an ủi bà mẹ. Viễn ảnh của một ngày xa xôi, có một cuộc trao đổi tù binh.

Tự nhiên Thắng nghĩ đến bài học khi còn ở lớp nhất “Làm người ai cũng phải có hy vọng”… Cái hy vọng của bà cụ già gần đất xa trời sao mà nó mong manh! Cái cảnh tre khóc măng, như cái cằn cỗi thương tiếc cho màu xanh. Không biết bà cụ già có còn sống để chờ đợi và lấy vợ cho con?…Nét mặt của người chị, mắt nhìn không chớp, vừa lo cho em, vừa lo cho chồng… Người em gái còn thật trẻ, tự hỏi biết đến bao giờ thì anh về…

– Thưa cụ và bà, trước anh Tế, còn có các anh Thiếu-tá Chẩn và Đại-úy Huề. Chúng ta đành chờ tới cái ngày trao đổi tù binh.

Người mẹ lại oà lên khóc…

Thắng cứ bị mãi cái ám ảnh đó. Những bước chân nặng nề, vang trên đường lạc lõng, Trung vẫn còn đi bên cạnh Thắng đây. Mới chín giờ tối, đường Sàigòn đã vắng. Thắng lấy xe đưa Trung về nhà. Thắng thả Trung xuống ở đầu ngõ. Trong căn nhà của Cúc, văng vẳng tiếng cười đùa, tiếng cười của những người con gái….Trung bước qua vũng ánh sáng hắt ra từ khung cửa sổ, rồi lẫn vào ánh đèn đường heo hút….

Dương Hùng Cường

 

Friday, May 21, 2021

Vì Kiếp Trước Em Đ Làm Khổ Đàn Ông - TOPA -

Tôi trở về nước lần này không phải để du lịch, mà để hoàn tất các thủ tục để đi định cư ở Vương Quốc Hòa Lan. Xa quê hương chỉ một thời gian ngắn, ngày trở về lòng tôi đã bồi hồi xúc động khi nhìn thấy lại quê hương Miền Nam… huống chi những người xa quê nhà đã trên bốn mươi năm vẫn chưa một lần trở về, thì nỗi thương nhớ quê hương sẽ làm cho họ khắc khoải biết bao nhiêu.

Hôm nay là ngày đầu tuần nên người đến làm hồ sơ tại Chi Cục Thuế của quận…  không đông. Tôi là người cuối cùng của buổi chiều hôm nay khi đồng hồ chỉ ba giờ hai mươi phút.

Tôi nhìn ông Chi Cục Trưởng, người sẽ ký xác nhận tôi không thiếu thuế với nỗi lo lắng. Tôi lo vì nếu bị trục trặc thì công việc làm ăn buôn bán bên kia cũng sẽ bị đình trệ theo. Trước khi đến đây tôi được người quen khuyến cáo: “Nếu muốn mau lẹ cô phải chịu cái thủ tục gọi là đầu tiên. Luật pháp của đảng là vậy. Luật pháp của đảng đã dung túng cho một số đông các cán bộ làm giàu bằng những thủ đoạn bất chánh...” Tôi hít một hơi thật dài cho không khí vô đầy buồng phổi để lấy can đảm nói ra điều mà, nếu người được đề nghị muốn bắt chẹt thì người đề nghị là tôi sẽ gặp rất nhiều điều phiền toái. Có khi còn bị ở tù nữa. Tôi nghĩ: “Ông ta là người ký xác nhận cho mình, thì mình phải nói, phải hỏi… để mọi việc được trôi chảy…”Nhớ lại lời người quen trước khi đến đây… “… Đất nước này người dân nào cũng phải biết đến bốn chữ ‘thủ tục đầu tiên.’ Người có tiền còn mua được những cán bộ có chức cao và những cán bộ có quyền thế một cách dễ dàng. Các viên chức cán bộ nhà nước người nào cũng khoái tiền và thèm gái cũng như danh vọng nên xã hội từ ngày…” Mấy mươi năm trôi qua rồi mà người nghèo thì vẫn còn nghèo mà người giàu thì càng giàu hơn  Nếu tôi rụt rè không dám nói không dám hỏi thì không chừng lại là điều thất sách.

 **

 Đó là người đàn ông còn trẻ, tuổi của ông khoảng ngoài ba mươi. Gương mặt của ông đầy đặn và trí thức. Nghĩ vậy nên tôi mạnh dạn lên tiếng hỏi:

“Thưa ông, hồ sơ xác nhận của em có cần phải bổ túc giấy tờ gì thêm nữa không ạ?”

 Người đàn ông ngước mặt lên nhìn tôi và nói:

“Không em. Không thiếu gì cả.Tôi chỉ...”

Tôi mạnh miệng nói lên điều thông thường vẫn xảy ra ở nước Việt Nam tôi:

“Ông giúp em, em sẽ đền ơn ông xứng đáng.”

Người đàn ông tỏ vẻ bối rối nên vội vàng nói:

“Không, không phải vậy đâu em…”

Có lẽ ông thấy tôi nhìn ông với vẻ lo lắng. Ông nói ngay để tôi yên tâm:

“Hồ sơ xác nhận không thiếu thuế của em hoàn toàn… tốt. Tôi sẽ giải quyết ngay bây giờ cho em. Tôi… tôi muốn hỏi em một đôi câu. Em có thì giờ nóí chuyện không?”

“Dạ thưa ông, em không bận việc gì cả. Ông muốn hỏi gì em xin ông cứ hỏi.”

Ông hơi chồm về phía trước và nói như chỉ để tôi nghe thôi:

“Tôi mới từ Ba Lan về làm việc ở đây chưa lâu. Tôi thắc mắc... có phải đây là phong trào, hay do từ những nguyên nhân nào mà các người phụ nữ Việt Nam bây giờ lại cứ tìm mọi cách để được lấy chồng Việt Kiều, hoặc, lấy chồng người nước ngoài trong khi ở Việt Nam mình cuộc sống cũng đã khá hơn xưa nhiều rồi. Luật pháp cũng đã rõ ràng và dễ dãi hơn xưa nhiều rồi.”

“Dạ, em hiểu ý ông . Vì ông làm việc ở đây chưa được bao lâu mà ông phải giải quyết nhiều hồ sơ của các thiếu nữ xin đi định cư ở các nước, nên vì vậy mà ông nghĩ người phụ nữ Việt Nam chúng em kiếm chồng ngoại quốc hay kiếm chồng Việt Kiều là phong trào… có phải vậy không thưa ông?”

Ông nhếch môi cười rồi nói:

“Em thông minh lắm.”

“Thưa ông, theo em nghĩ thì… phong trào chỉ bùng phát trong một thời gian rồi lại sẽ chìm xuống. Còn đây là... từ bao năm qua và cho đến khi nào mà xã hội vẫn không thay đổi, người dân vẫn không có tự do và vẫn chịu quá nhiều điều bất công thì, chừng đó người phụ nữ Việt Nam chúng em vẫn sẽ bỏ nước để theo chồng đến phương trời xa và, như vậy xem như sẽ là thông lệ. Điều mà ông nói về những đổi thay, tuy đó cũng là sự thật, nhưng, đó lại chỉ là mặt nổi thôi ông ạ. Nếu ông thật sự muốn biết, muốn nghe, và đừng… dị ứng với những gì em nói thì em sẽ nói cho ông biết tại sao em, tại sao người phụ nữ Việt Nam lại thích lấy chồng Việt Kiều hoặc lấy chồng ngoại quốc, hơn là lấy những người đàn ông trong nước.”

“Em là người phụ nữ thông minh và lại có sắc nữa. Tôi rất muốn được nghe từ chính miệng một người phụ nữ Việt Nam thông minh như em nói cho biết về điều đó lắm.Tôi rất hiểu câu chuyện em sắp nói sẽ có những điều… đụng chạm đến chính trị. Nhưng, tôi rất muốn được nghe. Tôi đảm bảo với em sẽ không có chuyện … dị ứng ở đây.”

“Vậy em xin được bắt đầu thưa chuyện cùng ông. Thưa ông, ngày em vừa bước chân lên bậc thềm trung học, em rất thích thơ văn nên cũng thuộc truyện Kiều của Ngài Nguyễn Du. Với cái tuổi chưa đủ khôn ngoan, nhưng em đã có nhiều lần xúc động đến rơi nước mắt để khóc thương cho một kiếp người. Khóc thương cho người cũng là vì em lo sợ cho số phận của chính mình. Ngài Nguyễn Du đã viết:

Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Như ông đã nhìn thấy, em cũng có dáng người cao ráo và cũng có nhan sắc trên trung bình… Chính vì vậy mà em thường lo sợ cho số phận em sẽ phải bị gian truân bởi câu hồng nhan bạc phận luôn theo em như là một ám ảnh.

Gia đình em trước kia thuộc thành phần lao động. Ba em là Hạ sĩ quan trong quân đội Miền Nam và bị thương tật. Mẹ em vừa buôn bán vừa lo việc nội trợ. Thế rồi… cuộc sống của gia đình em đã không còn được bình thường nữa khi chiến tranh chấm dứt… nhiều năm và em được ra chào đời, và, cho đến một ngày thì cả gia đình em bị tai nạn. Dưới sự bảo bọc của dì em, em được đến trường. Em được học hành đến nơi đến chốn. Và, em đã lớn dần lên theo năm tháng. Khi em đến tuổi trưởng thành và người đàn ông đầu tiên đến với em là anh chàng kỹ sư mới ra trường. Ngày ấy em cũng vừa bước qua tuổi mười tám được một tuần. Dáng người anh dong dỏng cao và khoẻ mạnh. Anh có cái sống mũi cao với hàm răng trắng muốt, cùng đôi mắt to với cái nhìn thật hiền hậu. Đó là những điều đáng ghi nhớ nhất trong lần đầu em gặp anh. Người dì của em nói: “Người ta con nhà giàu lại học giỏi và có nghề nghiệp vững vàng. Chắc chắn cuộc sống của con sẽ được hạnh phúc và sẽ không phải bươn bả chạy kiếm miếng ăn từng bữa.” Em đã nghĩ, thế là ông trời đã sắp đặt cho em có một cuộc sống thanh cao khi đem đến cho em một người đàn ông mà các cô gái hằng mơ ước.

Chúng em chung sống với nhau thật hạnh phúc được một năm thì, em khám phá ra anh ấy đã phản bội em khi có nhiều đêm anh nói phải làm thêm cho kịp công việc mà cấp trên đã giao. Nhưng, em đã tìm hiểu cho cặn kẽ và em biết rất rõ ràng những lần đó anh đã đi ngủ với những cô gái bán bia  ôm. Em vô cùng thất vọng. Anh đã ngoại tình. Ông có hiểu điều đó đã làm cho em đau khổ đến như thế nào không? Em đã có tất cả mọi thứ mà các phụ nữ khác mơ ước: Một gia đình với người chồng có học và có tài. Chồng em được mọi người nể trọng. Nhưng, đồng thời em cũng có người chồng đa tình. Mặc dù anh đã phân trần: “Công việc ở xứ này bắt buộc phải thù tiếp nhau trong những quán bia ôm để bàn công việc và để được ký những hợp đồng. Em đã là vợ thì em phải thông cảm cho anh. Anh hứa sẽ không bao giờ phụ em.” “Em phải thông cảm cho anh ấy được thường xuyên - mỗi tháng khoảng hai hoặc ba đêm - ngủ với gái để có được những hợp đồng? Còn nếu như em không thông cảm thì sao?” Em đã hỏi lại anh ấy như vậy. Và, thế là em đã nhận được những trận đòn đến sưng mình, đến thâm tím mặt mũi. Anh ấy đã có hành động của hạng người đứng đầu đường xó chợ. Anh ấy không còn yêu em thì hãy để anh ấy đi tìm hạnh phúc mới và niềm vui bên những chai bia…”

Ông ngắt lời tôi:

“Anh ấy đánh em bằng vật gì hay chỉ bằng tay?”

“Dạ, anh ấy đấm và đá em liên tu bất tận chứ không dùng vật gì cả.”

“Một người có ăn học và đã thành tài mà hành động như vậy thì chắc chắn phải có người đàn bà khác… như thế nào đó chứ không thuần là gái bia ôm đâu. Nếu vì gái bia ôm mà hành động như vậy thì… đáng bỏ lắm. Tôi nghĩ vậy.”

“Dạ, lúc đó em chỉ nghĩ anh ấy vì bạn bè rồi bị cô gái bia ôm nào đó hớp mất hồn chứ em không nghĩ… như ông. Bây giờ nghe ông nói và em nghĩ… có lẽ như vậy thì đúng hơn.”

 “Rồi sau đó em gặp người… bây giờ?”

“Dạ thưa ông, em chưa được cái ‘may mắn’ như vậy ngay đâu. Trong lúc em đau khổ vì hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ thì, em đã gặp người đàn ông thứ hai. Người này cũng có địa vị trong xã hội và đã qua một đời vợ. Em dường như đã cảm nhận được hạnh phúc trở lại bởi sự chân thật của anh. Em đã lấy lại được niềm tin để tiếp nối cuộc sống tưởng như đã chấm dứt vĩnh viễn rồi. Nhưng, rồi tất cả đã dừng lại và em lại bỏ ra đi khi mọi việc còn chưa kịp bắt đầu. Em không hiểu gì cả. Người đàn ông thứ hai này cũng vì bia ôm với bạn bè mà đã phụ em. Bây giờ em tin chắc một điều là, chín mươi chín phẩy chín mươi chín phần trăm người đàn ông Việt Nam sống trong nước đều thích nhậu và ngoại tình. Em không muốn dì em và bất cứ người thân nào biết về cuộc sống thật của em. Em không thể nói gì về hai người đàn ông đã trải qua đời em. Tất cả chỉ là sự nín nhịn giả dối. Em chấp nhận thua thiệt và, nỗi buồn đau đã theo em suốt thời gian dài mà chẳng thiết phải ra khỏi nhà không phải vì thiếu những nơi để đến chơi, bởi em bây giờ có thể vui chơi thỏa thích. Cũng chẳng phải vì em không có bạn bè, bởi em có thể tìm ra bạn bè. Đau buồn và âu lo như một thứ tâm bệnh khiến em từ từ thích sự cô đơn. Hoảng sợ, em quyết định phải tạo cho mình một cuộc sống giàu có với nghề mua bán bất động sản.”

Ông nhướng đôi con mắt lộ vẻ ngạc nhiên:

“Em có học qua ngành nghề đó à?”

“Dạ. em có học hai năm về kinh doanh… Em… em hợp tác với một người đàn ông đang có văn phòng hẳn hoi làm nghề mua bán bất động sản. Và… người đàn ông này sau đó là người đàn ông thứ ba trong đời em.’

Ông ngã lưng ra phía sau và hỏi với cái hé môi như cười nửa miệng:

“Cũng chưa phải là người… trăm năm?”

“Dạ… chưa. Người thứ ba này bằng tuổi em nhưng chưa lập gia đình vì mải mê công việc cũng như luôn lo lắng chăm sóc cho người mẹ già, người thân duy nhất của anh trên thế gian này. Anh thật hiền và có hiếu với mẹ. Anh ấy đã dịu dàng đưa em vào một chân trời mới, ấm áp, vị tha và đầy tình người. Anh thật kỳ diệu. Anh luôn tỏ ra chân thành, si mê và nồng nhiệt. Em luôn được thương yêu, nâng niu và trân trọng. Em được sống trong tình yêu thương và hạnh phúc... Rồi đột ngột anh buông tay thả cho em rơi từ thiên đường hạnh phúc xuống địa ngục của khổ đau. Em thật xót xa khi phát giác ra, anh cũng đã có nhiều lần đi vô khách sạn với gái bán bia ôm. Em khao khát tình yêu nhưng bây giờ em đã vô cùng thất vọng. Trong cái ký ức từ những lần giao thiệp của em với những người đàn ông có tư cách, có ăn học cao hay thấp thì, tất cả họ đều ngoại tình. Những người đàn ông có tiền ở xứ này, tất cả đều muốn - đều tạo cơ hội để ngoại tình. Tất cả đều thích gặp gỡ nhau bên bàn rượu, trong các quán bia ôm để bàn công việc làm ăn chân chính hay bất chính.

Buồn quá em đã tìm đến với điều mà trước kia em vẫn đả kích. Em đi xem bói. Người xem cho em là người cũng có tiếng tăm. Em không hề nói là em đã có qua ba đời chồng, thế nhưng người này quả quyết em đã chung sống như vợ chồng với ba người đàn ông. Người đó quả quyết, em sẽ gặp người đàn ông thứ tư; người đang sống ở nước ngoài trong một dịp mà em không ngờ. “Cô sẽ chung sống với người thứ tư này như là một sự trả nợ… cho kiếp trước. Số của cô đã định như vậy. Cô phải chấp nhận vì kiếp trước cô làm khổ đàn ông quá nhiều, nên kiếp này cô phải trả.”

Em không tin lời người thầy bói. Nhưng, trước đó em đã nguyện là sẽ không bao giờ lấy chồng là người ở trong nước nữa. Nếu phận số của em may mắn, em sẽ lập gia đình với người Việt đang sống ở nước ngoài. Bằng không thì, em chấp  nhận ở vậy cho đến hết cuộc đời này.

 **

Cuộc sống của em cứ lẳng lặng trôi qua với công việc em đang làm và rất bận rộn. Một ngày kia, sau một ngày làm việc khá mệt mỏi và, nếu như em phải nấu ăn nữa thì… có lẽ em cũng chẳng ăn được bao nhiêu. Nghĩ vậy nên em đi ăn ở tiệm. Trong một lúc em ngước mặt nhìn lên thì, em thấy người đàn ông trẻ đang nhìn em. Hắn ngồi đối diện em và cách em một cái bàn trong quán Ngon tọa lạc tại số 160 đường Pasteur quận 1. Hắn mặc áo hở ngực có chi chít những lỗ nhỏ như muốn khoe bộ ngực nở nang mà, mới nhìn thoáng qua thì ai ai cũng phải nghĩ ngay đây là chàng công tử ăn chơi cũng thuộc loại có hạng trong thành phố. Ngồi hai bên trái và phải của hắn, là hai cô gái rất dễ dàng để mọi người nhận ra ngay, đó là hai cô gái điếm chỉ vì cách chưng diện và những lời đối thoại. Có một điều gì đó làm cho em cảm thấy thú vị vô cùng khi một tay ăn chơi nghĩ em cũng là gái điếm. Hắn đứng lên bước qua bàn em xin được làm quen. Hắn nói những điều gì đó nhiều lắm, nhưng em không trả lời. Em chỉ nhìn hắn và cười thôi. Em cười là vì em tội nghiệp cho hắn quá. Hắn sẽ không bao giờ hiểu được tại sao một con điếm đẹp đi ăn một mình như thể đang đi kiếm khách, vậy mà lại dửng dưng từ chối trả lời những câu hỏi của hắn. Thế rồi sau đó hình như em loáng thoáng nghe như hắn nói hắn mới từ ngoại quốc trở về thăm quê hương. Và, em nghe như hắn nói hắn đang sinh sống ở Hòa Lan nữa. Gương mặt, lời nói và thái độ của hắn làm cho em tự tin và nghĩ rằng, hắn thành thật muốn quen em. Em cho hắn số điện thoại cầm tay và hắn trở về lại bàn với hai cô gái điếm của hắn. Hắn kín đáo trả năm đô la Mỹ cho bữa ăn tối của em.

Nếu quả hắn là Việt Kiều thật thì, em cũng nên quen thử xem hắn xử sự ra sao. Còn nếu không phải thì cũng không sao cả, vì em đã có mất mát gì đâu mà phải sợ chứ, phải không ông? Nếu hắn là Việt Kiều thì cách ăn mặc như thế cũng có thể thông cảm được chứ phải không ông?”

“Đúng vậy em à, Việt kiều trẻ ăn mặc như thế nào nhìn cũng… xem được. Rồi… em và anh Việt kiều đó diễn tiến ra sao?”

“Ngày hôm sau hắn điện thoại xin được gặp em tại một nhà hàng sang trọng. Hắn đến trước giờ hẹn để đón em. Em nhìn ngay mặt người đang đứng trước mặt em và tự hỏi: Đây là người, là hắn của đêm hôm qua đã đi ăn với hai cô gái điếm đây sao?

Ba người đàn ông trong nước đã “giúp” em biết ăn, biết nói và, đã cho em thấy quan tài nên em biết như thế nào rồi. Nhưng, với hắn em quyết tâm sẽ không để mình phải học thêm một bài học gì ở nơi hắn cả. Khi ăn món khai vị vừa xong, hắn nói ngày mai hắn sẽ trở về lại Hòa Lan. Em nghĩ, câu kế tiếp hắn sẽ rủ em đi khách sạn đồng thời với những lời hứa hẹn sẽ… đưa em lên mây. Trong khi chờ món ăn chính đưa ra, hắn đưa cho em một phong bì và nói: “Trong phong bì này có địa chỉ của anh và năm trăm euro. Nếu em muốn gặp lại anh và quen anh… lâu dài thì em mua vé máy bay qua thăm anh, rồi anh sẽ hoàn tiền vé lại cho em. Bằng ngược lại... buổi gặp hôm nay sẽ là kỷ niệm… đẹp cho anh.”

Có tiếng hát của người phụ nữ vừa cất lên bản dân ca với tiếng đệm đàn piano. Nhà hàng không lớn lắm nhưng cũng theo phong trào “hát cho nhau nghe.” Em không nói gì và chờ đợi. Đây là lần đầu em ngồi ăn uống với Việt kiều. Những mất mát và thua thiệt trong đời sống hôn nhân của em, thật khó mà chịu đựng nổi nếu như em không thử trắc nghiệm với một người đang sống ở nước ngoài, mà, theo những gì em được biết thì những người này về đây chỉ là để hưởng thụ. Hưởng thụ vật chất và, hưởng thụ thân xác người phụ nữ. Những sự phòng ngừa cho bản thân tuy cũng rất cần thiết nhưng không quan trọng, vì bản thân em đã có kinh nghiệm qua ba lần dang dở.

Chương trình nhạc mới bắt đầu nên hắn kêu thêm rượu. Người hầu bàn đem ra cho em dĩa tôm. Tôm tươi được ướp gia vị thật tuyệt ngon. Hắn chỉ ăn rau trộn và nói sợ bị mập. Em vừa ăn vừa quan sát hắn. Hắn ngồi đó, thản nhiên nhìn về phía sân khấu mà không tỏ thái độ nào. Chính điều này khiến em bỗng nhiên có đôi chút cảm tình với hắn. Em đẩy dĩa tôm đến truớc mặt hắn. “Tôm ngon quá. Anh ăn một chút với em cho vui.”

Hắn là người trầm tĩnh, dễ thương và vui tính. Hắn nói hắn đem về Việt Nam rất ít tiền nên chỉ đưa được cho em ngần ấy thôi. Em không nói nhiều mà chỉ nghe. Em sợ rồi em sẽ hỏi hắn, thế mà anh cũng cần phải có đến hai cô gái điếm ngồi bên anh sao? Như  vậy không phải anh nghĩ em chỉ đáng giá năm trăm euro hay sao?  Mắt hắn nhìn em chằm chằm nhưng không phải cái nhìn thèm  muốn.

Em và hắn từ giã tại ngay nhà hàng đó. Và, em hứa sẽ liên lạc lại với hắn khi nào em quyết định đi Hòa Lan. Hơn tháng sau em thu xếp công việc rồi báo tin cho hắn biết em sẽ qua Hòa Lan. Qua điện thoại em cũng nói thẳng cho hắn biết, em qua Hòa Lan là để cho biết cuộc sống của hắn như thế nào. Hắn vui vẻ nói: “Rất mong chờ đón em.”

 Phi trường Schiphol Amsterdam của Vương quốc Hòa Lan sáng hôm đó có nhiều nắng, nhưng nhiệt độ chỉ mười bảy độ C nên em cảm thấy lạnh vô cùng.

Anh ấy ăn mặc thật đẹp, miệng cười thật tươi, đón em ngay cổng ra và trao cho em bó hoa thật đẹp. Anh hỏi: “Em đi máy bay có bị mệt lắm không? Anh vui mừng chào đón em đến thăm anh và thăm đất nước này.”

Em nói thật:

“Cám ơn anh đã cho em bó hoa thật đẹp. Em… ngồi quá lâu trên máy bay nên cũng có hơi... ê mông, nhưng em không mệt. Anh à. Vì đi gấp quá nên em không kịp mua quà tặng anh làm kỷ niệm. Vả lại… em chỉ mang theo mình được hơn năm mươi đô Mỹ thôi. Em chưa biết...”

Hắn nghe em nói như vậy thì lộ vẻ mặt sửng sốt thật sự. Hắn nói: “Em nói gì mà lạ vậy. Anh mời em tất nhiên là anh phải lo cho em. Nói theo như bên Việt Nam mình là lo cho em từ A đến Z. Em yên tâm đi. Bây giờ mình ra xe rồi về nhà nghỉ hay em muốn đi ăn...”

Câu nói của hắn làm em thật sự xúc động. Em nói: “Trên máy bay họ cho ăn nhiều quá rồi anh à. Em no quá. Về nhà trước để xem cái tổ ấm của anh ra sao đã.”

Hắn nhìn em và cười thật hiền: “Anh... Anh chỉ có tấm lòng chân thật và trái tim để yêu một mình em thôi, ngoài ra anh không có gì cả.”

Hắn đưa em đi lấy xe rồi chạy thẳng một mạch về nhà.”

“Chuyện em đem theo chỉ có năm mươi đô Mỹ… là thật?”

“Dạ thưa ông, đó là sự thật. Việt Kiều thì cũng có nhiều thành phần chứ không phải ai ở nước ngoài thì đều giống nhau cả. Hắn... Anh ấy và em quen biết nhau chưa được bao ngày nên cũng cần nhiều thử thách lắm. Em tin anh ấy muốn quen em thật nên em không sợ khi chỉ mang theo người có ngần ấy tiền. Ông nghe em kể về người đàn ông Việt Kiều Hòa Lan của em đến đây, có lẽ ông sẽ nghĩ, đây là anh chàng có đầy ắp tiền trong tủ sắt hoặc trong ngân hàng mặc sức mà lấy ra tiêu xài, muốn tiêu xài bao nhiêu thì tiêu, phải vậy không thưa ông? Hoàn toàn khác hết ông ạ. Anh ấy cũng có chiếc xe bốn chỗ ngồi để đi làm. Anh ấy cũng có căn nhà mới mua nhưng còn phải còng lưng ra trả đến mấy chục năm nữa mới xong. Trong nhà thì trống trơn không có đến một vật gì gọi là đáng giá gọi là cho ra hồn ra vía gì cả. Sàn nhà lót cây thì mới lót chưa được đến phân nửa đành phải ngưng lại vì hết tiền. Máy giặt thì cũ rích. Máy xấy quần áo thì... đang còn ở ngoài tiệm đợi chừng nào có tiền sẽ đem về. Cũng may là còn có cái giường nệm cũ chứ không thì... Đó! Đó là những hình ảnh thê thảm của ngày đầu em bước chân vô căn nhà của một người Việt Kiều. Và, đúng như anh ấy đã nói với em ngoài phi trường, “Anh chỉ có tấm lòng chân thật và con tim dành để yêu một mình em thôi. Ngoài ra anh chẳng có thứ gì khác.”

Trong những ngày ở bên nhau, em rất cảm phục tư cách của anh ấy. Em rất cảm động về cách đối xử của anh ấy. Đúng như nhiều người phụ nữ ở trong nước đã nói với nhau là, đàn ông Việt Nam sống ở ngoại quốc biết thương yêu chiều chuộng và tôn trọng người phụ nữ, dù đó là người phụ nữ ở bất cứ quốc gia nào. Cho đến ngày cuối cùng ở Hoà Lan em vẫn chưa trả lời dứt khoát là sẽ về chung sống với anh ấy. Em như con chim đã bị thương nhiều lần nên chỉ cần một vật gì đó đưa ra trước mặt, dù vật đó là cành hoa thật đẹp cũng làm cho em hoảng sợ. Sau một tuần. Em chia tay anh ấy để về lại Việt Nam. Em xin anh ấy hãy cho em một thời gian để suy nghĩ. Và, hai tháng sau anh ấy và em tổ chức đám cưới thật lớn tại nhà hàng Caravelle Sàigòn với sự có mặt đông đủ của gia đình và bạn bè của anh ấy. Bên đàn gái chỉ có dì của em hiện diện thôi.

 **

 Khi về ở hẳn với anh ấy, em mới thấy anh ấy nói đúng. Anh là người chì có trái tim để yêu mình em thôi chứ anh ấy chẳng có gì cả. Về sống với anh ấy đuợc hai tuần, em nhận ra, anh ấy chỉ có hai bộ quần áo đẹp để mặc trong những dịp như… gặp em lần đầu tại bữa ăn trong nhà hàng có nhạc sống. Quần áo làm đám cưới anh ấy mướn. Để có tiền sửa nhà và đi Việt Nam, anh ấy đã làm đám cưới giả với cô gái nước nào đó đang sống bất hợp pháp ở Hòa Lan. Anh ấy không có tiền mà lại còn có một cái tính xấu rất lớn. Tính ba hoa. Tính hay nổ. Anh thường khoe khoang những điều không có thật mà nhiều khi em phải thẹn đến đỏ mặt. Anh ấy học hành chưa đến đâu, thế mà anh ấy lại nổ từng được một nhà băng lớn mướn làm một dự án, một công trình gì đó rất quan trọng.

Em không ngờ một cô gái khá xinh đẹp như em lại cứ phải luôn gặp những người đàn ông… kỳ quái. Nhưng, anh ấy khác những người đàn ông trước kia của em là vì anh thương yêu em thật sự… thế thôi. Lúc này em mới chợt nhớ đến lời của vị thầy bói năm nào nên em chỉ biết thở dài chấp nhận vì phần số của mình đã định như vậy rồi. Nếu em muốn thay đổi thì người kế tiếp không chừng sẽ còn tệ hại hơn. Em phải tìm cách để từ từ sửa đổi anh ấy. Và, em tin em sẽ sửa đổi được anh để anh trở thành người ăn ngay nói thật. Anh ấy phải làm ăn thật sự chứ không phải chỉ trong trí tưởng tượng. Đầu tiên em mở một cửa tiệm để buôn bán đồ trang sức phụ nữ bằng đá quý. Em chọn được một cửa hàng khá rộng rãi ở bãi biển du lịch nổi tiếng. Anh ấy sẽ trông coi cửa hàng và tiếp khách. Còn em, em sẽ đi đến các quốc gia trong vùng Châu Á để tìm mua hàng. Công việc mới bắt đầu nhưng lại khá suôn sẻ nên … em về lại đây để hoàn tất hồ sơ chuyển qua sinh sống luôn với anh ấy.”

“Em sẽ nhận giấy tờ ngay ngày hôm nay. Thế… khi nào thì em lên đường?”

“Dạ, khoảng mười ngày cho đến hai tuần.”

“Tôi… tôi cũng mừng cho em. Quả thật người phụ nữ Việt Nam từ bao đời rồi vẫn luôn chịu nhiều những thiệt thòi.”

“Theo em, người phụ nữ Việt Nam mãi mãi vẫn là người biết thương yêu chồng con và lo gìn giữ hạnh phúc gia đình luôn được  bền chắc. Nếu có thay đổi tính nết là do ở người đàn ông Việt  Nam quá khinh thường người phụ nữ mà ra. Dù không tiền nhưng  vẫn thích đàn đúm ăn nhậu. Rượu là một trong những nguyên  nhân làm gãy đỗ hạnh phúc, làm tan nát mái ấm gia đình, làm  chia ly tan vỡ những mối tình đẹp và thơ mộng, và, làm mất phẩm  cách. Xã hội Việt Nam với sự giáo dục đã xuống cấp nên đạo đức  cũng đã suy đồi trầm trọng đến khó mà một sớm một chiều vực  dậy được.

Ngày nào người đàn ông Việt Nam ở trong nước nhận biết được sự tai hại của rượu, biết giữ gìn đạo đức và phẩm cách, biết quý trọng người phụ nữ, biết chu toàn bổn phận của người chồng người cha trong gia đình… thì chừng đó người phụ nữ Việt Nam mới thật sự chấm dứt cảnh bỏ xứ Việt đến sinh sống nơi xứ lạ.”

“Em vừa nói rượu là một trong những nguyên nhân làm gãy đỗ hạnh phúc gia đình.Vậy những nguyên nhân khác nữa là gì?”

“Dạ, nhà cầm quyền này đã sai lầm khi đàn áp mọi tôn giáo và khủng bố những con chiên, những thiện nam tín nữ để mong mọi người từ bỏ đạo và trở thành người vô thần. Nhà cầm quyền này đang ra sức cố phá bỏ những nơi thờ phượng. Nhưng, một khi con người đã không còn niềm tin ở tôn giáo thì con người sẽ dễ dàng làm việc ác, thường xuyên phạm vào tội ác mà không hề lo sợ bị trừng phạt bởi Thượng Đế. Ông còn làm việc ở đây lâu và ông sẽ được dịp chứng kiến mỗi ngày con người gây ra những tội ác man rợ không khác gì thời loài người còn ăn lông ở lỗ. Nhà cầm quyền này thường có những hành động lỗ mãng đối với các viên chức của các chính phủ mà họ có bang giao. Nói theo cố nhà văn Duyên Anh thì, “Họ lập đi lập lại những giáo điều khốn kiếp của chủ nghĩa và mệnh lệnh đê tiện của lãnh tụ. Giống hệt phát xít, người mác xít mắc chứng nan y. Đó là ung thư óc. Ung thư óc biến họ thành con người tự tôn sùng mình một cách buồn cười. Với họ, cộng sản là quê hương của loài người, chủ nghĩa của họ bách chiến bách thắng, giai cấp của họ siêu việt. Khi họ nhân danh chủ nghĩa phát biểu một cái gì, cho một quyền lợi nào, ở bất cứ đâu, họ đều vinh danh cái tuyệt đối đúng của họ và xác định nó là chân lý. Mọi bất đồng, mọi phản kháng bị chụp mũ chống đối, bị chụp mũ phản động. Nói về giai cấp vô sản, lãnh tụ luôn luôn ngậm nước hoa phun vào giai cấp của mình từ tóc xuống đến móng chân. Nhưng, khi phê bình giai cấp đối kháng, nhất là giai cấp tiểu tư sản, thì họ cũng thừa khả năng ngậm nước cầu tiêu để vấy nhơ, để bôi nhục.”

“Em tin lời vị thầy bói năm nào đã nói với em nên kiếp này em phải bị nhiều điều trái ngang. Kiếp sau em vẫn muốn làm người Việt Nam. Khi đó chắc chắn cái đảng cộng sản này đã bị tận diệt từ lâu lắm rồi… phải không ông?”

Ông nhoẻn miệng cười nhưng không phát ra thành tiếng. Ông nói:

“Qua câu chuyện của em, nếu chúng ta tin vào kiếp luân hồì là có thật thì… cũng vì kiếp trước em đã làm khổ đàn ông nhiều nên kiếp này em phải trả… đúng như vị thầy bói nào đó đã xem cho em. Tôi chưa thấy người phụ nữ nào được may mắn gặp toàn những người có ăn học và có bằng cấp cao… Thế mà. Tôi chúc em nhiều may mắn và được hạnh phúc với người thứ tư này. Thỉnh thoảng nếu em có trở về thăm lại quê hương thì… đến đây thăm tôi nhé.”

 Tôi bắt tay ông từ giã với sự xúc động. Lần đầu tiên tôi gặp và nói chuyện thoải mái với người cán bộ cộng sản thật cởi mở. Phải chi quê hương Việt Nam của tôi toàn những viên cán bộ như ông Chi Cục Trưởng này thì… Ngoài đường vẫn còn nắng nhưng không nóng. Người qua lại trên đường phố vẫn đông đúc mà người nào mặt cũng tươi vui như thể họ đang mừng cho tôi, một người phụ nữ mà chiều nay đã nói ra được cái đau khổ mà phần đông những người phụ nữ Việt Nam phải chịu đựng từ bao đời qua vì những thói hư tật xấu của những người đàn ông Việt.

Trời Saigon buổi chiều nay sao tôi thấy đẹp quá. Đẹp vô cùng./.

 Topa (Hòa Lan)