FULRO
I. FULRO
Phong
trào FULRO có nguồn gốc từ thời thực dân Pháp (Front Uni de Lutte des Races
Opprimées). Tiếng Việt dịch là Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Các Dân Tộc Bị Áp
Bức, tiếng Anh là United Front for the Liberation of Oppressed Races. Như vậy FULRO
bao gồm các sắc dân thiểu số sinh sống trong vùng đông dương, nhưng đa số nằm
trong sắc dân Rhade ở Ban Mê Thuột. Người Rhade được xem như sắc tộc văn minh
nhất trong các sắc dân người Thượng sinh sống trên vùng cao nguyên nam Việt
Nam.
Lúc ban đầu FULRO được
xem như một phong trào “chính trị” đòi hỏi quyền lợi cho các dân tộc thiểu số
(quyền tự trị,…). Từ năm 1969 trở về sau, FULRO trở nên những nhóm võ trang du
kích chống lại cả VNCH lẫn quân đội Bắc Việt và VC. FULRO được người Hoa Kỳ và
nhiều nhóm người Pháp ủng hộ (có lẽ tài trợ). Phong trào FULRO chấm dứt các hoạt
động trong năm 1992, khi nhóm FULRO cuối cùng 407 chiến sĩ cùng với gia đình họ
giao nộp vũ khí cho quân Liên Hiệp Quốc trông coi hoà bình ở Cambodia.
II. BAJARAKA (Tiền thân
của FULRO)
Ngày 1 tháng Năm 1958,
một nhóm “trí thức” dân thiểu số dưới sự lãnh đạo của Y Bham Enuol, một công chức
người Rhade được Tây đào tạo, thành lập một tổ chức đòi hỏi quyền lợi cho người
thiểu số sinh sống trên vùng cao nguyên. Tổ chức chính trị đầu tiên này có tên
là BAJARAKA, tượng trưng cho bốn sắc dân thiểu số chính Bahnar, Jarai, Rhade,
và người K’Ho.
Ngày 25 tháng Bẩy,
BAJARAKA gửi một thông báo đến hai tòa đại sứ Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Hiệp Quốc,
phản đối sự kỳ thị (của chính phủ VNCH) và yêu cầu hai quốc gia đàn anh trên thế
giới can thiệp để cho họ được tự trị. Trong tháng Tám, Chín năm 1958, tổ chức
BAJARAKA tổ chức vài cuộc biểu tình ở Kontum, Pleiku, và Ban Mê Thuột. Tất cả đều
bị dẹp tan nhanh chóng, những lãnh tụ của phong trào sẽ nằm trong nhà tù trong vài
năm kế tiếp. Một trong những lãnh tụ của BAJARAKA, Y Bih Aleo gia nhập Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam (VC).
III. FLHP
Trong những năm đầu thập
niên 60s, có nhiều sự gia tăng về quân đội trên vùng cao nguyên. Từ năm 1961,
các cố vấn quân sự Hoa Kỳ đã phụ giúp thiết lập các làng “tự vệ võ trang” (Lực
Lượng Dân Sự Chiến Đấu – CIDG)
Trong năm 1963, quân đội
miền nam đảo chánh, lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, các lãnh tụ phong trào
BAJARAKA bị giam trước đây, được trả tự do. Vài lãnh tụ sắc dân thiểu số được
trao cho chức vụ làm việc trong chính quyền. Paul Nur, nhân vật thứ hai trong
nhóm BAJARAKA được phong làm phó tỉnh trưởng Kontum, trong khi lãnh tụ Y Bham
Enuol làm phó tỉnh trưởng Dak Lak (Ban Mê Thuột). Đến tháng Ba năm 1964, được
người Hoa Kỳ đứng sau lưng, các thủ lãnh BAJARAKA kết hợp với lãnh tụ sắc dân
thiểu số khác người Chàm (Chăm) thành lập Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên (tiếng Pháp: Front de Liberation des Hauts
Plateaux - FLHP).
Mặt trận này chia ra
hai nhóm. Nhóm “ôn hòa” dùng đường lối mềm dẻo theo cựu lãnh tụ Y Bham Enuol,
nhóm qúá khích dùng bạo lực chống lại theo Y Dhon Adrong. Từ tháng Ba đến tháng
Năm 1964, nhóm quá khích Adrong vượt biên giới sang Cambodia chiếm đồn bót cũ
do người Pháp để lại (căn cứ Rolland) làm căn cứ hoạt động trong tỉnh
Mondulkiri cách biên giới Việt Miên 15 cây số. Nhóm này tiếp tục tuyển mộ kháng
chiến quân FLHP.
Trong cùng thời gian
đó, ông Hoàng Norodom Sihanouk cố gắng phối hợp các nhóm tự trị, ly khai hoạt động
trong miền nam Việt Nam và các khu vực dọc theo biên giới Việt Miên. Nhóm quá
khích Adrong bắt liên lạc với hai nhóm:
·
Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Chàm (Cham
Liberation Front) dưới sự lãnh đạo của Trung Tá Les Kosem, một sĩ quan người
Chàm trong quân đội Cambodia. (FARK)
·
Mặt Trận Giải Phóng Kampuchia Krom
(FLKK) dưới vùng đồng bằng sông Cửu Long, do một vị sư (bỏ đi tu) lãnh đạo,
Châu Dara.
Kosem, sĩ quan người
Chàm cao cấp nhất trong quân đội Cambodia đã dính líu các hoạt động của người
Chàm từ cuối thập niên 50s, bị tình nghi làm gián điệp “hai mang” (đôi, nhị
trùng) cho cơ quan tình báo Cambodia và người Pháp. Nhóm FLKK vừa bí mật, bán
quân sự được gọi là nhóm “Khăn quàng cổ trắng” (White Scrves), lập căn cứ trong
khu vực Thất Sơn, tỉnh An Giang thành lập từ cuối thập niên 50s, do vị sư Samoul
Sen lãnh đạo.
IV. Vụ nổi loạn ở Ban
Mê Thuột năm 1964.
Ngày 20 tháng Chín năm
1964, có một cuộc nổi loạn trong các trại Lực Lượng Đặc Biệt (Dân Sự Chiến đấu,
CIDG), Buon Sar Pa và Bu Prang trong tỉnh Quảng Đức, Buon Mi Ga, Ban Don, và Buon Brieng trong tỉnh
Dak Lak. Mấy quân nhân VNCH (LLĐB) bị giết và quân Mũ Xanh LLĐB/HK bị tước khí
giới. Nhóm FULRO phát xuất từ trại LLĐB Buon Sar Pa chiếm đài phát thanh trên
đường 14, khu vực tây nam ngoại ô Ban Mê Thuột, từ đó họ phát thanh đòi quyền tự
trị, độc lập. Trong buổi sáng ngày 21 tháng Chín, lãnh tụ ôn hòa Y Bham Enuol bị
bắt cóc ngay tại nhà bở nhóm Buon Sar Pa.
Nhóm quá khích được cố
vấn yểm trợ từ bên ngoài gôm có: Y Dhon Adrong, một người Rhade trước đó làm thầy
giáo, hai sĩ quan quân đội Hoàng Gia Cambodia, Trung Tá Y Bun Sur một người thuộc
sắc dân M’nong, tỉnh trưởng Mondulkiri của Miên, và Trung Tá Les Kosem, người
Chàm. Một cố vấn nữa là Chau Dara, trước đó đi tu dưới đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đêm 21 tháng Chín,
1964, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Có, tư lệnh Quân Đoàn II, bay xuống Ban Mê Thuột từ
Pleiku, gặp gỡ vài lãnh tụ dân tộc thiểu số trong Buon Enao, và ông ta hứa với
họ sẽ trình lên Thủ Tướng Nguyễn Khánh vài điều điều kiện. (Buon Enao là thí điểm
đầu tiên quân Mũ Xanh LLĐB/HK thiết lập trại LLĐB, huấn luyện DSCD). Sau cuộc đàm
phán êm xuôi, Tướng Nguyễn Hữu Có yêu cầu các lãnh tụ người Thượng thuyết phục
nhóm nổi loạn trở về trại LLĐB của họ chờ kết qủa (quyết định từ Saigon). Tuy
nhiên nhóm nổi loạn từ Buon Sar Pa không chịu, họ bỏ căn cứ, đem theo súng đạn,
vượt biên qua tỉnh Mondulkiri của Miên.
Trong những tuần lễ kế
tiếp, nhóm nổi loạn (đào ngũ) từ trại LLĐB Buon Sar Pa trong đất Miên được tăng
cường thêm quân DSCĐ đào ngũ từ các trại LLĐB khác, kéo qua đất Miên. Y Bham được
đưa lên làm lãnh tụ nhóm FULRO, cấp bậc “tướng” và là Tổng Thống vùng Cao Nguyên
Champa. Đó là dấu hiệu sự ảnh hưởng của các cố vấn người Chàm đối với người Thượng,
Trung Tá Les Kosem và Chau Dara.
Vài tuần lễ sau, gia đình
Y Bham được đưa ra khỏi Buon Ea Bong, cách trị trấn Ban Mê Thuột ba cây số hướng
tây bắc. cả gia đình được hộ tống đi đến căn cứ của FULRO trong tỉnh Mondulkiri
trên đất Miên.
Trong thời gian người
Thượng nổi loạn ở Ban Mê Thuột, Trung Tá Y Bun Sur và Trung Tá Les Kosem phục vụ
trong quân đội Hoàng Gia Cambodia, và cả hai đều làm việc cho Phòng Nhì (Tình Báo)
Cambodia. Trung Tá Y Bun Sur cũng phục vụ trong ngành tình báo Pháp. Điều này
cho thấy, rất có thể người Pháp đứng sau lưng vụ nổi loạn.
FULRO làm thêm một vố nữa
trong tháng Mười Hai năm 1965, kết qủa 35 người Việt bị giết, trong đó có thường
dân. Vụ này bị dẹp tan nhanh chóng, bốn cấp chỉ huy FULRO: Nay Re, Ksor Bleo,
R’Com Re, và Ksor Boh bị bắt và tử hình nơi công cộng.
V. Thương thuyết và
chia xẻ
Ngày 2 tháng Sáu năm
1967, Y Bham Enuol gửi một nhóm đại diện đi Ban Mê Thuột thương thuyết với chính
quyền VNCH. Ngày 25, 26 tháng Sáu 1967, một phái đoàn đại diện các dân tộc thiểu
số trong khắp miền nam Việt Nam trình “Thỉnh Nguyện Thư”. Ngày 29 tháng Tám năm
1967, họ được họp với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Gia
và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch ủy Ban Lãnh Đạo Trung Ương. Ngày 11 tháng
Mười Hai năm 1968, các cuộc họp giữa FULRO và chính quyền VNCH đưa đến quyết định:
công nhận quyền dành cho sắc dân thiểu số, thành lập bộ Phát Triển Sắc Tộc để
phục vụ quyền lợi dành cho họ, và lãnh tụ Y Bham Enuol được quyền trở về sinh sống
ở Việt Nam.
Theo tài liệu trên
Internet:
American University of
Nigeria
27/11/2015
vđh
No comments:
Post a Comment