Tuesday, April 30, 2013
Sunday, April 28, 2013
Người vui, người buồn trong dịp 30/4
LS Nguyễn Văn Đài
Gửi tới BBC từ Hà Nội
Cập nhật: 04:11 GMT -
thứ hai, 29 tháng 4, 2013
Mỗi
dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào
Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới
ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của
mình.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Từ
nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự
hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã
chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.
Cuối
năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến
người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư
bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để
xem cuộc sống sung
túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân
Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc
hậu của chế độ cộng sản.
Cùng
thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự
cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư
bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có
cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân
chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.
Hoài nghi, nuối tiếc
Cuối
năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn
cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.
"Nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự."
Năm
2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc
gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự.
Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong
khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ
cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được
sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và
nối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Nhìn
lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao
cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến
hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm
khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện
đại. Nhưng tham nhũng đã
trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo
đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời
sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,... và
trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.
Nhiều
người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức
chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để
cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ
là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì
khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và
còn biết bao nhiêu những người
dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ đã bị sách nhiễu,
đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.
Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”
Tôi
trả lời: Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng
toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối
tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho
rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ
đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về
kinh tế,
còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.
Bài phản ánh quan điểm và văn phong của riêng tác giả, một luật sư bất đồng chính kiến sống tại Hà Nội.
Saturday, April 27, 2013
Full Movie Departures (Okuribito)
Phim truyện quá hay vì nói lên được lẽ sinh tử của kiếp người.
Nghi thức mai táng đặc thù của Nhật.
Người Nhật tự chế cảm xúc, không khóc mướn thương vay, rựợu chè đàn hát trong dịp tang ma như ở VN.
Tiễn biệt ngừời chết họ hẹn là " Mình sẽ gặp lại nhau". Và cái chết đối với người Nhật là mình buớc qua một cánh cửa đi về một nơi mới lạ. Nơi ấy không là Cõi Vĩnh hằng, Thiên đường Địa ngục...như niềm tin các tôn giáo đã đặt để cho loài ngưòi.
Quan niệm sống của người Nhật cũng đơn giản như quan niệm " Vât dưỡng nhơn, Ăn để sống" vì thực tế là mọi sinh vật đều ăn loài vật chết để tiếp nối cuộc sinh tồn.
Cái chết của con người thiên hình vạn trạng như trong " Văn tế thập loại chúng sinh".
Nhưng
Departures nói lên được một xã hội đang chuyển mỉnh như quan niệm về sự
nhìn nhận việc "Thay đổi phái tính", cái chết của bà góa phụ chủ tiệm
Phòng tắm nứơc nóng khiến cho sinh hoạt của một thị trấn không còn như
xưa nữa.
Và ngừời Nhật cũng sâu sắc về chữ Duyên trong cuộc đời khi cuối cùng ngừời con đã nhận diện được người cha quá cố ở tuổi 70.
Kiếp
người ai ai cũng phải qua cho trọn nhưng có nghĩa gì không khi có kẻ đã
từng hét ra lửa mửa ra máu rồi cũng xuôi tay hay như người cha trong
phim này chỉ để lại cho thế gian vài tụng đồ lặt vặt.
Friday, April 26, 2013
'Bolinao 52' vào ngày 30 Tháng Tư / chiếu phim tại hội trường VNCR, 14861 Moran St., Westminster, CA 92683.
Một cảnh trong phim “Bolinao 52.” (Hình: bolinao52.com)
Chiếu phim 'Bolinao 52' vào ngày 30 Tháng Tư
Friday, April 26, 2013 6:49:41 PM
WESTMINSTER (NV) - Vào
lúc 6 giờ chiều Thứ Ba, 30 Tháng Tư, để đánh dấu sự kiện 38 năm hàng
triệu người Việt đã tìm đường chạy trốn chế độ Cộng Sản Việt Nam và
nhiều người đã bỏ mình trên biển Ðông, ban tổ chức phim “Bolinao 52” sẽ
thực hiện buổi chiếu phim tại hội trường VNCR, 14861 Moran St.,
Westminster, CA 92683.
Giá vé vào cửa là $5 để giúp trang trải chi phí chiếu phim.
“Bolinao 52,” do Ðức Nguyễn đạo diễn, thuật lại câu chuyện của một phụ nữ Việt sống sót trong chuyến tàu định mệnh kể lại thảm kịch của người tị nạn bỏ mình trên biển.
Ngoài ra, ban tổ chức còn một số DVD của cuốn phim sẽ bán nhân dịp chiếu phim này để chi trả chi phí chiếu phim.
Mọi chi tiết, xin liên lạc đài VNCR qua số điện thoại 714-891-8142. (Ð.D.)
The groundwork laid by Bolinao 52 is now being used to create a path by
the new generation of Vietnamese overseas to build and maintain the
heritage that is so central to our identity and legacy.
A group of younger Vietnamese Canadian in Montreal is taking on an initiative to bridge the generation gap in the Vietnamese Canadian community. Spearheaded by Glenn Hoa, a young Vietnamese Canadian dentist, the Generation's Legacy is organizing events to raise fund for the Boat People Museum in Ottawa.
How does Bolinao 52 play a role in all this?
Last summer, we traveled to Calgary, Canada to attend the "PASS IT ON" conference. The 3-days conference was created to address the generation gap issues among the Vietnamese Canadian population. Its aim is to create a new crop of leaders for the future. Glenn Hoa at the time was a skeptical attendee. But after watching Bolinao 52, Glenn had a change of heart. This is what he wrote:
"Something simple, that a cynical and resistant youth, of any ethnicity, can watch and be touched by. This is why Bolinao 52 is so important! It completely changed me! In Calgary, I was just a spectator. Now, in Montreal, I have hope! And I'm just 1 person. Imagine if there are 10, 20, 30, 100 like me. Wouldn't that be awesome? Bolinao 52 does not give the answers, but it makes us think of questions. Who in my family are Boat People? Why haven't I given them more appreciation? If I could do something to honour their journey, what would it be? If the Japanese have the samurais, warriors that sacrificed their life in the name of honour, why can't the Vietnamese 2nd generations honour the Boat People as their universal source of inspiration?"
So continuing the mission of inspiring a new generation of youth to preserve the Vietnamese Boat People legacy, we will be heading to Montreal, Canada on March 2 and 3, 2013 for yet another presentation. This time, we hope to inspire more souls like Glenn Hoa to build and preserve the legacy of Vietnamese Boat People.
For more information visit the Generation's Legacy Facebook Page:
https://www.facebook.com/generationslegacy.ca
Giá vé vào cửa là $5 để giúp trang trải chi phí chiếu phim.
“Bolinao 52,” do Ðức Nguyễn đạo diễn, thuật lại câu chuyện của một phụ nữ Việt sống sót trong chuyến tàu định mệnh kể lại thảm kịch của người tị nạn bỏ mình trên biển.
Ngoài ra, ban tổ chức còn một số DVD của cuốn phim sẽ bán nhân dịp chiếu phim này để chi trả chi phí chiếu phim.
Mọi chi tiết, xin liên lạc đài VNCR qua số điện thoại 714-891-8142. (Ð.D.)
Bolinao 52 is Creating A Legacy
A group of younger Vietnamese Canadian in Montreal is taking on an initiative to bridge the generation gap in the Vietnamese Canadian community. Spearheaded by Glenn Hoa, a young Vietnamese Canadian dentist, the Generation's Legacy is organizing events to raise fund for the Boat People Museum in Ottawa.
How does Bolinao 52 play a role in all this?
Last summer, we traveled to Calgary, Canada to attend the "PASS IT ON" conference. The 3-days conference was created to address the generation gap issues among the Vietnamese Canadian population. Its aim is to create a new crop of leaders for the future. Glenn Hoa at the time was a skeptical attendee. But after watching Bolinao 52, Glenn had a change of heart. This is what he wrote:
"Something simple, that a cynical and resistant youth, of any ethnicity, can watch and be touched by. This is why Bolinao 52 is so important! It completely changed me! In Calgary, I was just a spectator. Now, in Montreal, I have hope! And I'm just 1 person. Imagine if there are 10, 20, 30, 100 like me. Wouldn't that be awesome? Bolinao 52 does not give the answers, but it makes us think of questions. Who in my family are Boat People? Why haven't I given them more appreciation? If I could do something to honour their journey, what would it be? If the Japanese have the samurais, warriors that sacrificed their life in the name of honour, why can't the Vietnamese 2nd generations honour the Boat People as their universal source of inspiration?"
So continuing the mission of inspiring a new generation of youth to preserve the Vietnamese Boat People legacy, we will be heading to Montreal, Canada on March 2 and 3, 2013 for yet another presentation. This time, we hope to inspire more souls like Glenn Hoa to build and preserve the legacy of Vietnamese Boat People.
For more information visit the Generation's Legacy Facebook Page:
https://www.facebook.com/generationslegacy.ca
Thursday, April 25, 2013
Monday, April 22, 2013
Wednesday, April 17, 2013
Làng quê tôi sau ngày “Giải phóng”
Trước ngày dinh Ðộc Lập ra lệnh bỏ Tây nguyên, những hoạt động quân sự của Cộng quân ở đồng bằng miền Trung còn rời rạc. Lực lượng chiến đấu của quân đội Miền Nam đang bảo vệ vững chắc các tiền đồn và nắm ưu thế trên các trận tuyến. Bỗng dưng lệnh di tản ban hành làm cho tinh thần quân sĩ tuột dốc một cách thảm hại và lòng dân hoang mang cùng tột.
Trời chập choạng tối, vầng trăng lưỡi liềm treo lơ lửng trên đỉnh trời vừa đủ sáng cho mọi người nhìn rõ chiếc trực thăng khẩn cấp hạ cánh trong trại Hoa Lư đón Ðại tá Tỉnh trưởng bay ra căn cứ Chu Lai.
Lửa thiêu hủy những đống hồ sơ mật bắt đầu bùng cháy trong Bộ chỉ huy Tiểu khu. Tiếng la thét, tiếng gọi nhau của thân nhân gia đình binh sĩ làm náo động trong khu trại gia binh. Họ chen chúc trèo lên những chiếc GMC đã ứng trực từ lúc xế chiều.
Lửa thiêu hủy những đống hồ sơ mật bắt đầu bùng cháy trong Bộ chỉ huy Tiểu khu. Tiếng la thét, tiếng gọi nhau của thân nhân gia đình binh sĩ làm náo động trong khu trại gia binh. Họ chen chúc trèo lên những chiếc GMC đã ứng trực từ lúc xế chiều.
Chiếc com-man-do-ca dẫn đầu đoàn xe hướng về Chu Lai, nơi đồn trú của Bộ tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ Binh. Con đường chật ních người chạy loạn. Tiếng kêu gào khóc than, tiếng còi xe dẹp đường vang lên thành một âm thanh hỗn độn. Dân chúng chen lấn nhau đạp lên cả thân thể cụ già, trẻ em kiệt sức nằm sóng soài bên lề đường. Dòng người di tản không định hướng, không đích điểm. Họ cứ theo chân quân đội như bị cuốn hút bởi lượng sóng người trong cơn hốt hoảng. Xe kéo tung những đoạn concertina lôi bừa một em bé tựa như kéo theo chiếc mền rách. Ban đầu còn nghe tiếng kêu cứu, dần dà chỉ còn là tiếng khóc vô vọng. Về phía xa xa, đạn pháo của Cộng quân chận đường đã bắt đầu nổ vang.
Mây đen kéo kín bầu trời che khuất ánh trăng thượng tuần, đoàn người di tản như dòng sông cuồn cuộn chảy trong bóng đêm mịt mùng . Họ chen chúc, đan chân rít quanh những chiếc xe lăn bánh chậm chạp lên dốc đồi Chùa. Bỗng, tiếng nổ xé màn đêm của qủa đạn B 40 VC bắn vào chiếc com-man-do-ca dẫn đầu. Lửa bùng lên, tiếp theo là đại liên, lựu đạn, súng AK bắn xối xả vào đoàn người hoảng loạn. Xác người ngã xuống trên đường, trên bờ nương ruộng lúa,.
Vượng bị hất tung khỏi xe, nằm bất tỉnh trên bờ cỏ vệ đường. Vượng tỉnh dậy lúc trời vừa tờ mờ sáng. Khói vẫn còn bao phủ cả một vùng rộng lớn. Xác người, xe cộ, túi xách, ba lô, quần áo trận, giày dép ngổn ngang trên quốc lộ. Vượng đứng lên nhìn quanh quẩn. Bất chợt anh nhận ra xác của Ðại úy Xương, trưởng phòng Tâm lý chiến Tiểu Khu. Sát chân đồi là xác Trung úy Nghiêm, người cùng quê với Vượng , anh kéo hai người ấy vào một nơi. Cách một đoạn xa là thi thể Trung tá Bằng chỉ huy trưởng trung tâm Yểm trợ Tiếp vận nằm bên gốc cây bạch đàn.
Lê đôi chân rã rời về hướng quận Bình Sơn, Vượng lại bắt gặp xác hai người bạn thân, Thiếu Tá Lê Hòa Tham Mưu Phó CTCT và Thiếu úy Nguyễn Văn Thìn phụ tá phòng Chính Huấn.
Lê đôi chân rã rời về hướng quận Bình Sơn, Vượng lại bắt gặp xác hai người bạn thân, Thiếu Tá Lê Hòa Tham Mưu Phó CTCT và Thiếu úy Nguyễn Văn Thìn phụ tá phòng Chính Huấn.
Trước những cái chết đầy thương tâm của chiến hữu, lòng Vượng chai lạnh chẳng còn chút lo âu, sợ hãi. Anh sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống. Chết hay vào tù đều như nhau. Với bộ áo quần trận bê bết bùn và máu, Vượng thất thểu nhập vào đoàn người quay về mỗi lúc mỗi đông. Từ Bình Liên vào Sơn Hương, một đoạn đường tuy ngắn nhưng đầy hãi hùng. Những thây người nát nhầy như những con thú bị nhiều lần bánh xe lăn qua. Những đứa bé nằm chết bên thây mẹ, xác cụ già còn ôm trong lòng chiếc xách tay.
Gương mặt phờ phạc, đôi mắt thất thần, Vượng lầm lũi bước đi . Anh nghĩ đến người chị có còn ở thị xã hay đã bỏ xác đâu đó trên đoạn đường kinh hoàng nầy. Vượng nghĩ đến thân phận mình, gần nửa cuộc đời bây giờ trắng tay.
Vừa đi vừa suy nghĩ miên man, chợt tiếng quát : “đứng lại!” Vượng giật mình nhìn lên. Hai nòng súng AK chĩa thẳng vào anh. Một tên đội nón tai bèo, tên kia nón cối. Cả hai đều mặc áo quần bà ba. Thoạt nhìn Vượng biết ngay là bọn du kích.
Một tên lớn tiếng hỏi :
Vừa đi vừa suy nghĩ miên man, chợt tiếng quát : “đứng lại!” Vượng giật mình nhìn lên. Hai nòng súng AK chĩa thẳng vào anh. Một tên đội nón tai bèo, tên kia nón cối. Cả hai đều mặc áo quần bà ba. Thoạt nhìn Vượng biết ngay là bọn du kích.
Một tên lớn tiếng hỏi :
- Súng đâu ?
- Mất, Vượng mệt mỏi trả lời
- Ðưa tay lên !
Tên đội nón tai bèo ra lệnh rồi bước tới lục soát quanh người Vượng, hắn hỏi :
- Tên gì ?
- Vượng
Tên nón cối quát :
- Trả lời cho đầy đủ tên họ.
- Hoàng Ðình Vượng.
- Cấp bậc ?
- Ðại úy.
- Quê quán ?
- Lộc Sơn.
Hai đứa nhìn nhau, một tên bảo :
- Cởi giày !
Vượng ngần ngừ, tên kia đưa báng súng lên hăm dọa :
- Cởi giày ra nghe không, muốn ăn báng súng sao ?
- Vượng ngồi xuống cởi đôi giày sô để trước mặt. Tên nón tai bèo tiếp :
- Cởi luôn cả tất nữa.
Vượng vừa bỏ đôi vớ vào giày, tên nón cối vội chụp lấy, cột chung hai chiếc giày lại với nhau rồi mang lên vai. Sau khi trói tay Vượng bằng sợi dây dù, chúng chĩa súng vào lưng đẩy anh đi về hướng huyện lộ.
Hai tiếng đồng hồ đi trên con đường đầy đá dăm, đôi bàn chân trắng mịn của Vượng phồng lên, vỡ ra tươm máu. Những mảnh đá dăm trải đường nhọn hoét thay nhau cứa vào gan bàn chân đau buốt thấu xương. Thêm vào đó cơn khát nước đến cùng cực, khiến Vượng muốn bỏ chạy để nhận những viên đạn bắn đuổi theo may ra giải thoát được nỗi đau khổ nầy. Chợt, chúng đẩy Vượng vào căn nhà bên đường. Một cụ già xách ấm nước rót mời hai tên du kích và cả Vượng . Bát nước chè tươi thơm lừng mùi vị thôn quê khiến Vượng nhớ đến những tháng năm thơ ấu bên vườn cây ăn trái và hàng chè xanh sau nhà. Thấy hai bàn chân đầy máu, bà cụ đem cho Vượng hai mảnh vải mùng cũ. Bà nhìn anh với ánh mắt đầy lo ngại.
Vượng tiếp tục lên đường, đôi chân nhờ mảnh vải mùng quấn rịt vết thương nên đỡ phần cọ xát với đá sạn.
Chúng dẫn Vượng băng qua con suối cạn bên dưới cây cầu bị giựt sập, dấu hiệu đầu tiên của vùng đất hoàn toàn mất an ninh.
Chúng dẫn Vượng băng qua con suối cạn bên dưới cây cầu bị giựt sập, dấu hiệu đầu tiên của vùng đất hoàn toàn mất an ninh.
Quê Vượng đây rồi, Lộc Sơn! Vườn nhà xơ xác, cánh đồng phì nhiêu ngày xưa giờ đây bị bỏ hoang quá nửa. Mười mấy năm cách xa, giờ thấy lại nơi chôn nhau cắt rún của mình, lòng Vượng bồi hồi thương cảm.
Ðứng đón giữa đường là một người đàn ông dong dỏng cao mặc áo quần bộ đội, túi dết đeo vai và chiếc radio treo lủng lẳng bên dưới nách. Một vết sẹo vắt ngang gò má trái chạy dài xuống quai hàm khiến khuôn mặt của hắn bị lép một bên trông dữ dằn như một tay đại ca sống nghề đâm thuê chém mướn.
Tên du kích trao đổi điều gì đó, hắn quắc mắt nhìn Vượng rồi ra lệnh đưa anh về cơ quan. Cơ quan lâm thời xã là ngôi đình làng đổ nát. Chúng nhốt Vượng trong góc ngôi đình, cây rừng chắn ngang chằng chịt như chuồng nhốt hổ.
Ba ngày sau, lần lượt chúng dẫn về hai Nghĩa Quân, một lính Ðịa Phương Quân và ông thầy pháp sư. Tất cả đều là người địa phương. Ông pháp sư tên là Lâm Hoa có bộ râu năm chòm trông rất tiên phong đạo cốt. Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa ông Hoa là cán bộ Diệt Trừ Sốt Rét.
Tên du kích trao đổi điều gì đó, hắn quắc mắt nhìn Vượng rồi ra lệnh đưa anh về cơ quan. Cơ quan lâm thời xã là ngôi đình làng đổ nát. Chúng nhốt Vượng trong góc ngôi đình, cây rừng chắn ngang chằng chịt như chuồng nhốt hổ.
Ba ngày sau, lần lượt chúng dẫn về hai Nghĩa Quân, một lính Ðịa Phương Quân và ông thầy pháp sư. Tất cả đều là người địa phương. Ông pháp sư tên là Lâm Hoa có bộ râu năm chòm trông rất tiên phong đạo cốt. Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa ông Hoa là cán bộ Diệt Trừ Sốt Rét.
Ngày ngày đám tù binh làm công việc gánh đất lấp hố bom . Vào một đêm trăng, chúng mở cửa gọi tên Lâm Hoa. Ông pháp sư mừng rỡ, hi vọng được tha về. Ông niềm nỡ bắt tay từng người chúc ở lại về sau.
Chúng dẫn ông đến cái hố bom đang lấp nửa chừng, bảo ông đào đất lên tìm cây súng bỏ quên. Khi hố vừa đủ sâu cho một người nằm, chúng dùng báng súng đánh vào đầu ông rồi bồi thêm vài viên đạn. Xác pháp sư được lấp lại sơ sài. Sáng ngày hôm sau, toán tù binh tiếp tục đổ đất lấp đầy hố. Xác ông Pháp sư nằm sâu giữa lòng ruộng, hồn ông đâu có biết cộng sản ghép tội cán bộ Diệt Trừ Sốt Rét là gián điệp CIA !
Sau ngày Dương văn Minh buộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng , dân tị nạn ở các khu định cư ùn ùn về lại quê cũ. Quê cũ còn đó, nhưng ruộng vườn thì mất sạch. Cán bộ địa phương và dân bám trụ chiếm đoạt hết thảy những đám ruộng nhất điền, những khu vườn thuận nước.
Dân làng chạy tránh bom đạn bị kết tội theo “ngụy”mất hết quyền lợi. “Bàn tiệc chiến thắng” tại địa phương cũng được chia thành ba cấp. Chiếu trên là cán bộ đảng viên, chiếu giữa là dân bám trụ, chiếu dưới cùng là đám dân hồi cư chỉ còn gặm xương !
Ngày lễ Lao Ðộng 1 tháng 5, chính quyền xã Lộc Sơn đưa Vượng ra trước cuộc mít - tinh. Tên công an xã đọc đơn đồng bào tố cáo Vượng là thủ phạm giết đồng chí huyện ủy Thanh Kiếm trong ngày 26 tháng 7 năm 1970. Người đứng đơn là Bùi thị Ðịnh. Thị Ðịnh là cháu của cố huyện ủy Thanh Kiếm đã bỏ quê theo chồng là Trung sĩ Biệt Ðộng Quân từ năm 1964. Chồng tử trận. Người mẹ là dân bám trụ dụ con gái bồng cháu chạy về vùng “giải phóng” trước tháng Ba năm 75.
Trong buổi mít - ting Bùi thị Ðịnh phát biểu:
“Chính tôi trông thấy tên Ðại úy Vượng bắn hai phát súng lục vào đầu cậu tôi, rồi sai người dập xác trên đồi Trâm.”
Tên công an tiếp :
“Theo lời nhân chứng, như vậy ta có thể kết luận tên Hoàng đình Vượng thuộc loại ác ôn. Ai đồng ý giơ tay ?”
“Tôi không đồng ý,” giọng khàn khàn của một người đàn ông cụt chân, chống nạng bước ra:
“Kính thưa bà con, tôi tên là Dương Thái Lan, thương binh bộ đội xin phép trình bày trước cuộc họp. Căn cứ vào 12 điểm của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời, tôi mạo muội xác nhận điều nầy. Ðồng chí Huyện ủy Hoàng Thanh Kiếm đã hi sinh trong trận đụng độ giữa đơn vị ta và trung đội Nghĩa Quân địch phục kích. Tôi là người trong toán quân bảo vệ đồng chí ấy. Do ổ trung liên của địch bắn rát quá, chúng tôi không vào kéo được xác. Ðồng chí Kiếm chết ngay trên trận địa do đạn trúng vào ngực. Không biết lúc đó tên đại úy Vượng làm gì, ở đâu.
“Tôi biết”. Một phụ nữ trong đám đông đứng lên xác nhận :
“Tên Vượng lúc bấy giờ còn mang lon Trung úy làm viêc trong quận. Hôm ấy tôi đi lấy tin tức đã chứng kiến thi hài của đồng chí Kiếm bỏ nằm ở trước ngõ quận. Chính tôi và chị Ðịnh đây đã bấm tay nhau khi thấy tên Vượng cố vuốt mắt cho đồng chí ấy nhưng mắt không chịu nhắm lại.
Một phụ nữ khác đưa tay lên phản đối :
“Theo trình bày của chị Lụa là thiếu tinh thần cảnh giác cách mạng. Tên Vượng vuốt mắt cho đồng chí Thanh Kiếm chỉ là đòn Tâm lý chiến của địch. Tôi tán thành quyết định của đồng chí công an xã. Ðã là sĩ quan ngụy là đương nhiên có tội ác với nhân dân, với cách mạng. Bọn chúng nó toàn là những tên ác ôn, cần phải xử lý.”
Người vừa phát biểu là Phan thị Thuận, chồng bị tử thương do đạn pháo binh của quân đội Cộng hòa bắn yểm trợ trong trận đánh Ba Gia. Mụ nầy nổi tiếng căm thù “Mỹ Ngụy” từ đầu đến chân!
“Chúng tôi yêu cầu chị Nguyên cho ý kiến”.Một người trong đám đông đề nghị.
Trương thị Nguyện là vợ góa của Huyện ủy Hoàng Thanh Kiếm. Chị đứng lên mắt còn đẫm lệ, giọng run run:
“ Tôi có hay biết gì đâu, hai ngày sau mới nghe bà con ở thị xã nhắn tin là anh Kiếm đã bị tử thương, mộ chôn tại đồi Trâm. Người ta nói thằng Vượng cho tiền mua hòm và chôn anh ấy tử tế.” Nói đến đây, chị ôm mặt khóc òa.
Buổi họp bị ngưng ngang, tên công an cho lệnh giải tán. Ngày hôm sau, chúng áp giải Vượng đến trại tập trung F7A. Vượng chẳng biết lý do nào lại đưa anh ra trước quần chúng để lấy ý kiến trước khi xử lý. Ông thầy Lâm Hoa và bao nhiêu người khác bị giết một cách oan ức, chúng có hỏi ý kiến ai đâu ?
Vượng “mù” nhưng đồng bào rất “sáng”: Tên Bí Thư xã muốn lập công cho Bùi Thị Ðịnh đứng ra tố cáo tên đại uý Vượng thuộc loại ác ôn để chứng tỏ y thị có tinh thần cách mạng cao độ hầu hắn được phép làm cha hợp pháp cái thai của y thị đang mang dòng máu của y.
Những thương nhân nào trước đây có đóng thuế hoặc ủng hộ cho “giải phóng” thì nay về quê được phép xin hợp đồng với chính quyền mở các tổ hợp.
Ông Trần Ba, một thương gia lớn có nhà buôn ở dưới phố xin phép địa phương mở tổ hợp sản xuất xì dầu lấy hiệu Ông Phật Ngồi. Chất lượng xì dầu được đánh giá rất cao. Tổ hợp làm ăn ngày thêm uy tín. Sản phẩm cung ứng dồi dào cho các cơ quan thương nghiệp trong toàn tỉnh, sau lan rộng đến các vùng lân cận. Hãng xì dầu còn mở thêm vài chi nhánh khác.
Bỗng một hôm, công an tỉnh về địa phương bắt ông Trần Ba, trưởng tổ hợp. Họ ghép tội ông là cư sĩ phật giáo hoạt động cho phái Việt Nam Quốc Tự, dùng nhãn hiệu Ông Phật để tuyên truyền đạo giáo làm kinh tài cho Viện Hóa Ðạo thuộc Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, có biểu hiện liên lạc với các thượng tọa, đại đức phản quốc chạy ra nước ngoài. Toàn bộ tài sản của Tổ hợp xì dầu bị tịch thu, giao cho Hợp tác xã Thương nghiệp quản lý. Ông Trần Ba vào tù không bản án. Nhãn hiệu Ông Phật Ngồi được đổi tên Xì Dầu Giải Phóng.
Bỗng một hôm, công an tỉnh về địa phương bắt ông Trần Ba, trưởng tổ hợp. Họ ghép tội ông là cư sĩ phật giáo hoạt động cho phái Việt Nam Quốc Tự, dùng nhãn hiệu Ông Phật để tuyên truyền đạo giáo làm kinh tài cho Viện Hóa Ðạo thuộc Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, có biểu hiện liên lạc với các thượng tọa, đại đức phản quốc chạy ra nước ngoài. Toàn bộ tài sản của Tổ hợp xì dầu bị tịch thu, giao cho Hợp tác xã Thương nghiệp quản lý. Ông Trần Ba vào tù không bản án. Nhãn hiệu Ông Phật Ngồi được đổi tên Xì Dầu Giải Phóng.
Một mặt, thiếu nguời có kinh nghiệm pha chế, mặt khác nguyên liệu bị thất thoát do cán bộ điều hành ăn cắp nên chất lượng xì dầu mỗi ngày mỗi sút giảm. Ðúng một năm sau hãng xì dầu thua lỗ, nguồn vốn cạn kiệt, mấy ông cán bộ hợp tác đành “giải phóng” cái hiệu xi dầu nổi tiếng trước kia. Dân chúng xít xoa, tiếc rẻ xì dầu hiệu Ông Phật Ngồi. Người nông dân thuộc các vùng đất nà, đất thổ phải gánh chịu một thiệt thòi lớn lao là mất đi nguồn tiêu thụ đậu phụng và đậu nành.
Riêng lò ngói được thành lập với danh nghĩa hợp tác xã Gạch ngói Chiến Thắng thuộc Phòng Công nghiệp huyện. Người góp vốn nhiều nhất và có tay nghề cao là Bùi văn Tuân. Tuy là tài xế “lính ngụy”, nhưng Tuân có thế dựa vào ông cha tập kết đang là giám đốc trường Ðảng. Tuân có kinh nghiệm về kỷ thuật đốt lò, lại có khả năng điều hành kiêm giao tế nên được đề cử giữ chức đội trưởng. Hắn ký được khá nhiều hợp đồng trao đổi sản phẩm gạch ngói lấy về củi đốt lò, dầu chạy máy và một số hàng nhu yếu phẩm nhượng lại cho công nhân.
Ðời sống của công nhân gạch ngói mỗi ngày mỗi khấm khá. Vì vậy Bùi văn Tuân được nhiều người quý mến và biết ơn. Trong các buổi tiệc cưới, đám giỗ hắn thường được mọi người tiếp đón ân cần niềm nở có phần vượt trội hơn cả đảng viên, cán bộ chính quyền địa phương.
Hợp tác xã gạch ngói Chiến Thắng làm ăn suông sẻ được ba năm. Bỗng đâu có nguồn tin rỉ tai trong đám công nhân rằng ông Ðội trưởng là tên phản động. Rồi đơn tố cáo được tung ra Bùi Văn Tuân là lính Chiến tranh Tâm lý thường lái xe đi rao loa tuyên truyền ngoài đường phố. Hắn còn chở toán Dân sự vụ đến các khu định cư chiếu phim chống cách mạng. Với lý do nêu trên, Bùi Văn Tuân bị cách chức Ðội trưởng
Tuân chán nản bỏ làng đi kinh tế mới vùng Ðạ Oai. Tại đây, hắn ăn nên làm ra nhờ cái nghề đốt lò ngói chuyên nghiệp. Còn cái nghề cũ “rao loa” chẳng ảnh hưởng gì đến ngọn lửa trong lò nung ngói !
Hơn một năm sau, Hợp Tác Xã Gạch Ngói Chiến Thắng trở thành “chiến bại” bởi thiếu người quản lý giỏi và tay nghề cao. Củi đốt lò là khâu chính yếu mà chẳng có lâm trừơng nào đứng ra ký hợp đồng trao đổi sản phẩm. Người trách nhiệm khâu đốt lò toàn là tay mơ,độ lửa chưa tới nên khi ngói ra lò bị vỡ gần một nửa .
Hồi xã Lộc Sơn chưa mất an ninh, Phan Thị Thuận là tay nội tuyến lỳ đòn nhất. Ban đêm thị mở cổng rào vi đón cán bộ Cộng sản vào hoạt động bên trong ấp chiến lược, nuôi cán bộ hồi kết dưới hầm bí mật, thu mua thuốc tây cung ứng cho mật khu.
“Giải phóng” tới, mụ có quyền võ ngực ta đây là người có công to chẳng coi ai ra gì. Năm 1979, chính sách của nhà nước quy định mỗi gia đình chỉ được một sào vườn. Mụ Thuận giữ đám đất hương hỏa của dòng họ chồng rộng đến hai sào tây. Thu hoạch hai mùa mía của hai năm vừa qua là mụ đủ xây lại ngôi nhà thờ mái ngói tường gạch khang trang hơn cả căn nhà cũ bị bom đánh sập. Bây giờ lệnh trên buộc phải cắt đám đất mất hai phần ba diện tích, mụ căm lắm.
Ðúng ngày ấn định đoàn quy hoạch đến đo đất, Phan thị Thuận tay cầm con dao phay, quần xăn quá đầu gối đứng chận ngang ngõ vào vườn. Với khuôn mặt “đằng đằng sát khí” mụ tuyên bố với mấy tên cán bộ hợp tác :
“Thằng nào bước chân lên đám đất nầy, tao bằm xác cho heo ăn .”
Ðoàn cán bộ “lạnh cẳng” quay về báo cáo cấp trên. Một tuần lễ sau, mụ Thuận nhận được giấy mời của ủy ban huyện. Lợi dụng khoảng thời gian mụ đến huyện, cán bộ xã tức tốc đến đám đất chặt mía, cắm cọc chia lô. Biết trò “xỏ lá” của chính quyền, mụ bất ngờ quay về, chạy vào nhà lấy cái giáo đâm heo rừng ví bọn cán bộ chạy tán loạn. Tên Bí thư xã ra lệnh toán du kích tháp tùng bắt mu trói lại.
Trước thái độ hùng hổ và liều mạng của mụ, chẳng có tay nào dám liều chết xáp vào. Thừa thắng, y thị xông tới chỉ mặt tên Bí thư xã mắng :
Trước thái độ hùng hổ và liều mạng của mụ, chẳng có tay nào dám liều chết xáp vào. Thừa thắng, y thị xông tới chỉ mặt tên Bí thư xã mắng :
“Thằng Sáu Cần kia, mầy là thằng ăn cháo đái bát. Mầy còn sống đến ngày nay là nhờ cái “ huy chương nầy đây”. Mụ vừa nói vừa tuột quần xuống để tênh hênh cái của… rồi vỗ lia lịa vào đó tiếp :
“Tao đã dùng nó để cứu mầy đó, biết chưa ? Mầy sống dưới hầm bao lâu là tao nuôi ngập mày, ngập mặt mầy bấy lâu, kể cả cái thằng huyện ủy Ba Hưng cũng thế, tao vừa cho ăn vừa cho ngủ. Tao bị tra khảo chết lên chết xuống cũng không khai lũ chúng mầy. Nếu biết mày trở mặt như ngày nay thì tao đã để cho ngụy nó vằm xác, còn đâu đến bây giờ bọn bay ăn trên đầu trên cổ của đồng bào.”
Thấy không có kết quả gì mà ở lại càng bị mụ đào bới cái quá khứ nhơ nhớp của mình nên Chủ tịch kiêm Bí thư xã ra lệnh cho toán quân rút lui.
***
Cái hố bom có xác ông thầy Lâm Hoa nằm giữa ruộng, mỗi ngày mỗi cao lên như một nấm mộ. Người làm thửa ruộng nầy là lão thương binh Dương Thái Lan lấy làm lạ, mùa nào cũng tốn công ban nấm đất ấy ra cho bằng mặt. Một đêm nằm mộng, lão thương binh thấy một cụ già có bộ râu năm chòm đến bảo:
“Phần đất của ta nhà ngươi đừng đụng tới. Hàng năm đến ngày Rằm tháng Tư sắm hương đèn, hoa quả đến đó dâng lễ , ta sẽ cho lộc”.
“Phần đất của ta nhà ngươi đừng đụng tới. Hàng năm đến ngày Rằm tháng Tư sắm hương đèn, hoa quả đến đó dâng lễ , ta sẽ cho lộc”.
Bẵng đi một thời gian, đến mùa mưa phùn, cứ vào giữa khuya, lâu lâu có một luồng sáng xanh phụt lên từ đám ruộng ấy rồi bay là là trên cánh đồng. Dân làng bảo hồn người hóa ma trơi.
Mùa tháng ba vừa gặt xong, hai cha con Dương Thái Lan làm đất chuẩn bị cho mùa tới. Bỗng thằng bé ngã bất tỉnh trên phần đất cao giữa ruộng. Lão ta hấp tấp đến đỡ con ngồi dậy. Bất ngờ nó chỉ vào mặt cha quát :
“Ta là Thầy Thuận Tử Lâm Hoa đây. Ta đã báo cho nhà ngươi rồi, cớ sao vẫn còn đào bới phần nhà đất ta nằm. Hãy đắp cao nấm đất giữa ruộng nầy lên.”
Thằng con trai mười lăm tuổi của lão thương binh nằm liệt suốt mấy ngày không ăn uống. Lão cạy miệng cho uống đủ loại thuốc mà vẫn như không. Có người khuyên lão nên đi coi thầy, lão không tin, nhưng vì nóng lòng trước bệnh tình của thằng con nên nhờ láng giềng giúp hộ. Lão chợt nhớ đến giấc mộng trước đây ông lão đã hiện ra căn dặn ngày Rằm tháng Tư... Ðúng ngày này, lão âm thầm sắm nhang đèn, hoa quả mang ra mộ, nhìn trước nhìn sau có kẻ nào theo dõi không rồi thắp hương khấn vái. Khi về đến nhà lão thấy thằng con đang ngồi ăn bát cháo nguội. Lão vui mừng tột độ nhưng “bộ não duy vật” của lão vẫn còn bán tín bán nghi.
Mùa lúa năm ấy dân làng thấy cái mả khổng lồ bỗng nhiên mọc giữa ruộng của lão thương binh. Dần dần tiếng đồn của dân trong làng loan truyền có mả hoang xuất hiện giữa ruộng lúa. Mới đầu, một vài người chơi số đề lén đến mả cầu xin con số hên. Không biết hồn thầy Lâm Hoa linh thiêng hay gặp may mà dân trong làng trúng đề liên tiếp. Người trúng số nhớ ơn người chủ đất mang tiền đến nhà biếu. Ban đầu lão thương binh ngại ngùng nhưng mỗi ngày số tiền thâu vô khấm khá nên lão ta công khai cho phép mọi người đến đó cầu xin cúng kiến. Ngày mồng một, ngày rằm người kéo đến cúng mả Thầy đông như hội. Lão đặt một thùng “phước sương” trên mộ để khách thập phương tùy hỷ cho tiền bù lại số lúa bị giẫm hư. Bỗng một hôm trên mộ xuất hiện cái am thờ sơn màu đỏ của ai đó lén dựng lên vào lúc đêm khuya.
Tình hình dân chúng tin vào thần linh mỗi ngày mỗi mạnh làm lấn át tinh thần duy vật, khiến chính quyền lo ngại nên ra lệnh cho lão thương binh dẹp bỏ cái am và rào kín mộ ấy lại. Lão không tuân hành, chính quyền dùng biện pháp lấy lại khoảnh ruộng. Túng thế lão khiêng cái am về nhà.
Bỗng một hôm, thầy Thuận Tử Lâm Hoa nhập vào con trai lão thương binh. Ngài nhận xác đồng làm đệ tử. Từ đó nhà lão Dương Thái Lan tấp nập người đến cầu số đề, xin thuốc chữa bệnh và cả những người có dự định vượt biên, thầm kín van vái Ngài cho biết “chuyến ra đi” sắp tới có gặp trắc trở gì không ? Phần lớn những điều cầu xin đều linh ứng. Có những căn bệnh không có thuốc trị, thầy cho vài loại lá sắc uống là lành ngay... Một đồn mười, mười đồn trăm lan ra cả tỉnh. Thế là chính quyền tỉnh ra lệnh cho huyện, huyện chỉ thị xuống xã phải dẹp bỏ cái tụ điểm “mê tín dị đoan” tại nhà cựu bí thư chi bộ Dương Thái Lan.
Tên công an và một nhóm du kích xã đến nhà lão thương binh đọc lệnh của ủy ban huyện, yêu cầu chủ nhà triệt hạ am thờ. Lão thương binh chống cự, tên công an xen tay áo tuyên bố :
“Các người sợ cái xác thối của thằng Lâm Hoa đấy à ? Tao là người giết nó đấy, và tao xác nhận là đã vùi thây nó dưới hố bom để đền tội làm gián điệp cho đế quốc. Nay tao đích thân dẹp bỏ bàn thờ thử xem nó làm gì tao.”
Chú bé xác đồng đi thăm ruộng về, cái cuốc còn vác trên vai vừa bước chân vào nhà thấy tên công an đang dang hai tay giật cái am thờ xuống. Chú bé trợn trừng đôi mắt đỏ ngầu hét lên: “ Ta là thầy Thuận Tử Lâm Hoa đây” trong nháy mắt, xác đồng đưa cao lưỡi cuốc bữa vào đầu tên công an xã. Am thờ chưa kịp hạ xuống tên công an đã ngã quỵ. Máu tuôn xối xả, hắn chết tại chỗ. Một tràng cười của cụ già phát ra từ miệng chú bé mười lăm tuổi khiến cho mọi người chứng kiến rởn tóc gáy, xanh máu mặt.
Xác đồng ngã xuống bất tỉnh
Số phận lạ lùng của Phật giáo.
Vào khoảng năm 525 trước Jésus, Đức Phật đã tiên đoán trước:
"Hai ngàn năm trăm năm sau, tuy Phật giáo có khoảng 700 triệu tín đồ trên toàn thế giới, nhưng lại biến mất trên đất nước Ấn Độ, nơi mà trước đó Phật giáo từng là một trào lưu tình thần chính yếu, suốt cho đến thế kỷ thứ X. Tại sao lại xảy ra như thế ?
Sau đây là lời giải đáp của Ông Philippe Cornu.
Lời giới thiệu của người dịch :
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại Học Phật Giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp. Ông cũng là một học giả uyên bác về Phật giáo, dịch nhiều kinh sách từ các tiếng Tây tạng, Trung hoa..., đồng thời ông cũng trước tác, viết báo và giảng dạy về Phật giáo. Một trong những công trình đáng kể của ông là quyển Tự điển bách khoa Phật giáo.
Sau đây là một bài báo ngắn do nữ ký giả Cathérine Golliau phỏng vấn ông, đăng trên một tờ tạp chí lớn của nước Pháp là Le Point (số ngoại lệ với chuyên đề về nên Văn minh Ấn độ, số 3 tháng 7 và 8, năm 2008). (Hoang Phong)
Báo Le Point : Phải định nghĩa Phật giáo như thế nào ?
P. Cornu : Đó là con đường tâm linh nhắm mục đích tự giải thoát khỏi vô minh và lầm lẫn, nguồn gốc đưa đến khổ đau, và giúp đạt được Giác ngộ, tức một thể dạng lột trần được mọi ảo giác, và từ thể dạng đó sự thực tối thượng sẽ hiển hiện. Người ta thường xem Phật giáo là một tôn giáo, trong chiều hướng Phật giáo chủ trương một con đường đạo đức, một luận thuyết triết học, đề nghị những nghi lễ và cách thức tu tập tinh thần trong mục đích giải phóng con người : vì thế cần phải đặt lòng tin nơi Đức Phật để bước vào con đường ấy. Tuy nhiên Đức Phật không phải là một vị trời, và Đạo Phật, còn gọi là Bouddha-darma (Đạo Pháp của Đức Phật) không phải là một tôn giáo thờ trời, theo ý nghĩa một vị trời sáng tạo.
Báo Le Point : Có phải đấy là một phản ứng chống lại Đạo Bà-la-môn hay không ?
"Hai ngàn năm trăm năm sau, tuy Phật giáo có khoảng 700 triệu tín đồ trên toàn thế giới, nhưng lại biến mất trên đất nước Ấn Độ, nơi mà trước đó Phật giáo từng là một trào lưu tình thần chính yếu, suốt cho đến thế kỷ thứ X. Tại sao lại xảy ra như thế ?
Sau đây là lời giải đáp của Ông Philippe Cornu.
Lời giới thiệu của người dịch :
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại Học Phật Giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp. Ông cũng là một học giả uyên bác về Phật giáo, dịch nhiều kinh sách từ các tiếng Tây tạng, Trung hoa..., đồng thời ông cũng trước tác, viết báo và giảng dạy về Phật giáo. Một trong những công trình đáng kể của ông là quyển Tự điển bách khoa Phật giáo.
Sau đây là một bài báo ngắn do nữ ký giả Cathérine Golliau phỏng vấn ông, đăng trên một tờ tạp chí lớn của nước Pháp là Le Point (số ngoại lệ với chuyên đề về nên Văn minh Ấn độ, số 3 tháng 7 và 8, năm 2008). (Hoang Phong)
Báo Le Point : Phải định nghĩa Phật giáo như thế nào ?
P. Cornu : Đó là con đường tâm linh nhắm mục đích tự giải thoát khỏi vô minh và lầm lẫn, nguồn gốc đưa đến khổ đau, và giúp đạt được Giác ngộ, tức một thể dạng lột trần được mọi ảo giác, và từ thể dạng đó sự thực tối thượng sẽ hiển hiện. Người ta thường xem Phật giáo là một tôn giáo, trong chiều hướng Phật giáo chủ trương một con đường đạo đức, một luận thuyết triết học, đề nghị những nghi lễ và cách thức tu tập tinh thần trong mục đích giải phóng con người : vì thế cần phải đặt lòng tin nơi Đức Phật để bước vào con đường ấy. Tuy nhiên Đức Phật không phải là một vị trời, và Đạo Phật, còn gọi là Bouddha-darma (Đạo Pháp của Đức Phật) không phải là một tôn giáo thờ trời, theo ý nghĩa một vị trời sáng tạo.
Báo Le Point : Có phải đấy là một phản ứng chống lại Đạo Bà-la-môn hay không ?
P. Cornu : Đức Phật xuất hiện vào một thời điểm mà các bản kinh Vệ-đà của Đạo Bà-la-môn bị chỉ trích là chỉ biết chú trọng đến nghi lễ, một số người không chấp nhận khía cạnh ấy của Đạo Bà-la-môn đứng ra soạn thảo các kinh điển mới gọi là Upanisad, các kinh này quan tâm nhiều hơn đến sự giải thoát cá nhân. Con đường của Đức Phật nằm trong bối cảnh diễn tiến đó của kinh điển Upanisad, tuy nhiên tính cách đặc thù trong luận lý và kinh nghiệm của Đức Phật khác hẳn các hình thức cải tiến của Đạo Bà-la-môn qua các kinh điển Upanisad như vừa kể.
Báo Le Point : Đâu là những khác biệt chính yếu cho thấy những điểm trái ngược giữa hai trào lưu đó?
P. Cornu : Trọng tâm trong những lời giáo huấn của Đức Phật là tính cách vô thường của tất cả mọi sự vật, sự kiện không hề có một "cái ngã" trường tồn, và những gì mà thông thường người ta gọi là sự tương liên hay là sự tương tạo dựa vào nhiều điều kiện, nguyên tắc ấy cho thấy mọi hiện tượng chỉ có thể hiện hữu bằng cách liên đới với nhau, những hiện tựng này làm điều kiện giúp cho những hiện tượng khác hiện hữu.
Tham vọng muốn kiểm soát mọi vật thể và lòng ước mong chận đứng, bằng bất cứ giá nào, những chuyển động của vô thường, sẽ làm phát sinh những hiểu biết sai lầm về thế giới này và do đó chỉ đem đến khổ đau mà thôi.
Tại sao lại như thế ?
Bởi vì tất cả những hành vi của chúng ta đều nhắm vào ý đồ kiểm soát thế giới này và mọi sự hiện hữu, và sự căng thẳng đó nhất thiết sẽ tạo ra một hố sâu khổng lồ ngắn cách một bên là những gì chúng ta mong muốn được nhìn thấy và tin rằng những thứ ấy là hiện thực, và bên kia là bản thể đích thực của hiện thực.
Báo Le Point : Tuy thế Phật giáo và Ấn độ giáo đôi khi lại sử dụng một số ngôn từ giống nhau...
P. Cornu : Đúng thế, nhưng ý nghĩa thì lại khác nhau. Hãy lấy thí dụ chữ "karma" (nghiệp) (1). Trong Đạo Bà-la-môn thuộc hệ thống kinh điển Vệ-đà, karma tượng trưng cho một hành vi mang tính cách nghi lễ giúp hội nhập với thế giới thiêng liêng. Đối với Đạo Bà-la-môn cải tiến trong hệ thống kinh điển Upanisad, thì chữ karma lại mang ý nghĩa về luân lý : tùy theo hành vi mang phẩm tính thiện hay ác, sẽ tạo ra một loại khả năng tiềm tàng, và chính khả năng ấy sẽ chín muồi khi tái sinh trong một kiếp sống thuận lợi hay bất thuận lợi về sau.
Ngoài ra, Ấn độ giáo lại chủ trương một hình thức định mệnh : chẳng hạn khi rơi vào một giai cấp nào thì phải tùy thuộc vào giai cấp ấy và không thể nào thoát ra được, bởi vì karma đã quyết định như thế.Trong khi đó đối với Phật giáo, karma là một hành vi, và trước hết là một ý đồ trong tâm thức. Phật giáo phân biệt rõ rệt karma nguyên thủy làm nguồn gốc và hậu quả phát sinh sau đó từ karma, đấy là hai thứ khác nhau không thể lầm lẫn được. Sự phát sinh của hậu quả không thể tránh khỏi, nếu ta không làm gì cả để hoá giải nó, và hơn thế nữa ta còn có thể tinh khiết hoá cả karma trước khi nó chín muồi.
Mặt khác, karma không ép buộc con người phải sống một cách thụ động trong một cấu trúc xã hội đã quy định sẳn : mỗi cá nhân phải tự nắm lấy vận mệnh của mình để tự giải thoát cho chính mình ra khỏi karma, vì đó là một thứ động cơ thúc đẩy gây ra khổ đau, cần phải được khắc phục. Người ta cũng có thể tìm hiểu theo phương cách tương tợ đối với chữ "samsara" (luân hồi). Chữ samsara mang một ý nghĩa giống nhau trong cả hai nền triết học Bà-la-môn và Phật giáo, tức có nghĩa là sự hiện hữu dựa vào nhiều điều kiện.
Nhưng đối với Ấn độ giáo, con người chỉ có thể thoát ra khỏi samsara khi nào linh hồn hay "cái ngã" (atman) được giải thoát để hội nhập với thể dạng Nhất Nguyên Vĩ Đại.
Trong khi đó đối với Phật giáo, samsara trước hết là một sự quán nhận, phát sinh từ nhiều điều kiện, về một sự hiện hữu do karma và dục vọng của chính mình tạo tác, vì thế mỗi cá nhân phải tự giải thoát chính mình ra khỏi cảnh giới luân hồi. Vì vậy, cần phải định nghĩa trở lại các ngôn từ trong từng trường hợp một.
Báo Le Poìnt : Phật giáo có thu nạp các vị trời (2) của Ấn giáo hay không ?
P. Cornu : Có. Toàn bộ hậu cảnh huyền thoại của Ấn giáo đã được thu nạp vào Phật giáo. Nhưng ở đây cũng phải nhắc lại thêm một lần nữa, tuy Phật giáo đã thu nạp nhưng thu nạp với ý nghĩa hoàn toàn khác biệt.
Thật vậy, theo Phật giáo các vị trời đều được xem là thuộc vào cảnh giới samsara (luân hồi). Vi chính các vị trời vẫn còn vướng mắc trong sự lầm lẫn ! Dù cho họ có một đời sống lâu dài đi nữa, nhưng khi karma đã cạn, họ sẽ rơi vào một cảnh giới khác của samsara. Họ không thể thoát khỏi bản chất có tính cách toàn diện của khổ đau.
Báo Le Point : Nhưng tại sao nền triết học ấy chủ trương tìm kiếm sự giải thoát, lại còn cần đến các vị trời?
P. Cornu : Đức Phật không hề tìm cách bài bác bất cứ một thứ gì. Ngài chỉ đơn giản đặt mọi sự vật vào đúng vị trí của chúng. Các vị trời không phải là mục đích cũng không phải là những nhu cầu của Ngài, và đương nhiên không hề là một đối tượng cho sự nương tựa.
Trong Phật giáo người ta nương tựa vào nguyên tắc của Giác ngộ, vào những lời giáo huấn đưa đến Giác ngộ, và vào tập thể những người đã chọn những lời giáo huấn ấy. Đấy là những gì mà người ta gọi là Tam Bảo : Đức Phật, Dharma (Đạo Pháp) và Sangha (Tăng đoàn).
Đức Phật là nguyên tắc của Giác ngộ, vì thế Ngài là một vị hướng dẫn ; Dharma là những lời giáo huấn và cách thức tu tập mà Đức Phật đã khuyên bảo để giúp đưa đến Giác ngộ ; Sangha là tập thể Tăng đoàn, nhất thiết họ là những tu sĩ, những vị hiền nhân.
Các vị trời được xem như những gì mang tính cách truyền thống lâu đời : người ta kính trọng các vị ấy như những người láng giềng và xem họ là những biểu hiện mang tính cách dân gian, những vị ấy rồi sẽ tự xoá mờ, dần dần từng chút một, trước một mục đích cao rộng hơn. Chính sự bao dung đó đã giải thích sự thành công của Phật giáo. Đó là một nền triết học thật mềm dẽo đủ sức để thích ứng với tất cả mọi nền văn hoá.
Báo Le Point : Phật giáo không chấp nhận giai cấp trong xã hội. Vậy có phải Phật giáo chống lại trật tự xã hội của Đạo Bà-la-môn hay chăng ?
P. Cornu : Từ nguyên thủy, chủ đích của Đức Phật không phải là thay đổi trật tự xã hội. Nhưng chỉ để thiết lập một dòng tu sĩ, nhưng vì vị thế tự đứng ra bên ngoài thế giới này, nên dòng tu sĩ ấy đã mở cửa đón nhận tất cả mọi cá nhân, thuộc tất cả mọi nguồn gốc và giai cấp, đúng hơn phải nói là Đức Phật đã tạo ra một sự dứt bỏ.
Báo Le Point : Phật giáo sau đó đã phát triển thật mạnh mẽ trong đế quốc của vua A-Dục. Tại sao Phật giáo đã chủ trương niềm tin về "vô ngã" lại có thể phù hợp được với sức mạnh của uy quyền ?
P. Cornu : Nền triết học đó không hề tìm cách thay đổi một xã hội, nhưng chỉ chủ trương sự biến cải cá nhân trong lòng của mỗi cá nhân : nhưng nếu vì thế mà xã hội có thay đổi đi nữa, thì đó chính là nhờ từng cá nhân đã tu tập để tự biến cải tận đáy lòng của chính họ.
A-Dục là một vị đế vương xuất thân từ dòng dõi võ bị ; triều đại khởi sự bằng chém giết : và chính vào thời điểm đó ông ta đã ý thức được khổ đau là gì và đã quy y.
Nhưng chúng ta cũng không nên lầm lẫn : quả thật có một huyền thoại mạ vàng về sự kiện vua A-Dục quy y làm một Phật tử, và đã đem đến thanh bình và hạnh phúc cho toàn cõi đế quốc của ông. Trong đó có một phần sự thật, vì thực tế không hoàn toàn chỉ có màu hồng, dù sao đi nữa vua A-Dục cũng là một vị vua độc đoán...
Báo Le Point :
Làm
thế nào để giải thích Phật giáo đã chinh phục được cả Á châu lại biến
mất ở Ấn độ, trong khi Ấn giáo gần như không bành trướng ra khỏi Ấn độ
nhưng vẫn tiếp tục sinh động trên bán lục địa này ?
P. Cornu : Phật giáo đối đầu với Ấn giáo, giống như là một hình thức cải tiến của Đạo Bà-la-môn khi Phật giáo tiếp xúc với Đạo này, Phật giáo ăn sâu vào các cấu trúc xã hội và được chính quyền nâng đỡ. Nhưng về sau đã bị các đạo quân Hồi giáo tiêu diệt khi xâm chiếm lãnh thổ Ấn độ.
Phật giáo chủ trương thiết lập những Đại học to lớn, chẳng hạn như Na-lan-đà, gồm hàng ngàn tu sĩ, đấy là nhưng nơi tập trung đông đảo về nhân sự nên dễ bị tiêu diệt. Ấn giáo dựa vào cấu trúc gia đình vì thế khó bị hủy diệt hơn (3).
Cũng nên thẳng thắn mà nói : chính những đạo quân Hồi giáo đã làm cho Phật giáo biến mất ở Ấn độ giữa buổi bình minh của thế kỷ XIII.
P. Cornu : Phật giáo đối đầu với Ấn giáo, giống như là một hình thức cải tiến của Đạo Bà-la-môn khi Phật giáo tiếp xúc với Đạo này, Phật giáo ăn sâu vào các cấu trúc xã hội và được chính quyền nâng đỡ. Nhưng về sau đã bị các đạo quân Hồi giáo tiêu diệt khi xâm chiếm lãnh thổ Ấn độ.
Phật giáo chủ trương thiết lập những Đại học to lớn, chẳng hạn như Na-lan-đà, gồm hàng ngàn tu sĩ, đấy là nhưng nơi tập trung đông đảo về nhân sự nên dễ bị tiêu diệt. Ấn giáo dựa vào cấu trúc gia đình vì thế khó bị hủy diệt hơn (3).
Cũng nên thẳng thắn mà nói : chính những đạo quân Hồi giáo đã làm cho Phật giáo biến mất ở Ấn độ giữa buổi bình minh của thế kỷ XIII.
Hoang Phong lược dịch,
GHI CHÚ THÊM CỦA NGƯỜI DỊCH
1- Karma : tức là nghiệp. Kinh sách Tây phương không dịch mà thường dùng thẳng một số ngôn từ có tính cách đặc thù của Phật giáo dưới hình thức chữ Phạn. Chẳng hạn như các chữ Dharma, samsara, nirvana, atman v.v... Kinh sách tiếng Việt quen dùng các từ dịch từ tiếng Hán, và người đọc cũng đã quen với ý nghĩa của các từ ấy. Tuy nhiên người dịch xin giữ lại các từ tiếng Phạn đúng như trong nguyên bản của bài viết này, chỉ thêm từ tương đương gốc tiếng Hán giữa hai dấu ngoặc.
2- Các vị trời ở đây có nghĩa là các thánh nhân, thiên nhân, thần linh, các đấng thiêng liêng, v.v... được tôn thờ trong Đại thừa Phật giáo. Một số có nguồn gốc Ấn giáo, một số phát xuất từ các nên văn hoá địa phương tùy theo quốc gia nơi Phật giáo phát triển.3- Thật ra Phật giáo đã bắt đầu suy thoái trước đó. Người Hung nô hết sức thù nghịch với Phật giáo, và vào thế kỷ thứ V, các đạo quân của họ xâm chiếm Tây bắc Ấn độ, đã tàn phá tất cả các trung tâm Phật giáo trong vùng này. Chính quyền trung ương Ấn độ cũng bị tan rã, Hoàng triều Gupta xụp đổ. Phật giáo di chuyển dần về các vùng trung tâm trên lãnh thổ Ấn. Các vương quốc phía Nam tuy không thù nghịch hẳn với Phật giáo, nhưng cũng không hổ trợ Phật giáo như các vua chúa của vùng Bắc Ấn.Sau người Hung nô, các đạo quân Hồi giáo phát xuất từ Àghanistan lại xâm chiếm nước Ấn, họ tàn phá trung tâm Đại học Na-lan-đà vào năm 1199, thiêu hủy thư viện khổng lồ của Na-lan-đà và giết hết các tu sĩ. Biến cố đó đánh dấu sự chấm dứt cuối cùng của một trang lịch sử vô cùng rực rỡ của Phật giáo kéo dài mười bảy thế kỷ trên đất Ấn.
1- Karma : tức là nghiệp. Kinh sách Tây phương không dịch mà thường dùng thẳng một số ngôn từ có tính cách đặc thù của Phật giáo dưới hình thức chữ Phạn. Chẳng hạn như các chữ Dharma, samsara, nirvana, atman v.v... Kinh sách tiếng Việt quen dùng các từ dịch từ tiếng Hán, và người đọc cũng đã quen với ý nghĩa của các từ ấy. Tuy nhiên người dịch xin giữ lại các từ tiếng Phạn đúng như trong nguyên bản của bài viết này, chỉ thêm từ tương đương gốc tiếng Hán giữa hai dấu ngoặc.
2- Các vị trời ở đây có nghĩa là các thánh nhân, thiên nhân, thần linh, các đấng thiêng liêng, v.v... được tôn thờ trong Đại thừa Phật giáo. Một số có nguồn gốc Ấn giáo, một số phát xuất từ các nên văn hoá địa phương tùy theo quốc gia nơi Phật giáo phát triển.3- Thật ra Phật giáo đã bắt đầu suy thoái trước đó. Người Hung nô hết sức thù nghịch với Phật giáo, và vào thế kỷ thứ V, các đạo quân của họ xâm chiếm Tây bắc Ấn độ, đã tàn phá tất cả các trung tâm Phật giáo trong vùng này. Chính quyền trung ương Ấn độ cũng bị tan rã, Hoàng triều Gupta xụp đổ. Phật giáo di chuyển dần về các vùng trung tâm trên lãnh thổ Ấn. Các vương quốc phía Nam tuy không thù nghịch hẳn với Phật giáo, nhưng cũng không hổ trợ Phật giáo như các vua chúa của vùng Bắc Ấn.Sau người Hung nô, các đạo quân Hồi giáo phát xuất từ Àghanistan lại xâm chiếm nước Ấn, họ tàn phá trung tâm Đại học Na-lan-đà vào năm 1199, thiêu hủy thư viện khổng lồ của Na-lan-đà và giết hết các tu sĩ. Biến cố đó đánh dấu sự chấm dứt cuối cùng của một trang lịch sử vô cùng rực rỡ của Phật giáo kéo dài mười bảy thế kỷ trên đất Ấn.
Tuesday, April 16, 2013
Chuyện Tháng Tư Đen
Tác giả Lâm Văn Bé
1.
Lịch sử nhiều khi bị thay đổi. Không phải vì sự kiện lịch sử thay
đổi, nhưng sự kiện lịch sử khi được tường thuật, nhận định, lại bị thay
đổi bởi chính kiến, thành kiến, tư lợi.
Khi xưa, sử quan viết sử để phục vụ cho một triều đại
cầm quyền, hôm nay người viết sử hay nghiên cứu sử lại bị quyền lợi cá
nhân hay phe nhóm chi phối. Đem tâm tình viết lịch sử và đọc lịch sử là
chuyện muôn đời.
Sự gian trá, ngụy tạo tài liệu lịch sử lại càng trầm trọng hơn với thông tin điện tử. Thông tin trên
internet hôm nay là sản phẩm đôi khi của tưởng tượng,
nếu không là sự lập lại thành thật những dữ kiện đã bị nhào nặn, vô tình
hay cố ý qua các trung gian.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể đa nghi về mọi sự việc,
nhưng đôi khi, việc sử dụng óc phân tích, sự thông minh để phân biệt hư
thực là điều cần thiết.
Nhân ngày 30 tháng tư, chúng tôi muốn ghi lại những biến cố quan trọng của Tháng tư đen từ
một số tài liệu và hồi ký viết bởi các tác giả người Mỹ, Pháp, và nhất
là người VN, để xem chỉ một tháng thôi, sự kiện lịch sử đã được tường
thuật và nhận định khác biệt thế nào bởi ngay những chứng nhân hay tác
nhân của các biến cố.
- 4 tháng tư: Trần Thiện Khiêm từ chức
(Todd, p.237), [nhưng theo Hoàng Đống, tr. 356 thì Khiêm từ chức ngày 2]
và đề nghị một danh sách người kế nhiệm là Trần Văn Đổ, Nguyễn Ngọc
Huy, Trần Văn Lắm. Sau khi cân nhắc, ngày 5, TT Thiệu mời Nguyễn Bá Cẩn
đứng ra lập nội các chiến tranh (Viên, tr.218) nhưng phải chờ đến ngày
14 tháng 4, tân thủ tướng mới trình diện được nội các với Tổng Thống
Thiệu.
- Theo Nguyễn Tiến Hưng trong Khi Đồng Minh tháo chạy « Trong suốt buổi lễ, ông Thiệu tỏ ra căng thẳng, vẻ mặt xanh xao, duờng như những biến cố vừa quađã tiêu hao hết nghị lực của ông bởi Cộng Sản(CS) đã tiến gần đến Phan Rang, nơi sinh trưởng của ông » (Hưng, tr. 310).
- Theo Snepp, giới chính trị dửng dưng vì đó chỉ là
bình phong vì mọi việc do TT Thiệu quyết định, còn Polgar, trưởng phòng
CIA tại Saigon thì hài lòng vì một tổng trưởng quan trọng của nội các là
nhân viên của CIA (Snepp, tr. 232).
- Theo Trần Văn Đôn, mặc dù ông chấp nhận chức vụ Phó
Thủ Tướng, nhưng ông đã nhận định ông Thủ Tướng của ông «không phải là
người của tình thế, không phải là người dốc tâm dốc sức để giải quyết
cơn bệnh đã đến hồi ngặt nghèo của VNCH » (Đôn, tr. 447)
Bùi Diễm, đại sứ VN tại Mỹ tỏ ra xem thường ông Cẩn cho là « một
người mà tất cả Saigon biết rằng chẳng có quyền hành gì » (Diễm, tr.
560)
- 8 tháng tư: Trung Úy KQ/VNCH “trở cờ” Nguyễn Thành
Trung lái F-5 oanh tạc dinh Độc Lập rồi đáp xuống phi trường Nha Trang
(Đà Nẳng, theo Darcourt, Phước Long, theo Lý Quí Chung) đã do CS kiểm
soát. Báo chí Saigon lúc ấy đăng tin Trung là người bị khủng hoảng tâm
thần nhưng CS xác nhận Trung là đảng viên CSđã được gài vào Không quân
Saigon, được tu nghiệp ở Hoa Kỳ từ năm 1969 đến 1972.
Sau này, năm 1996, Trung là phi công trưởng lái chiếc
Boeing 767 đưa chủ tịch Lê Đức Anh qua New York dự lễ kỷ niệm 50 năm
thành lập Liên Hiệp Quốc.
Cuộc oanh tạc gây ra nhiều hoang mang trong dân chúng và quân độ
như Kỳ đảo chánh hay TT Thiệu tạo đảo chánh giả để bắt các phe đối lập.
Cùng lúc ấy, tại Hà nội, Phạm Văn Đồng tiếp kiến Đại
sứ Pháp Philippe Richer đề cập đến viễn tượng hợp tác với Pháp trong
việc khai thác các mỏ dầu ở miền Nam, thay thế các chuyên viên Hoa Kỳ.
Tổng Thống Pháp Giscard d’Estaing chỉ thị cho đại sứ Jean – Marie
Mérillon tại Saigon tích cực thăm dò và bày tỏ lập trường của Pháp bên
cạnh các nhà lãnh đạo VNCH và đại sứ Mỹ Graham Martin.
- 9 tháng tư: CS bắt đầu chiến dịch đại
tấn công với 16 sư đoàn được tổ chức thành 4 quân đoàn, và một lực lượng
yểm trợ hùng hậu gồm 1 sư đoàn pháo binh, 2 lữ đoàn chiến xa. Quân đoàn
4 gồm 3 sư đoàn do Trần Văn Trà chỉ huy gồm SĐ 341 (sư đoàn nầy tân
lập, nhiều quân sĩ mới gia nhập, có nhiều lính dưới 18 tuổi), SĐ 4, SĐ
7, tấn công Xuân Lộc và pháo kích vào Bộ Tư Lịnh Quân Khu 3 và phi
trường Biên Hòa. (Snepp, tr. 268)
Nguyễn Hữu An trong Chiến trường mới,
thì chi tiết hơn: quân CS có 17 sư đoàn chia ra 5 quân đoàn tấn công
Saigon. Quân đoàn 1 do tướng Nguyễn Hòa chỉ huy có 30 000 quân phụ trách
vùng Đông Bắc (Lái Thiêu, Bến Cát), quân đoàn 2 do Nguyễn Hữu An chỉ
huy có 40 000 quân tấn công vùng Đông Nam, (Long Thành, căn cứ Nước
Trong, thành Tuy Hạ), quân đoàn 3 có 46.000 quân do Vũ Lăng làm tư lệnh
tấn công vùng Tây Bắc (Trảng Bàng, Hốc Môn), quân đoàn 4 do Hoàng Cầm
chỉ huy với 30 000 quân đánh hướng đông và đông nam (Xuân Lộc, Biên Hòa,
Long Bình), quân đoàn 232 do Lê Đức Anh chỉ huy 42 000 quân đánh hướng
Tây Nam dọc theo quốc lộ số 4. (An, tr. 245-47)
Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 18 BB của tướng Lê Minh
Đảo đã anh dũng chống trả, mặc dù CS pháo kích đến 10 ngàn đại pháo
trong một ngày (theo Snepp thì 1000, có lẽ hợp lý hơn), nhưng đã đẩy lui
được quân CS, và đây là lần đầu tiên sau 3 tháng chiến thắng trên nhiều
mặt trận, chiếm được 14 tỉnh, quân CS bị chận bước tiến. Tướng Trần Văn
Trà, trong hồi ký Kết thúc cuộc chiến 30 năm, đã nhìn nhận là ba sư đoàn của Hoàng Cầm bị thiệt hại rất nhiều, Tướng Trà phải tăng viện quân trừ bị của sư đoàn 6 và 7.
- Ngày 10, tướng Cao Văn Viên tăng viện Xuân
Lộc: không quân dội bom 750 cân ở cao độ rất thấp, khiến quân CS bị
thiệt hại nặng (2000 bị thương và thiệt mạng (Todd tr. 283) nên phải
tiếp viện trước khi tái tấn công Xuân Lộc nhằm cắt đứt với Biên Hòa.
Theo Nguyễn Khắc Ngữ, con số này là 1000(Ngữ, tr. 326)
Nhưng chiến thắng Xuân Lộc không tạo được ấn tượng nào
trong chính giới Hoa kỳ. Tuy nhiên, Tổng Thống Gerald Ford, trong một
bài diễn văn đọc trên đài truyền hình toàn quốc cũng vào ngày 10 tháng4
yêu cầu Quốc Hội viện trợ quân sự cho VNCH 722 triệu mỹ kim theo đề nghị
của tướng Frederick Weyand, tư lệnh lực lượng Mỹ ở VN, và 250 triệu
viện trợ dân sự cung cấp phương tiện cứu trợ người tị nạn, nhưng đã bị
Thượng Viện, lúc bấy giờ thuộc đảng Dân Chủ không trả lời. Sau đó, ngày
16 tháng 4, TT Ford, trong bài diễn văn đợc trước Hội các nhà biên tập báo chí Hoa Kỳ (American Society of Newspaper Editors) lên
án Quốc Hội Hoa kỳ đã bội ước không tôn trọng nghĩa vụ giúp đỡ VNCH
trong khi Liên Sô và
Trung Cộng gia tăng viện trợ cho Bắc Việt. Để trả lời TT Ford, ngày hôm
sau, Thượng Viện biểu quyết không chấp nhận bất cứ một viện trợ quân sự
bổ túc nào cho VNCH.
Phải chăng, chính sách chống chiến tranh VN của đảng
Dân Chủ là lý do khiến đa số người VN ở Mỹ có ác cảm với đảng Dân Chủ và
ủng hộ đảng Cộng Hỏa với mọi giá !
Thực ra, tất cả chỉ là sự lừa dối hào nhoáng,
danh từ mà Neil Sheehan đã đặt tên cho quyển sách của ông, bởi lẽ tuy
bề mặt Ford làm ra vẻ như muốn giúp VN, nhưng bên trong, Ngũ Giác Đài
tuyên bố đã tuyệt vọng và Tổng Trưởng Quốc Phòng James Schlesinger đã
tuyên bố là viện trợ chỉ vì uy tín của Hoa Kỳ: «Chúng ta không thể nào
là quốc gia bỏ rơi đồng minh, phản bội lời hứa của chúng ta» (Todd p.
271).
- Ngày 12, cuộc triệt thoái của Mỹ trên đất Cao Miên là một
báo hiệu cho miền Nam, càng gia tăng thêm cơn sốt chính trị và nỗi hoang
mang lo sợ trong dân chúng.
Lúc 7giờ 45 sáng, ba đoàn trực thăng khổng lồ cất cánh từ hàng
không mẫu hạm Okinawa trong vịnh Thái Lan đáp xuống Nam Vang để di tản
giới chức Mỹ và Cao Miên của chánh phủ Long Boret.
«Thật là ngạc nhiên và nhục nhã cho người Mỹ, tất cả
nội các và đa số nhân vật cao cấp trong chánh quyền Cao Miên từ chối lời
mời của Mỹ để di tản như thủtướng Long Boret, Lon Non (em của Lon Nol),
mặc dù những người nầy có tên trong danh sách bị án tử hình của Khmer
Đỏ ».(Todd p.274)
Tinh thần kiên cường nầy đã biểu hiện rõ trong bức thư
của Hoàng thân Sirik Matak viết tay bằng tiếng Pháp gởi cho đại sứ Mỹ
John Dean.
Thưa ông Đại Sứ ,
Tôi thành thật cám ơn lời mời của Ông định đưa tôi đến bến bờ tự do nhưng tôi không thể nào bỏ đi một cách hèn nhát như vậy.
Đối với Ông và quốc gia vĩ đại của Ông, tôi không bao giờ tưỡng tượng được, dù chỉ một phút, các Ông đành lòng bỏ rơi một dân tộc đã chọn lựa chiến đấu cho tựdo. Các ông ra đi, tôi xin cầu chúc cho Ông và quốc gia của các ông sẽ tìm được hạnh phúc duới bầu trời này.
Nhưng các ông nên ghi nhận điều nầy là tôi sẽ chết ở đây, trên đất nước thân yêu của tôi, và chúng tôi chỉ ân hận đã phạm một sai lầm lớn là đã đặt niềm tin vào các ông và nước Mỹ của các ông.
Sirik Matak
Vài ngày sau, Kissinger đọc bức thư của Matak cho các
thượng nghị sĩ nghe trong bầu im lặng tuyệt đối và nỗi bàng hoàng. Và để
kết luận, Kissenger vớt vác: Là người Mỹ, chúng ta phải làm thế nào để đừng có những bức thư như thế này nữa. (Todd, p.280)
* Cuộc di tản của Mỹ ở xứ chùa Tháp vẫn
không lay chuyển được niềm tin của TT Thiệu về sự sống còn của chế độ
VNCH. Sau đây là cuộc đối thoại giữa Hoàngđức Nhã và TT Thiệu được Todd
ghi lại (Todd tr. 276)
- HĐN: Chuyện như vậy sẽ xảy đến ở Saigon
- TT Thiệu: Chú tin như vậy ?
- HĐN: Đúng vậy, nếu CS tập trung lực lượng tấn công chúng ta.
- TTThiệu: Tôi không tin như vậy và chẳng tin bao giờ như vậy. Ở đây có nhiều yếu tố khác.
* Dương Văn Minh,
người tự nhận là cứu tinh của đất nước, bình thản nhận được tin Nam Vang
thất thủ lúc đang uống trà với các bạn tại Đường Sơn Quán, tiệmăn của
tướng Mai Hữu Xuân ở Thủ Đức.
Trả lời câu nói của bạn ông là Tôn Thất Thiện là rồi đây Cộng Sản sẽ vô Saigon, Minh phản đối: Anh không phải là quân nhân, anh chẳng biết gì cả. Phải 6 tháng nữa kìa. (Todd p. 293).
-Ngày 14 , Trần Văn Đôn gặp Đại sứ Martin thông báo là ông vửa tiếp xúc với một đại diện Mặt Trận Giải Phóng và đề cập đến 3 điểm:
- Đôn có thể thay thế Thiệu,
- CS không cản trở người Mỹ di tản người Việt,
- và Hoa kỳ có thể giữ lại một một tòa đại sứ nhỏ ở Saigon với điều kiện những viên chức Mỹ phải ra đi.
Trong khi Snepp không tin những tin tức loại này cũng như luận điệu tương tự của đại sứ Pháp
Mérillon chỉ vì tham vọng cá nhân cũng như ý đồ của nước Pháp, Martin lại có vẻ tin tưởng. (Snepp tr. 272).
Điều nầy cũng được Đôn xác nhận trong hồi ký của ông: «Cũng trong ngày 20 tháng tư, lúc 4 giờ
chiều, tôi đến gặp đại sứ Martin tại sứ quán, Martin đã nói với tôi:Thật sự lúc đó [trả lời câu hỏi của TT Thiệu] tôi muốn ông [Trần Văn Đôn] làm thủ tướng toàn quyền hơn là ông Minh, nhưng Hà nội chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi» (Đôn, tr. 457)
Không tin chiến thắng sắp đến của CS, mà cũng không hi vọng Quốc Hội Mỹ chấp nhận viện trợ bổ túc.
Ngày 15 tháng 4, TT Thiệu cử Nguyễn Tiến Hưng sang Washington vận
động với TT Ford xin vay3 tỷ trong 3 năm, được bảo đảm bằng lợi tức dầu
hỏa sắp khai thác ở ngoài khơi, 16 tấn vàng dự trử, tiềm năng xuất cảng
gạo (Hưng, tr. 312).
Nhưng đã quá muộn. Ngày 18 tháng 4, Ủy Ban Quốc
Phòng Thượng Viện bỏ phiếu chống việc tăng quân viện cho VNCH và Ủy Ban
ngoại giao Thượng Viện cho phép TT Ford sử dụng quân đội để di tản
người Mỹ ra khỏi VN. Quốc Hội đã giúp cho Ford rửa mặt, đặc biệt cho
Kissenger khi ông nầy tuyên bố:
«Cuộc thảo luận về VN nay đã chấm dứt. Hành Pháp Hoa Kỳ đã chấp nhận bản án của Quốc Hội, không hiềm thù, không biện minh và cũng không kháng cáo.» ( Hưng, tr.318)
- Ngày 17, Nhận lịnh của thượng cấp, Jean-Marie
Merillon gặp Dương Văn Minh, hứa hẹn nước Pháp sẽ ủng hộ Minh. Cảm
động, Minh bắt tay Mérillon ứa lệ, hứa sẽlàm được gì có thể. Minh tin
tưởng lá bài trong túi: người em là Dương Văn Nhựt đang ở bên kia.
Sự can thiệp của Pháp vào giờ thứ 25 thật sổ sàng, làm áp lực với Tổng Thống Thiệu từ chức để thay thế bằng Dương Văn Minh .
Trong khi đó, Saigon xôn xao vì những tin tức hòa bình và chiến tranh trái ngược:
- Bắc Việt không bao giờ tấn công Saigon. Sẽ có một chánh phủ 3 thành phần
- Đặc công đang xâm nhâp vào Saigon chuẩn bị cuộc tấn công chiếm đóng
- Sẽ có đảo chánh ở Saigon, ở Hà nội. (Todd p.295).
- Ngày 18, Merillon gặp Martin thảo luận về việc làm áp lực với TT Thiệu từ chức. Martin đồng ý.
Tinh thần TT Thiệu xuống thấp, tin tức nhiều người
thân cận hay đối lập muốn ông từ chức hay đảo chánh, (Cao văn Viên,
Nguyễn Cao Kỳ và tướng lãnh thân cận) mồ mã ông bà bị đập phá ở Phan
Rang (điềm chẳng lành vì ông rất tin dị đoan và theo Nguyễn khắc Ngữ,
tr. 341, đó là lý do quan trọng khiến ông Thiệu từchức), ông tự cô lập
trong bunker trong dinh Độc Lập, không buồn trả lời cả điện thoại của
tòa đại sứ Mỹ.
Về việc đảo chánh, ông Viên đã cực lực đính chánh trong biên khảo Những ngày cuối cùng của VNCH: «Tác giả là một quân nhân thuần túy, không làm chính trịvà cũng không có những tham vọng chính trị. Tác giả đã chứng kiến những tai hại của hai vụ đảo chánh trước, nên dù cho có ai rủ đảo chánh, tác giả cũng không làm. Ở đây, tác giả cũng muốn khẳng định những tin
tức về tác giả do Frank Snepp viết trong Decent Interval (trang 287, 288, 394, 397) về cá nhân tác giả là những ý nghĩ xuyên tạc, đoán mò» (Viên, tr.217,18)
Việc Nguyễn Cao Kỳ bỏ ý định âm mưu đảo chánh là do
hai yếu tố. Trước hết là sự từ chối của các tướng thân cận với ông như
Tư lênh Không Quân Trần Văn Minh, Tư Lệnh Sư Đoàn Dù Lê Quang Lưỡng, Tư
Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Bùi Thế Lân và một số chỉ huy trưởng ở Biệt Khu
Thủ đô và Vùng 3 Chiến Thuật. Olivier Todd thuật lại (tr.300):
- Trần Văn Minh: Ông cứ làm đi, bắt tôi làm con tin. Tôi không làm vì Tòa đại sứ Mỹ hứa đưa gia đình tôi sang Mỹ nếu tôi không làm gì.
- Bùi Thế Lân: Tôi không đem binh giúp ông, nhưng chúng tôi không chống .
- Cao Văn Viên: Ông làm đi, nói cho tôi biết ngày giờ, tôi sẽ mở cổng Bộ Tổng Tham Mưu.
Nhưng yếu tố quyết định là sự can thiệp kịp thời của
Martin và tướng Charles Timmes. Cuộc đối thoại giữa Kỳ và Martin suốt 2
giờ đã được Timmes thu âm, nhưng tiếc thay, các sử gia đã không có dịp
nghe được tài liệu sống vì cái máy thu âm đã rủi ro bị xóa trong cái
cartable của Timmes (Snepp, tr. 295-96)
Trong lúc quân đội gần như tan rả, ông Đôn, với tính cách TT Quốc
Phòng « quản thúc 5 tướng lãnh đã bỏ miền Trung là Lâm Quang Thi, Phạm
Quốc Thuần, Phạm Văn Phú, Lâm Quang Thơ và tướng không quân Nguyễn Đức
Khánh. Tướng Ngô Quang Trưởng thấy vậy nên cũng xin được quản thúc luôn
!» (Đôn, tr.455)
- Ngày 20, lúc 10 giờ sáng, đại sứ Martin gặp
TT Thiệu và cuộc hội kiến kéo dài 1giờ rưởi. Theo Frank Snepp, nhân viên
phân tích của CIA, trong quyển hồi kýDecent Interval (bản dịch tiếng Pháp là Sauve qui peut) tiết
lộ rằng ông đã nhận được chỉ thị của Polgar, Giám đốc CIA Saigon, là
soạn thảo một bản nhậnđịnh càng đen tối càng tốt để theo đó Martin
thuyết phục TT Thiệu từ chức. Bản nhận định có đoạn như sau:
«Với sự tan rả của cuộc phòng thủ mặt trận Xuân Lộc và sự tập trung binh đoàn Cộng Sản trong vùng3 chiến thuật, cán cân lực lượng chung quanh Saigon nayđã nghiêng hẳn về CS. Mặc dù chính phủ có thể tăng viện cho những mục tiêu có thể bị tấn công như Biên Hòa-Long Bình ở phía đông Saigon, các tỉnh Long An-Hậu Nghĩa ở phía
Tây hay tỉnh Bình Dương ờ phía Bắc, chánh phủ không đủ sức cầm cự được lâu. Saigon sẽ bị cô lập trong vài tuần lễ».
Frank Snepp còn nói thêm là ông muốn viết chỉ một tuần
lễ nhưng Polgar không đồng ý, và cũng theo Snepp, bản nhận định này vẫn
còn nằm trên bàn làm việc ởDinh Độc Lập sau khi TT Thiệu ra đi, do
đó khi chiếm Dinh Độc Lập, CS đã lấy bản nhận định nầy để đăng nguyên văn trong quyển Đại Thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng. (Snepp, tr. 299)
Khi TT Thiệu hỏi Martin là nếu ông từ chức thì có thay
đổi gì việc viện trợ, Đaị sứ Martin trả lời nếu việc nầy xảy ra cách
đây vài tháng thì có thể có thêm được vài phiếu ở Quốc hội, còn bây giờ
thì chắc không thay đổi gì. Martin còn đâm nhát dao cuối cùng khi nói
thêm “ giả dụ như quốc hội Mỹ có chấp thuận việc viện trợ bổ túc cho VNCH đi nữa thì sự viện trợ đó cũng không thể đến kịp thời để làm thay đổi tình thế quân sự tại
miền Nam” TT Thiệu nói trước khi buổi hợp kết thúc là ông sẽ lấy quyết định dựa theo quyền lợi tối cao của quốc gia (Todd p. 311).
Buổi chiều cùng ngày 20, đến phiên Đại sứ Pháp
Merillon đến gặp TT Thiệu. Merillon gần như độc thoại, TT Thiệu ngồi
nghe, đôi mắt lạc lõng. Merillon mô tả tình trạng bi đát của chiến
trường, ba phần tư lãnh thỗ bị mất vào tay CS, do đó kêu gọi trách nhiệm
lịch sử, danh dự cá nhân, tình bạn giữa bà Thiệu và bà Mérillonđể TT
Thiệu lấy một quyết định vì quyền lợi của quốc gia. Kết thúc buổi gặp
gở, TT Thiệu lửng lơ: Tới đâu hay tới đó -Advienne que pourra (Todd p. 312)
Todd và Snepp không đồng thuận nhau về giờ gặp gỡ: theo Snepp thì
Merillon gặp TT Thiệu buồi sáng trước Martin, trái lại Todd cho rằng
Merillon gặp TT Thiệu buổi chiều sau Martin. Tuy là một chi tiết nhỏ,
nhưng sự kiện tường thuật khác nhau cùa hai nhà báo Pháp Mỹ có đầy thâm
ý.
-Sáng ngày 21, TT Thiệu mời Phó TT Trần Văn Hương và cựu Thủ
Tướng Trần Thiện Khiêm để báo tin ông quyết định từ chức và yêu cầu Phó
TT Hương, chiếu theo hiến pháp thay thế ông(Snepp
tr.305), nhưng ông Nguyễn Bá Cẩn trong Đất nước tôi thì trong phiên hợp này chính ông có mặt chớ không phải ông Khiêm.
Theo Nguyễn Khắc Ngữ, sở dĩ ông Thiệu chọn ông Hương
thay thế vì «ông muốn sau khi từ chức rồi, ông sẽ mang số tài sản khổng
lồ đã thu góp được trong thời gian tại chức ra ngoại quốc một cách êm
thấm. Nếu ông nhường chức cho phe chủ chiến Nguyễn Cao Kỳ hay phe chủ
hòa Dương Văn Minh thì việc ra đi có thểgặp khó khăn…»(Ngữ, tr.341).
Theo Frank Snepp trong Decent Interval thì buổi nói
chuyện của ông Thiệu với ông Hương đã bị CIA ở tòa đại sứ nghe lén toàn
bộ do đó ngay buổi chiều, trước khi TT Thiệu tuyên bố với quốc dân trên
đài truyền hình, phụ tá của trùm CIA Polgar là Tướng hồi hưu Charles
Timmes đã đến gặp Dương Văn Minh để dọ hỏi nếu người Mỹ loại ông Hương
ra khỏi ghế Tổng Thống thì ông Minh có chịu nhận chức vụ nầy hay không
để điều đình với CS. Cũng theo Snepp, ông Minh đồng ý ngay, quả quyết có
khả năng thương thuyết với phe bên kia và gởi ngay một đại diện sang
Paris để thương thuyết. Timmestrao cho ông Minh 1000 mỹ kim để mua vé
máy bay cho sứ giả này, nhưng Snepp cho rằng ông Minh chẳng có gởi ai đi
mà cũng chẳng hoàn lại số tiền,và đại sứ Martin
không được báo cáo về buổi gặp gỡnày (Snepp, p.305)
-Tối ngày 21, lúc 19 giờ rưởi, TT Thiệu nói
chuyện với quốc dân qua đài truyền hình, trước các đại diện hành pháp,
lập pháp, tư pháp. Ông kết tội người Mỹ đã phản bội VN, ông gằn mạnh
từng tiếng và lập lại:« các ông bỏ mặc cho binh sĩ chúng tôi dưới cơn mưa pháo của Cộng Sản, đó là hành động vô nhân đạo của mộtđồng minh vô nhân đạo …» và kết luận « tôi sẵn sàng nhận lãnh sự phán xét và buộc tội của đồng bào… Tôi từ chức
nhưng không đào ngũ. Theo hiến pháp, người thay thế tôi là Phó TT Trần Văn Hương»
Sau 10 năm cầm quyền, TT Thiệu tuyên bố từ chức
trước quốc dân qua đài truyền hình tối ngày 21-4-1975 vàkết tội người Mỹ
đã phản bội VN.
Nguyễn Bá Cẩn nhận định là việc từ chức của TT Thiệu
để Mỹ tiếp tục viện trợ cho VNCH, mở đường cho Hoa kỳ và đồng minh
thương thuyết một giải pháp chính trị mà sự hiện diện của ông là một trở
ngại (Cẩn, tr. 421), Trần Văn Đôn thêm một lý do thứ hai là ông Thiệu
sợ quân đội đảo chánh mà ông Thiệu nghi là do ông [Đôn] chủ xướng. (Đôn,
tr.458). Nguyễn Tiến Hưng, trong « Khi Đồng minh tháo chạy» (tr.389)
thì cho ông Thiệu từ chức vì các tướng lãnh không còn ủng hộ. Nguyễn
khắc Ngữ thì có nhận định tiêu cực hơn «trong bài diễn văn từ chức nầy, ông đã hiện nguyên hình một tay sai của Hoa Kỳ, bị
chủ đuổi lên tiếng chửi lại bằng những lời bình dân nhất không thể thấy được trong ngôn ngữ của một vị lãnh đạo quốc gia» (Ngữ, tr. 343)
.
Hoàng ngọc Thành cũng có nhận định tương tự về ông
Thiệu «là người thừa hành đắc lực nhất của Hoa Kỳ trong chiến tranh
VN»(Thành tr. 559) là « người hèn nhát, tại sao không chịu công bố trong
năm 1974 và đầu năm 1975 các bức thư hứa hẹn trả đủa Bắc Việt của Tổng
Thống Richard Nixon nếu Cộng Sản Hà Nội vi phạm hiệp định Ba lê, tại sao
không công bố sớm để quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ biết những điều cam
kết nầy để đánh vào điểm danh dự và lương tâm người Mỹ. Làm mhư thế có
lợi cho dân tộc VN, nhưng Nguyễn Văn Thiệu sợ bất lợi cho ông nên không
làm » (Thành, tr.566).
Todd thì cho là ông Thiệu từ chức là do lời khuyên của
Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu qua trung gian của Hoàng Đức Nhã.
Liền sau khi nghe Lý Quang Diệuđưa tin là người Mỹ sẽ lật đổ và khuyên
ông Thiệu nên ra đi, Hoàng Đức Nhã đã vội vàng điện thoại cho ông Thiệu
từ Singapore: «đừng chờ người ta lật đổ anh hay tống cố anh đi. Hãy đi trước đi, càng sớm càng tốt» (Todd, tr. 277)
Trong khi ông Thiệu đọc diễn văn từ chức, các đơn vị cuối cùng của
sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo rút ra khỏi Xuân Lộc, và vài giờ sau,
bộ chỉ huy QuânĐoàn 3 của tướng Nguyễn Văn Toàn phải di tản về Saigon.
Biên Hòa và Vũng Tàu bị đe dọa nặng.
Chỉ 2 giờ sau lễ bàn giao giữa ông Thiệu và ông Hương, đài phát thanh Giải phóng và Hànội đồng loạt tuyên bố: «Đó cũng chỉ là một chế độ bù nhìn, chánh phủThiệu không có Thiệu » (Todd, p.316).
- Ngày 22: Tân Tổng Thống Hương lần lượt tiếp
xúc ba nhân vật chính trị gốc miền Nam là Trần Văn Lắm, Nguyễn Văn Huyền
và Trần Văn Đôn để mời nhận chức thủ tướng toàn quyền thay cho nội các
Nguyễn Bá Cẩn được TT Thiệu bổ nhiệm 12 ngày trước, nhưng cả ba đều từ
chối (Darcourt, p. 131).
Theo Trần Văn Đôn thì sau đó, ngày 24 ông Hương mời
ông Nguyễn ngọc Huy, nhưng chuyện bất thành vì ông Minh đòi ông Hương
phải giao quyền Tổng Thống và ông Thiệu, tuy đã từ chức, vẫn cho ý kiến
với ông Hương «đừng chỉ định ông Huy làm thủ tướng» (Đôn, tr.467)
2.
Trong khi đó, 2 biến cố quân sự quan trọng xảy ra sát nách Saigon.
* Lê Duẩn đánh điện cho Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng đang đặt bản doanh ở Lộc Ninh yêu
cầu gia tăng các cuộc tấn công càng mạnh càng mau trên
khắp các mặt trận. Mọi chậm trể có thể đưa đến những hậu quả quân sự và
chính trị trầm trọng. Theo Olivier Todd thì Lê Duẩn sợ rằng nếu chiến
trường kéo dài thì áp lực chính trị quốc tế có thể can thiệp để chia cắt
đất đai như hồi 1954 trước hội nghị Genève. Tuân hành chỉ thị này, Văn
Tiến Dũng ra lịnh cho tất cả các lực lượng từ chiến khu C, chiến khu D,
Khu Tam giác Sắt ở miền Đông, và các lực lượng ở vùng đồng bằng Cửu Long
và Cà Mau chuẩn bị tổng tấn công vào Saigon và các tỉnh. Để phân công,
bộ phận chính trị do Lê đức Thọ và Phạm Hùng đóng ở Lộc Ninh, còn tướng
Trần văn Trà và Văn tiến Dũng lập bộ tham mưu mặt trận ở Bến Cát, sát
nách
Saigon.
* Để chận bước tiến của CS, Bộ Tổng Tham Mưu xin Tân TT Trần Văn Hương cho phép thả 3
trái bom CBU-55 (giao cho VN ngày 16 tháng 4) tại các
địa điểm mà các đơn vị cuối cùng của SĐ 18 BB đã rút ra khỏi Xuân Lộc
đêm hôm trước. Đó là loại bom có sức công phá dữ dội nhất trong các loại
vũ khí của Mỹ, khi còn cách mặt đất chừng 10m thì nổ tung ra hàng trăm
trái bom nhỏ hút hết tất cả dưỡng khí, giết tất cả sinh vật trong một
vùng có đường kính 250 thước (Todd) theo Darcourt thì đến1km, ngay cả
người dưới hầm sâu. Người chết không có vết thương (vì bom không có
miểng) mà chết trong tư thế tự nhiên (như đang ngồi, nằm, đứng…). Ngoài
ra, phi cơ Hoa Kỳ cũng thả 6 trái bom«daisy cutters” (Viên, tr.202) là
loại bom BLU-82 dùng để khai quang các bải đáp trực thăng (nặng 15000
cân Anh tức độ 7 tấn rưỡi) và hỏa tiển Wild Weasel (con
chồn hoang) trong vùng chung quanh Xuân Lộc. Tòa Bạch Ốc và CIA tuyên
bố không hề được Không Lực Hoa Kỳ thông báo sự can thiệp vũ bảo trong
những ngày cuối cùng nầy của chiến tranh VN. Những tài liệu giải mật sẽ
giải thích hư thực về chánh sách đôi khi khó hiểu của Hoa Kỳ.
CS lập tức trả đủa ngay sau vài giờ bị bom CBU. Sân
bay Biên Hoà bị pháo kích không sử dụng được nữa, phi cơ F5A phải «di
tản» về Tân Sơn Nhứt, một số khác phải về sân bay Cần Thơ.
- Ngày 23: Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn xin từ chức. TT Hương yêu cầu ông Cẩn xử lý thường vụ cho đến khi có chính phủ mới.
- Ngày 24: Dương văn Minh hợp báo:Tổng Thống Trần Văn Hương đã mời tôi nhận chức Thủ Tướng. Tôi từ chối vì ở cương vị nầy, tôi không thể thương thuyết với phía bên kia bởi điều kiện của phe Cách mạng là Tổng Thống Hương phải ra đi…
Ông Minh muốn đốt giai đoạn và đại sứ Pháp đã hướng dẫn ông ta chơi một ván bài nguy hiểm dựa trên niềm tin rằng ông chưa bao giờ bị phe bên kia chỉ trích và Cộng Sản sẽ thương thuyết với ông trên căn bản Hiệp định Paris 1973” (Darcourt, p.142).
Trong ngày nầy, đại sứ Pháp Mérillon vào dinh Độc Lập
hai lần khuyên ông Hương từ chức để trao quyền cho Dương Văn Minh. Ngoài
ra, tướng Trần Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Phòng trong nội các Nguyễn Bá
Cẩn cũng tự xưng và tự nguyện đóng vai trò trong cuộc thương thuyết với
phe bên kia bên cạnh tướng Dương Văn Minh.
Trong khi Mérillon tỏ vẻ lạc quan về giải pháp chánh
phủ liên hiệp 3 bên: Cộng Sản, Mặt Trận và phe Lực lượng thứ ba do Dương
văn Minh đại diện, thì các đảng phái, một số tướng lãnh họp ở khách sạn
Palace không chấp nhận ông Minh vì cho rằng ông Minh không có sự sáng
suốt chính trị trong 10 năm qua và là người thụ động, không đủ sức đương
đầu với Cộng Sản. Luật sư Trần Văn Tuyên công khai chống đối Mérillon
vì thái độ xấc láo và can thiệp quá đáng vào nội bộ VN: « ông Mérillon đã dám ngạo mạn nói với tôi rằng TT Hương đã già yều bịnh hoạn phải đem vào bịnh viện
để giải phẩu cho ông. Nếu ông vô bịnh viện thì bài toán sẽ được giải quyết. TT Trần Văn Hương rất phẫn uất vì thái độ khinh miệt của ông Mérillon. Nản lòng vì những lời mỉa may ác độc và những áp lực đòi ông từ chức, vị tổng thống lớn tuổi của chúng ta dọa sẽ tự tử bằng ống thuốc
cyanure mà ông luôn đeo theo trong mình» (Darcourt , rr. 143-44)
Theo Hoàng Đống thì «CS và MTGPMN, qua đài phát thanh
của họ ủng hộ Dương Văn Minh là người chủ trương hòa giải hòa hợp nên có
thể nói chuyện được, vàĐại sứ Pháp 4 lần khuyên Hương từ chức, nhưng vì
tham quyền cố vị và ngây thơ nên Hương bỏ ngoài tay lời khuyên của đại
sứ Pháp»(tr.362)
Trong lúc đó, đài phát thanh Hanoi và Giải Phóng miền
Nam đồng loạt đòi TT Hương phải ra đi. Thực sự, CS không có dấu hiệu nào
thương thuyết với bất cứ ai và chuẩn bị tấn công Saigon.
Điều nầy cũng được xác nhận trong «VNCH, 10 ngày cuối
cùng» của Trần Đông Phong là chính TT Trần Văn Hương đã cử tướng Phan
Hòa Hiệp đại diện cho chính phủ liên lạc với đại diện của CS trong Ủy
Ban Liên Hợp 4 bên vận động với CS một cuộc thương thuyết, nhưng CS đã
bác bỏmọi hình thức thương thuyết và đòi Miền Nam phải đầu hàng vô điều
kiện (Phong, tr. 252-253)
- Ngày 25: Hôm nay, TT Hương lại tiếp đại sứ
Mérillon và đại sứ Martin, cả hai đều cố thuyết phục TT Hương nên cấp
tốc đưa ra một giải pháp khảdĩ mở đường thương thuyết với những người
«cách mạng» (nguyên văn: les révolutionnaires). Giải pháp nầy đòi hỏi sựtừchức của ông và giao quyền lại «cho một nhóm người nào đó» mà phía bên kia chấp nhận (Darcourt, p.145).
Ông Hương từchối và nói với Martin: nếu tôi phải làm Pétain của VN thì ít ra tôi phải đóng vai trò ấy trong danh dựvà đúng phẩm giá» -
Si je dois être le Pétain du VN, je le serai au moins dans l’honneur et
la dignité (Todd, p.324). Ông Hương muốn hành sửtheo đúng hiến pháp và
câu hỏi căn bản là ông Minh có được Hà nội thực sựchấp nhận hay không,
TT Hương yêu cầu Martin thăm dò qua đại sứBa Lan.
Sau khi từchức, ông Thiệu ngày ngày đi đi lại lại qua
các phòng trong dinh Độc Lập(tuy ông từchức nhưng ông vẫn còn ởtrong
dinh ), nghĩ đến cuộc phục hận. Ông Nguyễn Văn Kiểu, anh ông và cảem
họông, Hoàng Đức Nhã đều khuyên ông nên ra đi, nhưng ông từchối vì ông
nghĩ là ông còn có một vai trò. Không chịuđược cảnh nầy, bà Thiệu đã rời
Saigon sáng 24 đi Bangkok trên một chuyến bay thương mại (Snepp, tr.
334)
TT Hương cũng muốn ông Thiệu ra khỏi nước vì sựcó mặt
của ông Thiệu tạo khó khăn cho ông (hay cho ý kiến) nên nhờMartin can
thiệp. Martin cũng không muốn ông Thiệu bịám sát càng rắc rối hơn nên
Martin tổchức cho ông Thiệu rời khỏi nước. (theo Snepp, tr. 334, Trần
Văn Đôn cũng khuyên TT Thiệu trưa ngày 25 là nên ra đi vì Nguyễn cao Kỳ
sẽtổchức ám sát)
Lúc 20 giởrưởi, Polgar và tướng Timmes đón ông Thiệu
ởnhà ông Khiêm trong BộTổng Tham Mưu. Đoàn xe 3 chiếc gồm ông Thiệu,
Khiêm và hơn 10 người khác . Martin đợi sẵn ởphi cơ đểtiển đưa.
« Dù buồn thảm và cam chịu sốphận, ông Thiệu đi thủng thẳng, cốgiữphong độ. Ông quay lại cám ơn ông Martin. Với giọng xúc động, Martin đáp lễ: Thưa Tổng Thống, đó là điều tối thiểu tôi có thểlàm. Xin tạm biệt và chúc Ngài may mắn (Nguyễn tiến Hưng, tr. 392 và Todd tr.339).
Phi cơtrực chỉ Đài Loan (và sau đó ông và gia đình sang tịnạn ởAnh Quốc cho đến thập niên 1980 mới sang Hoa Kỳ).
Theo Hoàng Đống: « ngày 22-4, Thiệu và Khiêm được Mỹ
đưa ra phi trường Tân sơn Nhất bay qua Đài Loan. Trước đó 20 ngày, gia
đình, của cải của hai vịnầy đãđược an toàn chuyển ra ngoại quốc»(tr.
360).
Nhiều tài liệu Anh Pháp nói đến 16 tấn hàng hóa. Theo
Lý Quý Chung, thân cận của tướng Minh, ông Thiệu trốn chạy ( Chung, tr.
362).
Cùng một sựkiện, 4 tác giảthuật lại bốn cách khác nhau.
TT. Thiệu rời khỏi nước yên ổn, Martin thởphào. Ông lên xe đến dựcuộc tiếp tân ởtoà đại sứ Ba Lan.
Sau đây là câu chuyện giọng nhát gừng giữa 2 ông đại sứ:
-Martin: Cộng Sản Bắc Việt có chấp nhận Dương Văn Minh không ?
- Fijalkowski (đại sứ Ba Lan): Sẽhỏi Hà Nội. Nhưng có câu hỏi của Hà Nôi: Tại sao hàng không mẫu hạm Mỹ lảng vảng ngoài khơi hải phận VN.
- Martin: phải hỏi lại Hà Nội của các anh, tại sao có dàn hỏa tiển gần Saigon. Hà Nội có muốn gây khó khăn cho Hoa kỳ trong công cuộc di tản không? (Todd, tr.340)
Về dư luận ông Thiệu ra đi với 16 tấn vàng, Snepp, nhân viên CIA tường thuật rất rõ (tr.296)
«Một tháng trước, Thiệu đã gởi qua Đài Loan và Canada một phần lớn tài sản và bàn ghếbằng tàu thủy. Nhưng tài sản của quốc gia, 16 tấn vàng trịgiá 220 triệu mỹkim, tượng trưng cho một phần lớn kho bạc của Saigon cũng sẽ đi ra nước ngoài (à expatrier). Lúc đầu, ông Thiệu dựtính gởi lén lút số vàng này vô Ngân hàng Thanh Toán
Quốc Tế Bâle (Banque des règlements internationaux de Bâle) ở Thụy Sĩ, nơi mà chánh phủ đã có gởi một số vàng bảo đảm trị giá 5 triệu. Ông Thiệu nói với các cộng sự viên là gởi vàng để mua trang bị cho quân đội. Nhưng vài ngày trước khi gởi, tình báo Mỹ biết được nên tin tung ra trên báo chí, hảng hàng không mà ông Thiệu đã thương thuyết hợp đồng rút lui. Để
giải tỏa mọi nghi ngờ, đại sứ Martin buộc ông Thiệu gởi số vàng nầy ở Federal Reserve Bank of New York, ông Thiệu phải đồng ý. Ngày 16 tháng 4, Martin xin Washington một chuyến bay đặc biệt, có bảo hiểm để chở số vàng nầy đi New York. Nhưng Không Lực Mỹ cũng như Ngân Hàng không chấp nhận bảo hiểm chuyên chở một món hàng trị giá quá
lớn như vậy từ một nước đang có chiến tranh. Câu chuyện đang dằng co thì 2 ngày sau, ngày 18 tháng tư, 16 sư đoàn Cộng Sản đang hướng về Saigon, chuyện chở vàng bị quên đi và 16 tấn vàng vẫn ngủ yên trong Ngân Hàng Quốc Gia»
Đến ngày 25, sau khi giải quyết vấn đề bảo hiểm, vàng
được đưa lên phi cơ để chở đi New York, nhưng giờ chót bị Phó Thủ Tướng
kiêm Tổng Trưởng Kinh tếNguyễn Văn Hảo (nội các Nguyễn Bá Cẩn) chận lại nói là theo
lịnh của TT Hương chờ cho tân nội các được thành lập. Số vàng nầy vẫn
còn nằm trong phi cơ đậuở phi trường khi quân CS tiến chiếm Saigon. Cũng
theo Snepp, tuy không hẳn là theo CS, Nguyễn Văn Hảo đã được CS móc nối
hồi đầu tháng tư là sẽ được chế độmới đối xử tốt nếu bảo vệ kho bạc
VNCH. (Snepp. tr.328).
Chuyện ông Thiệu muốn tẩu tán vàng là một tin đồn, nhưng chuyện vàng bị các lãnh tụ đỏ sau nầy bu vào đục khoét là chuyện thực ! -Ngày 26: Lúc
10 giờ sáng, TT Hương đến hợp với lưỡng viện Quốc hội để được báo cáo
tình hình quân sự và quyết định người thay thế ông Hương. Có 183 trên
219 người đến tham dự (Darcourt)
nhưng theo Lý quý Chung thì chỉ có 136 vì nhiều người đã chuồn ra nước ngoài (LQC, tr.366).
Trong diễn văn, ông Hương không gọi đích danh Dương Văn Minh mà gọi là «người ấy» (cette
personne):
« Trước hết tôi đã đề nghị với người ấy chức vụ Thủ Tướng với đầy đủ quyền hành. Ông ta đã từ chối. Tôi đã phải mời ông ta đến gặp tôi tại dinh Độc Lập, ông ta cũng từ chối. Với thiện chí muốn giải quyết vấn đề, tôi không kể nghi thức và mặc dầu tuổi già
sức yếu, tôi phải chấp nhận đến nhà một người bạn chung để gặp người ấy. Tôi đề nghị với người ấy chức vụ Phó Tổng Thống, nhưng một lần nữa, chẳng những người ấy từ chối mà còn nói với tôi là: Phải có tất cả không thì thôi, có nghĩa là chỉ có Tổng Thống. Tôi lưu ý làm như
vậy là vi hiến, ông ta trả lời rằng: đó không phải là việc của ông ta. Sau đó tôi có đặt cho ông ta một câu hỏi: Có gì bảo đảm là phía bên kia chấp thuận thương thuyết với ông thì ông ta trả lời ngắn gọn là: Tôi đã nhận được từ phía bên kia những cam kết cần thiết để làm tròn vai trò.
Mặc dù tôi nhấn mạnh nhưng ông ấy không có thêm một lời giải thích nào khác ngoài những lời úp mở mà tôi không tin vào những lời đó. Tôi sẽ không bao giờmuốn chịu trách nhiệm về việc trao quyền một cách bất hợp hiến, vì vậy, hôm nay, tôi yêu cầu quý vị hãy trao quyền hành pháp lại cho người ấy bằng lá phiếu hợp pháp của
lưỡng viện Quốc hội. Đó là phương thức duy nhất vừa để cứu Saigon khỏi bị một thảm họa mà không làm mất thể diện của quốc gia và chế độ.»
Tuy nhiên,theo bài viết của GS Nguyễn Ngọc An, cựu
Tổng TrưởngThông Tin Chiêu hồi trong nội các Trần Văn Hương ghi âm lại,
đăng trong Đặc San Pétrus Ký 1966, thì T/T Trần Văn Hương đề cập đích
danh tên Dương Văn Minh:
«…Với ý nghĩa đó, nghĩa là ý nghĩ thương thuyết, tôi đã ra công dò xét tìm bên này, tìm bên nọ, hỏi thăm dò ý kiến mọi nơi. Tới bữa nay cũng nói với quý vị là tôi có dịp đã gặp được Đại tướng Dương Văn Minh, bởi vì theo lời một số người, thì Đại tướng Dương Văn Minh có đủ điều kiện làm
việc này. Trong các cuộc gặp gỡ, trong một tư thất của một người bạn chung – bởi vì họp mặt tôi muốn tránh tiếng trước, không thể mời Đại tướng đến Dinh Độc Lập nói chuyện. Một mặt tôi cũng không thể tự mình tới nhà Đại tướng mà nói chuyện. Cho nên chúng tôi đã cùng nhau đến nhà một người bạn chung
- Sau khi nói chuyện, tôi nói rằng: “Theo dư luận, một số người nói rằng Anh – xin lỗi, bởi vì giữa Đại tướng với tôi cũng còn cái thâm tình nhiều – người ta bảo rằng Anh có đủ điều kiện để thương thuyết, vậy thì xin Anh vì nước nhà, mọi tỵ hiềm qua, mọi chuyện không tốt đẹp đã xảy ra, xin Anh vui lòng xóa bỏ để cùng nhau
chung lưng dựng nước. Xin Anh chấp nhận cái ghế Thủ tướng để đứng ra thương thuyết với phía bên kia.” Đại tướng, lẽ cố nhiên đối với tôi lúc nào cũng giữ thái độchẳng những là người bạn thân mà giữ cả thái độ, xin lỗi, như thể một người học trò của tôi vậy, mặc dù Đại tướng không phải là
học trò của tôi, Đại tướng nói: “Thầy đã hy sinh đến mức này, thôi xin thầy ráng hy sinh một bước nữa mà thầy trao trọn quyền cho tôi.” Nghĩa là trao cái quyền tổng thống cho Đại tướng…»
Nếu bài viết của Nguyễn ngọc An là trung thực, sự khác biệt các tài liêu ngoại ngữ viết về VN lại còn phát xuất bởi sự diễn dịch và phiên dịch của tác giả ngoại quốc và tác giả người Việt.
Sau khi TT Hương rời trụ sở Thượng Viện, cuộc thảo
luận kéo dài từ 14 giờ đến 22 giờ mà kết quả là đi đến một quyết nghị
lửng lơ: Quốc Hội nhìn nhận TT Hương có đầy đủ tư cách để chọn người
thay thế ông. Người nầy sẽ được ủy nhiệm để xúc tiến cuộc thương thuyết.
Tên của Dương Văn Minh không được ghi trong bản quyết nghị này
(Darcourt, p.151).
Nhưng theo Lý Quý Chung, trong Hồi ký của ông thì hoàn toàn khác: «Cuộc biểu quyết truất quyền ông Hương và trao quyền cho ông Minh được thực hiện với sốphiếu gần như tuyệt đối 147/151 vào lúc20giờ 54… Tôi nhớ rất rõ không khí tại trụ sở Thượng Viện trước và sau biểu quyết. Kẻ thì chán nản như người sắp chếtđuối là các dân
biểu nghị sĩ thuộc phe Thiệu, còn những người phe Dương Văn Minh thì hấp tấp, vội vã như sợ không bắt kịp cơ hội cuối cùng »(LQC, tr.367, 368).
Theo ông Đôn, cũng trong Hồi Ký thì «đa số nghị sĩ dân biểu nghiêng về biện pháp trao quyền cho ông Hương chỉ định Thủ Tướng toàn quyền vì cho rằng ông Minh xem thường Quốc Hội» và sau đó ông Hương gọi điện thoại với ông và nói:«tôi sẽ chỉ định anh làm Thủ tướng» (Đôn, tr. 468,469)
Trong khi lưỡng viện Quốc Hội đang họp, lúc 12 giờ, Võ
đông Giang, đại diện cho Mặt Trận trong Ủy Hội Kiểm soát ở Camps Davis
(Tân Sơn Nhứt) tuyên bố: Đạo quân chúng tôi tiếp tục tiến công, không có ngưng bắn. - Ngày 27 tháng tư:
* 4 giờ sáng, nhiều tràng hỏa tiển bắn vào Saigon: thiệt hại: 9 người chết, 36 bị thương, những
đám cháy nhà cửa và hảng xưởng khiến 2000 người không nơi cư trú.
* 12 giờ: TT Hương gởi văn thư hỏa tốc cho Chủ tịch Thượng Viện: Theo hiến pháp Quốc Hội
phải ra quyết nghị người thay thế tôi rõ ràng.
* 15 giờ: «Đại sứ Pháp điện thoại cho tôi [Đôn]
biết: 6 giờ chiều nầy nếu không có gì thay đổi thì Hà Nội sẽ pháo kích
vào Saigon bằng súng cối 130 ly có tầm bắn xa 30 km» (Đôn, tr.471)
* 19 giờ:Trước khi dân biểu nghị sĩ bắt đầu thảo luận, tướng Trần Văn Đôn, xử lý thường vụ
Tổng Trưởng Quốc phòng (nội các NBCẩn) thuyết trình tình hình quân sự:
«14 sư đoàn Bắc Việt được trang bị võ khí hùng hậu đang bao vây Saigon. Biệt kích và đặc công đã xâm nhập vòng đai. Không quân của ta đã hành quân liên tục từ nhiều ngày qua nên các phi công và phi cơ đã quá sức chịu đựng, ngoài ra còn bị thiệt hại khá nặng bởi phòng không của địch. Căn cứ Không quân Biên Hòa gần như đã bị tê liệt vì pháo lực
của CS. Trong vài ngày, cũng có thể trong vài giờ, có thể Saigon sẽ bị tàn phá bởi đạn pháo 130 ly tầm xa của CS. Nhứt định ta phải thương thuyết với họ để ngưng bắn càng sớm càng tốt»
Các dân biểu nghị sĩ la ó, phản đối tướng Đôn: Đồ hèn nhát, chủ bại, bị bán đứng rồi, Tướng phòng ngủ. Tướng Đôn và các quân nhân tháp tùng rời phòng hợp trong nhục nhả (Darcourt, p.154).
Hồi ký của tướng Đôn không đề cập gì đến sự kiện nầy.
Sau 4 giờ thảo luận sôi nổi, Quốc Hội biểu quyết chấp
thuận cử tướng Minh thay thế TT Hương trong chức vụ Tổng Thống. (120
phiếu thuận, 32 phiếu chống, 20 phiếu trắng theo Darcourt ; 136 phiếu
thuận, 2 phiếu trắng theo Todd.
Trong lúc đó, chuyến máy bay do Polgar tổ chức chở
Nguyễn Bá Cẩn, Nguyễn Khắc Bình, Hoàng Đức Nhã và một số nhân vật đi Phi
luật Tân.
Quốc Hội biểu quyết chấp thuận cử tướng Minh thay thế TT Hương trong chức vụ Tổng Thống. (AP Photo/Errington)
* 20 giờ, con đường nối liền Saigon-Biên Hòa bị cắt đứt, 700 quân nhân của Sư đoàn 18 bị mất
liên lạc và quốc lộ số 4 nối với miền Tây cũng bị gián đoạn ở nhiều nơi. Saigon trở nên cô lập như một hòn đảo.
Trong khi đó, cuộc di tản tuy chậm, nhưng diễn tiến trong trật tự . Đến 12 giờ trưa ngày 27 đã có
35 245 người đã được Mỹ bốc đi. Các tòa đại sứ, trừ
tòa đại sứ Pháp, cũng bắt đầu đóng cửa và di tản nhân viên bằng đường
hàng không.
Ngày 27 cũng là ngày Bắc Việt đổi ý về chiến lược.
Theo đại sứ Martin, tuy là hồi tháng ba, ông đã có tin tình báo là Hà
Nội đã quyết định đi tới một chiến thắng hoàn toàn bằng quân sự, nhưng
những tin tức khác tử Mặt Trận giải phóng ở Paris cũng cho biết là họ
cũng muốn có một giải pháp chính trị, và Martin cũng suy luận là CS dùng
giải pháp chính trị để có thể tiếp tục được viện trợ của quốc tế khi
chiến tranh chấm dứt. Nhưng không hiểu vì lý do gì, theo Martin thì đêm
27 tháng 4, CS đã dứt khoát chọn chỉ giải pháp quân sự ( Martin Graham.
Vietnamese evacuation: testimony of Ambassador
Graham Martin. International relations, January 27, 1976 , p. 609, trích dẫn bởi Nguyển Tiến Hưng, tr.391).
3.
Phần kết
-Ngày 28
Saigon đã thật sự hấp hối. Tân Sơn Nhứt bị pháo kích,
người di tản ố ạt đến tòa đại sứ Mỹ tràn ngập sân sau, trèo tường, song
sắt để xin được di tản. Từ sớm tinh sương, trực thăng của hảng Air
America đáp xuống nóc tòa đại sứ để tiếp tục đưa các chánh khách và
tướng tá VN đến Tân sơn Nhứt hay ra hạm đội, trong số có Cao Văn Viên.
Trong khi lực lượng Cộng Sản đang tiến về Saigon từ nhiều hướng, thì « tại tư dinh ở số 3 Trấn Quý Cáp, suốt buổi sáng, Dương Văn Minh vùi đầu vào việc chọn lựa các nhân vật thất sũng trong chánh giới Saigon để tìm người cho nội các. Các ứng cử viên lần lượt đến tư dinh ông để xin chức, ông lạnh lùng tiếp đón, gậtđầu chào rồi bảo họ
ra vườn lan ngoài sau mà chờ. Nhưng ông không bằng lòng các ứng viên bởi lẽ người này là diều hâu, người kia là bồ câu, nên sau cùng ông chọn trình diện nội các với 3 người»(Snepp 355)
Lúc 17 giờ, lễ bàn giao giữa TT Trần Văn Hương và
Dương Văn Minh diễn ra tại dinh Độc Lập với các ông Nguyễn Văn Huyền Phó
Tổng thống, Vũ Văn Mẫu ThủTướng.
« Khi tân TT Dương Văn Minh vửa bắt đầu bài diễn văn nhậm chức của mình thì sét đánh ầm ầm, một trận mưa to chưa có trong nhiều năm ập xuống Saigon, thậm chí quan khách dự lễ không nghe được ông Minh nói gì. Cái không khí chung của buổi lễ nhậm chức thật buồn não» (LQC tr.354).
Ông Minh tuyên bố muốn điều đình với chánh phủ Mặt
Trận Giải Phóng Giải Phóng và chánh phủ miền Bắc trên căn bản hiệp định
Paris và một cuộc nhưng bắn.
Ông Minh chấm dứt diễn văn lúc 17giờ 48 phút. Một giờ sau, đài phát thanh Mặt Trận Giải Phóng lên tiếng:«Sau sự ra đi của tên phản quốc Nguyễn Văn Thiệu , những tên thay thế như Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền và Vũ văn Mẫu muốn duy trì chiến tranh để kéo dài chế độ chư hầu của Mỹ. Nhưng chúng chẳng lừađược ai và quân đội giải phóng chỉ chấp
nhận một cuộc ngưng bắn với hai điều kiện: ngụy quân Saigon buông súng và hạm đội Mỹ rời khỏi hải phận miền Nam VN.Các binh sĩ nào còn nghe lịnh của Mỹ Ngụy sẽ bị trừng trị đích đáng để làm gương» (Todd, 355)
Khi ông Minh và đoàn tùy tùng từ Dinh Độc Lập trở về
«dinh Hoa Lan» (nhà của DVM) thì nghe vang lên những tiếng nổ rung
chuyển cả Saigon. Năm phản lực cơA-37 mà quân CS vừa mới chiếm được xuất
phát từ Nha Trang, dưới sự chỉ huy của Trung úy Nguyễn Thành Trung oanh
tạc phi trường Tân Sơn Nhứt và vùng Hốc Môn. Tại Paris. tổng trưởng
ngoại giao Pháp tiếp đại sứ Bắc Việt Võ văn Sung và đại diện Mặt Trận
Phạm Văn Ba để bày tỏ sự ngạc nhiên về sự trở mặt của Cộng Sản. Vai trò
trung gian mà Pháp nghĩ rằng mình có thể đóng góp trong cuộc giàn xếp
chính trị vào giờ thứ 25 của cuộc chiến đã hoàn toàn thất bại.
-Ngày 29 tháng tư
Saigon hôm nay bắt đầu thực sự đi vào cơn hỗn loạn.
* Từ 4 giờ sáng, đại bác của CS bắn vào bộ chỉ huy của Tổng Tham Mưu ở Tân Sơn Nhứt và
bộ tư lệnh hải quân. Nhiều kho súng và kho săng bốc cháy, bùng nổ.
* 6 giờ sáng, Văn tiến Dũng ở Bến Cát nhận lời khen ngợi của Bộ Chính trị ở Hà Nội và yêu cầu Dũng tiến quân thần tốc.
* 10 giờ sáng, đài phát thanh Saigon đọc bức thư của Dương Văn Minh gởi cho Martin:
«Tôi trân trọng yêu cầu ông đại sứ vui lòng ra chỉ thị cho các nhân viên cơ quan tùy viên quân sự DAO rời khỏi VN trong 24 giờ đồng hồ kể từ ngày 29 tháng 4, 1975 để vấn đề hoà bình của VN sớm được giải quyết» (Todd p. 362).
Bình luận về ông Minh, Kissinger đã viết:« Ông Minh làm Tổng Thống không tới 72 giờ, chỉ đủ làm được hai việc quan trọng: một là yêu cầu Hà Nội ngưng chiến và thương thuyết chính trị, điều mà Hà Nội đã từ chối thẳng thừng, và hai là ngày 29 tháng tư, ông yêu cầu tất cả người Mỹ rút ra khỏi VN 24 giờ. Bức thư này phù hợp với
lịch trình rút lui của chúng tôi, nó đã thực sự giúp cho chúng tôi tháo ra mà không bị chỉ trích là Mỹ đã bỏ rơi đồng minh của mình» ( Hưng, tr.393).
Ông Hoàng ngọc Thành tiết lộ một chi tiết «ly kỳ» hơn: Tòa đại sứ Mỹ soạn một văn thư cho tuớng Minh yêu cầu người Mỹ rút đi trong vòng 24 giờ và bảo chođọc trên đài phát thanh Saigon. Dương Văn Minh kể cho bà con và bạn hữu biết là ông đã làm như đại sứ Graham Martin bảo (Thành,tr. 568).
Nếu quả tình sự việc như vậy, VN đã đến hồi mạt vận vì một nhân vật luôn có mặt trong những cơn khủng hoảng chính trị lớn, chỉ vì muốn làm tổng thống mà hạ mình nhận lệnh của Pháp và của Mỹ.
Trong khi đó, Saigon bắt đầu một cuộc hỗn loạn không
tả được. Từng đoàn người tràn vào chiếm kho hàng ở Tân Cảng, súng đạn
tủa ra khắp nơi, người ta đạp trên xác chết quân sĩ và đặc công.
Thành phố không còn có chỉ huy: DVMinh đã cách chức
tướng Bình, 60 000 cảnh sát và 10 000 cảnh sát dã chiến không biết nghe
lịnh ai, quân đội cũng thay đổi tham mưu trưởng 3 lần trong 24 giờ: hôm
kia là Cao Văn Viên, nhưng ông đã ra đi cùng với tham mưu phó, hôm qua
là tướng Nguyễn Văn Minh và Vĩnh Lộc, nhưng mỗi người chỉ có vài giờ rồi
cũng bỏ đi cùng với Chung Tấn Cang, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Cao Kỳ, Ngô
Quang Trưởng, nói chung có 60 vị tướng lãnh.
Trường hợp của Đặng Văn Quang thì bi đát và nhục nhã hơn. Pierre Darcourt đã kể:
«Một cảnh tượng bi đát đã xảy ra ở cổng tòa đại sứ. Tướng Đặng Văn Quang mà nhiều người tố cáo là đứng đầu đường dây buôn lậu ở VN lại không có tên trong danh sách di tản của người Mỹ. Binh sĩ gác cổng đuổi ông đi. Ông phải chạy lại van nài nghị sĩ Nguyễn Văn Ngải giúp ông xin trực
thăng bốc đi. Có ai ngờ, một ông cựu cố vấn quân sự của Tổng Thống, ngạo mạn kiêu căng, tác oai tác phúc ở dinh Độc Lập suốt mấy năm trời thì nay chỉ là một đống mỡ run rẩy vì sợ sệt. Ông ta hết quỳ lạy cầu khẩn rồi viện dẫn mạng sống của vợ con và của chính ông vì sẽ
bị CS giết. Động lòng, nghị sĩ đưa ông ta cùng đi chung nhưng không nói tên ông ta là ai….» (Darcourt,194
). Theo Snepp, thì Quang nhờ sự giúp đỡ của Polgar dù nhiều nhân viên
CIA không muốn thấy mặt Quang ví Quang đã được CIA trảlương mà đã phản
bội không báo cho CIA biết kế họach rút quân của TT Thiệu. Trong cơn hốt
hoảng, Quang bỏ quên đứa con trai cùng đi với ông ở ngoài hàng rào sắt
của tòa đại sứ. (tr.392)
Trường hợp của Trần Văn Đôn thì lại rất tàn nhẫn với
thuộc cấp. Trước khi hối hả leo lên trực thăng cùng với con trai là một
bác sĩ, ông Đôn nói với đoàn tùy tùng: « các anh ở lại, các anh không có
chức vụ, không có gì nguy hiểm». Những quân nhân nầy vừa đau khổ, vừa
khinh bỉ nhìn theo chiếc trực thăng cất cánh. (Darcourt, p. 194)
Lartéguy châm biếm: «Hôm qua là Phó thủ tướng, múa
may, tưởng có thể thay thế Minh, bi đát hóa tình hình để đẩy Hương đi.
Hôm nay, hối hả bỏ chạy, không thông báo cho cả viên đại tá chánh văn
phòng khiến ông này sau đó tự tử .Ông Đôn chỉ là kẻ thừa hành của chánh
phủ Pháp.» (Lartéguy , p.129)
Trong khi đó, cuộc di tản đang đến hồi lên cơn sốt.
* 10 giờ 40: từ phi trường Tân Sơn Nhứt, tướng Homer Smith, chỉ huy trưởng DAO điện đàm
với đô đốc Noël Gayler, tư lịnh lực lượng Mỹ vùng Thái
Bình Dương ở Honolulu là phi trường TSN không còn sử dụng được cho cho
phi cơ C-130 nữa. Bộ Quốc Phòng ra lệnh cho Gayler áp dụng «Giải pháp số
4» tức di tản bằng trực thăng.
* 12 giờ 30: 36 trực thăng vận tải khổng lồ được yểm trợ bởi các trực thăng chiến đấu Cobra rời hàng không mẫu hạm Hancock.
* 15 giờ: Thủy quân lục chiến thiết lập 3 bãi đáp trực thăng ở khu quân sự trong sân bay TSN.
Có 3000 người chờ đợi di tản. Trên không phận Saigon,
trực thăng của Đệ Thất hạm đội, của CIA, của Air America bay rà rà trên
nóc các cao ốc tụ điểm, lên xuống phi trường được phi cơ chiến đấu
Phantoms sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Lực lượng hải lục không quân
được huy động như chưa bao giờ có sau trận đổbộ Dunkerque năm 1940.
* Buổi chiều, trước cửa tòa đại sứ Mỹ có độ 20 000 người chen chúc nhau, hàng ngàn người
đổ về bến Bạch Đằng để tìm bất cứ phương tiện nào bằng
đường biển, xe cộ vật liệu vất bừa bãi trên đường phố, người dân nhốn
nháo, thất thần. Martin áp dụng phương thức di tản người Việt: người đến
trước, được di tản trước (premier arrivé, premier servi). Đây là dịp
cho các người Mỹ làm tiền các nhà giàu người Việt bằng cách mạo nhận là
thân nhân để đưa đi, bán thẻ lên tàu của nhân viên dưới quyền cho người
Việt chịu mua với giá từ 5000 đến 10 000 mỹ kim. «Tướng Cao HH, cố vấn
TT Thiệu thay vì phân phối 50 thẻ di tản cho bộ tham mưu, đem bán mỗi vé
1000 mỹ kim» (Terzani, p.61)
* 10 giờ đêm (10 giờ sáng Washington): báo cáo từ
Saigon về Ngủ Giác Đài cho biết cuộc di tản người Mỹ ở Cần Thơ và ở Vũng
Tàu tốt đẹp, trong lúc ở Saigon hỗn loạn.
- Schlesinger điện cho Martin: còn 400 nhân viên tòa đại sứ phải di tản hết và gấp rút.
- Martin trả lời giọng giận dữ: Hãy chỉ cho tôi phương pháp ép những người Mỹ ra đi khi phải bỏ vợ con ở lại [vợ VN và con lai Mỹ]. Đã 4 giờ rồi, tôi đã báo cho Gayler biết là tôi cần 30 phi vụ CH-53, [chở được 50 người, chen chúc được 70]mà bây giờ tôi chỉ có một CH-46 [nhỏ hơn]
Một giờ sau, từ tòa Bạch Ốc, Don Rumsfield yêu cầu Martin di tản 150 nhân viên IBM còn kẹt ở Saigon. Martin lồng lộn: Hãy cút đi, để cho tôi yên !
Trong lúc đó, hải quân lục chiến hối hả tiêu hủy hồ sơ, các trang bị
máy móc mà người Mỹ đã trang bị hùng hậu từ 10 năm qua (chỉ hồ sơ của
CIA là 14 tấn).
*12 gìờ đêm: Martin điện cho Gayler: Chẳng nhận được gì 20 phút qua, chắc tôi phải ở lại đây
ngày 30 tháng tư. Và điện cho Kissenger, Martin trêu cợt: Nếu không suôn sẻ, tôi sẽ qua tòa đại sứ Pháp xin tá túc, và chắc tôi sẽ được ngủ trong phòng của bà Mérillon, và hi vọng bà còn ở đó chớ không ở Paris» (Todd p. 378).
-Ngày 30 tháng tư
* 2giờ 30 sáng, tại tòa đại sứ còn 1000 người Việt, 53 nhân viên dân sự và 173 thủy quân lục
chiến, trong khi ở phi trường TSN còn độ 2000.
* 3 giờ 45: Martin nhìn đám người trong sân và tuyên bố: những trực thăng đáp trên nóc tòa đại
sứ chỉ dành cho người Mỹ.
* 4 giờ 42: chiếc trực thăng mang tên Lady Ace 9 đáp
xuống nóc. Viên phi công trình lệnh của Tổng Thống: Martin phải lên phi
cơ. Nếu Martin không tuân lệnh, viên phi công còn có một lệnh khác của
Gayler, tư lịnh Mỹ vùng Thái Bình Dương là áp giải Martin.
Bước xuống HKMH Blue Ridge Đại sứ Martin trong một tâm trạng chán nản và mệt mỏi
Theo Darcourt, Đại sứ Martin đánh giá cuộc di tản
không ra gì, muốn ở lại và chết ở đó. Với một tâm trạng rối loạn, mệt
mõi (ông đã thức suốt 72 giờ liền), ôngđáp xuống hàng không mẫu hạm Blue
Ridge, vào phòng đóng cửa lại để không ai thấy nỗi thất vọng của ông.
* 7 giờ 53: chiếc trực thăng cuối cùng chở những binh
sĩ cuối cùng (thực ra còn 2 xác thủy quân lục chiến ở Tân Sơn Nhứt), yểm
trợ bằng 6 trực thăng võ trang Cobra rời tòa đại sứ. Họ ném hơi cay
trên đầu 420 người Việt còn đứng chờ bàng hoàng, ngơ ngác.
Lá cờ Mỹ đã cuốn đi mang theo nỗi thất vọng, cay đắng, oán hờn, sung sướng, của người Việt bắt đầu một trang sử mới.
* 8 giờ sáng, tại dinh Phủ Thủ Tướng, ông Dương Văn
Minh họp cùng các nhân vật quan trọng của nội các mới như Nguyễn Văn
Huyền, Vũ Văn Mẫu để trình bày tình hình quân sự và chính trị đã đến hồi
tuyệt vọng, cuộc thương thuyết với chánh phủ Mặt Trận Cách Mạng Lâm
Thời Miền Nam và Hà Nội, qua trung gian của Pháp kể như không có trong
khi thành phố Saigon đã hỗn loạn cực kỳ.
«Nhiều toán quân sĩ VNCH lang thang trong thành phố,
họ vứt bỏ vũ khí, quân phục. Bọn cướp bóc tràn ngập trong thành phố,
súng bắn loạn xạ» (Todd, p.390).
* 9g30: sau phiên họp, nội các Dương Văn Minh đến dinh Độc Lập dự định theo chương trình
để bàn giao với Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng trong
nội các Nguyễn Bá Cẩn, nhưng cuộc bàn giao không xảy ra mà họ chờ quân
giải phóng đến.
*11g30: «tiếng chân người vang dội trong đại sảnh, có
cả tiếng khua vũ khí và tiếng đạn lên nòng. Rồi tiếng hô từ phía đại
sảnh: Mọi người đi ra khỏi phòng… Người bước ra khỏi phòng trước tiên là tổng thống DVM… Có tiếng hô to: Mọi người giơ hai tay lên. Ông Minh, ông Mẫu và tôi cùng mọi người đi sau đều nhất loạt giơ tay…Một người bộ đội cấp chỉ huy nói với ông Minh: Anh hãy viết một bản tuyên bố đầu hàng. Ông Minh trả lời rằng sáng nay ông đã có một tuyên bố trao quyền rồi. Viên chỉ huy nói: Anh chẳng có gì để trao. Anh chỉ có thể
tuyên bố đầu hàng…Ông Minh vẫn đứng yên lặng.
Viên chỉ huy yêu cầu ông Minh đi đến đài phát thanh để thảo và đọc
bản tuyên bố đầu hàng…Trước khi rời dinh Độc Lập đến đài phát thanh, ông
Minh nói với vị chỉhuy bộ đội: Vợ tôi vẫn ở đây. Xin các anh bảo đảm an ninh giùm. Viên chỉ huy đáp: Anh hãy yên tâm…Ông
Minh và ông Mẫu được đưa đến đài phát thanh Saigon trên chiếc xe Jeep
của bộ đội…Bản tuyên bố đầu hàng do chính trị viên Bùi Văn Tùng thảo.
Ông Minh đọc và đài phát lúc 13 giờ 30…» (LQC, tr.410-412).
Trần Văn Đôn thuật dựa vào những điều nghe biết sau 30 tháng tư (vì ông đã ra đi):
«Sau đó họ mời ông Minh, ông Mẫu và một người nữa lên xe jeep đi. Sau
này tôi biết họ chở lại gặp tướng Trần Văn Trà. Tướng Trà nói: Tôi mời
mấy ông về đây để uống trà với tôi. Tôi là Trà đây. Chiến tranh đã kết
thúc rồi. Không có ai thắng ai bại» (Đôn, tr. 485). Và cũng với luận
điệu ấy, Đôn đã viết: «Ai cứu dân chúng Saigon khỏi đổ máu. Không phải
Kissinger, không phải đại sứ Mỹ, không phảiđại sứ Pháp. Saigon không đổ
máu là nhờ Dương Văn Minh».
Pierre Darcourt kể lại với nhiều chi tiết sống sượng hơn:
«Đúng 12 giờ 10 phút, ba chiếc xe tăng T54 cán dẹp
những hàng rào cản sơn màu trắng đỏ bao quanh dinh Độc Lập. Họ bắn chỉ
thiên một tràng dài, ủi sập cánh cổng lớn, cán lên trên rồi tiến thẳng
vào dinh Độc Lập, cày bừa lên các bãi cỏ trong sân. Hai chiếc xe Jeep và
một chiếc xe vận tải chạy đến, qua mặt các chiến xa. Tất cả mang cờ của
Mặt Trận Giải Phóng Miên Nam…
Vị sĩ quan cao cấp được 4,5 lính CS hộ tống ập vô đại sảnh, nơi mà
tướng Dương Văn Minh đang hội họp với các người thân cận của ông ta.
Thấy vị sĩ quan đeođầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, Tướng Minh tưởng
rằng mình đứng trước một sĩ quan cao cấp nên nói:
- Thưa quan sáu (nguyên văn: mon général ong sau), tôi đã chờ ông từ sáng để trao quyền cho ông.
- Mầy (nguyên tác: tu, có thể dịch là anh, nhưng mày có lẽ đúng hơn trong hoàn cảnh nầy) dám nói là trao quyền à. Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một tên bù nhìn. Mầy chẳng có quyền nào để trao cho tao cả. Chúng tao đạt được quyền bằng khẩu súng trong tay. Tao nói cho mày rõ là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị. Và kể từ bây giờ, tao cấm mầy không
được ngồi xuống. Gương
mặt tướng Minh co rúm lại. Giọng nói hung bạo và khinh miệt của người sĩ
quan khiến ông Minh hiểu rõ là ông đang đứng trước mặt một sĩ quan miền
Bắc (nguyên tác: Tonkinois) chớ không phải là người Mặt Trận miền Nam.
Tướng Minh cố giữ bình tỉnh và nhẹ nhàng nói:
- Chúng tôi đã có làm sẵn một bữa cơm để tiếp các ông. Có yến, súp măng cua.
Viên trung tá xẳng giọng
- Tụi bây đang ở trong tình trạng bị bắt. Hãy giữ thức ăn tư sản cho tụi bây. Chúng tao sẽ cho tụi bây ăn cơm dã chiến, một nắm cơm vắt và một hôp thịt mặn.
Tất cà các tổng trưởng hiện diện đều bị khám xét và bị
bắt giam trong một phòng. Dinh Độc Lập bị tràn ngập bởi phóng viên báo
chí» (Darcourt, p.209).
* Lúc 16 giờ 30, tướng Minh được rời khỏi phòng giam lỏng ở tầng dưới dinh Độc Lập. Một
phóng viên của nhật báo Quân đội giài phóng hỏi ông
- Ông nghĩ sao về những biến cố mà ông vừa trải qua?
Ông Minh ngập ngừng giây lát rồi trả lời với ngôn ngữ tuyên truyền mà CS thường sử dụng:
- « Chúng tôi đã nhận thức được sức mạnh của Chánh phủ cách mạng lâm thời và của quân đội giải phóng. Các đơn vị thiết giáp của quân giải phóng thực hùng mạnh, quân đội Saigon không thể nào đương cự được, chỉ còn có việc đầu hàng không điều kiện mà thôi…
Chúng tôi tin tưởng các ông, nếu không thì chúng tôi đâu có đem cả gia đình chúng tôi đến đây để đón các ông. Các ông đã đạt được chiến thắng một cách nhanh chóng, chúng tôi vô cùng sung sướng. Chúng tôi và gia đình chúng tôi bình yên, thật là may mắn » (Darcourt, tr. 213)
Và sau đó, các nhân vật trong nội các cuối cùng của VNCH cũng lưu hậu thế với những câu nói bất hủ.
* Ông Nguyễn Văn Huyền thì dè dặt hơn: «Chúng tôi không chấp nhận cuộc di tản. Là người VN, mình phải ở lại sống trên quê hương mình chớ»
* Ông Vũ văn Mẫu thì hớn hở, nhảy nhót: «Các anh đánh hay lắm. Tôi rất sung sướng đã đuổi được người Mỹ ra đi. Bây giờ thì chúng ta với chúng ta mà thôi. Sau khi nhắc lại quê ông ở quận Thường Tín, phía Nam Hà Nội và chuyện ông cạo đầu phản đối ông Diệm, ông nói: Kể từ hôm nay thì tôi sẽ để tóc lại được rồi»
* Ông Nguyễn Văn Hảo đưa tay lên và nói lớn:«Các anh thật đáng phục vì đã đánh bại được nước Mỹ, chúng tôi hi vọng là tài nguyên của đất nước sẽ được sửdụng để xây dựng đất nước chúng ta». (Darcourt, tr.213)
Trong khi các chánh khách 30 của VNCH đầu hàng CS và
tranh nhau nịnh bợ chánh quyền mới, trên khắp các nẽo đường đất nước,
quân nhân các cấp phẩn uất, nhiều tướng tá tử tiết thay vì đầu hàng. Chỉ
cần đan kể một vài anh hùng liệt sĩ: các tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm
văn Phú, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần văn Hai…
Trong lịch sử chiến tranh, không có cuộc chiến nào để
lại một khối lượng sử liệu khổng lồ, đa dạng và phức tạp như chiến tranh
VN. Tại Hoa Kỳ, có ít nhất 10 đại học danh tiếng có bộ sách về chiến
tranh VN trong đó trung tâm Texas Tech University được xem như quan
trọng nhất.Ghi lại những biến cố chỉ trong tháng 4 từmột số tài liệu mà
độc giả có thể tìm được dễ dàng trong các thư viện công cộng hay nhà
sách, chúng tôi muốn nói lên bản chất dị biệt của các tài liệu qua các
nguồn tư liệu và tác giả.
Sự dị biệt ít nhiều và bàng bạc qua gần 20 tài lệu mà
chúng tôi tham khảo, nhưng chúng tôi chú tâm đặc biệt vào hai biên
khảo-hồi ký căn bản của biến cố tháng tư viết bởi hai cộng sự viên quan
trọng của Tổng Thống Thiệu là Đại Tướng Cao Văn Viên,Tổng Tham Mưu
Trưởng quân lực VNCH và Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cốvấn đặc biệt của
Tổng thống. Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, qua lời văn tuy ôn tồn nhưng
quyết liệt, ông Viên đã dành một chương «Lời bạt» thêm vào quyển quân sử
The final Collapse do ông soạn thảo cho Trung Tâm Quân sử lục quân Hoa Kỳ phổ biến hạn chế năm 1983 và Nguyễn Kỳ Phong chuyển ngữ vời tựa đề làNhững ngày cuối cùng của VNCH,
xuất
bản năm 2003, để làm sáng tỏ và đính chính một số sai lầm, thiếu sót
viết về ông và về Bộ Tổng Tham Mưu do ông điều khiển mà tiến sĩ Nguyễn
Tiến Hưng đã viết trong quyển The Palace File xuất bản năm 1986 và ấn bản Việt ngữ tựa là Hồ sơ mật Dinh Độc Lập xuất bản năm 1987.
Đa số độc giả cũng như chúng tôi không am tường các
chuyện bí mật chính trị và quân sự, cho nên chuyện đúng hay sai là
chuyện của các chuyên gia và nhà sửhọc, do đó khi chúng ta đọc những tài
liệu loại nầy, chúng ta thường đọc bằng cảm tính qua văn phong của tác
giả. Chúng ta có khuynh hướng nghiêng (tin)vềngười bị chỉ trích, bị hạ
bệ và phản kháng (không tin) người dao to búa lớn, đại loại, tôi đã
khuyên tổng thống chuyện nầy, can thiệp với ông đại sứ nọ… Đó là điều mà
chúng tôi gọi là đem tâm tình đọc lịch sử.
Ngoài việc viết thiếu trung thực lịch sử vì vô tình
hay cố ý, một hiện tượng khác còn trầm trọng hơn là việc ngụy tạo tài
liệu đã đưa độc giả đến những hiểu biết sai lệch mà điển hình là vụ
quyển sách Saigon et moi của cựu đại sứ Pháp Jean-Marie Mérillon
mà từ hàng chục năm nay, cứ đến tháng tư thì tái xuất hiện nhưmột thứ
«cá tháng tư» (poisson d’Avril).
Nhiều sách báo đã phổ biến, trích dẫn «con cá tháng tư» này như chuyện thật.
Cách đây một tháng, nhiều bạn hữu lại chuyển cho chúng
tôi qua internet một bài đọc dưới dạng mp3 về một chương sách tưởng
tượng trong quyển sách ngụy tạo Saigon et moi. Đại ý, Jean-Marie
Mérillon đã dàn xếp được với Mặt Trận Giải Phóng để
chấp nhận Dương Văn Minh thành lập một chánh phủ liên hiệp để thoát khỏi
gọng kềm của CS miền Bắc nhưng Dương Văn Minh đã phản bội lời hứa, thay
vì đi Trảng Bàng để gặp Trần Văn Trà trong toan tính này thì lại đầu
hàng với hi vọng sự nhượng bộ này sẽ được CS tưởng thưởng.
Ngoài ra, bài đọc (từ bài viết) còn có những chi tiết
giựt gân, cảm động, đánh trúng cái khát vọng của người di tản không muốn
VNCH chết một cách tức tửi và oán ghét những chánh khách bất tài, xôi
thịt, hèn hạ.
Tác giả của nguồn tin này (ông Vũ hải Hồ) cho là quyển sách xuất bản năm 1985, được ra mắt ở
khách sạn La Fayette với sự chứng kiến của Tổng Thống
Valéry Giscard d’Estaing và nhiều nhân vật chính trị quan trọng của
Pháp, nhưng sau đó mấy ngày thì bịBộ ngoại giao tịch thu.
Lối giải thích quả tình phi lý vì chế độ kiểm duyệt
sách báo ở các quốc gia Tây Phương là chuyện không có, còn chuyện thu
hồi một quyển sách hồi ký đã xuất bản lại còn là chuyện thần thoại hơn.
Ngoài ra, trong việc phát triển bộ sách tiếng Việt và
sách ngoại ngữ viết về VN cho thư viện thành phố Montréal, chúng tôi có
theo dõi trong nhiều năm thời ấy trong các thư mục các nhà xuất bản trên
thế giới như Books in prints, Livres disponibles để mua cho thư viện, nhưng không hề thấy tên quyển sách này.
Đểchứng minh quyển Saigon et moi không có, GS Tiến sĩ Sửhọc Hoàng ngọc Thành và Bà Thân thị Nhân Đức trong tác phẩm «Những ngày cuối cùng của Ngô Đình Diệm», xuất bản năm 1994, nơi trang622 và 623 (trang 574 ấn bản năm 1996, phụbản trong ấn bản năm 1999) có nói rõ vềvấn đềnày.
Nguyên là ông Hoàng Ngọc Thành khi sang Paris năm 1989 không tìm mua được quyển Saigon et moi, nên có liên lạc với ông Mérillon, lúc ấy làm đại sứởMoscouđểhỏi rõ . Ông Mérillon đã phúc đáp GS Thành nguyên văn nhưsau:
République FrançaiseAmbassade de FranceEn URSSL’AmbassadeurMoscou le 12th November1990Dear Dr Thanh,
Your letter of the 22nd October has just reached me. I was most touched by it and very pleased to hear from you.
As far as the book«Saigon et moi» is concerned, I must make a point particularly clear. I did not write this book nor have I written any other about Vietnam; therefore the work that you are enquiring about is not mine. However, I am intrigued by this publication and should be glad to have any information relating to it.
Should I visit California, I shall not fail to take advantage of your kind invitation to a Vietnamese dinner.
Wishing your new book every success, I remain
Yours sincerely,
Jean- Marie Mérillon
Khi viết biên khảo, các tác giả có khuynh hướng sử dụng những tài
liệu trích dẫn từ những tài liệu tham khảo cấp hai hay cấp ba mà không
phải từ tài liệu gốc. Sựsai lầm, nếu có, tuy đáng tiếc, nhưng vẫn có thể
hiểu được vì lẽ chúng ta không thể có được trong tay tất cà các tài
liệu.
Tuy nhiên, khi đã biết một tài liệu ngụy tạo mà vẫn cố
tình sử dụng vì một ý đồ, hành động nầy không thể nào nói khác hơn là
một thứ bất lương trí thức. Đó là trường hợp bản dịch quyển « La mort du
VietNam» của tướng Vanuxem của Dương Hiếu Nghĩa với tựa là «Nước Việt
Nam Cộng Hòa bị bức tử» (Nhà xb Đại Nam, 1997) có một phụ bản đặc biệt
từ trang 194 đến trang 221 đăng lại từ tập san Đa Hiệu một chương sách ngụy tạo của Mérillon. Dịch giả đã có lời phi lộ như sau:
«Không ai tìm thấy tung tích quyển sách này ở bất cứ
thư viện nào ở Pháp, kể cả Thư viện Quốc Gia Pháp ở Paris. Cũng như sau
nầy, chính ông Mérillon đã đính chánh ông không phải là tác giả của
quyển Saigon et moi hay bất cứ quyển nào khác viết về VN» (sđd, tr. 195).
Đã biết như vậy mà vẫn tiếp tục phổ biến một tài liệu ngụy tạo, chúng tôi không hiểu tác giả có ngụ ý gì nếu không đã mất trí.
Kết luận
Hôm nay, đọc lại những tài liệu cũ về những ngày cuối
cùng của Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi không giữ được nỗi bàng hoàng nhớ
lại nỗi kinh hoàng của những ngày quốc biến của 34 năm trước. Người đọc
lịch sử, nhất là lịch sử của tổ quốc mình không thể vô tâm như người
ngồi ở ga xe nhìn đoàn tàu đi qua, mà tùy theo cảnh ngộ, người đọc xúc
động với biến cố hay suy nghĩ về biến cố. Chẳng phải là sử gia cũng
không phải là chính trị gia, đa số người Việt ngoài nước lẫn trong nước
đều cảm nhận nỗi bất hạnh của quê hương mình và dân tộc mình đã từ hơn
một thế kỷ qua, luôn là mảnh đất để các cường quốc ngoại bang và các
tậpđoàn người Việt, nhân danh những khẩu hiệu giả ân giả nghĩa, đã thay
phiên nhau xâu
xé, thống trị và bốc lột một dân tộc không ngớt gánh chịu điêu linh.
Nhưng nghĩ cho cùng, khi con người đã quá khổ đau, con người chỉ còn
biết bám víu vào định mệnh. Nếu nước VNcó một định mệnh thì định mệnh đã
bắt VN của chúng ta gánh chịu quá nhiều bất hạnh từ 1945 đến nay mà cái
bất hạnh lớn nhất, nguy hại nhất, là chiến tranh VN đã được điều khiển
bởi một Kissinger ác cảm khinh miệt chế độ miền Nam và một tập đoàn
chính trị miền Nam đa số bất tài, thối nát.
Hôm nay, lần giở lại gần hai mươi quyển hồi ký và biên
khảo tiếng Việt và ngoại ngữ trong kho tài liệu khổng lồ về chiến tranh
VN, nếu chúng tôi được soi sáng vàđược lãnh hội nhiều sự kiện và nhận
định ghi lại với sự trung thực và thành khẩn đáng được xem như những sử
liệu giá trị qua vài biên khảo và hồi ký, chúng tôi lại cảm thấy bùng
dậy nỗi bất bình với những trang giấy viết để ca tụng mình, phe nhóm
mình, nhục mạ chiến hữu mình, phe nhóm đối lập với mình. Tác giả những thiên hồi ký khoác lác nầy đa số là những người đã vinh thân trong cuộc chiến, và giờ đây, họ
vẫn không còn biết giữ được chút liêm sĩ còn sót lại để im tiếng, để yên cho những người may mắn thoát chết tiếp tục sống với nỗi đau gặm nhấm.
Lịch sử sẽ phải thực sự được viết lại bởi những người viết sử công
chính và những quyển hồi ký man trá nầy sẽ phải bị chôn sâu dưới nấm mồ
của những tác giả đã đánh mất lương tri.
Trong một cuộc mạn đàm với các bậc thức giả, chúng tôi
có bày tỏ nỗi ưu tư là những người di tản thế hệ chúng ta không có cơ
may đọc được một quyển chính sử viết về thời kỳ chúng ta đã sống. Một cụ
già đã sang sảng trả lời: «Biết làm chi nhiều hơn cho thêm cay đắng.
Chúng ta chỉ cần biết rõ ràng rằng chúng ta là nạn nhân của ba sự lừa
dối và phản bội, thứ nhất là của đồng minh người Mỹ của chúng ta, thứ
hai là của người lãnh đạo phe quốc gia chúng ta và thứ ba là của bọn
Cộng Sản Việt Nam».
Chúng tôi chỉ biết gục đầu thấm thía lời phẩn nộ nhưng không dám gật đầu chấp nhận thái độ buông tay.
Chúng tôi vẫn tự hỏi, có thế nào lịch sử cận đại của
một dân tộc đã phải hi sinh bao triệu người sẽ được viết bởi những kẻ
lừa dối và phản bội ?
Lâm-Văn-Bé (Montréal)Chuyển sang dạng text từ PDF files bởi ngv
Sách tham khảo chính yếu:
- Bùi Diễm. Gọng kềm lịch sử. Paris: Cơ sở xb Phạm Quang Khai, 2000. (expanded version of The Jaws of History).
- Cao Văn Viên. Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, dịch từ The Final Colllapse bởi
- Nguyễn Kỳ Phong. Centreville(Virginia):Vietnambibliography, 2003.
-Darcourt, Pierre. Vietnam, qu’as-tu fait de tes fils. — Paris: Albatros, 1975.
- Hoàng Đống. Niên biểu lịch sử VN, thời kỳ 1945-1975.California: Đại Nam 2005.
- Hoàng ngọc Thành & Thân thị Nhân Đức. Những ngày cuối cùng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (ấn
bản lần thứ ba).- San José: Quang Vinh, 1999.
- Karnow Stanley. Vietnam: a history.–New York: Viking, 1983.
- Kissinger, Henry, Ending the VN war.–New York: Simon&Schuster, 2003.
- Lartéguy, Jean. L’adieu à Saigon. — Paris: Presses de la Cité, 1975.
- Lý Quý Chung, Hồi ký không tên. — TpHCM: Nhà xb Trẻ, 2004.
- Nesson, Ron. It sure looks different from the inside. — Chicago: Playboy Press, 1978.
- Nguyễn Bá Cẩn. Đất nước tôi. –San Jose: Hoa Hao Press, 2003.
- Nguyễn Khắc Ngữ. Những ngày cuối cùng của VNCH. — Montréal: Tủ sách Nghiên cứu Sử Địa,1979.
- Nguyễn Hữu An. Chiến trường mới. – Hanoi: Nxb Quân đội nhân dân, 2001.
- Nguyễn Tiến Hưng. Khi đồng minh tháo chạy. – San Jose: Cơ sở xb Hứa Chấn Minh, 2005.
- Nguyễn Tiến Hưng. Hồ sơ mật Dinh Độc Lập.
- Snepp, Frank. Sauve qui peut.– Paris: Éditions Balland, 1979 (dịch từ: Decent Interval.– New York:Random House, 1977).
- Terzani, Tiziano. La chute de Saigon, 30 avril 1975. – Paris: Fayard, 1977.
- Todd, Olivier. La chute de Saigon: Cruel Avril. Paris: Laffont, 2005.
- Trần Đông Phong. Việt Nam Cộng Hòa, 10 ngày cuối cùng. – California: Nam Việt, 2006.
- Trần Văn Đôn. Việt Nam nhân chứng. — California: Xuân Thu, 1989.
Subscribe to:
Posts (Atom)