Thursday, June 9, 2016

Chất độc Da Cam và những qủa bom chưa nổ: Kỷ lục “nhân quyền” của Hoa Kỳ ở Việt Nam.


Trong chuyến thăm viếng Việt Nam của Tổng Thống Barack Obama tháng qua, ông ta tuyên bố chấm dứt vấn đề cấm vận vũ khí của Washington (chính quyền Hoa Kỳ). Chính thức, Hoa Kỳ luôn giữ điều kiện bỏ cấm vận cho đến khi Việt Nam cải tiến vấn đề nhân quyền. Mặc dầu gỡ bỏ lệnh cấm vận, Obama nói với người Việt Nam về vấn đề nhân quyền rằng “một lãnh vực mà chúng ta vẫn còn nhiều khác biệt”
Điều nực cười. dàn khung cho vấn đề này tự nó mâu thuẫn: Để cho một quốc gia nhận được kỹ thuật với mục đích giết người, điều đầu tiên là quốc gia đó phải chứng minh tôn trọng nhân quyền.
Hơn nữa, Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về vấn đề xuất cảng vũ khí và thường bán hoặc cung cấp vũ khí cho vài chê độ độc tài nổi tiếng trên thế giới, vi phạm nhân quyền. Việt Nam chắc chắn có những vấn đề về nhân quyền, nhưng hồ sơ của người Hoa Kỳ trong khu vực cũng không đẹp đẽ gì: sau khi giúp đỡ người Pháp thất bại trong việc lấy lại những thuộc điạ (Đông Dương); người Hoa Kỳ mở những chiến dịch máu trong ba nước Việt Nam, Lào và Cambodia, đưa đến kết qủa hàng triệu người chết và thương tật do những trận không tập thả bom, những cuộc tàn sát, phá hoại, và phun hàng triệu gallons (1 gallon = 3,7 lít) thuốc khai quang, kể cả chất độc da cam.
Mặc dầu đối với người Hoa Kỳ, trận chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, hàng trăm ngàn người đã phải chịu đựng – và tiếp tục chịu đựng – như kết qủa của cuộc xâm lăng. Trên ba quốc gia Việt, Lào, Cambodia, con người vẫn bị chết hoặc thương tật do những qủa bom Mỹ không phát nổ khi rơi xuống đất trong thời gian chiến tranh. Trên khắp Việt Nam, nhiều người vẫn phải chống chọi với tật nguyền, tật bẩm sinh do chất độc da cam hoặc các chất độc khác.
Tôi đã chứng khiến sự chịu đựng này ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Mặc dầu chính quyền Hoa Kỳ đã cung cấp, tài trợ cho những vấn đề này, tuy nhiên vẫn chưa đủ.

Những qủa bom đạn chưa nổ: một huyền thoại về sự chết chóc
Tôi đã nghe nói đến chuyện bom đạn chưa nổ trước khi đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2014 để chứng kiến huyền thoại trên đất nước này với đôi mắt của mình. Nhưng biết được độ rộng lớn của vấn đề - và những huyền thoại thiếu nhân tính trong việc thả bom - vẫn làm sửng sốt. Điều dễ dàng khi nhận thức vấn đề từ một nơi xa xôi, nhưng lúc thực sự nhìn thấy cơn ác mộng người khác (nạn nhân) phải trải qua hàng ngày là một chuyện khác.
Việt Nam, Lào, Cambodia đều có vấn đề nghiêm trọng với bom đạn chưa nổ, khi rơi xuống đất, vẫn còn ẩn dấu dưới mặt đất, chờ đợi con người dẫm lên.
Thí dụ ở Việt Nam, con số ước tính vào khoảng 40,000 người đã chết vì những qủa bom đó kể từ khi chiến tranh kết thúc, và khoảng 65,000 người khác bị thương tật. Trên đất Miên, 64,000 bị chết hoặc bị thương kể từ năm 1979 (một phần số bom đạn không nổ ở Cambodia do quân Khmer Đỏ, hoặc chính quyền Cambodia đặt trong hai thập niên 70, và 80.)

Bom chùm (CBU) tìm thấy trên đất Lào (Brett S. Morris)

Nước Lào đặc biệt hứng nhiều bom. Theo Nhóm Cố Vấn về Mìn - Mines Advisory Group (tiền thân của tổ chức nhân đạo khai phá mìn và bom đạn không nổ). Lào là quốc gia bị thả bom nhiều nhất trên thế giới tính theo mỗi đầu người. Hoa Kỳ thả xuống hơn 2 triệu tấn bom trên đất Lào từ năm 1964 đến năm 1973 - gấp 12 lấn số bom thả xuống Nhật Bản trong trận Thế Chiến thứ Hai. Một mục đích của việc thả bom nhằm vào các đơn vị công sản Bắc Việt dọc theo đường mòn HCM, cũng như cộng Sản Pathet Lào.
Nhưng còn nhiều lý do khác nữa. Khi Tổng Thống Johnson tuyên bố ngưng ném bom miền Bắc Việt Nam năm 1968, mức độ thả bom trên đất Lào gia tăng mạnh. Được hỏi lý do trong một phiên chất vấn của Thượng Viện, viên chức phó chương trình (thả bom) Monteagle Steams trả lời “Ờ, chúng ta có đủ loại phi cơ đậu trên mặt đất và không thể để chúng như thế chẳng làm gì”
Chiến dịch thả bom có hậu qủa khủng khiếp. Fred Branfman, một nhân viên làm việc cho cơ quan Viện Trợ Hoa Kỳ (USAID) ở Lào trong thời gian chiến tranh đã có lần gặp một đoàn người tỵ nạn tránh khu vực bị thả bom. Branfman biết nói tiếng Lào, thâu thập và lưu trữ những lời tường thuật của họ trong một quyển sách, phát hành qua “Tiếng Nói từ Cánh Đồng Chum” (Voices From the Plain of Jars). Cánh đồng Chum là một khu vực ở Lào, nơi có nhiều cổ vật những cái chum bằng đá, cũng là nơi bị dội bom nặng nề nhất. Những việc Branfman ghi lại đã góp phần trong việc phơi bầy ra trận chiến bí mật (secret war) trên đất Lào, mà đã được các viên chức cao cấp Hoa Kỳ dấu kín.
Một nông dân 39 tuổi nói với Branfman:
Các phi cơ đến thả bom mỗi ngày. Sau khi họ đã thả bom ngôi làng của tôi, họ thả bom những con đường lớn và các con đường nhỏ khác, và họ đã hoàn toàn tiêu hủy các thửa ruộng của chúng tôi. Sau đó chúng tôi phải đào những hố tránh bom khác, xa ra nơi khác vì quá sợ hãi.. Vào những ngày, phi cơ đến (thả bom), chúng tôi khiếp sợ, không màng chuyện ăn uống. Tội nghiệp cho các con của tôi, khóc sướt mướt nhìn thửa ruộng bị trúng bom tan hoang. Riêng tôi không nhắm mắt được để ngủ vì sợ.
Mặc dầu trận ném bom chấm dứt năm 1973, chiến tranh kết thúc năm 1975, đời sống một số người dân Lào không trở lại bình thường, những người lo sợ sẽ dẫm lên một qủa bom chưa nổ do người Hoa Kỳ thả xuống từ mấy thập niên trước. Hơn 20,000 người đã chết hoặc bị thương ở Lào do bom phát nổ kể từ khi chiến dịch thả bom chấm dứt.

Đặc biệt, nguy hiểm nhất là những qủa bom chum (CBU) - nhỏ, hình dáng tròn, được thả xuống trong một vỏ bọc, văng ra trải rộng trên một khu vực, gây sát thương lớn. Trẻ con thường cầm lên vì tưởng lầm đồ chơi. Qủa vậy, 40 phần trăm nạn nhân do bom đạn không nổ là trẻ em, và hơn nửa số tổn thất vì bom chùm trên thế giới xẩy ra trên đất Lào.
Khi tôi đến thăm Phonsavan năm 2014 (thủ phủ tỉnh Xieng Khouang, gần cánh đồng Chum), tôi ghé thăm hội Phẩm Chất Đời Sống (Quality of Life Association), một tổ chức xã hội điạ phương giúp đỡ người bị thương do bom đạn không nổ. Tổ chức này nằm trong mạng lưới, gom những nạn nhân sống sót lại, giúp đỡ tiền bạc cùng những dịch vụ khác cho các nạn nhân. Bên trong tôi trông thấy một bảng viết phấn trắng, một danh sách buồn nhất mà tôi đã từng đọc - những nạn nhân mới nhất trong khu vực.

Chất độc da cam: tiếp tục chịu đựng
Bên trong viện bảo tàng “Phần Còn Lại sau Cuộc Chiến” (War Remnants) trong HCM (tên cũ Saigon), có trưng bầy hình ảnh kinh hoàng về những tật nguyền, lúc được sinh ra do hậu qủa của chất độc da cam. Những bức ảnh nối tiếp nhau cho thấy vài bệnh tật kỳ lạ hoặc khác thường.
Những người bênh vực chiến tranh Việt Nam cho rằng điều khó khăn, gần như không thể được để chứng minh một cách khoa học, một người mắc chứng rối loạn “di truyền” (gene) hoặc tật bẩm sinh lúc được sinh ra vì bị nhiễm chất độc da cam hoặc các chất độc khác do người Hoa Kỳ thả xuống từ phi cơ trong thời gian chiến tranh. Làm thế nào chúng ta biết được nạn nhân được sinh ra khuyết tật do nhiễm chất độc da cam?
Tuy vậy, có sự hiển nhiên chứng tỏ việc thả chất độc thực sự gây nên chuyện. Trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến năm 1971, Hoa Kỳ đã thả 20 triệu gallons (1 gallon = 3,7 lít) chất độc xuống miền nam Việt Nam hủy diệt hoa mầu và những cánh rừng có quân Việt cộng chiếm đóng, làm cho hàng triệu người bị nhiễm chất độc hóa học. Các loại hóa chất này được công ty Monsanto và Down Chemical chế tạo theo hợp đồng với bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Chất độc da cam (Agent Orange – tên gọi do thùng chứa sơn vạch mầu da cam) chiếm hơn nửa tổng số lượng hóa chất thả xuống trong thời gian chiến tranh. Cả hai công ty và chính quyền Hoa Kỳ đều cho rằng các loại hóa chất an toàn (cho con người?).
Tuy nhiên”Có hai vấn đề trên lý thuyết, rằng những chất độc đó cũng tựa như việc xử dụng hóa chất giết cỏ dại (weed killers) hàng ngày.” Nhà báo George Black đã viết khi tìm hiểu sâu rộng về hậu qủa của chất độc da cam và các loại hóa chất khác lên người Việt Nam.
Trước tiên, các loại chất độc hóa học xử dụng ở Việt Nam có cường độ mạnh hơn đến mười lần ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, một hợp đồng quân sự cùng với thị trường buôn bán làm cho hóa chất trở nên độc hại. Trong tiến trình sản xuất, chất độc da cam được pha chế thêm dung lượng 2, 3, 7, 8 tetrachlorodibenzo-para-dioxin, hoặc TCDD. Hoá chất này đôi khi được coi như chất độc nguy hiểm nhất đối với con người, xuất hiện như những tế bào béo (fat cells), gây xáo trộn hệ thống bài tiết hormones trong cơ thể, gây nên sự biến đổi, làm phức tạp các tế bào di truyền. Trong điều kiện tự nhiên, chất dioxin có thể tồn tại nhiều thập niên, thấm qua lớp đất hòa vào nước, từ đó tiếp tục biến thái rồi vào đến thực phẩm.
Làm nhiệm vụ của mình, hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam ước đoán khoảng 3 triệu người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, bao gồm 15,000 trẻ sơ sinh tật nguyền. Nhiều công trình nghiên cứu tìm thấy số lượng TCDD tăng lên trong người Việt Nam, cũng như tỷ lệ sinh con tật nguyền gia tăng đối với cha mẹ bị nhiễm chất độc da cam.  Có nhiều bệnh tật và sinh con tật nguyền liên quan đến bị nhiễm chất độc da cam. Ở Hoa Kỳ, bộ Cựu Chiến Binh chính thức công nhận 14 bệnh, bao gồm vài biến chứng ung thư, được “xem như bệnh” (liên hệ đến bị nhiễm chất độc da cam hay các hóa chất độc khác). Một cựu chiến binh bị nhiễm một trong các bệnh trên, nếu chứng minh, mình bị nhiễm chất độc da cam, có thể được hưởng tiền bồi thường.
Cũng theo đó, bộ Cựu Chiến Binh công nhận tật bẩm sinh đối với con các cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam hoặc “dính dấp” với thời gian phục vụ tại Việt Nam, các bệnh tật bao gồm, tật ở xương sống (spina bifida), sứt môi, chân bị cong… Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cũng có một danh sách, đầy đủ hơn những chuyện liên quan đến chất độc da cam.

Trẻ em bị tật bẩm sinh do nhiễm chất độc da cam (Brett S. Morris)

Đi bộ trên đường trong thành phố HCM - hoặc những nơi khác ở Việt Nam - người ta có thể trông thấy những người khuyết tật, bệnh hoạn (do chất độc da cam). Gần dinh Độc Lập, dinh Tổng Thống Nam Việt Nam trước đây, cũng là nơi cuộc chiến tranh kết thúc khi chiến xa Bắc Việt ủi xập cổng, tôi trông thấy một người đàn ông đang xin tiền. Ông ta không có cánh tay, nhưng có hai bàn tay mọc ra từ đôi vai.
Lẽ dĩ nhiên, không có cách nào cho tôi biết tình trạng của người này do bị nhiễm chất độc da cam, hoặc không phải. Điều tôi được biết, có nhiều người vô tội bị nhiễm hóa chất dioxin từ chất độc da cam phải chịu đựng những khuyết tật. Điều nữa tôi được biết, với mức độ tàn phá do chiến tranh ở Đông Dương, chính quyền Hoa Kỳ đã làm không đủ, thiếu xót trong việc giúp đỡ các nạn nhận của cuộc chiến.

Trợ giúp các nạn nhân
Sau chuyến thăm viếng Việt Nam, Tổng Thống Obama qua Nhật Bản, là vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên thăm viếng Hiroshima. Nhiều dư luận bàn cãi “có thể xin lỗi” cho việc thả bom nguyên tử. Nhưng với lý do nào đó, không có dư luận nào về “có thể xin lỗi”, xoa dịu nỗi đau mà Hoa Kỳ gây ra ở Việt Nam, Lào và Cambodia.
Hơn lời xin lỗi, người dân trong vùng Đông Dương được hưởng tiền bồi thường để chấm dứt huyền thoại về bom đạn không nổ và chất độc da cam. Hoa kỳ đã cung cấp cho Việt Nam 80 triệu, 85 triệu cho Lào và 100 triệu cho Cambodia để tháo gỡ những qủa bom đạn không nổ.
Từ năm 2014, Hoa Kỳ đã chi tiêu 7.4 tỷ, thả bom quân Hồi Giáo Cực Đoan (ISIS) ở Iraq và Syria – Hơn 27 lần người Hoa Kỳ bỏ ra để tháo gỡ bom đạn trong ba quốc gia Đông Dương trong nhiều thập niên.
Kể từ năm 2007, Hoa Kỳ đã chi ra khoảng 130 triệu để loại trừ những khu tập trung nhiều hóa chất Dioxin - thường là những căn cứ cũ quân đội Hoa Kỳ chứa chất độc hóa học trước khi gửi đi – Chương trình sức khỏe và thương tật cho những nạn nhân sống trong khu vực nhiễm chất dộc da cam. Chuyện này đang xúc tiến, nhưng Hoa Kỳ vẫn chối bỏ những liên hệ giữa chất độc da cam với bệnh tật bẩm sinh đối với người Việt Nam.
Người Hoa Kỳ có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho người dân Việt Nam, Lào, và Cambodia. Không có lý do, chúng ta không đủ khả năng giúp đỡ các nạn nhân của hàng triệu qủa bom thả xuống cũng như hoá chất độc hại.
Không chỉ riêng khả năng giúp đỡ, về mặt tinh thần nữa. Người dân trong vùng Đông Dương có lẽ không bao giờ được nghe lời xin lỗi, nhưng điều tối thiểu chúng ta (người Hoa Kỳ) có thể làm được là thu dọn, tháo gỡ những qủa bom không nổ và những khu vực bị nhiễm nặng chất độc dioxin, và bồi thường các nạn nhân.

Brett S. Morris là nhà báo, viết bài về chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và hậu qủa của nó đối với người dân hải ngoại. Ông ta là tác giả của “21 điều dối trá, họ nói với bạn về chính sách đối ngoại của người Hoa Kỳ”.




Brett S. Morris ngày 2 tháng Sáu, 2016

No comments:

Post a Comment