Cuốn
sách mới của John Prados về Chiến tranh Việt Nam đặt ra nhiều câu hỏi
về cách mô tả Trận Mậu Thân và một số chi tiết lịch sử.
Trước khi xuất bản Việt Nam: Cuộc Chiến Không Thắng Được, 1945-1975 (VNCCKTĐ), Prados đã xuất bản tám tác phẩm về về quân sử và tình báo. Bốn trong tám quyển liên hệ đến chiến tranh Việt Nam như, The Sky Would Fall: The Secret U.S. Bombing Mission to Vietnam, 1954 (nói về kế hoạch của Mỹ dội bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ để cứu quân trú phòng Pháp); The Blood Road: The Ho Chi Minh Trail and the Vietnam War (về hệ thống đường xâm nhập HCM); Valley of Decision: The Siege of Khe Sanh (trận Khe Sanh); và, The Hidden History of the Vietnam War (một số tài liệu giải mật về chiến tranh Việt Nam).
Trong thời gian gần đây, ngoài công việc soạn thảo quyển VNCCKTĐ,
Prados làm việc ở trung tâm Văn Khố An Ninh Quốc Gia (National Security
Archives), một trung tâm nghiên cứu và lưu trữ tài liệu giải mật do
trường đại học George Washington thiết lập và quản trị. Tại National
Security Archives có một số tài liệu quan trọng về Việt Nam như vụ đảo
chánh tổng thống Ngô Đình Diệm, và những thương lượng ngoại giao bí mật
của Ngoại Trưởng Henry A. Kissinger. Không phải là một tác giả ngoại
hạng trong ngành sử học Mỹ, nhưng Prados sáng tác đều đặn so với những
tác giả khác. Sách của ông nhắm vào số độc giả tổng quát.
Người thiên tả
Việt Nam: Cuộc Chiến Không Thắng Được, 1945-1975
có 14 chương, bắt đầu bằng chương về cuộc chiến Việt-Pháp dẫn đến Điện
Biên Phủ; và kết thúc bằng chương “The Truth Comes Marching Home,” nói ý
nghĩ của tác giả và dư luận giới phản chiến Hoa Kỳ về cuộc chiến Việt
Nam.
Ngay
ở đầu sách, trong phần “Ghi Chú Cho Độc Giả,” (tr. xxi) tác giả tự nhận
mình là người có khuynh hướng phản chiến, thiên tả; và, quyển sách được
nhà xuất bản yêu cầu viết theo chủ đề những phong trào phản chiến. Tác
giả tự nhận mình chống chiến tranh Việt Nam vào năm những phong trào
phản chiến bạo động nhất (1968-71); và quyển sách độc giả đang cầm trên
tay là ý kiến cá nhân của tác giả về cuộc chiến. Theo sau những lời tự
thú với độc giả là 12 trang nói về cuộc biểu tình Dewey Canyon III (biểu
tình chống Hành Quân Lam Sơn 719 của VNCH tấn công qua Hạ Lào năm
1971), một trong những cuộc biểu tình phản chiến lớn nhất ở Hoa Thịnh
Đốn.
Người
điểm sách không thể coi đây là một quyển sách sử vô tư: Nhiều nơi trong
sách tác giả trích lại những lời tuyên truyền của nhóm American
Veterans Against The War. Đây là nhóm phản chiến của John Kerry (bây giờ
là Nghị Sĩ của tiểu bang Massachusetts) và cô đào chiếu bóng hạng B,
Jane Fonda, chủ trương từ năm 1970. Quyển sách được viết như là một bán
thông điệp của những nhóm phản chiến. Tự nhận mình là một người có đầu
óc thiên tả, chống đối chiến tranh — hay dù là thiên hữu và ủng hộ chiến
tranh — khi viết một quyển sách lịch sử về chiến tranh thì không thể
không chủ quan; nhiều hay ít tác giả sẽ nhìn sự kiện lịch sử theo một
quan điểm của ý thức hệ cá nhân.
Sai sót
Về giá trị quyển sách này, người điểm sách muốn nói rất vắn tắt: VNCCKTĐ
là một quyển sách viết rất rất vội và cẩu thả. Người điểm sách đọc gần
hết sách của tác giả Prados, nhưng chưa thấy cuốn nào viết sai nhiều chi
tiết như quyển này.
Người điểm sách ghi ra một số lỗi nhận thấy dưới đây.
Tác
giả viết quân sử không theo một quy luật tòa soạn đã định. Khi viết
quân sử, tên và chức vụ/ cấp bậc của nhân vật chủ thể (trong trường hợp
này là người quân nhân đề cập đến) phải tương quan với thời gian đang
nói. Thí dụ: “Chuẩn tướng William Westmoreland chỉ huy Trung Đoàn 187
Nhảy Dù trong chiến tranh Đại Hàn; Thiếu Tướng Westmoreland chỉ huy Sư
Đoàn 101 Nhảy Dù ở Fort Bragg. Hay là, lúc mang cấp bậc trung tướng,
Westmoreland được tổng thống Kennedy bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó MACV, đề
chuẩn bị thay đại tướng Harkins ở Việt Nam.” Phải theo qui luật đó để
độc giả có thể liên hệ thời điểm lịch sử qua chức vụ của người sĩ quan
được nói đến.
Trang
223 khi viết về cuộc tấn công Mậu Thân 1968, Prados nhắc đến tên “Thiếu
Tướng” John Singlaub, chỉ huy trưởng liên đoàn tình báo quân sự
MACV-SOG (Studies and Observation Group). Năm 1968 Singlaub chỉ là đại
tá. Gần 10 năm sau ông mới mang cấp bực thiếu tướng. Hơn nữa, SOG chưa
bao giờ có tướng chỉ huy trong suốt cuộc chiến ở Việt Nam.
Khi
nói về trận đụng độ đầu tiên giữa Hoa Kỳ và CSVN ở Ia Drang, thung lũng
A Shau (tr. 228), Prados nói Thiếu Tướng Stanley Larsen chỉ huy Quân
Đoàn Dã Chiến I (I Field Forces; một bộ tư lệnh của Mỹ đóng song song
với Quân Đoàn II, VNCH). Sự thật là vào tháng 11-1965, Mỹ chưa thiếp lập
I Field Force. Lúc đó quân tác chiến Mỹ mới đến Việt Nam; và tất cả lực
lượng Mỹ ở Vùng II VNCH được đặt dưới quyền của một bộ tư lệnh đặc
nhiệm (tạm thời) có tên là Task Force Alpha. Tháng 3-1966 I Field Force
mới được thành lập, do Trung Tướng Larsen chỉ huy. Tên của thiếu tướng
tư lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ cũng viết sai (Thiếu Tướng Harry W.O.
Kinnard, thay vì Douglas Kinnard); và cấp bậc của tiểu đoàn trưởng Tiểu
Đoàn 1/Trung Đoàn 7 (đơn vị chánh của trận Ia Drang) là trung tá, thay
vì đại tá.
Một
lỗi khác đáng chú ý hơn về sự sơ hở trong trí nhớ của tác giả, khi ông
viết “Đại Tướng Paul Harkins là Tư Lệnh của MAAG [Military Assistance
and Advisory Group];” và MACV [Military Assistance Command, Vietnam]
được thành lập vào đầu năm 1964 khi Đại Tướng William Westmoreland đến
Việt Nam. Về chi tiết này thì tác giả Prados đã trễ đến hai năm: Paul
Harkins là chỉ huy trưởng của MACV; và MACV được thành lập từ tháng
2-1962. Đồng ý là Westmoreland đến Việt Nam tháng 4-1964. Nhưng ông đến
với tư cách là Tư Lệnh Phó cho Harkins. Đến tháng 6-1964 Westmoreland
thay Harkins làm tư lệnh MACV.
Ngay
cả trận đánh vào trại Lực Lượng Đặc Biệt Nam Đông (Team A-726) tác giả
cũng viết lộn: Tác giả ghi năm 1965, trong khi trận đó xảy ra tháng
7-1964 (tr. xxii).
Những
chi tiết về Việt Nam thì đôi khi tác giả “thêm mắm dậm muối” vào để cho
câu văn được mặn mà, nhưng cũng vì vậy mà sai: Bùi Chu và Phát Diệm là
hai giáo xứ, không phải hai tỉnh ở miền bắc (tr. 41); Bình Giã không
phải là một lành ở miền duyên hải (tr. 116); Làng Bến Sức (trong cuộc
hành quân Cedar Falls, tháng 2-1966) nằm trong phạm vi của vùng Tam Giác
Sắc, nhưng thuộc về chiến Khu D chứ không phải C như tác giả viết
(178).
Người
điểm sách có thể liệt kê nhiều sai lầm khác của tác giả. Nhưng điều đó
không cần thiết — độc giả kinh nghiệm sẽ thấy những sai lạc đó.
Trận Mậu Thân
Để
kết thúc bài điểm sách này, người viết muốn đưa ra một thí dụ về lối
viết sử thiếu xót và đôi khi vô căn cứ của tác giả Prados. Trang 254 tác
giả viết về Trận Mậu Thân. Đây là chương tác giả viết với nhiều chi
tiết mới — nhưng lại không cung cấp sử liệu để chứng minh.
Cảnh lính Mỹ tại tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn trong trận Mậu Thân 31.1.1968
Ở
đoạn cuối của chương về Mậu Thân, không biết tác giả lấy tài liệu ở đâu
(một lần nữa, tác giả không cung cấp tài liệu) để viết về vụ trực thăng
bắn lầm vào trường trung học Phước Đức, ở Chợ Lớn, ngày 2 tháng 6-1968.
Prados viết vụ bắn lầm đã giết đi một số sĩ quan quan trọng thuộc phe
phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Tác giả viết điều này đúng. Nhưng tác giả
viết sai khi nói, “một trong những nạn nhân của vụ bắn lầm là Thiếu
Tướng Nguyễn Ngọc Loan”.
Và
tác giả tiếp tục viết, ông Kỳ nói vụ bắn lầm được chính phía tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu dàn cảnh. Ông Kỳ nói đích thân đại tá Trần Văn Hai
(đương nhiệm tư lệnh Biệt Động Quân) lái chiếc trực thăng sát thủ đó.
Thứ
nhất, Chuẩn Tướng Loan bị trọng thương ở khu đường Tự Đức ngày 7 tháng
5, trong khi đó vụ bắn lầm xảy ra ngày 2 tháng 6 ở Chợ Lớn. Về tin đồn
(đến từ ông Kỳ) là Đại Tá Trần Văn Hai lái chiếc trực thăng tác xạ đó
(hay có mặt cùng với phi hành đoàn trên trực thăng) … là một lời đồn
không chứng cớ và thiếu thông minh: Cuộc tấn công Đợt 2 của cộng sản vào
Sài Gòn và các thị trấn, tuy không mãnh liệt và toàn diện như Đợt 1,
nhưng địch tấn công mạnh vào những cơ sở trọng yếu của VNCH và Hoa Kỳ,
như các căn cứ đóng quân và phi trường (để giảm thiểu tối đa hỏa lực phi
pháo và săn lùng của không lực Hoa Kỳ-VNCH).
Một
ngày sau khi tướng Loan bị thương, đích thân Không Đoàn Trưởng Không
Đoàn 33, Đại tá Lưu Kim Cương, trong khi đôn đốc quân nhân an ninh phi
trường phản công địch quân đang đánh vào vòng đai phi trường, bị trúng
đạn tử thương. Dưới cường độ tấn công mãnh liệt đó, chúng ta thử nghĩ,
một đại tá Lục Quân, lên trực thăng để chỉ huy một phi vụ tác chiến mà
không ai biết được, phi hành đoàn và cơ phi đâu? Một lời đồn rất vô lý.
Ngay
sau khi vụ bắn lầm xảy ra, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ lên tiếng, công nhận chiếc
trực thăng xạ kích đó là trực thăng Mỹ, và họ bắn lầm khi nhận được yêu
cầu yểm trợ. Chỉ là như vậy. Cũng nên biết thêm, một trong sáu sĩ quan
tử thương là Trung Tá Đào Bá Phước, chỉ huy trưởng Liên Đoàn 5 BĐQ, một
người bạn cùng binh chủng với Đại Tá Trần Văn Hai. Ở những đoạn này của
quyển sách, tác giả Prados viết rất tệ. Và đó cũng là ý nghĩ của người
điểm sách chung về tác phẩm.
Về tác giả: Nhà
biên khảo Nguyễn Kỳ Phong, hiện sống ở Mỹ, là tác giả nhiều bài báo và
sách viết về chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm gần đây của ông là Vũng lầy
Bạch ốc - Người Mỹ và chiến tranh Việt Nam (Tiếng Quê Hương, Virginia
2006). Bài viết này thể hiện quan điểm và cách lập luận riêng của
ông.
Sáng 29 Tết đến chỗ làm. Vừa mở cửa. Một người bạn cùng tù Z30A ngày xưa, gọi video chat Facebook chúc Tết, thăm hỏi nhau. Một năm một lần. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc và thăm hỏi nhau. Mấy chục năm qua, anh sống bằng nghề bán xôi, khu cư xá Bắc Hải gần nhà thờ Nam Hòa. Anh là người Công Giáo. Sống ở Ngã Tư Bẩy Hiền. Trong câu chuyện này, tôi tạm gọi tên anh là Tâm.
Trong một buổi sáng sớm, anh có một người khách đến mua Xôi rồi hỏi thăm anh Tâm "có biết chỗ nào đổi tiền đô ra tiền Việt hay không.". Đang bận bán Xôi cho những người dân lao động vào sáng sớm. Anh Tâm nói ông khách lạ ngồi chờ một lát sẽ dẫn đi tìm chỗ đổi tiền cách đó không xa. Ông khách, cũng tâm sự là Việt Kiều, có người nhờ ông về VN đi phát tiền cho những người nghèo khổ. Nhất là những người bán vé số.
Khoảng 10 giờ sáng. Dắt ông khách lạ đến chỗ đổi tiền. Anh Tâm chờ bên ngoài vì ngại, và cũng sợ ông khách nói anh Tâm tò mò. Một lát sau, ông khách muốn về chỗ anh Tâm bán Xôi, ngồi phát tiền cho những ai đi bán vé số đi ngang. Mỗi người nhận được 1 triệu. Chỉ 1 tiếng sau, khu phố đó, người bán vé số xếp hàng, chờ được nhận mỗi người 1 triệu. Thấy tình hình không xong. Ông khách "biến" ngay. Vì cũng bắt đầu thấy khó phân biệt ai là người bán vé số thật hay ai là người giả.
Ngày hôm sau. Ông khách đó lại xuất hiện. Lần này, ông muốn thuê anh Tâm chở ông bằng Honda đi phát tiền quanh Sài Gòn. Ông nói " Anh Tâm muốn trả công bao nhiêu cũng được, tôi sẽ trả sòng phẳng." Anh Tâm chỉ cười, nói với ông rằng " Anh muốn đi đâu thì tôi sẽ chở ông đi đến đó." Không chỉ một ngày, hôm sau ông khách cũng quay lại nhờ anh Tâm chở đi. Trong những lúc di chuyển từ khu này đến khu khác để phát tiền. Hai bên thăm hỏi lẫn nhau. Anh Tâm mỗi khi hỏi đến gia đình hay con cái ông khách lạ. Thì đều nhận lấy sự im lặng.
Sau 3 ngày. Anh Tâm đoán phỏng chừng số tiền phát đi khoảng 10,000 đô. Thì "chuyến công tác" chấm dứt. Ông khách muốn trả tiền công cho anh Tâm mấy ngày qua . Anh Tâm mới chậm rãi nói.
- Tôi bán Xôi, không có tiền để giúp ai. Ông có tiền đi giúp, tôi đóng góp chút công. Không cần phải lấy tiền. Chúc anh đi về Mỹ mạnh giỏi.
Ông khách lạ. Nhìn vào con mắt duy nhất còn lại của anh Tâm vì anh Tâm bị thương và hư con mắt vào trận chiến cuối cùng đêm 29 tháng 4 -1975 mà nói rằng.
- Mấy ngày qua, anh hỏi tôi nhiều lần về gia đình tôi, vợ và con như thế nào. Tôi chỉ im lặng và chưa trả lời anh. Trước khi về Mỹ, hôm nay, tôi thưa cho anh biết.
Anh Tâm cũng nhìn vào người khách lạ của mình, vì anh Tâm đã cho ông ta biết anh Tâm là ai. Còn những câu hỏi của Tâm, ông khách lạ vẫn tránh né. Ông khách đứng dậy bắt tay anh Tâm cười và giải đáp thắc mắc đó.
Nhiều nhà văn, nhà báo, ca sĩ, nhạc sĩ của Sài Gòn trước năm 1975 đều có mặt và trở nên quen thuộc tại quán này.
Tôi
đã sống gần trọn một đời người rong ruổi từ Nam chí Bắc vẫn chưa gặp
một quán cơm nào được nhiều người thương mến như quán cơm Bà Cả Đọi.
Là
một người tha hương đất khách bà Cả mưu sinh bằng tình người và cả tấm
lòng nhân hậu để đến bây giờ, tuy bà không còn nhưng vẫn nhiều người vẫn
nhớ và ngưỡng mộ.
Tấm lòng người phương Bắc
Quán Bà Cả thuộc con hẻm 53 đường Nguyễn Huệ, không có biển hiệu. Khách bước lên cầu thang vào một căn phòng rộng chừng 50 - 60m2 ở đó có có bày biện vài bàn và một tấm phản rộng.
Những nhóm đi đông thì leo lên phản. Các bàn thì chỉ dành cho nhóm ít người. Ở ngay chỗ bậc cấp dẫn lên có một bàn chỉ đủ cho một người ngồi ăn. Đây cũng là nơi cư ngụ của gia đình bà.
Bước lên cầu thang này là quán cơm Bà Cả Đọi
Cái
tên Bà Cả Đọi thật ra không phải xuất phát từ gia đình bà mà do chính
những thực khách thân thuộc đặt cho. Không biết xuất phát từ nguyên nhân
nào mà quán của bà luôn đông khách, nhất là giới văn nghệ sĩ. Nhiều nhà
văn, nhà báo, ca sĩ, nhạc sĩ của Sài Gòn trước năm 1975 đều có mặt và
trở nên quen thuộc tại quán này.
Bà Cả có tên thật là Hoàng Thị
Túc, người làng Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bà và gia đình vào
Nam từ năm 1948, khi đi bà có mang theo bộ phản gõ.
Trước khi về
hẻm 53, bà Cả bán cơm trên đôi quang gánh phía bên kia đường đối diện
với hẻm. Nhiều người không thể quên được nụ cười nhân hậu của bà khi bới
đĩa cơm trao cho khách.
Nếu khách là những sinh viên, nghệ sĩ,
công nhân, lái xe đôi khi mang bộ mặt buồn thiu đến với bà đều được bà
ưu ái: "Các cháu cứ ăn đi, ghi sổ hôm nào có tiền trả cũng được". Cuốn
sổ nợ của bà dày cộm những cái tên.
Các con nợ của bà theo thời
gian, công thành danh toại nhớ lại lúc nghèo khổ được bà cho ăn chịu, tự
thấy mình mang ơn bà nên họ cũng thường lui tới.
Bán gánh một
thời gian, bà chuyển về hẻm 53 và dùng nơi đây để tiếp tục bán cơm. Lúc
này khách của bà càng đông hơn. Nhóm nhà văn, nhà báo kéo đến khá đông.
Nhạc
sĩ Trường Kỳ, một trong những người tiên phong khai sinh phong trào
nhạc trẻ Sài Gòn, thường gọi đùa quán cơm của bà là quán Bà Cả Đọi. Chữ
"đọi" tiếng lóng có nghĩa là đói. Bà Cả Đọi không phải là Bà Cả Đói
nhưng chính chữ "đọi" ở đây đã nói lên được tình cảm của những người
khách đến quán bà.
Mỗi khi hết tiền (đói) thì ghé qua đây ăn bữa
cơm vừa rẻ vừa no. Có lẽ từ đó, quán cơm Bà Cả Đọi được nhắc đi nhắc lại
nhiều lần, trở nên quen thuộc ...
Chốn quen của người Bắc
Ngày ấy tại quán cơm của bà, thường xuyên có một cụ bà người Pháp ngồi ăn một mình.
Bà
chỉ ăn duy nhất một tô canh rau đay và một đĩa cơm. Món canh này là món
của người Bắc và dĩ nhiên quán của bà bán các món ăn vời đầy đủ hương
vị đặc trưng miền Bắc.
Những người Bắc tha hương vào miền Nam với
những bỡ ngỡ, xa lạ từ khí hậu đến phong tục tập quán, đồ ăn. Bởi vậy,
quán Bà Cả Đọi được ví là cả một "vùng trời quê hương" với họ.
Họ dễ dàng tìm thấy những món ăn rất hợp khẩu vị và nhất là không có vị ngọt đặc trưng như món ăn miền Nam.
Bà Cả Đọi khi còn sống và con cháu. Ảnh: Người lao động
Các
món như thịt đông, thịt heo nấu giả cầy, tàu hủ chiên, dồi trường, rau
muống xào, trứng non, trứng đúc thịt, canh cua rau đay, cá bống kho tiêu
mỡ, ốc nấu chuối... được bà bày trong quầy. Ai muốn ăn gì thì cứ chỉ.
Đặc biệt một món không thể thiếu ở bất kỳ một quán người Bắc nào là dưa
chua, cà pháo chấm mắm tôm.
Buổi trưa, quán Bà Cả khá đông khách.
Diện tích quán hẹp nên khách đến sau thường phải chờ khi có chỗ trống
mới lên. Chờ đợi như thế nhưng không ai phàn nàn.
Nhà văn Từ Kế Tường cũng đã ghi lại cảm tưởng của mình trong một bài viết về quán cơm Bà Cả Đọi.
Ông
viết: "Tôi và bạn bè trong cánh nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ thường xuyên
“đóng đô” ở quán Bà Cả Đọi đến nỗi, bà chủ quán mặt khó đăm đăm, ít thấy
cười. Bà không cần hỏi chúng tôi ăn gì mà vẫn “chế biến” hợp khẩu vị và
cứ thế người nhà của quán tự động mang ra.
Lâu ngày tôi mới ngẫm
ra rằng, quán cơm bụi Bà Cả Đọi nổi tiếng khắp Sài Gòn tới tận miền
Tây, miền Trung trước hết là nhờ… không khí, một thứ không khí đặc trưng
của quán mà không nơi nào có được.
Nó không phải sang trọng như
nhà hàng máy lạnh mà là sự chật hẹp gần gũi, thân tình, đầy mùi vị của
thức ăn và... lửa khói. Không gian chật hẹp mà bài trí lại giống như nhà
mình. Tường vách bụi bám, nhện giăng, cánh quạt lúc nào cũng rè rè nghe
rất quen thuộc và người ta… nghiện cái không khí ấy, nếu vài ba ngày
không được quay lại thì đâm ra nhớ nhung, ngơ ngẩn".
Sau 1975,
quán cơm Bà Cả Đọi tiếp tục duy trì tại hẻm 53 Nguyễn Huệ thêm vài năm
nữa rồi đóng cửa. Bà Cả lúc bấy giờ tuổi đã cao, sức đã yếu. Con bà tiếp
tục bán cơm nhưng chuyển về 2 địa điểm trên đường Tôn Thất Thiệp và
Trương Định.
Ở 2 quán này vẫn bán đúng như cung cách xưa và ở mỗi
quán đều có tấm biển nhỏ Cơm Bà Cả. Những người khách năm xưa vẫn
thường ghé lại, nhằm tìm lại chút dư vị của một thời đã qua.
Mắc
kẹt lại Việt Nam vì dịch COVID-19, GS.TS Thái Kim Lan (sinh ra ở Huế,
sống và giảng dạy triết học tại Đức) được ăn hai cái Tết cổ truyền ở quê
nhà từ năm
ngoái tới năm nay.
Việc
sửa soạn Tết là một niềm vui lạ lùng, kết nối bằng tình thương. Để ăn
một cái Tết ngon, người Huế làm gì cũng phải làm cho đẹp,
cho tốt; bên mâm cỗ đoàn viên, họ chào đón một năm mới, cùng nhau hi
vọng và mơ ước.
GS.TS Thái Kim Lan
Sau
những ngày bão dài, Huế tháng chạp bắt đầu có những cơn mưa phùn lất
phất vào ban sớm. Tới trưa thì tạnh hẳn, trời ấm dần. Khung cảnh vườn
nhà cũng như thành
phố có vẻ tân kỳ hơn. Chính lúc đó, người Huế nhận ra năm sắp hết, mùa
xuân sắp trở lại.
Người Huế ăn Tết từ rằm tháng chạp
Ở Huế, Tết thường được bắt đầu
từ ngày 20 tháng chạp. Với những đại gia đình, Tết đến sớm hơn, ngay từ
giữa tháng. Trong trí nhớ của bà Lan vẫn còn đó cảnh người lớn trong
nhà họp lại, phân công nhiệm vụ cho từng người để sửa soạn ra sao. Hóa
ra, chuẩn bị Tết cũng là cách ăn Tết hào hứng.
Mâm cỗ Tết dâng lên bàn thờ gia tiên của người Huế được chuẩn bị rất
kỹ, gồm một mâm hoa quả, một mâm bánh ngọt, một mâm bánh mặn, một mâm
thức ăn. Ở những gia đình gia thế ngày trước, người ta không mua đồ ăn ở
chợ mà tự tay làm hết.
Qua lời kể của GS Lan, có lẽ không có nơi nào bày nhiều bánh như ngày Tết ở Huế. Ngọt thì có các loại bánh đậu xanh,
phục linh, sen tua, hạnh nhân, bánh dừa, bánh thuẫn... Mặn thì có các loại bánh ít đen, ít trắng, bánh lá... Bánh Huế phong
phú ở chỗ vừa được gói bằng lá vừa được gói bằng giấy, trông đẹp mắt.
Bánh bèo, bánh lá và chả tôm theo kiểu Huế xưa: chả tôm nặn thành trái quýt chưng trên cành quýt - Ảnh: GS.TS THÁI KIM LAN
Mường
tượng cảnh cũ người xưa, trong chất giọng Huế chậm rãi, bà nói như reo
khi nhắc tới món tôm chua và chao - rất đặc trưng và rất Huế.
Tới nay, dù đã lãng du qua những vùng văn hóa khác, thẳm sâu trong lòng
người phụ nữ đã sống hơn nửa đời người này vẫn còn đó thứ "vàng mười"
ký ức gắn với những món ăn, hương vị của một thời. Tết này, bà lại tự
tay làm một hũ tôm chua, hũ chao đón Tết.
Khác
các nơi, để làm món tôm chua ăn với heo luộc, heo quay, người Huế chỉ
dùng muối. Tôm chua nhà làm khác tôm chua ngoài chợ ở chỗ vị thuần
hơn, thơm hơn. Mùng 1, người Huế ăn chay nên chao trở thành một món đặc
biệt quan trọng. Qua chuyện làm tôm chua, làm chao, người nội trợ thể
hiện tài năng, thiên phú của mình. Không phải cứ muốn làm ngon mà được.
Mâm
cỗ Tết Huế gồm nhiều món, tùy điều kiện từng gia đình mà bày biện,
nhưng có mấy món cơ bản. Sau món thịt ngâm và nem, chả khai vị, kế
đến là mâm nhỏ ngũ vị gồm tôm chua, thịt kho tàu, tôm rim (hoặc cá
chiên), gỏi (gỏi gà trộn hoa chuối/mít/vả/măng).
Món
nữa là bát bửu gồm su le, cà rốt, bong bóng heo, nấm đông cô nhồi chả
tôm, thịt ba chỉ, tôm, nấm mèo/rơm xào lên... Bánh chưng, bánh
tét, dưa món cũng là các món không thể thiếu.
Đạo ẩm thực, triết lý gói - mở
Người
Huế không bao giờ bày một mâm cỗ mà thái quá. Nếu tôm chua kích thích
dạ dày mau tiêu thì có các loại rau thơm, chuối chát, vả kìm
hãm lại.
Bánh sen tua làm bằng hột sen nấu chín quết nhuyễn với đường, ngào khô, vo viên và bọc giấy tua, còn gọi là bánh sen tán
Hay
như món thịt heo kho tàu (kho như thế nào để miếng mỡ còn lại trong veo
mới là kho giỏi) phải có măng trộn, vả trộn ăn kèm. "Qua mỗi
món ăn, người Huế gửi gắm một triết lý hòa hợp trong đời sống. Đó là
một bản hòa điệu giữa thức ăn ngon và cách sống khỏe" - bà Lan nói.
Người
Huế cũng rất chuộng cái đẹp. Ngoài ăn bằng vị còn ăn bằng mắt. Thành
thử bánh trái, món ăn của Huế đủ màu sắc. Người nội trợ không
những nấu ăn ngon mà còn biết trình bày đẹp. Bà Lan ví dụ món dưa món.
Cà rốt, su hào, đu đủ, củ cải... không chỉ xắt lát mà còn được tỉa thành
những hoa ngọc lan, cúc, hồng... Mỗi lần dọn, dĩa dưa món giống như một
dĩa hoa.
Bánh phất đặc biệt trong ẩm thực cung đình, ngày nay hầu như thất truyền và hiếm hoi trong mâm bánh Huế.
Ông
bà nói "học ăn, học nói, học gói, học mở" là vì thế. Có khi cái sự nấu
nướng mở ra cả một nền văn hóa. Người Huế xưa chú trọng đạo ẩm
thực cùng lối sống thẩm mỹ, làm thế nào cũng muốn cho đẹp. Để rồi họ
vừa là người thưởng thức hương vị đặc biệt của đời sống, vừa tạo nên vẻ
đẹp cho đời sống ngay trong gian bếp của mình.
Người
Huế xưa thường uống trà vào ngày Tết. Họ chuộng nhất là hoa mộc và hoa
sói vì ướp trà rất thơm. Ngoài ra còn có rượu nếp, rượu gạo
và rượu đỏ (rượu chát). Bà Thái Kim Lan vẫn nhớ mạ và bà mình ngày xưa,
cứ đến mùa dâu tằm lại ngâm rượu dâu tằm như một thứ rượu chát, năm mới
Tết đến lại lấy ra mời khách.
Cây hoa mộc trước nhà từ đường của gia đình
Không
thể về đoàn tụ cùng con cháu bên Đức, bà Lan ở đây, trong căn nhà "xưa
như Trái đất" của gia đình với mấy người bà con. Lúc ở Đức,
bà vẫn khắc khoải bồn chồn không biết Tết nhất ở nhà ra sao.
Tết
năm nay, bàn thờ gia tiên được chăm sóc chu đáo. Được trở lại sống
trong không gian ấm nồng hương xưa nghĩa cũ ấy vốn là ước mơ bao lần
của bà khi ở Đức thì giờ đây, giấc mơ nhỏ đã thành sự thật. Mùa này,
những đóa hoa mộc bắt đầu nở trong khu vườn thời thơ ấu. Ngày mai, bà
lại cắp rổ ra vườn hái hoa đặng còn kịp ướp trà đón.
Khi
nhậm chức Tổng Thống, Joe Biden đã hứa sẽ đoàn kết quốc dân và Hoa Kỳ
sẽ đồng hành cùng thế giới. Sau một năm, người dân đã thấy rõ Joe Biden
chỉ nói vậy nhưng không
có hành động để cụ thể hóa vấn đề. Thực tế tình trạng chia rẽ bị đào
sâu hơn, kinh tế vẫn còn quá tệ, và đời sống của người dân thì bị đe dọa
vì tội ác và biến thể của Covid. Những quyết định sai lầm của Joe
Biden đã làm suy giảm vị thế của Hoa Kỳ trên chính
trường quốc tế. Cuộc thăm dò dư luận cuối năm của Gallup cho thấy điểm
tín nhiệm của Joe Biden tiếp tục bị chìm sâu dưới nước, tệ nhất là
trong những lãnh vực di dân (31%), kinh tế (38%), đối ngoại (38%) và
kiểm soát tội ác (39%.)
Vấn đề Ukraine và Putin
Quyết
định rút quân lén lút, vội vàng khỏi Afghanistan của Biden là một thất
bại lớn nhất trong quân sử và lịch sử của Hoa Kỳ. Cộng đồng thế giới tự
do đã kinh hoàng,
thất vọng khi nhìn thấy người lãnh đạo của đại cường quốc Hoa Kỳ quá
yếu kém khi phải đương đầu với thực tế. Rồi đây vấn đề tranh chấp với
Nga và Trung Cộng tại Ukraine, Đài Loan và vùng Biển Đông sẽ ra sao?
AP
News, RFI và như nhiều cơ quan truyền thông đã loan tin về cuộc điện
đàm của Joe Biden với lãnh đạo Ukraine là TT Volodymyr Zelensky vào Chủ
Nhật ngày 2 tháng Giêng,
2022. Joe Biden hứa “Hoa Kỳ và các đồng minh Âu Châu sẽ hành động mạnh
nếu Nga xâm lăng Ukraine và trên nguyên tắc, Hoa Kỳ sẽ không làm bất cứ
điều gì nếu không có sự đồng ý của Ukraine.” Năm 2021 Nga đã đưa hơn
100,000 quân tới biên giới Nga-Ukraine, đồng
thời gia tăng hoạt động tình báo tại khu vực. Khối NATO cảnh báo “Sẽ
có hậu quả khó lường nếu Nga mở rộng tấn công vào Ukraine” và Nga đáp
trả “Các thành viên của khối NATO cần rút quân ra khỏi khu vực Trung Âu
và Đông Âu thì Nga sẽ không thực hiện cuộc tấn
công.” Phóng viên AP News nói thêm “Hoa Kỳ sẽ chiến đấu với Nga bằng
cách trừng phạt kinh tế.” Trước đây nhiều lần Biden tuyên bố sẽ trừng
phạt mạnh lên kinh tế của Nga, tuy nhiên cuối tháng 5 vừa qua, Biden lại
cho gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với đường ống
dẫn dầu Nord Stream 2 từ Nga tới Đức. Quyết định của Biden đã bị nhiều
nhà lập pháp Cộng Hòa chỉ trích, ngay cả người cùng đảng của Biden là
TNS Bob Menendez (Dân Chủ, tiểu bang New Jersey) Chủ Tịch Ủy Ban Đối
Ngoại Thượng Viện cũng lên tiếng phản đối. TNS
Menendez tuyên bố “Tôi kêu gọi chính quyền hãy xé bỏ lệnh tháo gỡ này
mà nên duy trì những lệnh trừng phạt do Quốc Hội đã biểu quyết.”
Joe Biden vẫn chưa có lập trường rõ ràng với Trung Cộng
Trong
tình huống nhiều vấn đề tranh chấp về lãnh thổ, tôn giáo, nhân quyền và
tự do dân chủ xảy ra tại Đài Loan, Tân Cương, Hongkong, Việt Nam,
Philippines,
. . . Joe Biden đã không có lập trường dứt khoát. Trong khi đó Tập Cận
Bình đã khẳng định “Những vấn đề này là liên quan đến chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của Trung Cộng, là nội bộ của Trung Cộng, Hoa Kỳ không nên
dính líu tới.” Joe Biden đã không dám đề
cập tới vấn đề tranh chấp giữa Trung Cộng với các quốc gia liên hệ, mà
chỉ nói chuyện với Trung Cộng về Thỏa Thuận Biến Đổi Khí Hậu. Gần đây
Biden khẳng định là sẽ có một thỏa thuận với Trung Cộng về Biến Đổi Khí
Hậu. Tuy nhiên Dân Biểu Tim Burchett (Cộng
Hòa, tiểu bang Tennessee) đã phê bình: “Đây chỉ là thỏa thuận một chiều
vì Trung Cộng không bao giờ tôn trọng những điều đã cam kết. Thỏa
Thuận Biến Đổi Khí Hậu đòi hỏi các quốc gia tham gia phải cắt giảm khí
thải. Hoa Kỳ đã phải hủy bỏ đường ống dẫn dầu
Key Stone XL và việc khoan dầu khí trên đất, làm mất công ăn việc làm
của hàng trăm ngàn người, trong khi đó Trung Cộng chỉ bị ràng buộc vào
năm 2030.”
Joe Biden cho
rằng quan điểm “America First” của người tiền nhiệm là sai lầm nên ông
ta đã làm ngược lại. Sau khi nhậm chức, Biden đã đưa Hoa Kỳ tái gia
nhập Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO), Thỏa Thuận Biến
Đối Khí Hậu (Paris Climate Agreement) . . . Những quyết định này đã gây
lãng phí hàng tỷ dollars cho ngân sách quốc gia mà Hoa Kỳ vẫn không có
được một tiếng nói. Tổ chức WHO đã bị Trung Cộng mua chuộc nên đã không
điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid
19, phát xuất từ Wuhan. Cũng như WHO và WTO, nhiều tổ chức quốc tế
thuộc Liên Hiệp Quốc đã bị Trung Cộng mua chuộc từ nhiều năm nay. Một
số tổ chức điển hình là Tổ Chức Cảnh Sát Hình Sự Quốc Tế (Interpol), Tổ
Chức Hàng Không Dân Sự Quốc Tế (International
Civil Aviation Organization), Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế
(International Telecommunication Union.)
Có thể nào Hoa Kỳ cùng một lúc đối phó với Nga và Trung Cộng?
Mặc
dù sức mạnh quân sự của Nga và Trung Cộng đã có nhiều phát triển đáng
kể trong thập niên này và gần đây nhưng vẫn còn thua xa sức mạnh quân sự
của Hoa Kỳ. Tuy nhiên
hai quốc gia này có vũ khí hạt nhân và chủ trương liên kết chặt chẽ với
nhau, tạo đe dọa nghiêm trọng cho Hoa Kỳ. David Pyne, nhà nghiên cứu
chính trị và quân sự đã có bài viết với tựa đề “America Cannot Take One
China and Russia Simultaneously” đăng trên
Politics-DZ, National Interest, . . . Tác giả David Pyne lo ngại khi
Nga và Trung Cộng liên minh với nhau chống lại Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ sẽ
không có cơ hội thắng. Rủi ro lớn nhất của Hoa Kỳ là phải đối phó với
một cuộc chiến nhiều mặt, với sự tham gia của các
đối thủ quân sự mạnh nhất là Nga và Trung Cộng.
Thời
gian gần đây, Trung Cộng và Nga đã có nhiều cuộc tập trận chung trong
năm 2021. Theo New York Post, mùa hè năm 2021 Trung Cộng và Nga đã có
những cuộc tập trận
chung nhằm gia tăng khả năng hợp tác quân sự với nhau. Cuộc tập trận có
tên Sibu/Interaction 2021 được tổ chức tại miền trung Trung Cộng, bao
gồm hơn 10,000 binh lính, và đánh dấu lần đầu tiên các lực lượng quân
đội của Nga tham gia vào một cuộc tập trận dưới
sự chỉ huy chung. Cuộc tập trận phô trương đầy đủ tất cả những loại vũ
khí tối tân nhất của Nga và Trung Cộng: những máy bay chiến đấu đa năng
Su-30SM, máy bay chiến đấu tàng hình tân tiến J-20, những xe thiết giáp
ZBL-08, Kavkaz-2020 và tất cả những thiết
bị hiện đại của Nga, Trung Cộng. Tới tháng 10, AP News cho biết “Trung
Cộng và Nga tập trận hải quân chung tại vùng Viễn Đông của Nga. Đây là
một trong những dấu hiệu rõ ràng về sự liên kết chính trị và quân sự
của hai quốc gia này.”
Trong
một cuộc điều trần tại Quốc Hội vào tháng 4 năm 2021 vừa qua, Tư Lệnh
Bộ Chỉ Huy Chiến Lược Hoa Kỳ, Đô Đốc Charles A. Richard đã nói “Hoa Kỳ
có thể phải trực
diện với một cuộc chiến tại hai mặt trận hoặc ba mặt trận khác nhau, nếu
Nga xâm lăng Ukraine và thêm một vài nước Đông Âu khác, đồng thời Trung
Quốc tấn công Đài Loan, . . . Hoa Kỳ hiện không có kế hoạch đương đầu
với hai
siêu cường trong một cuộc chiến xảy ra tại nhiều nơi cùng một lúc. Do
đó, khả năng tồn tại của Hoa Kỳ và các đồng minh cần được đặt ra.”
Trong
khi hai kẻ thù nguy hiểm nhất là Nga và Trung Cộng liên kết với nhau,
gia tăng sức mạnh quân sự chống lại Hoa Kỳ thì Biden và đảng Dân Chủ chỉ
chuyên
chú vào chính sách mị dân để kiếm phiếu nhằm duy trì quyền lực của đảng
mình. Cụ thể là Thứ Hai ngày 3 Tháng Giêng, Chuck Schumer Lãnh Đạo Khối
Đa Số tại Thượng Viện đã tuyên bố sẽ sửa đổi thủ tục sinh hoạt tại
Thượng Viện và Dự Luật Bầu Cử vốn gây nhiều tranh
cãi sẽ được đưa ra biểu quyết trở lại vào ngày 17 Tháng Giêng sắp tới.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ cuối năm nay là vấn đề sinh tử của đất nước.
Bức ảnh gây xót xa cho hàng ngàn người là một người đàn ông tuổi trung niên, với khuôn mặt gầy gò khắc khổ. Ông ngồi bên cạnh chiếc xe đạp, trước mặt là một chú chó con được đặt trên một tấm khăn nhỏ bé. Chú chó thản nhiên nhìn người qua kẻ lại còn chủ của nó hình như quá lạc lõng trước khung cảnh giáp tết.
Nều Chị Dậu có sống lại cũng phải ngậm ngùi cho người đàn ông này.
Năm 1937 qua tác phẩm Tắt đèn nhà văn Ngô Tất Tố dựng nên hình tượng chị Dậu bán một ổ chó và đứa con bé bỏng đề cứu chồng nhằm lên án chế độ cường hào ác bá ở nông thôn miền Bắc, hơn 80 năm sau hình ảnh ấy được lập lại trong đời sống thường nhật của người dân. Lần này là một người đàn ông ngồi bán chú chó con giữa chợ có thể đề mua một cân gạo hay một món đồ nào đó chứ không phải là đề kiềm tiền cứu người thân của mình như chị Dậu trước đây, nhưng nỗi xót xa có lẽ gấp đôi vì sau bằng ấy năm đất nước vẫn còn những mảnh đời khốn khó như vậy thì làm sao người chứng kiến có thể nhẫn tâm quay đầu về hướng khác.
Người ta chưa kịp lau khô nước mắt cảm thương hình ảnh người đàn ông bất hạnh kia thì một bức ảnh khác làm cho không ít người choáng váng.
*Bức ảnh cho thấy một phụ nữ có thai chạy một chiếc gắn máy thản nhiên cán lên nia hoa quả của một bà cụ bán hàng rong trước cửa tiệm của cô ta. Cô ta nổi tiếng đến nổi báo chí tới ngay hiện trường và phát hiện tên cô ta là Phạm Khánh Hằng, còn rất trẻ và đã lẫn trốn sau khi có hành động bất nhân đã nói.
Hình ảnh chiếc xe tương phản rõ rệt cái nia nghèo khổ của bà cụ đã làm cư dân mạng nổi trận lôi đình. Không biết bao nhiêu là phẫn nộ cho tính cách vô nhân của người phụ nữ chủ nhân chiếc xe và cửa hàng kinh doanh của cô ta. Người ta hô hào tới tận nơi để dằn mặt người phụ nữ vô nhân đạo này. Có người đòi đốt cả cửa hàng của cô ta…nhưng không thấy ai lên tiếng tìm cho được bà cụ nạn nhân đề chia sẻ vài chục ngàn cho bà có cái mà mang về cho con cháu trong những ngày giáp tết.
Mọi người bận rộn với sự nóng giận nên quên mất phận người của bà cụ nào có thua gì thân phận của người đàn ông gầy gò bán chó ở Nghệ An?
Người ta réo tên Hà Nội ra mà lên án cho cách ứng xử thô bạo và vô văn hóa. Người ta suýt xoa tiếc nuối cho một nếp Tràng An thanh lịch ngày nào nhưng không ai nhớ mình đang sống ở đâu và tại sao cái văn hóa ấy ngày một tụt dần tỷ lệ thuận với những đại gia cùng tư sản đỏ nổi lên khuynh đảo cả xã hội vốn không thiếu chữ tâm trong đối nhân xử thế.
Từ “Tắt đèn” tới nay đã 83 năm. Trong khoảng thời gian dằng dặc đó biết bao là biến thiên của cuộc sống nhưng biến thiên lớn nhất vẫn là cái trôi tuột ý thức con người với nhau. Người đàn bà thản nhiên cán lên sự sống của người khác là hình ảnh man rợ của thời kỳ đồ đá, rất khó tìm thấy trong xã hội loài người hôm nay. Vậy mà nó vẫn xảy ra, vẫn ngang nhiên xảy ra trước hàng triệu người. Như vậy chúng ta phải đánh giá lại xã hội mà chúng ta đang sống hay đánh giá lại chính bản thân chúng ta, những kẻ vô tâm đang chơi trò lịch lãm?
* Một hình ảnh không kém thương tâm khác đã và đang xảy ra trên khắp đất nước này. Chiều giáp tết, một nông dân tại thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh mang những chậu quất kiểng ra bán bị công an, dân phòng tịch thu hết đem về cơ quan. Người nông dân cầm dao leo lên xe chặt gãy hết những nhánh quất mà anh và gia đình tốn không biết bao nhiêu công sức để mong rằng có tấm áo mới cho con ngày tết nay đã tan thành mây khói dưới sự bạc ác của người thi hành công vụ.
Người dân chứng kiến những mảnh đời đói rách tưởng cũng quá đủ cho lòng lân mẫn của họ, nhưng sự cảm thương ấy đôi khi bị vò nát vì những bức ảnh khác từ khuôn mặt trơ trẽn của những người đang điều hành quốc gia, những cán bộ trên thượng tầng, những ngôi sao đỏ trong bầu trời chính trị độc tôn.
Một trong những đề tài đang được …các trung tâm tài chính vỉa hè…bàn tán ỏm tỏi là…thị trường chứng khoán hiện nay, với 1 màu đỏ tươi rói trong thời gian vừa qua và hiện nay…
Nhiều quan sát viên vỉa hè đã cho rằng nguyên do chính là do những sôi động gần đây tại các điểm nóng của thế giới, chẳng hạn như biên giới Nga và Ukraine, tình hình căng thẳng giữa Trung Cộng và Đài Loan, sự căng thẳng tại biên giới Trung Cộng và Ấn Độ…
Với những hăm doạ về hiểm họa xung đột quân sự giữa các quốc gia trên với vũ khí nguyên tử đang là mối lo lắng hàng đầu của thế giới, mà hậu quả sẽ ghê gớm hơn đại dịch cúm Vũ Hán gấp nhiều lần, sẽ nguy hiểm hơn 2 Thế Chiến 1 và 2 gấp bội….thì tất nhiên thị trường chứng khoán sẽ bị giao động và ảnh hưởng…
Tuy nhiên, nếu nhìn lại quá khứ, những cuộc xung đột vũ trang đã xảy ra trong 100 năm qua, thì chúng ta thấy được điều gì trong tương quan giữa thị trường chứng khoán và chiến tranh ở bình diện rộng giữa nhiều quốc gia…
Đó là, thị trường chứng khoán có khuynh hướng lao dốc khi những tin tức hoặc dấu hiệu chiến tranh sẽ xảy ra….và thị trường chứng khoán lại tăng tốc khi cuộc chiến xảy ra…bằng chứng rõ rệt nhất là trong 2 cuộc Thế Chiến 1 và 2 trong thế kỷ 20 vừa qua thị trường chứng khoán đã tăng 115%….dù trước khi xảy ra cuộc chiến thì thị trường chứng khoán đã giảm mạnh khi những tin tức về thế chiến sắp xảy ra…
Truyền
thống đảng dân chủ là không chiến tranh. Biden không muốn chiến
tranh xảy ra nhưng lại dùng ảnh hưởng kinh tế và chính trị để
dè chừng Nga. Rút nhân viên đại sứ quán về nước nhưng lại tăng
cường đưa quân vào khối NATO và đang chuyển quân dụng vào Ukrain.
Đồng minh NATO đã bắt đầu đưa quân giàn chải khắp các quốc gia
trong khối NATO rồi giờ chỉ chờ xem khi nào Putin bấm nút đưa
127 ngàn quân tràn sang biên giới Ukrain mà thôi. Cách đây vài hôm
tụi hacker Nga đã làm tê liệt hệ thống internet của chính phủ
Ukraine rồi... Biden và đảng dân chủ đang dở dở ươn ươn không
biết phải quyết định thế nào. Can thiệp quân sự thì không muốn
nhưng nếu không can thiệp quân sự thì mất vai trò thủ lĩnh và
mất uy với khối NATO. Trong khi đó đống minh EU đã đem quân vào
NATO rồi. Thế giới đang Chờ xem quyết định của Biden.
Gia đình bà
Trần Thị Lụa được các nhà bảo trợ tiếp đón tại phi trường Toronto
Vâng, họ là những thuyển
nhân tị nạn muộn màng, nhưng không tuyệt vọng, bởi vì vẫn có những tấm lòng
nhân ái trên cuộc đời này. Gia đình của bà Trần Thị Lụa gồm 7 người, vượt biển
bằng thuyền 2 lần, đã vừa đặt chân đến bến bờ tự do, và được tổ chức VOICE
Canada bảo trợ. Phi cơ chở bà cùng chồng là ông Nguyễn Long và 3 người con, 2
người cháu, đã đáp xuống phi trường quốc tế Toronto vào lúc 10 giờ tối, ngày Thứ
Năm, 20 tháng Giêng, 2022, trong cơn gió lạnh thấu xương, nhưng được ôm ấp bởi
những vòng tay yêu thương của người đồng hương tại quốc gia “đất lạnh, tình nồng”
này.
Suốt từ nhiều năm qua, ngoài
LHQ, thì chỉ có VOICE Canada là tổ chức đã đứng ra bảo trợ người tị nạn Việt
Nam qua nhiều chương trình khác nhau, từ nhân đạo cho đến bảo lãnh tư nhân
v..v.., mặc dù họ đã bị những kẻ thân Cộng vu cáo, bịa đặt và đánh phá qua nhiều
hình thức, kể cả dùng đến các phương tiện thông tin của Cộng Sản Việt Nam hầu
lũng đoạn kế hoạch bảo trợ đồng bào tị nạn VN hiện đang sống vất vưởng tại Thái
Lan và Indonesia, mà trong số đó có rất nhiều nhà đối kháng đang bị lùng bắt ở
trong nước đã phải trốn ra hải ngoại, cùng với các tù nhân lương tâm và những
người tị nạn bị đàn áp về lý do tôn giáo và chính trị. Tuy nhiên, mọi thủ đoạn
của họ đều bị thất bại, chính phủ Canada hoàn toàn tin tưởng vào chính nghĩa
cùng công việc làm trong sáng, bất vụ lợi của VOICE Canada và các thành viên. Đặc
biệt là niềm tin của những nhà bảo trợ đầy lòng từ tâm và bác ái, đã không bị
suy chuyển hay lung lạc trước các tin tức thất thiệt do một vài cá nhân phát
tán bừa bãi trên một số diễn đàn xã hội.
Cuộc hành trình tìm tự do
của gia đình bà Trần Thị Lụa đã kéo dài suốt 7 năm trời trong gian khổ và nhục
nhằn. Khởi đi từ tháng 3, 2015, sau nhiều ngày lênh
đênh trên biển cả, chiếc tầu của gia đình bà Lụa trên đường đến Úc đã bị chặn lại trong vùng biển Timor. Vì sự thay
đổi về chính sách của nước Úc đối với người vượt biển cho nên tất cả những
người trên chiếc tàu đó đã bị thanh lọc và bị trả về Việt Nam cùng số phận
với một số thuyền nhân khác đã đến Úc trước họ, trong đó có hai gia đình của bà
Trần Thị Thanh Loan, và Nguyễn Thị Phúc.
Để trấn an các
thuyền nhân bị hồi hương, bộ trưởng di trú Úc tuyên bố: “Nhà cầm quyền Việt Nam
đã đồng ý và cam kết với chính phủ Úc là sẽ không bắt giữ hoặc giam cầm những
người bị trả về. Đồng thời hứa hẹn là sẽ không truy tố một ai, mà ngược lại,
còn tạo công ăn, việc làm, đưa con em của quý vị trở lại trường học v..v…”. Nhưng
đến cuối tháng 8, 2015 thì Tòa Án Nhân Dân thị xã La Gi (Bình Thuận) tuyên phạt
bà Trần Thị Thanh Loan và một thuyền nhân khác là bà Nguyễn Thị Liên mỗi người
3 năm tù. Các ông Hồ Trung Lợi (chồng bà Loan) và Nguyễn Văn Hải mỗi người 2
năm tù, các bị cáo phải nộp phạt 844 triệu đồng để sung vào công quỹ”. Tháng 9, 2016, sau khi hết hạn tự do tạm
để nuôi con nhỏ trong lúc chồng ở tù, bà Trần Thị Lụa đã bị Tòa Án Nhân Dân tỉnh
Bình Thuận tuyên phạt 30 tháng tù giam vì tội tổ chức vượt biên!Trước sự kiện này, thiếu tướng Andrew Bottrell, chỉ huy trưởng lực
lượng biên phòng Úc đã lên tiếng tố cáo chính quyền Hà Nội đã nói dối với chính
phủ Úc.
Xúc động trước
hình ảnh 4 mẹ con bà Trần Thị Thanh Loan đứng trước tòa án thị xã La Gi, một nữ
ký giả người Úc (cũng là giáo sư đại học), bà Shira Sebban đã cùng với bác sĩ
Nguyễn Ngọc Nhi, một thiện
nguyện viên ở Úc Châu, lập quỹ
“Gofundme” trên mạng, để quyên góp hầu cấp dưỡng cho 4 đứa con của bà Loan để
các cháu được đi học cho đến khi vợ chồng bà mãn án. Quỹ này đã kết thúc sau
khi đạt được mục tiêu $15.000 Úc kim.
Lo sợ trước viễn
ảnh phải trở lại lao tù, bị tra tấn, hành hạ, ngày 31 tháng Giêng, năm 2017, tức
mùng 2 Tết Âm Lịch, cả ba gia đình, Trần Thị Lụa, Trần Thị Thanh Loan, và Nguyễn
Thị Phúc, đã quyết định rủ nhau vượt biển một lần nữa với dự tính tái nhập cảnh
vào nước Úc. Sau 11 ngày hải hành, tàu của họ bị hư máy và bị cảnh sát
Indonesia bắt giữ vào ngày 10 tháng 2 năm 2017 tại bờ biển Java.
Bà Trần Thị
Thanh Loan, bà Trần Thị Lụa
và các con trong trại tạm giam ở Jakarta
Ngày 22
tháng 2 năm 2017, thể theo lời yêu cầu của bác sĩ Nguyễn Ngọc Nhi, cô Grace Bùi, một
người Mỹ gốc Việt sống ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington, nhưng đã tình
nguyện sang Thái Lan tranh đấu và giúp đỡ người tị nạn VN từ nhiều năm qua và
cũng là đại diện dự án hỗ
trợ người Thượng tại Thái Lan. Cô Grace Bùi đã bay sang Jakarta để giúp các
thuyển nhân thiết lập hồ sơ xin tỵ nạn. Ngày 20 và 21 tháng 3, 2017, Cao Ủy
Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã phỏng
vấn cả ba gia đình và xác nhận họ là “người đi tìm quy chế tị nạn”. Ngày 23
tháng 5 năm 2018, tất cả 18 người của gia đình bà Trần Thị Lụa, Trần Thị Thanh
Loan, và Trần Thị Phúc được UNHCR công nhận và cấp thẻ tị nạn. Một tuần sau đó,
ngày 31, tháng 5, nữ ký giả Shira Sebban, cùng cô Grace Bùi và cô Hòa Ái (phóng
viên đài Á Châu Tự Do / RFA) đã bay qua Indonesia để thăm viếng, giúp đỡ và an ủi
họ.
Ký
giả Shira Sebban (áo đỏ, hàng
sau) và cô Grace Bùi (áo
xanh), tiếp xúc và giúp đỡ 3 gia đình thuyền nhân tại Indonesia, tháng
6, 2017
Ngày 5 tháng 6,
2018, cô Grace Bùi trở lại Jakarta
một lần nữa để can thiệp với UNHCR về các trường hợp của ông Trần Trung Lợi và Trần
Văn Yên, sau cùng Cao Ủy Tị Nạn LHQ cũng đã đồng ý cấp quy chế cho hai thuyền
nhân này, nâng số xin tị nạn lên 20 người. Cả 3 gia đình đã được chuyển đến tạm trú trong cao ốc Paramount
Tildomiroto, thành phố Tangerang, tỉnh Banten, Nam Dương. Lần thứ tư, cô Grace Bùi sang Indonesia
là ngày 14 tháng 11, 2019 khi gia đình bà Trần Thị Lụa được nhân viên di trú
tòa đại sứ Canada phỏng vấn.
Trong thời
gian này tại Úc Châu, ông Phạm Văn, trưởng nhóm, cùng các thành viên của Ủy Ban
Bảo Trợ Người Việt Tị Nạn Queensland, phối hợp với BS Bùi Trọng Cường, chủ tịch
BCH/Cộng đồng NVTD Queensland, tổ chức quyên góp tài chánh để bảo lãnh cả 3 gia đình sang Úc định cư.Tuy nhiên, một lần nữa, chính phủ Úc đã từ chối đơn xin tị nạn của
những thuyền nhân nói trên. Nhận được tin không vui này, bà Shira Sebban, tìm
cách liên lạc và thông báo với Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải về những trở ngại
trong việc bảo lãnh 3 gia đình sang Úc. TNS Hải đã sốt sắng, yêu cầu tổ chức VOICE
Canada vận động và tiến hành thủ tục xin định cư họ qua chương trình bảo trợ tư
nhân.
Ngay sau khi
VOICE Canada đồng ý bảo lãnh toàn bộ 20 thành viên của 3 gia đình này, cộng đồng
người Việt tự do Úc châu đã chuyển ngân khoản $31,000 Úc kim (tương đương $22,330
Mỹ kim) đã quyên góp được cho VOICE Canada để đóng góp một phần nào chi phí đòi
hỏi. Qua sự cộng tác giữa
VOICE Canada, VOICE Australia ,Ủy Ban Bảo Trợ Người Việt Tị Nạn
Queensland cùng với Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, đã nói lên tinh
thần đoàn kết và tình người viễn xứ, để cùng nhau xây dựng một cộng đồng người
Việt hải ngoại ngày càng tốt đẹp và lớn mạnh. Đại diên VOICE Canada, ông Đỗ Kỳ Anh phát biểu: “Trong những ngày sắp tới, VOICE Canada cùng các thiện nguyện viên sẽ
hết lòng trợ giúp đồng bào tỵ nạn hội nhập vào cuộc sống mới để họ sớm tự lực
cánh sinh và sẽ không trở thành gánh nặng của xã hội”.
Gia
đình bà Trần Thị Lụavừa dọn vào căn nhà
hạnh phúc nơi miền đất
hứa, đang chung vui cùng các thành viên của VOICE Canada
Cần nhấn mạnh
ở đây là, với ý chí tự lập của hầu hết đồng bào tị nạn VN được tổ chức VOICE bảo
lãnh từ nhiều năm qua, chính yếu tố nói trên đã khiến cho chính phủ Canada dành
nhiều thiện cảm và tiếp tục mở rộng vòng tay đón nhận người VN đến định cư tại
quốc gia này. Điển hình là tất cả 4 thành viên trong tuổi lao động của gia đình
bà Trần Thị Phúc, từ Indonesia đến Toronto vào tháng 12, 2021, đều đã có công
ăn, việc làm chỉ sau chưa đầy một tháng định cư tại Canada. Mọi người đều tin
tưởng rằng, chẳng bao lâu nữa, chính họ sẽ trở thành những người bảo trợ cho
các đồng hương khác đang mòn mỏi đợi chờ nơi mảnh đất tạm dung ở Thái Lan. Bởi vì trên cuộc đời này vẫn có những tấm lòng nhân ái và
quan tâm đến những người tị nạn muộn màng.
Tôi
là một Phật tử, và tôi không phải là một phật tử ngoan ngoãn, cách tôi
tu tâm là vạch trần tội ác, chống lại cuội và chống lại cái xấu. Tôi
không phải là một mẫu người tu tập kiểu nhu mì...
Tôi
từng nghe một câu chuyện trong điển tích về Đức Phật khi ngài ngồi dưới
gốc Bồ Đề tu tập thì có một con hươu bị trúng tên chạy qua, lúc sau thì
có một anh chàng thợ săn chạy đến và hỏi xem Đức Phật có thấy hươu chạy
hướng nào không. Đức Phật đã im lặng không trả lời. Vì nếu Đức Phật trả
lời chỉ đúng hướng hươu chạy, thì Phật mắc tội sát sinh. Nếu Phật chỉ sai đường cho anh thợ săn thì Đức Phật lại mắc tội nói dối. Đức Phật đã chọn im lặng. Cho
nên trong cuộc sống, xã hội hay chính trị thì nếu là người chân tu, họ
nếu không thể đứng về bên nào đó, hãy im lặng để tu tập.
Nhưng…
Ngày
11 tháng 9 năm 2001, khi Hoa Kỳ và cả thế giới đang đau khổ vì bị khủng
bố Al Queda phá hoại Trung Tâm Thương Mại tại New York, giết hại nhiều
ngàn người. Tổng Thống G.Bush và cả thế giới quyết tâm tấn công bọn này
tại Afganistan, thì ngày 25-9-2001, thiền
sư Nhất Hạnh từ Pháp đến New York bỏ ra 45.000 USD, để đăng bài viết
nhiều kỳ trên tờ New York Times (nguyên trang A5 và A22) bịa chuyện vu
cáo cho quân đội Hoa Kỳ và bào chữa cho hành động khủng bố của bọn Al
Queda là vào dịp Tết Mậu Thân - 1968, Không quân Hoa Kỳ đã tàn ác ném
bom xuống thị xã Bến Tre phá hủy 300.000 người, phá hủy nhà cửa.Vì sao là một người tu hành mà thiền sư Nhất Hạnh lại làm một chuyện vọng ngữ là một trong những trọng tội của người tu hành như thế?Chưa
hết, trong lúc Hoa Kỳ và liên quân đang tấn công Taliban để vây bắt tên
trùm khủng bố Bin Laden thì thiền sư Nhất Hạnh lại cùng với Nhà nước
Việt Cộng cùng lúc la làng phản đối.
Rõ
ràng, ô Nhất Hạnh đã mắc tội nói dối. Với người thường, nói dối đã
không tốt thì một thiền sư càng không thể như thế. Tội thứ hai đó là ông Nhất Hạnh lại liên tục chống lại VNCH, ủng hộ chế độ cộng sản.Một thiền sư mà ủng hộ chế độ vô thần khát máu, xâm lăng giết hại người dân thường thì rõ ràng nó không đúng với tư thế của một vị chân tu.
Với nhiều người, Nhất Hạnh là bậc chân tu. Với tôi, ông chỉ là một con cờ hết đát của Việt Cộng mà thôi!
Chiếc áo không thể làm nên thầy tu!
ĐCH
21/01/2022
Lời tác giả: Bài viết này được lược trích từ bài "Sự Thật Che Giấu Sự thật" và đổi lại tựa đề cho đúng với hoàn cảnh thực tại của Sư ông Nhất Hạnh. Sư ông Nhất Hạnh đã phản bội lý tưởng của ông ta qua hai hành động về Việt Nam để:
1) Giải độc cho CSVN trong thời điểm mà thế giới lên án CSVN đang khốc liệt đàn áp Tôn giáo, và
2) Bành trướng môn phái Tu sĩ có quyền lấy vợ.
Người viết xin được đưa ra một số sự thật như sau:
Sự thật về sự khủng bố:
1) Vào ngày 11.9.2001, đã có trên dưới 7 ngàn dân Mỹ và các dân khác trên thế giới đã bị thiệt mạng dưới những khối bê tông cốt sắt khổng lồ tại Nữu Ước và Ngũ Giác Đài – Đó là sự thật!
2) Qua quá trình điều tra của cơ quan FBI, chính thực rõ ràng tên trùm khủng bố Osama Bin Laden và đồng bọn đã trực tiếp gây ra vụ thảm sát đẫm máu này – Đó là sự thật!
3) Nếu vì lý do bất đồng chính kiến với một thể chế chính trị nào đó, Laden có thể nhắm ngay đầu não của một chính quyền, là một chuyện khác; nhưng thật sự Laden đã cố tình giết hại những người dân vô tội tại Trung tâm Mậu dịch Quốc tế. Rõ ràng Laden và đồng bọn là những tên sát nhân, mất hết lương tri, cố tình diệt chủng, không thua gì Cộng sản Việt Nam– Đó là sự thật!
4) Chính quyền Taliban đã đập nát tất cả những tượng Phật, di tích Phật giáo có tầm cỡ lịch sử, hủy diệt một nền văn hóa có tự ngàn xưa, đã chứng tỏ cho thế giới thấy được sự thật về những hành động dã man của bọn chúng. Thể chế chính quyền Taliban hiện nay đang diệt chủng, diệt tông, không thể tha thứ – Điều này không thể chối cãi!
Sự thật về Thiền sư Nhất Hạnh:
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
1) Thiền sư Nhất Hạnh đã cố tình quên đi hành động dã man của tập đoàn khủng bố, mặc nhiên trước những sinh linh vô tội, nỗi đau đớn của thân nhân và nhân dân Hoa Kỳ, nỗi lo sợ của toàn thế giới trước âm mưu tiêu diệt nhân loại của tập đoàn này qua biến cố vừa qua. Trước nỗi thống khổ của nhân loại, Thiền sư đã không thể hiện tinh thần Bồ tát đạo, cứu độ chúng sinh qua lời Phật dạy trong Lục Độ Thập Kinh: "Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy, xông mình vào nơi chính trị hà khắc để cứu muôn dân ra khỏi chốn lầm than". Đó là sự thật!
2) Từ ngày bọn Cộng sản áp đặt nền chuyên chính trên toàn nước Việt, chúng ra sức bóc lột nhân dân, tham nhũng cực độ, đàn áp khốc liệt, tiêu diệt tôn giáo, khủng bố chứng nhân và các nhà ái quốc yêu tự do, thủ tiêu Hòa thượng Thích Thiện Minh, Hòa thượng Thích Trí Thủ… giam cầm và quản chế Hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ… thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một Giáo hội Dân lập được truyền thừa gần 2000 năm của Lịch Đại Tổ Sư, một Giáo hội đã dày công nuôi dưỡng Thiền sư Nhất Hạnh và nhờ sự trưởng dưỡng đó mới được đến ngày nay, thế mà khi Giáo hội trong cơn Pháp nạn, kêu cứu từ hơn một phần tư thế kỷ qua mà sư vẫn thiền, vẫn còn tự cho mình là "nhất hạnh". Đó là sự thật!
3) Sư Nhất Hạnh đã chọn thành phố New York để tổ chức một buổi thuyết trình, Thiền sư đã quảng cáo 2 lần, một lần ¼ trang và sau đó quảng cáo nguyên trang. Trong quảng cáo có đăng bài thơ với phần ghi chú rằng, Bến Tre - thị xã ba trăm ngàn dân - đã bị phá hủy chỉ vì 7 du kích bắn vu vơ. Trong quảng cáo lần thứ nhì, con số "7" bị rút đi vì gặp sự phản ứng của dư luận, nhất là qua cuộc Họp Mặt Cho Sự Thật tại miền Nam Cali vào ngày 14.10.2001 đã minh xác lời của Thiền Sư Nhất Hạnh là sai trái. Đó là sự thật!
4) Sư Nhất Hạnh đã buộc tội quân đội Việt Nam Cộng hòa và Đồng minh Hoa Kỳ một cách hàm hồ như sau:
- Chỉ có "7" hoặc "vài" du kích quân Việt Cộng vào thành phố.
- Du kích quân bắn máy bay Mỹ, không trúng.
- Du kích quân rút đi.
- Mỹ ném bom hủy diệt thành phố ba trăm ngàn dân Bến Tre.
- Viên chức Mỹ tuyên bố: hủy diệt thành phố Bến Tre để cứu nó.
... Những hành vi như đã kể ra ở trên chứng tỏ Thiền sư Nhất Hạnh đã đi ngược lại với nguyện vọng đấu tranh cho công lý của mọi người, thiết thực nhất là nguyện vọng đấu tranh đòi hỏi Cộng sản phải thực thi tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam của toàn thể Người Việt Tỵ nạn Cộng sản ở Hải ngoại. Xin nhấn mạnh một lần nữa là Người Việt Tỵ nạn Cộng sản, nghĩa là tỵ nạn chính trị, nghĩa là không chịu nổi sự đàn áp chém giết khốc liệt của tập đoàn Cộng sản nên phải tỵ nạn, chứ không phải tỵ nạn kinh tế! Do đó, người Việt lưu vong đó đây được các chính phủ tự do nhân đạo cứu vớt đón nhận để cho ăn nhờ ở đậu, cư trú tạm thời. Nếu là tỵ nạn kinh tế, chúng tôi tin chắc rằng đã không có quốc gia nào đón nhận. Chính vì vậy, bất cứ những tuyên cáo, hoạt động nào nằm trong phương hướng bảo vệ chính nghĩa quốc gia, chống Cộng sản, đều là việc chung của mọi người Việt Tỵ nạn Cộng sản. Mặc dù họ không có nói ra, nhưng trong tâm tư của mỗi người Việt lưu vong hải ngoại sau 1975 đều mang ý nghĩ như vậy, ngoại trừ những tên đã tự đổi cốt của chính mình từ tỵ nạn Cộng sản sang tỵ nạn kinh tế để kiếm sống qua ngày, và sẵn sàng giao lưu, hiệp thông với Cộng sản. (Những tên này đã đánh mất lương tri nhân loại, đánh mất lập trường chính trị để tiếp tay với lũ côn đồ giết hại dân lành, tiêu diệt đạo pháp).
... Điều mà ai cũng biết Thiền sư Nhất Hạnh là một tu sĩ giỏi (Điều nổi bật nhất là Thiền sư Nhất Hạnh giỏi ru ngủ. Những ai đang được Thiền sư Nhất Hạnh ru ngủ rồi, thì dù bất cứ tiếng kêu la thống thiết nào, ngay cả bom nguyên tử nổ bên tai, cũng không tài nào thức tỉnh họ được), thông hiểu triết lý nhà Phật, và là tác giả của nhiều cuốn sách. Nhưng GIỎI là đặc điểm cá nhân của Thiền sư Nhất Hạnh. Nếu Thiền sư Nhất Hạnh không đem cái GIỎI của mình để cứu đạo, cứu đời, thì GIỎI trở nên vô dụng và không ăn thua gì đến công cuộc đấu tranh của tập thể Người Việt Tỵ nạn Cộng sản hiện nay. Không những thế, Thiền sư Nhất Hạnh đã nhúng tay vào làm công việc phản chiến và ngụy hòa, đã kêu gọi tha thứ cho quân khủng bố trong lúc quân khủng bố cứ liên tục phát động chiến dịch đẫm máu này (cướp máy bay lao vào World Trade Center) đến chiến dịch đẫm máu khác (vi khuẩn anthrax, giựt sập cầu, đánh rớt máy bay dân sự…) để giết hại dân vô tội, đến nỗi người Mỹ đã thay đổi hẳn tình cảm đối với người Việt Nam, cho nên bắt buộc mọi người phải gióng lên những tiếng nói cho công lý và chính nghĩa. Sống trên nước Mỹ, người dân thường thấy, khi mở radio, truyền hình, sau vụ khủng bố, không có tin gì ngoài những tin thương hại do độc khuẩn của bọn khủng bố tạo ra và những lời cảnh giác của phóng viên truyền hình, báo chí. Một con sâu làm rầu bát canh! Sau khi nghe bài thuyết trình "độc nhất vô nhị" của Thiền sư Nhất Hạnh tại Nữu Ước, dân Mỹ quá sức phẫn nộ đã phải hô to lên rằng: "Vietnamese go home!" Thái độ của người Mỹ đối với người Việt Tỵ nạn Cộng sản, nay là thế đó. Từ tình cảm ưu ái, thân thiện, đã trở thành thù ghét đắng cay. Càng thù ghét người Việt quốc gia tại hải ngoại chừng nào, người Mỹ càng trở nên thân thiện gần gũi với bọn Cộng sản nhiều hơn. Và, trận chiến sẽ xoay chiều. Người Mỹ sẽ coi chúng ta là những kẻ đồng lõa, là những người bao che cho tạo tội ác nên giúp tội ác tạo tội ác. Thế rồi, công cuộc đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo tại quốc nội sẽ dư thừa. Không có ai tin chúng ta cả. Người Mỹ sẽ nghĩ rằng chúng ta muốn phát động phong trào khủng bố để chống chính quyền Cộng sản ở Việt Nam, chứ không phải để đòi hỏi tự do, nhân quyền và dân chủ, vì đất nước Việt Nam có tự do thật sự, có nhân quyền hẳn hoi. Hơn nữa, dần dần những tin tức xấu xa do Thiền sư Nhất Hạnh khơi động này sẽ được luân chuyển khắp mọi nơi trên thế giới. Không những người Mỹ, mà dân chúng trên thế giới đều có một nhận định xấu xa về công cuộc vận động đấu tranh cho tự do tôn giáo của người Việt khắp nơi trên toàn cầu. Từ đó, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trên chiến trường chống Cộng và phục hưng đất nước. Chúng ta không hiểu được điều đó sao ? Thế thì, ai đã gây ra ảnh hưởng xấu ? Không phải là Thiền sư Nhất Hạnh thì còn ai vô đây ? Chúng ta không thể tiếp tục ra sức bao che cho tội ác, biện minh che cho sự phản bội của Thiền sư Nhất Hạnh!
Đó chỉ mới bàn về những ảnh hưởng tác hại của sự phản chiến của Thiền sư Nhất Hạnh mà thôi. Riêng, trong bài thuyết trình tại Nữu Ước và tại những trang quảng cáo ầm ĩ của Thiền sư Nhất Hạnh trên báo New York Times, chúng ta rất dễ tìm những luận điệu vu khống, bôi nhọ quân đội Cộng hòa, lẫn những lợi điểm cho Cộng sản, như đã liệt kê ở trên. Điều đáng buồn là Thiền sư Nhất Hạnh đã đại vọng ngữ để đưa ra những con số không thật, những tin tức láo khoét khi nói về con số tử thương tại Bến Tre với mục đích gán ghép chồng chất tội ác lên đầu quân nhân Mỹ-Việt Nam Cộng hòa. Thiền sư Nhất Hạnh đã bôi nhọ lên mặt Cộng hòa và tô son trên môi Cộng sản!
... Một điều cần biết là Thiền sư Nhất Hạnh giao du tứ phương để lấy lòng dân. Thiền sư Nhất Hạnh được lòng rất nhiều người. Người theo Thiền sư Nhất Hạnh cũng không phải ít. Nếu Thiền sư Nhất Hạnh là một tu sĩ biết lo cho dân tộc (quốc nạn) và đạo pháp (pháp nạn), chỉ cần Thiền sư gióng lên tiếng nói cứu độ quần sinh thôi, thì đảng Cộng sản Việt Nam đã tiêu diêu miền khói lửa lâu rồi, chứ đâu mà cảnh địa ngục trần gian còn dây dưa đến hôm nay trên đất Việt? (Xin được chú thích: Nói thế không phải để đề cao Thiền sư Nhất Hạnh, nhưng để buồn cho Thiền sư Nhất Hạnh có vũ khí tốt mà không biết dùng, nhất là trong tình trạng khẩn thiết của Đạo pháp hiện nay). Nhưng, tiếc thay, nhìn vào đội ngũ đông đảo "hùng hậu" của Làng Hồng, Làng Mai, người ta chỉ thấy một đám người đang ngủ gà ngủ gật…
Sở dĩ mà dân New York hô lên "Vietnamese go home" nhưng không nói "Thich Nhat Hanh go home" là vì Thiền sư Nhất Hạnh dẫn cả một đại đội tiến về New York. Nhìn vào đám đông này, người ta chỉ thấy họ là Vietnamese, không phải là Thích Nhất Hạnh! "Con sâu làm rầu bát canh" ở chỗ đó! Rõ ràng Thiền sư Nhất Hạnh đã ô nhục toàn dân tỵ nạn CS ở hải ngoại, ô nhục nước Mỹ. Vụ thảm sát vào ngày 11.9.2001 đó, ít nhiều, cũng đã tạo cơ hội cho giới truyền thông báo chí của bọn Cộng sản, như ở Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba thừa nước đục thả câu, tuyên truyền với dân chúng rằng Mỹ là con cọp giấy. Chưa đủ, chúng còn thâu băng, làm phim để kinh tài và hạ nhục Mỹ Quốc. Tại sao Thiền sư Nhất Hạnh không đi qua Afghanistan để "thuyết pháp" cho bọn côn đồ đừng có hủy diệt tượng Phật, đừng có tiếp tục giết người vô tội, ngưng ngay những hành động khủng bố, mà Thiền sư cố nài nỉ người Mỹ tha cho bọn chúng ? (Mặt khác, Thiền sư Nhất Hạnh cố tạo ra những con số bất thật để ghép tội người Mỹ, rồi tạo áp lực tinh thần và nhân tính để bắt buộc người Mỹ nhận thấy rằng chính người Mỹ cũng đã gây khủng bố ở Bến Tre, nên phải tha cho quân khủng bố Osama Bin Laden và đồng bọn). "Từ bi, Vị tha" kiểu ngược đời như thế này, không biết Thiền sư Nhất Hạnh đã tìm đâu ra ở trong Tam Tạng Kinh điển của Phật giáo ? Tạo cơ hội cho kẻ ác hành hung bằng cách khuyên người hiền nên cố tâm chịu đựng! Sao mà hao hao giống luận điệu của Cộng sản vậy kìa: "Bà con ơi, nên chịu đựng đi, đừng nhúc nhích mà chết, tại vì Đảng đã lỡ nắm quyền hành rồi, cho nên bắt buộc Đảng phải bóc lột, ăn cướp, hút máu dân để cho thỏa lòng tham vô cùng vô tận của Đảng, đừng có thắc mắc hoặc khiếu nại mà bị chặt đầu, vì đó là luật Đảng. Tốt nhất là phải chịu đựng, chịu đựng và tha thứ cho Đảng thì mới được sống an thân!…" Thảm khổ!!!
Điều nổi bật hơn về Thiền sư Nhất Hạnh là Thiền sư đã được trưởng thành trong căn nhà của Giáo hội (GHPGVNTN), Thiền sư cùng tu, cùng ăn, cùng ở với những đồng đạo của mình. Thế nhưng, trong mấy chục năm qua, Giáo hội của mình bị bức tử, đồng đạo của mình bị tù đày, quản chế, 80 triệu dân quốc nội của mình không ngừng kêu cứu, thậm chí giáo pháp của Đức Phật cũng bị bọn côn đồ đảng Cộng sản đảo lộn, bôi nhọ, bảo rằng còn thua xa với thuyết lý Mác-Lê-Hồ rồi mang vào trường học để nhồi sọ sinh viên, miệt thị Phật giáo; Thiền sư Nhất Hạnh vẫn ngậm miệng, giả câm, giả điếc. Là một trưởng tử của Như Lai, Thiền sư Nhất Hạnh đã làm gì để lấy lại hương vị tinh nguyên của Giáo lý nhà Phật khi bị đảng Cộng sản đang bỏ chung vào một soong để chiên xào xáo trộn với chủ nghĩa ma quái Mác-Lê ? Sau này, thế hệ trẻ tại Việt Nam sẽ bị đầu độc rằng: Giáo pháp của Phật chẳng hơn gì lý thuyết Mác-Lê-Hồ cả, thi hành theo chủ nghĩa của Mác coi bộ thực tiễn hơn.. Khi đó, Thiền sư sẽ nghĩ gì ? Đây mới chính là thời kỳ mạt pháp! Phật pháp đang trên đường băng hoại!
Chưa hết, trong thời gian Ngài Quảng Độ bị cầm tù trong ngục, Ngài đã làm 300 bài thơ tranh đấu, Ngài tin tưởng và chuyển ra hải ngoại cho Thiền sư Nhất Hạnh. Thiền sư Nhất Hạnh đã liệng vào sọt rác. Thiền sư Nhất Hạnh tưởng rằng không ai hay biết, vì cứ đinh ninh rằng Hòa thượng Quảng Độ sẽ bị chết trong tù, hoặc ít nhất cũng sẽ không bao giờ thấy được ánh sáng mặt trời. Nhưng trời cao có mắt. Kẻ ác bất khả hại hiền nhân. Nhờ sức vận động hy hữu của tất cả các hội đoàn, Cộng đồng, nhất là của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris và của Văn phòng II Viện Hóa đạo đến với các chính giới hải ngoại đã làm áp lực lớn mạnh, bắt buộc Cộng sản phải phóng thích Ngài Quảng Độ. Sau đó, qua cuộc phỏng vấn của Giáo sư Võ Văn Ái với Ngài Quảng Độ bằng điện thoại viễn liên sau những ngày tù tội, Ngài Quảng Độ có đề cập đến 300 bài thơ trong tù đã được gởi sang cho Thiền sư Nhất Hạnh để nhờ chuyển qua cho Giáo sư Ái. Gs Võ Văn Ái quá đỗi ngạc nhiên, trả lời rằng là Anh không có nhận bài thơ nào của Ngài Quảng Độ do Thiền sư Nhất Hạnh chuyển đến cả. Ngài Quảng Độ chỉ phản ứng một cách rất nhẹ nhàng: "Vậy à?". Ngài Quảng Độ còn bảo rằng Ngài còn ghi nhớ tất cả 300 bài thơ ấy ở trong trí óc của Ngài, khi rảnh rỗi, Ngài sẽ chép lại và gởi qua cho Anh Ái để in thành một tập thơ… (Xin quý vị liên lạc với Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để xin bản sao của cuộc phỏng vấn này, nếu cần).
Sau khi tin tức bị tiết lộ, Thiền sư Nhất Hạnh giả vờ làm một bài thơ "ca ngợi" sự chịu đựng và tinh thần hy sinh cho Đạo pháp của Ngài Quảng Độ, với mục đích là để che đậy sự tráo trở của mình, đề phòng lòng phẫn uất và cũng để thoa dịu sự bất bình của mọi người dân khi họ biết là Thiền sư Nhất hạnh đã dẹm kín 300 bài thơ của Ngài Quảng Độ. (Người viết đã có đọc được bài thơ này của Thiền sư Nhất Hạnh trên một web site nào đó – tạm thời không nhớ rõ là đăng trên web nào.)
Tủi hổ thay, mồ cha không khóc, Thiền sư Nhất Hạnh đi khóc đống tro tàn!
Với tư cách là một trưởng tử của Như Lai, hãy lấy Phật pháp làm sinh mạng, lấy Sự thật làm nền tảng. Vì, căn bản Giáo lý của Đạo Phật là lấy Sự thật làm nền tảng cho sự tu học, hoằng hóa. Chính vì vậy mà Đạo Phật là Đạo Như Thật. Hơn nữa, trên phương diện dẫn chứng lịch sử, thời gian và con số phải được trích dẫn chính xác không sai chạy mỗi khi đề cập đến, cho hợp với câu "Lịch sử đã chứng minh…"
Với cương vị của một công dân, hãy lấy Quốc gia làm đầu, lấy Dân tộc làm gốc.
Với thân phận của một kẻ tỵ nạn lưu vong, nên lấy Tổ quốc làm trọng, phải nổ lực đấu tranh để mong có được ngày về.
Nhưng đau buồn thay, Thiền sư Nhất Hạnh là một tu sĩ Phật giáo mà không làm được chuyện đó! Ngược lại, Thiền sư đã vọng ngữ, bóp méo lịch sử, đưa ra những dữ kiện sai lạc nhằm vu cáo quân lực chính nghĩa Cộng hòa, làm lợi cho Cộng sản, trong lúc mà phong trào tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo đang lên cao. Thiết nghĩ, việc làm của Thiền sư Nhất Hạnh cần phải được chỉnh đốn.
Phạm Cố Quốc
Ông Thích Nhất Hạnh vừa qua đời và khá nhiều bài viết bày tỏ niềm tiếc thương , ca ngợi công đức của ông lúc sinh thời . Người thì cho rằng PGVN vừa mất đi một thiền sư trí tuệ kiệt xuất , kẻ thì cho rằng nhờ ông TNH mà tin rằng trên đời còn có sự bất tử . Đại khái toàn là những lời có cánh , nếu hương hồn ông TNH mà nghe được chắc cũng khoái !
Người Việt mình ưa chủ trương NGHĨA TỬ NGHĨA TẬN ! Dù cho lúc sinh thời , một cá nhân có làm điều tầm bậy , thì khi qua đời rồi , người ta cũng xí xóa , không nhắc tới nữa ! Điều đó cũng tốt , nêu lên được cái tâm rộng lượng mà con người nên có .
KHÔNG NHẮC TỚI NỮA thì được, nhưng CA NGỢI MỘT TÊN TỘI PHẠM BẰNG NHỮNG LỜI CÓ CÁNH thì chỉ có những thằng trí não có vấn đề hoặc bị tâm thần phân liệt mới xử sự như thế !
Cá nhân tôi mải mải không quên được những gì mà ông TNH đã làm , khi quân dân MNVN đang gồng mình chiến đấu chống lại dã tâm xâm lược thô bạo của tập đoàn CS Hà Nội .
Những ai từng trưởng thành trong thời chiến tranh VN đều biết rằng Giáo Hội PGVNTN , mà cụ thể là KHỐI ẤN QUANG , là những thành phần NỐI GIÁO CHO GIẶC . Ba ông THÍCH nổi bật vào lúc đó là THÍCH TRÍ QUANG , THÍCH NHẤT HẠNH và THÍCH ĐÔN HẬU .
Trong ba ông Thích này , theo cái nhìn của tôi , Thích Nhất Hạnh là một kẻ NGUY HIỂM BẬC NHẤT đối với nỗ lực chống cộng của quân dân MNVN .
Thích Trí Quang huậy cho nền trị an của VNCH nát bét bằng cách xách động thanh niên phật tử, sinh viên , học sinh xuống đường chống chính quyền trong cái gọi là BẢO VỆ ĐẠO PHÁP . Nhưng nói cho cùng , dù sao lực lượng an ninh của VNCH vẫn kiểm soát được hoạt động của Thich Trí Quang trong tầm tay .
Thích Đôn Hậu nối giáo cho giặc , khi trực tiếp tham gia vào lực lượng CS xâm chiếm Thành Phố Huế vào đầu xuân Mậu Thân 1968, mà kết quả thê thảm là hơn 5000 người dân Huế vô tội bị lũ CS , và tay sai như Hoàng Phủ Ngọc Tường , Hoàng Phủ Ngọc Phan , Nguyễn Đắc Xuân , Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v. sát hại một cách dã man bằng những phương tiện còn tệ hơn thời Trung Cổ .
Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu là những con bài ngửa , địch ta rõ ràng , dễ đối phó hơn nhiều nếu so với Thích Nhất Hạnh !
Bằng văn tài và bằng khả năng ảnh hưởng giới trẻ , TNH đưa quan niệm thiên tả vào trong những bài thuyết giảng , hay trong tác phẩm văn học một cách khéo léo . TNH núp lùm , ăn hạt gạo của MNVN nhưng lòng dạ thì hướng về bên kia vĩ tuyến 17 và tự nguyện làm cán bộ tuyên truyền ngoại vận cho Hà Nội.
Năm1966 Thích Nhất Hạnh ra ngoại quốc trong chuyến đi gọi là VẬN ĐỘNG HÒA BÌNH CHO VIỆT NAM . Tại Mỹ , TNH rất nổi tiếng là một tiếng nói PHẢN CHIẾN và quen thân với Martin Luther King , John Kerry , Jane Fonda v.v. Toàn là những nhân vật mà VÕ NGUYÊN GIÁP tuyên bố rằng " KHÔNG CÓ NHỮNG NGƯỜI NHƯ JOHN KERRY , THÍCH NHẤT HẠNH , JANE FONDA THÌ MIỀN BẮC KHÔNG THỂ CHIẾN THẮNG MIỀN NAM "
Chống chiến tranh là điều tốt vì chiến tranh mang lại đau thương, mất mát , chia lìa cho người dân cả nước !
Có thể nói không sợ lầm rằng chỉ có thằng LÁI SÚNG mới khoái chiến tranh chứ người bình thường ai cũng mong được sống trong cảnh thanh bình êm ả .
Nhưng ông THÍCH NHẤT HẠNH chống chiến tranh VN theo kiểu rất bất lương của ông !
Ông ta qua Mỹ và tới diễn đàn LHQ , ra sức ca ngợi Hà Nội là lực lượng yêu chuộng hòa bình và đầy thiện chí , còn VNCH là lực lượng hiếu chiến , gây bao tội ác bất nhân ! Trong khi thực tế thì hoàn toàn ngược lại .
Dân Mỹ nhiều người đâu có biết nước Việt Nam nằm ở chỗ nào trên bản đồ thế giới ! Họ chỉ biết chính phủ họ viện trợ cho VNCH chống cộng và con cháu họ từng ngày hi sinh ở đó . Thế mà họ nghe Thích Nhất Hạnh tuyên bố chính thể VNCH toàn là hiếu chiến , tham nhũng , sợ chết v.v. Thử hỏi người dân Mỹ sẽ nghĩ thế nào ?
VNCH hoàn toàn dựa vào viện trợ của Mỹ để chống cộng , thế mà Thích Nhất Hạnh đâm một nhát lút cán như thế , khiến cho quần chúng Mỹ nổi lên chống chính phủ , đòi rút quân GIs Mỹ ra khỏi VN, chấm dứt chiến tranh . Hay nói khác đi , TNH đã giúp trói tay VNCH cho thằng CS Hà Nội khốn kiếp tha hồ dẫm đạp , giết hại .
Sau năm 1975 , TNH tưởng bở sẽ được CSVN trả công nô tài bội hậu , nhưng đối với thằng CS , Thich Nhất Hạnh chỉ là miếng chanh hết nước , chỉ chờ ngày yên vị trong thùng rác ! Sự thật đã chứng minh đúng như thế !
Thích Nhất Hạnh là thiền sư minh triết ư ? Là học giả ư ?
Xin lỗi bạn nhé , lời thật mất lòng ! Trong con mắt của tôi , ông ta chỉ là một tên giả hình với đầu óc cực kỳ tham si , đầy dục vọng . Chẳng những thế , ông ta còn là một tên nói láo có hạng . Năm 1968 , khoảng 5000 người dân Huế vô tội bị CSVN sát hại , ông TNH không hề tố cáo lũ sát nhân CS một tiếng , vậy mà năm 2001 , ông đăng đàn tại New York , tố cáo một cách bịp bợm rằng vào năm 1968 -1969 , máy bay khu trục Mỹ đã bắn rockets xuống Thành Phố Bến Tre , giết chết 300000 người dân vô tội ở đó ? Toàn là bố láo .
Đó , học giả , thiền sư đáng kính của bạn đó ! Thật là ngán ngẩm !
Huỳnh Hậu
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH TRONG MẮT TÔI Về
đời sống cá nhân của Thiền sư TNH: ông xuất tu khỏi GHPGVNTN, ông lập
môn phái riêng của ông, ông có gia đình, có vợ con. Vì vậy ông chỉ nhận
mình là Thiền sư chứ không nhận là người tu hành, không nhận mình là đại
đức, thượng tọa hay hòa thượng. Về mặt này, ông là người thẳng thắn!
Về
sách vở của Thiền sư TNH: xét trên quan điểm tâm linh tôn giáo, cụ thể
là phương diện triết học và Phật học, tôi không thấy có tư tưởng gì cao
sâu, độc đáo.
Về cách tu tập: các trung tâm Làng Mai đã bắt
chước theo cách tổ chức của Taizé và các đan viện Kitô giáo, tất nhiên
có cải biên và thích nghi, nhưng mang nặng yếu tố tình cảm và tâm lý hơn
là dựa trên một nền tảng triết học và Phật học uyên thâm.
Giới
trí thức thiên tả nửa nạc nửa mỡ ăn chơi sa đọa ở Tây Phương, chẳng còn
biết gì đến đức tin là gì, muốn chứng tỏ mình cũng nhân bản và quan tâm
đến tôn giáo thì thích sách ông và cách tu của ông như một cái mode.
Một vài ngày hay một vài tuần vào Làng Mai giống như một kiểu đi vào
resort hạng sang khác lạ vậy thôi.
Giới trí thức Phật giáo,
những bậc tu hành uyên thâm, những người dấn thân thật trong lãnh vực
tâm linh, những bậc thầy về thiền ở Tầu, ở Nhật, ở Hàn thấy tư tưởng của
ông nhạt như nước ốc, cách tu tập của ông như trò trẻ con. Ở những nơi
ấy sách vở và cách tu của ông không có đất sống. Có ai thấy Trung tâm
Làng Mai nào ở Nhật không? Không! Cả ở Hàn Quốc và Đài Loan cũng không!
Về
cuộc đời dấn thân của Thiền sư: trước sau ông chỉ lợi dụng nỗi đau của
đồng loại để làm lợi cho ông và môn phái của ông. Ông dường như không
quan tâm đến vận mệnh dân tộc và đất nước. Ông không thương gì đồng bào
Miền Nam và biết lo cho sự an nguy của họ. Trước 1975, ông chống VNCH,
ông "phản chiến" cuộc chiến bảo vệ tự do và độc lập của Miền Nam. Chẳng
những ông công khai chống lại VNCH mà còn ngấm ngầm ủng hộ cuộc xâm lược
của cộng sản Bắc Việt. Ông thân cộng và làm lợi cho cộng sản. Chính
quyền VNCH nhân đạo nên chỉ trục xuất ông.
Ông đi đêm với CS bao
nhiêu lần. Trước sau 1975 CS lợi dụng ông và ông lợi dụng CS được bao
nhiêu lần. Năm 2005 CS thấy cần sớm được Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách
các nước cần quan tâm về tự do tôn giáo (CPC), họ tổ chức cho ông một
cuộc hồi hương như là "quốc sư" từ Bắc chí Nam với cả một bộ máy tuyên
truyền của CS vào cuộc tung hô. Sau đó ảo tưởng rằng đã đến lúc thể hiện
được vị thế "quốc sư" của mình, ông đề nghị nọ kia dạy khôn CS, nhưng
lập tức ông bị CS dạy cho một bài học.
Năm 2006, trước khi đến
Việt Nam dự Hội nghị APEC, Tổng thống Bush đã đưa VN ra khỏi danh sách
CPC. Thế là đến năm 2008, Thiền viện Làng Mai của ông ở Bảo Lộc, Lâm
Đồng bị cộng sản thôn tính. Đến lúc ông bệnh gần chết, ông muốn được hồi
hương, biết ông chẳng làm gì ở VN được nữa và CS cũng còn lợi dụng được
chút tên tuổi của ông nên cho ông về...
Trước sau ông vẫn là
người chỉ tìm quyền lợi của ông và môn phái ông. Ông lợi dụng cộng sản
và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của giới phản chiến ở Âu-Mỹ để làm điều
ấy. Ông đánh bóng tên tuổi qua nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Nhưng
đến năm 2001 thì ông bị "hors-jeux" trong vụ bị khủng bố 11 tháng 9, từ
đó ông mất điểm trong con mắt của những người Tây Phương thích ông.
Thích
ông và tôn vinh ông là quyền của mỗi người, dựa trên lập trường, quan
điểm và nhận thức ít nhiều đúng sai của họ mà tôi phải tôn trọng. Phần
tôi, tôi thích và tôi tôn vinh những người dám hy sinh vì dân vì nước
bất kể họ là ai, cộng sản hay cộng hòa, Công giáo hay Phật giáo, người
Việt hay người ngoại quốc.
Tuy nhiên, trong tư cách là linh mục
tôi lấy làm xấu hổ khi có người Công giáo chẳng biết gì cũng ăn theo
"phong thánh" cho ông, cả một trang mạng Công giáo cũng có bài về ông.
Phần tôi, tôi tin thờ Chúa và tôi đi theo giáo lý của Ngài. Tôi không
theo thói đời a dua a tòng tôn thờ thần tượng nhảm nhí!
Mọi
người, đặc biệt là người tu hành dấn thân thì lời nói và việc làm, tư
tưởng và cuộc sống phải đi đôi với nhau và phải biết thương yêu và chia
sẻ thân phận với đồng bào và đồng loại. Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma là người như
vậy. Còn Thiền sư TNH tôi không thấy được như vậy và vì vậy ông cũng
không có chỗ trong lòng người Việt quốc gia chân chính và hiểu biết.
Ngay cả trong lòng nhiều Phật tử quốc gia cũng không! Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
Một việc chúng tôi rất ngại và cố né là viết đụng tới các vị tu hành. Một phần là vì lý do thực tế. Ðó là viết đụng tới một vị nào đó thì tất sẽ có kẻ bênh người chống, mà những kẻ đã nhắm mắt bênh các vị tu hành thì khủng khiếp lắm, họ sẽ bênh theo kiểu "thánh chiến", chứ không nghe phân trần phải trái. Một phần là vì bản thân chúng tôi, cũng giống như quý vị, đều giữ lòng tôn kính và kỳ vọng đặc biệt vào các vị lãnh đạo tinh thần.
Nhưng trong đời, có lúc cũng đành phải làm một vài chuyện chẳng đặng đừng, đã có gan cầm bút thì mình không thể làm ngơ trước sự giả trá quá lộ liễu, và sự bất công có khả năng dẫn tới sự tàn phá quá lớn lao. Nhất là nếu sự giả trá bất công đó lại đến từ một vị tu hành có ảnh hưởng lớn như Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Nói tới Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lẽ phần đông người Việt Nam đều nghe danh, và đối với phần đông người Việt Nam và người ngoại quốc, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xuất hiện như một người đạo cao, đức trọng. Chính vì cái hình ảnh đạo cao, đức trọng này, cộng với tài tổ chức, tài thuyết pháp và tiền rừng, bạc biển, mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh có khả năng góp phần gây ảnh hưởng tốt hay xấu trên dư luận thế giới về một vấn đề nào đó.
Nói cách khác, nếu cái tâm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đúng là tâm Phật thì thật phúc cho nhiều người, còn nếu cái tâm của Thiền sư chỉ là một bồ dao găm thì thật là họa cho chúng sinh!
Tại sao hôm nay chúng tôi lại buồn lòng phải thưa chuyện với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, với Phật tử và với mọi người Việt Nam một cách thẳng thắn?
Xin thưa: vì Thiền sư Thích Nhất Hạnh lại vừa làm thêm một chuyện động trời.
Sau khi nước Mỹ bị bọn khủng bố tấn công tàn bạo, và trong khi nước Mỹ gạt nước mắt để cương quyết đứng lên cùng cả thế giới ngăn chặn những đợt khủng bố kế tiếp, đồng thời truy lùng bọn khủng bố có tổ chức quy mô và có khả năng tiêu diệt nền văn minh nhân loại bằng những thứ vũ khí độc hại nhất, thì Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cấp tốc tổ chức một buổi thuyết pháp tại một nhà thờ ở New York và đã chi một số tiền kếch sù để đăng quảng cáo buổi thuyết pháp này trên một tờ báo có ảnh hưởng rất lớn ở nước Mỹ là tờ The New York Times.
Nếu đây chỉ là một bài thuyết pháp kêu gọi hòa bình, hay dạy dỗ người Mỹ biết cách kềm giữ để sự giận dữ không biến thành một cuộc trả thù bừa bãi, thì chúng tôi vẫn sẵn lòng lắng nghe, cũng như chúng tôi đã lắng nghe nhiều vị giáo chủ thuộc mọi tôn giáo đã lên tiếng cầu nguyện cho thế giới được hòa bình, đồng thời kêu gọi chính phủ Mỹ hãy sáng suốt và tự chế trong công tác truy lùng những thủ phạm gây tội ác, nhất là khuyến khích thăng tiến sự đối thoại, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau để làm căn bản chung.
Bài thuyết pháp được mở đầu bằng tám câu thơ, xin tạm dịch:
Tôi bụm mặt trong 2 bàn tay
Không tôi không khóc
Tôi bụm mặt trong 2 bàn tay
Đễ sưởi ấm nỗi cô đơn
Trong bàn tay bảo vệ
Trong bàn tay nuôi nấng
Trong bàn tay ngăn cản
Hồn tôi đừng bỏ tôi một mình trong cơn giận dữ
Bài thơ thật tuyệt vời, nhưng là sự tuyệt vời khởi đầu cho một âm mưu gian dối!
Bởi vì ngay sau đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói với cử tọa Mỹ rằng bài thơ đã được làm trong cuộc chiến tranh Việt Nam, khi Thiền sư nghe tin thị xã Bến Tre với 300,000 ngàn dân đã bị máy bay Mỹ bỏ bom phá hủy, chỉ vì có 7 quân du kích đã bắn vài loạt đạn súng phòng không lên trời rồi bỏ chạy. Vụ phá hủy thị xã Bến Tre ấy đã làm Thiền sư đau đớn vô cùng.
Bịa. Bịa trắng trợn và ác ý!
Gian. Gian trơ trẽn và ác độc!
Viết tới đây, tôi phải bụm mặt tôi vào hai bàn tay, để sưởi ấm nỗi cô đơn thất vọng của tôi, và để ngăn cản hồn tôi đừng bỏ tôi một mình trong cơn giận dữ.
Bởi vì chuyện bịa không ngượng mồm và gian dối không ngượng mặt này đã không đến từ một người tầm thường, mà đến từ một Thiền sư được nhiều người tán tụng.
Ðây cũng không phải là lần bịa chuyện gian dối đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Hồi còn chiến tranh Việt Nam, để kích thích phong trào phản chiến, Thiền sư đã bịa chuyện nhìn thấy trực thăng Mỹ xà xuống đồng ruộng bắt gái quê đem đi hiếp. Sau đó có người hỏi rằng chuyện ấy đã xảy ra ở tỉnh nào, xã nào, Thiền sư đã không trả lời. Những chuyện gian dối này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ bịa với người ngoại quốc, mặt khác Thiền sư thừa biết rằng nếu bịa trước cử tọa Việt Nam thì Thiền sư sẽ bị lật mặt nạ ngay.
Muốn phân tích chuyện bịa trắng trợn mở đầu cho bài thuyết pháp hôm 25 tháng 9 vừa qua, thiết tưởng nên chép lại đây nguyên văn lời Thiền sư Thích Nhất Hạnh thuyết pháp bằng tiếng Mỹ:
"I wrote this poem during the Vietnam war after I heard about the bombing of Ben Tre city. The city of 300,000 was destroyed because seven guerrillas shot several rounds of unsuccessful anti-aircraft gunfire and then left. My pain was profound..."
Người Việt Nam mình đọc đoạn thuyết pháp này thì chỉ cười khẩy, vì hiểu là chuyện bịa trắng trợn. Ai cũng biết rằng chẳng có một toán chỉ 7 quân du kích nào mà có súng phòng không. Mà giả sử có anh du kích nào gặp hên lượm được khẩu súng phòng không do ai đó đánh rơi ở dọc đường mà bắn lên trời đi nữa, thì máy bay Mỹ cũng chẳng đủ bom và đủ tàn ác để phá sạch (destroy) thị xã Bến Tre với 300,000 dân. Chứng minh rõ ràng nhất là thị xã Bến Tre vẫn còn đó, người Bến Tre vẫn còn đây, trong và ngoài nước, để làm chứng cho sự bịa đặt gian dối ác ý này.
Bây giờ, nếu có ai lại đặt câu hỏi rằng chuyện Mỹ bỏ bom phá sạch thị xã Bến Tre với 300,000 dân ấy xẩy ra ngày nào, tháng nào, năm nào, thì lại một lần nữa Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng chỉ - lầm lì - nhắm mắt - ngồi thiền - im lặng!
Nhưng như đã nói ở trên, đối tượng tuyên truyền của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong bài thuyết pháp đắt tiền vừa qua là người Mỹ. Mà người Mỹ, khi nghe lời thuyết pháp từ một Thiền sư với dáng dấp khoan thai, giọng nói từ bi như vậy, thì họ tin lắm.
Họ chẳng biết Bến Tre ở đâu.
Lẫn trong giọng thuyết pháp từ bi đều đều là hình ảnh của một thành phố với 300,000 người đàn bà, đàn ông, người già, trẻ thơ vô tội bị giết sạch. Cái câu cố ý lấp lửng. All the city of 300,000 was destroyed có hậu ý và tác dụng gây mặc cảm phạm tội vô cùng khủng khiếp. Ðể phá hủy cả một thành phố như vậy, máy bay Mỹ phải lồng lộn như bầy quạ, máu tóe, thịt văng, khói lửa ngút trời. Người Mỹ rùng mình vì sự tàn ác. Của ai? Của máy bay Mỹ? Của chính phủ Mỹ! Phút chốc, cái hình ảnh hai chiếc máy bay bị quân khủng bố cho lao vào tòa nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York biến mất trong đầu người nghe. Bởi vì sự tàn ác của bọn không tặc nào có thấm gì so với sự tàn ác của Mỹ? Một tòa nhà bị phá hủy làm sao so sánh được với cả thành phố? Vài ngàn người chết làm sao so sánh được với con số 300,000 người? Cử tọa Mỹ nghe thuyết pháp trực tiếp và người đọc báo Mỹ rũ xuống với mặc cảm phạm tội. Một màn phù thủy tài tình! Đối tượng của sự kinh tởm và oán ghét được chuyển từ quân khủng bố sang quân đội Mỹ và chính phủ Mỹ. Mục đích của bài thuyết pháp đã thành công! Sự bịa chuyện gian dối đã được đền bù!
Cái hậu ý ác độc được che dấu bằng nụ cười tươi nở búp sen.
Cái Tâm Dao Găm được khép kín trong hai con mắt nhắm ngồi thiền.
Bài thơ có lẽ vừa mới được làm chưa ráo mực, được nói dối là đã làm hồi chiến tranh Việt Nam để làm tiền đề cho một lời nói dối khác có tính cách vu vạ ác độc, nhằm mục đích phá hủy chính nghĩa và lòng tự tin của những nạn nhân vừa bị tai họa khủng bố giáng xuống. Ác thật ác! Ðộc thật độc!
Ác ấy, độc ấy vừa được phun ra từ cửa miệng của một Thiền sư, được phóng ra từ tâm của một Thiền sư! Người Việt Nam nói chung và người Phật tử Việt Nam nói riêng không thể giữ im lặng đồng lõa với cái ác độc bội phản này. Với cái tâm dao găm phảng phất mùi thiền, trong quá khứ Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đâm những nhát chí tử vào ý chí chiến đấu tự vệ của người miền Nam Việt Nam. Nay cũng với cái tâm dao găm phảng phất mùi thiền ấy, cộng với danh tiếng và thế lực tiền tài lớn hơn xưa. Thiền sư Thích Nhất Hạnh bằng sự biạ đặt gian dối ác ý, đang âm mưu hạ gục ý chí chiến đấu của người Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố gian nan khốc liệt này.
Ác! Ác quá! ..Người Việt Nam chúng ta thuộc mọi tôn giáo không thể đồng lõa vì nếu chúng ta im lặng thì cái tâm dao găm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đâm một nhát thấu được qua hai con tim: con tim người Mỹ với mặc cảm phạm tội ác chiến tranh và con tim của người Việt chúng ta với mặc cảm đồng lõa với sự bịa đặt gian dối ác độc. Chúng ta cần hiệp lực chữa cái ác độc do một Thiền sư Việt Nam gây ra. Xin đề nghị ba việc:
Thứ nhất, xin kính bạch Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 42 năm, kẻ gây chiến là đảng Cộng Sản Việt Nam đã thắng, nạn nhân là cả dân tộc Việt Nam đã thua, thế mà tới bây giờ Thiền sư vẫn còn trường kỳ mai phục để tiếp tục bịa những chuyện động trời một cách ác ý và có tính toán như vầy, thế thì xin hỏi:
Thiền sư là ai? Thiền sư là ai mà cứ mỗi lần nước Mỹ đang lâm chiến hay sắp sửa lâm chiến thì Thiền sư lại mượn mùi thiền để bịa chuyện nhằm gây mặc cảm phạm tội chiến tranh trong dân chúng Mỹ, với mục đích thúc đẩy hoặc vực dậy phong trào phản chiến trói tay chính phủ Mỹ hành động? Trong quảng cáo trên báo The New York Times, Thiền sư tự giới thiệu là một a peace maker. Tạm dịch là người xây dựng hòa bình.
Kính bạch Thiền sư, hòa bình không thể xây dựng bằng cái tâm gian dối - ác độc - và phản bội! Cái tâm dao găm cũng không phải là cái tâm của một Thiền sư. Phản chiến có hai mặt tích cực và tiêu cực. Rất tiếc, qua hành động, Thiền sư đã và đang hiện hình là một người phản chiến với cái nghĩa tiêu cực. Thiền sư đã và đang khoác áo thiền, mượn danh yêu hòa bình, để giả đò can gián bằng cách ôm cứng nạn nhân cho thủ phạm hung hăng đánh gục. Với thủ đoạn gây mặc cảm phạm tội ác chiến tranh trong lòng những nạn nhân vừa bị khủng bố, Thiền sư cũng đã đích thực là một thành phần khủng bố! Nguy hiểm hơn cả những tên khủng bố lái máy bay đâm vào tòa nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, vì sự khủng bố của Thiền sư nhằm đánh gục tinh thần và ý chí chiến đấu chống khủng bố của những người nghe Thiền sư thuyết pháp và đọc quảng cáo của Thiền sư trên báo.
Thứ hai, chúng tôi xin thưa chuyện với người Việt Nam, đặc biệt là người Bến Tre. Chúng ta biết đây là một bịa đặt ác ý bởi một vị lãnh đạo tinh thần Việt Nam. Chúng ta xấu hổ. Nhưng xấu hổ không đủ, chúng ta cần góp phần giải độc cái bịa đặt ác ý này. Đối tượng rải độc của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người Mỹ, nên đối tượng giải độc của chúng ta cũng phải là người Mỹ. Chúng ta cần thông báo cho chính phủ Mỹ và các cơ quan truyền thông Mỹ về sự kiện gian dối và hậu ý ác động này.
Thứ ba, chúng tôi xin các hội đoàn và đặc biệt là các vị Luật sư cùng nghiên cứu, để một mặt đặt vấn đề với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một mặt đặt vấn đề với báo The New York Times. Chúng ta là những người sống có lý và có tình. Chúng ta không thể im lặng đồng lõa với sự gian dối lọc lừa và âm mưu phản bội. Ðây là vấn đề lương tâm và cũng là liên quan tới cái sống cái chết của chúng ta, không hề nhuốm một tí màu sắc tôn giáo nào.
Xin trân trọng kính chào,
Tôn Nữ Như Không
Thiền Sư Nhất Hạnh là ai ? DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI BƯNG BÔ CHO ÔNG TA HỌC HIỂU THÊM . Sàigòn Echo sưu tầm ***************************** Thiền
Sư Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại làng Minh
Hương, quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Bên nội của Thiền Sư gốc
Thanh Hoá, phiá ngoại gốc quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Năm
1942, Nguyễn Xuân Bảo đi tu ở chùa Bảo Quốc, Huế. Sau khi học xong phần
Phật giáo cơ bản, được chuyển qua chùa Từ Đàm rồi sang chùa Từ Hiếu để
hoàn tất chương trình Phật học hầu trở thành Đại Đức do Hoà Thượng Thích
Nhất Định chủ trì. Sau đó ông theo học bậc trung học tại Huế.
Năm 1956, Thiền Sư vào Sàigòn học tại đại học văn khoa và tốt nghiệp cử nhân năm 1959. Năm 1961, Ông được chính phủ Ngô Đình Diệm cho xuất ngoại du học tại Princeton University của tiểu bang New Jersey Hoa Kỳ.
Sau
khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 1-11-1963 thì chuyện
tranh chấp nội bộ Phật giáo xảy ra giữa khối Ấn Quang và Việt Nam Quốc
Tự do Thượng Toạ Thích Tâm Châu lảnh đạo. Để tạo uy thế cho chính
mình, năm 1964, TT Thích Trí Quang đã mời Đại Đức Thích Nhất Hạnh về
nước để giúp ông thống nhất Phật giáo và tìm hướng đi cho tương lai.
Khi
về nước, ông giảng dạy tại đại học Vạn Hạnh. Tại đây, đại đức đã không
dạy cho đàng hoàng nhưng lại vừa giảng bài, vừa đảo mắt liếc tình, phải
lòng sinh viên Cao Ngọc Phượng, người tỉnh Bến Tre. Cô sinh viên nầy bèn
tâm đầu ý hợp vào chùa tu với thầy. Vì chỉ mới xảy ra lần đầu trong
đời, tim đập loạn xạ bởi quá hồi hộp, cô đã để quên đôi dép Nhật bên
ngoài, phải đi vào Chân Không.
Năm 1965, Chân Không tiếp tục thọ giới tiếp hiện với Đại Đức tạo nên một đứa con trai. Không dám nhìn nhận con trai mà giao cho anh trai bà Phượng là ông Cao Thái nuôi dưỡng .
Từ đó, ông tự gọi mình là Thiền Sư mà không còn là Đại Đức, Thượng Tọa
nữa; nhưng mới đây khi về Việt Nam vào năm 2008, tự phong mình là Hòa
Thượng, có lộng trướng đưa rước đàng hoàng !
Năm 1968, Cao Ngọc
Phượng đi Chân Không sang Pháp thọ giới vĩnh viễn với Thiền Sư tại làng
Mai, tọa lạc ở Meyrac Loubes Bernac, 47120 Duras phía nam nước Pháp.
Ngoài ra, họ còn có ba thiền viện khác là chùa Pháp Vân, chùa Từ Nghiêm
và chùa Cam lộ. Qua Pháp ông ta và bà Phượng thọ giới tu hành thiền đêm nên sanh thêm hai cô con gái tiếp . Thiền
Sư được mọi người biết đến từ năm 1964 khi xuất bản cuốn Phật Giáo Ngày
Nay. Tên tuổi của Thầy được giới văn học Miền Nam xếp chung trong nhóm
Thiền Vi của các nhân văn trong phong trào Phật Giáo đương thời; nhưng
hào quang nầy đã sớm vụt tắt khi ông đã hiện nguyên hình một sư không
bình thường trong những bài viết và bài giảng thuyết sau nầy.
Vào
đầu năm 1966, Đại Đức Nhất Hạnh được Thượng Tọa Trí Quang phái ra ngoại
quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh , lập chính phủ hoà giải hoà hợp mà
môi trường hoạt động đầu tiên là nước Pháp. Xin nghe ông nói : "
Tôi rời đất nước năm 1966, vào tháng 5. Lúc đó chiến tranh Việt Nam đã
đi tới mức khủng khiếp. Tôi nghĩ rằng mình phải ra đi để cất lên tiếng
kêu gọi hòa bình. Tôi chỉ muốn đi vài tháng thôi rồi về. Lúc đó trường
đại học Cornell ở Ithaca mời tôi qua để giảng một loạt bài về tình
hình ở Đông Nam Á. Người đứng ra mời là giáo sư George Kahin, giáo sư
chính trị học ở tại trường Cornell. Tôi đi ra để nói rõ là dân VN không
muốn đánh nhau nữa, chỉ muốn ngồi xuống thương thuyết với nhau để đi tới
một giải pháp hoà bình và các cường quốc trên thế giới đừng dùng VN làm
một chỗ để để tranh giành ảnh hưởng nữa, đừng sử dụng ý thức hệ cũng
như bom đạn trên đất nước nhỏ bé đó...
Trong quá trình vận động
hòa bình nầy, tôi được báo tin rằng chính quyền Việt Nam không muốn cho
tôi về nữa. Vì vậy tôi đã bị lưu đày từ tháng 5 năm 1966 đến bây giờ... Tôi bị lưu đày vì đã dám cất lên tiếng kêu gọi hòa bình..."
Qua
đoạn văn trên, rõ ràng Nhất Hạnh vờ giả dạng kẻ ngây thơ bởi với kiến
thức như Thiền Sư, ông đã rõ cuộc chiến nầy phát xuất từ Cộng Sản Đệ Tam
Quốc Tế mà Hồ Chí Minh là người thừa hành để xâm lăng miền Nam. Vậy
muốn chấm dứt chiến tranh, kêu gọi hòa bình phải yêu cầu kẻ gây chiến
Cộng Sản Hànội dừng tay lại. Đằng nầy ông làm ngược lại, kêu gọi người
BỊ xâm lăng NGƯNG chống đỡ kẻ XÂM LĂNG!
Lúc bấy giờ, năm 1966,
Pháp là thiên đường của nhóm Tướng Tá lưu vong chính trị của Miền Nam
được Tướng Charles de Gaulle gom lại để đánh phá VNCH và trợ giúp Hànội
để trả thù Hoa Kỳ và chính phủ Ngô Đình Diệm đã đuổi Pháp ra khỏi Miền
Nam.
Cuối tháng 5 năm 1966 khi ông đang thuyết trình ở Pháp thì
tổ chức Fellowship for Reconciliation và Cornell University ở New York,
một tổ chức phản chiến Mỹ, mời qua Hoa Kỳ.
Ngày 1-6-1966, ông tuyên bố một bản tuyên cáo nói lên lập trường 5 điễm của Giáo hội Phật Giáo Ấn Quang gồm: - Yêu cầu chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức, - Quân đội Mỹ rút khỏi Miền Nam VN, - Ngưng oanh tạc Bắc Việt - và ngưng các cuộc hành quân ở Miền Nam. - Mỹ phải giúp lập chính phủ dân chủ và tái thiết Miền Nam
Rập khuôn đòi hỏi 5 điểm của Cộng sản Bắc Việt qua cái gọi là Mặt trận giải phóng Miền Nam (MTGPMN.
Ngày
2-6-1966 ông được đưa vào trình bày trước Thượng Viện Hoa Kỳ với nội
dung tố cáo Mỹ và VNCH đã gây ra thảm họa tại VN, bị nhân dân bản xứ
chống đối một cách mạnh mẽ?! Đúng là Thiền Sư nầy vừa ăn cướp vừa la
làng !
Đến đây mới thấy bài viết " Sleeping with the enemy" của
đương kim Thượng nghị sĩ James Webb của tiểu bang Virginia quá chính
xác. Ông viết: cũng không hiểu được tại sao lại có những kẻ với trình độ
học vấn cao, đa số sinh ra từ gia đình thượng lưu lại có thể gieo rắc
những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc bầu không khí của thập niên 1960
và những năm đầu của thập niên 1970. Ngay cả Quốc Hội cũng bị nhiễm con
vi khuẩn nầy.
Để trả lời câu hỏi: ....không hiểu được tại sao,
thì xin thưa với TNS tiểu bang Virginia rằng vì ông tăng phản Phật, phản
Đạo, phản Dân Tộc nầy .
Năm 1967 ông cho xuất bản cuốn Viet
Nam, lotus in a sea of fire, a Buddhist proposal for Peace- Việt Nam,
hoa sen trong biển lửa, một đề nghị hoà bình của Phật Giáo. Sách nầy đề
cập đến cuộc đấu tranh của Phật giáo từ 1963 đến 1966 cũng như những
chết chóc, tang thương do quân đội Hoa Kỳ và Miền Nam gây ra ?!
Ông
lên án chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo và Nguyễn Cao Kỳ độc
tài, quân phiệt. Ông cho MTGPMN là do những người Quốc gia lập ra để
chống ông Diệm, không phải do từ Hànội, nhưng vì Mỹ đổ quân vào Miền Nam
nên họ nghiêng về phía Cộng sản !. Ở phần cuối để lộ sự mâu thuẩn, lắt
léo khi ông trích dẫn lời Lê Duẩn tuyên bố trong đại hội đảng kỳ 3 năm
1960: Đảng ta lãnh đạo mặt trận !
Điểm đặc biệt nhất trong cuốn
sách nầy ở trang 52 dòng 20, 21 và 22 ông viết: In the minds of the
Vietnamese people in general, Ho Chi Minh was a national hero who had
led their struggle against the French- Trong đầu óc của người dân Việt
Nam nói chung, Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo cuộc tranh
đấu chống Pháp. Qua câu nầy, nhận thấy ông không dám trực tiếp nói HCM
là vị anh hùng mà chỉ mượn từ ngữ "người dân" để nói thay cho mình,
nhưng ở đầu trang nầy lại chạy một tít lớn đánh máy bằng chữ hoa: HO CHI
MINH, A NATIONAL HERO.
Đây là TIỂU XẢO rất thường thấy của NHẤT HẠNH trong các tác phẩm của ông ! Ông
có biết đấu tranh dành độc lập theo kiểu cộng sản chỉ có xảy ra ở Việt
Nam đã đưa dân tộc nầy đến ngày hôm nay đi về đâu? Tất cả những chết
chóc, tang thương, đau khổ tinh thần lẫn vật chất về mọi phương diện,
ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.
Để hợp thức hoá tình
trạng phá giới của mình, ông đã đưa ra một phương thức tu tập mới để
thanh minh hành động của mình bằng cách ra cuốn Phật Giáo Hiện Đại Hoá
xuất bản tại Sàigòn vào tháng 5-1965.
Ngày 11 tháng 9 năm 2001
là ngày mà Hoa Kỳ và cả Thế giới sửng sốt và đau thương vì khủng bố đã
dùng phương tiện của chính người Mỹ đánh sập toà tháp đôi tại New York
khiến trên 3000 người bị chết thảm, Nhất Hạnh phải là người cầu kinh để
chia sẻ niềm đau thương nầy, trái lại, vào ngày thứ ba, 25-9-2001 lúc 7
giờ chiều, ông đến Riverside Church ở thành phố New York kêu gọi hoà
giải với những tên khủng bố, lại còn quảng cáo rùm beng trên tờ New
York Times nguyên 2 trang A 5 và A 22 tốn hết 45,000 USD; trong đó có
đăng câu trả lời của ông do ký giả Anne A Simpkinson hỏi, ông nói: trong
vụ Mậu Thân 1968, chỉ có vài tên du kích bắn vu vơ, lập tức Mỹ đem bom
tới dội, tàn phá thành phố Bến Tre làm hư hại 300,000 căn nhà. Đây là
đoạn văn được đưa lên tờ New York Times số ra ngày 25-9-2001, có cả hình
ông ngồi chắp tay như đang cầu nguyện !
Sự thật thì trong vụ
Mậu Thân 68, VC đã tấn công Thị xã Trúc Giang của tỉnh Bến Tre vào lúc 3
giờ sáng rạng ngày mồng 3 Tết âm lịch. Chúng đã pháo vào toà Hành Chánh
tỉnh và Bản Doanh trung đoàn 10 của sư đoàn 7 bộ binh rất ác liệt nhưng
không chiếm được. Đến 10 giờ sáng, 2 tiểu đoàn 3 và 4 của trung đoàn
10 BB chiến đấu dũng cảm trong thị xã và đã đẩy lui được VC ở khu vực
Toà Hành Chánh, Bản Doanh Trung đoàn và bệnh viện thị xã. Các khu vực
thương mãi, VC vẫn chiếm giữ các cao ốc, trừ đài phát thanh.
Đến chiều, 2 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 2 bộ binh Hoa Kỳ tăng viện.
Vào ngày mồng 4 tết, VC bỏ chạy để lại trận địa 300 xác và hơn 100 vũ
khí đủ loại. Phía thuờng dân có 90 người chết và 50% nhà cửa bị hư hại.
Chợ Thị xã Trúc Giang bị hủy hoại hoàn toàn. Tham dự trận đánh nầy, VC
đã huy động 2000 lính chiến đấu gồm 2 tiểu đoàn tân lập 3 và 4, hai đại
đội địa phương, nhiều trung đội du kích và dân quân. Thế nhưng Nhất
Hạnh đã ăn gian, nói dối với báo chí quốc tế với dụng ý bôi nhọ quân đội
Mỹ và quân lực VNCH. Trong khi đó tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế là
sinh quán và nơi tu học Phật Pháp của ông, trong vụ Mậu Thân đồng bào
của ông đã bị VC chôn sống, bị chém giết dã man, ông không lên án hành
động bất nhân nầy cũng như chẳng có một lời phân ưu, chia buồn đến đồng
hương của mình !
Trước năm 1975, Nhất Hạnh đã tuyên truyền rầm
rộ khích động phản chiến, ngụy hoà Mỹ giúp Hànội thành công. Ngày nay
ông kêu gọi hoà hợp để đưa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào
giáo hội quốc doanh Phật Giáo Việt Nam.
Năm 1981, sau khi thanh
toán xong tổ chức Phật giáo Ấn Quang, Hànội một mặt huấn luyện khoảng
5000 công an được phân phối để kiểm soát hầu hết các chùa và các tổ chức
Phật giáo trong nước, mặt khác cho phát triển phong trào Phật học và
tập thiền. Đã có bốn học viện lớn được dùng để huấn luyện Sư quốc doanh
và thiền.
Đó là học viện Phật giáo Việt Nam và thiền viện
Vạn hạnh ở quận Phú nhuận, thiền viện Trúc Lâm ở thành phố Đàlạt, thiền
viện Phật giáo Huế và thiện viện Phật giáo Việt Nam ở chùa Sứ quán tại
Hànội.
Trong khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không
ngừng lên án Hànội đàn áp Phật giáo và đòi trả tự do cho Đức Tăng Thống
Huyền Quang và Hoà Thượng Quảng Độ, thì vào năm 2002, Hồng Quang, người
lãnh đạo nhóm Giao Điểm ở hải ngoại được mời về Việt Nam tham dự đại hội
Phật giáo quốc doanh toàn quốc lần thứ V được tổ chức tại Hànội vào
ngày 4 và 5-12-2002. Trong bài tham luận, ông tuyên bố: Không có nhân
quyền nào bằng quyền tự chủ để độc lập, tự cường để tồn tại. Không có tự
do nào bằng tự do vượt ra khỏi sức ép của ngoại nhân. Với lập luận
nầy, ông gián tiếp cho phong trào đấu tranh tự do tôn giáo của Phật Giáo
Ấn Quang và các tổ chức khác ở hải ngoại là sai lầm, chỉ có giáo hội
quốc doanh là đi đúng hướng.
Độc lập và tự cường của Hồng Quang
là loại độc lập và tự cường của 2 triệu đảng viên Cộng Sản đối kháng
lại ý niệm độc lập và tự cường của dân tộc Việt Nam vốn có trên bốn ngàn
năm lịch sử; trong đó, có một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, tám mươi năm
giặc Pháp cai trị, vẫn chưa đến nổi quá thê thảm như dưới chế độ Cộng
sản ngày hôm nay. Các chế độ đó chưa đấu tố chết 178,000 người Việt Nam ở
Miền Bắc, chưa chôn sống hàng trăm người như vụ Mậu Thân tại Huế,
phẩm gíá phụ nữ Việt Nam chưa quá tồi tệ nhục nhã như bây giờ, chưa lấy
quốc nạn tham nhũng làm lẽ sống cho đảng mình hưởng sự phè phỡn trên
thảm trạng nghèo đói của dân tộc và chưa có hàng triệu người Việt Nam bỏ
nước ra đi trên những chiếc ghe thuyền mỏng manh, vượt đại dương tìm
cái sống trong cái chết !
Mọi người từ lâu đã thừa hiểu nhóm
Giao Điểm là cộng sản trá hình, pha lẫn với những Phật tử qúa khích,
thiển cận ở hải ngoại mà công tác chính là đánh phá Vatican (vốn luôn đề
cao quyền làm người của mọi dân tộc trên Thế giới và bênh vực kẻ bị áp
bức trong bất cứ chế độ chính trị nào) , đánh phá Công giáo Việt Nam,
gây đố kỵ, chia rẽ giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo, lôi kéo khối Ấn
Quang sáp nhập vào Phật giáo quốc doanh. Mục đích tối hậu của họ là tạo
thành trì bảo vệ chế độ.
Năm 2004 Hànội mời TS Nhất Hạnh về nước
để tiếp nối việc làm của Hồng Quang hầu chứng minh cho thế giới biết VN
có tự do tôn giáo, vừa gây chia rẽ nội bộ Phật giáo ở trong nước và hải
ngoại.
Nhận lời mời, ngày 12-01-2005, vừa bước xuống phi trường
Nội Bài cùng với 100 đệ tử thiền sinh, Hànội cử một đội ngũ đông đảo
tiếp đón sư ông, sư bà, có rắc hoa thơm trên lối đi, có phóng viên đến
phỏng vấn và đưa lên mạng liền. Dịp nầy ông được đi giảng thuyết nhiều
nơi và tiếp xúc với nhiều người. Tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sàigòn, Sư
bà Chân Không được cử đến trước để thăm dò, nhưng Hoà Thượng Quảng Độ từ
chối. Tại chùa Già Lam, được Trí Quang tiếp trong 40 phút, nội dung
chuyện trò được giữ kín.
Ông đã lưu lại VN trong 3 tháng để
thuyết pháp và tổ chức trai đàn (cầu nguyện cho những vong linh đã nằm
xuống trong cuộc chiến) nhưng bên trong ông đã nhận sứ mệnh vận động
nhóm Phật giáo Ấn quang gia nhập vào Phật giáo quốc doanh của Hànội.
Dịp nầy, Ông cũng đã hướng dẫn 100 thiền sinh lên Lâm Đồng được Thầy Đức Nghi- Phật giáo quốc doanh- đón tiếp long trọng.
Thầy
cao hứng tuyên bố: Rất tâm đắc với những tác phẩm của TS Nhất Hạnh.
Thầy muốn khôi phục lại trường thanh niên phụng sự xã hội do TS thành
lập vào năm 1964 trước đây. Pháp môn làng Mai thích hợp với đồng bào
Việt Nam và Thiền sư là người yêu nước, có lòng tôn vinh đạo pháp và dân
tộc ! Vì thế, thầy cúng dường tu viện Bát Nhã cho Thiền Sư ! Quá đả
!!!
Tháng 1 năm 2006 tại làng Mai ở Pháp, thầy Đức Nghi được
Thiền Sư truyền đăng đắc pháp, trở thành thọ giáo làng Mai và là đệ tử
ruột của Sư Ông Nhất Hạnh.
Đầu tháng 5-2007, Thiền Sư được Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp tại phủ Chủ tịch ở Hànội.
Ngày
7-7-2007, Ban Tôn Giáo chính phủ cho phép các tu sinh tu viện Bát Nhã
được tu học theo pháp môn làng Mai. Tại đây có 250 tăng ni và 100 tập
sinh xuất gia tu học và sinh hoạt thường xuyên gồm có các lớp tu học
hàng tháng, hàng năm.
Ngày 18-6-2008, Thiền Sư lại lên tu viện
Bát Nhã nói chuyện với các đệ tử với đề tài: Thầy căn dặn. Sau đó thầy
Đức Nghi cắt đầu, cắt đuôi chỉ còn lại trong 5 phút và cho là Thiền Sư
đã coi thường nhà cầm quyền và giáo hội Phật Giáo địa phương, vi phạm
quy chế giáo hội Phật giáo Việt Nam (quốc doanh).
Ngày
29-10-2008, ông Nguyễn Thế Doanh, trưởng ban tôn giáo chính phủ đã tố
cáo: Ba lần về VN, tăng thân làng Mai từ Pháp đã tấn phong giáo phẩm mà
không thông qua GHPGVN, đề cập sai lệch vấn đề chính trị trong nước, đưa
lên mạng một số tin tức sai sự thật tại VN, vi phạm luật pháp VN.
Ngày
13-11-2008, công an Lâm Đồng cưỡng bách trục xuất 400 đệ tử xuất gia tu
học theo môn pháp làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã bao gồm cả tu sĩ
ngoại kiều và 40 ni cô tại Huế.
Sợ dư luận trong và ngoài
nước lên án, ngày 19-11-2008, một hội nghị Phật giáo quốc doanh bất
thường được tổ chức tại Sàigòn có sự hiện diện của ông Bùi Hữu Dược, vụ
trưởng vụ PG từ Hànội vào, một đại diện PG trung ương và một đại diện PG
Lâm Đồng, đã đưa ra quyết định như sau: Mọi người có thể tiếp tục tu
học. Tăng thân làng Mai ai chưa có đầy đủ giấy tờ, cần bổ túc. Ai quậy
phá sẽ xử lý. Về tài sản hai bên làng Mai và Bát Nhã tự giải quyết hay
nhờ pháp luật can thiệp..
Ngày 27, 28 và 29 tháng 6 năm 2009, độ
200 thanh niên thuộc xã hội đen kéo đến thiền viện Bát Nhã đập phá nhà
bếp và vất nồi, niêu, xoong, chảo, gối ngồi thiền, mền chiếu, sách kinh
ra bên ngoài . Điện, nước và điện thoại đều bị cúp.
Thiền Sư
Nhất Hạnh, một con người dùng tâm địa và miệng lưỡi của mình để tuyên
truyền cho cộng sản ở hải ngoại hầu giựt sập chế độ VNCH, gây tang
thương, đau khổ cho dân tộc VN đến ngày hôm nay. Sau năm 1975, ông chưa
dừng tay lại, vẫn còn tìm cách triệt hạ GHPGVNTN bằng cách vận động cho
giáo hội nầy sáp nhập vào giáo hội Phật Giáo quốc doanh.
Với
một con người mặc áo cà sa nhưng đã phạm quá nhiều tội lỗi với dân tộc
VN, với Đức Phật, với Đạo Pháp. Tội phản Phật, phản Đạo, phản Đời, phản
Dân tộc rất khó rửa sạch. Một Jane Fonda phản chiến sang Hànội kết tình
đồng chí và hỗ trợ tuyên truyền cho cộng sản Bắc việt trong chiến tranh
Việt Nam, cô không ăn chay, không tụng kinh ngày nào, nhưng nay đã tỏ
ra hối hận vì hành động khờ dại trước đây của mình. Còn Thiền Sư chưa
thấy có chuyển biến rõ rệt.
Để chuộc lại lỗi lầm tày trời trước
đây trong lúc gần đất xa trời, thiết tưởng Thiền Sư cần phải đi vận động
các tổ chức nhân quyền, các nhà lập pháp, các tổ chức phi chính phủ
trên thế giới đòi hỏi cộng sản Hànội hãy trả quyền tự quyết dân tộc lại
cho nhân dân Việt Nam và phải làm ngay tức khắc bây giờ kẻo đã qúa muộn
!. Đó là luật công bằng phải trả và phải thực hiện.
Nếu coi
thường luật nhân quả và thuyết luân hồi của triết lý Nhà Phật thì sợ
rằng kiếp sau sẽ không còn được ở dưới mái nhà, dù chỉ là túp lều mái
tranh, vách đất đơn sơ nơi thôn dã; chừng đó, coi kỳ lắm, thưa Thiền Sư !
Giống như Thiền Sư, hai ông Phan Khắc Từ và Nguyễn Ngọc Lan quậy nát Sàigòn trước năm 1975.
Ông
Lan ra tờ Đối Diện đả kích chính quyền. Mỗi lần xuống đường biểu tình,
ông mặc áo dòng đen có băng vải trắng, choàng qua vai, xuống ngực đề
dòng chữ: Cấm bịt miệng dân. Đi bên cạnh ông là một nữ phóng viên trẻ,
môi đầy son phấn; khi thấy Cảnh Sát đến, cô nầy dẫn ông vào đường hẻm,
mất dạng.
Ông Phan Khắc Từ ở tại họ đạo Vườn Xoài. Ông tình
nguyện làm phu hốt rác của Sở Vệ Sinh Đô Thành để có môi trường quậy.
Ông thường tham gia chống đối chính quyền, đòi dân sinh, dân chủ !
Sau
năm 1975, hai ông đều ra ứng cử dân biểu quốc hội khoá I và đắc cử. Cả
hai cũng đều phá giới, nhưng ông Lan có xin phép Cha Giám Tỉnh Dòng
(dòng Chúa Cứu Thế), còn ông Từ âm thầm xé rào !
Sau nầy ông Lan
biết hối hận, ủng hộ phong trào đấu tranh trong nước. Vào dịp đám tang
ông Nguyễn Văn Trấn (một cán bộ CS giác ngộ), ông đã chở Linh Mục Chân
Tín đến nơi tang lễ, nhưng đã bị hai người đi xe đạp đạp vào xe Honda
khiến ông bị té, đầu đập xuống lòng đường. Từ đó, ông sống âm thầm cho
đến khi mãn phần, cách đây vài năm.
Riêng ông Phan Khắc Từ, Vi
Xi tặng ông một khách sạn. Hiện nay ông có nhiều quyền lực trong công
giáo quốc doanh mà người ta thường gọi đùa tại Sàigòn hiện nay có hai
Tòa Tổng Giám Mục, toà kia là toà tổng giám mục Vườn Xoài !
Trước mặt Thiên Chúa Toàn Năng, ông là một giáo gian bán Chúa, phản Đạo, phản Đời.
*** Theo tin tức vừa được loan báo: Thích Nhất Hạnh vừa chết. Lịch sử ghi lại trung thực dù người đó còn sống hay đã chết. Thích
Nhất Hạnh là phát ngôn của phái đoàn Phật giáo VIệt Nam đi dự đại hội
phật giáo thế giới năm 1968 tại Nhật Bản, trong một cuộc họp báo, Thích
nhất Hạnh yêu cầu quân đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Miền Nam VN, khi các ký
giả ngoại quốc nêu câu hỏi sao Thích Nhất Hạnh không kêu gọi quân đội CS
Bắc Việt rút khỏi Miền Nam VN, Thích Nhất Hạnh Không trả lời được. Thích
Nhất Hạnh tố cáo máy bay Mỹ đã thả bom làm chết 300.000 người ở thị xã
Bến Tre thuộc tỉnh Kiến Hòa. Đây là điều vu khống trắng trợn vì thị xã
Bến Tre không thể có tới 300.000 người. 3) Thích Nhất Hạnh gian díu với Cao Thị Phượng, pháp danh Chân Không. Tóm lại Thích Nhất Hạnh đã can tội: Tà dâm, nói láo. Có thể nói Thích Nhất Hạnh làm lợi cho CSVN, nhưng cuối đời CSVN cũng không còn tin dùng Thích Nhất Hạnh.... Trường
hợp của Thích Nhất Hạnh cũng như số phận của Mặt Trận Giải Phóng Miền
Nam và những kẻ làm tay sai cho CSVN như Thích Trí Quang v. v… đều chung một số phận....