Saturday, July 18, 2015

PHẦN CUỐI ĐỜI CỦA 1 TRIỆU PHÚ GỐC VIỆT

Ông Trần Đình Trường, công dân Mỹ gốc Việt, chủ nhân khách sạn Carter, ngay Quảng trường thời Đại (Times Square) nổi tiếng của Nữu Ước. Ông Trường từng nhiều lần được nêu danh là mạnh thường quân trong sinh hoạt cộng đồng người Mỹ gốc Việt, qua những lần có các cuộc biểu tình lớn trước trụ sở Liên Hiệp Quốc quy tụ đông đảo người Việt trên toàn nước Mỹ kéo về; cũng như nhân các cuộc diễn hành văn hóa hàng năm tại thành phố này.

Ông Trường
qua đời năm 2012 vì bệnh tim, để lại một gia tài hàng trăm triệu Mỹ kim nhưng không có di chúc, dẫn đến vụ kiện tụng tranh chấp tài sải giữa nhiều người đàn bà cùng khai là vợ ông cùng với một đàn con cháu.
Hồ sơ vụ kiện này hứa hẹn còn dài, và câu chuyện vừa
được nhật báo New York Times tóm lược qua bài phóng sự điều tra của ký giả John Leland, nguyên văn “Mr. Tran’s Messy Life and Legacy” đăng hôm 24/7/2014 vừa qua.
*
Cuộc đời của Trần Đình Trường có thể nói là bình lặng, nếu loại bỏ không kể đến những chuyện: ông đã từng ở tù Cộng sản 2 năm,
bơi vượt sông Bến Hải vào Nam tìm tự do, tự tay gây dựng cơ nghiệp kếch sù trong thời kỳ chiến tranh, 1975 di tản sang Mỹ với một va li đầy giấy bạc Mỹ kim và một va li đầy vàng, dựng lại cơ nghiệp với 4 người vợ không hôn thú và đàn con bằng 1 khách sạn toàn là phòng-1-giường ngủ ở khu phía Tây Nữu Ước, là đối tượng đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ là chủ nhân 1 khách sạn lớn nhất từng bị tịch thu vì tệ nạn ma túy, là cá nhân hiến tặng luôn một lúc 2 triệu Mỹ kim cho Hội Hồng Thập Tự Mỹ trong cuộc lạc quyên Quỹ cứu trợ sau vụ khủng bố tấn công Cao ốc đôi Trung tâm Mậu dịch Thế giới ngày 11 tháng 9 nam 2001.
Khi qua đời năm 2012, ông Trường để lại một tài sản trị giá khoảng 100 triệu USD, cùng ít nhất 16 người con đã có với năm phụ nữ, trong đó một người tự nhận là vợ chính của ông, mà hoàn toàn không để lại lời trối trăng hay di chúc nào.
Nay đã ở bên kia thế giới, ông Trường lại là đối tượng mổ xẻ, nghiên cứu vì là trung tâm của một lô những lời khai mập mờ, nhất là trong cuộc tranh đấu quyết liệt của những người đang giành giật để được kế thừa khoản tiền của ông –
Hồi tháng Năm vừa qua, một thẩm phán của Tòa Gia Đình phán quyết rằng, chuyện một trong những phụ nữ có liên hệ với ông Trường từng khai trong hồ sơ thuế của bà ta là độc thân không ảnh hưởng gì đến chuyện bà ta khai đã kết hôn với ông,vì vậy có quyền hưởng một nửa tài sản ông ta để lại. Phán quyết này đã mở đường dẫn đến một cuộc chiến trước Tòa liên quan đến 30 hoặc nhiều hơn nữa, những người nhận là thừa kế và chắc chắn phải mất nhiều năm mới giải quyết được.
 Tất cả những người liên quan đến vụ tranh chấp tài sản này, hoặc qua luật sư hoặc trực tiếp, đều từ chối lời yêu cầu phỏng vấn cho bài phóng sự này, nhưng họ đều đã kể chuyện của mình trong một núi tài liệu nộp trước tòa.
Duy nhất một điều không khác biệt trong quan điểm của tất cả mọi người dự phần trong cuộc tranh chấp này là “kẻ khác đang nói dối.”
Chi tiết mà mọi người đồng thuận là ông Trần Đình Trường sinh ngày 05/1/1932
trong một gia đình Công giáo ở Hà Tĩnh, Bắc phần Việt Nam. Chỉ thế thôi, còn các sự kiện sau đó đầy dẫy những chuyện mù mờ khó chứng minh rành rọt.
Năm 1950, ông Trường gặp một phụ nữ tên là Thị Ngũ. Hai người lấy nhau qua một hôn lễ ở nhà thờ và cuối cùng đã có bốn người con với bà này. Thế nhưng hai người không có hôn thú, mà theo các thành viên trong gia đình là “chuyện bình thường trong thời kỳ loạn lạc chiến tranh Việt Nam, giấy tờ nào cũng có thể bị mất”.

Sau khi có hiệp định Geneve chia đôi đất nước năm 1954, ông Trường và cha bị nhà cầm quyền Cộng sản miền Bắc bắt giam. Sau hai năm tù ông được thả nhưng người cha chết trong tù. Sau khi được thả, ông Trường đã liều mình bơi vượt sông Bến Hải vào Nam, với hai bàn tay trắng chỉ có “vài chiếc quần đùi”. Từ đó ông không gặp lại bà Ngữ cho đến hơn 40 năm sau.

Ở miền Nam ông Trường sống không phải với một phụ nữ khác mà “cùng lúc nhiều người đàn bà” như lời khai của 1 người trong cuộc là bà Nguyễn Thị Hưng, nộp trước Tòa sau khi ông qua đời.
Bà Hưng khai “thời đó, chuyện 1 người đàn ông có quan hệ với nhiều phụ nữ không phải là vợ, là chuyện hết sức bình thường”. Suốt thời gian này ông Trường luân phiên sống với tất cả những người phụ nữ có quan hệ với mình cùng với con cái cua những bà này. Marc Bogatin, từng là luật sư đại diện cho ông Trường, bây giờ đại diện cho một trong những con cái của ông nhận xét rằng “Ông ấy cố gắng làm người cha cho tất cả các con của mình, và đối với một người có rất nhiều con thì người như ông Trường thật là người cha tận tâm.”

Năm 1959, ông Trường gặp cô thiếu nữ mới 16 tuổi tên là Nguyễn thi Sang khi cô này chiếm vương miện Hoa hậu trong cuộc thi do tờ báo Phụ Nữ Ngày Mai tổ chức. Theo các lời khai của bà Sang thì hai người lấy nhau
ngày 1/1/1960 qua một hôn lễ dân sự và hai người sống chung từ đó cho tới khi ông ta qua đời. Bà Sang khai hôn lễ chỉ có các viên chức lục sự chứ không có khách khứa nào và bà Sang có 3 con với ông Trường khi ở Việt Nam, sau đó có thêm con thứ tư sinh ở New York.
Tương tự trường hợp bà Ngữ, giấy tờ chứng minh tình trạng vợ chồng của bà Sang là điều tranh chấp trước Tòa. Lời khai của các bà vợ khác biệt ở chỗ người thì khai thời trẻ ông là người nghèo mạt không một xu dính túi, còn người thì khai ông đã giàu có, nhưng tất cả đều đồng ý ông ta là người chăm chỉ làm ăn và giao thiệp rất rộng rãi. Ông Trường khởi nghiệp ở miền Nam bằng nghề mua bán hàng hóa, quân trang quân dụng, sau đó ông lập công ty vận tải lớn nhất của miền Nam lúc đó, mở rộng với 24 thương thuyền, hàng trăm xe tải và làm chủ cả một bến cảng.
Bà Sang khai mình là người đã giúp ông bắt đầu các công ty, đầu tư tiền bạc và từng là phó chủ tịch Hội đồng quản trị các doanh nghiệp vận chuyển và sau đó là phó chủ tịch kinh doanh khách sạn của ông ở New York. Hình ảnh nộp kèm hồ sơ tòa án cho thấy  ông Trường bà Sang là cặp vợ chồng hạnh phúc và thịnh vượng, cùng với con cái. Chuyện kinh doanh làm giàu của ông Trường phát đạt nhờ chiến tranh ở Việt Nam những năm 1960 và 1970. Nguy cơ sụp đổ của miền Nam năm 1975 khiến ông Trường lo sợ cho sinh mạng bản thân và tài sản kếch sù, khiến ông thấy cần phải hành động nhanh chóng. Trong một bản tự sự của ông Trường, được bà Sang nộp kèm hồ sơ có đoạn viết “dù tôi hiểu những rủi ro nghiêm trọng nhưng tôi đã ngay lập tức gửi tàu đến các cảng Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, và ra lệnh nhân viên phải hết mình giúp những người Mỹ lúc ấy đang bị đe dọa.” Ông viết, các tàu của ông đã cứu được 8,520 gồm dân thường Việt Nam và cả kiều dân lẫn quân nhân Mỹ.

Tuy nhiên lời tự thuật này của ông Trường bị nhiều người bác bỏ. Theo Richard L. Armitage, người giám sát cuộc di tản của hải quân Mỹ lúc ấy thì trên tàu của ông Trường không hề có có lính Mỹ được di tản, và rằng, lực lượng
Hoa Kỳ không hề dùng tàu buôn để giải cứu và di tản kiều dân Mỹ. Ông Trường thường kể rằng ông ta di tản với 2 va li đầy vàng vì không kịp rút tiền khỏi ngân hàng. Trong một cuộc phỏng vấn của báo The New York Times năm 1994, ông nói số vàng đem theo trị giá "có thể là một triệu đô la" .
Nhưng Nguyễn Văn Thanh, một thiếu niên khai là đã được ông Trường nhận làm con nuôi ở Việt Nam, thì khai đã rời Việt Nam cùng con tàu với ông Trường và được giao xách theo hai va li,
  “một chứa khoảng 7 triệu Mỹ kim tiền mặt và
va li kia chứa khoảng 25 kg vàng” tất cả đều của ông Trường. Bốn phụ nữ có con với ông đều di tản, hoặc cùng ông trên một con tàu, hoặc trên những chiếc tàu của ông. Khi ra đi, ông cũng để lại Việt Nam cho bà Ngữ và các con bà này một khoản tiền mặt và vàng “nhiều ngoài sức tưởng tượng tính theo giá trị ngày nay” (theo lời khai của một trong những con trai của bà này sau đó). Sau khi đã yên ổn tại Hoa Kỳ, ông Trường vẫn thường xuyên định kỳ gửi tiền và quà cho gia đình bà Ngữ ở VN.

Tại Mỹ, ông Trường đưa đại gia đình tới New York, và năm 1975, ông mua khách sạn đầu tiên là Hotel Opera 23 tầng, toàn là phòng chiếc, trên đường 77 khu Broadway.
Tại khách sạn này ông lấy hẳn 1 tầng để sống cùng bà Sang, các con bà này và hai người tình Nguyễn Thị Châm và Phan Hoa, theo lời khai của 1 người tình khác, bà Hưng. Bà Hưng nói bà từ chối không chịu ở chung với những người khác nên sống riêng với con mình ở tầng khác. Sau đó ông Trường tiếp tục mua thêm nhiều khách sạn khác. Đầu tiên là khách sạn Carter trên đường West 43 Street, mà trang web TripAdviser chọn là “khách sạn bẩn thỉu nhất ở Mỹ" trong ba năm liên tiếp. Sau đó là một khách sạn ở Buffalo. Lúc này đời sống gia đình của ông Trường là ‘chuyện luân phiên đều hòa” như lời khai của bà Hưng là “ông ta luân phiên ở với bà Châm tại khách sạn Carter, với tôi (bà Hưng) trên tầng của tôi tại khách sạn Opera, với bà Hòa, bà Sang và các con bà Sang trong tầng của họ tại khách sạn Opera”.

Ngược lại bà Sang thì trong hồ sơ khai trước Tòa phủ nhận chuyện ông ta đã sống luân phiên với những phụ nữ khác.
Với cuộc sống (bận rộn) gồm cả chuyện kinh doanh và xoay vòng với các gia đình, ông Trường vẫn đều đặn dự thánh lễ mỗi ngày tại nhà thờ Holly Cross ở đường West 42nd St, như lá thư nộp hồ sơ Tòa của Linh mục Peter Colapietro thuộc thánh đường này.

Cách quản trị khách sạn nổi tiếng đặc biệt của riêng ông Trường là
cắt giảm tối đa nhân viên an ninh và bồi phòng; với hồ sơ kỷ lục trước Tòa về thành tích vi phạm quy định an toàn vệ sinh và mỗi khi bị truy tố ra Tòa lại dẫn chứng câu chuyện cứu người năm 1975 ở Việt Nam để chứng minh hạnh kiểm và tư cách tốt của mình.

Năm 1985,
ông Trường mua khách sạn Kenmore 641 phòng ở đường East 23, lúc bấy giờ là khách sạn phòng đơn lớn nhất ở New York  với giá 7 triệu 900 ngàn đô la. Ba năm sau, ông ta mua Times Square Hotel 735 phòng ở đừơng West 43, bất chấp sự phản đối của những người thuê phòng và của cả Hội đồng thành phố New York. Tại khách sạn này, Times Square Hotel, ông ta thu của quỹ phúc lợi thành phố mức tiền thuê cao tới 2649 đô la mỗi tháng một người cho các khách hàng vô gia cư trọ, ngay cả khi số lượng biên bản vi phạm luật an toàn và y tế tăng hơn 1500 vụ. Các thanh tra của thành phố cho biết họ chứng kiến cảnh buôn bán ma túy công khai và nhiều lần nghe thấy tiếng súng nổ trong khách sạn. Tháng Giêng 1990, thành phố New York thắng kiện, tịch thu và dành quyền kiểm soát khách sạn này. Ở khách sạn Kenmore, chuyện buôn bán ma túy và gái mại dâm là điều công khai. Từ tháng Năm 1991 đến giữa 1994, có tới 189 vụ bắt giữ ma túy hoặc khiếu nại của cư dân về tệ trạng khách sạn này.

Công tố viên cáo buộc trong khách sạn bọn buôn bán crack chiếm toàn bộ nhiều tầng, cướp của và
thậm chí hạ sát nhiều người già chỉ để cướp các khoản tiền nhỏ. Khách sạn Kenmore tuy tồi tệ như thế nhưng là nhà của bà Châm cũng là người quản lý sống ở tầng nhì với 5 người con có với với ông Trường. Ông ta thì sống trong ba phòng tại khách sạn Carter. Ông Trường không hề phủ nhận chuyện buôn bán ma túy lan tràn ở Kenmore nhưng ông chẳng cần xin lỗi ai về chuyện đó, bởi từng nói với báo The Times hồi năm 1994 rằng “Các khách sạn lớn, Helmsley và Trump đã gửi những người xấu đến tôi. Đáng lẽ thành phố nên cảm ơn tôi mới phải vì có công chăm sóc rất nhiều người nghèo và vô gia cư.” Thành phố New York không đồng ý với chuyện đó. Vào ngày 8/6/1994, Cảnh sát liên bang và thành phố xông vào Kenmore, bắt giữ 18 người và tịch thu khách sạn với lý do đó là một động ma túy lớn và công khai. Thế nhưng ông Trường và cả gia đình ông không bị buộc bất kỳ một tội nào. Ông ta đã tranh đấu để cố giữ khách sạn này nhưng không thành công !.......

Thursday, July 2, 2015

CHẮC MÁ TAO MỪNG LẮM...



Chiều trên đảo Galang. Nắng chưa tắt và hơi gió biển từ xa thổi vào lành lạnh, dường như có mùi muối mặn. Chúng tôi trong phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân, mỗi người mang một tâm trạng riêng nhưng cùng chung một tâm nguyện, âm thầm thắp nhang cắm trên các mộ bia hoang tàn. Nhiều mộ bia đã bị đập phá, gạch đá nằm lăn lóc, cỏ cháy vàng khô. Nhiều tấm bia đã phai mờ chữ khắc, nhiều tấm bia không có năm sinh, chỉ ghi ngày chết. Tất cả, tất cả đều im lặng, hoang vu, ngậm ngùi. Trên bục đá cao còn sót lại một cột cổng bằng xi-măng vào nghĩa trang, màu sơn trắng đã thành rong rêu loang lổ, ai đã sơn thêm ba sọc màu đen từ trên xuống dưới, thành lá cờ tang của Tổ Quốc, bơ vơ nơi xứ người. Trông thật ảm đạm, đìu hiu, tôi nghĩ đến những dòng nước mắt màu đen của Dân Tộc hôm qua và hôm nay. Tôi cúi đầu khấn nguyện, cắm nhang trên những nấm mộ vô danh, và tôi đang khóc trong lòng. Vì tuổi già leo dốc cao, và vì quá xúc động trước cảnh tượng điêu tàn hoang sơ này, tôi chợt cảm thấy mình ngộp thở, vội trao lại bó nhang đang bùng khói cho người bạn đồng hành trong đoàn, từ Mỹ qua. “Anh cắm nhang tiếp giùm tôi đi, tôi chóng mặt quá!”. Tôi đến ngồi bên cạnh một mộ bia đã bị đập vụn, nghĩ về thảm trạng của cả một trời quê hương, bên kia bờ biển Đông, và nghĩ đến những người đã chết bên này đại dương.

Dưới chân nghĩa trang, dọc theo con đường mòn, có một khu rừng. Một tấm bảng chỉ đường ghi bằng tiếng Anh : “Body Tree”. Trong lùm cây, có một cây đa già buông nhánh và rễ xuống tận đất. Có người nói đấy là cây bồ đề, và bảng chỉ đường “Body Tree” có nghĩa là khu cây bồ đề. Nhưng sự thật không phải như vậy. Dưới gốc cây có dựng ba kệ bàn thờ nhỏ có mái che như cái “trang” bằng gỗ sơn màu đỏ. Thuyền nhân trên đảo trước đây và dân làng địa phương gọi là “Miếu Ba Cô”. Vài anh em trong phái đoàn, đã từng sống trên đảo này, kể lại cho tôi nghe là có ba cô gái trên đường vượt biển đã bị hải tặc hãm hiếp, khi đến được trại tỵ nạn trên đảo đã quá tủi nhục và uất hận, ra treo cổ tự tử trên cành cây đa vào ban đêm. Trong ba người, có hai chị em ruột tuổi còn nhỏ. Đồng bào tỵ nạn trên đảo đã lập miếu thờ và dân làng địa phương cho đến nay vẫn còn gìn giữ nơi này, tin tưởng là chốn linh thiêng. Tôi nghĩ đến tấm bảng chỉ đường “Body Tree”, có lẽ là nơi “Cây treo xác người” chứ không có nghĩa là cây bồ đề. Tôi lặng người, đứng nhìn khu miếu hoang vu này, ngậm ngùi nghĩ đến thân phận của những người con gái Việt Nam, vào lứa tuổi con-em của tôi, đã theo gia đình vượt biển tìm Tự Do, để rồi phải chết trong cảnh oan khiên. Hương lạnh hoang tàn, cô đơn nghiệt ngã. Không biết thân nhân của những người con gái đau thương này, đã được định cư tại một nơi nào đó trên thế giới tự do, có bao giờ trở lại để thắp một nén nhang cầu nguyện ? Anh em trong Văn Khố Thuyền Nhân có ghi lại chi tiết về những cái chết tận cùng khổ nhục này của các cô gái Việt Nam, nhưng tôi chỉ viết lại cảm xúc của riêng tôi vể cảnh tượng. Tôi lại nhìn ra biển khơi và thấy hiện ra căn nhà nghỉ mát đồ sộ nguy nga của con gái tên thủ tướng việt cộng Nguyễn Tấn Dũng trên bờ biển Nha Trang mà tôi đã thấy hình đăng trên báo chí hải ngoại mới đây. Căn nhà nghỉ mát của “con gái siêu đại gia tư bản đỏ” này, ở Nha Trang,  và cái ‘Miếu ba Cô” hoang vu trên đảo Galang chiều nay, là nghịch cảnh có thực trong cõi đời này. Nghịch cảnh giữa những người con gái Việt Nam, đang sống và đã chết bên bờ biển Đông, trong hàng triệu nghịch cảnh giữa lòng Dân Tộc. Những người nào còn chút lương tâm, luôn cả nhân loại nếu còn lương tri, sẽ tự tìm ra câu trả lời vì sao ? Trong thời đại này, theo thời gian và theo vị kỷ của con người, có lẽ hai chữ “lương tâm” đang nằm im trên trang giấy trong tự điển.

Ngồi trên xe rời xa đảo trên đường về lại thị trấn quận hạt Batam, tôi nghĩ thêm được những câu kết trong bài trường thi “Hồn Ca Trên Biển Đông” mà tôi đang “viết” trong đầu về linh hồn những người đã chết với những nấm mô điêu tàn :


Hồn mãi còn đây, dù bia mộ hoang vu

Không tên tuổi – sá gì tên với tuổi !

Dù xác thân đã hòa chung cát bụi

Biển Đông còn - Hồn mãi sống thiên thu !

Năm 2005, Hà Nội đã làm áp lực với các chính phủ Mã Lai và Nam Dương để đập phá các tấm bia tưởng niệm Thuyền Nhân đã chết trên biển Đông, và bây giờ, năm 2009, khi chúng tôi đến đây, Hà Nội vẫn tiếp tục yêu cầu chính quyền Nam Dương đóng cửa các khu di tích, xóa bỏ tất cả dấu vết Thuyền Nhân trên các đảo ! Bạo lực và hận thù của một chế độ từ bên kia bờ đại dương đang vói tay qua sóng nước trùng khơi để hủy bỏ chứng tích tội ác của họ, trên những ngọn đồi xứ lạ, nghĩ rằng rồi đây nhân loại sẽ không còn thấy những di tích tang thương này của Dân Tộc Việt Nam. Rồi đây, những bia mộ hoang tàn còn sót lại này, rồi đây “Miếu Ba Cô” tịch liêu này, có còn không ? Tôi nhìn lên trời cao, gió chiều thổi đám mây trắng bay về cõi mênh mông vô định. Lòng tôi đang quấn khăn tang như màu mây trắng. Tôi nghĩ đến thân phận Dân Tộc của tôi, vong linh những thuyền nhân đã chết, và hình ảnh các cô gái Việt Nam treo cổ trên cành cây đa nơi xứ người ! Một trang sử màu đen loang lổ những vệt máu khô.

Chiều nơi khu Geylang. Sau những ngày làm việc tại Indonesia, chúng tôi đi phà từ đảo Pinang về lại Singapore để chờ máy bay “hồi hương” ! Không phải bị “cưỡng bức hồi hương” như một số thuyền nhân trên các đảo trước đây. Vì anh em chúng tôi trong phái đoàn phải tự túc mọi chi phí, và đây không phải là chuyến đi du lịch vui chơi, cho nên chúng tôi phải tìm nhà trọ tại một khu xa thành phố để tiết kiệm tối đa. Khu Geylang hổn tạp, xô bồ, đa số là dân lao động tứ xứ với đủ sắc dân, Tàu, Ấn Độ, Mã Lai, Nam Dương, luôn cả du khách ba-lô từ các nước phương Tây dồn về. Ban ngày dường như ai cũng ngái ngủ, quán xá phần đông đóng cửa, nhưng từ 3-4 giờ chiều cho đến sáng hôm sau thì tấp nập dòng người chen chân qua các khu phố. Bàn ghế ăn uống nhậu nhẹt đặt sát lề đường, không còn một chỗ ngồi. Các quán ăn rộn rịp, om sòm đủ mọi thứ tiếng. Xe cộ dập dìu, mạnh ai nấy băng qua đường, xe phải tránh người. Từ nhà trọ, tôi lang thang bách bộ đi qua các con hẻm để quan sát cảnh sống ban đêm nơi xứ người. Tại nhiều góc hẻm, dân chúng tụ tập quanh các bàn cờ bạc đủ loại, tài xiu, sóc dĩa, quay số... không thấy bóng một cảnh sát viên nào. Ở đâu tôi cũng thấy các cô gái phấn son, ăn mặc hở hang khiêu gợi nhưng có vẻ nghèo nàn. Toàn là gái trẻ, có nhiều cô chỉ vào lứa tuổi 14-15. Có cô đứng ngay bên lề đường để đón khách, có cô thì ngại ngùng nép mình bên vach tường phố, đưa tay nhẹ vẫy, với nụ cười chập chờn qua ánh đèn màu lòe loẹt. Mỗi lần tôi đi ngang các cô gái này, cô nào cũng bập bẹ nói tiếng Anh “You go – Me good!”. Linh cảm cho tôi biết đa số là những cô gái Việt Nam. Lòng tôi se thắt lại. Đây là khu ăn chơi bình dân, giang hồ tứ chiếng, và tôi chợt nhìn thấy nhiều thanh niên bụi đời đang đứng trong bóng tối rình rập, canh chừng các cô gái. Ma-cô đầu gấu. Thỉnh thoảng các cô lại đến thì thầm gì đó, móc túi đưa tiền cho các gã, hoặc đi theo khách vào các nhà trọ trong khu vực. Tại nơi chúng tôi tạm trú, tôi thấy có tấm bảng ghi $10 đô la Singapore 1 giờ thuê phòng. Các cô gái trẻ đi với khách đủ loại và mất hút vào cầu thang, có cô thản nhiên, có cô rụt rè. Đi qua chỗ mấy sạp bán trái cây, đặc biệt là sầu riêng thơm lừng, trước cửa một khu “disco” đèn chớp sáng, tôi thấy các cô gái ăn mặc rất khêu gợi và tôi cũng được mời “You go – Me good”. Tôi lắc đầu bước đi và thoáng nghe sau lưng mấy cô nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.

Bước vào một tiệm đổi và chuyển tiền để đổi một ít tiền Singapore (thường được gọi là đô la Sin) để đi ăn tối, tôi thấy hai cô gái đang đứng trước quày. Tôi sắp hàng đứng sau lưng. Hai cô cũng mặc quần ngắn, áo mỏng manh, tuổi nhỏ khoảng 16-17, son môi đỏ chói. Chợt tôi nghe một trong hai cô, sau khi chuyển xong tiền, buộc miệng nói tiếng Việt : “Kỳ này tao gửi về được 50 đô. Chắc má tao mừng lắm !”. Cô kia thở dài : “Tao chưa gom đủ tiền, cuối tháng mới gửi được về nhà”. Rồi cả hai bước ra cửa. Tôi vội đổi một ít tiền, chạy theo hai cô gái, vào một quán ăn bên đường. Tôi đến đứng bên cạnh bàn hai cô đang ngồi, định bắt chuyện thì một trong hai cô đã hỏi ngay : “You go – Me good” ! – Tôi ngồi xuống bàn và nói nhỏ : “Tôi là người Việt mà. Mời hai cô ăn uống gì với tôi cho vui”. Cả hai cô đều nhìn tôi ngạc nhiên rồi hỏi nhỏ, bằng tiếng Việt : “Bác ở đây hay là người nước ngoài tới chơi ? Bác “đi” không ? “Đi” một đứa hay cả hai cũng được, “xâu” luôn nha !”. Tôi mĩm cười : “Hai cô ăn uống gì không, tôi mời đó. Tôi ở xa mới tới đây, ngày mai đi rồi”. Tôi gọi ba tô mì và nước dừa tươi. Sau một vài phút thì thầm gợi chuyện, có lẽ thấy tôi là một “ông già” không có tình ý gì xấu, hai cô bắt đầu cởi mở hơn, gọi tôi bằng ông và tự xưng là cháu và vừa nói chuyện vừa nhìn quanh. Thông thường, các cô gái làm nghề này lâu năm thì trường đời đã dạy thêm chua ngoa, lừa lọc, phịa chuyện đau thương để làm động lòng khách, nhưng riêng với hai cô gái này, tôi nhận thấy vẫn còn chất đồng quê chân thật. Hơn nữa, tôi chỉ gợi chuyện hỏi về những điều không đi sâu vào đời sống riêng tư và đường dây chuyển người. Tôi được biết : - Hai cô gái này đều 18 tuổi, quê ở Vĩnh Long, sang đây được gần một tháng nay. Cuối tháng sẽ đi phà qua quận Batam ở Nam Dương rồi về lại Singapore, ở thêm mỗi lần như vậy được một tháng như là khách du lịch, nhưng chỉ tối đa được ba lần mà thôi. Tôi được biết thêm là tại khu vực này đa số đều là gái từ miền Nam qua, gọi là đi du lịch hoặc xin học nghề, có người bảo lãnh lo mọi thủ tục. Có luôn cả người đi theo canh chừng. Các cô lén chỉ cho tôi mấy gã thanh niên đang ngồi ăn ở góc quán. Không được ngồi chơi với khách, phải dẫn khách đi ngay vào nhà trọ thuê phòng, hoặc qua giờ hoặc qua đêm. Nếu ngồi nói chuyện lâu thì phải trả tiền như là “bao trọn”, với sự đồng ý của mấy gã “đầu gấu”, cũng toàn là người Việt, hoặc là phải “báo cáo” với má-mì. Phần đông các cô đều là gái miền quê, muốn đi tìm chồng ở Singapore hoặc được cam kết cho đi học nghề, nhưng thực ra là qua đây bị ép buộc phải “đi khách”. Trước khi đi phải đóng tiền thế chân khoảng 2.000 mỹ kim cho môi giới, và mỗi tháng phải đóng tại đây 700 tiền đô la Sin. Còn lại bao nhiêu thì được tiêu xài hoặc gửi về gia đình. Trung bình mỗi cô “làm” được khoảng 1000 đô Sin mỗi tháng nếu đắt khách, nhưng những cô lớn tuổi, từ 25 trở lên đều bị chê là già, không ai gọi đi. Càng trẻ càng có giá, tôi được biết thêm là có nhiều cô chỉ mới 15 tuổi cũng đi “học nghề” và được khách ở Singapore ưa chuộng “tuổi trẻ” lắm. Ở Singapore có một khu riêng chỉ toàn gái dưới 15 tuổi, cũng từ Việt Nam qua. Tôi im lặng ngồi nghe, rợn người, thỉnh thoảng gợi thêm chuyện để tìm hiểu. Các cô được đưa qua đây, 10 cô ở chung một phòng, ăn uống tự túc, ban ngày ngủ, ban đêm ra phố “làm việc”, có đầu gấu đi theo để thu tiền và bảo vệ. Gia đình ở quê nhà chỉ biết lo chạy tiền, vay nợ, để gửi con gái mình đi học nghề ở nước ngoài. Đang ngồi nói chuyện, có má-mì cũng người Việt đến bàn hỏi hai cô là tôi có “đi” không ? Tôi vội trả lời thay, là tôi chỉ ngồi ăn uống cho vui thôi. Má-mì giục hai cô ra xe taxi chờ sẵn vì có khách bao đi đêm, tôi phải trả 10 đô Sin cho buổi nói chuyện ngắn ngủi này, coi như là tiền “tiếp khách chay”.  Hai cô chào tôi rồi chạy ra xe, taxi lách qua dòng người mất hút vào đám đông.

Tôi thẩn thờ quay về nhà trọ, đi giữa đám đông xa lạ, chợt thấy mình lạc lõng bơ vơ. Tôi nghe nói là Singapore gần đây đã nới lỏng việc phục vụ khách du lịch về mọi phương diện, kể cả mại dâm trá hình, để tăng trưởng kinh tế và nhất là để đáp ứng nhu cầu cho dân số nam nhiều hơn nữ. Riêng về ma túy thì kiểm soát rất gắt gao, vẫn còn thực thi án tử hình. Ở Singapore hiện nay, tìm được một người vợ vừa ý và làm đám cưới là một điều ảo tưởng, đa số đàn ông không thể thực hiện được. Các cô gái Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu đó, qua nhiều đường dây môi giới. Lịch sử Dân Tộc chúng ta trước đây chưa bao giờ xảy ra hiện tượng buôn người ra nước ngoài như hiện nay.    

Tôi bước đi giữa dòng người nơi xứ lạ, tại một khu vực nghèo nàn, hổn tạp, mà lòng tôi xốn xang. Thương nước, thương cho các thế hệ tuổi trẻ cùng chung dòng máu phải tìm mọi cách qua xứ người để bán thân nuôi mình và gia đình, và luôn cả thương mình đang lưu vong. Hình ảnh căn nhà nghỉ mát nguy nga của cô con gái thủ tướng việt cộng tai bờ biển Nha Trang, hình ảnh “Miếu Ba Cô” trên đảo Galang, hình ảnh chiếc xe taxi chở hai cô gái Vĩnh Long bằng tuổi con-cháu tôi chạy vù trong bóng đêm tai khu Geylang, đi về đâu và sẽ bị dày vò trong vòng tay ai... đang âm thầm bước theo tôi, sẽ đồng hành cho đến cuối hành trình còn lại trong đời. Và câu nói của cô gái bán thân gửi về cho mẹ 50 đô la Sin “Chắc má tao mừng lắm”, mãi còn văng vẳng bên tai tôi. Dân Tộc tôi dưới chế độ cộng sản thực sự là một khổ nạn đến tận cùng !. Mong rằng hai chữ “lương tâm” của con người sẽ không còn nằm im trên trang giấy trong tự điển.

Võ Đại Tôn
Chiều Geylang, Singapore.                                                                   

Về Galang


Nghĩa Trang Galang là chứng tích của một giai đoạn lịch sử không thể xoá bỏ về một hành trình đi tìm tự do bằng mọi giá của cả triệu người Việt.
• Trùng Dương

Tôi đến Thái Lan tả tơi, ủ dột, eo xèo và bèo nhèo như một cái mền sakymen thấm nước. Vì không có thân nhân ở Hoa Kỳ, từ đây, tôi được đưa sang một trại tị nạn chuyển tiếp để chờ một hội thiện nguyện bảo trợ cho vào Mỹ.
Thế là tôi bắt đầu cuộc đời ly hương của mình bằng những ngày mưa đầu mùa ở Galang, một hòn đảo nhỏ bé, thuộc Nam Dương.
Những chiều mưa đầu mùa bao giờ cũng buồn. Những chiều mưa đầu mùa nơi đất lạ thì buồn muốn chết! Tôi cứ ngồi bó gối, nhìn những giọt nước trong veo (nương nương) chạy theo mái láng mà nhớ nhà muốn khóc.
Có hôm tạnh ráo, đi lang thang quanh đảo mãi cho đến lúc gần xẫm tối, tôi lạc vào một khu đất trống. Thoáng nghe tiếng muỗi vo ve, tôi nhìn xuống chân và hốt hoảng nhận ra là mình đang dẵm chân trên những nấm mồ của những người đã qua đời tại trại.
Giữa buổi chiều tà vắng lặng, trên một hải đảo hoang vu, cách quê nhà cả một đại dương xanh thẫm, đứng trên những nấm đất “xè xè” – mọc đầy cỏ dại, vương vãi mấy chân nhang đã bạc phếch mầu – tôi bỗng cảm được hết sự lạnh lẽo, thê lương, và ảm đạm của cái cảnh “vùi thây nơi đất khách quê người.” Cùng lúc, tôi cũng hiểu ngay tại sao trên những ban thờ nho nhỏ – ở quê nhà – thường luôn có khói hương ấm áp, và ngọn đèn dầu hột vịt (tù mù) cho đỡ phần quạnh quẽ.


Photo: Nghĩa Trang Galang. Bên phải là trụ xi măng trạm hình cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH, buộc phải sơn lại trắng đen bởi áp lực của nhà đương cuộc Hà Nội. Ảnh: N.C.B
Tôi rời Galang vào một buổi sáng cuối năm 1980 và trở lại ba mươi bốn năm sau, vào một chiều cuối năm 2014. Nghĩa trang của trại là nơi tôi cùng người bạn đồng hành (anh N.C.B) đến viếng đầu tiên. Nhìn những mộ phần khang trang, ngăn nắp, vôi quét trắng tươi, cỏ dọn sạch sẽ, nằm gọn gàng ngay ngắn – giữa biển trời bao la – tôi mới chợt nhận ra rằng mình là một kẻ (sống) rất vô tình.
Tôi đã hăm hở và hối hả rời bỏ Galang, để lại không biết bao nhiêu là nấm mồ hoang lạnh của những đồng bào và đồng cảnh mà chưa bao giờ nhìn lại (dù chỉ một lần) cho mãi đến khi tóc đã đổi màu.
May mắn là không phải mọi kẻ tị nạn nào đều bạc bẽo như nhau, và không ít người sống rất có tình; nhờ vậy, hôm nay tôi mới có “lối” để về thăm chốn cũ.
Tôi rất thích bản nhạc Nha Trang Ngày Về (... ngồi đâу tôi lắng nghe... Ƭôi như là con ốc, bơ νơ nằm trên cát. Chui sâu vào thân xác lưu đầy...) dù không được quen biết bất cứ ai ở miền “thùy dương cát trắng.” Tôi cũng không có mối tình nào ở Galang, dù có viết mấy câu thơ, viết “dùm” cho những cô gái bị người tình phụ (mà dân ở đảo gọi là Galang tình xù) nhưng không còn nhớ được toàn bài:

Xa anh trời vào hạ
Thái Lan mưa đầu mùa
Bây giờ là cuối hạ
Nam Dương trời đang mưa
Galang đời cũng đẹp
Người ta thường có đôi
Riêng mình em thì trót
Yêu anh rồi nên thôi
Em rất thường ra biển
Nhìn về phương trời xa
Cali anh có nhớ
Biển đêm nào, Songkhla
Đường em đi trước mặt
Chắc là Galang II
Thêm vài năm lận đận
Ai mà chờ được ai
Thư anh ngày một chậm
Nét chữ càng thêm to
Giấy trắng thừa ra mãi
Làm sao em không lo
Hay là thôi anh nhé
Làm bận lòng nhau chi
Biết đâu đời lại đẹp
Khi đường ai nấy đi

Lần lượt, trước sau, những chàng trai cùng những cô gái ở tuổi đôi mươi (thưở ấy) đều đã “đi” định cư ở một quốc gia thứ ba nào đó. Và (chắc) cũng chả có mấy ai, mấy khi, ngoái về chốn cũ?
Galang, chiều nay, quanh tôi không một bóng người – ngoài vài bầy khỉ nhỏ, và năm bẩy chú hưu sao (đứng ngơ ngác nhìn khách lạ) trong một khu đất rộng, gần nơi trưng bầy mấy con tầu đã đưa đám thuyền nhân đến hải đảo này.
Ảnh: N.C.B


Galang hoang vu, và hoang tàn quá. Tôi bước vào một ngôi chùa, không có ai ráo trọi. Nhà thờ cũng vậy. Trống trơn. Tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm được che bởi một tấm bạt lớn phiá trên (ý hẳn để cho ngài đỡ giãi dầu mưa nắng) nhưng e cũng chả có tác dụng chi nhiều vì sự khắc nghiệt và khốc liệt của nắng mưa, nơi vùng nhiệt đới.



Ảnh: N.C.B
Cạnh đó là bức tượng thánh Giuse đã rớt mất một bàn tay, ngó mà ái ngại. 



Ảnh: N.C.B
Trong tấm biển chỉ dẫn (cũng đã rơi xuống đất từ lâu) ngay ở cổng vào có ghi hàng chữ “Cao Dai Pagoda” nhưng chúng tôi tìm mãi vẫn không thấy Thánh Thất nơi nào cả.

 Ảnh: N.C.B
Cho đến khi bước chân vào gian nhà dùng làm Bảo Tàng Viện Thuyền Nhân thì tôi mới thấy Galang vẫn còn chút ... hơi thở nhẹ, nhờ tiếng nhạc nho nhỏ phát ra tự bên trong. Cái gì chớ nhạc Việt thì tôi rành sáu câu, nhất là nhạc sến, vậy mà tôi hoàn toàn không biết bài hát (lạ hoắc) này. Tôi chỉ “cảm” được là nó rất sến (sến hết biết luôn) nhưng vẫn thấy vui thích với cái ý nghĩ là mình – một thằng vô cùng bạc bẽo – vẫn được Galang mở rộng vòng tay (đón nhận) khi trở lại.
Thái độ rất thân thiện tử tế của nhân viên an ninh, cũng như sự chỉ dẫn vui vẻ và tận tình của người trông coi những di vật còn lại của thuyền nhân cũng khiến tôi vô cùng cảm động, dù chúng tôi có bị trở ngại (ít nhiều) vì bất đồng ngôn ngữ. Tôi và anh bạn hăng hái ký tên vào sổ lưu niệm, và sốt sắn hiến tặng hết cả số tiền mà chúng tôi có sẵn trong người.
Lúc trở ra, tôi thật hân hoan khi thấy hai chiếc xe du lịch (cùng với du khách) nối đuôi nhau vào trại – dù trời đã ngả chiều. Phải vậy chớ. Không lẽ cả một trung tâm du lịch mà có mình (ên) tụi tui thì coi sao được.


Tình trạng thưa vắng du khách ở Galang chắc đã bắt đầu từ nhiều năm trước. Nhật báo Jakarta Post, số ra ngày 01 tháng 8 năm 2009, có bài viết (“Vietnamese Refugee Camp Still Open’) đề cập đến yêu sách đóng cửa trại tỵ nạn (Galang) của nhà đương cuộc Hà Nội.
Bài báo này dẫn lời bà Nada Faza Soraya – Chánh Sự Vụ Phòng Thương Mại Của Nam Dương – nói rằng khu trại rất quan trọng đối với hướng dẫn viên du lịch, và họ không hề có ý muốn khai thác quá khứ đen tối của chính phủ Việt Nam. (“There was no intention of exploiting the gloomy past of Vietnamese gorvernment”).
Cùng thời điểm này, từ Galang, phóng viên Hồng Nga của BBC cũng có bài tường thuật (nghe được vào ngày 5 tháng 8 năm 2009) về sự việc này:
“Hai thập niên hiện diện của người Việt tại đây khiến thông tin trại có thể sẽ đóng cửa vĩnh viễn, ngừng đón người tới thăm khiến người dân địa phương ngỡ ngàng.”
“Lý do chính là từ khi ngừng hoạt động, trại tỵ nạn Galang cũ đã trở thành một địa chỉ du lịch khá phổ biến, mang lại thu nhập cho người bản địa.”
“Dư luận địa phương bày tỏ bất bình, trong khi có cáo buộc chính phủ Việt Nam đã gây áp lực với Jakarta để làm công việc này.”
Đồng thời, đại diện tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, ông Trần Đông cũng đã lên tiếng chỉ trích việc “âm thầm xóa bỏ dấu vết tội ác, hủy hoại di tích lịch sử và nhân đạo thế giới tập đoàn đảng trị và tay sai Bắc Kinh tại Hà Nội.”
Nhân đây, cũng xin được nói thêm đôi điều về cơ quan thiện nguyện Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (Archives of Vietnamese Boat People – AVBP) qua lời của nhà văn Trùng Dương, sau chuyến đi thăm Galang của chị, vào năm 2012:


“Hội AVBP, Web site tại http://www.vnbp.org/, được thành lập từ năm 2004, nhằm tìm kiếm và trùng tu các mộ phần thuyền nhân, không phân biệt có tên hay vô danh, ở rải rác các nơi trong vùng Đông Nam Á, đồng thời ghi dấu lại các di tích thuyền nhân để các thế hệ sau biết mà tìm đến vì chính quyền Cộng Sản Việt Nam cố tình muốn xoá bỏ những di tích lịch sử này, để đồng thời bạch hoá tội lỗi của chế độ ngu muội hà khắc đã là nguyên do đẩy cả triệu người Việt ra biển đi tìm một đời sống có tự do và nhân phẩm, với từ 200,000 tới nửa triệu con người bị chết trên đường đi tìm một đồi sống có nhân phẩm. Sự hy sinh này và phần mộ của những người còn may mắn có được nấm mồ chính là những chứng tích của một giai đọan lịch sử cần được duy trì và bảo vệ.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Thanh Quang (RFA) nghe được vào hôm 17 tháng 10 năm 2013, ông Trần Đông – Giám Đốc AVBP – cho biết thêm chi tiết:
Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng tới cuối năm 2015 sẽ hoàn tất công trình mộ phần thuyền nhân Việt Nam tại tất cả những nơi vừa nói. Hiện giờ chúng tôi đang xúc tiến ráo riết tổ chức gây quỹ trong năm 2014 song song với việc trùng tu mộ thuyền nhân trong 2014 và 2015. Chúng tôi rất hy vọng được sự đóng góp giúp đỡ của tất cả đồng hương khắp nơi trong đợt gây quỹ lần cuối cùng vào năm 2014 và có thể có những cuộc gây quỹ nhỏ nữa trong năm 2015 để hoàn tất công tác trùng tu tất mộ thuyền nhân trong vùng Đông Nam Á vào cuối năm 2015.”
Photo: Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam
Tôi không hy vọng là Galang, trong tương lai gần, có thể trở thành một công viên du lịch hấp dẫn hay một khu di tích lịch sử – như nhiều người mong đợi vì điều này tùy thuộc hoàn toàn vào thái độ của chính quyền địa phương, và ngoài tầm tay của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Tuy nhiên, tôi tin chắc là VKTNVN “sẽ hoàn tất công tác trùng tu 2500 mộ thuyền nhân rải rác khắp vùng Đông Nam Á vào cuối năm 2015” – dù biết rằng đây chả phải là chuyện dễ dàng chi, và rất cần sự góp sức của mọi người.
Đó là việc tối thiểu mà chúng ta có thể làm được, và bắt buộc phải làm. Những người cầm quyền hiện nay ở VN không mong gì hơn là chúng ta thất bại trong việc duy trì và bảo tồn “lịch sử thuyền nhân.”
Nếu không có cái “lịch sử” bi tráng này và “những chứng tích của một giai đọan lịch sử cần được duy trì và bảo vệ” thì cộng đồng thuyền nhân (hôm nay) và con cháu của họ (sau này) nào có khác gì một đám người trôi sông lạc chợ.

 S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến

9/11: Do Thái là thủ phạm – Kỳ I

 
9/11: Do Thái là thủ phạm – Kỳ I
** Nội dung chính của tài liệu nầy lấy từ Information Underground forum, tháng 5/2009, với tựa đề "Israel did 9/11 - All the proof in the world". Đây chỉ là một trong số vài phiên bản khác nhau về đề tài nầy. – Đỉnh Sóng
  
Khi một biến cố xảy ra làm thay đổi triệt để động năng của địa chính trị toàn cầu, có một câu hỏi trên tất cả những câu hỏi khác mà câu trả lời hầu như chắc chắn sẽ nêu đích danh các thủ phạm. Câu hỏi là "Cui bono" (Ai được lợi?) Nếu những kẻ bị lên án đồng thời được xem là có cả động cơ lẫn phương tiện thì ở Hoa Kỳ người ta nói chắc chắn những kẻ đó là thủ phạm. Và biến cố 9/11 cũng thế. Những phiên bản chính thức về biến cố 9/11 hiển nhiên là vô lý, vì, cho đến nay, chỉ có hai tổ chức trên toàn thế giới có được kỹ năng, phương tiện, quyền truy cập và bảo vệ chính trị cần thiết để vừa thực hiện vụ 9/11 vừa tiến hành bao che. Hai tổ chức đó là những Cơ Quan Tình Báo – CIA của Hoa Kỳ và Mossad của Israel - cơ quan nầy được xem là có những động cơ thôi thúc nhất. Những động cơ nầy ăn khớp tuyệt vời với nghị trình của nhóm thảo thuyết bảo thủ PNAC (Project for the New American Century), với nhu cầu công khai đặt ra là phải có "một biến cố thảm khốc, và xúc tác – như một tân Trân Châu Cảng" đẻ động viên dư luận cho những cuộc chiến tranh đã hoạch định, với hệ quả là tiêu diệt những kẻ thù của Do Thái.
Ai kiểm soát Tòa Tháp Đôi
Bước thứ nhất để chuẩn bị cho những vụ tấn công 9/11 là nắm quyền kiểm soát Trung Tâm World Trade Center(WTC )Điều nầy là then chốt vì không nắm được quyền kiểm soát toàn bộ thì việc gài những chất nổ để đánh sập toà nhà sẽ gần như bất khả thi vì rủi ro bị phát hiện rất lớn.
Bốn tay đầu sỏ trong hệ thống Do Thái
Larry Silverstein – Silverstein là một thương gia Mỹ gốc Do Thái ở New York. Vào ngày 24/7/2001, Silverstein có được một hợp đồng thuê toàn bộ WTC    99 năm. Hai tòa tháp thực sự gần như chẳng đáng giá gì vì tràn ngập những amiăng, nhưng Larry "cảm thấy rất muốn có được chúng." Silverstein thường ăn điểm tâm ở nhà hàng Windows on the World (lầu 107, North Tower) mỗi sáng, nhưng y vắng mặt ở buổi điểm tâm đó vào buổi sáng 11 tháng 9. Hai người con của Silverstein – cùng làm việc trong Tòa Tháp Đôi – cũng quyết định nghỉ việc hôm đó. Silverstein được hảng bảo hiểm trả hơn $4.5 tỉ do tòa nhà bị phá hủy. Silverstein rất thân tình với Rupert Murdoch, một tay trùm truyền thông gốc Do Thái, với Ariel Sharon, cựu tổng thống Do Thái, cũng như với Thủ Tướng Do Thái PM Benjamin Netanyahu. Silverstein thân thiết với Netanyahu đến độ, theo tờ báo Do Thái Haaretz, y thường nói chuyện với ông ta qua điện thoại mỗi chủ nhật.
Frank Lowy – Lowy, một người Do Thái sinh ở Tiệp Khắc, là chủ nhân của Westfield America, một trong những tổ hợp trung tâm thương mại lớn nhất thế giới. Lowy đã thuê khu thương mại trung tâm (Mall) ở WTC ,chiếm khoảng 427,000 feet vuông diện tích bán lẻ của lầu. Lowy cũng là bạn bè thân thiết với những viên chức cao cấp Do Thái như Ehud Olmert, Ariel Sharon, Bibi Netanyahu, và Ehud Barak. Frank Lowy không có mặt tại Tòa Tháp Đôi ngày 9/11.
Lewis Eisenberg – Eisenberg là giám đốc của Port Authority of New York và đã chấp thuận hợp đồng thuê phố cho Silverstein và Lowy. Eisenberg là một người cống hiến tiền quan trọng cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Bush-Cheney, cũng như là một đối tác trong ngân hàng Do Thái Goldman-Sachs. Eisenberg từng là một thành viên của Hội Đồng Planning Board của nhóm áp lực chính phủ thân Do Thái mệnh danh là United Jewish Appeal/United Jewish Federation.
Ronald Lauder – Trùm tỉ phú mỹ phẩm Estée Lauder là chủ tịch ủy ban tư hữu hóa của Thống Đốc New York George Pataki. Y là nhân vật then chốt đứng ra vận động hành lang để tư hữu hóa WTC    – và y cũng đóng vai trò then chốt trong việc tư hữu hóa căn cứ không quân Stewart Air Force Base. Lạ thay, đường bay của phi vụ 175 và 11 lại trực tiếp gặp nhau trên phi trường nầy. Lauder hoạt động tích cực trong nhiều tổ chức Do Thái và đã thành lập một trung tâm cho cơ quan tình báo Mossad ở Herzliya, Do Thái, mang tên Lauder School of Government Diplomacy and Strategy. Lauder được nghi là tay đầu sỏ trong kế hoạch 9/11.
An ninh của World Trade Center trong tay Do Thái
  
Yếu tố kiểm soát then chốt thứ nhì là an ninh cho WTC . Yếu tố nầy cần có để cho phép truy cập vào những khu vực chiến lược của trung tâm để đặt chất nổ trong giai đoạn trước khi xảy ra các cuộc tấn công. Hợp đồng điều hành an ninh tại WTC    được giao cho Kroll Associates sau vụ đánh bom năm 1993. Kroll còn có biệt hiệu là "Wallstreet's CIA". Hợp đồng nầy do cơ quan Port Authority của New York chấp thuận, và Kroll Associatesđược trả $2.5 triệu để tăng cường lại hệ thống an ninh cho WTC. Chủ nhân của Kroll Associates là hai tay Do Thái tên là Jules & Jeremy Kroll. Quản đốc của Kroll Associates    lúc bấy giờ là Jerome Hauer, và tay nầy cũng được chọn để điều hành cơ quan Office of Emergency Management (OEM) của Thị Trưởng Guiliani từ 1996 đến 2000. Y là nhân vật chủ chốt đã vận động để cơ quan nầy được đặt để trong    WTC    Building 7 của Silverstein (tòa nhà thứ ba sẽ bị đánh sập trong vụ 9/11). Jerome Hauer cũng là người Do Thái và là một tayZionist sừng sỏ. Rose Muscatine Hauer, mẹ của Hauer, là chủ tịch danh dự của phong trào Lập Quốc Israel, một trong những tổ chức Zionist trung tâm dính líu trong việc thành lập và hỗ trợ Nhà Nước Israel. Chính Jerome Hauer là người đã khuyến cáo Tòa Bạch Ốc xử dụng "CIPRO," một loại kháng sinh chống Anthrax – một tuần lễ trước vụ tấn công Anthrax qua bưu điện. Hauer là một "chuyên viên" về khủng bố sinh học (Bio-Terrorism), nhưng phản ứng của y trong vụ tấn công Anthrax qua bưu điện lại chậm chạp, và y lợi dụng thời cơ để nhắc đi nhắc lại điệp khúc "Osama Bin Laden."
  
Ai giết John O'Neil?
John O'Neil, một cựu đặc vụ FBI, trước kia tình cờ lại được giao nhiệm vụ điều tra Bin Laden, và nay được Jerome Hauer thuê làm giám đốc an ninh tại WTC. Quả là ngoạn mục khi O’Neil lại bị giết ngay trong ngày làm việc đầu tiên của ông tại    WTC    – 9/11. Điều quan trọng cần ghi nhớ là O’Neil đã nghĩ việc ở FBI sau khi cuộc điều tra của ông về vụ tấn công khu trục hạm U.S.S. Cole bị Đại Sứ Mỹ gốc Do Thái ở Yemen là Barbara Bodine cản trở và phá hoại. Lý do là vì vụ tấn công đó có thể không do Al Qaeda thực hiện. Khu trục hạm nầy bị hỏa tiễn Do Thái bắn để chuyển hướng dư luận chống lại người Ả Rập (Al Qaeda), cũng như để trả đũa đảng Dân Chủ đã không xem trọng những đe dọa khủng bố. Kết qua là một George Bush Jr. được phóng lên tổng thống kịp lúc cho vụ 9/11. Tất cả kịch bản nầy được chôn vùi trong khối hỏa mù quan liêu phức tạp.
  
An ninh phi trường trong tay Do Thái
Yếu tố kiểm soát thứ ba cần được thiết lập là yếu tố an ninh tại tất cả những phi trường từ đó những phi vụ không tặc sẽ xuất phát. Công tác rà soát hành khách cần phải được đảm trách bởi những nhân viên được điều khiển để cho phép một số người hay vật dụng nào đó (như vũ khí, chẳng hạn) được lên máy bay. Công ty phụ trách an ninh phi trường  tại ba phi trường xảy ra những vụ mệnh danh là không tặc là Huntsleigh USA, một chi nhánh của ICTS International và do Ezra Harel và Menachem Atzmon làm chủ - cả hai đều là Do Thái. Công ty nầy được điều hành bởi những "chuyên viên" trong lãnh vực an ninh và tình báo – nghĩa là tình báo Do Thái. Đa số nhân viên đều thuộc phong trào Lập Quốc Do Thái (Zionism). Thật khó tin khi công ty an ninh nầy – vốn phụ trách an ninh tại cả hai phi trường Boston Logan và Newark – lại "lơ là" đến nỗi cho phép 19 người Ả Rập lên 4 phi cơ khác nhau với những dụng cụ rạch thùng, gậy, và thậm chí một cây súng nữa.
Menachem Atzmon, nguyên thủ quỹ của đảng Likud trong thập niên 80, đã dính dáng trong một tai tiếng chính trị Do Thái, cùng với Ehud Olmert và những đảng viên Likud khác. Y bị kết án gian lận, giả mạo giấy tờ, và vi phạm luật Party Funding Law.
Công ty ICTS International cũng phụ trách an ninh phi trường khi tên mang bom trong giày (shoe bomber) Richard Reid lên một phi cơ với cái được nói là một quả bom trong giày. Nếu Reid thực sự là một tên khủng bố thay vì một con mòng của Mossad, thì lý ra ICTS đã không để hắn lên máy bay. Một điểm nữa cho thấy sự đồng lõa của ICTS: một vài tiếng trước khi Dự Luật Patriot Act được bỏ phiếu thành luật, nó được sửa đổi để giúp những công ty ngoại quốc phụ trách an ninh trong vụ 9/11 được miễn tố. Điều nầy ngăn chặn những tòa án Hoa Kỳ không được đòi hỏi ICTS    ra làm chứng hay trao những băng ghi hình an ninh từ các phi trường.
Umar Farouk Abdulmutallab (được mệnh danh là "Underwear Bomber")  là một người Đạo Hồi ở Nigeria và được nói là một tên khủng bố đã toan châm ngòi những chất nổ giấu trong quần lót khi đang trên chuyến bayNorthwest Airlines Flight 253 từ Amsterdam đến Detroit, Michigan, vào ngày Giáng Sinh 25/12/2009. Abdulmutallab đã lên phi cơ đến Mỹ từ phi trường Schiphol Airport ở Amsterdam. Kurt Haskell, một luật sư ở Michigan, cũng đáp cùng chuyến bay đó và nhớ đã nhìn thấy Abdulmutallab và một người đàn ông trông giống người Ấn Độ ăn mặc bảnh bao đã giúp Abdulmutallab lên máy bay. Haskell nói rằng Abdulmutallab đã lên máy bay mà không có thông hành. An ninh tại phi trường Schiphol Airport cũng do công ty Do Thái ICTSInternational đảm trách.
  
Biết trước
Vào tháng 10/2000, khoảng 11 tháng trước khi xảy ra vụ 9/11, một sỹ quan Phòng Không Do Thái về hưu và một cựu chiến binh của trận Yom Kippur War (1973), đi thu thập những cành thường xuân Anh (English Ivy Cuttings) tại nghĩa trang Gomel Chesed Cemetery ở McClellan và 245 Mount Olive Avenue, gần ranh giới thành phố Elizabeth và Newark, New Jersey. Gomel Chesed Cemetery là một nghĩa trang Do Thái. Câu chuyện giữa họ và một người thứ ba đến từ một chiếc xe Lincoln đã có người nghe lỏm được:
- "The Americans will learn what it is to live with terrorists after the planes hit the twins in September." (Người Mỹ sẽ biết thế nào là sồng với bọn khủng bố sau khi những máy bay đánh vào tháp đôi vào tháng Chín).
- "Don’t worry, we have people in high places and no matter who gets elected, they will take care of everything." (Đừng lo, chúng ta có những người trên chóp bu và bất luận ái đắc cử đi nữa thì họ cũng sẽ lo hết mọi chuyện).
Người nghe được câu chuyện trên đã thuật lại cho FBI nhiều lần chỉ để bị làm ngơ mỗi lần như thế.
  
Các công dân Do Thái được báo trước
Odigo, một công ty instant messaging (hội thoại trực tuyến) của Do Thái, thú nhận rằng, hai tiếng trước khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào WTC, hai nhân viên của họ đã nhận được những cảnh báo về một vụ tấn công sắp xảy ra. Cảnh báo nầy đã không được chuyển đến các cơ quan hữu trách. Odigo có một qui định trong những dịch vụ của họ cho phép chuyển tiếp những nội dung hội thoại qua một hệ tìm dựa trên quốc tịch. Nếu hai người Do Thái nào đó được cảnh báo thì có thể hai người nầy đã chuyển tiếp cảnh báo đó đến những người Do Thái khác. Có thể là như thế nếu xét rằng, trong số 4000 người Do Thái được nghĩ đã làm việc trong hay chung quanh    WTC    và Pentagon, chỉ có 5 (năm) người chết – 5/4000 người Do Thái. Theo thống kê, nếu không được cảnh báo, thì khoảng 10% có thể đã chết (nghĩa là 400/4000). Nhưng chỉ có 5 người Do Thái chết và 2 trong số 5 người đó đang bay trên những chuyến bay được nói là bị không tặc! Như thể chỉ có 3 người Do Thái chết tại chính trung tâm WTC    vào ngày 9/11 – một con số thống kê đầy ngạc nhiên! Con số đó chỉ áp dụng cho những người dân Do Thái (Israeli nationals), chứ không phải những người Mỹ gốc Do Thái (American Jews) – số người nầy chết khá nhiều tại WTC    trong vụ 9/11. Odigo có những văn phòng tại New York, và ở Herzliya, thuộc Israel. Herzliya cũng là địa bàn của những tổng hành dinh Mossad.
  
Những cảnh báo khác
   Vào ngày Sep 10, 2001, chi nhánh Tokyo của Goldman Sachs cảnh báo những nhân viên Mỹ của họ nên lánh xa những buildings Mỹ. ZIM, một công ty Do Thái, đã di tản khỏi văn phòng của họ (10,000 square feet) trên tháp North WTC    một tuần trước biến cố 9/11, bỏ ngang hợp đồng thuê phố. 49% của công ty nầy do chính phủ Israel sở hữu. Hợp đồng thuê phố đến cuối năm 2001 mới mãn, và công ty nầy phải chịu phạt $50,000 vì chấm dứt sớm.
Sau nầy, Michael Dick, một nhân viên FBI, người bấy giờ đang điều tra việc gián điệp của Israel trước và sau vụ 9/11 và theo dõi những động thái đáng nghi ngờ, đã bị Michael Chertoff cách chức – tay nầy bấy giờ là giám đốc cơ quan hành sự Bộ Tư Pháp, và là một tay hỗ trợ đắc lực cho chủ nghĩa Zionism (Lập Quốc Do Thái). Theo nguồn tin của một nhân viên chìm CIA từng làm việc bên cạnh Dick, những "dọn nhà Do Thái (Israeli movers)" đã đưa chất nổ vào khi ZIM di tản ra. Như thế chỉ còn một công ty Do Thái trong WTC    làClearforest với 19 nhân viên vào ngày 9/11, nhưng thực sự chỉ có 5 nhân viên có mặt trong tòa nhà hôm đó và tất cả 5 người nầy đều thoát được cả.
  
Những móc nối của cơ quan tình báo Mossad
Năm 2001, một trung tâm nghiên cứu ưu tú của Quân Đội Hoa Kỳ đã thiết kế một kế hoạch nhằm thực thi một hòa ước quan trọng giữa DoThái – Palestine, một kế hoạch đòi hỏi khoảng 20,000 binh sỹ được trang bị tối tân đồn trú khắp Israel và nhà nước Palestine mới thành lập. Người ta tiên liệu những biến cố trong năm đầu tiên của hoạt động bảo vệ hòa ước, và nhìn thấy những hiểm họa đối với những binh sỹ Hoa Kỳ đến từ cả hai bên. Khi nói về Mossad, cơ quan tình báo Do Thái, các sỹ quan Quân Đội Hoa Kỳ nhận xét: "Wildcard. Ruthless and cunning. Has capability to target U.S. forces and make it look like a Palestinian/Arab act." (Khó lường. Tàn nhẫn và xảo quyệt. Có khả năng nhắm vào lực lượng Hoa Kỳ và xem đó như là một hành động Palestine/Ả Rập). Điều ngạc nhiên là nhận xét trên được tường thuật lại trên tờ Washington Post vào ngày September 10, 2001.
  
Gián điệp Do Thái quanh vụ 9/11
Trước vụ 9/11 không bao lâu, hơn 140 người Do Thái đã bị bắt vì bị tình nghi gián điệp. Một số trong bọn họ đóng vai những sinh viên nghệ thuật. Những nghi can nầy nhắm vào và thâm nhập những căn cứ quân sự, DEA, FBI, Secret Service, ATF, U.S. Customs, IRS, INS, EPA, Interior Dept., U.S. Marshal’s Service, US Attorneys Offices, những văn phòng bí mật của chính phủ, những tư gia không niêm yết của các viên chức công lực và tình báo. Hầu hết những nghi can đều phục vụ trong ngành tình báo quân sự Do Thái, trong những đơn vị chặn sóng thám sát điện tử    hay những đơn vị cài đặt chất nổ. Hàng chục tên Do Thái bị bắt  trong những quày (kiosks) của các trung tâm thương mại Hoa Kỳ giả bán đồ chơi để làm bình phong cho các hoạt động gián điệp. 60 nghi can bị bắt đã làm việc cho công ty Do Thái AMDOCS chuyên cung cấp hầu hết những dịch vụ điện thoại qua hổ trợ thư mục (directory assistance calls) và hầu hết những hồ sơ gọi (call records) và dịch vụ hóa đơn cho Hoa Kỳ thông qua những hợp đồng được ký với 25 công ty điện thoại lớn nhất Hoa Kỳ. Tất cả những tên mệnh danh là không tặc 9/11 đều có căn cước giả. Trong một cuộc hành quân hỗn hợp FBI-CIA nhắm vào tên không tặc đầu sỏ Mohammad Atta ở căn cứ Fort Lee, NJ, năm 2001, cuộc hành quân nầy bị những nhân viên Do Thái chụp hình và do đó đã thất bại. Những tên Do Thái nầy được xem như đã tìm cách bao che những toán không tặc tương lai.
Sau vụ 9/11, hơn 60 tên Do Thái đã bị bắt dựa trên Đạo Luật Patriot anti-Terrorism Act hay vì vi phạm nhập cảnh. Một số trong bọn họ là lính hiện dịch Do Thái. Một số bị hỏng trắc nghiệm nói dối khi bị thẩm vấn về những hoạt động thám sát chống Hoa Kỳ. Một số được xác định đã gián điệp chống người Ả Rập. Trong số 90 tên Do Thái bị bắt có một nhóm năm tên, nay được nhiều người biết đến như là những "dancing Israelis," bị nhận điện tại nhiều địa điểm đang quay phim và reo mừng những cuộc tấn công. Những tên nầy bị cảnh sát New York bắt. Những nhân viên cảnh sát và FBI bắt đầu nghi ngờ khi họ tìm thấy những bản đồ của thành phố với một số địa điểm được tô nổi, những dao rạch thùng (những thứ mà các tay không tặc được nói đã xử dụng), $47,000 tiền mặt độn trong một bít tất, và những thông hành ngoại quốc. Cảnh sát cũng nói với một tờ báo địa phương ở New Jersey, những con chó đánh hơi bom đã được đưa đến chiếc xe van    và chúng phản ứng giống như đánh hơi được chất nổ. Về sau, FBI xác định rằng ít nhất hai trong số 5 tên Do Thái nêu trên là những nhân viên của Mossad.    Năm tên đó là Sivan, Paul Kurzberg, Yaron Schmuel, Oded Ellner, và Omer Marmari.
  
Xe bom trực chỉ cầu George Washington Bridge
Tờ Jerusalem Post về sau tường thuật rằng một xe van trắng bị chặn lại khi nó đến gần cầu George Washington Bridge, nhưng quốc tịch của những nghi can không được tiết lộ. Nội dung bản tường thuật: "Các cơ quan an ninh Hoa Kỳ trong đêm đã chặn một xe bom trên cầu George Washington Bridge. Chiếc xe van, có chứa thuốc nổ, bị chặn lại trước đầu cầu. Nhà chức trách tình nghi bọn khủng bố dự định cho nổ đoạn giao thông giữa New Jersey và New YorkĐoạn băng truyền tin của cảnh sát cho thấy rằng hai nghi can trong chiếc xe bắt đầu bỏ chạy khi xe bị chặn lại và ngay sau đó bị bắt với một số chống cự nào đó. Một trong những biến cố lạ lùng hơn của ngày đến dưới hình thức một chiếc xe van trắng bí ẩn đậu cách WTC    vài lốc đường, trên đường 6th và King Street, có một bích họa (mural) bên hông vẽ hình một chiếc phản lực đâm vào tòa tháp đôi và nổ tung. Tất cả những chiếc xe van trắng (white vans) đều thuộc về công ty "Urban Moving Systems" do Dominic Suter làm giám đốc, một điệp viên Do Thái; tên nầy lập tức bay trở lại Israel sau vụ tấn công. Hai cựu viên chức CIA xác nhận rằng công ty Do Thái nầy là một bình phong cho Mossad. Hai viên chức nầy ghi nhận rằng những xe dọn nhà là một một bình phong tình báo thông thường. Những tên Do Thái bị câu lưu 71 ngày trước khi được Michael Chertoff lặng lẽ phóng thích – tay nầy là một thành viên của phong trào lập quốc Do Thái và là giám đốc cơ quan hành sự thuộc Bộ Tư Pháp thời đó.
  
Tình báo Do Thái và P-Tech, công ty nhu liệu Do Thái
Những hệ thống nhu liệu P-Tech là cửa hậu đột nhập máy tính. Hầu hết những hệ thống vi tính nào có thể liên quan đến quyết định cho cất cánh những phản lực cơ chiến đấu  vào ngày 9/11        đều xử dụng nhu liệu P-Tech. Danh sách khách hàng của P-Tech bao gồm FAA (Cơ Quan Quản Trị Hàng Không Liên Bang), N.A.T.O (Tổ chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương), United States Armed Forces (Quân Đội Mỹ), Congress (Quốc Hội HK), Dept. Of Energy (Bô Năng Lượng), Dept. of Justice (Bô Tư Pháp), FBI (Cơ Quan Điều Tra Liên Bang), Customs (Thuế Quan), the IRS (Sở Thuế), the Secret Service (Sở Mật Vụ), và ngay cả Tòa Bạch Ốc.
Michael S. Goff, một Zionist, là quản đốc tiếp thị của P-Tech và cũng đã làm việc cho công ty cơ sở dữ liệu Do Thái, Guardium (Amit Yoran làm giám đốc). Công ty nầy nhận tài trợ của Cedar Fund, Veritas Venture Partners,  StageOne, tất cả đều là những công cụ tài trợ cho    Mossad. Do đó, với P-Tech, những gì người Mỹ có, khi cần, cũng chỉ là một điệp viên Mossad mang quốc tịch Mỹ (American "sayan") – tức Michael S. Goff, với những nhân viên Mossad cung cấp thông tin và chỉ huy trong khi y làm việc với những "đối tác" Hồi Giáo người Leban của y ở P-Tech.
Tại sao một luật sư Mỹ trẻ đang làm việc cho một xí nghiệp luật danh tiếng (Sedar & Chandler) tại tỉnh nhà của y bỗng nhiên bỏ nghề luật để làm việc cho một công ty nhu liệu    tầm thường mới ra nghề do một người Leban và một người Saudi sở hữu và tài trợ? Gia đình của Goff là một gia đình khả kính và tiếng tăm ở Worcester, Mass. Y có vị thế vững vàng tại một xí nghiệp luật danh tiếng sau khi ra trường luật. Với Goff, nhu liệu P-Tech –được cấy khuẩn trapdoors (cửa hậu) and Trojan Horses (ngựa gỗ) – được bán ra và tải lên hầu hết những hệ thống vi tính nhạy cảm. Cùng những hệ thống đó, nhưng vào ngày 9/11/2011, chúng đã thất bại thê thảm    hay hoạt động hữu hiệu là tùy theo quan điểm của bạn.
  
Tập đoàn nhu liệu vi tính MITRE
MITRE là một tổ chức hợp đồng quốc phòng đứng đầu là cựu Giám Đốc Trung Ương Tình Báo James Schlesinger. Người ta nói Schlesinger là một tín đồ Luther sùng đạo, nhưng biên dạng Wikipedia cho thấy bố mẹ của y là người Nga/Áo gốc Do Thái và do đó chắc chắn y là một ZionistP-Tech, cùng với    tập đoànMITRE, đã chiếm tầng trệt của FAA trong hai năm trước vụ 9/11. Công việc đặc biệt của họ là tìm hiểu những vấn đề tương tác giữa FAA, NORAD và Không Quân HK trong trường hợp khẩn cấp.
  
Phi cơ điều khiển tự động
Phi cơ đầu tiên đâm vào WTC    (North Tower) và đánh trúng phòng máy điện toán của công ty Marsh & McClennan vừa mới thuê Kroll Associates để phụ trách về an ninh. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những phi cơ đâm vào WTC    đều được điều khiển chính xác bằng remote control. Mặc dù nghe có vẻ như khoa học giả tưởng, kỹ thuật remote control cho phi cơ đã có từ nhiều thập niên. Tập đoàn SPC Corporation đã cung ứng hệ thống flight termination system (Chấm dứt phi vụ bằng remote control) và hệ thống command transmitter system (hẹ thống điều khiển viễn liên), một kỹ thuật cho phép phi cơ được điều khiển viễn liên trong trường hợp phi công mất khả năng hay phi cơ bị không tặc. Rabbi Dov Zakheim, một công dân Mỹ gốc Do Thái, là giám đốc của công ty Systems Planning Corporation và là Thứ Trưởng Quốc Phòng được bổ nhiệm từ 2001 đến 2004 dưới thời George W. Bush. Zakheim là người chịu trách nhiệm về sự biến mất của $2.6 TRILLION khỏi những sổ sách của Pentagon. Câu chuyện nầy bị chôn vùi dưới đống gạch vụn của vụ 9/11. Đặc khu của Pentagon bị "đánh trúng" hay "nổ tung" có chứa thông tin ngân sách của nhiều năm, cũng như những nhân viên kế toán, lưu trữ hồ sơ – nhiều người trong số họ đã chết trong vụ 9/11. Vào tháng 5/2001, khi Zakheim phục vụ tại Pentagon, chính Tridata Corporation, một chi nhành của công ty SPS của y, giám sát cuộc điều tra về đợt tấn công "khủng bố" đầu tiên vào WTC trong năm 1993. Cơ hội nầy có lẽ đã giúp họ hiểu biết cặn kẻ những hệ thống an ninh và những thiết kế của WTC. Theo trang web SPC, một khách hàng mới nhất thời đó là căn cứ không quân Eglin AFB    ở Florida. Eglin rất gần với một căn cứ không quân khác ở Florida – tức căn cứMacDill AFB, nơi mà Dov Zakheim đã hợp đồng để gởi ít nhất 32 chiếc Boeing 767, như một phần của hợp đồng thuê mướn phi cơ giữa hảng Boeing và Pentagon. Căn cứ trên quyền được truy cập vào những phi cơBoeing, những hệ thống điều khiển viễn liên, và những quan điểm công khai của y trong tài liệu PNAC, rất có thể y thực sự là một khuôn mặt chủ chốt trong những vụ tấn công 9/11.
  
Quân Đội Hoa Kỳ biết Israel đã làm chuyện đó
Theo Dr. Alan Sabrosky, cựu Giám Đốc Nghiên Cứu tại Đại Học Chiến Tranh của Quân Đội HK, "Với tư cách một phân tính gia chiến lược, tôi tuyệt đối tin rằng vụ 9/11, từ đâu đến cuối, là một hoạt động cổ điển do Mossad đạo diễn. Nhưng Mossad không hành động một mình…" Ông nói tiếp,    "Bin Laden phủ nhận trách nhiệm, do đó nói rằng, mặc dù y cám ơn Allah vì những cuộc tấn công đã xảy ra, nhưng y không làm chuyện đó, nhưng Hoa Kỳ đòi hỏi Afghanistan do Taliban cai trị phải giao nạp y cho Hoa Kỳ. Taliban trả lời rất hợp lý: ‘Hãy cho chúng tôi bằng chứng và chúng tôi sẽ giải giao ông ta cho các ông.’ Nhưng HK phớt lờ và tấn công. Tại sao? Tại vì họ không có bằng chứng thuyết phục, và sẽ không bao giờ có – ngay cả vào đêm trước cái chết công khai của Bin Laden năm 2011, FBI cũng không đề cập gì đến 9/11 trên bố cáo ‘Most Wanted’ liên quan đến y trên Internet."
  

WikiSpooks: 9/11: Israel did it
9/11: Do Thái là thủ phạm - II

** Nội dung chính của tài liệu nầy lấy từ Information Underground forum, tháng 5/2009, với tựa đề "Israel did 9/11 - All the proof in the world". Đây chỉ là một trong số vài phiên bản khác nhau về đề tài nầy. – Đỉnh Sóng
Quân Đội Hoa Kỳ biết Israel đã làm chuyện đó
Dr. Alan Sabrosky, cựu Giám Đốc Nghiên Cứu tại Đại Học Chiến Tranh của Quân Đội Hoa Kỳ (HK), đặt vấn đề không những đối với âm mưu bao che vụ 9/11 mà còn đi xa hơn thế. Cũng như nhiều người khác, ông cho thấy, về mặt vật lý, vụ tấn công khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên, ông thuộc số ít ỏi những người đã đưa ra một kết luận mà nhiều người cho là hiển nhiên nhưng ít ai có can đảm nhìn nhận: không thể tiến hành vụ 9/11 mà không có những tài nguyên đầy đủ của cả CIA lẫn Mossad; và vụ 9/11 đã phục vụ quyền lợi cốt lõi của cả hai cơ quan nầy. Sabrosky cũng đặt vấn đề liên quan đến bao che truyền thông đối với vụ 9/11: Chúng ta hãy nhìn kỹ tại sao truyền thông chính dòng lại chú ý đến cái phòng quần áo của Sarah Palin thay vì phải phanh phui những trò lừa dối trắng trợn, những mâu thuẫn và bất nhất trong hành xử của chính phủ Mỹ đối với vụ 9/11 và những hậu quả của nó.
  
Chủ nghĩa Zionism (Lập Quốc Do Thái) và sự phản bội
  
Điểm hiển nhiên không phải là 60,000 người Mỹ đã chết hay bị thương trong một cuộc chiến khởi động do sự phản bội hay cái thế giới mà cuộc chiến đó đe dọa tiêu diệt. Người Mỹ đã quay  lưng trước những thực tại hiển nhiên nầy tương tự như họ đã quay lưng với Việt Nam. Sabrosky gởi lời cảnh cáo dưới đây đến Israel và những người Mỹ gốc Do Thái đang hỗ trợ họ, những người mà ông xem như là những kẻ phản bội:
"Nếu những người Mỹ nầy và những ai giống họ nhận thức đầy đủ mức độ đau khổ của họ ra sao - và đau khổ mà chúng ta đã giáng xuống người khác ra sao – khi những đau khổ đó được đặt để trên ngưỡng cửa của Israel và những người hỗ trợ Israel ở HK, thì họ sẽ quét sạch hết những tay làm chính trị, báo chí cũng như bọn bồi bút mà những trò nói dối và bất trung đã đưa đến cảnh nầy và che đậy nó với họ. Rất có thể họ sẽ rời bỏ Israel bấy giờ chẳng khác nào Carthage sau khi bị La Mã tiêu diệt. Đó sẽ là sai lầm lớn của chính Israel."
Chúng ta có bao giờ tự hỏi tại sao những điều Sabrosky nói ra ít có người nghe? Phải chăng HK đang trong một cuộc đấu súng trong đó kẻ thù lớn nhất của họ lại ở phía sau lưng, giết hại dân của họ, cướp bóc họ trắng trợn?
  
BAO CHE
  
Điều tra 9/11 trong tay Do Thái
Ngay sau những vụ tấn công 9/11, hệ thống Zionist lũng đoạn một cách bài bản ở hậu trường để thui chột bất kỳ cuộc điều tra hợp pháp nào có thể cho thấy những gì đã thực sự xảy ra hôm đó. Mục tiêu của họ là kiểm soát bất kỳ và tất cả những góc cạnh của cái mệnh danh là điều tra để họ có thể nhanh chóng bao che bất kỳ và tất cả bằng chứng nào cho thấy sự dính líu của Do Thái.
  
Tất cả những thẩm phán bổ nhiệm đều là người Do Thái
Alvin K. Hellerstein – Một thẩm phán của U.S. District Court thuộc Southern District, New York, và đã từng dính líu trong một số ca liên quan đến những khuôn mặt lớn trong vụ 9/11, kể cả ca chính liên quan đến ba hảng hàng không, những công ty phụ trách an ninh phi trường ICTS International NV  Pinkerton, các sở hữu chủ của World Trade Center (WTC),  Boeing Co., công ty sản xuất máy bay. Hellerstein là một thành viên Zionisttrung kiên và một công dân Israel có những móc nối vơi Mafia Do Thái từ  năm 1965. Vợ của Hellerstein là một cựu viên chức cao cấp và hiện là thủ quỹ của AMIT. Theo trang web của tổ chức nầy, "Được thành lập năm 1925, AMIT là cơ quan hỗ trợ hàng đầu thế giới cho giáo dục và những dịch vụ xã hội dành cho trẻ em và thanh niên Do Thái, bồi dưỡng và giáo dục trẻ em Do Thái trở thành những thành viên hữu ích, đóng góp cho xã hội." (Như sẽ thi hành những âm mưu qui mô hơn 9/11?)
Michael B. Mukasey – Thẩm phán Do Thái chính thống nầy giám định cuộc tranh tụng giữa Larry Silverstein và các công ty bảo hiểm sau vụ 9/11.    Silverstein được bồi thường $4.5 tỉ. Mukasey đã ngăn chặn mọi điều tra qui mô về trương hợp năm tên Dancing Israelis bị bắt vì dính líu đến vụ 9/11. Y đã đóng một vai trò trong việc phóng thích chúng. Sau nầy y được Tổng Thống Bush bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Tư Pháp.
Michael Chertoff    - Giám Đốc Cơ Quan Hành Sự của Bộ Tư Pháp lúc xảy ra vụ 9/11. Y chủ yếu theo đuổi chủ trương KHÔNG điều tra vụ 9/11. Y đã để cho hàng trăm gián điệp Do Thái bị bắt trước biến cố 9/11 trở về lại Israel. Y cũng là một thẩm phán trong vụ tấn công đầu tiên vào WTC năm 1993. Người ta nói Chertoff mang quốc tịch đôi Mỹ/Do Thái. Gia đình y là một trong những gia đình lập quốc Israel và mẹ y là một trong số những nhân viên đầu tiên của Mossad, cơ quan tình báo của Israel.
Kenneth Feinberg – Người đứng ra thành lập quỹ bồi thường nạn nhân ($7 tỉ). Quỹ nầy được một đảng Zionistkiểm soát và đã thuyết phục được 97% những gia đình nạn nhân nhận tiền với điều kiện bãi bỏ yêu cầu điều tra luật định về vụ 9/11.
Sheila Birnbaum – Một tay Zionist chủ chốt khác thuộc xí nghiệp luật Skaddan,    dính líu trong âm mưu bao che vụ 9/11. Birnbaum được chỉ định là "'special mediator (trọng tài đặc biệt)" cho những đơn kiện của 3% những gia định quyết định không để bị mua chuộc  bằng tiền. Từ đó không thấy có kết quả nào đáng kể xảy ra cho những đơn kiện nói trên.
Benjamin Chertoff – (Anh em họ với Michael Chertoff). Ben đã viết một bài trên tờ Popular Mechanics, tuyên bố sẽ "vạch trần những thuyết âm mưu về 9/11." Ngụy luận khôi hài của y làm mất giá trị đáng kể cho bài viết mặc dù nó vẫn được trích dẫn rộng rãi bởi những người bênh vực "official narrative (phiên bản chính thức)."
Stephen Cauffman – Lãnh đạo những cuộc điều tra của Viện National Institute of Standards and Technology(NIST) về xây cất và hỏa hoạn của WTC, những điều tra chung qui chỉ đưa đến một bao che có hệ thống việc sụp đổ building số 7 của WTC. Luận điểm của NIST vẫn là: hỏa hoạn, cùng với những thiệt hại nhẹ do các mảnh gây ra, đã làm sập building số 7.
  
9/11 Commission (Ủy Ban 9/11) bị Do Thái kiểm soát
Philip Zelikow (Quốc tịch kép Mỹ/Do Thái) là giám đốc điều hành của 9/11 Commission. Zelikow được xem như là kẻ gác cổng của ủy ban nói trên và chức giám đốc điều hành (executive director) được xem là chức năng quyền thế nhất của ủy ban đó. Tay Do Thái Zionist nầy trách nhiệm tạo dựng phiên bản hư cấu được trình bày như là 9/11 Commission Report – phiên bản chính thức. Bản báo cáo chứa đựng không biết bao nhiêu điểm bất bình thường rõ rệt, mâu thuẫn, thiếu sót, và giả tạo trắng trợn.
Ban đầu Henry Kissinger   được bổ nhiệm vào chức nầy nhưng đã từ chức vì bị phản đối dữ dội. Đó là cơ hội giúp tay điệp viên Zionist Zelikow nắm quyền. Zelikow có nhiều xung đột quyền lợi rõ ràng khiến y không thể nói sự thực với người dân HK về những vụ tấn công 9/11. Zelikow là một tay trong của chính quyền Bush, từng có mặt trong toán chuyển tiếp đầu năm 2000. Từ năm 1989 đến 1991, y làm việc với Condoleezza Rice trong Hội Đồng An  Ninh Quốc Gia (National Security Council) cho chính quyền Bush. Từ năm 1996 đến 1998, Zelikow là giám đốc của Aspen Strategy Group, trong đó có Condoleezza Rice, Dick Cheney và Paul Wolfowitz như là những đồng sự của y. Sau khi George W. Bush nhậm chức, Zelikow được bổ nhiệm vào một chức vụ trong Hội Đồng Tư Vấn Tình Báo Hải Ngoại của Tổng Thống (PFIAB). Chức vụ giám đốc điều hành của Zelikow trong Ủy Ban 9/11 biến y thành "kẻ gác cổng (Gatekeeper)," có quyền định đoạt vấn đề nào được phép hay không được phép điều tra. Y cũng bí mật tiếp xúc vơi một trong những cô vấn thân cận của Bush - Karl Rove – xuyên suốt quá trình thai nghén bản báo cáo.
  
Tang vật hiện trường bị nhanh chóng lấy đi và phá hủy
Hai công ty Metals Management  SIMS group của Alan D. Ratner đã nhanh chóng dọn hết những sắt thép/mảnh vụ    của WTC và chở đến những lò đúc Á Châu. Alan Ratner là người Do Thái. Y đã bán hơn 50,000 tấn thép tang vật hiện trường cho một công ty Trung Quốc với giá $120/tấn. Y không những thủ tiêu bằng chứng từ một trong những hiện trường tội phạm lớn nhất trong lịch sử, mà còn thu được một món lợi béo bỡ khi làm thế.
  
Những nhân vật Do Thái trong vụ 9/11
Cần ghi nhận rằng những tay Do Thái thuộc phong trào Lập Quốc Do Thái (Zionism) có mặt rất đông đảo trong chính quyền Bush. Một nhóm chủng tộc thiểu số chỉ có 2% dân số HK lại có đến 42 người trong những chức vụ chóp bu trong nội các của Bush. Những con số đó minh họa rõ nét qui mô kiểm soát của người Do Thái trên chính phủ HK trong thời điểm 9/11. Vụ 9/11 không thể xảy ra nếu không có sự dính líu của những nhân vậtZionist chủ chốt dưới đây:
Giáo sỹ Dov Zakheim – Đồng tác giả của tài liệu PNAC (Project for the New American Century) nói về tái thiết quốc phòng HK với chủ trương cần phải có một vụ Trân Châu Cảng tương tự để động viên HK. Phục vụ tại Ngũ Giác Đài với chức vụ kiểm soát viên từ tháng 5/2001 đến tháng 3/2004. Hai khoảng tiền lớn do y giám sát đã biên mất khỏi Ngũ Giác Đài. Lúc đầu, $2.3 trillion ($2,300 tỉ) được Donald Rumsfeld báo cáo đã biến mất (September 10, 2001) và về sau Zakheim không thể giải thích sự biến mất của một ngàn tỉ khác nữa. Zakheim cũng đã cho bán thêm những máy bay F-15  F-16 cho Israel với giá chỉ bằng một phần giá thực sự của chúng.
Michael Chertoff – Phụ tá bộ trưởng tư pháp đặc trách cơ quan hành sự Bộ Tư Pháp, sau nầy là Giám Đốc An Ninh Quốc Gia (Homeland Security). Vợ y, Meryll Chertoff, là một giám đốc vùng của ADL (Anti-Defamation League), một tổ chức cực đoan Do Thái từng tai tiếng về gián điệp.
Richard Perle – Chủ tịch Hội Đồng Chính Sách Quốc Phòng của Ngũ Giác Đài. Y bị đuổi khỏi văn phòng của TNS Henry Jackson trong thập niên 1970 sau khi Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA) bắt quả tang y chuyển giao những tài liệu mật cho Israel.
Paul Wolfowitz – Thứ Trưởng Quốc Phòng và là thành viên của Hội Đồng Chính Sách Quốc Phòng của Ngũ Giác Đài.
Douglas Feith (Quốc tịch kép Mỹ/Do Thái) – Giám đốc chương trình tái thiết Iraq. Cùng với Wolfowitz, Feith thực sự làm việc trong Nội Các Chiến Tranh (War Department) khi vụ 9/11 xảy ra. Y bị sa thải khỏi Hội Đồng An Ninh Quốc Gia năm 1976 vì bị nghi ngờ chuyển giao những tài liệu bí mật cho Israel. Douglas Feith đã thành lập "Office of Special Plans" ngay sau vụ 9/11, nguồn gốc của tất cả những tin tức tình báo ngụy tạo nhằm tố cáo Iraq phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và có những quan hệ với Al Qaida.
Eliot Abrams – Cố vấn then chốt của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council). Liên kết với các nhóm thảo thuyết tội phạm Zionist thân Do Thái: AEI, PNAC, CSP,  JINSA. Quan hệ mật thiết với những tay Zionist đầu nậu khác như Perle, Feith, Wolfowtiz, và Bill Kristol. Bí buộc tội nói dối trước Quốc Hội trong vụ Iran-Contra nhưng về sau được Bush khoan hồng.
Marc Grossman (Quốc tịch kép Mỹ/Do Thái) – Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách chính sách chính trị lúc xảy ra vụ 9/1. Y từng tiếp xúc với Tướng Mahmoud Ahmad, Giám đốc Cơ Quan Tình Báo Pakistan(Pakistan’s ISI).
Ari Fleischer (Quốc tịch kép Mỹ/Do Thái) — Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc cho Bush khi vụ 9/11 xả ra; có quan hệ với nhóm cực đoan mang tên Chabad Lubavitch Hasidics. Chính y đã trình bày với báo chí những nói láo về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq.
  
Những tay viết diễn văn cho Bush thổi phồng số thương vong Do Thái
Vào ngày Sept 20, 2001, trong bài diễn văn đọc tước lưỡng viện Quốc Hội theo sau vụ 9/11, Bush đã thổi phồng con số thương vong của người Do Thái trong vụ tấn công từ 5 lên 130.
Ai viết diễn văn cho Bush?
David Frum: Tay Zionist nầy là người viết diễn văn cho Bush vào lúc đó và là người chịu trách nhiệm thổi phồng số người Do Thái chết lên 26 lần so với con số thực sự. Tại sao y làm điều nầy? Vì y là một tay Zionistvà cố gặt hái cảm tình đối với Israel và phóng Israel lên như một "đồng minh vĩ đại"    của HK và nay là những "đồng đội" trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Y cũng là đồng tác giả với tay Zionist Richard Perle nhan đề "An End To Evil: How To Win The War On Terror." Y ủng hộ cuộc xâm lăng phi pháp và gian trá vào Iraq và kêu gọi thay đổi chế độ ở Iran và Syria.
  
Mohammed Atta trực tiếp cho thấy tội ác của Do Thái
Chưa được một tuần trước vụ 9/11, một số không tặc khờ khạo, kể cả  Atta, leo lên một tàu sòng bài Sun Cruz Casino Boat ở Florida. Không ai hiểu tại sao, và chuyện nầy chẳng bao giờ được điều tra.
Jack Abramoff: chủ nhân của những tàu sòng bài nói trên và là một tay Do Thái Zionist đã tiếp đãi những tên khờ Ả Rập đó trên du thuyền của y. Abramoff là một tay trong của chính quyền Bush đã từng có mặt trong Toán Cố Vấn Chuyển Tiếp (Transition Advisory Team) chỉ định cho Bộ Nội Vụ vào năm 2001. Abramoff là một tay vận động hành lang có tiền án và là một khuôn mặt trọng tâm trong nhiều vụ tai tiếng chính trị, gian lận, và những trò lừa đảo khác.    Y hiện bị tù 5 năm về tội gian lận, đồng lõa, và trốn thuế. Y cũng biết trước cuộc chiến Iraq do đám Zionist đạo diễn.
Một cuốn băng video tử đạo được thực hiện trước khi xảy ra vụ 9/11 cho thấy Mohammed Atta ở bên cạnh Ziad Jarrah, một tay bù nhìn Mossad người Leman có người anh em họ Ali Al Jarrah được khám phá mới đây là một điệp viên cho Israel trong 25 năm. (Ngay cả Adam Yahiye Gadahn, được mệnh danh là phát ngôn viên của Al Qaida,  hóa ra là một tay Do Thái Zionist có tên thật là Adam Pearlman ở California. Ông nội của Adam, Carl Pearlman, là một bác sỹ nổi tiếng và nằm trong Ban Giám Đốc của Anti-Defamation League, một tổ chức cực đoan Do Thái).
  
Ai toan phá hoại Tòa Nhà Quốc Hội Mexico?
Theo tường thuật của La Vox De Atzlan, hai người đàn ông giả dạng người chụp hình - nhưng thực sự là những nhân viên Mossad của Do Thái - đã bị bắt bên trong trụ sở quốc hội Mexico ngày 10/10/2001 có mang theo súng 9 mm, 9 quả lựu đạn, chất nổ, ba ngòi nổ, và 58 viên đạn, nhưng được thả vì áp lực của Sứ Quán Israel. La Vox De Atzlan nhận định: "Chúng tôi tin rằng hai tên khủng bố Zionist sẽ phá sập trụ sở quốc hội Mexico. Giai đoạn thứ nhi là động viên cả báo chí Mexico lầm báo chí HK qui trách Osama bin Laden. Rất có thể lúc đó Mexico cũng sẽ tuyên chiến với Afghanistan, đưa binh sỹ và tất cả xăng dầu có thể có để chống lại bọn khủng bố Hồi Giáo."
Những tên khủng bố bị bắt là Salvador Guersson Smecke (Đại tá hồi hưu Israeli), 34 tuổi, và Saur Ben Zvi, 27 tuổi. Những tên nầy được phóng thích sau một cuộc họp khẩn cấp cao giữa Bộ Trưởng Ngoại Giao Mexico Jorge Gutman, Tướng Macedo de la Concha, và một đại diện ngoại giao của Ariel Sharon bay sang Mexico City vì mục đích nầy.
  
Nhận định của một số nhân vật tầm vóc
  
Cựu Tổng Thống Ý Francesco Cossiga – Ông là người phát hiện "chiến dịch đội lốt" nầy, và đã nói với tờ báo lâu đời nhất và nhiều độc giả nhất của Ý rằng vụ tấn công khủng bố 9-11 là một cuộc tấn công đội lốt doMossad và CIA điều hành, và đây là chuyện dễ hiểu giữa những cơ quan tình báo thế giới. Đây là đại để phát biểu của Cossiga với tờ Corriere della Sera:
"Nay tất cả những chính giới dân chủ ở Hoa Kỳ và Âu Châu, đặc biệt những giới thuộc cánh trung tả của Ý đều biết vụ tấn công tai họa đó được hoạch định và thi hành bởi CIA của Mỹ và Mossad của Israel với sự giúp đỡ của thế giới Zionist, nhằm qui trách cho những quốc gia Ả Rập và để thuyết phục những cường quốc Tây Phương can thiệp vào Iraq và Afghanistan."
Cựu Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Pakistan – Trong một cuộc phỏng vấn chỉ vài tuần lễ sau vụ 9/11, Hamid Gul - Cựu Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Pakistan (ISI) từ 1987-1989 – nói với Arnaud de Borchgrave của hảng thông tấn United Press International rằng ông ta tin Mossad, chứ không phải al-Qaeda là thủ phạm của vụ tấn công, và cho rằng, "nếu Hoa Kỳ có bằng chứng nào đối với Al Qaeda, thì họ nên trình ra cho một tòa án quốc tế. Ông tuyên bố: "Hoa Kỳ bỏ ra $40 tỉ mỗi năm cho 11 cơ quan tình báo của họ. Đó là $400 tỉ trong 10 năm. Tuy nhiên chính quyền Bush nói họ bị đánh bất ngờ. Tôi không tin điều đó. Trong vòng 10 phút sau khi tháp thứ nhì của World Trade Center bị đánh trúng, CNN liền nói Osama bin Laden đã làm chuyện đó. Đó là một lối thông tin xuyên tạc do những thủ phạm thực sự hoạch định. Nó tạo ra ngay một định kiến và khích động dư luận quần chúng, ngăn chặn cả những người thông minh cũng không thể suy nghĩ cho chính mình được."
Dưới đây là một vài trích đoạn từ cuộc điều trần Vancouver Hearing on 9/11 của Susan Lindauer.
(…) "Tôi đệ trình bản tự khai có tuyên thệ nầy như bằng chứng về những hành động tội ác của Tổng Thống George Bush, Phó Tổng Thống Richard Cheney, Bộ Trưởng Tư Pháp John Ashcroft, Bộ Trưởng Tư Pháp Alberto Gonzales, Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia  Condoleeza Rice… Nó sẽ chứng minh rằng những viên chức đó đã đánh trống thổi kèn cho một cuộc chiến chống Iraq như một hệ quả khả thể của cuộc tấn công (9/11), kích thích động lực và thời cơ cho một toán tình báo độc lập đặt những chất nổ khắp Toà Tháp Đôi để tối ưu hóa những thiệt hại và bảo đảm kết quả."
(I submit this sworn affidavit as evidence of criminal actions by President George Bush, Vice President Richard Cheney, Attorney General John Ashcroft, Attorney General Alberto Gonzales; Secretary of Defense Donald Rumsfeld and National Security Adviser, Condoleeza Rice… It will prove that those officials hyped a War with Iraq as a probable outcome of the attack, exciting motive and opportunity for an orphan intelligence team to lay explosives through the Towers to maximize damage and guarantee the outcome.)
(…) Tôi, Susan Lindauer, xin tuyên thệ rằng tôi lần đầu được biết về Âm mưu 9/11 qua đơn vị trưởng CIA của tôi, Dr. Richard Fuisz, vào trung tuần tháng Tư 2001…Những đe dọa đó bắt nguồn từ những cấp cao nhất trong chính phủ, trên Giám Đốc CIA và Ngoại Trưởng…Đó chỉ có nghĩa là Tổng Thống George Bush, Phó Tổng Thống Richard Cheney hay Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld… Văn phòng Tổng Thống và CIA biết rõ âm mưu. CIA thiếu "tình báo động cơ" để chặn đứng cuộc tấn công, nhưng chính âm mưu đó đã được họ biết.
  
Còn tiếp