Hoàng Hạc Lâu ngày nay tại Vũ Hán
Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu ra đời tại thành Vũ Xương vào thế kỷ 8, thời thịnh Ðường, với tám câu:
“Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tĩnh xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tĩnh xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”Ngày xưa lầu Hoàng Hạc đẹp như thế nào thì ngày nay khó mà có ai có thể hình dung ra được, nhưng “Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu”
thì quả là một hình ảnh thật đẹp. Ðẹp đến nỗi mà dù đã trải qua hơn
1250 năm rồi mà Hoàng Hạc lâu vẫn là một hình ảnh thần tiên dịu ngọt kèm
theo một nỗi buồn man mác trong lòng những người đọc thơ của Thôi Hiệu,
nhất là đọc qua bài thơ dịch tuyệt vời của nhà thơ núi Tản sông Ðà
Nguyễn Khắc Hiếu.
“Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh, cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh, cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Con
sông dài Trường Giang là con sông dài nhất (6,300 km) của Trung Hoa.
Nguồn sông phát xuất từ cao nguyên Thanh Tạng, chảy qua các bình nguyên
Tứ Xuyên, xuyên qua hẻm vực Tam Giáp rồi chảy vào bình nguyên Giang Hán.
Cũng tại nơi đây, một chi lưu sông Hán Thủy từ hướng Bắc cũng tuôn chảy
nhập vào con sông lớn Trường Giang tạo thành ngã ba sông Trường Giang –
Hán Thủy.
Đây
chính là khu vực địa danh lịch sử nổi tiếng của hơn ngàn năm trước của
Trung Hoa như Hạ Khẩu, Hán Dương, Di Lăng… (những ai đã từng thích thú
với bộ truyện Tam Quốc Chí đều nghe biết đến các địa danh trên). Ðây
cũng chính là khúc sông đã cho người đời sau những điểm di tích, những
câu chuyện thần tiên và các sự tích lưu truyền mà người dân Trung Hoa
(và ngay cả những quốc gia nào bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa) cũng đều
biết đến. Nào là Ðộng Ðình Hồ, trận thủy chiến Xích Bích nổi tiếng thời
Tam Quốc của Chu Du – Khổng Minh – Tào Tháo, Lầu Hoàng Hạc, Nhạc Dương
Lầu, câu chuyện tri âm tri kỷ… có ai mà không nghe đến.
Một
trong những điểm văn hóa nổi bật ở ngã ba sông này, phải nói đến Lầu
Hoàng Hạc. Thử tìm hiểu đôi chút về “thân thế” của Hoàng Hạc Lâu như thế
nào! Thời cuối Ðông Hán thế kỷ thứ 3, vua nhà Ðông Hán nhu nhược bị các
lộng thần chèn ép. Tào Tháo lợi dụng danh nghĩa phò vua Hán chiếm giữ
phía Bắc (sau là Tào Ngụy), Lưu Bị xưng là tôn thất nhà Hán, lập ra nhà
Thục Hán chiếm giữ miền Tây Nam. Tôn Quyền lui về Giang Ðông lập ra
Ðông Ngô, xưng đế hiệu Ngô Hoàng Vũ.
Thế
Tam Quốc phân chia từ đó, thành Kinh Châu thuộc về Ðông Ngô nhưng
“được” Lưu Bị mượn và giao cho Quan Vân Trường (Quan Vũ). Vì ỷ y và
khinh thường quân tướng Ðông Ngô nên Quan Vũ thiệt mạng và để mất Kinh
Châu về tay Ðông Ngô. Năm 223, Tôn Quyền ra lệnh xây thành Giang Hạ (Hạ
Khẩu) bên ngã ba sông Trường Giang và Hán Thủy để đóng quân. Trong cái
thế Tam Quốc thời đó, Hạ Khẩu là một thành trì chiến lược rất quan trọng
vì cả ba nước Ngụy – Thục Hán – Đông Ngô đều cho rằng phe nào chiếm
được Hạ Khẩu thì phe đó sẽ chiến thắng cuộc chiến.
Nhằm
để theo dõi binh tình, Tôn Quyền cho xây trên góc một ngọn đồi nhỏ cạnh
sông Trường Giang một tháp quan sát bên phía tây nam của thành Giang Hạ
để theo dõi binh tình. Ðứng trên tháp, người ta có thể quan sát được
thuyền bè di chuyển trên sông Hán Thủy và phía Tây của Trường Giang.
Tháp quan sát này được đặt tên là Hoàng Hạc Lâu. Cho đến ngày nay, không
ai hiểu vì sao tháp lại có tên là Hoàng Hạc Lâu, một cái tên có vẻ
trong câu chuyện thần tiên hơn là một cái tên dùng trong giới quân binh.
Dân
tộc Trung Hoa thường có quan niệm triết lý “Thiên Nhân hợp nhất” nên họ
thường hay tạo ra những câu chuyện thần tiên trong bất cứ các câu
chuyện lịch sử, đền đài hay bảo tháp. Vì vậy, câu chuyện về ngọn tháp
quan sát của Ðông Ngô thời Tam Quốc cũng đã được thiên hạ ít nhiều khoác
vào tháp canh những câu chuyện thần tiên cho tháp.
Hoàng Hạc Lâu
Một
trong những câu chuyện thần tiên của ngọn tháp quan sát thời Đông Ngô,
có lẽ phát xuất từ thời Nam Bắc Triều, một thời đại loạn lạc liên miên
khiến con người không còn tin tưởng nhiều về đời sống, giữa cái bình yên
và chiến tranh, giữa cái sống và cái chết, giữa cái giàu sang và nghèo
đói khốn cùng. Con người thời đó có khuynh hướng nghiêng về các câu
chuyện thần tiên để quên đi những thực tại đau khổ (thời đại Cộng Sản
ngày nay thì người ta dùng chiêu bài dân tộc chủ nghĩa để “mị dân,” toàn
quyền thống trị người dân vì sự tự ti của người Trung Hoa bị đô hộ,
thất trận, thua kém thế giới trong suốt thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20).
Từ tâm lý đó, người ta dễ dàng lui về tìm một nơi chốn ẩn náu bình yên
để thêu dệt, tưởng tượng ra những điều mơ ước. Hoàng Hạc Sơn là một ngọn
đồi cao tại vùng Hạ Khẩu, gần bên thành Giang Hạ, vì vậy ngọn đồi này
trở thành một điểm lý tưởng cho con người thời Tam Quốc tìm về ẩn dật,
lánh xa những chuyện đời thường.
Trong
thời Nam Bắc triều Trung Hoa, người ta lại nói về câu chuyện tiên ông
Vương Tử An cỡi hạc vàng bay trên ghềnh đá Hoàng Hạc của Hạ Khẩu. Ngồi
trên lưng hạc nhìn từ cao xuống, Tiên ông Tử An đã thấy được sự hiểm
nghèo và hùng vĩ của con sông Trường Giang, thấy được cái cao của ngọn
tháp Ðông Ngô, thấy được cái mênh mông của bình nguyên Giang Hạ.
Ðến
đời nhà Ðường, thì câu chuyện tiên ông cỡi hạc vàng Vương Tử An được
biến đổi thành câu chuyện khác. Một vị thừa tướng của Thục Hán Lưu Bị
tên Phí Vĩ bị ám sát chết. Sau khi chết, Phí Vĩ được lên cõi tiên, ông
cỡi hạc vàng và đã dừng chân nghỉ trên ngọn tháp quan sát của Ðông Ngô.
Vì sự tích này mà tháp này được đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.
Một
số các câu chuyện thần tiên khác về Phí Vĩ nhưng được thêm thắt nhiều
hơn. Có truyện kể rằng sau khi lên tiên, Phí Vĩ hay thơ thẩn đi chu du
đây đó, nhất là hay thả bộ dọc theo bờ sông Trường Giang. Ông thường hay
ghé vào một tửu lầu ở cuối đồi Hoàng Hạc Sơn uống rượu nhưng ông không
có tiền nên uống rượu “ghi sổ.” Tuy nhiên, chủ quán vẫn luôn vui vẻ cho
ông thiếu tiền rượu mà không hề đòi.
Nhiều
năm trôi qua như thế, bỗng một ngày Phí Vĩ gọi chủ nhân họ Tân lại nói:
“Tôi nợ ông tiền rượu quá nhiều rồi. Bây giờ là lúc tôi xin trả cho
ông.” Nói xong, Phí Vĩ một tay cầm vỏ cam, và gọi hạc vàng đến. Phí Vĩ
leo cỡi hạc vàng bay dọc theo bờ tường của tửu lầu nói vọng theo: “Mỗi
khi có khách đến uống ruợu thì ông hãy vỗ tay và hát lên thì ngay lập
tức hạc vàng sẽ từ tường đá hiện ra và múa theo điệu ông hát.” Nói xong
Phí Vĩ bay mất!
Người
chủ quán tuy nghi ngờ về những điều Phí Vĩ nói nhưng rồi thì vì tò mò
ông ta cũng làm theo những gì mà Phí Vĩ đã dặn. Và đúng như thế, mỗi lần
họ Tân vỗ tay và hát thì chim hạc luôn luôn hiện ra nhảy theo nhịp hát
của ông. Cứ như thế, mười năm trôi qua, chủ quán trở nên giàu có, nhưng
lòng lúc nào cũng nhớ đến Phí Vĩ. Chợt một hôm Phí Vĩ trở lại gặp họ Tân
và hỏi rằng: “Chim hạc của tôi đã trả nợ đủ tiền rượu cho tôi chưa?” Ðể
cám ơn, chủ quán đã mời Phí Vĩ dùng cơm tối, nhưng Phí Vĩ không nói gì,
ông lấy ra một ống sáo bằng ngọc và và thổi lên một tấu khúc. Chỉ trong
chốc lát, một cụm mây trắng từ trời sa xuống, hạc vàng bay đến chỗ ông.
Phí Vĩ cỡi chim hạc và bay theo vầng mây trắng mất hút vào trời không.
Sau đó, người chủ quán đóng cửa tiệm rượu và dùng hết số tiền mình có để
xây Hoàng Hạc Lâu, để nhớ đến Phí Vĩ và hạc vàng. Người đời sau dùng
câu “bạch vân hoàng hạc/ mây trắng hạc vàng” để ám chỉ về sự tích này.
Ðến
đời nhà Minh nhà Thanh, người ta còn có thêm thắt các câu chuyện thần
tiên khác vào với sự tích đời nhà Ðường. Nhưng có lẽ chúng ta cũng không
cần biết đến ở đây vì dù sao thì nhà thơ Thôi Hiệu đã viết bài “Hoàng
Hạc Lâu” ở trong không gian và thời gian đời nhà Ðường mất rồi!
Trải
qua bao nhiêu thăng trầm với thời gian và lịch sử, Hoàng Hạc Lâu đã
được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần. Triều đại nào của Trung Hoa
cũng cho xây lại Hoàng Hạc Lâu, không hiểu có phải vì bài thơ của Thôi
Hiệu hay không? Nhưng rõ ràng là dân gian Giang Hạ, người của đất Sở
ngày xưa sống không thể thiếu được Hoàng Hạc Lâu. Không ai muốn cho Hạc
vàng bay đi mất cả!
Họa tranh diễn tả “Bạch vân Hoàng Hạc/ Mây trắng Hạc Vàng.”
Đời
nhà Ðường, Hoàng Hạc Lâu đã được xem như là nơi đàn hát, tiêu khiển và
thưởng ngoạn phong cảnh của tao nhân mặc khách. Chẳng vì thế mà Thôi
Hiệu, Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên, Ðỗ Phủ… và không biết là bao nhiêu thi
tài đã dừng gót tại Hoàng Hạc Lâu, ngắm cảnh “bạch vân hoàng hạc” và để
lại cho đời sau những thi ca bất tử. Một câu chuyện kể lại rằng khi Lý
Bạch đến Hoàng Hạc Lâu ngắm cảnh. Thấy cảnh sinh tình, nhà thơ muốn
phóng tay viết về Hoàng Hạc Lâu nhưng ông chợt thấy đã có bài thơ Hoàng
Hạc Lâu của Biện Châu Thôi Hiệu treo ở đấy. Ðọc bài thơ của Thôi Hiệu,
Lý Bạch đành bái phục mà viết rằng “nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi
Hiệu đề thi tại thượng đầu” (trước mắt có cảnh mà đành chịu, vì thơ
Thôi Hiệu viết trên đầu).
Nhà
Ðường suy tàn để nước Trung Hoa hỗn loạn với thời kỳ Ngũ Ðại và Hoàng
Hạc Lâu cũng bị tàn phá vì chiến tranh và thời gian. Thế nhưng “Hoàng
Hạc Lâu” đã là một nét văn hóa, một cái điều gì đó mà người đời sau cảm
thấy không thể thiếu được khi nhắc đến Hán Dương, Giang Hạ. Chẳng vì
thế, khi nhà Tống thống nhất Trung Hoa thì Hoàng Hạc Lâu lại được kiến
trúc lại, nhưng theo phong thái đời Tống. Thế nhưng sau khi nhà Tống sụp
đổ thì Hoàng Hạc Lâu một lần nữa lại bị phá hủy.
Nhà
Nguyên Mông Cổ chiếm trọn và cai trị Trung Hoa gần 100 năm. Chu Nguyên
Chương khởi nghĩa thu phục Trung Hoa trở lại cho Hán tộc, lập ra triều
đại nhà Minh kéo dài gần 300 năm. Rồi thì nhà Minh suy tàn để nhà Thanh
thay thế và cũng trị vì gần 300 năm. Bốn Mùa Xuân Hạ Thu Đông luân phiên
thay nhau có cả hơn ngàn lần, Hoàng Hạc Lâu tan nát vì chiến tranh và
hỏa hoạn tất cả 12 lần và cả 12 lần đều được cho xây dựng kiến thiết lại
(không kể các lần trùng tu) cho dù dưới bất cứ triều đại nào, vua nào.
Vì thế, Hoàng Hạc Lâu có hơn 12 kiểu kiến trúc khác nhau, từ một tháp
quan sát thời Ðông Ngô trở thành Hoàng Hạc Lâu đời Ðường, Hoàng Hạc Lâu
đời Tống, đời Minh, đời Thanh, cho đến bây giờ thời Cộng Sản. Thế mới
biết có những điểm văn hóa người ta muốn quên cũng không quên được, muốn
dẹp bỏ đi cũng không dẹp bỏ được.
Từ
năm 1957, dân Vũ Hán đã có chương trình phục hồi lại Hoàng Hạc Lâu
nhưng mãi cho đến năm 1985 thì Hoàng Hạc Lâu hiện đại mới được hoàn
thành. “Lầu” bây giờ cao hơn 50 mét, có năm tầng lầu và được xây lại
theo vóc dáng Lầu cũ của đời nhà Thanh Ðồng Trị. Ðể tránh rủi ro về hỏa
hoạn, sườn của Lầu mới được xây bằng sắt thép và xi măng chứ không còn
bằng gỗ như ngày xưa nữa.
Ðứng
ở trên tầng cao nhất của Hoàng Hạc Lâu, người ta có thể ngắm cảnh trời
sông bao la bát ngát, của hai sông Trường Giang và Hán Thủy. Phong cảnh
quả là hữu tình! Bước qua ranh giới của hai chữ quốc gia, văn hóa Trung
Hoa quả thực cho người ta nhiều cảm khái về suy tư, về tâm hồn thi vị.
Không có được cái cảm khái đó thì có lẽ Tản Ðà chúng ta đã không dịch ra
được một bài thơ tuyệt hảo về Hoàng Hạc Lâu.
Tản
Ðà không những vẫn giữ nguyên được cái ý nghĩa nguyên thủy Hoàng Hạc
Lâu của Thôi Hiệu mà còn vượt qua nổi cái thâm trầm ngôn ngữ của nguyên
tác để đưa vào lòng người đọc thơ những điều nhẹ nhàng tinh túy nhất của
ngôn ngữ Việt Nam (giảng luận về Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu của Bùi
Giáng).
“Nhật
mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu” nghĩa là “Quê
hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.”
Vũ Hán là tên ghép của Vũ Xương – Hán Thủy có một thời văn hóa lộng lẫy như thế!
Ngày
nay “văn hóa Cộng Sản” thay thế, từ nghèo-đói tiến đến bần-cố-nông cộng
với sự cao ngạo trong lãnh vực Đông y, Trung Cộng phát triển ra một thứ
văn hóa ẩm thực quái gỡ, người ta ăn tất cả mọi loài thú vật, động vật,
côn trùng thảo mộc để ngày nay phát triển ra dịch bệnh Corona ngay tại
Vũ Hán. Tất cả chỉ vì đồng tiền và quyền lực, giấu giếm đi sự an toàn
sinh mạng của người dân Vũ Hán nói riêng.
Wuhan April 13 1996
Cơn dịch bệnh đang vô hình trung nhốt người dân Vũ Hán “ở trong một trại tập trung khổng lồ nhất thế giới qua bao thế kỷ.” Hỡi tiên ông Phí Vĩ, liệu Hạc Vàng của ông có đem thuốc tiên xuống cứu dân Vũ Hán được không?
Trần Nguyên Thắng
No comments:
Post a Comment