Sunday, February 2, 2020

Hạ viện tiểu bang California trao giải thưởng “phụ nữ xuất sắc” cho cô Diệu-Quyên Nguyễn

 Mar 13, 2009

SACRAMENTO – Dân biểu Jose Solorio Assemblyman Jose Solorio (Dân Chủ- Địa hạt 69th) công bố cô Diệu-Quyên Nguyễn, là một người hoạt động cộng đồng và một nhà giáo, được chọn để vinh danh và trao giải thưởng “Phụ Nữ Xuất Sắc” của địa hạt 69th.

Cô Diệu-Quyên được sinh ra tại Việt Nam, cô qua Mỹ vào năm 1978, khi cô mới vừa được 14 tuổi. Cô tốt nghiệp từ trường đại học Cal State Long Beach với bằng cử nhân về Toán và Sư Phạm. Cô làm giáo sư của trường trung học Pacifica tại thành phố Garden Grove.

Cô Diệu-Quyên là một nhà giáo dục gương mẫu và là một người nhiệt tình phục vụ cho cộng đồng. Cô là thành viên trong Hội Đồng Quản Trị của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ tại Nam Cali. Cô còn là một News Anchor chuyên nghiệp và khả ái của đài truyền hình SBTN do Phu Quân của cô là Nhạc Sĩ Trúc Hồ làm Tổng Giám Đốc. Trong thời gian vừa qua cô đã giúp đài SBTN gây quỹ trên $1,700,000 để giúp cho các Thương Phế Binh của Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ra, Cô Diệu-Quyên thường xuyên phụ trách làm MC cho nhiều sinh hoạt trong cộng đồng, giúp cho khóa Tu Nghiệp Sư Phạm hàng năm, và yểm trợ mạnh mẽ cho nhiều chương trình từ thiện.

“Diệu-Quyên Nguyễn là một người thiện nguyện viên rất nhiệt tình, cô đã cống hiến với hết tâm hồn, thời gian và khả năng của mình để phục vụ cho cộng đồng. Cô đã biểu dương đúng danh nghĩa của một người “Phu Nữ Xuất Sắc Trong Năm”, Dân Biểu Solorio cho biết. “Cô Diệu-Quyên là một người gương mẫu trong cộng đồng người Mỹ-gốc-Việt và tất cả những người biết đến cô tại miền Nam California”

Vào Thứ Hai, ngày 16 tháng 3 năm 2009, tại Sacramento, Dân Biểu Jose Solorio sẽ sóng vai với cô Diệu-Quyên Nguyễn vào nghị trường của Quốc Hội tiểu bang California. Tại nơi đó, một buổi lễ long trọng sẽ được tổ chức để vinh danh và trao tặng giải thưởng “Phụ Nữ Xuất Sắc” cho cô Diệu-Quyên Nguyễn bởi Quốc Hội của tiểu bang California.

Dân Biểu Jose Solorio đại diện cho Địa Hạt 69th, bao gồm thành phố Anaheim, Garden Grove và Santa Ana. Ông đồng thời cũng là Chủ Tịch của Ủy Ban Bảo Vệ An Ninh. Mọi chi tiết về Dân Biểu Jose Solorio, xin vui lòng vào trang nhà www.assembly.ca.gov/solorio.

Cánh tay phải của nhạc sĩ Trúc Hồ...,“Diệu Quyên”
Người ta đặt danh cho những người có bàn tay khéo léo, đa tài, nhiều năng khiếu, nào là bàn tay phù thủy, mười ngón tay vàng, tay bọc nhung, có hoa tay, v.v... Trên hai tay, mỗi bên phải trái, tả hữu phân chia, đa số bàn tay phải được sử dụng thuận lợi nhanh nhẹn hơn, nó tượng trưng cho sức mạnh, cái đóng góp phía sau giữ trọng trách cũng quan trọng không kém. Ở những người thành công,átài cán lỗi lạc, những nhà lãnh đạo nổi tiếng tài giỏi, thường thường bên cạnh họ luôn có sự hiện diện “ẩn núp” một nhân vật đóng vai trò còn quan trọng hơn, cùng sát cánh tham gia trong mọi kế hoạch, cùng bàn thảo cố vấn trong các hoạt động, mục tiêu lớn nhỏ. “Cánh tay phải của TÔI là...”

Với Trúc Hồ, một thành viên trung tâm băng nhạc Asia, đài TV SBTN, đài SET, thì “cánh tay phải” của anh không ai khác hơn, người đẹp MC, xướng ngôn viên, cô giáo dạy môn toán cấp 3, người sắp xếp tổ chức liên lạc cho các chương trình của Asia, người mẹ hiền lành và cuối cùng, vai trò thiết yếu hơn tất cả, người vợ dịu dàng đảm đang.... DIỆU QUYÊN.

Có hơn 2, 3 người nhắc nhở đề nghị tôi nên viết về nhân vật đặc biệt này. Tôi để trong lòng hứa sẽ không bỏ qua, cho đến một ngày đẹp trời mùa hạ, đẹp lắm lắm, mặc dù giữa bao bận rộn mà đi chạy giống y hệt không khác. Tôi hẹn gặp Diệu Quyên, người tôi biết gần 10 năm trước, khi mới bắt đầu có chương trình truyền hình SBTN. Nơi căn phòng họp nhỏ yên tĩnh, ấm cúng ở đài, câu chuyện bắt đầu...

Cái tên Nguyễn Khoa Diệu Quyên, mới nghe có vẻ “ni cô” chùa chiền, Quyên cười đồng ý xác nhận, nhưng mới chỉ nghe “Nguyễn Khoa” thôi cũng cho ta khái niệm người miền núi Ngự sông Hương, dòng tộc vua chúa của một triều đại lớn, có họ hàng với vị tướng mà mỗi khi nhắc về, chúng ta vô vàn kính ngưỡng phục, tướng Nguyễn Khoa Nam.

Diệu Quyên vượt biên cùng gia đình tháng 4 năm 1978, ở trại Pulau Tanga, Mã Lai cho đến tháng 12 cùng năm đi định cư ở Hoa Kỳ, Quyên tiếp tục học trung học, lên đại học và tốt nghiệp kỹ sư “computer programmer” ở Long Beach. Trong thời gian đi học, Diệu Quyên tham gia sinh hoạt trong ca đoàn nhà thờ, đàn organ và hát trong ban nhạc. Nơi thánh địa này, Diệu Quyên gặp gỡ quen biết lần đầu người nhạc sĩ tài hoa Trúc Hồ, có dính dáng nợ duyên chữ “định mệnh.”

Từ tình bạn thuần khiết trong lành dưới bàn tay che chở se duyên của Chúa, dần dần biến thành tình yêu tuyệt đẹp với khoảng thời gian tìm hiểu cũng nóng nguội khá dài, 8 năm. Sau lần đưa bà cố về lại Việt Nam hồi hương năm 1989, thời gian chỉ mới ở có 5 ngày, Trúc Hồ nhớ nhung quày quả gấp trở về Mỹ, “Hồ nghĩ..., không thể sống thiếu Quyên!” Chỉ có câu nói “kinh thánh” phù phép, ngắn gọn ngập ngừng mà vô cùng đầy đủ linh thiêng ý nghĩa, nó thay lời cầu hôn nhẹ nhàng, lãng mạn.

Họ cưới nhau năm sau, trên thiệp hồng có in rực rỡ quấn quyện 2 tên “Trương Anh Hùng và Nguyễn Khoa Diệu Quyên,” bắt đầu từ đây bước đi chung nhịp, chung đường, chung chí hướng, cùng hỗ trợ dìu dắt, bổ sung trong mọi sinh hoạt, cố gắng cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp. Nhịp bước họ đi có thêm hòa âm vui tươi rộn rịp của cô bé “Trương Ngọc LaLa” 15 tuổi và cậu Hồ Jr. “Trương Anh Lý Bạch” tuổi 12, mà Trúc Hồ cố ý đặt tên con “La,” nốt đẹp nhất trong 7 nốt nhạc, cùng “Lý Bạch” nhà thơ huyền thoại lập dị đời Ðường. Tôi phải phục sát đất Trúc Hồ, nhạc sĩ tài hoa tài tình có khác, “thơ nhạc” anh phối hợp tuyệt vời ngoài đời rồi trong gia đình anh cũng dùng đặt tên cho con. Vậy thì nếu có đứa thứ 3, tên gì thưa anh?

Từ một kỹ sư giỏi thông minh, việc làm ổn định, lý do nào biến chuyển Diệu Quyên thành cô giáo, lại dạy cái môn Toán hắc ín nhựa trải đường mà tôi 5 lần 7 lượt nhắc đi lại là tôi thù ghét lắm, (À mà nè nói khẽ nhé, tuy là ghét vậy, nhưng lạ lùng thay điểm môn này cũng chót vót đỉnh thiêng, có thể tôi “cọp pi” từ người bạn ngồi cạnh chăng?)

Sau khi đi làm cho hãng được 5 năm, Quyên bắt đầu thấy hơi chan chán, cứ giam kín trong 4 bức tường cùng màn máy tính, “Quyên muốn làm công việc gì có tiếp xúc với con người” sau khi trao đổi với Trúc Hồ, anh khuyến khích nên chọn nghề dạy học là phù hợp nhất, mà có lúc Quyên cũng mơ ước nghĩ tới. Thế là, “Quyết định vậy đi!” Diệu Quyên xin nghỉ việc và bỏ thêm 1 năm nữa để học thêm về ngành sư phạm bộ môn toán. Tôi thắc mắc, “Chắc Quyên giỏi toán lắm phải không?” “Ðâu có, dở lắm và dở luôn các môn học thuộc lòng nữa.” Tuy nhiên sau một thời gian đi làm cũng như trong thời gian đi học, Quyên làm quen tiếp xúc với các con số rồi bỗng 1 ngày khám phá ra mình thích và có khiếu tự hồi nẳm nào, rồi Quyên chọn chuyên toán, đại số và lượng giác là môn chính.

Sau khi học xong, nhiệm sở đầu tiên ở Torrance, thời khóa biểu, lớp học, môn dạy, thành phố không do mình lựa chọn, tuy nhiên vì đam mê quyết chí nên Diệu Quyên vượt qua được mọi thử thách trở ngại lúc ban đầu, dần dần nghề nghiệp thăng tiến, mọi việc diễn tiến có phần thuận lợi tốt đẹp hơn. Trong thời gian đi dạy 15 năm, Diệu Quyên dời chỗ dạy 5 lần, sau Torrance, về Orange County, Fullerton và hiện tại là thành phố Garden Grove, Pacificia High School hơn 4 năm nay, nơi đây có cô bé “LaLa” học trò cưng của mẹ làm học trò thường trực ở trường cũng như ở nhà.

Tôi ngồi nghe say mê Diệu Quyên kể về cuộc đời, sự nghiệp, cuộc sống gia đình hạnh phúc, sự thông cảm chia sẻ bổ túc học hỏi qua lại giữa 2 vợ chồng, sự trưởng thành chín chắn Quyên học được nhiều từ Trúc Hồ. Một đàng là cô giáo nghiêm khắc đàng hoàng, một bên là nghệ sĩ lãng mạn hơi lè phèámà Quyên cho biết lúc đầu cũng có ít nhiều cản trở từ phía gia đình, “xướng ca vô loài,” điều này xưa giờ tôi tưởng chỉ dành cho phụ nữ thôi. Hôm nay té ra cũng không ngoại lệ cho nam giới, cũng bình đẳng chứ nhỉ? Nhưng chính sự nề nếp lề lối khác biệt của Trúc Hồ đã phá vỡ thành kiến gia đình. Quyên kể dí dỏm, Trúc Hồ điều khiển ban nhạc, còn Diệu Quyên điều khiển lớp học, 2 môi trường, 2 kiểu cách, tựu trung cả 2 đều làm “sếp.”

Nhưng tôi thích làm học trò cô giáo Quyên hơn, để thấy thêm rõ nét cao quý cùng sựánể phục từ những người giảng dạy để xây dựng thêm sức mạnh cho xã hội con người. Cho tôi được nhìn ngắm thêm mái tóc đẹp từ lâu ái mộ, khuôn mặt thánh thiện dịu dàng, giọng nói từ tốn chinh phục, tác phong đạo đức của 1 nhà giáo, lồng trong chiếc áo dài vừa “tân” vừa “cổ.” Không biết sao tôi nể vì khâm phục cáiánghề nghiệp bảngáđen phấn trắng này vô cùng, nhưngáđừng cho tôiálàm thầy, ngồi dưới lớp dễáthở hơnáđứng trên bục và làm học trò có sai cũngáđược tha thứ.

Tôi không muốn chấm dứt câu chuyện về Diệu Quyên nơi đây, người có đầy đủ đứcáhạnh tính nếtáđại diện cho mành sáo khuôn mẫu “Phụ nữ Việt Nam” mỗi khi nhắc về, mà tôi thập phần ngưỡng mộ. Như tôi hãnh diện chia sẻ cái danh hiệu Quyên hân hạnh mang về, không riêng cho cá nhân cô, cho gia đình mà cho toàn chung bộ mặt phụ nữ Việt, tước hiệu, “Woman of the year 2009” hạt 69 của tiểu bang California.

Nhưng thôi, tôi phải dừng, vì nói tới ngày mai cũng chưa hết chuyện về “cánh tay mặt”á của một người, chưa nghe đã biết tên!

Khánh Hòa/ Việt Herald
(07/17/2010)

No comments:

Post a Comment