"...ObamaCare đã trở thành liều thuốc hồi sinh cho đảng Cộng Hoà..."
Sau cả tháng trời chống đỡ, bào chữa, giảng giải, vặn vẹo, trước làn sóng bất mãn tràn lan, TT Obama cuối cùng cũng đã ra trước truyền thông chính thức nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng Obamacare.
Khủng hoảng Obamacare đã trở thành một khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất cho TT Obama. Ai cũng biết nhiệm kỳ hai của ông đã là một chuỗi dài khủng hoảng, từ đại sữ Mỹ bị khủng bố giết tại Benghazi đến sở thuế IRS chơi xấu các tổ chức bảo thủ, từ Bộ Tư Pháp theo dõi nhà báo trái phép đến NSA nghe lén cả triệu người, từ anh Snowden mang hàng trăm ngàn tài liệu an ninh mật đưa cho Trung Cộng và Nga để xin tỵ nạn đến TT Pháp và Thủ Tướng Đức đòi hỏi Mỹ chấm dứt nghe lén điện thoại riêng của họ, từ Syria coi lằn ranh đỏ như pha đến Iran không thèm nói chuyện với TT Obama, từ ông lãnh tụ Kim Chi ruồi bu dọa bắn hoả tiễn vào Mỹ đến Nhà Nước đóng cửa tiệm, v.v... Chưa kể những xì-căng-đan của cấp dưới như hai đô đốc bị ngưng chức vì nghi ngờ ăn hối lộ, tất cả khối nhân viên cận vệ tổng thống (Secret Services) bị điều tra vì đi đâu cũng lo thăm các xóm Bình Khang, tổng cộng tại 17 nước mà TT Obama đã viếng thăm. Tất cả trong vòng vỏn vẹn 9 tháng từ đầu năm nay đến giờ. Nhưng chưa có khủng hoảng nào đạt tầm mức nguy hại của Obamacare.
Trong văn hoá Á Đông, khi đất nước chìm đắm trong khủng hoảng, hoạn nạn, chinh chiến, tai ương, đó chính là lúc hoàng đế mất thiên mệnh, vận nước thay đổi. Ngày nay, tuy không ai dám tiên đoán TT Obama sẽ theo chân TT Nixon, nhưng những tai họa chồng chất mà ông để lại cho đảng Dân Chủ sẽ đưa đảng vào những khó khăn khổng lồ trong các cuộc bầu cử những năm tới. Giác mộng về một thiên niên kỷ cấp tiến lung lay tận gốc rễ.
Thứ năm tuần rồi, một ngày trước khi Hạ Viện biểu quyết về vấn đề Obamacare, TT Obama họp báo nhận lỗi, tự nhận mình “không hoàn hảo”, “đã và sẽ làm sai lầm”. Ông nhận trách nhiệm với các đồng chí Dân Chủ, nhìn nhận đã đặt họ vào tình huống hết sức khó khăn. Ông cũng công bố biện pháp điều chỉnh Obamacare.
Ta hãy xét lại lời trần tình đó.
Trước hết, công bằng mà nói, việc vị lãnh đạo tối cao công khai nhận trách nhiệm, nhận đã làm sai, là điều đáng hoan nghênh. Hơn xa cái “I am sorry” của mấy ngày trước đây. Đó chính là biểu tượng của một chế độ dân chủ, tôn trọng dân hơn là lo bảo vệ uy thế của đảng và ghế ngồi cá nhân mà ta thấy trong cái xứ “đỉnh cao trí tuệ loài người theo định hướng giời ơi đất hỡi”. Nhất định đáng phục hơn là vỗ ngực tự xưng mình là Đấng Tiên Tri có phép màu “hạ thủy triều”.
Trong vấn đề này, TT Obama trước đây đã lên truyền hình tỏ ý “hối tiếc”. Một nhà báo đã lưu ý TT Obama chỉ “hối tiếc (sorry), chứ không phải “xin lỗi” (apology) như truyền thông phe ta đã loan tin. Chỉ “hối tiếc” suông. Sau khi đã tìm cách mập mờ vặn vẹo giải thích câu nói của mình theo kiểu Clinton chạy tội trong vụ cô Monica.
Một lý do quan trọng cho việc nhận trách nhiệm là làn sóng bất mãn từ trong nội bộ đảng Dân Chủ. Trong mấy ngày trước đó, TT Obama đã nhận không biết bao nhiêu than phiền, khiếu nại từ các vị dân cử Dân Chủ, công khai cũng như kín đáo hơn trong hậu trường. Hiển nhiên, Obamacare đã và sẽ là một sao quả tạ lớn cho đảng Dân Chủ. Nhất là cho cuộc bầu giữa mùa cuối năm tới.
Hàng triệu người bị mất bảo hiểm sẽ không còn là cử tri trung kiên của đảng Dân Chủ nữa. Chỉ một tiểu bang Cali cho đến nay đã có một triệu người mất bảo hiểm, đó là con số chính thức đưa ra bởi ông Dave Jones, Ủy Viên Bảo Hiểm –Insurance Commissioner- của tiểu bang. Báo chí đã đăng không thiếu gì những mẫu chuyện về rất nhiều người trước đây ủng hộ mạnh Obamacare bây giờ đã vỡ mộng khi thấy bảo hiểm sức khoẻ của mình bị mất, hay bị tăng bảo phí quá cao. Đó là những thực tế mà họ chưa từng nghĩ đến vì tin tưởng vào lời cam kết của TT Obama là sẽ không có gì thay đổi.
Theo thăm dò của đại học Quinnipiac, lần đầu tiên, đa số (52%) cho rằng TT Obama không lương thiện và không đáng tin (not honest and trustworthy). Tất cả những gì khối bảo thủ chỉ trích về Obamacare trong khi TT Obama cải chính, đã thành sự thật. Làm sao dân Mỹ không xét lại lòng thành của TT Obama được?
Đáng ghi nhận nữa là thăm dò của cơ quan YouGov cho thấy trong vấn đề Obamacare, 19% dân Mỹ tin vào đài FoxNews, 11% tin vào TT Obama, và 2% tin vào các đài NBC, CBS. Như vậy, hóa ra dân Mỹ tin vào FoxNews nhiều hơn tin vào vị quốc trưởng? Các đài truyền hình khác thì... thôi quên đi! Khủng hoảng Obamacare đã trở thành khủng hoảng niềm tin vĩ đại.
Điều mang nhiều ý nghiã là mới đây, cựu TT Clinton đã lên tiếng kêu gọi TT Obama tôn trọng lời cam kết (honor the commitment) để mọi người đều có thể giữ chương trình y tế mình đang có, cho dù có phải sửa luật Obamacare thì cũng phải làm. Kẻ viết này không nghĩ TT Clinton muốn đẩy TT Obama vào chân tường, mà thật ra chỉ có thâm ý muốn giúp tách xa bà Hillary khỏi quả bom Obamacare, càng xa càng tốt, dọn đường cho bà ra tranh cử tổng thống. Nhắc nhở mọi người là bà Hillary không liên hệ xa gần gì đến lời cam kết long trọng đó của TT Obama.
Lời kêu gọi của TT Clinton đi kèm với đòi hỏi TT Obama phải có giải pháp gấp hay hoãn Obamacare lại của hàng loạt dân cử Dân Chủ. Năm thượng nghị sĩ Dân Chủ cầm đầu bởi bà Mary Landrieu của Louisiana, đang thảo dự luật tu chính lại Obamacare. Ít ra là 10 nghị sĩ Dân Chủ đòi tu chính hoãn việc bắt buộc cá nhân phải có bảo hiểm cũng như hoãn việc phạt lại một năm. TNS Mitch McConnell, lãnh tụ khối Cộng Hòa, đã công bố danh sách 27 nghị sĩ Dân Chủ đã từng lập lại nguyên văn câu nói bất hủ của TT Obama “bạn có thể giữ chương trình y tế cũ nếu bạn thích”. TT Obama đã xin lỗi, còn những vị này thì đang lo... tháo chạy, đòi sửa luật. Obamacare cứ tiếp tục tu chính, sửa điều này, hủy điều kia, hoãn điều nọ thì còn lại gì? Một bộ luật luộm thuộm chưa từng thấy trong lịch sử, với gần 3.000 trang luật và hơn 10.000 trang phụ đính.
Tại Hạ Viện, ngày Thứ Sáu vừa qua, 39 dân biểu Dân Chủ (20% khối Dân Chủ Hạ Viện) đã biểu quyết cùng với khối Cộng Hòa một dự luật cho các hãng bảo hiểm miễn phải tuân thủ những đòi hỏi mới của Obamacare. Một phần năm các dân biểu Dân Chủ đang bấn loạn, lo sợ cho tương lai của chính họ. Nhà báo cấp tiến Paul Waldman đã phải lên tiếng trấn an họ, khẳng định “trời chưa xập mà” (the sky is not fallen yet). Báo phe ta Washington Post nhận định khối nghị sĩ và dân biểu Dân Chủ này rất có thể xé rào, nhẩy qua bên Cộng Hoà để biểu quyết thu hồi Obamacare.
Cụ thể hơn hết là cuộc bầu thống đốc tại Virgiania tuần qua.
Lần Virginia bầu thống đốc này, bên Dân Chủ đưa ra ông Terry McAuliffe, và bên Cộng Hòa đưa ra ông Ken Cuccinelli.
Ông McAuliffe là một chính khách cột trụ của đảng Dân Chủ, từng là phụ tá quan trọng của TT Clinton, Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia của đảng Dân Chủ dưới thời TT Bush II, và Chủ Tịch Ủy Ban Tranh Cử của bà Hillary Clinton năm 2008. Ông Cuccinelli là bộ trưởng Tư Pháp của tiểu bang Virginia. So sánh hai người thì hiển nhiên, ông McAuliffe là nhân vật có tầm vóc quốc gia lớn trong khi ông Cuccinelli là một ông quan toà địa phương, tương đối ít người biết ngoài Virginia.
Thăm dò dư luận nói chung, ông McAuliffe dẫn đầu với tỷ lệ hậu thuẫn hơn ông Cuccinelli trung bình 10%-12%. Coi như chắc thắng rồi. Nhưng đầu tháng Mười là lúc cuộc khủng hoảng Obamacare nổ bùng. Obamacare trở thành đề tài tranh cử lớn nhất. Và vị thế của ông McAuliffe lung lay mạnh. Một tuần trước ngày bầu cử, hậu thuẫn của ông rớt xuống, còn hơn ông Cuccinelli có 2,5%, nghiã là nằm trong sai biệt xác xuất, tức là hai bên ngang ngửa.
Phe Dân Chủ hoảng hốt trước kinh nghiệm của Massachusetts sau khi TNS Ted Kennedy qua đời và một ứng viên Cộng Hoà vô danh ra tranh cử chống Obamacare và đại thắng giờ chót. Ông McAuliffe với sự yểm trợ tài chánh của đảng Dân Chủ, cho tràn ngập quảng cáo trên truyền hình, chi tiền quảng cáo gấp ba lần ông Cuccinelli trong tuần cuối. Các đại bác lớn nhất của đảng được tung vào mặt trận. Bà Hillary là người đầu tiên nhẩy vào tích cực vận động cho ông McAuliffe, rồi đến PTT Biden, và cuối cùng là đích thân TT Obama. Cả ba đều đến Virginia hô hào vận động cho ông McAuliffe.
Kết quả cuộc tranh cử, ông McAuliffe vẫn thắng, nhưng với tỷ lệ 48%-46%, hơn có 2%, ít hơn thăm dò cuối cùng. Bài học cụ thể: nếu không có Obamacare thì ông McAuliffe đã thắng lớn rồi, và nếu không có hậu thuẫn mạnh mẽ giờ chót của ba nhân vật nặng ký nhất trong đảng Dân Chủ, thì ông McAuliffe đã thua to vì Obamacare rồi.
Cách đây không lâu, sau cuộc tranh cãi về ngân sách và Obamacare khiến Nhà Nước phải đóng cửa tiệm mấy tuần, truyền thông dòng chính tưng bừng ca khúc khải hoàn và gửi cáo phó của đảng Cộng Hoà đi khắp nơi. Nhưng rồi đám tang của Cộng Hòa kéo dài chưa bao lâu thì xẩy ra cuộc khủng hoảng Obamacare. Và Obamacare đã trở thành liều thuốc hồi sinh cho đảng Cộng Hoà, đồng thời cũng là viên thuốc độc bọc đường cho đảng Dân Chủ. Thông điệp của Virginia quá rõ ràng đối với các vị dân cử Dân Chủ, bắt buộc TT Obama “phải làm một cái gì”.
Và TT Obama ra quyết định sẽ không bắt các hãng bảo hiểm phải tuân thủ theo các quy định mới của Obamacare trong vòng một năm. Có nghiã là những đòi hòi trong bảo hiểm mới sẽ không còn nữa, như bảo hiểm bệnh thần kinh (có lẽ rất cần dưới thời Obama?), bảo hiểm ngừa thai cho các cụ bà, bảo hiểm sanh đẻ cho các ông (những đòi hỏi này nghe vô lý nhưng thực ra rất... có lý vì giúp san sẻ gánh nặng tài chánh, đại khái các ông sẽ phải đóng góp tiền sanh đẻ của mấy bà welfare queens ngồi nhà vui vẻ sản xuất dài dài),... Sẽ giúp cho các hãng bảo hiểm duy trì các hợp đồng bảo hiểm hiện hành, không phải hủy bỏ, thay thế bằng hợp đồng mới khắt khe hơn và đắt tiền hơn.
Ở đây, có vài vấn đề lớn.
TT Obama cho phép các hãng bảo hiểm không tuân thủ những điều kiện mới không có nghiã là cấm họ tuân thủ, tức là nếu muốn, họ vẫn tuân thủ, vẫn hủy hợp đồng cũ, và vẫn tăng giá bảo hiểm, vẫn bắt thiên hạ đổi bác sĩ, nhà thương được. Nhà Nước cũng sẽ không ngăn cản hay truy tố họ. TT Obama cũng không đề cập đến các hợp đồng đã bị hủy bỏ. Các hãng bảo hiểm có cần phải rút lại quyết định hủy bỏ không? Hay đã hủy rồi thì hủy luôn? Tùy hỷ họ làm gì có lợi cho họ thì họ làm? Ai dám bảo đảm các hãng bảo hiểm sẽ không lợi dụng cơ hội áp đặt hợp đồng mới đắt tiền hơn lên các khách hàng của họ? Như vậy, ta phải chờ xem các hãng bảo hiểm tính toán gì và làm gì. Đi xa hơn nữa, sau một năm thì sao? Tình trạng hiện nay lại tái diễn? Tức là đá banh ra biên, câu giờ để rồi một năm sau, ta lại gặp lại ông Vũ Như Cẩn?
Trong thời gian đó, những người không kịp hay không muốn ghi danh có bị phạt không? Không nghe TT Obama nói gì về việc bắt đầu phạt từ đầu năm tới. Nếu các hãng bảo hiểm vẫn hủy hợp đồng hiện hữu và chỉ bán bảo hiểm theo điều kiện mới đắt hơn, người dân sẽ có lựa chọn nào khác không? Hay là đành phải mua bảo hiểm mới với cao giá hơn, nếu không mua sẽ bị phạt từ đầu năm tới sao?
Điều chắc chắn là việc thiên hạ ghi danh vào Obamacare sẽ dậm chân tại chỗ ngay. Tâm lý bình thường, nhiều người sẽ trì hoãn việc mua bảo hiểm chờ xem chuyện gì sẽ xẩy ra, biết đâu trong vòng năm tới sẽ lại có thay đổi nữa? Trong khi bà dân biểu Nancy Pelosi huyênh hoang khoe có 500.000 người đã mua bảo hiểm qua các trung tâm điều hợp, tin chính thức do Nhà Nước công bố, trong nguyên một tháng đầu của Obamacare, chỉ có 106.000 người ghi danh. Theo đà này thì muốn cho 300 triệu dân Mỹ có bảo hiểm sức khoẻ hết thì sẽ cần đợi tới... 300 năm.
Vấn đề thứ hai là thực sự TT Obama có quyền cho các hãng bảo hiểm miễn chấp hành Obamacare mà không cần thông qua quốc hội hay không? Obamacare đã là bộ luật được quốc hội biểu quyết và tổng thống ký để thành luật chính thức. TT Obama lấy quyền gì cho phép không áp dụng luật trong một năm? Ngay cả ông Howard Dean, cựu Chủ Tịch đảng Dân Chủ, và cựu ứng viên tổng thống năm 2004, cũng đã lên truyền hình rào đón đặt câu hỏi không biết TT Obama có quyền áp dụng luật lệ tùy hỷ hay không. Nếu nói tổng thống có quyền muốn làm gì thì làm, kể cả hoãn áp dụng bất cứ luật nào ông muốn, thì có phải đại cường Cờ Hoa đã không khác gì một nước nhược tiểu khi quân đội đảo chánh, cất mọi luật lệ và Hiến Pháp vào kho một thời gian không? TT Obama gọi quyết định của ông là sửa đổi hành chánh (administrative fix), không phải là thay đổi luật. Kẻ viết này không phải luật gia để thẩm định cách diễn giải này.
Thật ra, biện pháp TT Obama đề nghị chỉ là một chiêu hoãn binh để xoa dịu chống đối và giúp các ông đồng chí Dân Chủ thoát qua cửa ải bầu cử tháng Mười Một năm 2014 thôi. Không phải tình cờ mà ông đã chọn một năm, để luật Obamacare sẽ phải được áp dụng trọn vẹn vào tháng Giêng năm 2015, sau cuộc bầu giữa mùa năm tới. Tuyệt đối nó không có thay đổi gì đối với luật Obamacare. Tất cả mọi điểu khoản đều không có gì thay đổi. Có nghiã là những lý do căn bẳn chống đối Obamacare, hay đúng hơn những hậu quả tai hại của Obamacare, vẫn còn đó. Chi phí y tế của tất cả sẽ gia tăng, và sau này, lấy hẹn bác sĩ và nhà thương sẽ vẫn trần ai, nhất là cho những người có Medicaid–MediCal ở Cali- khi một mặt các bác sĩ rút ra khỏi chương trình Medicaid hàng loạt, trong khi lại có thêm cả triệu người được vào Medicaid qua việc mở rộng tiêu chuẩn Medicaid.
Ngay sau khi TT Obama công bố quyết định, phản ứng của khối Cộng Hoà đã không làm ai ngạc nhiên. Họ cho rằng quyết định của TT Obama chẳng hề đụng đến căn gốc của vấn đề vì tất cả vẫn đều còn đó, không có gì thay đổi. Đến ngay cả khối Dân Chủ cũng đã có phản ứng tương tự. Bà Mary Landrieu tuyên bố không có gì thay đổi cả, khối Dân Chủ trong Thượng Viện sẽ tiếp tục thảo tu chính cho Obamacare như thường.
Một phát ngôn của ngành bảo hiểm đã than phiền Obamacare có tác động rất lớn đến đời sống người dân, chẳng những phức tạp, nhiêu khê, mà lại thay đổi tới lui, làm như trò đuà vì những người làm luật không biết mình đang làm gì, đang muốn gì, cuối cùng sẽ chỉ gây rối loạn hơn, khiến các hãng bảo hiểm rối trí không biệt phải làm gì và được phép làm gì, và chi phí sẽ tăng cao hơn thôi. Và tất cả mọi người, từ bệnh nhân đến bác sĩ đến hãng bảo hiểm đều sẽ là nạn nhân hết. Chính sách thi hành Obamacare chỉ là một chính sách vá víu, bít đầu này, lấp đầu kia, không có đường hướng rõ rệt gì cả. (17-11-13)
Vũ Linh
Sau cả tháng trời chống đỡ, bào chữa, giảng giải, vặn vẹo, trước làn sóng bất mãn tràn lan, TT Obama cuối cùng cũng đã ra trước truyền thông chính thức nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng Obamacare.
Khủng hoảng Obamacare đã trở thành một khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất cho TT Obama. Ai cũng biết nhiệm kỳ hai của ông đã là một chuỗi dài khủng hoảng, từ đại sữ Mỹ bị khủng bố giết tại Benghazi đến sở thuế IRS chơi xấu các tổ chức bảo thủ, từ Bộ Tư Pháp theo dõi nhà báo trái phép đến NSA nghe lén cả triệu người, từ anh Snowden mang hàng trăm ngàn tài liệu an ninh mật đưa cho Trung Cộng và Nga để xin tỵ nạn đến TT Pháp và Thủ Tướng Đức đòi hỏi Mỹ chấm dứt nghe lén điện thoại riêng của họ, từ Syria coi lằn ranh đỏ như pha đến Iran không thèm nói chuyện với TT Obama, từ ông lãnh tụ Kim Chi ruồi bu dọa bắn hoả tiễn vào Mỹ đến Nhà Nước đóng cửa tiệm, v.v... Chưa kể những xì-căng-đan của cấp dưới như hai đô đốc bị ngưng chức vì nghi ngờ ăn hối lộ, tất cả khối nhân viên cận vệ tổng thống (Secret Services) bị điều tra vì đi đâu cũng lo thăm các xóm Bình Khang, tổng cộng tại 17 nước mà TT Obama đã viếng thăm. Tất cả trong vòng vỏn vẹn 9 tháng từ đầu năm nay đến giờ. Nhưng chưa có khủng hoảng nào đạt tầm mức nguy hại của Obamacare.
Trong văn hoá Á Đông, khi đất nước chìm đắm trong khủng hoảng, hoạn nạn, chinh chiến, tai ương, đó chính là lúc hoàng đế mất thiên mệnh, vận nước thay đổi. Ngày nay, tuy không ai dám tiên đoán TT Obama sẽ theo chân TT Nixon, nhưng những tai họa chồng chất mà ông để lại cho đảng Dân Chủ sẽ đưa đảng vào những khó khăn khổng lồ trong các cuộc bầu cử những năm tới. Giác mộng về một thiên niên kỷ cấp tiến lung lay tận gốc rễ.
Thứ năm tuần rồi, một ngày trước khi Hạ Viện biểu quyết về vấn đề Obamacare, TT Obama họp báo nhận lỗi, tự nhận mình “không hoàn hảo”, “đã và sẽ làm sai lầm”. Ông nhận trách nhiệm với các đồng chí Dân Chủ, nhìn nhận đã đặt họ vào tình huống hết sức khó khăn. Ông cũng công bố biện pháp điều chỉnh Obamacare.
Ta hãy xét lại lời trần tình đó.
Trước hết, công bằng mà nói, việc vị lãnh đạo tối cao công khai nhận trách nhiệm, nhận đã làm sai, là điều đáng hoan nghênh. Hơn xa cái “I am sorry” của mấy ngày trước đây. Đó chính là biểu tượng của một chế độ dân chủ, tôn trọng dân hơn là lo bảo vệ uy thế của đảng và ghế ngồi cá nhân mà ta thấy trong cái xứ “đỉnh cao trí tuệ loài người theo định hướng giời ơi đất hỡi”. Nhất định đáng phục hơn là vỗ ngực tự xưng mình là Đấng Tiên Tri có phép màu “hạ thủy triều”.
Trong vấn đề này, TT Obama trước đây đã lên truyền hình tỏ ý “hối tiếc”. Một nhà báo đã lưu ý TT Obama chỉ “hối tiếc (sorry), chứ không phải “xin lỗi” (apology) như truyền thông phe ta đã loan tin. Chỉ “hối tiếc” suông. Sau khi đã tìm cách mập mờ vặn vẹo giải thích câu nói của mình theo kiểu Clinton chạy tội trong vụ cô Monica.
Một lý do quan trọng cho việc nhận trách nhiệm là làn sóng bất mãn từ trong nội bộ đảng Dân Chủ. Trong mấy ngày trước đó, TT Obama đã nhận không biết bao nhiêu than phiền, khiếu nại từ các vị dân cử Dân Chủ, công khai cũng như kín đáo hơn trong hậu trường. Hiển nhiên, Obamacare đã và sẽ là một sao quả tạ lớn cho đảng Dân Chủ. Nhất là cho cuộc bầu giữa mùa cuối năm tới.
Hàng triệu người bị mất bảo hiểm sẽ không còn là cử tri trung kiên của đảng Dân Chủ nữa. Chỉ một tiểu bang Cali cho đến nay đã có một triệu người mất bảo hiểm, đó là con số chính thức đưa ra bởi ông Dave Jones, Ủy Viên Bảo Hiểm –Insurance Commissioner- của tiểu bang. Báo chí đã đăng không thiếu gì những mẫu chuyện về rất nhiều người trước đây ủng hộ mạnh Obamacare bây giờ đã vỡ mộng khi thấy bảo hiểm sức khoẻ của mình bị mất, hay bị tăng bảo phí quá cao. Đó là những thực tế mà họ chưa từng nghĩ đến vì tin tưởng vào lời cam kết của TT Obama là sẽ không có gì thay đổi.
Theo thăm dò của đại học Quinnipiac, lần đầu tiên, đa số (52%) cho rằng TT Obama không lương thiện và không đáng tin (not honest and trustworthy). Tất cả những gì khối bảo thủ chỉ trích về Obamacare trong khi TT Obama cải chính, đã thành sự thật. Làm sao dân Mỹ không xét lại lòng thành của TT Obama được?
Đáng ghi nhận nữa là thăm dò của cơ quan YouGov cho thấy trong vấn đề Obamacare, 19% dân Mỹ tin vào đài FoxNews, 11% tin vào TT Obama, và 2% tin vào các đài NBC, CBS. Như vậy, hóa ra dân Mỹ tin vào FoxNews nhiều hơn tin vào vị quốc trưởng? Các đài truyền hình khác thì... thôi quên đi! Khủng hoảng Obamacare đã trở thành khủng hoảng niềm tin vĩ đại.
Điều mang nhiều ý nghiã là mới đây, cựu TT Clinton đã lên tiếng kêu gọi TT Obama tôn trọng lời cam kết (honor the commitment) để mọi người đều có thể giữ chương trình y tế mình đang có, cho dù có phải sửa luật Obamacare thì cũng phải làm. Kẻ viết này không nghĩ TT Clinton muốn đẩy TT Obama vào chân tường, mà thật ra chỉ có thâm ý muốn giúp tách xa bà Hillary khỏi quả bom Obamacare, càng xa càng tốt, dọn đường cho bà ra tranh cử tổng thống. Nhắc nhở mọi người là bà Hillary không liên hệ xa gần gì đến lời cam kết long trọng đó của TT Obama.
Lời kêu gọi của TT Clinton đi kèm với đòi hỏi TT Obama phải có giải pháp gấp hay hoãn Obamacare lại của hàng loạt dân cử Dân Chủ. Năm thượng nghị sĩ Dân Chủ cầm đầu bởi bà Mary Landrieu của Louisiana, đang thảo dự luật tu chính lại Obamacare. Ít ra là 10 nghị sĩ Dân Chủ đòi tu chính hoãn việc bắt buộc cá nhân phải có bảo hiểm cũng như hoãn việc phạt lại một năm. TNS Mitch McConnell, lãnh tụ khối Cộng Hòa, đã công bố danh sách 27 nghị sĩ Dân Chủ đã từng lập lại nguyên văn câu nói bất hủ của TT Obama “bạn có thể giữ chương trình y tế cũ nếu bạn thích”. TT Obama đã xin lỗi, còn những vị này thì đang lo... tháo chạy, đòi sửa luật. Obamacare cứ tiếp tục tu chính, sửa điều này, hủy điều kia, hoãn điều nọ thì còn lại gì? Một bộ luật luộm thuộm chưa từng thấy trong lịch sử, với gần 3.000 trang luật và hơn 10.000 trang phụ đính.
Tại Hạ Viện, ngày Thứ Sáu vừa qua, 39 dân biểu Dân Chủ (20% khối Dân Chủ Hạ Viện) đã biểu quyết cùng với khối Cộng Hòa một dự luật cho các hãng bảo hiểm miễn phải tuân thủ những đòi hỏi mới của Obamacare. Một phần năm các dân biểu Dân Chủ đang bấn loạn, lo sợ cho tương lai của chính họ. Nhà báo cấp tiến Paul Waldman đã phải lên tiếng trấn an họ, khẳng định “trời chưa xập mà” (the sky is not fallen yet). Báo phe ta Washington Post nhận định khối nghị sĩ và dân biểu Dân Chủ này rất có thể xé rào, nhẩy qua bên Cộng Hoà để biểu quyết thu hồi Obamacare.
Cụ thể hơn hết là cuộc bầu thống đốc tại Virgiania tuần qua.
Lần Virginia bầu thống đốc này, bên Dân Chủ đưa ra ông Terry McAuliffe, và bên Cộng Hòa đưa ra ông Ken Cuccinelli.
Ông McAuliffe là một chính khách cột trụ của đảng Dân Chủ, từng là phụ tá quan trọng của TT Clinton, Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia của đảng Dân Chủ dưới thời TT Bush II, và Chủ Tịch Ủy Ban Tranh Cử của bà Hillary Clinton năm 2008. Ông Cuccinelli là bộ trưởng Tư Pháp của tiểu bang Virginia. So sánh hai người thì hiển nhiên, ông McAuliffe là nhân vật có tầm vóc quốc gia lớn trong khi ông Cuccinelli là một ông quan toà địa phương, tương đối ít người biết ngoài Virginia.
Thăm dò dư luận nói chung, ông McAuliffe dẫn đầu với tỷ lệ hậu thuẫn hơn ông Cuccinelli trung bình 10%-12%. Coi như chắc thắng rồi. Nhưng đầu tháng Mười là lúc cuộc khủng hoảng Obamacare nổ bùng. Obamacare trở thành đề tài tranh cử lớn nhất. Và vị thế của ông McAuliffe lung lay mạnh. Một tuần trước ngày bầu cử, hậu thuẫn của ông rớt xuống, còn hơn ông Cuccinelli có 2,5%, nghiã là nằm trong sai biệt xác xuất, tức là hai bên ngang ngửa.
Phe Dân Chủ hoảng hốt trước kinh nghiệm của Massachusetts sau khi TNS Ted Kennedy qua đời và một ứng viên Cộng Hoà vô danh ra tranh cử chống Obamacare và đại thắng giờ chót. Ông McAuliffe với sự yểm trợ tài chánh của đảng Dân Chủ, cho tràn ngập quảng cáo trên truyền hình, chi tiền quảng cáo gấp ba lần ông Cuccinelli trong tuần cuối. Các đại bác lớn nhất của đảng được tung vào mặt trận. Bà Hillary là người đầu tiên nhẩy vào tích cực vận động cho ông McAuliffe, rồi đến PTT Biden, và cuối cùng là đích thân TT Obama. Cả ba đều đến Virginia hô hào vận động cho ông McAuliffe.
Kết quả cuộc tranh cử, ông McAuliffe vẫn thắng, nhưng với tỷ lệ 48%-46%, hơn có 2%, ít hơn thăm dò cuối cùng. Bài học cụ thể: nếu không có Obamacare thì ông McAuliffe đã thắng lớn rồi, và nếu không có hậu thuẫn mạnh mẽ giờ chót của ba nhân vật nặng ký nhất trong đảng Dân Chủ, thì ông McAuliffe đã thua to vì Obamacare rồi.
Cách đây không lâu, sau cuộc tranh cãi về ngân sách và Obamacare khiến Nhà Nước phải đóng cửa tiệm mấy tuần, truyền thông dòng chính tưng bừng ca khúc khải hoàn và gửi cáo phó của đảng Cộng Hoà đi khắp nơi. Nhưng rồi đám tang của Cộng Hòa kéo dài chưa bao lâu thì xẩy ra cuộc khủng hoảng Obamacare. Và Obamacare đã trở thành liều thuốc hồi sinh cho đảng Cộng Hoà, đồng thời cũng là viên thuốc độc bọc đường cho đảng Dân Chủ. Thông điệp của Virginia quá rõ ràng đối với các vị dân cử Dân Chủ, bắt buộc TT Obama “phải làm một cái gì”.
Và TT Obama ra quyết định sẽ không bắt các hãng bảo hiểm phải tuân thủ theo các quy định mới của Obamacare trong vòng một năm. Có nghiã là những đòi hòi trong bảo hiểm mới sẽ không còn nữa, như bảo hiểm bệnh thần kinh (có lẽ rất cần dưới thời Obama?), bảo hiểm ngừa thai cho các cụ bà, bảo hiểm sanh đẻ cho các ông (những đòi hỏi này nghe vô lý nhưng thực ra rất... có lý vì giúp san sẻ gánh nặng tài chánh, đại khái các ông sẽ phải đóng góp tiền sanh đẻ của mấy bà welfare queens ngồi nhà vui vẻ sản xuất dài dài),... Sẽ giúp cho các hãng bảo hiểm duy trì các hợp đồng bảo hiểm hiện hành, không phải hủy bỏ, thay thế bằng hợp đồng mới khắt khe hơn và đắt tiền hơn.
Ở đây, có vài vấn đề lớn.
TT Obama cho phép các hãng bảo hiểm không tuân thủ những điều kiện mới không có nghiã là cấm họ tuân thủ, tức là nếu muốn, họ vẫn tuân thủ, vẫn hủy hợp đồng cũ, và vẫn tăng giá bảo hiểm, vẫn bắt thiên hạ đổi bác sĩ, nhà thương được. Nhà Nước cũng sẽ không ngăn cản hay truy tố họ. TT Obama cũng không đề cập đến các hợp đồng đã bị hủy bỏ. Các hãng bảo hiểm có cần phải rút lại quyết định hủy bỏ không? Hay đã hủy rồi thì hủy luôn? Tùy hỷ họ làm gì có lợi cho họ thì họ làm? Ai dám bảo đảm các hãng bảo hiểm sẽ không lợi dụng cơ hội áp đặt hợp đồng mới đắt tiền hơn lên các khách hàng của họ? Như vậy, ta phải chờ xem các hãng bảo hiểm tính toán gì và làm gì. Đi xa hơn nữa, sau một năm thì sao? Tình trạng hiện nay lại tái diễn? Tức là đá banh ra biên, câu giờ để rồi một năm sau, ta lại gặp lại ông Vũ Như Cẩn?
Trong thời gian đó, những người không kịp hay không muốn ghi danh có bị phạt không? Không nghe TT Obama nói gì về việc bắt đầu phạt từ đầu năm tới. Nếu các hãng bảo hiểm vẫn hủy hợp đồng hiện hữu và chỉ bán bảo hiểm theo điều kiện mới đắt hơn, người dân sẽ có lựa chọn nào khác không? Hay là đành phải mua bảo hiểm mới với cao giá hơn, nếu không mua sẽ bị phạt từ đầu năm tới sao?
Điều chắc chắn là việc thiên hạ ghi danh vào Obamacare sẽ dậm chân tại chỗ ngay. Tâm lý bình thường, nhiều người sẽ trì hoãn việc mua bảo hiểm chờ xem chuyện gì sẽ xẩy ra, biết đâu trong vòng năm tới sẽ lại có thay đổi nữa? Trong khi bà dân biểu Nancy Pelosi huyênh hoang khoe có 500.000 người đã mua bảo hiểm qua các trung tâm điều hợp, tin chính thức do Nhà Nước công bố, trong nguyên một tháng đầu của Obamacare, chỉ có 106.000 người ghi danh. Theo đà này thì muốn cho 300 triệu dân Mỹ có bảo hiểm sức khoẻ hết thì sẽ cần đợi tới... 300 năm.
Vấn đề thứ hai là thực sự TT Obama có quyền cho các hãng bảo hiểm miễn chấp hành Obamacare mà không cần thông qua quốc hội hay không? Obamacare đã là bộ luật được quốc hội biểu quyết và tổng thống ký để thành luật chính thức. TT Obama lấy quyền gì cho phép không áp dụng luật trong một năm? Ngay cả ông Howard Dean, cựu Chủ Tịch đảng Dân Chủ, và cựu ứng viên tổng thống năm 2004, cũng đã lên truyền hình rào đón đặt câu hỏi không biết TT Obama có quyền áp dụng luật lệ tùy hỷ hay không. Nếu nói tổng thống có quyền muốn làm gì thì làm, kể cả hoãn áp dụng bất cứ luật nào ông muốn, thì có phải đại cường Cờ Hoa đã không khác gì một nước nhược tiểu khi quân đội đảo chánh, cất mọi luật lệ và Hiến Pháp vào kho một thời gian không? TT Obama gọi quyết định của ông là sửa đổi hành chánh (administrative fix), không phải là thay đổi luật. Kẻ viết này không phải luật gia để thẩm định cách diễn giải này.
Thật ra, biện pháp TT Obama đề nghị chỉ là một chiêu hoãn binh để xoa dịu chống đối và giúp các ông đồng chí Dân Chủ thoát qua cửa ải bầu cử tháng Mười Một năm 2014 thôi. Không phải tình cờ mà ông đã chọn một năm, để luật Obamacare sẽ phải được áp dụng trọn vẹn vào tháng Giêng năm 2015, sau cuộc bầu giữa mùa năm tới. Tuyệt đối nó không có thay đổi gì đối với luật Obamacare. Tất cả mọi điểu khoản đều không có gì thay đổi. Có nghiã là những lý do căn bẳn chống đối Obamacare, hay đúng hơn những hậu quả tai hại của Obamacare, vẫn còn đó. Chi phí y tế của tất cả sẽ gia tăng, và sau này, lấy hẹn bác sĩ và nhà thương sẽ vẫn trần ai, nhất là cho những người có Medicaid–MediCal ở Cali- khi một mặt các bác sĩ rút ra khỏi chương trình Medicaid hàng loạt, trong khi lại có thêm cả triệu người được vào Medicaid qua việc mở rộng tiêu chuẩn Medicaid.
Ngay sau khi TT Obama công bố quyết định, phản ứng của khối Cộng Hoà đã không làm ai ngạc nhiên. Họ cho rằng quyết định của TT Obama chẳng hề đụng đến căn gốc của vấn đề vì tất cả vẫn đều còn đó, không có gì thay đổi. Đến ngay cả khối Dân Chủ cũng đã có phản ứng tương tự. Bà Mary Landrieu tuyên bố không có gì thay đổi cả, khối Dân Chủ trong Thượng Viện sẽ tiếp tục thảo tu chính cho Obamacare như thường.
Một phát ngôn của ngành bảo hiểm đã than phiền Obamacare có tác động rất lớn đến đời sống người dân, chẳng những phức tạp, nhiêu khê, mà lại thay đổi tới lui, làm như trò đuà vì những người làm luật không biết mình đang làm gì, đang muốn gì, cuối cùng sẽ chỉ gây rối loạn hơn, khiến các hãng bảo hiểm rối trí không biệt phải làm gì và được phép làm gì, và chi phí sẽ tăng cao hơn thôi. Và tất cả mọi người, từ bệnh nhân đến bác sĩ đến hãng bảo hiểm đều sẽ là nạn nhân hết. Chính sách thi hành Obamacare chỉ là một chính sách vá víu, bít đầu này, lấp đầu kia, không có đường hướng rõ rệt gì cả. (17-11-13)
Vũ Linh
No comments:
Post a Comment