Monday, November 11, 2013

Bão Haiyan, một cơ hội để đền ơn đất nước Phi


Như một con người tỵ nạn đã từng sống trong các trại tỵ nạn Philippines, như một người Việt Nam tỵ nạn dù không ở các trại Phi và như một người Việt Nam có lòng nhân ái, chúng ta mắc nợ đất nước Philippines một nón nợ vô cùng to lớn. Nhiều trong số chúng ta vẫn mong có cơ hội để đền đáp, có dịp để tỏ bày lòng biết ơn đến người dân Phi,...

- Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.
Đất nước chúng ta đang trải qua thời đen tối. Một thời, từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau cơn bão lửa Cộng Sản 1975, hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ lại sau lưng những gì trân quý nhất để ra đi tìm tự do trên những chiếc thuyền gỗ nhỏ. Vùng biển Đông mênh mông trở thành một nấm mồ nước sâu thăm thẳm. Nơi đó, mẹ lạc cha, vợ xa chồng, anh mất em. Nơi đó, tiếng niệm Phật, lời cầu kinh cũng chẳng còn ai nghe thấy. Nơi đó, chỉ còn lại những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh trước bầy điêu tặc. Nơi đó, chỉ có đói khát và lo âu, chỉ có những đứa bé hấp hối trong bàn tay thương yêu nhưng tuyệt vọng của mẹ.
Trong giờ phút đó, nếu không có chiếc ghe đánh cá người Phi dừng lại, không có Cap Anamur đang chờ ngoài vùng biển Philippines, không có tàu hải quân Phi từ vịnh Manila, hải quân Mỹ từ Subic Bay ra can thiệp, số phận của hàng trăm ngàn người Việt lênh đênh trên đường tìm tự do sẽ trôi dạt về đâu. Năm tháng trôi qua nhưng những địa danh Palawan, Bataan, Subic Bay sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của những người Việt sống sót trên đường tìm tự do.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi thuyền tỵ nạn trong hải trình từ Việt Nam vào vịnh Thái Lan đã bị hải tặc tấn công trung bình 3.2 lần. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ghi nhận 881 vụ hãm hiếp. Đồng bào đến các trại Phi là những người may mắn. Trong khi bãi san hô Koh Kra trở thành vết đen trong lòng nhân ái của dân tộc Thái, chúng ta có thể không nghe một tình trạng hải tặc cướp bóc hay hãm hiếp do các tàu đánh cá người Phi gây ra. Và khi hầu hết các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã trở thành lịch sử, mãi cho đến năm 2012 vẫn còn dấu chân người Việt Nam tỵ nạn ở Phi. Đất nước bao dung này đã đối xử với chúng ta như một người chị, một người em ruột thịt không khác gì truyền thống chị ngã em nâng của văn hóa Việt. Ngoài ra, trước hiểm họa bành trướng của Trung Cộng, hai dân tộc Việt Nam và Philippines, trong tương lai chắn chắn sẽ kề vai, sát cánh nhau để bảo vệ chủ quyền của hai đất nước, bảo vệ quyền tự do hàng hải trên biển Đông và sẽ chứng tỏ cho bá quyền Trung Cộng biết một nước nghèo không có nghĩa là một nước nhược tiểu và một nước nhỏ không có nghĩa là một nước chỉ biết cúi đầu.
Như một con người tỵ nạn đã từng sống trong các trại tỵ nạn Philippines, như một người Việt Nam tỵ nạn dù không ở các trại Phi và như một người Việt Nam có lòng nhân ái, chúng ta mắc nợ đất nước Philippines một nón nợ vô cùng to lớn. Nhiều trong số chúng ta vẫn mong có cơ hội để đền đáp, có dịp để tỏ bày lòng biết ơn đến người dân Phi, những người đã đến với chúng ta trong giờ phút khó khăn nhất, hay nói như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, họ là tin vui giữa giờ tuyệt vọng của một đời người Việt Nam tỵ nạn.
Hôm nay, như chúng ta đều biết, theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Với sức gió 175 dặm một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.
Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Đối với người Việt chúng ta đây là một cơ hội để trả ơn. Một cơ hội để chính phủ Philippines biết dù hôm nay đang sống trong tự do no ấm chúng ta vẫn không quên những mái lá đơn sơ ở trại tỵ nạn, cơ hội để góp phần xoa dịu nỗi khó khăn của hàng triệu nạn nhân cơn bão Haiyan và ngoài ra cũng là cơ hội để giúp chính chúng ta vơi đi mặc cảm quên ơn vốn từ lâu đè nặng trong lòng.
Trần Trung Đạo

American Racer và Green Port đang vận chuyễn những người tỵ nạn Viêt Nam tại Phi Luật Tân vào ngày 2 tháng 5 năm 1975



With reports of more than 10,000 estimated casualties, and an excess of 9 million people affected, Typhoon Haiyan is one of the most devastating storms ever to make landfall.
With the Red Cross and other agencies saying they expect the number of casualties and total damage from the storm to soar, there are many organizations stepping up to provide relief to the victims and families of Haiyan.
Here are just some of them:
American Red Cross: Sent support specialists to help the hardest hit areas.
AmeriCares: AmeriCares has emergency medicines and supplies ready to help families displaced by the storm.
Direct Relief International: Direct Relief is collaborating with its partner on the ground, Asia America Initiative (AAI), to coordinate the delivery of needed medical aid, which is expected to arrive in the Philippines capital, Manila, early next week.  The donation contains antibiotics, pain relievers, nutritional supplements, anti-fungal medications, wound dressings, and chronic disease medicines.
Mercy Corps: Mercy Corps is launching immediate relief efforts after one of the strongest storms in recorded history devastates the Philippines.
Save the Children: Save the Children has worked in the Philippines for the past 30 years and quickly delivers humanitarian relief after the nation's frequent typhoons and other disasters.
UNICEF: UNICEF is working to provide safe water, hygiene supplies, food, shelter and a safe environment to recover.
World Food Programme: WFP is mobilizing quickly to reach those in need. Please make a donation now to provide emergency food assistance to families and children.

Tags: Bataan, trại tỵ nạn, Philippines




Hình Ảnh Trại Tỵ Nạn Bataan Phi Luật Tân 


 Thuyền nhân ngày xưa nay là một Khoa Học Gia nỗi tiếng thế giới
















 

DI TẢN VÀ VƯỢT BIÊN  
KÝ ỨC VỀ  NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN

Bùi Trọng Cường & Nguyễn Phục Hưng

Sau ngày 30-4-1975, một ký giả Tây phương đã viết là ‘Dưới chính sách khắc nghiệt của Cộng sản, nếu cái cột đèn mà biết đi chắc nó cũng…vượt biên’.  (Ginetta Sagan). Câu nói dí dỏm của Sagan đã diễn tả được một thực trạng rất bi hài của dân dộc Việt Nam trong khoảng thời gian hơn hai  mươi năm kể từ Tháng Tư, 1975 cho đến năm 1996.
Những người chạy trốn chế độ Cộng Sản có thể chia làm hai đợt chính: Đợt đầu được mệnh danh là người Di Tản vì họ rời Việt Nam ngay trong khoảng tháng Tư 1975 và đợt thứ hai thường được mệnh danh là ngưòi Vượt Biên, dù bằng đường bộ hay đường biển.
Di Tản
Ngày 30 tháng 4, 1975 là ngày chính thức ghi nhân sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà trước làn sóng xâm lăng của cộng quân. Cuối tháng 4,1975 đã có những đợt rời Việt Nam của các  nhân viên và gia đình các sứ quán, công ty ngoại quốc cũng như nhừng người Việt có phương tiện riêng hoặc  được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh bảo trợ.  Ngày 29 tháng tư 1975, Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford chính thức ra lịnh khỏi động chiến dịch “Frequent Wind” để di tản quân nhân,  nhân viên dân sự Mỹ và một số  người Việt đã từng cộng tác hay liên hê với chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi Việt Nam để tránh  bị Cộng Sản trả thù.
Cùng thời điểm này, rất nhiều người Việt Nam cũng đã quyêt đinh di tản.  Họ là những người mà đã ít nhất một lần bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ mồ mả ông bà, tổ tiên để di cư vào Nam năm 1954, họ là những người đã có ít nhiều hiểu biết, kinh nghiệm về cộng sản, họ là những người đã may mắn vượt thoát được sau cuộc triệt thoái của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa khỏi miền Cao nguyên và miền Trung, họ là những người chối bỏ chế độ cộng sản.  Ðó là lý do mà làn sóng người di tản trong tháng Tư 1975 đã làm nhiều người ngạc nhiên với con số khoảng 300 ngàn người và các cơ quan cứu trợ quốc tế đã phải mất nhiều thời gian để giúp họ định cư ở các nước tự do nhất là Mỹ, Canada, Úc, Tân Tây Lan và các trai tạm cư ở Subic Bay (Philippines), Guam, Wake Island, California, Arkansas, Florida, Pensylvania ãa phải mở mãi cho đến cuối năm 1975. 
Chiến dịch ‘Frequent Wind” trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3:30 chiều ngày 29 tháng tư và chấm dứt vào đúng 21 giờ ngày 30 tháng tư, 1975 khi người lính Mỹ cuối cùng được trục thăng bốc khỏi Sàigòn và trụ sở của cơ quan DAO (Defence Attachés Offfice) của Hoa Kỳ được Thủy quân lục Chiến Hoa kỳ cho phá nổ.  Tuy nhiên với làn sóng người di tản rầm rộ đ ra biển Thái Bình Dương bằng các tàu hải quân, thương thuyền và cả các tàu đánh cá nhỏ,  việc cứư vớt người vẫn được tiếp tục trong nhiều tuần sau đó.  Hạm đội số 7 của Hải quân Hoa Kỳ với các hàng không mẫu hạm Hancok , Midway và  nhiều tàu chiến hạm cũng như nhiều thương thuyền Hoa kỳ và quôc tế đã tham dự vào chiến dịch cứu vớt người trên biển rồi chuyển qua các trai ty nạn ở Subic, Guam trước khi phân tán họ đi tị nạn tai Hoa kỳ và các nước tự do khác như Canada, Uc, Pháp, Anh,  vân vân. Trên thực tế, giai đoan di tản và vượt biên không có sư gián đoạn.  Có chăng chỉ là sự phân chia thời điểm chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt chiến dịch vớt người trên biển mà thôi, còn sự ra đi của người Việt vần tiếp tục không ngừng.
Những hình ảnh sau đây ghi nhận cảnh hãi hùng của một cuộc di tản chưa từng có trong lich sử Việt Nam và thế giới.
 Cuộc Di Tản tháng tư năm 1975 đã có nhiều  cảnh đẫm máu  và nước  mắt nhưng  tình nhân loai cũng đã được biểu lộ rõ rệt từ những quân nhân và các cơ quan từ thiện.  Sau khi đã đến đựợc Mỹ hay các nước mở vòng tay đón nhân, dân Di Tản còn phải trải qua nhiều khó khăn như sự  khác biệt ngôn ngữ, văn hóa, vân vân để tạo lại cuộc sống.

Vượt Biên
Họ ra đi mà không biết mình đi đâu, sẽ đến đâu; đa số không biết gì về đại dương cùng những nguy hiểm của những chuyến hải hành cũng như không biết gì về những khó khăn khác đang chờ đợi họ.  Ðó là lý do mà có lúc người ta đã nói “ nếu có ba người vượt biên thì chỉ có một người đến bến an toàn, một người chết trên biển vì bảo tố, đói khát và hải tặc và một người sẽ bị bắt lại và đi tù”.
The State of the World’s Refugees 2000:
50 Years of Humanitarian Action
Những Người Vượt Biên là ai và tai sao họ phải liều mình đi tìm Tự Do?
Họ chính là những người chậm chân trong giai đoạn Di Tản. Có thể lúc đó họ còn chút hy vọng là những người Cộng sản cũng còn chút lương tâm và sáng suốt không nỡ đối xử với những người dân miền Nam như kẻ thù không đội trời chung và họ sẵn sàng cộng tác với những người Cộng sản để cùng xây dựng một Đât nước Thông Nhất trong Hòa Bình.  Họ đã lầm sau bao nhiêu ngày lầm than tôi mọi cho những người Cộng Sản vô lương.  Họ đã mất hết tài sản, tự do và cả phẩm giá con người dưới chánh sách trả thù tàn bạo của Cọng sản.  Họ có thể chịu nghèo khổ để hy vọng vào một tương lai xán lạn.  Nhưng tương lai chỉ có tù đầy, thù hận và dối trá. Thế hệ của họ coi như bỏ vì họ đã lỡ tin Cộng Sản. Nhưng còn thế hệ con cái họ? Họ không thể chịu cực khổ nhìn con cái họ trở thành những con vật trong xã hội Cộng sản Xã hội Việt Nam đã lùi lại hơn 30 năm sau cái ngày gọi là ‘giải phóng’.  Tương lai họ còn gì đâu ngoài một lối đi duy nhất: Vượt Biên.  Nếu may ra thoát được qua bờ Tự Do thì con cái họ còn có hy vọng sống được một cuộc đời đáng sống. Còn không, đời sống ở Việtnam có khác gì đã chết.  Bới vậy Họ đã quyết chí liều mình  Vượt Biên qua Cam-pu-chia, đến Thái Lan hay  Vượt Biển qua Mã Lai, Nam Dưong, Phi Luật Tân nơi nào cũng được, miễn là ra khỏi điạ ngục Việt Nam bất chấp sự bắt bớ lùng xét của công an, hiểm nguy của hải tặc, bão tố hãi hùng ngoài biển Đông.
Sau đây là vài trích đoạn từ các tác phẩm viết về  tỵ nạn:
“Người Việt Nam chỉ ra đi trong thế cùng, không còn cách nào có thể sinh sống tại quê hương của mình. Ðây là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại chống lại chế độ cộng sản Hà Nội bằng chính mạng sống của mình. Trong số nầy, rất nhiều người mang hoài bảo sẽ có một ngày trở về quang phục quê hương.  Số người tử nạn trên bước đường vượt biên không thể thống kê chính xác được.  Người ta phỏng chừng từ 400.000 đến 500.000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết.
Vượt biên năm 1975 là cuộc xuất ngoại vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam kể từ ngày lập quốc.  Ðây là một sự kiện hoàn toàn bất ngờ đối với Nam Việt, Bắc Việt, Hoa Kỳ và cả thế giới.  Trước đó, không một ai có thể tiên đoán được phong trào vượt biên sẽ xảy ra đến mức lớn lao như thế.  Phong trào vượt biên kéo dài từ 1975 đến 1996 ngang bằng với thời gian chiến tranh từ 1954 đến 1975. Tổng số người rời bỏ đất nước bằng tất cả các cách, cộng với những người tử nạn trên đường vượt biên, lên đến khoảng gần bằng tổng số dân chúng và quân nhân Việt Nam cả Nam lẫn Bắc tử trận trong cuộc chiến từ 1954 đến 1975 (khoảng 3,000,000).
Những đợt vượt biên ào ạt, bất chấp mạng sống đã làm rúng động lương tâm nhân loại, và đã phơi trần bản chất độc ác của chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) trước công luận thế giới.  Sự kiện nầy là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với nhân loại về “Thiên Đường Cộng Sản”  và trở thành động cơ thúc đẩy các nước Ðông Âu ly khai  chủ nghĩa cộng sản, và dẫn đến sự sụp đổ của khối cộng sản năm 1990-1991?
Phỏng theoTrần Gia Phụng 
‘‘Bước vào đầu thế kỷ 21, Việt Nam vẫn là một trong các nước chậm tiến trên thế giới, mặc dầu có sẵn tiềm năng, nhưng vì sai lầm nghiêm trọng của đường lối Xã Hội Chủ Nghĩa. Những thảm trạng xẩy ra trong hơn nửa thế kỷ vừa qua cần phải được ghi nhớ, trong đó có hai sự kiện gần nhất là việc nhà cầm quyền cộng sản giam cầm công dân vô tội trong tù cải tạo và việc người dân  trốn ra ngoại quốc trong những điều kiện bất trắc đầy nguy hiểm.  Giam giữ người vô tội trong các trại tập trung cải tạo,  chế độ cộng sản đã một mặt vi phạm tội ác, một mặt phung phí năng lực quốc gia để phục vụ mục tiêu đảng phái.  Đảng Cộng Sản không  chịu thú nhận rằng chính tàn bạo của họ là nguyên nhân khiến người dân phải bỏ nước ra đi, mà họ còn lợi dụng cơ hội ra đi đó để cướp đoạt tài sản, thu vàng bán bãi, mặc cho tài năng quốc gia thất thoát ra ngoài và biết bao người dân lương thiện đã bị chết kinh hoàng trên biển cả.

Phạm Hữu Trác – Vàng Máu và Nước Mắt

Trong 2 năm qua, nhất là từ tháng 9 năm 1978, làn sóng người tị nạn từ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang tràn ngập các trại tị nạn ở Ðông Nam Á.  Ngoài ra, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã bị chính quyền Hà Nội bắt buộc ra đi trên những con tàu không thể đi biển được, và đã biến mất trên Biển Ðông đầy bất trắc.  Ở một số bờ biển Thái Lan, các ngư dân đã phải quay tàu về đất liền khi chứng kiến cảnh hãi hùng như một phần thi thể của người vượt biển vướng vào lưới, vân vân.
Vì sao quá nhiều người liều mạng bỏ trốn khỏi Việt Nam? Ta có thể tìm thấy câu trả lời khá dễ dàng trong các chính sách hậu chiến đã được công khai thực hiện: “tiêu diệt các thế lực thù nghịch: trừng trị những kẻ bù nhìn, đánh bại giới tư bản, đánh đuổi người Trung Hoa.”
Hiện tượng thuyền nhân đã phản ảnh được cái đau khổ của người phải rời bỏ quê hương.  Họ không phải chỉ kín đáo đi từ bên này sang bên kia biên giới, chờ đợi cơ hội quay về khi mọi chuyện đã trở lại bình thường hay theo ý họ mong muốn.  Họ ra đi, không hề biết trước mình sẽ đến đâu, không có viễn ảnh hồi hương, và cam chịu mọi hiểm nguy.  Họ phải đang tâm cắt bỏ những ràng buộc với quê hương và dân tộc.
Thuyền nhân là những người không chịu đựng được  chính sách hà khắc của chính quyền cộng sản Họ là những người mà trước năm 1975, không bao giờ muốn rời bỏ quê hương.  Trớ trêu thay, lịch sử đã đảo lộn, đã thay đổi cuộc đời ho vượt xa sức họ tưởng tượng, đến mức họ phải quyết định bỏ lại sau lưng tất cả những người và những gì yêu quý, liều mạng sống của mình cũng như chấp nhận mọi nỗi kinh hoàng của một tương lai bất định, để rời khỏi Việt Nam.
Lesleyanne Hawthorne - Refugee - The Vietnamese Experience
Những ‘thuyền nhân’, danh từ thế giới gán cho họ, thường phải chịu nhiều rủi ro lớn lao, từ rất lâu trước khi đặt được chân xuống tàu.  Trong khi cố gắng tìm cách để thoát được công an và lính biên phòng, họ đã chấp nhận rủi ro bị bắn, hoặc nhẹ nhất là, bị bắt lại và bỏ tù.  Những ai may mắn xuống được tàu phải ra đi trên các thuyền đánh cá mỏng manh đầy ắp người không thích hợp để đi vượt đại dương.  Thường thường, họ nhắm hướng đi đến Thái Lan hoặc Mã Lai, nhưng lại cập bến ở đâu đó giữa Hồng Kông và Úc Ðại Lợi.  Biển cả cũng cướp đi một số người mà không ai biết được là bao nhiêu.
Tuy vậy, cuối cùng thì câu chuyện về những người tị nạn Ðông Dương là câu chuyện về những người bị từ chối.  Trước tiên và đau đớn nhất, họ bị chính quyền của chính nước họ khước từ.  Họ cũng nhiều lần bị cự tuyệt bởi các quốc gia lân bang nơi họ đến xin tạm trú, và bị từ chối ít nhất là vào lúc đầu bởi các nước Tây Phương và Nhật Bản, những quốc gia duy nhất có khả năng và tấm lòng cứu vớt thuyền nhân.

Barry Wain - The refused: The Agony of The Indochina Refugees
“Chúng tôi cần gạo và thực phẩm.  Trong những ngày này, chúng tôi không có tiền để mua thêm thức ăn.  Chúng tôi không được phép có công việc làm.  Nếu thực phẩm được phát trễ, chúng tôi chỉ việc nhịn đói.  Chúng tôi có rất ít nước uống, vì đang là mùa khô.  Tôi nghĩ nếu mọi chuyện không thay đổi, chúng tôi sẽ chết hết.”
Refugee: Thailand, 1978
“Trong bệnh viện, một người đàn ông và đứa con trai đang khóc trên lán.  Tàu họ đã đến đêm hôm trước, nhưng bị lật úp.  Người vợ, người mẹ đã chết đuối.”
Delegates of ‘Society of Friends’: Malaysia, 1979
“Các lính tuần tra phát hiện có những bao ni-lông xoáy tròn trên mặt nước.  Họ chuẩn bị tăng tốc độ vọt đi tiếp, thì khám phá ra rằng, các bao nhựa này đã được thổi phồng, căng lên, để chở hai em bé sơ sinh, dĩ nhiên là chưa biết bơi.  Người mẹ đang ra sức đẩy chúng.  Người cha đã không may chết đuối trước đó.”
Report: Mekong River Crossing, 1978
Người mẹ của một em trai 14 tuổi kể lại, tàu của cô bị hải tặc từ một tàu cào của Thái Lan nhảy sang.  “Tôi biết bọn chúng sẽ làm gì”, cô vừa kể vừa khóc nức nở.  “Tôi van xin chúng đừng làm gì trước mặt con trai tôi.  Vì thế, chúng đưa tôi vào cabin tàu, rồi 7 tên cưỡng hiếp tôi trong đó.”
Refugee: Malaysia, 1979
Anh Huỳnh Văn Trân, 34 tuổi, ngồi trên 1 băng ghế gỗ ở trại tị nạn Songkhla ở 1 bờ biển cực nam của Thái Lan, thuật lại câu chuyện của mình lần thứ ba.
Anh ra đi trên một chiếc tàu gồm 62 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Họ may mắn gặp thời tiết và gió thuận lợi, và không bị rắc rối gì về máy tàu.  Vào ngày thứ 5 trên biển, một chiếc tàu mã lực lớn dài 15 mét đến cặp sát mạn tàu anh.  Có 12 người đàn ông trên thuyền, tất cả đều trang bị vũ khí đầy đủ.  Trước hết, chúng ra lệnh cho hai người trong số phụ nữ sang tàu chúng.  Một trong hai người này là vợ anh Huỳnh Văn Trân.  Cô này bị ghì chặt xuống, súng trường kê sát thái dương, và bị ra lệnh không được kêu la.  Cô bị chúng cưỡng hiếp.  Bọn hải tặc sau đó nhảy qua tàu tị nạn, cướp đi mọi thứ có giá trị, bắn một người đàn ông còn do dự khi chúng cướp.  Sau đó chúng tăng tốc độ phóng đi với các món của cải chiếm được, nhưng thình lình quay ngoắt lại.  Vẫn giữ nguyên tốc độ tối đa, chúng nhắm thẳng vào tàu tị nạn và đâm mạnh. Chiếc tàu hải tặc đã lập đi lập lại hành động này trong khi nhóm người tị nạn đang hốt hoảng ngoi ngóp giữa biển khơi. Bọn cướp biển cố ý lái tàu cán qua vô số chiếc đầu đang nhấp nhô, có lẽ vì không muốn để sót lại nhân chứng nào.  Khi vợ anh Trân còn đang chới với trên mặt nước, với đứa con trai mới lên 3 đang níu chặt cổ mẹ, cả hai đã bị tàu cán qua và chết đuối. 10 người trong số họ sống sót, sau đó được vớt lên và đưa tới Songkhla.
Toàn thể thính giả đều nín lặng.  Ðó là một câu chuyện thương tâm hơn những chuyện khác, nhưng hẳn nhiên không phải là ngoại lệ, hiếm có. Có rất nhiều tàu tị nạn đã bị hải tặc tấn công nhiều hơn một lần.”
UNHCR: 1979
Bao nhiêu thuyền nhân đã chết ngoài biển khơi? Không ai biết chắc cả. Nhiều người nói với chúng tôi rằng có lẽ 5% các tàu rời Việt Nam đã bị mất tích, nhưng nhiều người lại cho là có đến 70% tàu không hề đến được bờ.
Trong vài năm đầu những thuyền tỵ nạn còn được tiếp đón tử tế bởi dân chúng và chính phủ các nước láng giềng nhưng vì làn sóng tỵ nạn ngày càng nhiều nên những niềm nở ban đầu đã bị giảm xuống hoặc tệ hơn đã bị thay bằng thái độ xua đuổi như đã từng xẩy ra ở Thái Lan, Mã Lai.  Tầu của người tỵ nạn, khi bị tầu hải quân Mã kéo trở ra hải phận quốc tế có một số đã bị chìm và làm chết oan một số người.  Do đó nếu như may mắn không bị bắt lại, thoát được gió bão, không hư máy dọc đường và không gặp hải tặc các thuyền nhân vẫn chưa chắc sẽ đến được các trại tạm cư.  Ðó là chưa kể đến những khó khăn về đủ mọi phương tiện từ vệ sinh, y tế, nước uống, thực phẩm…nơi các trại tỵ nạn.  Thật ra dùng chữ trại tỵ nạn cho lịch sự vậy thôi chứ vào thời điểm ấy không một quốc gia nào có thể lường được là con số người chạy cộng sản, bỏ nước ra đi sẽ đông đến như vậy.  Do đó chẳng có quốc gia nào đã có những sửa soạn để có thể đón tiếp một số lượng người đến quá ào ạt và nhiều đến thế.  Trại tỵ nạn đã là những kho xưởng, những trại lính, những chiếc phà cũ, những chiếc phao nổi, những hòn đảo san hô hoặc đảo hoang, nhỏ nằm chơ vơ giữa đại dương.  Ðặt được chân trên đất là phải đi tìm cỏ, đốn cây để dựng lều để tạm trú tránh cái nóng ban ngày và cái lạnh ban đêm….Còn nhiều nhiều nữa, kể sao cho hết những cái khổ của kiếp lưu vong.  Ðến năm 1988 vì quá mệt mỏi với số người tỵ nạn phải cưu mang trên hơn mười năm, Cao Ủy tỵ nạn và các quốc gia có trại tạm cư đã quyết định áp dụng hệ thống thanh lọc để xác định tư cách tỵ nạn chính trị của các thuyền nhân nếu họ đến sau ngày 16-6-1988.  Quyết định này cũng đã gây ra khá nhiều thảm cảnh rất đáng thương như được kể lại dưới đây.

Sau đây là vài trích đoạn về những thảm cảnh đầy nước mắt đó.
“0 giờ ngày 16-6-1988 mở đầu một định mệnh khác cho những người Việt Nam vượt biển đến Hồng Kông.  Kể từ ngày này họ sẽ bị đối xử như những người nhập cảnh bất hợp pháp và phải chờ chính phủ thanh lọc để xác định tư cách tỵ nạn chính trị, trước khi được cứu xét cho đi định cư ở nước thứ ba.  Thời điểm phủ nhận ý nghĩa ban đầu sự ra đi của người vượt biển.  Thời điểm đánh đổ mọi luận cứ sắp sẵn về quyền tỵ nạn, về quyền đi tìm chỗ trú, và đồng thời che dấu luôn sự bất lực của con người trước thảm cảnh của đồng loại, sự hấp hối của lương tri trước nỗi khổ của những cuộc khởi hành muộn.  Như một tấm màng nhện giăng ra chận bắt những cuộc đời lưu lạc, thời điểm 16-6 dựng nên những trại giam khổng lồ trên khắp thuộc địa Hồng Kông, ghi thêm một thảm cảnh thời đại.”
Lê Ðại Lãng - NƯỚC MẮT TRONG TIM

“Ngày 20/5/1994, Lê Xuân Thọ, 28 tuổi, tự rạch bụng mình và tự thiêu. Sau đó anh đã chết vì phỏng nặng.”  Phạm Văn Châu, một cựu quân nhân Việt Nam, tự thiêu ở trại tị nạn Galang, Nam Dương ngày 26/4/1994. Hai ngày thì anh qua đời.
Vietnamese refugees were allowed to come on shore at the Government Dockyard at Canton Road.  A number of water taps were installed for them to take a cold shower.
http://www.library.ubc.ca/asian/FinalAsian/Vietnam/V-20.html
Ngày 12/4/1992, Nguyễn Văn Quang, một hạ sĩ thuộc Tiểu đoàn 1 Không vận của Nam Việt Nam, đã treo cổ tự tử ở trại Galang, Nam Dương, sau khi bị khước từ tư cách tị nạn chính trị, và đơn kháng cáo của anh cũng bị bác.  Anh mất đi để lại 1 góa phụ và 3 đứa bé mồ côi cha còn nhỏ dại.
Ngày 30/8/1991, tại trại Galang, Nam Dương: cô Trịnh Kim Hương, 28 tuổi, tự thiêu sau khi bị phủ nhận tư cách tị nạn chính trị.
Hoàng Thị Thu Cúc, 26 tuổi, một trong số vài người sống sót khi vượt biên khỏi Việt Nam.  Cha cô là lãnh tụ của một chính đảng chống cộng và đã chết trong ‘trại cải tạo’ của cộng sản.  Gia đình cô bị trục xuất khỏi nhà, tới một trại lao động cưỡng bức.  Bản thân Cúc cũng bị đuổi khỏi trường vì ‘lý lịch gia đình xấu’.  Bất kể những sự kiện trên, cô vẫn bị khước từ quy chế tị nạn.  Tháng 12/1992, khi đơn kháng cáo của cô cũng bị bác bỏ, cô đã treo cổ tự tử, để lại bốn anh em trai ở trại Sikiew, Thái Lan.
Vụ tự sát của Lâm Văn Hoàng, 22 tuổi, đã gây nên một cuộc biểu tình phản đối ở trại tị nạn Pulau Bidong, Mã Lai.  Anh đã lao mình từ vách đá xuống biển, sau khi bị từ chối tư cách tị nạn chính trị vào tháng giêng năm 1991.
Trần Văn Minh, cựu Trung úy, treo cổ tự tử ngày 10/10/1992. Ông được cấp quy chế tị nạn chính trị, nhưng người con trai Trần Minh Khôi, 18 tuổi, đã bị rớt ‘thanh lọc’.  Vì Khôi không có 3.000 đôla Mỹ mà các viên chức duyệt xét đòi hỏi, đơn kháng cáo của anh sau đó cũng bị bác.
Ngày 8/12/1993, Trần Anh Dung từ trần khi lên cơn suyễn, sau khi Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc (LHQ) đóng cửa trạm y tế duy nhất trong trại tị nạn.
Tháng 2/1993, Lưu Thị Hồng Hạnh, một em gái 16 tuổi không người thân thích, đã tự thiêu sau khi Cao ủy tị nạn LHQ rút lại quy chế tị nạn của em.
Vietnamese refugees arriving at Hong Kong by junks.

“Chị thương, hôm nay em đã bị từ chối tư cách tị nạn chính trị.  Rạng sáng mai, em sẽ treo cổ tự tử để thoát mọi đau khổ.  Nhưng lúc nào em cũng sẽ ở bên cạnh chị để che chở cho chị và các cháu”
(Thư tuyệt mệnh của anh Nguyễn Văn Hai, 27 tuổi, viết cho chị, vào buổi tối trước khi tự tử trong Trại cấm Whitehead, Hồng Kông, ngày 16/2/1990.)
“Bản tường trình của luật sư đã khiến tôi phải sống trong lo sợ. Nó đã dần dần đẩy tôi vào chỗ chết.”
(Trịnh Anh Huy, 20 tuổi, tự thiêu ngay trước văn phòng của Cao ủy tị nạn LHQ ở Galang, Nam Dương, ngày 27/8/1992.)
“Tôi chết đi không phải vì tuyệt vọng, mà vì tôi muốn đem lại niềm hy vọng và sự sống cho nhiều người khác.”
(Vài hàng tuyệt mệnh của Nguyễn Ngọc Dung, 25 tuổi. Ngày 3/5/1993, anh đã tự đâm vào tim và chết tức khắc trước văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ tại trại Sungei Besi, Mã Lai.)
Living in the Refugee Camp
http://vietnamese-american.org/tuantran/journey.html
VIETNAMESE BOAT PEOPLE – A CRY TO HUMANITY
       
Inside the Refugee Camp
http://vietnamese-american.org/tuantran/journey.html
Boat people were waiting for medical checks before transferring to refugee camps
http://www.library.ubc.ca/asian/FinalAsian/Vietnam/V-32.html

Lời Kết
Cuộc Di Tản và Vượt Biên sau ngày 30 tháng tư năm 1975 là một bản án muôn đời đối với chính sách vô nhân đạo của Cộng Sản Việt Nam. Những cảnh tượng đau thương, kinh hoàng mà người  Di Tản và Vượt Biên phải gánh chịu thật không bút nào ta hết.  Tuy nhiên trong biến cố đầy bất hạnh đó, cũng không thiếu những tấm lòng bao dung, thể  hiện rõ tình người, của binh sĩ và  dân chúng Hoa Kỳ cũng như các quốc gia trong thế giới tự do, nhất là các nước vùng Đông Nam Á đã bao dung chúng ta tại các trai tị nạn.
Chúng ta  mang ơn dân chúng và chính phủ các quốc gia đã cưu mang người Việt tỵ nạn, giúp chỗ tạm cư, cho phép định cư hoặc đã cứu vớt tầu tỵ nạn khi lạc lối, hết lương thực hay máy tầu bị  hỏng. Chắc chắn là sự thành công của thế hệ thứ hai trong Cộng Ðồng Người Việt Hải Ngoại, sẽ không bao giờ xảy ra  nếu không có sự cưu mang của các quốc gia trong Thế Giới Tự Do vào thời điểm đen tối đó.
Ngày hôm nay, sau hơn 30 năm tỵ nạn, viết lại một phần nhỏ trong những nỗi khổ đau của dân tộc để chúng ta ôn lại và ghi nhớ một sự kiện lịch sử không phải là của riêng Việt Nam, mà là của thế giới, trong đó chính chúng ta vừa là tác nhân, vừa là nhân chứng.      
    Các em tới Trại Tỵ  Nạn  . . .  và  thành công trên quê hương thứ hai        
Hơn 30 năm sống lưu vong, lúc nào đa số chúng ta cũng vẫn mong có ngày trở về để góp phần xây dựng lại quê hương lạc hậu, giúp cho dân tộc ta sớm được sống trong không khí Tự Do, Dân Chủ đích thực mà dân ta chưa bao giờ được hưởng.
Ðiều này chỉ có thể xảy ra khi người Việt trong và ngoài nước thật tâm đặt quyền lợi của Tổ Quốc lên trên mọi quyền lợi riêng tư và thoát được sự chi phối của các thế lực chính trị quốc tế.

* * *

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tran Gia Phung – Speech Delivered at Montreal, Canada on April 30, 2002
Nguyễn Văn Canh - Cộng Sản Trên Ðất Việt - Kiến Quốc 2003
Ashworth Georgina – The Boat People and The Road People – Quartemaine House 1979
Phạm Hữu Trác – Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do – VÀNG MÁU và NƯỚC MẮT: Khảo Sát Về Tù Cải Tạo và Vượt Biên Trong Giới Y Sĩ – 2000
Paul Anthony – Why They Flee Their Homeland – Reader’s Digest December 1979
Grant Bruce – The Boat People: An ‘AGE’ Investigation – Penguin Books 1979
Hawthorne Lesleyanne – Refugee The Vietnamese Experience – Oxford University Press 1982,
Wain Barry – The Refused: The Agony Of The Indochina Refugees – Simon & Schuster 1981
Lê Ðại Lãng – Bút Ký Hồng Kông: NƯỚC MẮT TRONG TIM – 1990, p. I
Support Committee for Refugees from Vietnam – Vietnamese Boat People: A CRY TO HUMANITY – 1994

Super Typhoon Haiyan Devastates The Philippines
Nov 11, 2013 | 0  

Officials are now estimating that as many as 10,000 deaths may have been caused in the Philippines by the landfall of one of the most powerful storms on record, Super Typhoon Haiyan. WInd gusts were measured up to 195 mph, and the storm's reach extended over a thousand miles as it approached the Philippines last Friday. The extent of the devastation is still being assessed by humanitarian groups, but all measures so far indicate a historic level of damage, requiring millions in aid and years for recovery. [26 photos]

alt
A boy who was wounded by flying debris due to Super Typhoon Haiyan stays at the ruins of his family's house in Tacloban city, on November 10, 2013. Haiyan destroyed about 70 to 80 percent of the area in its path as it tore through Leyte province on Friday, said chief superintendent Elmer Soria, a regional police director. (Reuters/Erik De Castro) alt

alt
2
Super Typhoon Haiyan moves towards the Philippines, on November 7, 2013 in the Pacific Ocean. (NOAA via Getty Images) # alt

alt
3
Huge waves brought about by powerful typhoon Haiyan hit the shoreline in Legazpi city, Albay province, on November 8, 2013. (AP Photo/Nelson Salting) # alt

alt
4
Survivors stand among debris and ruins of houses destroyed after Super Typhoon Haiyan battered Tacloban city in central Philippines, on November 10, 2013. (Reuters/Erik De Castro) # alt

alt
5
Vehicles float in floodwaters, on November 10, 2013, following the devastation left by Typhoon Haiyan. (AP Photo/Bullit Marquez) # alt

alt
6
An aerial photo shows uprooted coconut trees on a hill near the town of Guiuan in Eastern Samar province in the central Philippines, on November 11, 2013 only days after Super Typhoon Haiyan devastated the town on November 8. (Ted Aljibe/AFP/Getty Images) # alt

alt
7
An aerial photo shows typhoon devastation along the coast in Eastern Samar province, central Philippines on November 11, 2013. (Ted Aljibe/AFP/Getty Images) # alt

alt
8
Flattened houses in the city of Tacloban, Leyte province, on November 11, 2013. (Ted Aljibe/AFP/Getty Images) # alt

alt
9
Uprooted coconut trees on a hill near the town of Guiuan in Eastern Samar province, on November 11, 2013. (Ted Aljibe/AFP/Getty Images) # alt

alt
Devastation in Guiuan, Eastern Samar province, on November 11, 2013. (AP Photo/Bullit Marquez) # alt

alt
A mother cries in relief upon boarding a Philippine Air Force helicopter, on November 11, 2013 following Friday's typhoon Haiyan. (AP Photo/Bullit Marquez) # alt

alt
Survivors look up at a military C-130 plane as it arrives at typhoon-ravaged Tacloban city, Leyte province, on November 11, 2013. (AP Photo/Aaron Favila) # alt

alt
The body of a typhoon victim lies on a door after Typhoon Haiyan battered Tacloban city, on November 10, 2013. (Reuters/Erik De Castro) # alt

alt
The remains of an airport control tower, after Typhoon Haiyan slammed into Tacloban city, on November 9, 2013. (AP Photo/Aaron Favila) # alt

alt
A cargo ship washed ashore, four days after Super Typhoon Haiyan hit Anibong town, Tacloban city, on November 11, 2013. (Reuters/Romeo Ranoco) # alt

alt
An aerial image taken from a Philippine Air Force helicopter shows the devastation caused by typhoon Haiyan in Guiuan, on November 11, 2013. Authorities said at least 2 million people in 41 provinces had been affected by Friday's disaster and at least 23,000 houses had been damaged or destroyed. (AP Photo/Bullit Marquez) # alt

alt
Newborn baby Bea Joy is held as mother Emily Ortega, 21, rests after giving birth at an improvised clinic at Tacloban airport, on November 11, 2013. Bea Joy was named after her grandmother Beatrice, who was missing following the onslaught of typhoon Haiyan. Ortega was in an evacuation center when the storm surge hit and flooded the city. She had to swim to survive before finding safety at the airport. (AP Photo/Bullit Marquez) # alt

alt
Destroyed houses on Victory Island off of the town of Guiuan in Eastern Samar province, central Philippines, on November 11, 2013. (Ted Aljibe/AFP/Getty Images) # alt

alt
Devastated houses float on sea water after Super Typhoon Haiyan hit Tacloban city, on November 11, 2013. (Reuters/Romeo Ranoco) # alt

alt
An aerial view of a coastal town, devastated by super Typhoon Haiyan, in Samar province on November 11, 2013. (Reuters/Erik De Castro) # alt

alt
Survivors walk along a dark city as electricity has been cut after Typhoon Haiyan slammed into Tacloban city, on November 9, 2013. (AP Photo/Aaron Favila) # alt

alt
Jessamere Enriquez, 14, helps her mother inform their family in Manila of their situation using Facebook at a free internet kiosk provided by an internet service provider after Haiyan battered Tacloban city, on November 11, 2013. Due to the scarcity of resources, each person was allowed only 3 minutes of use. (Reuters/Edgar Su) # alt

alt
Destroyed houses along the water in the town of Guiuan in Eastern Samar province, on November 11, 2013 only days after Super Typhoon Haiyan devastated the town on November 8. (Ted Aljibe/AFP/Getty Images) # alt

alt
Residents queue up to receive treatment and relief supplies at Tacloban airport, on November 11, 2013, following Friday's typhoon. Typhoon-ravaged Philippine islands faced an unimaginably huge recovery effort that had barely begun Monday, as bloated bodies lay uncollected and uncounted in the streets and survivors pleaded for food, water and medicine. (AP Photo/Bullit Marquez) # alt

alt
Residents wait for supplies to be unloaded from the U.S. military aid shipment flown in to Tacloban airport, on November 11, 2013. (AP Photo/Wally Santana) # alt
alt
A surivor walks among the debris of houses destroyed by Super Typhoon Haiyan in Tacloban city, on November 11, 2013. The United States, Australia and the United Nations mobilized emergency aid to the Philippines as the scale of the devastation unleashed by Super Typhoon Haiyan emerged on November 11. (Noel Celis/AFP/Getty Images

 Sơ Kết Bão Tại Philippines: 2,500 Người Chết, Tốn 19 Tỉ MK; Mẫu Hạm USS Washington Của Mỹ Đang Tới Phi Để Giúp Cứu Trợ
(11/13/2013) (Xem: 314)

TACLOBAN - TT Aquino đã đưa ra ước lượng cập nhật về tử vong do bão Haiyan gây ra tại miền trung Philippines, là 2000 đến 2500 người chết - cùng ngày, chiến hạm Hoa Kỳ và Anh trực chỉ quần đảo Philippines.
Ông Aquino tuyên bố "10,000 tôi nghĩ là quá nhiều". Trả lời phỏng vấn của CNN, ông nói chính quyền đang thu thập thông tin. Con số tử vong chính thức công bố hôm Thứ Ba là 1774.

Thủ phủ Tacloban của tỉnh Leyte đã trở thành bình địa - các viên chức sợ rằng 10,000 người chết tại tỉnh này, gồm nhiều người chết đuối vì sóng dâng cao như sóng thần.

Mẫu hạm USS Washington đã lên đường với 5000 binh sĩ và 80 phi cơ sẽ giúp tăng tốc nỗ lực cứu trợ - Ngũ Giác Đài loan báo: 4 chiến hạm khác sẽ đến trong 2 đến 3 ngày.

Cứu trợ đã tới Tacloban trên những con đường còn rải rác tử thi 2 bên trong lúc mưa trở lại.

Khoảng 660,000 người di tản tránh bão nay thiếu luơng thực, nước uống và thuốc men, theo thông báo của LHQ.

Anh đang gửi 1 chiến hạm sang với máy lọc nước biển - tàu HMS Daring đã rời Singapore, sẽ tới Philippines trong 2 hay 3 ngày.

Bộ trưởng nội vụ Manuel Roxas báo cáo: chính quyền Tacloban không còn - các viên chức chết, mất ích hay mất tinh thần không thể làm việc. Chỉ 20 người trong lực lượng cảnh sát Tacloban trình diện nhận việc - ông tuyên bố: tình hình đã ổn định, không còn hôi của, luơng thực tiếp tế đang tới, mỗi ngày nhận đuợc 50,000 bao. Mỗi bao gồm 15 phần ăn. Bộ trưởng xã hội xác nhận cứu trợ đã tới 1/3 trong số 45,000 gia đình tại Tacloban.

Bộ trưởng tài chính Cesar Purisima cho hay thiệt hại kinh tế do siêu bão Haiyan gây ra là giảm 1% GDP năm tới.

Tổ chức phân tích tai họa tại Đức uớc luợng thiệt hại kinh tế là giữa 8 tỉ và 19 tỉ MK.

Tình hình thê thảm tại vùng thiên tai chưa giảm bớt, theo nhận xét của phóng viên. Tại phi trường của thành phố Tacloban, chỉ còn đài kiểm soát không lưu đứng vững, không còn cửa kính - nhưng, chuyên viên không lưu vẫn làm việc, thận trọng điều khiển phi cơ dân sự và quân sự lên xuống. Gần bên bãi đậu xe, mùi tử khi bốc lên - 1 tử thi vô thừa nhận đang thối rữa, tuy đã đuợc gói trong bao xác. Quang cảnh tại phi trường là hình ảnh tuyệt vọng hàng ngày, với hàng ngàn hành khách chờ lên phi cơ, nóng lòng muốn trốn khỏi điều kiện tang thương mà siêu bão Haiyan để lại.



CAMP FOSTER, Okinawa (Stars & Stripes) – Quân đội Mỹ hôm Thứ Ba gấp rút gia tăng việc điều động các đơn vị hải quân và thủy quân lục chiến để tham gia vào nỗ lực cứu trợ nạn nhân bão Haiyan ở Philippines.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington sẽ di chuyển từ Hồng Kông sang Philippines. (Hình: Getty Images)

Thủy Quân Lục Chiến Mỹ vào trưa ngày Thứ Ba đã đưa thêm 100 lính từ Okinawa bằng phi cơ vận tải C-130 đến vùng thiên tai. Hải đội do hàng không mẫu hạm USS George Washington chỉ huy, đang ghé bến Hồng Kông nghỉ ngơi, cũng được lệnh nhổ neo sớm một ngày và cấp tốc lên đường tới Philippines.

Các binh sĩ TQLC lên đường hôm Thứ Ba trực thuộc Lữ Đoàn 3 Viễn Chinh, có căn cứ đặt tại Okinawa. Trước đó vào ngày Thứ Hai, bốn chiếc phi cơ vận tải loại MV-22 Osprey, ba chiếc C-130 và 180 binh sĩ đã đến khu vực thiên tai ở quốc gia với hơn 7,000 hòn đảo này.

Một đơn vị tiền phương TQLC gồm khoảng 80 người đã đến căn cứ không quân Villamor Air Base ở thủ đô Manila và căn cứ không quân cũ Clark Air Base tại thành phố Angeles City, có nhiệm vụ thẩm định tình hình và các nhu cầu cần thiết.

Hải đội do chíêc USS George Washington chỉ huy gồm có 5,000 quân nhân và hơn 80 phi cơ cũng sẽ tham gia nỗ lực cứu trợ. Hai tuần dương hạm USS Antietam và USS Cowpens, cùng  khu trục hạm USS Mustin và tàu tiếp tế USNS Charles Drew tháp tùng chíêc George Washington.  Trong khi đó, chiếc khu trục hạm USS Lassen, có bến nhà tại Nhật, cũng đã lên đường ngày Thứ Hai.

Các chiến hạm này dự trù sẽ đến vùng biển ngoài khơi Philippines trong từ hai đến ba ngày, theo phát ngôn viên Ngũ Giác Đài George Little. (V.Giang)

 
Danh Sách Đóng Góp





15 comments:

  1. Kính anh Năm và anh Hoà thân mến,
    Mấy ngày nay em cứ đọc đi đọc lại bài viết của anh Trần Trung Đạo hoài mà trong lòng luôn áy náy và em mong chờ có một ai hoặc tổ chức nào thiện nguyện của người Việt hải ngoại mình đứng ra thành lập một "quỹ cứu trợ nạn nhân thiên tai Phi-Luật-Tân", để chúng ta có dịp cùng nhau đóng góp, tương trợ và tỏ lòng biết ơn của chúng ta đến nhân dân và đất nước Phi đã nhiều năm mở rộng vòng tay đón nhận và cưu mang người Việt tị nạn của chúng ta. Em cũng thử "search on line" vài tổ chức cứu trợ của Phi-Luật-Tân cũng như của Hoa-Kỳ nhưng em thấy có vẻ hơi "lạ lẫm" nên còn ngần ngại không biết mình có nên tin tưởng các tổ chức này hay không(ngay tổ chức American Red Cross còn bị mang tiếng không tốt nữa huống chi!), nên thôi đành chờ người Việt mình đứng ra tổ chức cho chắc ăn.
    Em rất tán đồng ý kiến của anh Năm và đang mong chờ đồng bào hải ngoại mình cùng đứng ra tổ chức cứu trợ nạn nhân bão lụt Phi-Luật-Tân.
    Kính chúc anh Năm và anh Hoà và gia đình luôn vui khoẻ.

    Thân kính
    Trần Ngọc/PĐ219

    ReplyDelete
  2. American Red Cross: Sent support specialists to help the hardest hit areas.
    AmeriCares: AmeriCares has emergency medicines and supplies ready to help families displaced by the storm.
    Direct Relief International: Direct Relief is collaborating with its partner on the ground, Asia America Initiative (AAI), to coordinate the delivery of needed medical aid, which is expected to arrive in the Philippines capital, Manila, early next week. The donation contains antibiotics, pain relievers, nutritional supplements, anti-fungal medications, wound dressings, and chronic disease medicines.
    Mercy Corps: Mercy Corps is launching immediate relief efforts after one of the strongest storms in recorded history devastates the Philippines.
    Save the Children: Save the Children has worked in the Philippines for the past 30 years and quickly delivers humanitarian relief after the nation's frequent typhoons and other disasters.
    UNICEF: UNICEF is working to provide safe water, hygiene supplies, food, shelter and a safe environment to recover.
    World Food Programme: WFP is mobilizing quickly to reach those in need. Please make a donation now to provide emergency food assistance to families and children.

    ReplyDelete
  3. Hi bác Ó,
    Bác có thể liên lạc trực tiếp với Monsignor Peter Nguyễn Văn Tài (Đức Ông)
    Trưởng ban phát thanh tiếng Việt của đài Radio Veritas (Chân Lý Á Châu) tại Manila để Ngài trực tiếp đến giúp nạn nhân bão Typhoon Haiyan

    Nơi đáng tin cậy:

    rvaprogram@rveritas-asia.org
    P.O. Box 2642, Quezon City, Philippines 1166
    Tel: (63)-(2)-939-0011
    Fax: (63)-(2)-938-1940

    e-mail: chanlyvina@yahoo.com
    Webmaster info@chanlyviet.org
    Quezon City, Philippines.



    http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/veritas/rvaaudio.htm

    ReplyDelete
  4. Pham Hoa mến,
    Anh Tuyền đề nghị Hoà làm thơ ký và Dq làm thủ quỷ còn Ngọc
    giúp hô hào vận động. Còn Anh cho dưởng sức vì sau ÐNHCƠATPB kỳ 7, còn đang lo việc danh sách gởi tiền cho A/E hưởng Tết Ta. Ðang còn mệt hết hơi.
    Nếu Dq chấp nhận, hảy cho một địa chỉ và anh em gởi tiền về.
    Theo thiển ý anh em mình nên gởi thẳng về Ðại Sứ Phillipines ở Washington cho chắc ăn.
    Trong Chec gởi xin đề tên Dq c/o cứu trợ Bảo, sau đó tổng cộng lại Dq làm một chec gởi đi kem theo thơ và các chec của anh em gởi cứu trợ. trong bản pho to copy.
    Các A/E nghỉ sao, cho anh biết ý kiến

    Anh Lính Già Ohu Cát.

    ReplyDelete
  5. Bác QÙYNH ƠI,SẼ gởi Check US100$,trong đó US50$ cho cây mùa xuân KB 219 bên quê nhà, US 50$ cho qũy cứu trợ PFRF.Thân mến KB PHẠM NGỌC SÂM,AZ...

    ReplyDelete
  6. Kính thưa anh Năm và các quý Huynh đệ,
    Anh Năm ra kế hoạch phân công lẹ như máy bay ra trận làm em chạy theo ná thở !
    PhạmHoà làm thơ ký, Dq` làm thủ quỹ, TrầnNgọc lo vận động.. và quan trọng nhứt
    là phe ta hưởng ứng ào ạt nữa thì đẹp thay cho mầu cờ sắc áo QLVNCH nói chung,
    và KQVN nói riêng. Thế giới sẽ biết đến chúng ta, những cựu chiến sĩ QLVNCH dù đã
    sống lưu vong nơi hải ngoại nhưng không thể cúi mặt làm ngơ vì vẫn còn trái tim ân
    tình với nước bạn đã mở rộng bàn tay cưu mang mình khi hoạn nạn.
    Số tiền thâu được sẽ gởi trọn về Toà Đại Sứ Philippines ở Washington DC trên danh nghĩa South Vietnamese Armed Forces Veterans thì còn gì ý nghĩa và cao đẹp hơn nữa.

    Cứu bão như cứu hoả ! cuộc quyên góp này sẽ chấm dứt sau 2 tuần. Xin quý huynh đệ của ít lòng nhiều gởi check gấp về:

    DQuynh
    14652 Kensington Ln,
    Westminster, CA 92683
    Check đề bên dưới PFRF
    (PhilippinesFloodReliefFund)

    Nhận được đồng nào là chiến hữu PhạmHoà làm list công bố ngay trên diễn đàn KQVN&NKT
    Danh sách và tổng số tiền (cashier check) sẽ gởi thẳng bằng Certified Mail đến TĐS
    Philippines

    ReplyDelete
  7. Bác Quỳnh ui, hôm qua ngay sau khi anh Năm vừa nả phát đạn đầu tiên(100 bucks), ít phút sau, sẵn có còm-piu-tờ trước mặt nên tui vội accessed vô hệ thống Bill Pay của nhà băng, sạc đạn, nả tiếp theo anh Năm(100 bucks) liền tù tì, khỏi mất công xách súng đạn ra bưu điện phí sức (hight technology mà)! Nhờ bác ghi hộ tên tui vô danh sách "cựu lính VNCH" kẻo quên. Hahaha...! Cảm ơn bác Quỳnh nhiều.

    *Gửi theo kiểu mấy lần trước tui gửi cho bác vậy, nhà băng sẽ take care of everything nên không thể tự tui ghi thêm chữ "PFRF (PhilippinesFloodReliefFund)" lên check được, Sorry bác nha!

    Thân mến,
    KingBee219

    ReplyDelete
  8. Anh Phạm Hoa ơi!!!
    Anh có một ý kiến tuyệt vời đầy tình người về việc cứu trợ cho dân chúng Phi bị tai ương. Sao anh không lập một ủy ban cứu trợ đi để anh em mình bắt tay vào việc. Dù rằng với một món tiền nhỏ cũng nóí lên được tinh thần tương thân tương trợ.Một dân tộc Phi đã cưu mang những người Việt thuyền nhân di tản...mà không bị một sự hành hung hảm hiếp nào trong xuốt bao nhiêu năm vượt biên qua vùng biển cả hiền hòa của đất Phi đầy bao la tình người..
    Tôi là một Người Lính Già Phù Cát đã 82 tuổi rồi, cũng xin trích ra $100 US đó là 1/6 lương tháng S/S của tôi gởi vào quỷ cứu trợ dân chúng Phi bị Bảo Haiyan. Tôi cũng đề nghị lấy tên..." 1$ Ân Tình Cứu Trợ Tai Ương....."
    Sao tôi cũng thấy anh Trần Trung Ðạo cũng đương hô hào cứu trợ cho dân chúng Phi bị tai họa Bảo Haiyan.
    Thăm anh và gia đình yên vui
    NLG Phù Cát.

    ReplyDelete
  9. Hello Anh DQuy`nh & Anh PHòa & Các ACE
    Em là Mme VTKiet/NTam kính thăm Anh DQuy`nh ,Anh PHòa Vui,hanh phúc
    Xin gửi đến các bạn Anh Kiệt & gia đình những an bình &may mắn.
    Em & cháu TThuy lúc nào cũng trân trọng thương mến cảm ơn mọi ân tình đồng đội, tình chiến hữu các Bạn đã dành cho Kiệt....

    Em Xin gửi 1 ít $ đến nhờ các Anh chuyển:

    $100 ( PFRF )
    $100 ( cây mùa Xuân & thương phế binh còn ở quê nhà )
    Xin cảm ơn các Anh trong những công việc thiện nguyện nầy & những đóng góp that chan ti`nh ,giúp mái nhà KB 219 & NKT/ KQVN/QLVNCH luôn được ấm lòng của 1 thời chinh chiến.....
    NTam/ KB 219VTKiet

    ReplyDelete
  10. Dear Mr. Ðặng-Quỳnh..,

    I had been senting a"chèque"to you after email stop with an amount is $25.00 dollars for"Philippines Flood Relief Fund".
    Could you please! Let's my name go into the list when you're got it.

    Thank you.

    ***LN***

    ReplyDelete
  11. Cám ơn chị Tâm, chị luôn có mặt bên anh em để chia sẻ mọi vui buồn dù anh Kiệt không còn nữa. Thân chúc chị và các cháu luôn an vui mạnh khoẻ,

    Dq`

    ReplyDelete
  12. Quỳnh ơi,

    Nhờ em ứng trước giùm anh $100.00 đóng góp vào quỹ cứu trợ bão lụt ở Phi.
    Anh sẽ gửi đến em ngân phiếu vào đầu tuần sau.
    Thăm em, Thúy và các cháu. Hẹn có dịp gặp lại nhau.
    Thân mến,
    dvah

    ReplyDelete
  13. Kính qúy anh.
    Xin qúy anh cho tôi đóng góp 100.00 để giúp đỡ cho những người bị nạn. Tôi đã gửi check cho anh Qùynh theo địa chỉ trên Email.Chúc qúy anh khỏe. NĐNhữ.

    ReplyDelete
  14. Bác Quỳnh ui, nhờ bác cập nhật giùm tui thêm một chiến hữu nữa tên Phong Tran(khoá 69A, ở Texas) $100. Check sẽ được gửi qua bác như đã hứa. Cảm ơn bác.

    KingBee219


    Anh Ngọc thân kính,
    Mới vừa gặp Chi Tiên ở Houston. Phong có gủi lời thăm anh. Lâu quá không có dịp gặp anh chúc anh khỏe.
    Khi anh post địa chỉ , tên cùng nơi nhận, Phong sẽ gưỉ check 100.00 dollars để yểm trợ
    Chúc anh một ngày vui
    Phong 69A


    ReplyDelete


  15. Qùynh ơi,


    Anh vừa gửi bưu điện tấm check $100.00, nhờ Quỳnh cho anh đóng góp vào qủy cứu trợ bảo lụt Philippines.
    Cho anh chị gửi lời thăm bà xã.


    Thân
    Nguyễn Hữu Lộc (cựu PĐ219)

    ReplyDelete