Monday, November 4, 2013

MUA BÁN NÔ LỆ QUA ĐẠI TÂY DƯƠNG



Đảo Goree là điểm trung chuyển cuối cùng trong cuộc mua bán nô lệ từ châu Phi qua Đại Tây Dương sang châu Mỹ khoảng 200 năm về trước. Ngày nay, Nhà Nô lệ là một bảo tàng lịch sử, thu hút đông đảo du khách tới du lịch 

Những người nộ lệ bị Phi châu bị bắt đem bán qua biển Đại Tây Dương làm những công việc lao động nặng nhọc như người giúp việc nhà, ngoài cánh đồng, hoặc làm binh sĩ trong quân đội v.v… Việc buôn bán nô lệ do người Portuguese (Bồ Đào Nha) tạo dựng lên, khi quốc gia này trở thành một cường quốc, cai trị các quốc gia nhược tiểu khác đầu thế kỷ thứ 16. Brazil là một quốc gia rộng lớn ở nam Mỹ châu, đất đai vẫn còn hoang dã, người Portuguese đã “nhập cảng” vào Brazil khoảng 40% số người nô lệ Phi châu trong việc mua bán nô lệ qua Đại Tây Dương. Những người nô lệ da đen đem theo nếp sống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng vào Brazil, gây ảnh hưởng rộng lớn trên quốc gia này, có thể nói “Phi châu hóa Brazil”.
Bốn mươi bốn phần trăm (44%) người Brazil ngày nay nhìn nhận có gốc rễ từ Phi châu. Điều này có thể tìm thấy nơi các thành phố có nhiều người da đen như Recife, thủ đô tỉnh Pernambuco, hay trong các làng nhỏ Kalunga, hoặc A Quilombo (làng do những người nô lệ bỏ trốn dựng lên). A Quilombo vẫn còn khoảng 4000 người, con cháu của những người nô lệ da đen, bỏ trốn khỏi chế độ hà khắc của mấy anh “Portuguese thuộc điạ”.
Một bằng chứng khác tìm thấy trong phong tục, tập quán người da đen. Những tín ngưỡng như “Candomblé”, “Macumba”, và “Umbanda” phát xuất từ Phi châu vẫn đang thực hành ở Brazil, tất cả đều do những người nô lệ da đen đem theo.
Brazil là một trong những thí điểm đầu tiên trong việc mua bán nộ lệ qua Đại Tây Dương, một chuyện làm ăn lớn, “nhập cảng” nộ lệ qua châu Mỹ. Ngoài ra, Brazil cũng là quốc gia cuối cùng ngăn cấm chuyện mua bán nô lệ. Luật này được ban hành chính thức vào năm 1830, nhưng cũng phải vài thập niên sau, những tay buôn người mới chấm dứt chuyện “làm ăn”. Mặc dầu không có con số chính xác, tuy nhiên nhà nghiên cứu Leslie Bethell quả quyết rằng, 371,615 người da đen Phi châu bị bán qua Brazil trong khoảng thời gian 1840-1851. Nếu ai đó muốn ước đoán tổng số người nô lệ bị bán trên thế giới, con số có thể lên đến 5 triệu người.
Nhu cầu “nhập cảng” nô lệ khởi thủy từ đầu thế kỷ thứ mười sáu, khi người Portuguese hướng về Phi châu tìm người làm việc lao động trên thuộc điạ Brazil của họ. Vào thời điểm đó, vấn đề nô lệ lan tràn khắp cả châu Phi, người giầu có nuôi nô lệ để làm việc, phục dịch. Đó là chuyện của người bản xứ Phi châu với nhau, quan trọng hơn nữa đó là chuyện người Âu châu đến, tạo dựng lên việc mua bán nô lệ gây ảnh hưởng vấn đề nô lệ của dân điạ phương. Người Âu châu đặt trọng tâm vào số lượng nô lệ thay vì chỉ chọn những nô lệ có khả năng, làm việc tốt và các lãnh tụ (tù trưởng), các tay buôn người bản xứ đã đáp ứng nhu cầu đầy đủ. Người Âu châu thêm vào một điều “kỳ thị” rất rõ ràng trong vấn đề nô lệ, xử dụng mọi hình thức tàn bạo để họ có nhiều nô lệ.
Sau khi đã thiết lập việc mua bán nô lệ hơn 400 năm, thuộc điạ Brazil có được nguồn lợi tức kinh tế qua sức lao động của nộ lệ. Người nô lệ phải làm việc cực nhọc ngoài cánh đồng, sản xuất đường, thuốc lá, bông gòn, cà phê, cũng như trong các nơi khai thác quặng mỏ vàng, đá quý bán ra thị trường châu Âu.
Khác với vùng bắc Mỹ, người Phi châu ở Brazil được làm thêm nhiều công việc khác như những người thợ có tay nghề, giúp việc nhà, phục vụ trong quân đội hoặc làm cai (xếp) những người nô lệ da đen khác. Việc buôn bán nộ lệ kéo dài đến thập niên 1850, do áp lực của người Anh ngăn chận việc buôn bán nô lệ ngoài khơi vùng biển Brazil và những cuộc nổi dậy của người nô lệ làm cho chính quyền Brazil phải ra lệnh chấm dứt những chuyện mua bán “con người” qua biển Đại Tây Dương.
Con buôn người thường tìm nô lệ trong vùng trung tâm và vùng biển phiá tây Phi châu, thuộc các quốc gia ngày nay như: Angola, Benin, Ghana, Guinea, Nigeria, và Sierra Leone. Một số ít từ thuộc điạ Mozambique của Portuguese. Trước năm 1600, danh từ “Guinea” ở Brazil đồng nghiã với “Người Phi châu (nô lệ)”, vài năm sau vùng trung tâm Phi châu trở nên khu vực cung cấp nô lệ nhiều nhất (thường gọi là Angolas). Nhóm người nô lệ da đen cuối cùng đến Brazil từ vùng phiá nam Guinea được gọi là Mina.
Sự hiện diện của người Phi châu ghi lại nhiều dấu ấn trong xã hội Brazil. Người da đen đem theo những món ăn mới vào trong ẩm thực quốc gia Brazil, ngay cả âm nhạc, vũ điệu Samba,  Capoeira, và Carnival. Ở những khu vực người nô lệ đông hơn người bản xứ (Brazil), có nhiều cơ hội cho những người cùng nói chung ngôn ngữ gặp gỡ, xây dựng cộng đồng. Thí dụ trường hợp Bahia, có thể xem như “lãnh thổ” của người Yoruba (sinh sống trong vùng đông nam Nigeria), có nhiều lớp học tiếng Yoruba từ năm 1959.
Năm 1834, Hải Quân Hoàng Gia Anh chận bắt một chiếc tầu “buôn lậu” nô lệ, của Portuguese tên là Tamega đang hướng vể hải phận Brazil. Lệnh cấm buôn bán “con người” đã được ban hành trước đó bốn năm, ba năm đối với chính quyền Brazil, mọi người trên tầu đều được trả tự do, hưởng quyền “làm người”. Người Anh tiếp tục gây áp lực buộc việc buôn bán nô lệ vào Brazil phải chấm dứt.
Trong lần kiểm kê lần thứ nhất ở Brazil năm 1872, số người da đen, da nâu (lai) là 4,246,000 người trong tổng số dân toàn quốc 8,420,000. Hơn 50% , tuy nhiên người Phi châu vẫn phải đợi đến ngày 13 tháng Năm 1888, khi đạo luật Vàng (Golden Law – Lei Áurea) được ban hành, bãi bỏ chế độ nô lệ ở Brazil. Nhiều người nô lệ, sau khi được tự do đã trở về cố hương Phi châu.

AUN, Nov. 05, 2013
vđh









Obama đưa cả nhà thăm bảo tàng nô lệ ở châu Phi

  Trong khuôn khổ chuyến công du châu Phi, Tổng thống Mỹ Barack Obama và gia đình đã đến thăm Nhà Nô lệ ở Senegal, nơi từng là điểm trung chuyển người nô lệ da đen sang châu Mỹ nhiều năm trước.

Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
Tổng thống Obama vẫy tay chào người dân địa phương khi ông đứng trên thuyền trước khi lên đảo Goree của Senegal để thăm Nhà Nô lệ (Maison des Esclaves). 
Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
Các thành viên gia đình ông Obama - trong đó có mẹ vợ Robinson, phu nhân Michelle, con gái Malia - cũng tham gia chuyến thăm tới đảo Goree.
Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
Đảo Goree là điểm trung chuyển cuối cùng trong cuộc mua bán nô lệ từ châu Phi qua Đại Tây Dương sang châu Mỹ khoảng 200 năm về trước. Ngày nay, Nhà Nô lệ là một bảo tàng lịch sử, thu hút đông đảo du khách tới thăm viếng

Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
 Ông Obama và phu nhân Michelle đứng trên cửa “Cửa ra đi không trở lại” khét tiếng, nơi các nô lệ châu Phi bị đưa lên thuyền để vượt Đại Tây Dương sang châu Mỹ.
Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
Bà Marian Robinson và cô cháu ngoại - tiểu thư Nhà Trắng Malia Obama - quan sát địa điểm khét tiếng.
Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi

Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
Nhà lãnh đạo Mỹ trầm ngâm tại “Cửa ra đi không trở lại”.

Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi

Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
 Ông Obama ngắm Đại Tây Dương từ vị trí lịch sử. 
Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
Gia đình ông Obama lắng nghe lời giới thiệu của hướng dẫn viên.

Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
Ông Obama rời khỏi Maison des Esclaves sau chuyến thăm.

Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
Vợ chồng Tổng thống Mỹ được tặng hoa trong chuyến thăm đảo Goree.
Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
Ông Obama bế một em nhỏ khi gặp gỡ người dân trên đảo.

Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi

Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
Ông Obama trò chuyện và bắt tay với các thành viên một nhóm nhạc địa phương trước khi rời đảo Goree.

Gia đình Obama thăm Nhà Nô lệ ở châu Phi
Senegal là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Phi kéo dài 1 tuần của ông Obama, vốn cũng bao gồm các điểm đến là Nam Phi và Tanzania. Chuyến thăm nhằm xoa dịu sự thất vọng tại "Lục địa đen" rằng nhà lãnh đạo Mỹ thiếu quan tâm tới châu lục này trong nhiệm kỳ đầu.

1 comment: