Vũ khí lợi hại tại ADEX 2013
Nhiều loại vũ khí hiện đại được chào hàng tại triển lãm ADEX năm nay trong bối cảnh thị trường châu Á - Thái Bình Dương đang vô cùng hấp dẫn.
Chiến đấu cơ FA-50 của Hàn Quốc trưng bày tại ADEX 2013 - Ảnh: Pravda.ru
|
Ngày 3.11, Triển lãm Quốc phòng và Hàng không vũ trụ quốc tế Seoul
(ADEX) lần thứ 9 đã khép lại sau 6 ngày mở cửa ở thành phố Goyang, Nam Hàn .
Tại sự kiện năm nay, quan khách không chỉ được chứng kiến những màn
trình diễn trên không ngoạn mục của các loại chiến đấu cơ và những pha
biểu diễn võ thuật đẹp mắt của lục quân Nam Hàn , mà còn “ngợp” với các
sản phẩm mới nhất của hơn 360 công ty quốc phòng từ 28 quốc gia.
Chẳng hạn, Công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Nam Hàn (KAI) lần đầu tiên trình làng chiến đấu cơ FA-50. Theo Yonhap,
FA-50 có thể mang theo 4,5 tấn vũ khí, được trang bị hệ thống radar
kiểm soát hỏa lực tiên tiến EL/M-2032 do Israel sản xuất, có thể phát
hiện mục tiêu trong phạm vi bán kính 100 km. Chiến đấu cơ mới còn được
trang bị tên lửa không đối không, không đối đất, súng máy và cả bom
thông minh. Là chiến đấu cơ hạng nhẹ, linh hoạt và có giá không quá đắt,
FA-50 còn được kỳ vọng là mặt hàng chủ lực giúp Hàn Quốc chen chân vào
cuộc đua xuất khẩu vũ khí đang sôi động trong khu vực, đặc biệt là Đông
Nam Á. Hồi tháng trước, Nam Hàn và Philippines
đã đạt thỏa thuận về thương vụ 12 chiếc FA-50 trị giá 439 triệu USD.
Ngoài ra, các công ty khác của nước chủ nhà như Samsung Techwin, Doosan
DST và LIG Nex1 cũng giới thiệu nhiều sản phẩm pháo tự hành, xe tăng tác
chiến và tên lửa đất đối không Chiron có bề ngoài vô cùng ấn tượng.
Nhiều quan khách thích thú với tên lửa đất đối không Chiron - Ảnh: Gulf News
|
Tham gia ADEX 2013 còn có các đại gia vũ khí của Mỹ, trong đó Boeing
quảng bá chiến đấu cơ F-15 SE, còn Lockheed Martin không chịu kém với
chiến đấu cơ tàng hình F-35.
Hồi tháng 8, Boeing và Lockheed Martin vừa cạnh tranh quyết liệt để
giành gói thầu cung cấp 60 chiến đấu cơ trị giá khoảng 7 tỉ USD cho
không quân Hàn Quốc nhằm thay thế đội bay F-4 và F-5 đã già cỗi. Khi đó,
chiến đấu cơ F-15 SE của Boeing là ứng viên duy nhất có thể đáp ứng yêu
cầu về giá cả nhưng đến phút chót lại bị từ chối. Yonhap dẫn một số
nguồn tin cho rằng F-15 SE không được chọn do nhiều quan chức Hàn Quốc
lo ngại nó không phù hợp nhu cầu chiến tranh trong tương lai vì thiếu
khả năng tàng hình. Đến cuối tháng 10, Reuters loan tin rằng trong tháng
11, Hàn Quốc sẽ thông báo quyết định mua F-35 nhưng số lượng giảm xuống
còn 40 hoặc 50 chiếc và dự kiến sẽ nhận những chiếc đầu tiên vào năm
2017. Theo giới quan sát, Hàn Quốc quyết định chọn F-35 một phần vì Nhật
Bản đã quyết định mua 42 chiến đấu cơ loại này, còn Trung Quốc đang nỗ
lực phát triển chiến đấu cơ tàng hình nội địa.
Trả lời phỏng vấn của tạp chí quốc phòng IHS Jane's Defence Weekly
bên lề ADEX 2013, Phó giám đốc phát triển kinh doanh Jim Armington của
Boeing thừa nhận thất bại của F-15 SE tại Nam Hàn là một bước lùi lớn
của công ty. Tuy nhiên, theo ông, Boeing vẫn đang phát triển tốt ở châu Á
- Thái Bình Dương vì các nước khu vực đang ra sức tăng cường sức mạnh
quân sự trong bối cảnh tình hình an ninh có nhiều biến động.
Ông Armington chỉ ra rằng Nam Hàn và Indonesia đã lần lượt quyết
định mua 36 và 8 chiếc trực thăng tấn công Apache AH-64 của Boeing, còn
Đài Loan sẽ nhận 6 chiếc đầu tiên trong hợp đồng 30 chiếc vào ngày 4.11,
theo báo mạng WantChinaTimes. Ông Armington cho biết thêm Nhật cũng
đang xem xét mua Apache AH-64. Ông phân tích: “Apache rõ ràng là có khả
năng thay đổi cuộc chơi xét về phương diện bảo vệ đảo. Vì thế, nó rất
phù hợp với nhu cầu tập trung bảo vệ các đảo ở phía tây nam của Nhật”.
Cũng theo vị này, Tokyo có thể mua máy bay giám sát biển (MSA) là phiên
bản mới của máy bay đa nhiệm P-8A Poseidon do Boeing sản xuất, để trang
bị cho Lực lượng tuần duyên. Ngoài ra, Boeing còn đang đàm phán với
Tokyo về kế hoạch nâng cấp đội bay F-15J.
Ấn Độ hướng tới xuất khẩu vũ khí
Ấn Độ khoe tên lửa Prahaar tại ADEX 2013 - Ảnh: Janes.com
|
Tại ADEX 2013, Cơ quan Phát triển và nghiên cứu quốc
phòng Ấn Độ (DRDO) trình làng các vũ khí mới nhất của nước này. Trong đó
có phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo Prahaar và hệ thống tên lửa
đất đối không Akash. Đây là lần đầu tiên DRDO quảng bá sản phẩm tại một
triển lãm quốc tế như ADEX. Một quan chức Ấn Độ tiết lộ với tạp chí IHS
Jane's Defence Weekly rằng DRDO quyết định có mặt tại ADEX vì Bộ Quốc
phòng nước này muốn “cho thấy các sản phẩm của chúng tôi đủ sức có thể
cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.
Super Robot Gun
Thao Dợt Quân Sự
Vũ Khí Mới Nhất của Nam Hàn
Multi Tasking SHIP
South Korean Airforce
Nuclear Attack
No comments:
Post a Comment