Cải Tổ Y Tế tại Hoa kỳ : Những Dữ Kiện Mới
...luật này lên đến gần 10.000 trang rồi mà vẫn chưa xong...
Quyết định của Tối Cao Pháp Viện đã giải tỏa được một khúc mắc pháp lý lớn, nhưng vẫn không thay đổi hệ quả kinh tế xã hội của luật Cải Tổ Y Tế. Cũng không thay đổi ý kiến của dân chúng khi vẫn còn 55% dân chống luật cải tổ. Chính vì vậy mà đề tài cải tổ y tế tuy không còn là đề tài tranh cử sống chết cho hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa nữa, vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Cả hai bên vẫn tranh cãi, qua báo chí cũng như qua các quảng cáo trên truyền hình. Dù sao thì thiên hạ cũng đã có vẻ bình tâm hơn trước để mà nhận định vấn đề, bình tâm nhìn thực tế, xem những chuyện gì đang và sẽ xẩy ra trong ngành y tế Mỹ. Bình tâm mà cũng thành thật hơn.
...luật này lên đến gần 10.000 trang rồi mà vẫn chưa xong...
Quyết định của Tối Cao Pháp Viện đã giải tỏa được một khúc mắc pháp lý lớn, nhưng vẫn không thay đổi hệ quả kinh tế xã hội của luật Cải Tổ Y Tế. Cũng không thay đổi ý kiến của dân chúng khi vẫn còn 55% dân chống luật cải tổ. Chính vì vậy mà đề tài cải tổ y tế tuy không còn là đề tài tranh cử sống chết cho hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa nữa, vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Cả hai bên vẫn tranh cãi, qua báo chí cũng như qua các quảng cáo trên truyền hình. Dù sao thì thiên hạ cũng đã có vẻ bình tâm hơn trước để mà nhận định vấn đề, bình tâm nhìn thực tế, xem những chuyện gì đang và sẽ xẩy ra trong ngành y tế Mỹ. Bình tâm mà cũng thành thật hơn.
Trong cuộc tranh luận này, yếu tố then chốt của khối bảo thủ chống lại luật mới là sự kiện sẽ có thêm 30 triệu người có bảo hiểm y tế trong một thời gian rất ngắn, hai năm từ đây đến 2014. Tình trạng này sẽ đưa đến những hậu quả không thể tránh được như mất cân bằng cung cầu đưa đến tăng chi phí bảo hiểm và dịch vụ y tế trong khi phẩm chất sẽ giảm; thiếu nhà thương, bác sĩ, y tá, thuốc men; tài trợ medicaid cho những người không lợi tức sẽ bị cắt giảm; giới kinh doanh sẽ tránh né sự tăng giá chi phí bảo hiểm nhân viên bằng cách cắt giảm nhân viên; các công ty sẽ ngưng hay giảm đầu tư vào ngành y, như giảm ngân sách nghiên cứu, ngân sách mở nhà thương hay mở các hãng sản xuất máy móc dụng cụ y khoa.
Ta hãy xét lại vài vấn đề vừa mới được truyền thông đề cập đến.
KHAN HIẾM BÁC SĨ
Trong tuần qua, tờ báo cấp tiến từng ủng hộ mạnh cải tổ của TT Obama, New York Times, đã nhận định về cải tổ y tế với một kết luận khá lạ lùng: cải tổ này sẽ đưa đến tình trạng khan hiếm bác sĩ. Đây là hiện tượng mà phe bảo thủ đã hô hoán ngay từ đầu, nhưng luôn bị phe cấp tiến và TT Obama bác bỏ. Bây giờ thi tờ báo cấp tiến nhất đã công khai nhìn nhận, sau khi luật cải tổ đã được đúc bê tông cốt sắt.
Hai nhà báo Annie Lowrey và Robert Pear, trong bài viết “Với Luật Y Tế, Tình Trạng Thiếu Bác Sĩ Có Nhiều Triển Vọng Sẽ Trầm Trọng Hơn” (Doctor Shortage Likely to Worsen With Health Law), đã nhìn nhận với việc 30 triệu người được bảo hiểm y tế kể từ năm 2014, nước Mỹ sẽ lâm vào tình trạng thiếu bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ tổng quát không chuyên khoa (primary care doctors). Năm đó, nước Mỹ sẽ thiếu khoảng 63.000 bác sĩ, để đến năm 2025 (10 năm sau), sẽ thiếu hơn 130.000 bác sĩ.
Việc khan hiếm bác sĩ sẽ nặng nề nhất ở những khu vực lợi tức thấp, chẳng hạn như vùng Inland Empire phiá đông Los Angeles, vùng ngoại ô Detroit, các tiểu bang miền nam như Mississippi, Alabama, … Chỉ nội trong vùng Inland Empire (Riverside, San Bernardino, Ontario) là vùng có khá nhiều dân gốc La-Tinh, một số không nhỏ bất hợp pháp, số người mới được bảo hiểm sẽ tăng 300.000, đưa đến tình trạng thiếu 5.000 bác sĩ tổng quát. Theo bà Giám Đốc Y Tế vùng này cho biết, việc khan hiếm bác sĩ trên toàn quốc sẽ khiến cho các vùng dân lợi tức thấp càng khó thu hút các bác sĩ đến làm việc hơn.
Tình trạng khan hiếm bác sĩ dĩ nhiên sẽ đưa đến tình trạng phí tổn dịch vụ y tế tăng, và thời gian lấy hẹn gặp bác sĩ tăng, thay vì có thể lấy hẹn trong vòng vài ngày thì sẽ là vài tuần hay vài tháng, có khi cả năm như đã xẩy ra bên Canada. Và các nạn nhân chính sẽ là khối dân nghèo, những người trên nguyên tắc phải được hưởng lợi nhiều nhất từ cải tổ của TT Obama. Những ông bà nhà giàu vẫn có thể đi bác sĩ bất cứ lúc nào mà không phải chờ lấy hẹn, cho dù chỉ để chữa cảm cúm vớ vẩn.
Hiện nay, gần một nửa các bác sĩ không nhận bệnh nhân có Medicaid. Bây giờ, nếu có thêm một hai chục triệu bệnh nhân Medicaid nữa thì dĩ nhiên là sẽ xẩy ra tình trạng ứ động, thiếu bác sĩ trầm trọng gấp bội trong chương trình Medicaid, mà nạn nhân vẫn chính là những người nghèo nhất.
Nói chung, đối với tất cả bệnh nhân, dù là Medicaid, Medicare hay không thuộc chương trình tài trợ nào, để giảm chi phí bảo hiểm, một số lớn các hãng bảo hiểm sẽ bắt khách hàng chọn các chương trình đặc biệt trong đó số bác sĩ được chấp nhận sẽ bị giới hạn, đưa đến tình trạng các bệnh nhân sẽ không còn quyền lựa chọn bác sĩ mình muốn nữa, và một số không nhỏ sẽ bị bắt đổi bác sĩ.
PHÁT TRIỂN NGÀNH KỸ NGHỆ Y KHOA
Cải tổ y tế của TT Obama chẳng những tạo ra nạn khan hiếm bác sĩ, mà cũng đưa đến tình trạng các hãng sản xuất máy móc dụng cụ y khoa ngưng đầu tư, bớt sản xuất và bớt nhân viên.
Luật y tế mới đánh thuế phụ thu 2,3% lên giá trị các máy móc và dụng cụ y khoa sản xuất kể từ 2013. Chính quyền Obama cho rằng tăng thuế này cần thiết để bù đắp phí tổn gia tăng của Nhà Nước, và sẽ không có ảnh hưởng tai hại gì trên ngành này vì số bệnh nhân gia tăng sẽ tăng nhu cầu máy móc và dụng cụ y khoa. Nói cách khác, tăng chi phí thuế nhưng sẽ được bù đắp bằng tăng số máy được bán ra, do đó các hãng này sẽ không lỗ mà còn lời nhiều hơn.
Sự thật cho đến giờ đã không như vậy. Báo chí đăng tin tại tiểu bang Indiana mới đây, một công ty sản xuất máy móc y khoa, Cook Medical, đã công bố theo sự tính toán của họ, thuế phụ thu mới sẽ tốn cho họ từ 15 đến 30 triệu đô trong 5 năm tới, và họ sẽ không thể nào thu lại số tiền này được. Do đó, công ty đã quyết định bỏ kế hoạch mở 5 xưởng mới trong 5 năm tới. Thay vào đó, họ sẽ lập kế hoạch mở cơ sở mới tại một nước ngoài Mỹ.
Đây chỉ là một trường hợp, tuy không phải là trường hợp duy nhất, nhưng rất cụ thể, đủ để chứng minh luật Cải Tổ Y Tế, trái với khẳng định của TT Obama, sẽ không có kết quả tốt cho kinh tế Mỹ, cũng như không giúp giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ.
Dĩ nhiên là chúng ta có quyền sỉ vả công ty Cook Medical là coi trọng đồng tiền, là không yêu nước, là không quan tâm đến quần chúng, v.v... Nhưng thực tế họ không phải là công ty từ thiện, nên lấy quyết định theo quyền lợi của họ, cũng như tất cả chúng ta cũng đều hành động cho quyền lợi của mình. Sỉ vả họ chẳng giải quyết được gì. Các nhà lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm phải tìm ra giải pháp chứ không thể cứ mang họ ra đả kích để lấy phiếu.
TIỀN PHẠT
Một trong những công ty kế toán và tư vấn lớn nhất thế giới, Deloitte, vửa công bố kệt quả nghiên cứu và kết luận trong thời gian tới, cứ 10 công ty thì sẽ có một công ty hủy bỏ chương trình bảo hiểm y tế tập thể cho nhân viên và chấp nhận nộp phạt vì tính cho cùng, tiền phạt rẻ hơn tiền mua bảo hiểm. Tức là sẽ có rất nhiều nhân viên sẽ không có bảo hiểm tập thể trong hãng mà phải đi mua bảo hiểm cá nhân riêng, đắt hơn bảo hiểm tập thể nhiều. Nếu lợi tức của những người này quá mức trợ cấp của Nhà Nước thì họ sẽ ráng phải trả tiền bảo phí cao hơn. Nếu họ ở trong mức lợi tức được Nhà Nước trợ cấp thì ngân sách các tiểu bang và liên bang sẽ thâm thủng nặng hơn vì phải gánh chịu chi phí đó.
THẾ HỆ TRẺ
Luật Cải Tổ Y Tế bắt buộc các hãng bảo hiểm phải bao gồm con cái còn sống chung với cha mẹ cho đến 26 tuổi. Thoạt nghe thì đây là điều lệ rất “nhân đạo” vì giúp giới trẻ có được bảo hiểm.
Trên thực tế, đây là bài toán kinh tế rất thực tiễn. Những người con lớn đã trưởng thành này được bảo hiểm, nhưng tất nhiên là không phải miễn phí. Cha mẹ hay chính họ sẽ phải trả bảo phí, người nào không có bảo hiểm thì sẽ bị phạt. Nói trắng ra, mấy anh chị này, dù sống chung với cha mẹ hay không cũng vẫn phải mua bảo hiểm, không mua sẽ bị phạt, chẳng có gì khác biệt. Điều khác biệt là luật mới cài mấy anh chị này vào bảo hiểm của cha mẹ, bắt buộc cha mẹ khi mua bảo hiểm cho mình, cũng phải mua bảo hiểm cho các con lớn này luôn, nếu không thì chỉ có cách là từ chối mua bảo hiểm cho cả gia đình và cả gia đình sẽ bị phạt. Và như vậy thì tình trạng giới trẻ thà trả tiền phạt chứ không mua bảo hiểm sẽ được giảm thiểu tối đa.
Luật mới rất cần giới trẻ mua bảo hiểm y tế, vì đây là khối dân ít bệnh hoạn, tức là ít chi phí, rất cần thiết để bù đắp giới lão ông lão bà bệnh hoạn thường xuyên, chi phí rất cao.
Nói cách khác, luật mới đã tìm ra được một phương thức có vẻ “nhân đạo” để che lấp một mánh khóe ép buộc giới trẻ phải tài trợ chi phí bảo hiểm của mấy người già.
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ
Gần đây, nhiều người nêu câu hỏi tại sao Canada và Âu Châu có bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người mà Mỹ không có được. Vấn đề không phải là Mỹ không thể có, mà cái giá phải trả quá cao, dân Mỹ không chấp nhận.
Trước hết là vấn đề phẩm chất. Không ai có thể chối cãi được chế độ y tế của Mỹ tốt nhất trên phương diện tiến bộ y khoa, thời gian chờ đợi, phẩm chất dịch vụ (nhà thương, bác sĩ), và quyền được lựa bác sĩ, nhà thương. Dân Mỹ chưa sẵn sàng từ bỏ những lợi thế này.
Sau đó là vấn đề tài chánh. Phí tổn y tế nếu do Nhà Nước lãnh như bên Canada và Âu Châu thì dĩ nhiên Nhà Nước phải có tiền, tức là phải thu thuế. Tính trung bình tỷ lệ thuế lợi tức của một gia đình hai vợ chồng có hai con, thì mức thuế lợi tức ở Canada là 22%, Anh 27%, Đức 36%, Thụy Điển và Pháp 42%, và Mỹ là 11%. Đó là chưa kể các thứ thuế khác như thuế lợi tức tiểu bang (từ 10% đến 18% bên Canada), thuế y tế tiểu bang (health insurance tax, 15% tại Ontario bên Canada). Ở Mỹ không có thuế y tế, và cũng có nhiều tiểu bang như Texas và Florida, không có thuế lợi tức tiểu bang. Nói cách khác, dân Canada và Âu Châu đóng thuế hết nửa phần lương là chuyện thường. Dân Mỹ chưa sẵn sàng đóng thuế gấp ba hay bốn lần mức hiện tại và chính khách nào dám đề nghị chuyện này bảo đảm sẽ có thừa thời giờ ngồi nhà đi câu hay viết hồi ký.
Cũng chưa kể chuyện bên Mỹ, theo thống kê mới nhất của năm 2009, 49% dân Mỹ với lợi tức thấp không đóng một xu thuế nào, trong khi tỷ lệ không đóng thuế bên Âu Châu chỉ là 10%. Bắt phần lớn những người hiện không đóng thuế phải đóng thuế, cho dù là rất thấp, chẳng hạn như vài trăm hay vài chục cũng là điều không một chính khách nào dám nghĩ tới.
Đối với những người lớn tiếng ủng hộ chế độ y tế đại chúng miễn phí như Âu Châu, thì câu hỏi họ phải trả lời là họ có sẵn sàng dành nửa phần lương để đóng thuế không?
TOÁN HỌC OBAMA
TT Obama khi quảng bá luật Cải Tổ Y Tế, tuyên bố nội trong nhiệm kỳ đầu, tính đến cuối năm 2012, phí bảo hiểm sức khỏe trung bình của mỗi gia đình sẽ giảm 2.500 đô. Thực tế, tính đến nay, bảo phí trung bình đã tăng 1.300 đô chứ không hề suy giảm. Như vậy có phải TT Obama đã hứa hẹn vớ vẩn không? Câu trả lời bình thường là “đúng vậy”. Nhưng TT Obama thì vẫn khẳng định ông không có “hứa lèo” mà đã giữ lời hứa cắt giảm chi phí y tế cho toàn dân. Ta thử tìm hiểu lý luận của TT Obama.
Lấy ví dụ chúng ta lãnh lương 1.000 đô một tháng mà tiêu xài trong gia đình tới 1.500 đô, tức là ngân sách gia đình đã bị lủng lỗ, cần cắt giảm chi tiêu, tiền chợ búa, ăn xài. Ta sẽ cố gắng tháng sau chỉ xài 1.300 thôi chẳng hạn, để có thể nói là ta đã cắt chi tiêu được 200 đô một tháng. Đó là cách suy nghĩ và lý luận bình thường của một người bình thường.
Đối với TT Obama, tháng tiếp theo, ông sẽ chi xài 1.800 đô, tức là thay vì cắt giảm, ông đã xài nhiều hơn 300 đô. Nhưng ông vẫn khoe là đã cắt giảm được 200 đô. Sao lạ vậy?
Nếu có quý độc giả nào thắc mắc thì kẻ viết này xin giải thích lý luận của TT Obama: theo đà tăng của giá cả, tiền chợ búa tháng tới sẽ phải là 2.000 đô mới giữ được mức chi tiêu bình thường, nhưng tôi đã cần kiệm, tính toán rất kỹ nên chỉ cần xài có 1.800 đô thôi, như vậy là tôi đã tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu được 200 đô rồi còn gì nữa? Đây chính là toán học của luật gia kiêm chính trị gia Obama.
Kiểu như bà vợ đi mua sắm vung vít, về nhà bị ông chồng cằn nhằn thì cãi lại “em toàn mua đồ on sale mà, đáng lẽ ra em phải mua hàng xịn hơn và tốn hơn nhiều lắm đó, anh không cám ơn em đã tiết kiệm cho anh mà lại còn cằn nhằn sao?”
Cái mầu nhiệm trong lý luận của TT Obama là bất kể tăng chi tiêu bao nhiêu, ông vẫn có thể khoe là đã cắt giảm, đã cần kiệm. Ai dám nói TT Obama không có phép lạ?
THU HỒI LUẬT
Những cố gắng thu hồi luật của khối bảo thủ vì lý do bất hợp hiến đã thất bại, và trong tương lai, coi như yếu tố pháp lý sẽ không còn được đề cập đến nữa. Khối bảo thủ muốn thu hồi luật sẽ phải thuyết phục đa số dân Mỹ đồng ý, để bầu cho một đa số bảo thủ vào hành pháp và lập pháp, một viễn tượng hầu như không thể có trong tương lai gần, vì sẽ đòi hỏi đảng Cộng Hòa trong kỳ bầu ba tháng nữa phải chiếm được Tòa Bạch Ốc, giữ đa số tại Hạ Viện, và chiếm được thêm ít nhất 12 ghế nữa tại Thượng Viện để có được đa số áp đảo.
Nhưng cái khó khăn lớn nhất trong việc thu hồi là luật cải tổ này có điểm bị chống mạnh mà cũng có điểm được ủng hộ mạnh. Điều khoản bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm cũng như dự phóng chi phí y tế sẽ tăng dĩ nhiên bị đa số dân Mỹ chống đối, nhưng bù lại, điều khoản cấm các hãng bảo hiểm không được từ chối bảo hiểm cho những người đang bị bệnh là điều tất cả mọi người đều đồng ý, kể cả khối bảo thủ. Vì yếu tố chính trị đó, cùng lắm là chỉ có thể thu hồi cái phần bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm, chứ không ai dám đụng đến điều khoản cấm hãng bảo hiểm loại trừ những người đang có bệnh.
Luật Cải Tổ Y Tế là một luật vĩ đại, sẻ ảnh hưởng lên cuộc sống của tất cả mọi người, mà cũng là một luật cực kỳ phức tạp. Các chuyên gia cho đến nay, vẫn còn đang bận viết chi tiết thực hành luật, đưa bộ luật này lên đến gần 10.000 trang rồi mà vẫn chưa xong. Chúng ta sẽ còn có dịp khám phá ra thêm nhiều hệ quả mới lạ nữa.
Những thay đổi vể bảo hiểm
sức khỏe sau phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa kỳ
Hôm Thứ Năm 28/6/2012
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết tối hậu về tính cách hợp hiến hay vi hiến
của Luật Bảo hiểm Sức khỏe (gọi là Affordable Care Act) Quốc hội thông qua và
tổng thống Obama ký ban hành tháng 3 năm 2010. (Luật Bảo Hiểm Sức Khỏe )
Vụ kiện liên quan đến
hiến pháp này do nhiều tiểu bang đứng đơn kiện với hai lý do:
(1) Các tiểu bang cho
rằng điều khoản buộc mọi công dân phải mua bảo hiểm vi phạm quyền tự do mua gì
hay không mua gì của người dân,
2) Và điều khoản buộc
các tiểu bang nới rộng chương trình bảo hiểm sức khỏe Medicaid (một chương
trình chung của tiểu bang và liên bang dành cho người lợi tức thấp) ra cho một
thành phần có lợi tức cao hơn một chút nếu không sẽ bị mất tiền trợ cấp của
liên bang. Các tiểu bang cho rằng điều khoản này vi hiến vì áp đặt quyền của
liên bang lên tiểu bang.
Cuộc tranh luận về
bảo hiểm sức khỏe là một nét đặc biệt tại Hoa Kỳ. Trong khi hầu hết các nước
tiến bộ trên thế giới (Tây Âu, Canada, Úc châu) đều cung cấp bảo hiểm sức khỏe
cho mọi người dân thì tại Hoa Kỳ chính phủ chỉ bảo hiểm sức khỏe cho người cao
niên, người tàn tật, người thật nghèo. Đa số gia đình người có công ăn việc làm
vững chắc thì được hãng xưởng và công sở trả một phần mua bảo hiểm. Phần còn
lại phải tự mua bảo hiểm của các hãng bảo hiểm tư nhân. Ai không đủ sức mua thì
chịu vậy. Tình trạng này làm cho khỏang 50 triệu người Mỹ sống không có bảo
hiểm sức khỏe.
Tại Hoa Kỳ y tế nằm
trong tay tư nhân (tập đòan bác sĩ, hãng bảo hiểm, bệnh viện …). Các tập đoàn
này do lợi nhuận nên giúp phát huy kỹ thuật y khoa và chữa trị làm cho Hoa Kỳ
trở thành quốc gia có khả năng y khoa cao nhất nhưng cũng mắc mỏ nhất trên thế
giới. Trong khi tại các nước Tây phương khác y tế nằm trong tay chính phủ nên
các tập đoàn nói trên không có cơ hội hưởng lợi. Tiến bộ y khoa do đó chậm hơn
tại Hoa Kỳ. Và đó là then chốt tại sao một số người Mỹ (những người có phương
tiện và có cơ hội có bảo hiểm dễ dàng) không thích chế độ săn sóc sức khỏe có
tính đại chúng của các nước Tây phương khác.
Một số nhà lãnh đạo
Mỹ (thuộc khuynh hướng Dân chủ) muốn thay đổi tình trạng săn sóc sức khỏe tại
Hoa Kỳ để phục vụ quyền lợi của đại chúng nhưng thường gặp sự chống đối của
thành phần thuộc khuynh hướng Cộng hòa, hoặc thuộc các tập đoàn có lợi như tập
đoàn bác sĩ, tập đòan bán bảo hiểm và các bệnh viện.
Gần nhất là nỗ lực
của tổng thống Bill Clinton trong thập niên 1990. Nhưng vừa mới mới manh nha,
tổng thống Clinton đã bị các tập đoàn quyền lợi vây đánh tơi bời phải bỏ cuộc.
Tổng thống Obama may mắn hơn. Năm 2008 ông ra tranh cử với lập trường thiết lập
bảo hiểm sức khỏe cho mọi người dân. Và khi ông đắc cử, đảng Dân chủ của ông
cũng thắng luôn tại hai viện quốc hội. Nhờ cơ hội đó, quốc hội đã thông qua
Luật Bảo hiểm Sức khỏe đầu năm 2010. Luật đã thông qua không có một phiếu nào
của dân biểu Cộng hòa tạo ra một không khí phe phái căng thẳng trong xã hội.
Không khí phe phái làm xuất hiện đảng Tea Party cực hữu giúp đảng Cộng Hòa lấy
lại đa số tại Hạ nghị viện trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm 2010.
Kể từ năm 2011 trong
khi chờ Tối Cao Pháp viện phán quyết tính hợp hiến (hay không hợp hiến) của
Luật Bảo hiểm Sức khỏe cuộc vận động trở nên sôi nổi trong các sinh hoạt chính
trị có tính đảng phái. Cuộc tranh luận trên báo chí cũng nhiễm màu sắc phe
phái. Báo chí nhìn các quan tòa Tối cao Pháp viện theo lập trường và gốc gác
(do tổng thống nào bổ nhiệm) để đoán họ sẽ bỏ phiếu như thế nào, thay vì phân
tích ý nghĩa nội dung văn bản của luật.
Trong nhiều tháng
qua, dư luận (phản ảnh bởi truyền thông) chú ý đến thẩm phán Tối cao Pháp viện
Anthony Kennedy, tin rằng phiếu của ông sẽ quyết định sinh mạng của Obamacare.
Quan tòa Kennedy (bảo thủ, do tổng thống Reagan bổ nhiệm) từng biểu tỏ khuynh
hướng trung dung bỏ phiếu theo phán đóan sự việc trước mắt thay vì theo trường
phái của mình. Tám vị còn lại, 4 bảo thủ (Chủ tịch John G. Roberts, Samuel
Alito, Clarence Thomas, Antonin Scalia) được cho rằng sẽ bỏ phiếu chống Luật
Bảo hiểm Sức khỏe, và 4 phóng khoáng (các thẩm phán Ruth Baden Ginsburg,
Stephen Breyer, Sonia Sotomayer, Elena Kagan) được yên chí sẽ bỏ phiếu ủng hộ
đạo luật.
Phân chia phe nhóm
như vậy, nhưng giới truyền thông đã tạo ra một không khí làm cho dư luận nghĩ
rằng lần này quan tòa Kennedy sẽ bỏ phiếu theo phe bảo thủ và vô hiệu hóa ít
nhất là phần của luật buộc mọi công dân phải mua bảo hiểm.
Nhưng bất ngờ đã đến.
Trong ngày 26/6 ông chủ tịch Tối Cao pháp viện John Roberts đã đứng vào phe
phóng khoáng và tuyên bố Tối Cao Pháp viện với phiếu 5-4 phán quyết Luật Bảo
hiểm Sức khỏe buộc mua bảo hiểm là hợp hiến. Về phần buộc các tiểu bang phải
nới chương trình Medicaid cho thành phần có lợi tức 138% trên mức nghèo liên
bang quy định nếu không sẽ mất tiền trợ cấp của liên bang Tối Cao Pháp viện
phán quyết là vi hiến vì xâm phạm đến quyền của các tiểu bang.
Những
gì Luật Bảo hiểm Sức khỏe ban hành tháng 3/2010 đã áp dụng gồm:
(1) các hãng bảo hiểm
không còn giới hạn mức trả để chữa trị khách hàng còn bệnh,
(2) không còn từ chối bán bảo hiểm cho trẻ em có bệnh trước khi mua bảo hiểm.
(3) con cái độc thân dưới 26 tuổi còn ở với bố mẹ đã được nằm trong bảo hiểm của bố mẹ (nếu bố hay mẹ đang đi làm và có bảo hiểm của sở làm).
(2) không còn từ chối bán bảo hiểm cho trẻ em có bệnh trước khi mua bảo hiểm.
(3) con cái độc thân dưới 26 tuổi còn ở với bố mẹ đã được nằm trong bảo hiểm của bố mẹ (nếu bố hay mẹ đang đi làm và có bảo hiểm của sở làm).
Những
gì sẽ được áp dụng do phán quyết mới của Tối cao Pháp viện gồm:
Đối với công dân
Hoa Kỳ:(1) Từ năm 2014 các
hãng bảo hiểm không được từ chối bán bảo hiểm cho người lớn tuổi có bệnh trước,
không được bán giá cao hơn khách hàng bình thường khác và không được giới hạn
tiền trả cho các dịch vụ săn sóc y tế cần thiết.
(2) Từ năm 2014 các tiểu bang thành lập các chương trình bán bảo hiểm (state-based insurance exchanges) rẻ tiền cho dân chúng trong tiểu bang. Chính phủ liên bang trợ cấp. Từ năm 2015 nếu ai không mua bảo hiểm nơi các chương trình này sẽ bị phạt thuế $95. Vào năm 2007 thuế phạt tăng lên ít nhất là $695
(2) Từ năm 2014 các tiểu bang thành lập các chương trình bán bảo hiểm (state-based insurance exchanges) rẻ tiền cho dân chúng trong tiểu bang. Chính phủ liên bang trợ cấp. Từ năm 2015 nếu ai không mua bảo hiểm nơi các chương trình này sẽ bị phạt thuế $95. Vào năm 2007 thuế phạt tăng lên ít nhất là $695
Đối với các cơ sở
săn sóc sức khỏe:(1) Các cơ sở
này có lợi nhiều vì ai cũng có bảo hiểm, không như trước đây phải chữa cho
những người không có bảo hiểm rơi vào trường hợp không từ chối được.
(2) Từ tháng 8/2012 bệnh viện được đánh giá tốt được nhận tiền thưởng.
(3) Từ năm 2013 bệnh viện và các cơ sở săn sóc sức khỏe sẽ được trả tiền khoán rộng rãi khi săn sóc khách hàng Medicare.
(2) Từ tháng 8/2012 bệnh viện được đánh giá tốt được nhận tiền thưởng.
(3) Từ năm 2013 bệnh viện và các cơ sở săn sóc sức khỏe sẽ được trả tiền khoán rộng rãi khi săn sóc khách hàng Medicare.
Đối với các tiểu
bang:(1) Tùy ý. Nếu nới rộng
chương trình Medicaid cho những người có lợi tức dưới 138% mức nghèo quy định
bởi liên bang (hiện nay mức này là $11,160 một năm) thì sẽ được liên bang trợ
cấp một phần chi phí (bang California và Massachusetts cho biết sẽ nới rộng)
(2) Nếu không nới rộng thì không được trợ cấp, nhưng cũng không mất tiền trợ cấp cho chương trình Medicaid hiện đang có (hai bang Texas và Florida cho biết sẽ không nới rộng)
(2) Nếu không nới rộng thì không được trợ cấp, nhưng cũng không mất tiền trợ cấp cho chương trình Medicaid hiện đang có (hai bang Texas và Florida cho biết sẽ không nới rộng)
Đối với các công ty bán bảo hiểm sức khỏe:(1) Phải chi 80% tiền bán bảo hiểm để trả tiền
săn sóc sức khỏe (nói chung là trả tiền chữa trị, chi phí ngừa bệnh …) cho bệnh
viện hay các bác sĩ. Nếu không chi hết 80%, số tiền thừa hoàn trả lại cho khách
hàng. Cho năm 2011 tính ra các các chủ hãng và tư nhân sẽ được trả lại ít nhất
$1.3 tỉ mỹ kim.
Đối với các chủ hãng sở:(1) Từ năm 2014 hãng sở có trên 50 nhân viên
phải mua bảo hiểm cho nhân viên, nếu không sẽ bị phạt một số tiền tượng trưng.
(2) Hãng sở nào dưới 50 nhân viên có thể không mua bảo hiểm cho nhân viên. Nếu có thiện chí mua, chính phủ liên bang sẽ trợ cấp 35% qua khỏan trừ thuế , và sau đó tăng dần lên 50%.
(2) Hãng sở nào dưới 50 nhân viên có thể không mua bảo hiểm cho nhân viên. Nếu có thiện chí mua, chính phủ liên bang sẽ trợ cấp 35% qua khỏan trừ thuế , và sau đó tăng dần lên 50%.
( trích từ bài
viết của tác giả Trần Bình Nam)
Chú thích: Luật bào
hiểm y tế mới cũa TT Obama ảnh hưỡng ra sao trên các cao nên chúng ta? Mời qúi
bạn đọc bài viết dưới đây
Cao niên với đạo luật y
tế Affordable Care Act
Tối cao Pháp Viện Hoa kỷ đả phán quyết là luật
Affordable Care Act do TT Obama ban hành là hợp hiến. Như vậy luật bảo hiễm y
tế này sẽ có hiệu lực hoàn toàn vào năm 2014. Do đó người cao niên chúng ta nên
bằt đẩu tìm hiễu ảnh hưỡng cũa luật này đối với chúng ta ra sao. Chúng tôi xin
cống hiến bài phỏng dịch dưới đây cũa một tài liệu hướng dẫn quý giá cũa
Medicare.Org
Đạo luật Affordable Care Act cũng cố Medicare và giúp
các cao niên đảm trách sức khoẻ của chính mình. Luật này
dành những lợi ích quan trọng như dich vụ
phòng ngừa miễn phí, khám kiểm tra sức khỏe
thường niên miễn phí, và giảm 50% giá bán các thuổc kê toa cho nhữngngưởi hưởng Medicare rơi vào lỗ hỗng gọi là “ lỗ hổng
đô-nớt” của Medicare Phần D. Bạn có thể làm việc với bác sĩ của mình để thiết lập một chương
trình phòng ngừa bệnh tật cho riêng mình
Những điểm chính mà cao niên cần biết
Xin chú ý: Ctrl+Click vào hàng chử xanh đề có link)
·
Theo luật chăm sóc sức khỏe, c ác phúc lợi bảo
hiểm cũa Medicare không có giảm hoặc bị cắt bỏ, kể cả quyền
lựa chọn bác sĩ cho mình
·
Gần 4
triệu người có Medicare nhận được sư giúp đỡ vể chi phí mua thuốc trong năm
đầu của đạo luật. Nếu bạn có bảo hiểm thuốc kê toa của Medicare (Medicare Phần
D) và phải trả tiền mua thuốc khi rơi vảo lỗ hỗng đô-nớt của Medicare phẩn D
này thì bạn sẽ nhận được từ Medicare khoản
tiển giảm bớt $250 miễn tnuế, trả một lẩn để giúp mua thuốc
·
Nếu bạn được kê toa những thuốc đắt tiền đưa bạn vào “lỗ hỗng đô-nớt” của
Medicare Phần D thì năm nay bạn được giảm
giá 50% trên nhửng thuốc chính hiệu được bảo hiểm trong suốt thời gian bạn
ở trong lỗ hổng bảo hiểm nảy. Từ đây tới năm 2020 bạn sẽ tiếp tục được Medicare
Phần D bảo hiểm vể thuốc kê toa. Lỗ hỗng đô-nớt của Medicare Phẩn D sẽ hoàn
toàn không còn nữa vào năm 2020
·
Medicare bảo
hiểm cho một số dịch vụ phòng ngừa bệnh tật mà không bắt bạn phải trả tiển
coinsurance hay deductible của Medicare Phần B.. Bạn cũng sẽ được kiễm tra sức
khỏe hàng năm miễn phí. (free annual wellness exam)
·
Sự tồn tại của Quỹ Medicare Trust Fund sẽ được kéo dài nhờ vào việc giảm
bớt phí phạm, chặn đứng gian lận và lạm dụng, và làm chậm lại sự gia tăng chi
phí trong Medicare, mả kết quả là giúp bạn tiết kiệm được chi tiêu vể premium
(bảo phí )và coinsurance (đồng bảo phí)
Tài
liệu tham khảo dành cho cao niên
Bạn hảy sử dụng các tài liệu
dưới đây để tỉm hiểu về bảo hiểm và về các lựa chọn về chăm nom sức khỏe dài
hạn
·
Tỉm hiểu thêm vể việc sử
dụng Medicare và các lựa chọn vể chăm nom dài hạn
·
Xem bạn có đũ điều kiện hưởng Medicaid hay không và tìm
hiểu thêm vể các lựa chọn về Medicaid dành cho cao niên. (MediCal tại
California)
·
Sử dụng trang so sánh
các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ để tìm kiếm bác sĩ, bệnh viện,
nhà nuôi dưỡng hay các nhà cung cấp chăm nom sức khỏe khác tại nơi bạn đang
sinh sống
·
Nếu bạn không có Medicare, tim kiếm bảo
hiễm và các lựa chọn vể giá cả
Bạn hãy coi các tài liệu dưới đây để tận dụng bảo hiểm của
mình
·
Tìm hiểu thêm về các dịch vụ phòng ngừa bệnh tật
của Medicare tại Medicare.gov:
·
Giảm gíá thuốc của Medicare.: Tỉm
hiễu xem lỗ hổng đô-nớt cũa Medicare Phần D sẽ thu hẹp lại và chấm dứt ra sao tử đây tới năm 2020
·
Nắm
vửng chương trình bảo hiễm sức khỏe của bạn và học cách làm sao ứng dụng
tốt nhất vào trưởng hợp cá nhân cũa bạn
Bạn có thể tham khảo thêm các sách báo của
MediCare.gov
--------------------------------------------------------------------------------------------
Bài đọc them
Obamacare shockwave
begins.....
Date:
2013/10/4
Không biết Có Vị Nào đã ghi danh vào chương trình bảo hiểm của Obamacare chưa? Theo tin tức lấy từ một trang mạng facebook về việc ghi danh Obamacare đã "wake up a lot of people" về sự thật phũ phàng của đạo luật này.
Không biết Có Vị Nào đã ghi danh vào chương trình bảo hiểm của Obamacare chưa? Theo tin tức lấy từ một trang mạng facebook về việc ghi danh Obamacare đã "wake up a lot of people" về sự thật phũ phàng của đạo luật này.
(Đây có thể chỉ là 1 trường hợp cá biệt mà chúng ta được biết tới.)
Ông
William Sheehan kể chuyện ghi tên để được bảo hiểm Obamacare: ông Sheehan vào được trang
mạng để ghi tên lúc 8:00
sáng ngày 1/10/13. Ông ta có bệnh tiểu đường từ trước (pre-existing condition), base income là ở khoảng 45K-55K một năm. Ông Sheehan đã chọn
chương trình cấp 2 "Silver
Plan", và được báo là premium $597 mỗi
tháng VỚI
$13,988 deductible mỗi năm.
Nhận thấy mình không cách nào đủ khả năng trả nổi số tiền đóng bảo hiểm hàng tháng nên ông Will Sheehan chọn
"không tham dự" vào Obamacare, tức
là không mua bảo
hiểm nữa (giống như trước khi ghi tên). Nhưng 5:00 chiều cùng ngày, ông ta nhận được email thông báo rằng
vì ông ta không có bảo hiểm nên ông ta phải đóng tiền phạt. Số tiền phạt là $4037 trọn năm và sẽ bị kèm vào giấy tờ khai thuế hàng năm của
ông ta.
Và nếu ông ta không chịu trả tiền phạt $4,037 trong năm,
thì hậu quả bắt đầu với bằng lái xe của ông ta bị "treo giò" cho đến khi nào số tiền phạt được thanh toán. Thêm nữa, nếu ông ta không thanh
toán số tiền phạt đó trong vòng 24 tháng, và ông ta sở hữu một căn nhà, số tiền phạt này sẽ được đặt trên căn nhà của
ông ta (federal tax lien). Ông ta có thể đồng ý cung cấp tin tức
chương mục ngân hàng của ông ta để nhà nước
có thể tự động rút số tiền phạt này hàng tuần, hay 2 tuần, hay hàng tháng.
Ông
Sheehan than rằng trang mạng Obamacare bắt buộc ông ta phải ghi danh và điền hết tin tức về ông ta trước khi cho ông ta biết
tiền đóng bảo hiểm hàng tháng và tiền khấu trừ hàng năm là bao nhiêu. Vì vậy
ông ta đã điền hết những tin tức về ông ta trên trang mạng đó rồi, nên nhà nước nay biết ông ta không có bảo hiểm lại biết địa chỉ nhà, email, v.v... để tìm tới ông ta mà bắt
đóng tiền phạt vì không có bảo hiểm.
Bây
giờ ông Sheehan mới
hiểu Obamacare là như thế nào, trước đó chỉ biết tin lời tuyên truyền của Obama và đám nô bộc
truyền thông trung thành
của Chả. Mở mắt ra thì đã trể rồi.
Tóm lại Obamacare tuyệt vời ở chỗ:
1) Phải trả bảo hiểm $597/tháng và khi bị
tai nạn hoặc bệnh tật mổ xẻ phải bỏ tiền túi $13,988 mỗi năm trước khi bảo hiểm Obamacare trả phần chi phí còn lại;
2) Phải trả
nhà nước tiền phạt $336/tháng vì
không đủ tiền mua bảo hiểm nhưng vẫn không có bảo hiểm.
(Up
to date news: William Sheehan is now getting death threats and was forced to
try to hide his profile from the search feature although you can find him by
clicking on his link onhealthcare.gov facebook
page. HE IS CONSIDERING TAKING DOWN HIS POST because of all the DEATH THREATS
he is getting, so please screen shot of this Healthcare.gov and save it yourself.
This
is truly dictator Obama's society now.... You get death threats for telling the
truth, because Obama's supporters are his willing kamikaze fighters.)
No comments:
Post a Comment