Wednesday, June 27, 2012

Hoa Son


Trên thế gian này có những ngọn núi lừng danh không vì độ cao tuyệt đối mà vì huyền thoại của nó, và với những ai yêu tiểu thuyết Kim Dung chắc hẳn mơ ước một lần đến
núi Hoa Sơn để nghe chuyện “thiên hạ ngũ tuyệt” luận kiếm tranh tài cao thấp...
http://l.yimg.com/a/i/sea/vn/jake1/yn_hoason03.jpg

Giờ đây ở Hoa Sơn vẫn còn cuộc luận kiếm 'chinh phục Hoa Sơn' bằng 'cáp treo chưởng'


Huyền thoại “võ lâm ngũ bá”

Núi Hoa Sơn là đây, ngọn núi chỉ cao 2.160m, vẫn còn thấp hơn Fansipan, nóc nhà Đông Dương của Việt Nam đến gần một cây số,vậy mà khi tôi đặt bước chân đầu tiên lên rặng Hoa Sơn huyền thoại, các giang hồ lữ khách đang tưng bừng kèn trống chào mừng hiệp khách thứ 1 triệu đến Hoa Sơn trong năm nay.Không biết ngày xưa khi Đông tà Hoàng Dược Sư đảo chủ đảo Đào Hoa hay bang chủ cái bang Bắc cái Hồng Thất Công tham ăn tham rượu đến Hoa Sơn được chào đón nồng nhiệt ra sao, nhưng có lẽ kẻ hậu thế hôm nay luôn được hưởng niềm ưu ái với kèn trống quân nhạc, mấy chục mỹ nhân chân dài của thành Tây An nghênh tiếp như đón chào chàng “Thần điêu đại hiệp” đến tranh ngôi “Võ lâm ngũ bá” miền Hoa Âm xa xôi này. Hàng năm có đến hàng triệu người chen chân tìm đến ngọn núi cách cổ thành Tây An của tỉnh Thiểm Tây 120 cây số này để mộng mơ rằng mình sẽ là người được trao “Cửu âm chân kinh”. Và hôm nay, một hiệp khách Nam Hán, mặt xanh như tàu lá, mắt mang kính cận, ốm như cây sậy đã “bất chiến tự nhiên thành”. “Cửu âm chân kinh” ngày xưa đã được thay bằng món quà thưởng là thanh kiếm “Hoa Sơn luận kiếm” bằng inox và tấm vé thưởng một năm đi cáp treo lên Hoa Sơn miễn phí!Đường lên chốn tranh tài cao thấp của giới võ lâm thiên hạ ngày nay chen kín các sắc màu trang phục Âu Á, váy ngắn váy dài và tuyệt chiêu hơn khi giới võ lâm thời hiện đại đang rồng rắn chui vào cáp treo để chinh phục đỉnh Bắc Phong cao 1.615m chỉ trong tích tắc. Ngày xưa Quách Tĩnh cần tới 300 chiêu mới dám mơ Thiên hạ ngũ tuyệt thì nay giang hồ hiện đại chỉ cần 20 nhân dân tệ là có thể mơ giấc càn khôn.Người Trung Hoa xưa nay có câu cửa miệng “chưa đến ngũ nhạc là chưa từng biết núi”. Năm ngọn núi huyền thoại tiêu biểu là Thái Sơn – Đông nhạc ở miền Sơn Đông, Hành Sơn – Nam nhạc của tỉnh Hồ Nam, Tung Sơn – Trung nhạc của miền Thiếu Lâm Tự Hà Nam, Hằng Sơn – Bắc nhạc của vùng Hà Bắc, và Hoa Sơn – Tây nhạc đây chính là một trong năm ngọn núi lừng danh đất Trung Nguyên xưa nay. Và xem ra hôm nay tôi mới được cơ hội biết đến núi…
http://l.yimg.com/a/i/sea/vn/jake1/yn_hoason04.jpg

Đường lên núi Hoa Sơn, nhìn từ đỉnh Chiêu Dương Đông Phương cao 2.000 mét


Huyền thoại tình yêu



Những môn đệ của “cáp treo chưởng” dừng bước ở mỏm Bắc Phong, từ đây các hiệp khách mới bắt đầu biết đến “ngửa mặt thấy núi”. Gần một nửa bạn đồng môn đã chọn cách xếp hàng chen chân vào chụp ảnh bên phiến đá có khắc chữ “Hoa Sơn luận kiếm Kim Dung đề” của chính tay Kim Dung tiên sinh, hay chọn cách thưởng thức trà đạo ngắm núi để khỏi phải trèo lên đỉnh Trung Phong và Chiêu Dương Đông Phong ở độ cao hơn 2.000m với những dốc núi dựng đứng cực kỳ cheo leo. Một bức ảnh bên phiến đá Hoa Sơn với thanh kiếm gỗ thuê dịch vụ còn giá trị hơn từng bước chân chinh phục độ cao gian nan của đỉnh núi. Bởi hàng triệu người trên trần gian này từng mê mẩn tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi và chen chúc là chụp được tấm hình nơi phiến đá do đích thân Kim Dung đề…
Khối núi đá hoa cương Tần Lĩnh thật khéo thách thức lòng người với những hẻm núi cao như dựng đứng với một bên vực sâu khó nhìn thấy đáy, và con người cũng khéo tạc vào núi những lối mòn chỉ đủ vừa một người vượt lên để vươn tới đỉnh Nam Phong – chóp núi cao nhất của Hoa Sơn. Và người ta cũng khéo khích tướng người chinh phục với quy định: ai lên được đỉnh Nam Phong cao 2.160,5m sẽ được tặng thưởng một huy chương vàng có lời đề tặng đã chinh phục thành công Hoa Sơn. Người ta thường nói núi được tạo nên không để ngăn cách mà để con người dũng khí vượt qua.
Và trên đường lên đỉnh Nam Phong, tôi lại diện kiến những câu chuyện tình yêu bất tử. Khắp các lối đường mòn dẫn lên đỉnh Hoa Sơn, đâu đâu tôi cũng thấy những đoạn dây cáp căng bên vực sâu với một màu đỏ rực của những mảnh vải cột vào những chiếc ổ khoá được khắc tên đôi trai gái và những lời hẹn ước chung tình đến trọn đời. Đôi uyên ương sẽ khắc tên mình, ngày giờ hẹn ước vào hai chiếc ổ khoá, đính vào một chiếc băng đỏ, khoá lồng hai ổ vào sợi cáp và cùng ném chìa xuống vực sâu. Nhìn những đôi trai gái tay trong tay xếp hàng trước các điểm dịch vụ bán ổ khoá nơi này mới hay đã có hàng vạn mối tình hẹn ước nơi này và hàng vạn ổ khoá đã được những người thợ cần mẫn ngày đêm khắc tạc tên người, và nay Hoa Sơn lại có thêm một huyền thoại về tình yêu bất tử…
http://l.yimg.com/a/i/sea/vn/jake1/yn_hoason01.jpg

Những ổ khóa với tua băng đỏ trên Hoa Sơn, nơi trai gái hẹn thề sống trọn đời bên nhau


Trên cả huyền thoại…



Hoa Sơn là một trong những ngọn núi hiểm trở nhất Trung Hoa. Đường từ Chiêu Dương Đông Phong lên đỉnh Nam Phong đã bao người bỏ cuộc vì những con dốc dựng đứng, mồ hôi ướt đẫm trong tiết trời rét buốt 7oC. Dòng người như thưa dần trên đường lên độ cao tuyệt đối...
Tìm đến Hoa Sơn không chỉ mong ước một lần được đặt chân lên một trong ngũ nhạc đất Trung Nguyên, mà tôi còn mong tìm một con người biểu tượng cho hình bóng đại hiệp ngày nay.
Nhiều người cho biết, giữ kỷ lục chinh phục Hoa Sơn là một người đàn ông tật nguyền hơn 50 tuổi, với hơn 3.000 lần chinh phục đỉnh Hoa Sơn. Kỷ lục này được tạo nên không vì sự thách đấu hay sĩ diện người quân tử, mà chính là miếng cơm manh áo và lòng hiếu thảo của con người này. Càng khâm phục hơn khi biết mỗi chuyến leo Hoa Sơn, ông He phải mang đến hơn 60kg hàng cho những người buôn bán trên đỉnh núi.
Người ta kể, sau khi vợ qua đời vì bạo bệnh, ông He một mình nuôi hai con ăn học và cha mẹ già đau ốm, cái nghèo khó như một định mệnh gắn chặt đời ông He khi làm công nhân mỏ than bị tai nạn lao động mất cánh tay trái. Và từ đó, ông đã chọn cái nghề mà không ai dám chọn để mưu sinh: thồ hàng lên đỉnh Hoa Sơn.
http://l.yimg.com/a/i/sea/vn/jake1/yn_hoason02.jpg

Thồ hàng lên đỉnh Hoa Sơn
Những cư dân của Hoa Sơn hôm nay nói rằng, nếu có cuộc “Hoa Sơn luận kiếm” lần thứ tư, chắc hẳn không cần phải thi thố võ nghệ, tài năng mà mọi người sẽ bầu chọn ông He làm người vô địch, bởi không chỉ nghị lực vượt núi, vượt qua nghịch cảnh bản thân, ông He còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo vô biên. Những đồng tiền ông kiếm được trong cuộc mưu sinh gian khó này, phần lớn ông đều dành để lo thang thuốc cho cha mẹ già. Với ông, không ngọn núi nào có thể cao hơn đỉnh Thái Sơn với ơn nghĩa sinh thành.
Tôi không có cơ hội gặp được ông He trong chuyến chinh phục Hoa Sơn lần này, nhưng câu chuyện về ông đã là một huyền thoại vượt lên trên mọi huyền thoại của Hoa Sơn lừng danh…
Hoàng Sơn, Võ Đang, Tam Thanh... lừng danh kim cổ nhờ thiên nhiên tạo tác và những công trình kiến trúc của con người.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
1. Hoàng Sơn là dãy núi phía nam tỉnh An Hui, miền Đông Trung Quốc. Từng xuất hiện nhiều trong các bức họa cũng như văn học, Hoàng Sơn có thắng cảnh đẹp tuyệt diệu, là nơi lý tưởng ngắm mặt trời mọc. Du khách có thể dễ dàng tới thăm Di sản thiên nhiên thế giới này bằng đường xe lửa và hàng không từ Thượng Hải, Hàng Châu và Vu Hồ.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
Một núi đá của Hoàng Sơn.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
Cây thông xanh tốt quanh năm.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
2. Núi Vũ Di (tỉnh Phúc Kiến) trải rộng trên diện tích 60 km2, được UNESCO công nhận Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1999. Đây là nơi có khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất vùng đông nam Trung Quốc. Vũ Di là quê hương của nhiều loại trà quý hiếm như Đại Hồng bảo trà và Hồng trà.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
Vũ Di trong mây
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
Để tới núi Vũ Di, du khách phải đi thuyền trên sông Cửu Long,
thăm động Loa văn thiên không có nơi chỉ rộng 30 cm.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
3. Núi Tam Thanh nằm cách Ngọc Sơn, tỉnh Giang Tây 80 km về phía bắc,
do ba ngọn Ngọc Tỉnh, Ngư Thủy và Vũ Hoa tạo thành.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
Tam Thanh được công nhân là Di sản thế giới năm 2008
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
Nơi đây rộng 2.200 km2, được coi là công viên quốc gia Trung Hoa,
với hơn 1.000 loài thực vật và 800 ngoài động vật
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
4. Núi Thương Nham nổi tiếng vì vừa có núi rừng hùng vĩ,
vừa có những công trình kiến trúc nhân tạo mang tính lịch sử.
Núi cách thủ phủ Thạch Gia Trang của tỉnh Hà Bắc 50 km về phía tây nam, gần tỉnh Thiểm Tây.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
Thương Nham là một phần của Thái Hành Sơn, với đỉnh cao 1.000 m.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
Các công trình nhân tạo càng tôn thêm giá trị của Thương Nham.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung   Hoa
5. Võ Đang chỉ là một ngọn núi nhỏ ở phía tây nam tỉnh Hà Bắc,
nhưng lại là trung tâm Đạo giáo Trung Hoa trong nhiều thế kỷ.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa
Những ngôi miếu của Đạo giáo trên núi Võ Đang.
Thái Sơn, Hoa Sơn, Hằng Sơn nằm trong Ngũ Nhạc - 5 danh sơn của Đạo giáo.
Còn Nga My và Cửu Hoa lại là thánh địa của Phật giáo.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Thái Sơn là ngọn núi giàu tính lịch sử và văn hóa, nằm ở thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông. Đỉnh núi cao nhất là Ngọc Hoàng Sơn (hơn 1.500m). Trong hình là những bậc thang tự nhiên, được mệnh danh là "cây cầu bất tử".

Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Thư pháp trên đá.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Thái Sơn là một trong "Ngũ Nhạc" - 5 ngọn núi thiêng ở Trung Quốc.
Những đền chùa trên sườn núi đã được xây dựng cách đây 3.000 năm.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Hoa Sơn ở tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An 100 km và cũng là
một thành viên của "Ngũ Nhạc".
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất   Trung Hoa (P2)
Hoa Sơn có 5 đỉnh núi. Đỉnh cao nhất nằm ở phía nam (2.160 m) và đỉnh thấp nhất phía bắc (1.613 m). Trong hình là bậc thang dốc đứng dẫn lên đỉnh núi.
Những ngọn núi kỳ vĩ   nhất   Trung Hoa (P2)
Vách đá cheo leo, sừng sững.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Hằng Sơn ở tỉnh Sơn Tây, cũng thuộc "Ngũ Nhạc".
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Ngọn núi này thường được gọi là Bắc Hằng Sơn, vì ở tỉnh Hồ Nam có Nam Hằng Sơn.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Những đền thờ của Đạo giáo dọc theo triền núi.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Nga My ở tỉnh Tứ Xuyên, cao hơn 3.000 m, là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn của Trung Quốc.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Không gì kỳ vĩ hơn cảnh bình minh chuyển từ màu tía sang hồng trong biển mây nhìn từ Kim Đỉnh.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Trên một biển trời mây.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Cửu hoa sơn cũng thuộc tứ đại Phật giáo danh sơn Trung Hoa, nằm ở tỉnh An Huy. .
Những ngọn   núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Nơi đây nổi tiếng với rừng cây xanh mướt và đền đài cổ kính, chủ yếu thờ Địa Tạng vương.
Những ngọn núi kỳ vĩ nhất Trung Hoa (P2)
Du khách bốn phương thường tới đây để lên Đại Thiên Đài - đỉnh núi thiêng nhất của Cửu Hoa Sơ

No comments:

Post a Comment