Quốc gia nào nắm được loại vũ khí này thì tiếng nói có trọng lượng trên bàn cờ thế giới. Ngược lại nước nào phụ thuộc vào dầu mỏ, thì khó vượt trội trong cuộc chơi và khó chiếm ưu thế trong bàn đàm phán quốc tế.
Trong các đời Tổng Thống Mỹ gần đây, chỉ có hai vị TT đã nhìn thấu bản chất của loại vũ khí này, và đã khai thác yếu huyệt của đối thủ tiềm tàng, đó là Liên Xô cũ và Nga hôm nay khi nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ.
Nga đang sở hữu một trữ lượng dầu mỏ và khí đốt vào hàng top, và đây chính là ưu thế để Nga có tiếng nói trên bàn cờ quốc tế.
Và chính đây cũng là điểm yếu chết người, khi kinh tế Nga quá lệ thuộc vào dầu mỏ. Năm 2021, dầu mỏ và khí đốt chiếm khoảng 17%GDP và 60% tổng giá trị xuất khẩu của Nga.
Reagan là Tổng Thống Mỹ đầu tiên phát hiện điểm yếu chết người này của Liên Xô.
TT Reagan đã dùng lá bài Saudis Arabia để thực hiện kế hoạch.
Năm 1986, Saudis Arabia đã tăng sản lượng dầu khai thác gấp 5 lần. Từ 2 triệu lên 10 triệu thùng/ngày và điều này đã làm giá dầu giảm từ 32USD xuống còn 8USD/1 thùng.
Ngân sách của Liên Xô hụt 7,5 tỷ USD, cộng với lạm phát tăng cao, kinh tế lao dốc đi vào ngõ hụt hơi, dẫn đến quyền lực trung ương mất tập quyền, các nước Cộng hoà ly khai và Liên Xô tan rã.
Tổng Thống Trump cũng nhìn ra điểm yếu này của nước Nga và đã bấm đúng huyệt.
Ông Trump đẩy mạnh khai thác dầu và khí đốt. Khiến Mỹ lần đầu tiên sau hàng thập kỷ đã tự chủ về năng lượng và khí đốt. Từ một nước nhập khẩu dầu và khí đốt, nay trở thành là một trong những nước xuất khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới.
Giá dầu thế giới đã giảm từ hơn trăm USD/ thùng, về tiệm cận vùng 40USD/thùng.
Nga im ru
Iran giẫy nảy tính làm loạn, nhưng TT Trump đã xử lý quyết đoán, nhanh gọn, dứt điểm.
TT Trump đã áp đặt lệnh cấm vận đối với dự án Nord Stream, nhưng bị Đức và Đảng Dân chủ phê phán kịch liệt.
Tổng Thống Biden lên nắm quyền đã quyết liệt đảo ngược toàn bộ chính sách tự chủ năng lượng của Trump
Ngày đầu tiên ngồi ghế TT, Biden cho đóng cửa một loạt giếng dầu vì cho rằng ô nhiễm môi trường, theo đúng cái thuyết “Biến đổi khí hậu” của thế lực toàn cầu đưa ra.
Biden cho dừng đại dự án xây dựng đường ống Keystone XL (dẫn dầu từ Canada đến các nhà máy lọc dầu bên Vịnh Mexico).
Ngược lại với ông Trump, Biden dỡ bỏ lệnh cấm vận Nord Stream 2 nối Nga với Châu Âu.
Kết quả sau vài tháng của chính sách này là, làm cho giá xăng tại Mỹ tăng vọt và tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng chưa đến một năm.
Mỹ từ chủ động dầu khí trong thời Trump, giờ quay lại mua dầu Nga và một số nước OPEC.
Và cũng từ chính sách năng lượng của Biden, đã góp phần đẩy giá dầu thế giới từ 4x lên 100USD/ thùng.
Đây là lý do chính yếu, khiến cho Putin rất tự tin mở chiến dịch ở Ukraine.
Ngọc Giàu
No comments:
Post a Comment