Ông Trump đề cao thương mại song phương theo nguyên tắc công bằng, cùng có lợi khi phát biểu tại CEO Summit ở Đà Nẵng.
Tôi
rất vinh dự được có mặt tại Việt Nam, ở trung tâm của vùng Ấn Độ - Thái
Bình Dương, để phát biểu trước người dân và các lãnh đạo doanh nghiệp
của khu vực này.
Đây
là một tuần đáng nhớ với nước Mỹ ở khu vực tuyệt vời này của thế giới.
Từ Hawaii, Melania và tôi đã đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và bây
giờ là Việt Nam, có mặt ở đây cùng tất cả các bạn hôm nay.
Trước
khi chúng ta bắt đầu, tôi muốn gửi lời thăm hỏi tới những người bị ảnh
hưởng bởi cơn bão Damrey. Người Mỹ đang cầu nguyện cho các bạn và mong
các bạn khôi phục trong những tháng tới. Trái tim của chúng tôi đoàn kết
cùng những người dân
Việt Nam phải hứng chịu thiệt hại từ cơn bão khủng khiếp này.
Chuyến
thăm này diễn ra vào một thời điểm thú vị đối với nước Mỹ. Một tinh
thần lạc quan mới đang lan tỏa khắp đất nước chúng tôi. Tăng trưởng kinh
tế đạt 3,2% và đang tiếp tục tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp
nhất trong 17 năm qua.
Thị trường chứng khoán đang ở mức cao chưa từng có. Và toàn thế giới
đã được hưởng lợi nhờ sự đổi thay của Mỹ.
Bất
cứ nơi nào tôi đến trong chuyến đi này, tôi đều vui mừng chia sẻ những
tin vui từ Mỹ. Nhưng hơn cả, tôi có vinh dự được chia sẻ tầm nhìn của
chúng tôi về một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở - nơi mà các
quốc gia độc lập và chủ
quyền, với những nền văn hóa đa dạng và nhiều giấc mơ khác nhau, tất cả
có thể cùng nhau phát triển thịnh vượng trong tự do và hòa bình.
Tôi
rất vui được có mặt ở APEC hôm nay, vì tổ chức này được thành lập nhằm
đạt tới mục tiêu đó. Mỹ tự hào là một thành viên của cộng đồng các quốc
gia tạo nên một mái nhà ở Thái Bình Dương. Chúng tôi là một thành viên
tích cực của khu vực
này kể từ khi giành độc lập.
Năm
1784, con tàu Mỹ đầu tiên đến Trung Quốc từ một nước Mỹ mới độc lập. Nó
chất đầy hàng hóa để bán ở châu Á và trở về với đầy đồ gốm sứ và trà.
Tổng thống đầu tiên của chúng tôi, George Washington, sở hữu một bộ bát
đĩa từ con tàu đó.
Năm
1804, Thomas Jefferson cử các chuyên gia thám hiểm Lewis và Clark đi
khám phá Bờ biển Thái Bình Dương của chúng tôi. Họ là những người đầu
tiên trong số hàng triệu người Mỹ đã phiêu lưu về phía tây để hiện thực
hóa vận mệnh hiển nhiên
của nước Mỹ trên khắp lục địa rộng lớn của chúng tôi.
Năm
1817, quốc hội Mỹ lần đầu tiên phê duyệt việc triển khai một tàu chiến
Mỹ đến Thái Bình Dương toàn thời gian. Sự hiện diện ban đầu của hải quân
này đã sớm phát triển thành một hạm đội để đảm bảo tự do hàng hải cho
ngày càng nhiều tàu hơn,
vượt sóng lớn để vươn tới những thị trường ở Philippines, Singapore và
Ấn Độ.
Năm
1818, chúng tôi bắt đầu mối quan hệ với vương quốc Thái Lan, và 15 năm
sau đó, hai quốc gia chúng tôi đã ký kết một hiệp ước hữu nghị và thương
mại, đầu tiên của chúng tôi với một quốc gia châu Á.
Trong
thế kỷ tiếp theo, khi các đế quốc đe dọa khu vực này, Mỹ đã phải trả
giá đắt cho chính mình. Chúng tôi hiểu rằng an ninh và thịnh vượng phụ
thuộc vào điều đó.
Chúng
ta đã là bạn, là đối tác và đồng minh ở Ấn Độ - Thái Bình Dương trong
suốt một thời gian dài, và chúng ta sẽ là bạn, là đối tác và là đồng
minh trong thời gian dài sắp tới.
Là
những người bạn lâu năm trong khu vực, không ai vui mừng hơn nước Mỹ
khi chứng kiến, giúp đỡ và chia sẻ những bước tiến vượt bậc mà các bạn
đã đạt được trong nửa thế kỷ qua.
Những
gì các quốc gia và các nền kinh tế hiện diện ở đây hôm nay đã gây dựng ở
khu vực này là vô cùng kỳ diệu. Câu chuyện về khu vực này trong những
thập kỷ gần đây là câu chuyện về những gì có thể xảy ra khi con người
làm chủ tương lai của
họ.
Cách
đây chỉ một thế hệ, ít ai có thể tưởng tượng được các lãnh đạo của
những quốc gia này sẽ cùng nhau đến Đà Nẵng để làm sâu sắc thêm tình hữu
nghị, mở rộng quan hệ đối tác và chúc mừng cho những thành tựu đáng
kinh ngạc của người dân chúng
ta.
Thành
phố này từng là nơi Mỹ đặt một căn cứ quân sự, tại một đất nước nơi rất
nhiều người Mỹ và người Việt Nam đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh
vô cùng đau thương năm xưa.
Ngày
nay, chúng ta không còn là kẻ thù nữa, chúng ta là bạn. Và thành phố
cảng này ngày càng tấp nập, nhộn nhịp với tàu thuyền từ khắp nơi trên
thế giới đổ về. Những công trình kỳ công, như Cầu Rồng, chào đón hàng
triệu người đến tham quan,
tận hưởng những bãi biển tuyệt đẹp, ánh đèn rực rỡ cũng như những nét
quyến rũ cổ xưa của Đà Nẵng.
Đầu
những năm 1990, gần một nửa người dân Việt Nam sống với chỉ vài USD mỗi
ngày và cứ 4 người lại có một người phải chịu cảnh thiếu điện. Ngày
nay, Việt Nam, với nền kinh tế mở cửa, là một trong những nền kinh tế
tăng trưởng nhanh nhất thế
giới, tăng hơn 30 lần. Sinh viên, học sinh Việt Nam được xếp vào hàng
những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu. Điều đó thật ấn tượng.
Chúng
ta cũng đã được chứng kiến sự chuyển mình kỳ diệu tương tự trên khắp
khu vực. Người Indonesia trong nhiều thập kỷ đã xây dựng đất nước và
thiết lập các thể chế dân chủ để kiểm soát một chuỗi đảo khổng lồ gồm
hơn 13.000 hòn đảo. Kể từ
những năm 1990, người dân Indonesia đã tự mình vươn lên từ đói nghèo,
trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất G20. Hiện nay,
đây là nền dân chủ lớn thứ ba thế giới.
Philippines
cũng hiện lên với tư cách một quốc gia đáng tự hào với những gia đình
bền vững và chân thành. 11 năm liền, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp
Philippines ở vị trí đầu tiên trong số các quốc gia châu Á thực hiện tốt
mục tiêu thu hẹp
khoảng cách giới tính, cũng như thúc đẩy phụ nữ tham gia kinh doanh và
hoạt động chính trị.
Vương
quốc Thái Lan đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trên trung bình
trong chưa đầy một thế hệ. Thủ đô Bangkok hoa lệ của họ hiện nay là
thành phố thu hút nhiều người tìm đến nhất thế giới. Điều này rất ấn
tượng. Không có nhiều người
ở đây đến từ Thái Lan!
Tổng thống Mỹ phát biểu tại Đà Nẵng. Ảnh: Quỳnh Trần.
Malaysia
đã phát triển nhanh chóng qua vài thập kỷ gần đây, và nay được liệt vào
danh sách một trong những địa điểm hấp dẫn nhất thế giới để đầu tư,
phát triển kinh doanh.
Tại
Singapore, người dân mà trước đây bố mẹ họ sinh sống với mức thu nhập
500 USD một năm, nay nằm trong nhóm những công dân thu nhập cao nhất thế
giới. Sự biến chuyển này đã thành hiện thực nhờ tầm nhìn của chính phủ
Lý Quang Diệu, một chính
phủ được quản lý trung thực và tuân theo pháp luật. Con trai cả của ông
cũng đang điều hành đất nước tuyệt vời.
Tôi
vừa tới Hàn Quốc và nhận thấy người dân của đất nước cộng hòa này đã
biến quốc gia từ một nơi nghèo đói bị chiến tranh tàn phá, trở thành một
trong những nền dân chủ giàu có nhất thế giới chỉ trong vài thập kỷ.
Ngày nay, người Hàn Quốc
thu nhập cao hơn người dân ở nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Thật tuyệt vời khi được gặp gỡ và dành thời gian với Tổng thống Moon.
Ai
cũng biết về những thành tựu ấn tượng mà Trung Quốc đạt được trong vài
thập kỷ qua. Trong giai đoạn ấy - giai đoạn cải cách thị trường lớn,
nhiều khu vực ở Trung Quốc đã tăng trưởng kinh tế vượt bậc, thị trường
việc làm bùng nổ, hơn 800
triệu người dân thoát nghèo. Tôi vừa rời Trung Quốc sáng nay. Trước đó,
tôi đã có buổi làm việc hiệu quả và quãng thời gian tuyệt vời cùng chủ
nhà hiếu khách, Chủ tịch Tập Cận Bình.
Còn
nữa, trong điểm dừng chân đầu tiên của tôi ở chuyến đi này, tại Nhật
Bản, chúng tôi thấy được một nền dân chủ năng động trên vùng đất của
những kỳ quan công nghiệp, kỹ thuật và văn hóa. Trong chưa đầy 60 năm,
đảo quốc này đã sản sinh hơn
24 người đoạt giải Nobel thế giới về các thành tựu vật lý, hóa học, y
học, văn học và hòa bình. Thủ tướng Abe và tôi đã đạt được nhiều đồng
thuận.
Trên
khu vực rộng hơn, những nước ngoài APEC cũng đang có những bước tiến
dài trên chương mới của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Ấn
Độ đang kỷ niệm 70 năm ngày độc lập. Đó là một nền dân chủ chủ quyền,
với hơn một tỷ dân. Từ khi Ấn Độ mở cửa kinh tế, đất nước này đã đạt
tăng trưởng đáng kinh ngạc, mở ra thế giới cơ hội mới cho tầng lớp trung
lưu đang tăng nhanh. Thủ
tướng Modi đã và đang nỗ lực đưa đất nước rộng lớn này và mọi người dân
đoàn kết làm một. Ông ấy đang rất, rất thành công.
Như
chúng ta có thể thấy, ngày càng nhiều nơi trong khu vực này, người dân
những quốc gia độc lập, có chủ quyền, đã nắm bắt được vận mệnh của chính
mình tốt hơn, và giải phóng tiềm lực của nhân dân.
Họ
theo đuổi một tương lai công bằng, trách nhiệm, khuyến khích tư hữu tài
sản và tuân thủ pháp luật, đi theo chế độ coi trọng lao động chăm chỉ
và doanh nghiệp cá nhân.
Họ
xây dựng các doanh nghiệp, thành phố. Họ xây dựng toàn bộ đất nước từ
điểm khởi đầu. Nhiều người trong số các bạn có mặt tại đây đã tham gia
vào những dự án xây dựng vĩ đại, giúp nâng tầm quốc gia. Chúng đã là
những dự án của các bạn, từ
lúc bắt đầu đến khi hoàn thiện, từ giấc mơ đến hiện thực.
Với
sự giúp đỡ từ các bạn, toàn bộ khu vực đã trỗi dậy, và nó vẫn đang trỗi
dậy, như một chòm sao đẹp gồm các quốc gia, mỗi quốc gia là một ngôi
sao sáng.
Có
những người trong số các bạn đã trải qua những sự thay đổi đó và hiểu
rõ những giá trị đã đạt được hơn bất cứ ai. Các bạn cũng hiểu rằng ngôi
nhà của bạn chính là di sản của bạn. Bạn phải luôn bảo vệ nó.
Trong
quá trình phát triển kinh tế, các bạn tìm kiếm quan hệ thương mại với
các quốc gia khác, thiết lập quan hệ đối tác dựa trên sự tôn trọng lẫn
nhau, hướng trực tiếp đến lợi ích song phương.
Hôm
nay, tôi có mặt tại đây để đề nghị làm mới mối quan hệ đối tác với Mỹ,
cùng nhau hành động nhằm tăng cường mối liên kết hữu nghị và thương mại
giữa tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, và cùng
nhau, thúc đẩy an ninh
và thịnh vượng của chúng ta.
Điều
cốt lõi của quan hệ đối tác này là chúng tôi tìm kiếm những mối quan hệ
thương mại mạnh mẽ dựa trên nguyên tắc bình đẳng và có qua có lại. Khi
Mỹ tham gia một mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác, chúng tôi,
kể từ lúc này, hy
vọng đối tác sẽ tuân thủ các nguyên tắc như chúng tôi. Chúng tôi kỳ
vọng các thị trường sẽ mở cửa tương xứng ở cả hai bên, lĩnh vực công
nghiệp tư nhân, không phải các nhà hoạch định của chính phủ, sẽ có sự
đầu tư trực tiếp.
Thật
không may, điều trái ngược lại xảy ra suốt thời gian dài và tại nhiều
địa điểm. Trong những năm qua, Mỹ mở cửa nền kinh tế một cách có hệ
thống chỉ với một số điều kiện. Chúng tôi hạ hoặc chấm dứt hàng rào thuế
quan, thương mại, cho phép
hàng hóa nước ngoài tự do vào Mỹ.
Nhưng trong khi chúng tôi hạ các rào cản thị trường, những nước khác lại không mở cửa thị trường của họ cho chúng tôi.
Các
quốc gia trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), họ thậm chí không
tuân thủ những nguyên tắc được đề ra. Đơn giản là, chúng ta không được
WTO đối xử công bằng. Những tổ chức như WTO chỉ hoạt động đúng chức năng
khi mọi thành viên
tuân thủ luật chơi và tôn trọng quyền chủ quyền của mọi quốc gia thành
viên. Chúng ta không thể có những thị trường mở nếu không đảm bảo được
tiếp cận thị trường một cách bình đẳng. Cuối cùng, thương mại bất bình
đẳng sẽ làm xói mòn tất cả chúng ta.
Mỹ
thúc đẩy các doanh nghiệp, sự đổi mới và công nghiệp lĩnh vực tư nhân.
Những quốc gia khác lại sử dụng ngành công nghiệp do chính phủ vận hành
và hoạch định cùng các doanh nghiệp quốc doanh.
Chúng
tôi tuân thủ các nguyên tắc WTO về bảo vệ tài sản trí tuệ, đảm bảo cách
tiếp cận thị trường bình đẳng. Họ tham gia bằng cách trợ giá sản phẩm,
bán phá giá, thao túng tiền tệ và các chính sách công nghiệp lợi dụng.
Họ
phớt lờ các quy tắc để giành lợi thế trước những người tuân thủ luật
chơi, tạo ra sự méo mó lớn trong thương mại, đe dọa các nền tảng của
chính thương mại quốc tế.
Những
hành động như vậy, cùng với sự thất bại tập thể của chúng ta trong việc
ứng phó, gây tổn hại rất nhiều người dân ở quốc gia của chúng tôi cũng
như các nước khác. Việc làm, nhà máy, các ngành công nghiệp bị tước đoạt
khỏi Mỹ và nhiều
quốc gia khác. Nhiều cơ hội đầu tư mang lại lợi ích song phương cũng
mất đi bởi người dân mất niềm tin vào hệ thống.
Chúng
tôi không thể bỏ qua những sự lợi dụng thương mại này. Chúng tôi sẽ
không tha thứ họ. Sau nhiều năm những cam kết bị vi phạm, chúng tôi được
bảo rằng một ngày nào đó, sớm thôi, các bên sẽ hành xử công bằng và có
trách nhiệm.
Người
dân Mỹ và ở khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương đã chờ ngày đó tới. Nhưng nó
chưa bao giờ xuất hiện. Đó là lý do tôi có mặt ở đây, ngày hôm nay, để
nói một cách thẳng thắn về những thách thức của chúng ta và cùng hành
động hướng đến tương
lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người.
Tôi
vừa có chuyến đi tuyệt vời tới Trung Quốc. Tại đây, tôi đã nói chuyện
thẳng thắn và cởi mở với Chủ tịch Tập về các hành vi bất bình đẳng
thương mại của Trung Quốc và thâm hụt thương mại lớn trong quan hệ
thương mại của họ và Mỹ. Tôi bày
tỏ mong muốn mạnh mẽ được phối hợp với Trung Quốc để đạt được quan hệ
thương mại, thực hiện trên cơ sở công bằng, bình đẳng thực sự.
Sự
mất cân bằng thương mại hiện nay là không thể chấp nhận được. Tôi không
đổ lỗi cho Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác, dù có rất nhiều nước,
vì đã lợi dụng nước Mỹ trong vấn đề thương mại. Nếu các đại diện của họ
có thể bình an vô sự với
điều này, họ chỉ đang làm việc của mình. Tôi ước gì chính quyền trước
đây của Mỹ nhìn thấy những gì đang diễn ra và làm điều gì đó. Họ không
làm, nhưng tôi sẽ làm.
Từ
hôm nay trở đi, chúng ta sẽ cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng.
Chúng tôi sẽ không để nước Mỹ bị lợi dụng thêm nữa. Tôi sẽ luôn đặt
nước Mỹ lên hàng đầu, như cách mà tôi mong muốn tất cả các bạn trong hội
trường này đưa tổ quốc
mình lên trên hết.
Mỹ
sẵn sàng phối hợp với từng lãnh đạo trong hội trường này hôm nay để đạt
được thương mại cùng có lợi mang lại lợi ích cho cả nước bạn lẫn nước
tôi. Đó là thông điệp mà tôi muốn truyền tải ở đây.
Tôi
sẽ ký các thỏa thuận thương mại song phương với bất cứ quốc gia Ấn Độ -
Thái Bình Dương nào muốn trở thành đối tác của Mỹ và sẽ tuân thủ nguyên
tắc thương mại công bằng và có đi có lại. Điều chúng tôi không tiếp tục
làm là tham gia vào
những thỏa thuận lớn trói tay nước Mỹ, ảnh hưởng đến chủ quyền, cũng
như khiến việc thực thi điều đó một cách có ý nghĩa trở nên bất khả thi
trong thực tế.
Thay
vào đó, chúng tôi sẽ thương thảo trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng
có lợi. Chúng tôi sẽ tôn trọng độc lập và chủ quyền của các bạn. Chúng
tôi muốn các bạn mạnh mẽ, thịnh vượng và tự tin, giữ vững bản sắc lịch
sử và vươn tới tương
lai. Đó là cách chúng ta cùng thịnh vượng và tăng trưởng, trong mối
quan hệ đối tác với giá trị thực tế và lâu bền.
Nhưng
để cái mà tôi gọi là giấc mơ Ấn Độ - Thái Bình Dương này trở thành hiện
thực, chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả cùng chơi theo luật, vốn là
điều họ không làm vào thời điểm hiện nay. Những nước tuân thủ luật chơi
sẽ trở thành đối tác
kinh tế gần gũi nhất của Mỹ. Những ai không làm được như vậy có thể
chắc chắn rằng Mỹ sẽ không còn nhắm mắt làm ngơ cho những hành động vi
phạm, lừa gạt hay xâm lược kinh tế. Những ngày đó đã qua rồi.
Chúng
tôi sẽ không tiếp tục dung thứ cho hành vi ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ
một cách trắng trợn. Chúng tôi sẽ đối đầu với những thủ đoạn ép buộc các
doanh nghiệp trao công nghệ cho nhà nước và buộc họ phải tham gia vào
các liên doanh để đổi
lấy quyền tiếp cận thị trường.
Chúng
tôi sẽ đối phó với tình trạng trợ cấp quy mô lớn cho các ngành công
nghiệp thông qua những doanh nghiệp nhà nước lớn vốn đẩy các đối thủ tư
nhân ra khỏi cuộc chơi, điều vẫn thường xuyên xảy ra.
Chúng
tôi sẽ không tiếp tục im lặng khi các công ty Mỹ bị những đối thủ được
nhà nước hậu thuẫn nhắm tới vì lợi ích kinh tế, dù là thông qua các cuộc
tấn công mạng, gián điệp kinh tế, hay các thủ đoạn phản cạnh tranh
khác. Chúng tôi sẽ khuyến
khích tất cả các nước cất lên tiếng nói khi các nguyên tắc về bình đẳng
và có đi có lại bị xâm phạm.
Chúng
tôi biết nước Mỹ có lợi ích trong việc xây dựng quan hệ đối tác ở một
khu vực đang trở nên phát đạt, thịnh vượng và không phụ thuộc vào bất cứ
ai. Chúng tôi sẽ không đưa ra quyết định vì mục đích quyền lực hay bảo
trợ. Chúng tôi sẽ không
bao giờ yêu cầu các đối tác từ bỏ chủ quyền, quyền riêng tư và sở hữu
trí tuệ, hay hạn chế hợp đồng đối với các công ty quốc doanh.
Chúng
tôi sẽ tìm cơ hội cho các công ty tư nhân Mỹ hợp tác với công ty của
các bạn để tạo ra việc làm, của cải cho tất cả chúng ta. Chúng tôi tìm
kiếm đối tác mạnh, không phải đối tác yếu. Chúng tôi tìm kiếm láng giềng
mạnh, không phải hàng
xóm yếu. Trên tất cả, chúng tôi tìm kiếm tình hữu nghị và không mơ về
sự thống trị.
Vì
lý do này, chúng tôi đang tái tập trung vào những nỗ lực phát triển
đang có. Chúng tôi kêu gọi Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển
châu Á hướng nỗ lực của họ vào đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mỹ
cũng sẽ thực hiện phần công việc của mình. Chúng tôi cũng cam kết cải
cách các thể chế tài chính phát triển để chúng có thể khích lệ tốt hơn
các khoản đầu tư từ lĩnh vực tư nhân vào nền kinh tế của các bạn, và
cung cấp những phương án mạnh
thay thế các sáng kiến do nhà nước định hướng vốn gắn liền với nhiều
ràng buộc.
Trong
những năm gần đây, Mỹ đã nhiều lần nhắc nhở rằng an ninh kinh tế không
chỉ đơn thuần liên quan đến an ninh quốc gia. An ninh kinh tế chính là
an ninh quốc gia. Điều đó rất quan trọng với sức mạnh quốc gia của chúng
ta.
Chúng
tôi cũng biết rằng sẽ không có sự thịnh vượng lâu dài nếu chúng tôi
không dám đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh, chủ
quyền và sự ổn định mà thế giới hiện nay đang đối diện.
Đầu
tuần này, tôi đã phát biểu trước quốc hội tại Seoul, Hàn Quốc và kêu
gọi tất cả các quốc gia có trách nhiệm đoàn kết trong việc tuyên bố
rằng: mọi bước đi của chính quyền Triều Tiên trong việc tăng cường kho
vũ khí đều là một bước đi đến
nguy hiểm ngày càng lớn hơn. Tương lai của khu vực này và những người
dân tốt đẹp tại đây không thể bị kìm giữ như những con tin cho những
tưởng tượng méo mó về các cuộc chinh phục bạo lực và hăm dọa hạt nhân
của nhà độc tài.
Hơn
nữa, chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc đã đem lại lợi ích cho tất
cả chúng ta, như tôn trọng thượng tôn pháp luật, các quyền cá nhân, tự
do hàng hải và trên không, bao gồm các tuyến vận chuyển mở. Ba nguyên
tắc này tạo ra sự ổn định
và xây dựng lòng tin, an ninh, và thịnh vượng giữa các quốc gia có cùng
chí hướng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện. Ảnh: Quỳnh Trần.
Chúng
ta cũng phải giải quyết dứt khoát những mối đe dọa khác đối với an ninh
và tương lai của con cái chúng ta, như tội phạm, buôn người, ma túy,
tham nhũng, tội phạm mạng và việc bành trướng lãnh thổ. Như tôi từng nói
nhiều lần: Tất cả những
người văn minh phải cùng nhau đẩy lùi những kẻ khủng bố và các phần tử
cực đoan khỏi xã hội, chặn đứng nguồn hỗ trợ về tài chính, lãnh thổ và
tư tưởng của chúng. Chúng ta phải ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo
cực đoan.
Vì
vậy, chúng ta hãy cùng nhau làm việc để có một Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương hoà bình, thịnh vượng và tự do. Tôi tin tưởng rằng, cùng nhau, mọi
vấn đề chúng ta nói đến ngày hôm nay đều có thể được giải quyết. Mọi
thách thức mà chúng ta
phải đối mặt đều có thể vượt qua.
Nếu
chúng ta thành công trong nỗ lực này, nếu chúng ta nắm bắt được cơ hội
ngay trước mắt và đặt sự hợp tác làm nền tảng vững chắc vì lợi ích của
người dân, chúng ta sẽ đạt được mọi thứ chúng ta ước mơ cho các quốc gia
và cho con cái.
Chúng
ta sẽ có được một thế giới của các quốc gia mạnh mẽ, chủ quyền và độc
lập, phát triển trong hòa bình và thương mại với nhau. Đó sẽ là nơi
chúng ta có thể xây dựng nhà cửa và nơi các gia đình, doanh nghiệp và
con người có thể phát triển.
Nếu
chúng ta làm được điều này, khi nhìn thế giới vào nửa thế kỷ tới, chúng
ta sẽ ngạc nhiên trước chòm sao xinh đẹp của các quốc gia – mỗi nước
đều khác biệt, có nét độc đáo riêng và tất cả đều tỏa sáng đầy tự hào
trong khu vực này. Cũng
giống như khi chúng ta nhìn vào các ngôi sao trên bầu trời đêm, khoảng
cách thời gian sẽ làm cho hầu hết những thách thức chúng ta phải đối mặt
và nhắc đến ngày hôm nay trở nên rất nhỏ bé.
Nhưng
điều không nhỏ sẽ là những lựa chọn lớn mà tất cả các quốc gia sẽ phải
đưa ra để giữ cho các ngôi sao luôn tỏa sáng rực rỡ.
Ở
Mỹ - cũng giống như mọi quốc gia đã chiến thắng và bảo vệ chủ quyền của
mình, chúng tôi hiểu rằng không có gì quý giá như quyền lợi đương nhiên
của công dân, sự độc lập quý giá và sự tự do.
Lý
tưởng đó đã dẫn dắt chúng tôi trong lịch sử nước Mỹ. Lý tưởng đó đã
thôi thúc chúng tôi hy sinh và đổi mới. Và đó là lý do tại sao ngày nay,
hàng trăm năm sau chiến thắng của chúng tôi trong Cách mạng Mỹ, chúng
ta vẫn nhớ đến lời của lời
nhà lập quốc và là Tổng thống thứ hai của nước Mỹ John Adams. Trước khi
từ giã cõi đời, người yêu nước vĩ đại này được yêu cầu đưa ra suy nghĩ
trong dịp kỷ niệm 50 năm tự do của Mỹ. Câu trả lời của ông là "độc lập
vĩnh viễn".
Đó
là tinh thần cháy bỏng trong lòng người yêu nước và mọi quốc gia. Nước
chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần
2000 năm. Vào khoảng năm 40, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của
người dân vùng đất này.
Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập
và niềm tự hào của các bạn.
Ngày
nay, những người yêu nước, anh hùng trong lịch sử nắm giữ những câu trả
lời cho những câu hỏi lớn về tương lai và thời đại của chúng ta. Họ
nhắc nhở chúng ta là ai, sứ mệnh của chúng ta là gì.
Cùng với nhau, chúng ta có sức mạnh để nâng người dân và thế giới lên những tầm cao mới chưa từng có.
Hãy chọn tương lai của lòng yêu nước, thịnh vượng, niềm tự hào.
Hãy chọn thịnh vượng và tự do chứ không phải nghèo đói và sự tôi tớ.
Hãy chọn một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
Cuối
cùng, đừng bao giờ quên rằng thế giới có nhiều nơi, nhiều giấc mơ, và
nhiều con đường, nhưng không có nơi nào như nhà mình.
Vì vậy, vì gia đình, vì đất nước, tự do, lịch sử và vì Chúa, hãy bảo vệ tổ quốc của các bạn, hiện giờ và mãi mãi về sau.
Cảm ơn các bạn. Chúa phù hộ các bạn. Chúa phù hộ khu vực Thái Bình Dương. Chúa phù hộ nước Mỹ. Cảm ơn nhiều. Cảm ơn các bạn.
Song Phương - Ngọc Thành - Hạnh Tâm
Tổng thống Mỹ phát biểu tại Đà Nẵng. Ảnh: Quỳnh Trần.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện. Ảnh: Quỳnh Trần.
No comments:
Post a Comment