Đối
với nhiều người, Lam Phương là nhạc sĩ tài hoa bậc nhất Sài Gòn trước
năm 1975 với những tác phẩm để đời như Khúc ca ngày mùa, Kiếp nghèo,
Phút cuối, Tình bơ vơ, Thành phố buồn… Còn Túy Hồng cũng là nữ nghệ sĩ
đa năng bậc nhất Sài Gòn khi ấy, khi bà vừa là ca sĩ, kịch sĩ…
Trai miền Tây gặp gái miền Đông
Lam
Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937, tại thành phố Rạch
Giá, tỉnh Kiên Giang. Tuổi thơ của Lam Phương là một chuỗi ngày dài buồn
đau và bất hạnh. Nhà nghèo, cha của ông đi theo tiếng gọi của tình yêu
mới, bỏ 6 người con tuổi còn thơ dại cho người vợ không nghề nghiệp ổn
định, một mình tảo tần hôm sớm nuôi con. Năm ông mười tuổi, mẹ gửi ông
lên Sài Gòn, ở nhà của người bác ruột để ông được học hành, nhờ đó mà
lịch sử tân nhạc nước nhà có được một nhạc sĩ Lam Phương.
Lên
Sài Gòn, Lâm Đình Phùng học ở trường Les Lauriers. Ngoài giờ học văn
hóa, ông còn học thêm nhạc. Ông tự học guitare bằng các tài liệu tiếng
Pháp do lúc đó ở Việt Nam chưa có sách dạy nhạc tiếng Việt. Thấy ông là
một học trò nghèo nhưng chăm chỉ, các thầy dạy nhạc (nhạc sĩ Hoàng Lang,
nhạc sĩ Lê Thương) tận tình chỉ dạy cho ông mà không nhận tiền thù lao.
Năm 1952, sáng tác đầu tay của ông, nhạc phẩm Chiều thu ấy ký tên Lam Phương ra đời.
Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Năm ấy, ông mới 15 tuổi.
Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Năm ấy, ông mới 15 tuổi.
Thành
công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác. Ba năm
sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó
nổi tiếng nhất là Trăng thanh bình, Nắng đẹp miền Nam, Nhạc rừng khuya, Khúc ca ngày mùa…
Đặc biệt, nhạc phẩm Khúc ca ngày mùa thành công vượt bậc hơn cả. Bản
nhạc được viết theo thể loại nhạc đồng quê, nhịp điệu Mambo, với âm giai
bằng cung rê thứ.
Các
hãng đĩa nhựa như Dư âm, Sóng nhạc, Asia… tranh nhau ký hợp đồng với
Lam Phương để được thu âm bài hát Khúc ca ngày mùa này, tiếng tăm của
bản nhạc mới thật sự bùng nổ. Với tiếng hát điêu luyện của đôi song ca
tài danh Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết, lúc hợp, lúc bè, lúc đuổi như càng
đưa bài hát lên chín tầng mây. Khúc ca ngày mùa còn được hầu hết các
trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca
múa. Lam Phương đã thật sự thành danh khi ông mới 18 tuổi.
Túy Hồng tên thật Trương Ánh Tuyết, bà sinh ra tại Bình Dương và lớn lên tại Sài Gòn. Túy Hồng có người anh trai là bạn thân của Lam Phương, những ngày thứ bảy và chủ nhật, Lam Phương thường đến nhà bạn để hòa nhạc và dạy hát cho Túy Hồng. Túy Hồng rất ngưỡng mộ Lam Phương vì mới 15 tuổi mà đã sáng tác được bài Chiều thu ấy. Về phía Lam Phương, nhạc sĩ trẻ này cảm thấy chưa có cô gái nào hát nhạc mình hay bằng Túy Hồng.
Thời
điểm này, Lam Phương lại đang hợp tác với ban nhạc kịch lớn Dân Nam nên
đề nghị Túy Hồng cùng với mình đầu quân về đoàn. Kể từ đó, Túy Hồng bắt
đầu trình diễn các ca khúc của Lam Phương và rất thành công với các ca
khúc : Đèn khuya, Kiếp nghèo, Kiếp ve sầu, Tiễn người đi, nhất là hai bản Chiều tàn và Phút cuối.
Đưa nhau lên đỉnh vinh quang
Lam
Phương – Túy Hồng cưới nhau năm 1959. Lúc đó, ngoài phần phụ trách nhạc
cho ban kịch Dân Nam của đôi kịch sĩ Anh Lân và Túy Hoa,
Lam Phương còn viết nhạc nền cho các ban kịch lừng danh thời đó như : Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng. Đến năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch – Đoàn kịch “Sống – Túy Hồng”.
Lam Phương còn viết nhạc nền cho các ban kịch lừng danh thời đó như : Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng. Đến năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch – Đoàn kịch “Sống – Túy Hồng”.
Chính
đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng lên tột đỉnh
vinh quang. Đoàn kịch Sống – Túy Hồng còn có một lợi thế mà ít ban kịch
nào có được, đó là ban kịch đưa các bài tình ca vào các vở diễn thành
công nhất, nhờ phần lớn các bài hát tuyệt vời của người nhạc sĩ tài hoa
Lam Phương, thời điểm đó là đức phu quân của Túy Hồng.
Kịch
do Sống – Túy Hồng dựng không quá bi thảm, kết thúc luôn dành chỗ đứng
cho một niềm hạnh phúc nào đó, khán giả xem kịch Sống – Túy Hồng thường
ra về với một tâm trạng nhẹ nhõm.
Tất cả những vở kịch của ban kịch Sống – Túy Hồng (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh
làm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn. Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được “giới thiệu” trong một vở kịch của Túy Hồng.
Thời
ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục
“thoại kịch” và những vở kịch của ban kịch “Sống – Túy Hồng” bao giờ
cũng thu hút nhiều người xem. Thời ấy truyền hình còn hiếm, người ta kéo
nhau đến những nhà có tivi để xem kịch “Sống – Túy Hồng”, trong nhà,
cửa ra vào, ô cửa sổ… đều chật cứng người xem. Tôi còn nhớ, khi bài hát Thành phố buồn của
Lam Phương được hát dìu dặt trong suốt một vở kịch của Túy Hồng phát
trên truyền hình, sáng hôm sau bài hát ấy bán đắt như tôm tươi, chàng
học sinh, sinh viên nào cũng muốn mua bài Thành phố buồn về để
trên kệ sách.
Trong
khoảng thời gian này, sức sáng tác của Lam Phương càng dàn trải trên
nhiều thể loại phong phú, hầu hết các ca khúc ông đưa ra đều in đậm dấu
ấn trong đời sống âm nhạc miền Nam, điển hình như Chờ người, Tình bơ vơ, Duyên kiếp, Thành phố buồn, Tình chết theo mùa đông…
Ông
bước lên vị trí một nhạc sĩ thành công nhất miền Nam về mặt tài chánh.
Còn bà Túy Hồng cũng sánh ngang với những Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng trên
sân khấu kịch nghệ.
Vợ chồng Lam Phương – Túy Hồng cất nhà lầu, sắm xe hơi, trở thành đôi vợ chồng nghệ sĩ giàu có bậc nhất lúc bấy giờ.
Sáng
30/4/1975, vào phút chót Lam Phương – Túy Hồng đã nghe theo người bạn
đem gia đình lên tàu Trường Xuân ra khơi. Vì trước đó không có ý định ra
đi, nên Lam Phương xuống tàu với 2 bàn tay trắng, bỏ lại hai căn nhà
lầu, chiếc xe hơi mới toanh và khoảng 30 triệu đồng trong ngân hàng (lúc
đó vàng 9999 chỉ khoảng 36.000 đồng/lượng).
Buồn như nước mắt
Đến định cư ở Mỹ, để có tiền nuôi vợ con,
Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears,
đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện… Sau khi cuộc sống nơi
xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán
ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và
ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch.
Chính
trong khoảng thời gian này, một điều mà Lam Phương không bao giờ ngờ
tới đã xảy đến : Túy Hồng không còn chung thủy với ông nữa, bà đã “ôm
cầm sang thuyền khác”. Trong tâm trạng đau khổ, uất hận, Lam Phương lại
cho ra đời một tuyệt phẩm mang tên Lầm, với những câu từ chua xót :
“Anh đã lầm đưa em sang đây. Để đêm thường nghe tiếng thở dài/Thà cuộc đời yên trong lòng đất. Được trở về tiếng khóc ban sơ/Hơn là mang kiếp mong chờ. Anh đã lầm đưa em về đây. Cho tâm hồn tan nát từng ngày. Cùng điệu nhạc lâm ly huyền bí. Dìu lòng người sang chốn đam mê. Đưa anh vào khổ lụy hôm nay…”.
Lam
Phương rời Mỹ để trốn chạy niềm đau, ông sang Paris làm công cho một
tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác… Cho đến một ngày, ông gặp
được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người đàn bà này. Lam Phương
như cây khô được hồi sinh, ông lại sáng tác các ca khúc ngợi ca tình
yêu, như : Mùa thu yêu đương, Tình hồng Paris, Tình đẹp như mơ, Bài tango cho em…
Thế nhưng, chỉ được vài năm, người phụ nữ từng tạo cho ông niềm say mê để viết nên câu ca “Từ ngày có em về, nhà mình tràn ánh trăng thề”, rồi cũng bỏ ông mà theo người khác.
Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Định mệnh khiến xui thế nào ông lại sáng tác bài Một mình.
Tháng 3/1999, ông bị tai biến mạch máu não, liệt nửa bên người, giọng
nói không được bình thường. Rồi người đàn bà thứ ba cũng lẳng lặng rời
xa ông. Giờ đây, ông sống một mình với chiếc xe lăn trong căn nhà hiu
quạnh. Hơn 50 năm sáng tác với khoảng 200 ca khúc để cuối cùng bài hát
Một mình đã vận đúng vào đoạn cuối đời ông !
No comments:
Post a Comment