John Mc Cain/The Wall Street Journal
Lê Quốc Tuấn. XCafeVN dịch Việt Ngữ
Tôi đã làm bạn với những kẻ cựu thù. Một nỗi hối tiếc là họ chưa hưởng được các quyền tự do mà người Mỹ trân quý.
Bốn mươi năm trướcvào ngày 14 tháng 3, tôi và các bạn tù chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam, ăn vận những bộ đồ dân dự rẻ tiền mà họ phát cho 108 người chúng tôi nhân dịp trọng đại này, lên xe buýt đi sân bay Gia Lâm ở ngoại ô Hà Nội. Một chiếc C141 màu xanh lá cây lớn của Mỹ đã chờ đợi ở đó để đưa chúng tôi đến Căn cứ Không quân Clark ở Philippines.
Tại sân bay, xếp hàng theo thứ tự ngày bị bắn hạ, chúng tôi cố gắng giữ tác phong quân sự khi các máy ảnh loạt soạt nhá đèn chung quanh và một đám đông người Việt ồn ào quan sát chúng tôi. Các sĩ quan Mỹ và Việt Nam ngồi ở một cái bàn, mỗi người cầm một danh sách tù binh.
Khi đến lúc các tù nhân được bước ra, đại diện của cả hai bên quân đội xướng tên lên. Khi được gọi đến, tôi bước một vài bước đến phía bàn và nghiêm chào. Một sĩ quan hải quân Mỹ chào lại, mỉm cười, bắt tay tôi, và đưa tôi đi qua đường băng bước lên đoạn đường nối vào máy bay.
John McCain đã mở đầu cột báo viết về ngày những nguời tù binh chiến tranh được thả ra vào ngày 14 tháng Ba 1973 ở Hà Nội như thế.
Tôi đi cùng với hai người bạn thân nhất của tôi, sĩ quan không quân Bud Day và Bob Craner, những người từng có các khích lệ và bài học mà tôi đã nương tựa vào trong hơn năm năm. Sau một vài phút bay, phi công thông báo rằng chúng tôi đã "ướt chân", nghĩa là bây giờ chúng tôi đã bay trên không phận quốc tế trên Vịnh Bắc Bộ. Tất cả mọi người vỗ tay hoan hô.
Tôi không tin rằng bất cứ ai trong chúng tôi sẽ quay trở lại đất nước mà chúng tôi đã mong đợi quá lâu để được ra khỏi. Tại Clark, lời tạm biệt thật khó thốt lên và chúng tôi đã tạm biệt nhau thật xúc động.
Chúng tôi hứa sẽ liên lạc thường xuyên và chúng tôi đã giữ lời như thế trong những năm qua, cho đến khi những cuộc từ giã thế gian bắt đầu làm đội ngũ của chúng tôi thưa dần. Tuy nhiên, ngày rời khỏi Việt nam, chúng tôi không hề có cảm xúc thương ghét lẫn lộn hoặc mong muốn đổi mới các mối quen biết trong tương lai.
Thế nhưng cuối cùng, tôi đã trở về Việt Nam. Tôi đã trở lại nhiều lần kể từ khi chiến tranh kết thúc. Đó là một đất nước xinh đẹp, và người Việt Nam là những người chủ nhà hiếu khách. Hầu hết các chuyến thăm của tôi là vì những công việc ngoại giao chính thức: tìm kiếm tù binh chiến tranh Mỹ mất tích, giúp tạo điều kiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước của chúng tôi, và thúc đẩy một mối quan hệ sẽ phục vụ lợi ích cho cả hai nước trong tương lai .
Tôi đã làm bạn với những người đã từng là kẻ thù của mình. Tôi đã trở nên mến thương một nơi mình từng ghét cay ghét đắng. Tôi hài lòng rằng Mỹ và Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất nhiều trong việc xây dựng một mối quan hệ có kết quả và cùng có lợi trên đống đổ nát sau cuộc chiến tranh vốn là một bi kịch đối với cả hai dân tộc.
Ngày nay, những bất bình cũ được thay thế bằng niềm hy vọng mới. Số lượng người Mỹ đến thăm Việt Nam mỗi năm ngày càng tăng bao gồm cả ba Tổng thống tại chức Hoa Kỳ - cho thấy vẻ đẹp tự nhiên ngoạn mục và con người thân thiện của đất nước. Thương mại song phương cao hơn 80 lần so với năm 1994, khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại. Điều này đã làm lợi cho người dân của cả hai nước và cho phép hàng triệu người Việt Nam thoát khỏi đói nghèo.
Tương tự như vậy, mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã phát triển đến một mức độ mà chỉ một thập kỷ trước không ai có thể tưởng tượng được. Quân đội của chúng ta đã tập trận với nhau và Vịnh Cam Ranh là một cảng dừng chân cho Hải quân Hoa Kỳ. Trên thực tế, tàu sân bay USS John McCain, một tàu khu trục của Hải quân mang tên cha và ông nội của tôi, gần đây đã thực hiện một chuyến viếng thăm cảng vào Đà Nẵng, cho thấy rằng nếu sống đủ lâu, bạn sẽ nhìn thấy bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Tuy nhiên, khi nói đến những giá trị tự do, nhân quyền và các quyền pháp định mà người Mỹ trân quý - niềm hy vọng cao nhất của chúng tôi cho cho Việt Nam vẫn còn phần lớn chỉ là hy vọng. Chính phủ ở Hà Nội vẫn giam cầm và ngược đãi những người bất đồng chính kiến ôn hòa, các nhà báo, các blogger, và các dân tộc thiểu số và tôn giáo vì lý do chính trị.
Họ vẫn duy trì các pháp lệ chung chung, chẳng hạn như Điều 88, cho nhà nước một quyền lực gần như không giới hạn trên các công dân của mình. Chính phủ vẫn chưa đưa ra được một hành động đúng mức để giúp đưa Việt Nam đứng được về phía lẽ phải đúng đắn của các quyền con người được quốc tế công nhận, chẳng hạn như việc phê chuẩn và thực hiện Công ước chống tra tấn.
Trong một bước đi tích cực gần đây, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu một cuộc đối thoại với Tổ chức Ân xá Quốc tế và đề nghị rằng Việt Nam cuối cùng có thể cải cách hiến pháp để bảo vệ các quyền dân sự và chính trị tốt hơn cho công dân. Tôi chân thành hy vọng như vậy - bởi vì dù các mối quan hệ tuyệt vời có thể được xây dựng trên cơ sở lợi ích chung như quan hệ Mỹ-Việt hiện nay, các mối quan hệ đối tác tốt nhất và lâu dài nhất luôn luôn phải dựa trên nền tảng của các giá trị chung. Trong thử thách này, cũng như trong tất cả các thử thách khác mà hai nước đã vượt qua với nhau, tôi thực sự muốn giữ gìn mối tình riêng với Việt Nam .
Hai đất nước chúng ta có một quá khứ khó khăn và đau khổ. Nhưng chúng ta đã không ràng buộc mình với quá khứ đó, để bây giờchúng ta đang đi từ con đường hòa giải đến một tình bạn chân thật. Tiềm năng đầy hứa hẹn này là một trong những bất ngờ lớn nhất và hài lòng nhất của cuộc đời tôi, một tiềm năng mà tôi nghĩ rằng sẽ gây ngạc nhiên cho tôi nhiều hơn trong những năm tới.
No comments:
Post a Comment