Tấm
hình của một phóng viên nước ngoài chụp cảnh các cựu sĩ quan viên chức
VNCH đang lao công trong một trại tù khổ sai của bên thắng trận . Hình
mờ nhìn không rõ nên không biết các anh đang làm công việc gì . Hình như
đang làm ruộng thì phải vì thấy có anh đang cầm cái bừa dùng để bừa cỏ .
Nhìn áo quần còn tương đối lành lặn có thể đoán ra hình chụp đâu vào
khoảng năm 76 lúc đó áo quần chưa kịp rách . Sau 30/04/75 núp dưới danh
xưng là các trại cải tạo lao động nhưng thực chất đó là những trại tù
khổ sai , bọn cộng sản đã đánh lừa được hầu hết người dân miền Nam . Họ
lùa những sĩ quan thua trận nhốt vào trong những láng trại có dây xích
và ống khoá bên ngoài .
Cũng tại một trại cưỡng bức lao động như
vầy ở A 30 Tuy Hoà tôi nhìn thấy em . Đó là lần đầu tiên gặp hai tay
em bị còng. Chiếc áo em mặc bên ngoài là chiếc áo của Hội Hồng Thập Tự
cũ mèm rách tanh banh vá đùm đụp nhiều chỗ. Năm đó em 17 tuổi bị bắt về
tội phản động. Đôi mắt của cô bé phản động sáng nhưng buồn. Khuôn mặt
hãy còn ngơ ngác không che dấu được hết nét ngây thơ. Tôi người lính
miền Nam bại trận bị bắt làm tù nhân đã đành . Còn em hãy còn ngây thơ
quá sao lại nỡ xuống tay . Thời khắc em bị đẩy xuống xe vào xế chiều .
Hai chân em không có dép. Em đi chân trần
Một buổi chiều sau
một ngày lao động khổ sai đoàn tù nhân vác cuốc trở về láng trại . Khi
đi ngang khu trại nơi nhốt đám tù nhân nữ, tôi nhìn thấy chiếc áo hồng
thập tự màu xanh lợt vá chằng chịt phơi trên hàng rào bỗng dưng lòng bồi
hồi không tả. Chiếc áo đó em mặc khi được di chuyển đến và nay nó
không còn chỗ để vá nữa nhưng em vẫn dùng, bởi vì ba mẹ em nghe đâu đã
theo đoàn người di tản bặt tin. Em không có người thân để tiếp tề khi
đi thăm nuôi. Tôi làm bài thơ " Chiếc áo em phơi " trên một tờ giấy
nhàu nát nhét vào tay em qua hàng rào kẻm gai phân chia ranh giơi tù
binh nam và tù nhân nữ. Em đọc xong em khóc. Tên của em là Vũ Thị Tố
Loan
Em bị nhốt ở đó đến năm 1979 thì được thả, còn tôi thì đến
năm 1981 . Khi cả hai cùng được thả ra một cái nhà tù lớn hơn, đó là xã
hội VN đang bị cai trị bởi tập đoàn chuyên nghề khủng bố bao tử của
người dân. Chúng tôi thất lạc nhau. Vậy mà đã hơn 40 năm
Bốn mươi
năm một quãng thời gian dài đủ để quên. Thế nhưng không hiểu sao cứ mỗi
tháng tư về thì lại nhớ đến hình ảnh của em cô bé 17 tuổi ngơ ngác giữa
họng súng của bầy lang sói. Nhớ đôi mắt thơ dại khi bị hai tên công an
dí súng vô lưng đẩy xuống chiếc xe chở tù vào một buổi trưa chan chát
nắng. Nếu còn sống giờ này em cũng đã là một bà lão lục tuần, nhưng
hình ảnh cô gái thất lạc cha mẹ gia đình trong cơn bão loạn của biến cố
30/04 với chiếc áo hồng thập tự rách có nhiều miếng vá vẫn là một cô bé
thơ dại trong tôi.
Lỗi ở chúng tôi những người lính miền Nam
lực bất tùng tâm đã không thể chu toàn trách nhiệm bảo vệ người dân để
đất nước lọt vào tay kẻ ác. Hơn 40 năm có thể nói nay đã là quá khứ.
Nhưng khi bạn mua một đôi giày mới chẳng lẽ bạn đi chân đất đến cửa
tiệm. Lẽ dĩ nhiên khi đến đó bạn vẫn phải mang đôi giày cũ. Chuyện đó
giống như một quá khứ của một đời người. Hiện tại dù bạn có mang đôi
giày mới thì hai bàn chân của bạn cũng đã từng mang đôi giày cũ. Cho dù
bạn đã cởi nó ra nhưng đôi chân đó đã từng quá khứ đi cùng. Quá khứ nằm
trong ký ức . Dù bạn có muốn phủ nhận và quên nhưng quá khứ sẽ là không
thể.
Cứ mỗi tháng tư về thì lại nhớ chiếc áo em phơi
CHIẾC ÁO EM PHƠI
Riêng về Vũ thị Tố Loan
Nắng đổ trên hàng dây kẽm gai
Trải dài lên mảnh áo ẹm phơi
Dù quân gặc cướp đi màu nắng
Vẫn đẹp xanh màu áo em tôi
Mãi đẹp xanh màu áo em xanh
Quê hương trong khoé mắt long lanh
Thời gian mảnh vá thêm chồng chất
Áo vẫn theo em trọn mối tình
Nhớ xưa may áo thức từng đêm
Giờ mẹ phương trời xa không quên
Áo mặc trong tù con của mẹ
Bỗng lớn theo đường kim đường kim
Từ ngày quân giặc cướp non sông
Xương dân tôi trắng khắp đầu non
Gãy cánh chim lồng thêm tơi tả
Manh áo người em gái dặm trường
Gian khổ chung đường tôi gặp em
Chung cùng đất nước sống lầm than
Giặc vào dùng máu thay màu áo
Nhuộm đỏ một màu áo quê hương
Từ lúc quân thù gieo tang tóc
Bao người áo rách gống em tôi
Bài thơ tôi viết bằng nước mắt
Để nhớ hoài chiếc áo em phơi
Quan Dương
No comments:
Post a Comment