Tuesday, September 26, 2023

CHIẾN TRANH VIỆT NAM 1955-1975

 

 CHIẾN TRANH VIỆT NAM

1955-1975

 NGUYỄN VẠN BÌNH

 Chiến tranh Việt Nam giữa Quốc Gia và Cộng Sản xảy ra tại Việt Nam từ ngày 1-11-1955 đến 30-4-1975 đã gây bao tang thương cho quê hương và người dân Việt Nam.Đây là một đề tài lịch sử đã được nhiều tác giả tên tuổi Mỹ-Việt-Pháp nghiên cứu, phê bình và viết thành nhiều sách.

Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết nầy, chúng tôi chỉ đề cập sơ lược đến những nét chính về Nguyên Nhân, Diễn Tiến và Hậu Quả của chiến tranh Việt Nam, hầu gíúp cho độc giả và đặc biệt là  giới trẻ Việt Nam hiểu rõ hơn về cuộc chiến nầy.

I-NGUYÊN NHÂN:

           Sau khi Hồ Chí Minh cướp được chính quyền từ vua Bảo Đại vào ngày 25-8-1945 cùng cướp công kháng chiến của toàn dân chống thực dân Pháp và loại trừ các đảng phái Quốc Gia, Hồ Chí Minh liền tuyên bố thành lập nước VN Dân Chủ Cộng Hòa vào ngày 2-9-1945.

          Trận đánh Điện Biên Phủ chấm dứt vào ngày 7-5-1954 với kết quả là thực dân Pháp bị thất trận trước lực lượng của Cộng Sản VN cùng sự chỉ huy và viện trợ dồi dào của Trung Cộng về vũ khi và nhân sự. Qua sự kiện nầy, Pháp phải ký Hiệp Định Geneve  ngày 20-7-1954 với sự tham dự của Nga, Trung Cộng, Mỹ, Pháp, Anh và CSVN nhằm chấm dứt  sự hiện diện của quân đội Pháp tại VN. Riêng chính quyền VNCH của miền Nam chỉ được tham dự với tánh cách là quan sát viên, không có quyền quyết định.  

          Hiệp định Geneve lấy vĩ tuyến 17 chia đôi VN. Miền Bắc do Hồ Chí Minh lãnh đạo theo chế độ Cộng Sản. Miền Nam theo chế độ tự do dân chủ do Thủ tướng Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Hiệp định cho thời hạn 300 ngày để người dân của hai miền có quyền quyết định chọn nơi cư ngụ.Với sự ngăn cản, hăm dọa đủ điều, nhưng cũng có khoảng 1 triệu người dân miền Bắc đã di cư vào Nam tìm tự do. Riêng chỉ có gần 100 ngàn cán bộ Cộng Sản từ Nam đi tập kết ra Bắc. Một số còn lại được CSBV cho gài lại ở  miền Nam để sử dụng cho cuộc chiến sau nầy.

          Hiệp định cũng qui định hai năm sau tức vào năm 1956 sẽ có cuộc Tổng Tuyển Cử thống nhất đất nước với sự giám sát của tổ chức quốc tế.Tuy nhiên, cuộc tổng tuyển cử đã không thành hình.Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho rằng Miền Nam VN vì không tham dự Hiệp Định Geneve nên không có bổn phận phải thi hành. Tổng Thống Eisenhower của Hoa Kỳ thì cho rằng, dân số của Bắc Việt đông hơn miền Nam 2 triệu và với chính sách độc tài của Hồ Chí Minh, người dân miền Bắc không có quyền tự do để bầu cử. Trong khi ấy, Hà Nội cũng lâm vào tình trạng khó khăn là qua cuộc Cải Cách Ruộng Đất kéo dài từ năm 1953 đến 1956 xảy ra rất tàn độc đã giết hại trên 50 ngàn người  và trên 100 ngàn người bị bắt giam, khiến người dân Bắc Việt oán hận chế độ. Chính vì những lý do trên, Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến Đông Dương đã không tiến hành cuộc tổng tuyển cử.

          Thất bại trước giải pháp Tổng Tuyển Cử, Hồ Chí Minh dưới sự yểm trợ mạnh mẽ  của Trung Cộng và Liên Xô liền tiến hành cuộc chiến xâm lăng Miền Nam VN hầu bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản.

II- DIỄN TIẾN CUỘC CHIẾN:         

 Cuộc chiến kéo dài 20 năm từ ngày 1-11-1955 cho đến ngày 30-4-1975 qua hai nền đệ I và đệ II Cộng Hòa của Miền Nam VN

Chiến tranh VN không thuần nhất là cuộc nội chiến giữa người dân của hai miền Nam Bắc mà là một cuộc chiến ý thức hệ giữa hai khối Cộng Sản và Tự Do.Vì thế, với chủ trương bành trường chủ nghĩa Cộng Sản, nên Cộng Sản Bắc Việt đã được yểm trợ dồi dào của Liên Xô và Trung Cộng cho cuộc chiến xâm lăng miền Nam VN. Phía Nam Việt Nam thì được Hoa Kỳ cho rằng phải yểm trợ và xem Miền Nam VN là tiền đồn chống Cộng hầu ngăn chận sự bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản do Liên Xô và Trung Cộng chủ trương.

          Tổng thống Ngô Đình Diệm sau khi lãnh đạo đất nước, ông đã ra sức đón nhận và định cư cho 1 triệu người Bắc di cư vào Nam.Ông cố gắng ổn định đất nước qua việc dẹp các sứ quân như Bình Xuyên, Cao Đài và Hòa Hão và thiết lập một thể chế tự do dân chủ qua bản Hiến Pháp 26-10-1956. Ngoài việc xây dựng, kiến thiết đất nước qua việc phát triển giáo dục, kinh tế, thương mãi, hành chánh v.v.. Tổng thống Diệm cũng cũng cho thành lập Quân Đội Quốc Gia và nhiều quân trường tên tuổi như Võ Bị Quốc Gia, Trường Bộ Binh Thủ Đức, Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, Vạn Kiếp, Nha Trang v..v. để đương đầu với cuộc xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt.

          Phía Hồ Chí Minh thì cho cán bộ Cộng Sản ra sức phá rối, áp dụng chiến thuật du kích nhằm tạọ tình trạng bất an cho miền Nam VN.

Phải công nhận rằng thời gian từ năm 1955 đến 1960, Miền Nam VN tương đối yên ổn, vì lực lượng của Việt Cộng còn yếu kém. Nhưng đến ngày 20-12-1960, Hà Nội cho thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam giao cho Ls Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ Tịch và đến ngày 15-2-1961 chính thức cho thành lập Quân Đội Giải Phóng thì lực lượng Việt Cộng bắt đầu phát triển mạnh. Chúng ta phải nhìn nhận rằng đây là một đòn chính trị mà Hà Nội đã tung ra để lừa bịp quốc tế và người dân cả hai miền Nam Bắc. Vì thực tế, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ là công cụ của Hà Nội đặt dưới quyền điều động và chỉ huy của Hà Nội.

          Nhận thấy đòn chính trị của Hà Nội cho rằng chiến tranh VN là cuộc nội chiến giữa nhân dân Miền Nam tranh đấu đòi độc lập, tự do dân chủ, Tổng Thống Diệm yêu cầu Hoa Kỳ chỉ viện trợ vũ khí, tiền bạc và cố vấn để gìn giữ chính nghĩa và chủ quyền cho miền Nam là không cho quân nước ngoài tham chiến. Năm 1962, Tổng Thống Diệm cho phát động chiến dịch Ấp Chiến Lược tại vùng nông thôn nhằm bảo đảm an ninh và ngăn chận tầm ảnh hưởng của Việt Cộng đến nông dân VN. Chính sách Ấp Chiến Lược đề ra đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Tiếc rằng sau ngày đảo chánh 1-11-1963, các tướng lãnh của QLVNCH đã hủy bỏ chính sách nầy.

          Chính vì không cho quân đội Mỹ vào VN, chính phủ Hoa Kỳ tìm mọi cách để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Hoa Kỳ đã yểm trợ nhiều cuộc biểu tình của Phật Giáo, Sinh Viên, các đảng phái đối lập và nhất là cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 do các tướng lãnh cầm đầu cuối cùng đã chấm dứt được chế độ Đệ I Cộng Hòa Miền Nam. Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ là ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị sát hại. Trước sự việc nầy, Hồ Chí Minh đã thú nhận là ông ta rất sung sướng và nhận định rằng cuộc xâm lăng miền Nam của Hà Nội sẽ càng dễ dàng hơn.

          Miền Nam những năm sau đó không còn được ổn định chính trị.Các cuộc đảo chính, chỉnh lý liên tục xảy ra qua các thời của các tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Nguyễn Cao Kỳ tạo thuận lợi cho cuộc xâm lăng của CS Bắc Việt. Cũng trong thời gian nầy, Hoa Kỳ liên tục cho đổ quân vào Miền Nam VN và Trung Cộng cùng Liên Xô càng gia tăng viện trợ cho Cộng Sản Bắc Việt. Sang thời chính quyền của các tướng lãnh từ năm 1964  và TT Nguyễn Văn Thiệu từ năm 1966 , Hoa Kỳ đã có lúc gởi quân sang VN lên đến 500 ngàn người. Hoa Kỳ cũng sắp xếp cho các quốc gia Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Đại Hàn, Đài Loan đem quân sang yểm trợ cho miền Nam VN.

          Nhưng điểm khó khăn cho Miền Nam VN là chính sách tham chiến của Hoa Kỳ chỉ là chiến đấu cầm chừng với quân CS Bắc Việt vì e ngại cuộc chiến sẽ lan rộng với sự tham chiến của Liên Xô và Trung Cộng. Riêng phía CS Bắc Việt ngoài sự viện trợ dồi dào của Liên Xô, Trung Cộng và khối Cộng Sản còn có lợi thế là Miền Bắc luôn được an toàn không bị quân đội Hoa Kỳ và Miền Nam VN tấn công, còn được dùng lãnh thổ của hai nước Lào và Camphuchia là hậu phương an toàn sau những trận chiến tại miền Nam VN và dùng đường mòn Hồ Chí Minh để chuyển quân và vũ khí vào Nam VN.

          Hoa Kỳ chỉ viện trợ những vũ khí có tầm hạn hẹp cho Miền Nam để không cho quân đội Miền Nam tấn công ra Bắc. Phía CS Bắc Việt đã chuyển từ chiến thuật du kích sang chiến thuật tập trung quân rồi tấn công vào địa điểm chiến trường mà chúng chọn, rồi sau đó rút quân về các nơi an toàn tại Lào và Campuchia. Phía quân đội VNCH với quân số một triệu quân với các đơn vị tổng trừ bị thiện chiến như Nhảy Dù, TQLC, Biệt Động Quân cùng 10 sư đoàn Bộ Binh và lực lượng Địa Phương Quân cùng 125 ngàn Cảnh Sát Quốc Gia, nhưng vì phải gìn giữ dân và lãnh thổ nên phải trải quân mỏng ra khắp nơi, vì vậy hầu hết các trận chiến, quân đội VNCH phải đương đầu với số lượng quân CS Bắc Việt đông hơn gấp bội.

          Tuy thế, tinh thần chiến đầu của người lính VNCH rất cao và đã thắng lợi trước nhiều trận tấn công ác liệt với lực lượng đông đảo của quân Bắc Việt được trang bị nhiều vũ khí tối tân hơn miển Nam VN.Trong cuộc chiến có cả ngàn trận đánh, QLVNCH có lúc thắng, lúc thua nhưng người lính QLVNCH luôn chiến đấu anh dũng. Điển hình là các trận Tết Mậu Thân 1968,  tấn công vào hậu cần của VC tại Campuchia vào năm 1970 và các trận tại An Lộc, Quảng Trị, KonTum vào mùa hè đỏ lửa năm 1972.

          Trong trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968, Việt Cộng đã trắng trợn vi phạm lệnh hưu chiến. Lợi dụng ngày Tết khi mà số đông quân nhân QLVNCH đang nghỉ phép, Việt Cộng liền mở cuộc tổng tấn công 44 tỉnh của Miền Nam ngay cả thủ đô Sài Gòn và Tòa Đại Sứ của Hoa Kỳ. Kết quả, quân đội VNCH dù tự chiến đấu với vũ khí trang bị kém hơn Việt Cộng nhưng đã đẩy lui được các cuộc tấn công của Việt Cộng, tái chiếm lãnh thổ và tiêu diệt được 60 ngàn quân của Việt Cộng.

Tuy thất bại về quân sự, nhưng CS Bắc Việt lại có lợi trên lãnh vực chính trị, ảnh hưởng đến người dân Mỹ và tạo nên phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ, vì cho rằng Hoa Kỳ không thể thắng trận chiến tại VN. Nó cũng là dịp để làm cho lực lượng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị tổn thất nặng nề để không còn làm eo sách sau nầy. Cũng trong trận Tết Mậu Thân, quân đội Bắc Việt đã giết hại dã man bằng cách chôn sống gần 6 ngàn quân dân cán chính của VNCH tại cố đô Huế.

Tổng Thống Johnson của Hoa Kỳ từ khi cầm quyền sau khi TT Kennedy bị ám sát vào cuối năm 1963, ông đã phát động chiến tranh ra Bắc Việt nhưng chỉ bằng các cuộc oanh tạc có giới hạn.Trong khi đó, Liên Xô viện trợ cho Bắc Việt nhiều hỏa tiển Sam chống lại các phi cơ của Hoa Kỳ.

          Vào ngày 29-4-1970, nhằm tiêu diệt hậu cần của CS Bắc Việt tại Campuchia, lực lượng Hoa Kỳ và QLVNCH đã phối hợp tấn công vào Mõ Vẹt, Lưởi Câu là những nơi trú ẩn của quân đội CSBV.Trận chiến đã loại 30 ngàn bộ đội Bắc Việt.

          Vào  ngày 8/2/1971, QLVNCH  đã mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 kéo dài đến ngày 23-3-1971 tấn công vào Tchepone cách 42 km biên giới Việt-Lào nhằm cắt đứt đường tiếp vận của CSBV qua ngã  đường mòn Hồ Chí Minh với hầu hết những đơn vị thiện chiến như Nhảy Dù, TQLC, Biệt Động Quân, SĐ 1 BB, Thiết Giáp, Pháo Binh với quân số 55 ngàn quân để đương đầu với 60 ngàn quân của CSBV với trang bị vũ khí tối tân cùng nhiều xe thiết giáp T 54.Tiếc rằng, vì nhu cầu bảo mật làm hạn chế việc lập kế hoạch kỷ càng nên QLVNCH đã bị thất bại và làm tổn thất nặng nề những đơn vị thiện chiến nhất của mình.

          Vào mùa hẻ đỏ lửa năm 1972, CSBV lần lượt mở các cuộc tấn công vào các tỉnh An Lộc, Kontum và Quảng Trị của miền Nam VN.

Tại mặt trận An Lộc, quân CSBV với lực lượng hùng hậu gồm các Sư Đoàn 5,7,9 cùng các đơn vị Pháo Binh, Thiết Giáp, Phòng Không với quân số gần 36 ngàn quân đã ồ ạt tấn công các đơn vị phòng ngự của QLVNCH gồm có SĐ 5/BB, 3 Liên Đoàn BĐQ cùng lực lượng ĐPQ chỉ có khoảng 7.5 ngàn quân vào ngày 13/4/1972. Sau đó, QLVNCH phải tiếp viện thêm 25 ngàn quân cùng sự yểm trợ hữu hiệu của Không Quân và Pháo Binh của Việt- Mỹ  và đến ngày 12//6/1972 QLVNCH đã hoàn toàn đẩy lui quân CSBV ra khỏi An Lộc và thu về nhiều chiến lợi phẩm.

Tại mặt trận Kontum, quân CSBV với các  SĐ 2 và SĐ 320 cùng sự yểm trợ của lực lượng xe tăng, trọng pháo và phòng không đã tấn công vào các đơn vị phòng thủ gồm SĐ 23/BB của chuẩn tướng Lý Tòng Bá, lực lượng Dù và ĐPQ. Trận chiến khai diễn từ ngày 14/4/1972 và kết thúc vào ngày 5//6/1972 , sau 3 đợt tấn công quân CSBV đành phải rút lui vì tinh thần chiến đấu anh dũng cùng sự yểm trợ hữu hiệu của ông Paul Vann qua các cuộc không kích bằng phi cơ B52 của Hoa Kỳ.

Tại mặt trận Quảng Trị, nhằm dành lợi thế cho cuộc hội đàm tại Paris, quân CS Bắc Việt đã tấn công Quảng Trị. Đây được xem là trận chiến ác liệt nhất trong mùa Hè đỏ lửa kéo dài đến 81 ngày từ ngày 28/6/1972 đến ngày 16/9/1972 làm tổn hại nặng nề về nhân mạng cho cả đôi bên. Riêng phía QLVNCH khiến cho hai lực lượng thiện chiến là Nhảy Dù, đặc biệt là TQLC bị tổn thất nặng nề. Phía CSBC cũng thế khiến hai Sư đoàn 320 và 325 cũng bị thiệt hại năng nề gần như tan hàng.

Trước áp lực phản chiến tại Hoa Kỳ và sau chiến công du của TT Nixon cùng ngoại trưởng Kissinger đến Bắc Kinh năm 1972, chính quyền Hoa Kỳ tìm cách rút lui khỏi chiến tranh VN trong danh dự.Nhằm ép CS Bắc Việt vào bàn hội nghị, TT Nixon cho phát động chiến dịch oanh tạc Bắc Việt  từ năm 1972 khiến chính quyền Hà Nội đã sắp sửa muốn đầu hàng, nhưng tiếc rằng Hoa Kỳ sau đó lại ngưng các cuộc oanh kích .Trong khi đó, Liên Xô cũng leo thang viện trợ cho Bắc Việt nhiều hỏa tiển Sam chống lại các phi cơ của Hoa Kỳ.

Hội đàm Paris với danh nghĩa chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình cho VN đã diễn ra với sự tham dự của bốn bên là Hoa Kỳ, Bắc Việt, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và VNCH chấm dứt vào ngày 27-1-1973. Đây là hiệp định hoàn toàn bất lợi cho VNCH vì chỉ cho Hoa Kỳ rút quân ra khỏi VN mà vẫn chấp nhận sự hiện diện của quân Bắc Việt tại miền Nam VN.Ngoài ra, phía VNCH bị ép phải chấp nhận nhiều điều khoản bất lợi cho Miền Nam VN.

Sau Hiệp định Paris 1973, phía VNCH đã bị Hoa Kỳ cắt giãm viện trợ quân sự.Trong khi ấy, Liên Xô và Trung Cộng không ngừng gia tăng viện trợ vũ khi và nhân sự cho phía Hà Nội.

Biến động chính trị tại Hoa Kỳ lại càng bất lợi cho VNCH, khi TT Nixon vì vụ Watergate do vụ nghe lén tin tức của đảng Dân Chủ khiến ông phải từ chức tổng thống vào ngày 9-8-1974. Sự việc nầy khiến những điều cam kết của TT Nixon với TT Nguyễn Văn Thiệu là tái oanh tạc Bắc Việt khi họ vi phạm hiệp định Paris đã không thực hiện được. Chủ tịch Hạ Viện là Gerald Ford lên thay thế TT Nixon dù muốn giúp VNCH nhưng luôn bị Quốc Hội do đảng Dân Chủ nắm đa số cản trở.

Cuộc chiến đã cho ta thấy hoàn toàn bất lợi cho Miền Nam VN và vì thế phía CSBV đã gia tăng cuộc xâm lăng miền Nam bằng cả hai mặt trận quân sự và chính trị. Hà Nội vận động chính trị quốc tế nhất là dư luận Hoa Kỳ phải cắt mọi viện trợ cho VNCH và tạo tình trạng bất ổn chính trị tại miền Nam bằng nhiều cuộc biểu tình chống TT Thiệu.Riêng về quân sự, chính quyền Hà Nội lần lượt đem tất cả lực lương quân sự của CSBV với sự viện trợ dồi dào của Liên Xô và Trung Cộng mở nhiều mặt trận đánh chiếm miền Nam VN.

Nhằm xem Hoa Kỳ có tái can thiệp vào cuộc chiến VN hay không, CSBV đã cho lực lượng tấn công và chiếm tỉnh Bình Long vào ngày 6-1-1975. Phía Hoa Kỳ không lên tiếng và phía TT Thiệu vì làm eo sách với Hoa Kỳ nên đã không cho lực lượng tái chiếm Bình Long.Vì thế, lực lượng CSBV liền mở rộng các cuộc tấn công vào miền Nam VN.

Vào ngày 10/3/1975 CSBV tấn chiếm thị xã Ban Mê Thuột đưa đến quyết định di tản của Tổng Thống Thiệu thất bại tại Vùng II đến Vùng I và sau cùng làm QLVNCH phải thất trận vì sự thiếu đạn dược, vũ khí,  tiếp liệu và qua lệnh đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh dù các quân nhân QLVNCH thuộc mọi binh chủng đã chiến đấu rất anh dũng.

Nhìn qua diễn tiến của cuộc chiến tranh VN thì Miền Nam VN luôn ở vào vị thế bất lợi vì miền Nam luôn ở vào thế thủ mà không được tấn công ra Bắc.Tổng thống Ngô Đình Diệm đã nhìn thấy rõ cuộc chiến sẽ bị khó khăn khi có quân Hoa Kỳ trực tiếp tham chiền.  Đây là lý do khiến CSBV ra sức tuyên truyền với nhân dân Bắc và Nam VN là phải đem quân vào “giải phóng” miền Nam mà quên đi sự độc tài và tàn ác của chủ nghĩa Cộng Sản. TT Diệm cũng thấy rõ chủ quyền của Quốc Gia sẽ bị xâm phạm và suy giãm chính nghĩa khi Hoa Kỳ lảnh trách nhiệm chính trong cuộc chiến. Thực tế cho chúng ta thấy Hoa Kỳ quyết định tham chiến và sau đó tự quyết định rút lui bỏ rơi Miền Nam chỉ vì quyền lợi của Hoa Kỳ.

III- HẬU QUẢ:

           Sau cuộc chiến, sự tổn thất nhân mạng và vật chất cho cả hai miền Nam Bắc VN thật nặng nề.Cả nước có khoảng khoảng 3 triệu người gồm binh sĩ và thường dân chết và hàng triệu người bị thương.Phía CSBV có khoảng 900 ngàn lính tử trận, 500 ngàn lính bị thương. Phía VNCH có khoảng 310 ngàn quân nhân tử trận và hàng trăm ngàn quân nhân bị thương. Phía Hoa Kỳ có 58 ngàn quân nhân tử trận, gần 1900 quân nhân mất tích và 100 ngàn quân nhân bị thương. Hoa Kỳ đã chi tiêu 685 tỷ mỹ kim (khoảng 900 tỷ mỹ kim hiện nay) cho chiến tranh VN. Hậu quả của chất da cam và bom đạn còn sót lại cũng đã giết hại và làm tàn phế hàng trăm ngàn người.

          Vì không chấp nhận chế độ độc tài CSVN, trước và ngay ngày 30-4-1975 đã có hàng trăm ngàn quân dân VNCH đi tị nạn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tiếp theo đó, làn sóng người dân bỏ nước ra đi bằng đường biển, đường bộ lên đến cả triệu người và có khoảng vài trăm ngàn người đã phải bỏ mạng trên biển cả.

 Không như cuộc nội chiến của Hoa Kỳ kéo dài 4 năm từ năm 1861 đến 1865, Tổng thống Abraham Lincoln, sau khi chiến thắng miền Nam đã  đối xử tử tế với quân miền Nam,  ngược lại các cấp lãnh đạo của CSBV đã xem quân dân của VNCH là kẻ thù không đội trời chung. 

Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam, nhuộm đỏ toàn thể VN, CSBV liền ra tay trả thù tàn độc quân dân cán chính của VNCH, Hàng trăm ngàn quân dân cán chính VNCH phải bị đi tù nhiều năm, làm tan nát bao gia đình.Các thân nhân của quân dân cán chính của VNCH thì bị đày đi các vùng kinh tế mới. Con cái của họ không được lên học đại học và không có việc làm. Các mộ bia trong các nghĩa trang quân nhân của VNCH bị đập phá không thương tiếc. CSVN cũng cho dẹp ngay tổ chức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Trong suốt cuộc chiến, thanh niên của cả hai miền phải bị đưa ra chiến trường, bỏ dỡ việc học để thành nhân tái hầu xây dựng và tái thiết đất nước.

           Trước biến cố 30-4-1975, dù phải lo cuộc chiến nhưng miền Nam vẫn có một nền kinh tế, giáo dục,thương mãi vững mạnh và tự do tôn giáo. VNCH được xem có nền kinh tế vượt trội  hơn Nam Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Đài Loan, Lào và Camphuchia. Nhưng nay thì Nam Hàn, Thái Lan, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân và Đài Loan đã vượt qua VN.Miền Tây của Nam VN là nơi sán xuất gạo cho cả nước và cho thế giới, thì nay phải nhập cảng gạo. Sông Cửu Lòng thì bi cạn do Trung Cộng làm nhiều đập nước trên thượng nguồn mà CSVN không dám phản đối. Hối xuất tiền của VNCH là 500 đồng bằng 1 mỹ kim, nay dưới chế độ CSVN thì 1 mỹ kim bằng 24 ngàn tiền CSVN. Sau 48 năm thống nhất đất nước, nền kinh tế của VN vẫn còn yếu kèm, nhiều thiếu nữ Việt phải bỏ quê hương đi làm vợ cho ngoại kiều và hàng ngàn công nhân Việt nghèo khổ phải đi lao động ở nước ngoài.

 Thực chất của cuộc chiến xâm chiếm miền Nam VN là chỉ để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản thay vì cho quyền lợi của dân tộc. Hồ Chí Minh đã khẳng định với Thủ Tướng Chu Ân Lai của Trung Cộng là: “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một nền văn hoá.Một phong tục, Một tổ quốc Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cá cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm để đền ơn, đáp nghĩa.”

Chính vì thế, vào ngày 14-9-1958, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Phạm Văn Đồng ký  “Công Hàm” giao đứt quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng.Tổng Bí Thư Lê Duẫn trong cuộc chiến xâm lăng Miền Nam VN đã từng tuyên bố: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Cộng”. Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh thì để lại câu nói phản quốc: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc là mất nước, nhưng còn hơn mất Đảng”.                                                                                                              

Thực trạng của cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm chỉ gây tang thương cho dân tộc Việt. Cả hai miền Nam Bắc VN đều bị thua mà kẻ hưởng lợi lại là Trung Cộng. Lần lượt Trung Cộng đã chiếm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của VN.Nhà cầm quyền CSVN đã nhượng cho Trung Cộng nhiều lãnh hải và lãnh thổ trong những năm qua.

Đây là điều bất hạnh và bi thảm cho  dân tộc Việt, dù CSVN đã thống nhất đất nước bằng giải pháp quân sự, nhưng lại dốt về việc kiến thiết và nhất là đã đặt quyền lợi của đảng Cộng Sản lên trên quyền lợi của quốc gia và dân tộc./.

                             NGUYỄN VẠN BÌNH

Note: Tài liệu Tham khảo từ:

 *Chiến Tranh Quốc Cộng tại VN của Gs Lê Đình Cai

* Các tài liệu trên Google

Sunday, September 24, 2023

Một Bông Hồng cho Hội Bưởi-CVANC trong Tổ Chức Lễ Ra Mắt Tân Ban Chấp Hành (BCH) (Ghi Nhanh:Phạm Gia Đại)

Trong những tia nắng ấm áp của đầu mùa Thu đang rọi xuống miền Nam California, sáng ngày Thứ Bảy 23 tháng 9 năm 2023, Hội Bưởi-Chu Văn An Nam Cali đã tổ chức Lễ Ra Mắt Tân Ban Chấp Hành tại Clubhouse của khu Lake Park mobile home, Thành Phố Santa Ana. Đây là một địa điểm khá lý tưởng với Clubhouse nằm sát bên cạnh bờ hồ nên thơ và hội trường rộng rãi khang trang và lịch sự với một sân khấu xinh xắn.
Nghi thức Khai Mạc - Chào Quốc Kỳ 

Quan Khách ngồi kín hội trường Clubhouse

Thức ăn do Hội Bưởi-CVANC khoản đãi

Được biết Tân BCH tiếp tục nhiệm kỳ 18 tháng từ ngày 6 tháng 9 năm 2023 đến ngày 6 tháng 3 năm 2025 với Tân Hội Trưởng (HT) là Đặng Quỳnh và một lực lượng thành viên hùng hậu và đầy năng lực gồm có Phó HT Đinh Thái Sơn, Tổng Thư Ký Phạm Triệu, Trưởng Ban (T/B) Tài Chánh Văn Kỳ Thanh, T/B Nội Vụ Nguyễn Thế Nam, T/B Ngoại Vụ Đoàn Hùng,T/B Văn Nghệ Trần Lê Tuấn. Ban Giám Sát vẫn những thành viên cũ là T/B Vương Đình Điềm, Nguyễn Đức Nam, David Tống, và TKS Bùi Đức Uyên.
Đúng 12 giờ trưa- giờ Ngọ, chương trình được khai mạc với phần chào cờ VNCH-cờ Hoa Kỳ, và phút mặc niệm với MC Vũ Quốc Phong. Sau đó MC Đinh Thái Sơn phụ trách phần nghi thức về Lễ Ra Mắt Tâm BCH với lời phát biểu của Tân HT Đặng Quỳnh và trình diện quan khách những khuôn mặt mới của BCH, và các bạn Đinh Thái Sơn, Phạm Triệu, Văn Kỳ Thanh, Nguyễn Thế Nam, Đoàn Hùng đều nói lên tâm tư muốn được phục vụ làm cho Hội Bưởi-CVANC càng ngày càng phát triển, càng thắt chặt thêm tình thân hữu với các trường bạn với phương châm "Nói Ít-Làm Nhiều".

Bánh Chúc Mừng Tân BCH

Minh Thu/HT Gia Long lên tặng hoa chúc mừng

Kim Phượng/ HT Lê Văn Duyệt lên tặng hoa chúc mừng

Lễ Ra mắt được kết thúc với lời phát biểu của Giáo Sư Đỗ Anh Tài và nghi thức trao cờ Hiệu Đoàn cho Tân HT Đặng Quỳnh, và phần trao tặng hoa và những chai rượu cho Tân BCH của các hội đoàn bạn.
Tiếp theo là bữa ăn trưa do hội Bưởi-CVANC khoản đãi với thực đơn 8 món, do đồng môn Nguyễn Mậu Tùng phụ trách, kèm theo một con heo quay và bánh hỏi do đồng môn Nguyễn Thế Nam thân tặng, với hai chai Champagne Moet của Nguyễn Đức Nam, và chiến bánh Cake birthday-type của Văn Kỳ Thanh.
Khoảng một trăm quan khách đã sắp hàng dùng bữa trưa, trong khi chương trình văn nghệ được khởi đầu với MC Phạm Gia Đại phụ trách.

Thức ăn do Hội Bưởi-CVANC khoản đãi

GS Đỗ Anh Tài trao cờ Hiệu Đoàn cho Tân HT Đặng Quỳnh

Cựu HT Bội Tú và Đương Kim HT Khánh Linh Trưng Vương lên tặng hoa chúc mừng

Các cựu nữ sinh Trưng Vương-Lê Văn Duyệt- Gia Long chụp hình lưu niệm

Những hội đoàn các trường trung học VNCH như Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Bá Tòng, Petrus Ký, Văn Hóa Quân Đội, Nhóm Quỳnh Hoa, cùng với Hội Bà Triệu, và Hội Ái Hữu Sư Đoàn 5 BB VNCH, v.v... đều tham gia đóng góp trong chương trình văn nghệ với những ca sĩ hàng đầu. Khán giả có dịp được thưởng thức lại những bài hát một thời được yêu mến tại Sài Gòn ngày trước như Hương Xưa, Chiều Mưa Biên Giới, Tombe La Neige, Chiếc Lá Cuối Cùng, Cô Đơn, Đường Xưa Lối Cũ, Cô Láng Giềng, Tình Anh Lính Chiến, Nắng Chiều, Thu Vàng, Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu, Mây Lang Thang, Xóm Đêm, Ngày Xưa Hoàng Thị, Tuyết Trắng, Je n'ais Pas Change, Song ca Chiều Tím và Tam Ca Ô Mê Ly...
    *Sự thành công của Lễ Ra mắt Tân BCH có thể gói ghém trong ba yếu tố. Yếu tố thứ nhất là Tân BCH đã tạo được sự thiện cảm với quan khách trong sự tiếp đón nồng hậu và thân tình trong suốt từ đầu đến cuối buổi lễ. Thứ hai là sự tham dự đông đảo vào phút cuối của các hội đoàn bạn đã nâng con số ước tình ban đầu từ 80 lên đến trên 100 quan khách. Yếu tố thứ ba là sự nồng ấm mà mọi người cảm nhận được như cùng ở trong một đại gia đình vui chơi thoải mái trong những ngày đầu mùa Thu vừa về trên miền nắng ấm nam California. 
Phần cắt bánh và chụp hình chung của tất cả Chu Văn An hiện diện cũng là một kỷ niệm đáng ghi nhớ.
    Chương trình kết thúc lúc 4 giờ chiều và mọi người vui vẻ ở lại cùng ban tổ chức dọn dẹp sạch sẽ Clubhouse trả lại cho Lake Park. Quan khách ra về đều đem theo niềm vui trong lòng với nụ cười trên môi vì đã được hưởng một buổi chiều êm ả, trọn vẹn với thức ăn ngon, văn nghệ vui tươi và tình bạn chân thành. 
Xin tặng Tân BCH một bông hồng cho sự thành công của Lễ Ra Mắt Tân BCH hôm nay Thứ Bảy 9-23-2023.

Saturday, September 23, 2023

Sài gòn

Tôi sống ở Sài Gòn 20 năm và xa Sài Gòn đã 30 năm. Mỗi khi nhớ tới quê nhà, Sài Gòn vẫn như một đốm sáng không bao giờ tắt. Có lẽ vào độ tuổi thanh niên, độ tuổi mà cuộc sống mãnh liệt nhất, tôi đã gắn bó với Sài Gòn. Biết bao chuyện để nhớ. Nhất là vào thời điểm tháng tư.

Tôi không xa Sài Gòn vào tháng 4 năm đó. Không một toan tính nào trong rất nhiều toan tính được hanh thông. Ngày quân đội cộng sản tiến vào Sài Gòn, tôi vẫn còn nguyên tại nhà. Nhà tôi ở Thị Nghè, một trong những mũi tiến công của địch quân. Chín năm trước đây, năm 2005, khi tờ Việt Mercury ở San Jose ra số đặc biệt 30 năm nhìn lại ngày mất Sài Gòn, Nguyễn Xuân Hoàng có hú tôi viết bài cho anh. Ngày đó, tôi đã ôn lại giờ phút Sài Gòn bị dày vò. “Tiếng chân người, tiếng nói xôn xao từ ngoài đường vọng vào ầm ĩ. Tôi chẳng buồn nhìn ra ngoài. Chiếc cổng sắt im lìm bỗng có tiếng gõ mạnh. Tôi mở chiếc lỗ nhỏ trên cánh cửa kín mít nhìn ra. La Phương! Tôi vội vàng mở cửa. Người ký giả kỳ cựu của làng báo Sài Gòn uể oải bước vào. Chẳng ai buồn nói. Chỉ mới mấy bữa trước La Phương còn lạc quan vào một giải pháp trung lập. Cuộc chiến có trên 20 năm tuổi sẽ được kết thúc bằng một giải pháp có thể chấp nhận được cho cả hai phía. Người cựu ký giả của hãng thông tấn Pháp AFP có liên hệ nhiều với người Pháp đã khẳng định một cách lạc quan như vậy. Tình hình chính trị mấy ngày qua như càng ngày càng xấu đi. Ba Tổng Thống trong vài ngày là một chỉ dấu không tốt đẹp gì. Hy vọng đặt cả vào một Dương Văn Minh được lòng nhiều phe phái. La Phương nhún vai, lắc đầu. Moa cũng không hiểu sao nữa! Ngồi một lúc, La Phương ngơ ngẩn ra về…Nghe thấy tiếng xe tăng chạy ngoài đường, tôi vội ra coi thử xem sao. Hai chiếc đầy nhóc lính cộng sản đứng giương cao lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phần phật bay theo gió đang tiến vào Saigon theo đường Hùng Vương dẫn tới cầu Thị Nghè. Bỗng tôi nghe thấy tiếng súng ở phía cầu. Mọi người nhốn nháo. Những thanh niên đeo băng đỏ, mặt đằng đằng, chạy tới chạy lui. Khu chợ đồ Mỹ tự phát bên lề đường như đàn kiến bị phá vỡ tổ. Chỉ một lúc, đâu lại vào đấy. Người ta kháo nhau về mấy tiếng súng vừa qua. Lính giữ cầu đã nổ súng vào đoàn xe và bộ đội trên xe đã bắn lại. Xác chết còn nằm trên cầu. Những người đi coi về kể lại như kể về một chuyện xảy ra trên màn ảnh. Tôi đứng nhìn khu chợ càng ngày càng phình ra. Họ bán những đồ Mỹ hôi được bằng cách phá kho Tân Cảng ở gần đó. Đồ dùng hằng hà sa số đủ thứ. Bàn ghế, dụng cụ văn phòng, máy lạnh, quạt máy, kem đánh răng, sữa bột, bánh kẹo, đồ chơi, đồ nhà bếp… Giá cả rẻ rề. Chỉ mấy ngày trước giá đồ Mỹ còn vắt vẻo trên cao, chẳng phải ai cũng mua được. Bây giờ đồ Mỹ lê la dưới đường, giá cũng sát sạt dưới đường. Người mua kẻ bán bận bịu như không hề biết là họ đang bị kéo đi theo một khúc quanh của lịch sử. Khúc quanh gắt dữ dằn”.

Đời tôi cũng quanh theo khi vào giữa tháng 5, tôi xách chiếc túi nhỏ tới trường Trưng Vương trình diện đi “học tập cải tạo”. Đó là lần thứ nhất tôi xa Sài Gòn. Chẳng kịp nhỏ được một giọt nước mắt. Cải tạo (sic) về, chúng tôi như những con kiến bị vây khổn, chỉ tính đường thoát đi xa. Mãi tới mười năm sau, tôi mới thực sự xa Sài Gòn. Lần này tôi mới có nước mắt, không biết là nước mắt vui hay buồn!
Sài Gòn đến với tôi trước khi tôi tới Sài Gòn. Cuối thập niên 1940, ông anh họ con một ông bác tôi, từ Sài Gòn ra Hà Nội chơi. Anh em tôi cứ ngơ ngẩn khi nghe ông anh nói tiếng Sài Gòn trong lúc chơi đùa với nhau. “Tìm” được ông anh Sài Gòn nói là “kiếm” khi chúng tôi chơi trò trốn tìm. “Được” lại gọi là “đặng”. “Thằng ấy” thành “thẳng”. Và tiếng “ủa” ông anh tôi thốt ra thường xuyên khiến chúng tôi cười ngất. Ngày đầu ở Sài Gòn, thấy một đám cãi nhau ngay trước cửa nhà ở đường Lê Thánh Tôn, gần chợ Bến Thành, tôi chạy ra coi. Hai bà buôn bán la lối, xỉa xói kịch liệt. Tôi dỏng tai ra nghe. Những âm thanh lạ lùng hình như không phải là tiếng Việt. Khi trở vào nhà, ông bác tôi hỏi mấy người đó gây nhau chuyện chi vậy, tôi ngây ngô trả lời: “Cháu chẳng hiểu họ nói gì!”. Ông bác tôi cười ngất thằng cháu Bắc Kỳ di cư ngồ ngộ! Mới nghe thì thấy giọng Sài Gòn cũng ngồ ngộ. Cái giọng như một thứ trái cây chín nẫu, nhẽo nhẹt nhưng thơm ngọt tình thân. Ông Hải Phan có những phân tích kỹ lưỡng về cái giọng Sài Gòn: “Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dzìa nghen!” . Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dzìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” . Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà, “coi dzậy mà hổng phải dzậy”.
Sống lâu với Sài gòn, đã quen với cái giọng Sài Gòn, thấy dễ thương chi lạ. Nhất là nghe người con gái Sài Gòn thủ thỉ tiếng Sài Gòn. Những đứa trẻ di cư năm 1954 đó, sống với Sài Gòn, chơi với bạn bè Sài Gòn, lớn lên bồ với con gái Sài Gòn, thấy giọng Sài Gòn nghe rất hợp với những thủ thỉ tâm tình. Nhiều ông bạn Bắc Kỳ di cư của tôi chỉ vì một cái giọng mà rước về nguyên một con người. Ông M.Q.H. diễn tả sự khác biệt này bằng một hình ảnh: “Nếu phải so sánh Sài Gòn với Hà Nội chẳng hạn, thì ta có thể so sánh ngay hai loại ổi của hai xứ. Ổi đào Hà Nội thơm lừng, ngọt ngay, ruột đỏ tươi rất đẹp, nhưng cùi mỏng, hột to, vừa khó nhá vừa chỉ nhắm được tí là hết. Ổi sài Gòn to hơn nắm tay, cùi dày, không ngọt và thơm như ổi đào nhưng giòn tan, cắn một miếng là mát lịm, lại có thể chia cho nhiều người ăn, chấm muối ớt, nghe qua là chảy nước miếng. Con gái Sài Gòn cũng vậy, nghe qua là…chảy nước miếng!”.

Sài Gòn dần dần thân tình, thấm vào máu, nằm trong tim của lũ chúng tôi. Vậy nên tới bây giờ, nhớ về quê hương, chỉ nhớ tới Sài Gòn. Tôi đã bao lần định trách khéo ông Du Tử Lê đã làm chết tim tôi khi nghe bản nhạc “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn” được phổ từ thơ của ổng. Vậy mà bao lần gặp ông, khi ở Cali, khi ở Montreal, tôi chẳng thốt ra lời được. Những địa danh Thị Nghè, Xa Lộ, Hàng Xanh làm tôi chết điếng nỗi nhớ nhà.

ngỡ hồn tu xứ mưa bay
tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa
đêm về trên bánh xe qua
nhớ em Xa Lộ nhớ nhà Hàng Xanh
nhớ em kim chỉ khíu tình 
trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
nắng Trương Minh Giảng lá hè Tự Do
nhớ nghĩa trang: quê bạn bè
nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường
đêm về trên vết xe lăn
tôi trăng viễn xứ, sầu em bến nào?

 
Sài Gòn, cái nôi của tuổi mới lớn, là những chói chang trong mỗi chúng tôi. Tuổi trẻ chúng tôi ở đó. Tình yêu đầu của chúng tôi ở đó. Mảng đời tươi vui nhất của chúng tôi ở đó. Dễ gì quên được. Nhà văn Lý Thụy Ý cũng không bao giờ quên: “Sài Gòn của một thời tôi mới lớn, những “con đường tình ta đi” Duy Tân, Trần Quý Cáp, Tú Xương, Công Lý. Những chiều bát phố Lê Lợi, Tự Do. Những rạp ciné. Món bánh tôm hẻm Casino. Những xe bò viên Nguyễn Thiện Thuật. Bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng, gỏi đu đủ - khô bò - nước mía Viễn Đông (góc Lê Lợi - Pasteur)…Sài Gòn của tôi “sáng nắng chiều mưa”. Mưa như được lập trình sẵn. Hoặc chiều hoặc sáng, có khi… cùng giờ nên người Sài Gòn có thể nhởn nhơ bát phố khi “cơn mưa qua”, rất ít khi mưa như… đòi nợ! Nắng Sài Gòn không quá gắt. Có lẽ nhờ thế nên mới chợt mát chỉ qua màu áo lụa Hà Đông. Sài Gòn của tôi có những ngôi trường đi vào thơ và nhạc như Văn Khoa, Luật, Gia Long, Trưng Vương, những con đường địa chỉ báo như Lê Lai, Phạm Ngũ Lão… Hồn đất và hồn người quyện nhau hồn hậu, chân tình…Sài Gòn của tôi trẻ - luôn luôn trẻ. Không phải vì thiếu phố cổ hay người Sài Gòn không thích “ra vẻ cụ” mà vì Sài Gòn luôn luôn mới, hồn nhiên và dễ thương, không điệu đà, kệch cỡm. Sài Gòn của tôi còn nhiều hơn thế. Không diễn tả hết dù văn hoa cách mấy. Không lớn lao gì, kỷ niệm chỉ chứa đầy ngăn cặp học trò. Sự ồn ào sống động, dễ thương của vùng đất và con người. Đi xa, cứ về đến cầu Sài Gòn hay cầu Bình Điền là coi như đến nhà. Như bạn bè cùng trang lứa, tôi giữ Sài Gòn như giữ chính cuộc đời mình. Khóc một ngày khi thương xá Tam Đa bị thiêu rụi. Thức một đêm khi Eden bị đập bỏ”.

Sài Gòn ngày nay đang bị cắt lìa khỏi quá khứ. Những thương xá Tam Đa, hành lang Eden, đường Tự Do còn níu chăng những bước chân bát phố của chúng tôi một thời hoa mộng. Những Pagode, Brodard, Givral ngày xưa nay đã bị cày nát, mất máu. Có một lần, về với Sài Gòn, ngồi lại với bạn bè còn lại tại Givral, tôi đã như được sống lại thời xưa cũ. Nếu cần khóc, chắc tôi cũng khóc được, nhưng ngày đó tôi chỉ lâng lâng như một thời quá khứ bỗng vụt dậy, khẽ lay vai tôi, ấn chìm hồn tôi xuống. Givral nay không còn nữa. Ngày nghe tin Givral bị khai tử cùng với hành làng Eden, nhà sách Xuân Thu, tôi đã lặng đi. Bạn bè cũ ngày đó, nay biền biệt. Nhà thơ Đỗ Trung Quân tiếc nuối. “Givral khai trương đồng thời với tòa nhà Vincom Center. Nó vẫn nằm ở vị trí cũ. Nhưng, tất nhiên, nó không còn như cũ. Một Givral mới với một lịch sử đi qua quá sâu đậm với người Sài Gòn. Những ai nặng hoài niệm một không gian ấm cúng kiểu Tây hẳn sẽ hoàn toàn lạ lẫm với Givral hôm nay, kiến trúc tổng thể của khối nhà Vincom pha trộn kiến trúc Á- Âu, nó phảng phất đường nét của kiến trúc đâu đó trên đảo quốc Singapore. Givral mới cũng xóa hẳn phong cách kiểu Pháp đã có hơn nửa thế kỷ của nó. Giờ đây, dù lộng lẫy, nó chỉ như một quán cà phê hộp có bán bánh ngọt. Thế thôi! Hóa ra muốn làm văn hóa, hay tìm lại một không gian mà lịch sử tình cờ để lại nơi đây, không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi những người tiếp quản, và tiếp tục nó cần nhiều điều hơn chỉ là nơi “xơi bánh ngọt – uống cà phê”.

Sài Gòn đã mất dấu. Lâu lắm tôi không về lại Sài Gòn. Song thân tôi đã lần lượt theo nhau đi trong hai năm liền. Đó là hai lần cuối cùng tôi về lại Sài Gòn, để sống những giờ phút buồn bã của chia lìa. Cũng đã trên chục năm. Ngày đó, Sài Gòn mới chỉ mất quán Cái Chùa. Nhìn trên mạng internet thấy những hình ảnh diêm dúa của Sài Gòn ngày nay, tôi thấy hụt hẫng. Trát son trát phấn, Sài Gòn như xa lìa chính mình. Không còn là Sài Gòn của chúng tôi. Ông Nguyễn Hậu, một người mới từ Bắc vào Sài Gòn, cũng thấy tiếc Sài Gòn xưa, Sài Gòn thời đích thực là Sài Gòn. “Sài Gòn xưa thật đẹp, văn minh và thanh bình với những con người hiền lành, mộ đạo. Nếu không có những bức ảnh tư liệu mà mỗi ngày càng được người ta chia sẻ càng nhiều, không có hàng ngàn những bản thu âm trước 1975 về dòng nhạc trữ tình Sài Gòn đã một thời lên tới đỉnh cao của văn hóa/ nghệ thuật, rồi các kiệt tác văn chương…, những người sau này ắt hẳn chẳng bao giờ tin vào điều đó – Hòn ngọc Viễn Đông – vì sách giáo khoa không nói như vậy. Tôi đến với mảnh đất này với tâm thế của một người hiền lành và tôi cũng nhanh chóng nhận ra mình chưa đủ tử tế và hiền như Sài Gòn. Tôi tri ân Sài Gòn như đất mẹ thứ hai đã cho tôi biết bao điều tốt đẹp, đã dung dưỡng và trao cho tôi những điều thật tử tế. Tôi đến và ở lại Sài Gòn không chỉ vì mưu sinh, một ước mơ ngông cuồng nữa, mà vì tôi yêu, tôi thấy mình thuộc về mảnh đất này. Tôi cũng biết nhiều người xứ tôi đã làm cho Sài Gòn dữ và biến dạng đi từng ngày. Tôi chỉ có tâm nguyện một ngày còn ở lại nơi này là một ngày gieo xuống những hạt mầm lành, gieo xuống sự tử tế và gìn giữ những hạt mầm tử tế còn sót lại… Tôi chỉ là một tay Bắc Kỳ lạc thời, tơ tưởng và hướng đến cái đẹp và sự tử tế. Tôi tin vào những giá trị bền vững theo thời gian và trên con đường ngược chiều ấy tôi tìm thấy hay nói đúng hơn là nhận ra những người cũng ấp ôm một điều tốt đẹp nào đó cũng đang cố gắng đi ngược chiều đồng loại. Tôi nhớ hoài một câu nói của người bạn đời của mình: “Đêm hỗn mang thắp hỏa châu đi tìm bộ lạc”… Có lần một người bạn Sài Gòn mà tôi rất quý mến nói “anh thật sự là một người Sài Gòn”, với tôi, đó là lời khen tặng mà tôi trân trọng vô ngần và có thể nói là hãnh diện nhất (Có lẽ là không xấu hổ với những tiền bối đến đây từ những năm 54 và rất được người Sài Gòn yêu mến)”.

Cái mà Sài Gòn làm được là đã thu phục được chân tâm của những con người ở bên kia vĩ tuyến. Chỉ bằng sự văn minh và đáng yêu của chính mình. Chắc chúng ta hầu như ai cũng biết về giai thoại nhà văn Dương Thu Hương đã ngồi khóc trên vỉa hè Sài Gòn ngày bà theo đoàn quân tiến vào Sài Gòn. Bà đã trả lời nhà báo Đinh Quang Anh Thái của báo Việt Tide vào cuối năm 2007: “ Khóc thì tôi có hai lần khóc. Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . .nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải”.
 
Sự hàm hồ của lịch sử đã cướp đi cái tên Sài Gòn. Sài Gòn ngày nay đang đội vòng gai. Nhưng cái tên Sài Gòn vẫn mãi mãi ở trong lòng người dân Việt, nhất là trong sâu thẳm tâm trí của chúng tôi, những đứa con của Sài Gòn. 
 
SONG THAO 

Monday, September 11, 2023

TRÔNG CẬY NHỜ : TÌM CHÁU TRAI RUỘT, HẢI QUÂN TRUNG UÝ PHẠM ANH THUẤN .

From: Chi Truong <trvch1949@gmail.com”

PHẠM ANH THUẤN  sau BIẾN CỐ 1975 , THUẤN ĐÃ NHỜ VỢ ĐI MUA THUỐC NHỨC ĐẦU, Ở NHÀ THUẤN ĐÃ "TỰ SÁT THẮT CỔ"  VÌ THUẤN “KHÔNG CHỊU THUA”. 
THEO LỜI KỂ CỦA BÀ CÔ RUỘT: BÀ CỤ TÊN "THỦY", EM GÁI KẾ  BA CUẢ  PHẠM ANH THUẤN.  BÀ  CỤ NGỒI GẦN HAỈ QUÂN TRUNG TÁ ĐINH MẠNH HÙNG 86 tuôỉ HIỆN  ĐANG Ở SEATTLE, TIỂU BANG WASHINGTON.
BÀ CỤ TÊN THỦY ĐÃ NHỜ TRUNG TÁ HÙNG Hỏi Tìm giùm GIA ĐÌNH VỢ VÀ 3 CON CUẢ THUÂŃ. HIỆN NAY KHÔNG BIẾT Ở ĐÂU.
VỢ THUẤN TÊN HÀ, CON TRAI LỚN TÊN TOẠI TRÊN 50 TUỔI, CON GAÍ THỨ 2 TÊN NGUYỆN VÀ CON THỨ 3, BÀ CỤ KHÔNG NHỚ TÊN.
TRUNG TÁ HÙNG KHÔNG BIẾT NÊN NHỜ TÔI, HAỈ QUÂN TRUNG UÝ TRƯƠNG V CHỈ K. 22 .  
Hôm qua LỄ CẦU SIÊU CHO EM GÁI CỦA TRUNG TÁ HÙNG, VƯA` MỚI QUA ĐƠI THỌ 80TUÔỈ, TÔI NGỒI CHUNG BÀN TẠI “PHƯỚC AN ĐẠO TRÀNG” Ở NEWCASTLE, WASHINGTON STATE.

KHÔNG AI BIẾT HẢI QUÂN TRUNG UÝ  PHẠM ANH THUÂŃ KHOÁ NÀO.
TUI CÓ HOỈ BÀ CỤ THỦY  “cha me cuả ANH THUÂŃ ĐÂU”, BÀ NÓI “ĐÃ QUA ĐỜI HẾT”.
TUI CŨNG KHÔNG BIÊT HẢI  QUÂN  PHẠM A THUÂŃ.
NAY KÍNH NHỜ MỌI NGƯỜI, NÊÚ AI BIẼT GIA ĐÌNH VỢ CON CỦA ANH THUÂŃ HIỆN Ở ĐÂU, XIN VUI LÒNG THÔNG BÁO QUA  E MAIL CUẢ TUI: TRƯƠNG VĂN CHỈ trvch1949@gmai.com
or PHONE:  253 279 8160
TUI SE CHUYEN TIN TUC CUA QUI VI đã tìm ra CHO BÀ CỤ "THUỶ" BIÊT́.
KÍNH NHỜ QUÍ VỊ TÌM GIÙM NẾU CÓ THỂ.

BÀ CỤ THUỶ XIN CHÂN THÀNH  CÁM ƠN QUÍ VỊ NHIỀU LẮM.

VỢ CỦA THUẤN  TÊN HÀ, TRƯỚC Ở GẦN NHÀ THỜ 3 CHUÔNG ĐƯỜNG KỲ ĐỒNG
CHA  CỦA THUÂŃ TÊN PHẠM HỮU THỊNH.

CAḾ ƠN NHIÊU`LẮM.

Sunday, September 10, 2023

Inside Trump's White House - The Real Story of his Presidency - DOUG WEAD


Bạn thân mến,
Theo lời giới thiệu của cô Lanie Nguyễn, tôi đã order và nhận được quyền sách nói về TT Trump do Doug Wead viết năm 2019 từ Amazon giá $5.61

Sách dầy khoảng 440 trang, bìa cứng, có 1 số hình màu in riêng.

Tôi chưa hề đọc 1 quyển sách nào dày như vậy trừ những sách học ở trường.

Hy vọng tôi sẽ đủ kiên nhẫn để đọc hết sách trong thời gian …..trước tháng 11,2024, kỳ bầu TT năm tới.

Hiện tại, những chuyện kiện tụng ông đã làm cho chúng ta bị phân tâm và lo lắng bởi một hệ thống rất to lớn tứ phía đang tấn công ông cả ngày lẫn đêm.

Ông mà vượt qua được tất cả những âm mưu và bẫy độc này thì chuyện ông thắng cử năm 2024 chỉnh là một kết quả đương nhiên và một kết luận phải xảy ra.

Tổng thống Trump sẽ là một tổng thống huyền thoại và độc nhất trong lịch sử chính trị của Hoa Kỳ bởi hình ảnh của một người hùng đơn độc nhưng mạnh mẽ, không bao giờ sợ hãi và bỏ cuộc.

Một người yêu nước và thương dân thực sự.

Chữ Tổng thống vĩ đại sẽ để cho người dân Mỹ, lịch sử nước My cùng thế giới phán xét và gọi tên.

Chúng ta sẻ giúp ông thực hiện dược giấc mơ của ông và cũng chính là giấc mơ của chính mình.

NNP

Xin gửi vài tấm hình của sách để chia sẻ với các bạn :





 

Saturday, September 9, 2023

Nếu bạn muốn chuyển đến California sinh sống… Bảo Duy

  • Pasadena Freeway, Arroyo Seco Parkway, CA 110 dẫn đến trung tâm thành phố Los Angeles vào buổi sáng. (ảnh: Visions of America/Education Images/Universal Images Group via Getty Images)
  • California là tiểu bang của sự đa dạng, là nơi có thành phố, quận giàu nhất và nghèo nhất nước Mỹ, nên không có chi phí nào cố định.
    Nếu bạn muốn chuyển đến California sinh sống, chắc chắn bạn cần tham khảo những thông tin về mọi chi phí dưới đây:
    Chi phí nhà ở
    Đối với hầu hết mọi người, chi phí lớn nhất là tiền nhà. Theo NeighborhoodScout, giá nhà trung bình ở San Francisco là $1,426,481 vào Tháng Ba năm 2023 (tăng từ $1,236,049 vào Tháng Ba năm 2022), trong khi Sacramento tự hào có giá nhà trung bình là $531,642 (tăng từ $449,716).
    Dữ liệu năm 2023 từ RentCafe cho thấy giá thuê trung bình ở California là $1,726/tháng. Để so sánh, giá thuê trung bình ở Mỹ là $1,718. Hầu hết các thành phố ở California đều hơn mức đó. Nhà hai phòng ngủ ở Los Angeles là $2,275, còn ở San Diego là $2,467.
    Los Angeles  
    Giá trị nhà trung bình: $896,542
    Giá thuê trung bình hàng tháng trên thị trường: $2,636
    Tỷ lệ sở hữu nhà: 36.1%
    San Diego 
    Giá trị nhà trung bình: $895,660
    Giá thuê trung bình hàng tháng trên thị trường: $3,214
    Tỷ lệ sở hữu nhà: 46.2%
    San Jose 
    Giá trị nhà trung bình: $1,164,261
    Giá thuê trung bình hàng tháng trên thị trường: $3,983
    Tỷ lệ sở hữu nhà: 55.8%
    San Francisco 
    Giá trị nhà trung bình: $1,426,481
    Giá thuê trung bình hàng tháng trên thị trường: $3,900
    Tỷ lệ sở hữu nhà: 37.1%
    Fresno 
    Giá trị nhà trung bình: $358,981
    Giá thuê trung bình hàng tháng trên thị trường: $1,848
    Tỷ lệ sở hữu nhà: 46.0%
    Tiện ích
    Người dân California trả hóa đơn tiện ích tương đối thấp. Theo dữ liệu từ Energy Electricity Bill Report Tháng Ba năm 2023, người dân California tiêu thụ trung bình 542 kWh mỗi tháng (giảm từ mức 572 kWh vào Tháng Ba năm 2022). Họ phải trả trung bình 24.46 cent/kWh (tăng từ 23.22 cent/kWh), hóa đơn tiền điện trung bình hàng tháng là $132.57 (tăng từ $101.49 so với năm trước).
    Bạn cũng cần tham khảo hóa đơn trung bình hàng tháng đắt nhất là ở Hawaii: $237.78 vào Tháng Ba năm 2023 và $191.01 vào Tháng Ba năm 2022) và rẻ nhất là Utah: $81.69 vào Tháng Ba năm 2023 và $78.13 vào Tháng Ba năm 2022).
    Mức trung bình của toàn nước Mỹ là $138.57 vào Tháng Ba năm 2023 (tăng từ $122.79 vào Tháng Ba năm 2022).
    Thức ăn
    Theo MIT Living Wage Calculator, một người trưởng thành không có con cái ở California cần mức lương đủ sống là $44,180 trước thuế vào năm 2023. Trong thu nhập hàng năm đó, chi phí thực phẩm chiếm $4,686, tương đương 10.61%. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tính lương đủ sống đơn giản, không tính đến những thứ xa xỉ.
  • Khách hàng mua sắm tại cửa hàng Costco vào ngày 31 Tháng Tám 2023 ở Novato, California. (ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)

  • Chi phí thực phẩm ở các thành phố có khác nhau. Dựa trên dữ liệu năm 2023 từ Numbeo.com, chi phí trung bình của một gallon sữa và chục quả trứng ở Fresno lần lượt là $4.33 và $3.35. Ở LA, mỗi mức giá đó đều tăng lên $4.55 và $4.79. Trong khi giá trung bình toàn quốc cho một gallon sữa và một chục quả trứng lần lượt là $3.88 và $4.11.
    Phương tiện di chuyển
    California được biết đến với những con đường cao tốc trải dài và giao thông tuyệt đẹp. Theo GasBuddy, một gallon xăng thông thường ở California có chi phí trung bình là $4.74 vào Tháng Ba năm 2023, là tiểu bang có giá xăng đắt thứ hai, sau Hawaii: $4.81/gallon.
    Nếu bạn muốn lái xe, bạn cần có bảo hiểm. Báo cáo của Insure.com về giá bảo hiểm xe hơi từ Tháng Ba năm 2023 cho thấy California có phí bảo hiểm trung bình hàng năm cao thứ năm ở mức $2,115, cao hơn $400 so với mức trung bình toàn quốc là $1,682.
    Có nhiều lựa chọn phương tiện giao thông công cộng ở California, nhưng chi phí thay đổi tùy theo từng nơi. Ví dụ như vé đi xe công cộng hàng tháng ở LA sẽ tiêu tốn của bạn $50 (giá thông thường là $100). Vé tháng cho phương tiện công cộng khu vực San Francisco là $81, hoặc $98 để sử dụng phương tiện giao thông thành phố San Francisco cộng với Bay Area Rapid Transit.
  • Giá xăng trên $7.00 một gallon tại trạm xăng Chevron vào ngày 25 Tháng Năm 2022 ở Menlo Park, California. Khi giá xăng tăng lên mức cao kỷ lục trên khắp Hoa Kỳ, Khu vực Vịnh San Francisco có giá cao nhất trong cả nước, nơi giá trung bình của một gallon xăng thông thường là $6.06, trong khi giá trung bình trên toàn quốc là $4.59 một gallon. (ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)

  • Thuế
    Cư dân California bị “đánh thuế” cao nhất nước Mỹ và là nơi có thuế suất cơ bản cao nhất cho thuế bán hàng, ở mức 7.25%. Các quận và thành phố có thể tự thêm thuế bán hàng, đó là lý do tại sao một số thành phố ở Los Angeles có mức thuế bán hàng vọt lên tới 9.5%.
    Đây là một số tin tốt cho những người không thích thuế má: Thuế suất bất động sản của California dưới mức trung bình. Tiểu bang có mức thuế bất động sản hiệu quả trung bình là 0.71%, so với mức trung bình toàn quốc là 0.99%. Điều này phần lớn là do Proposition 13 của California, luật tiểu bang giảm hơn 50% thuế bất động sản và giới hạn mức tăng hàng năm về giá trị nhà được đánh giá.
    Chi phí sinh hoạt
    Chuyển đến California là ước mơ của nhiều người, vì ở đây có khí hậu ôn hòa nhất. Những người ghiền rượu vang có thể tìm đến Napa. Những người yêu thích nghệ thuật thì không nên bỏ lỡ Getty, Los Angeles County Museum of Art (LACMA), De Young ở San Francisco hoặc bất kỳ bảo tàng và phòng trưng bày nào khác.
    California cũng có một số địa điểm mà bạn có thể lướt sóng, đi bộ đường dài và đi bộ qua một số địa hình đẹp nhất đất nước. Nếu bạn là người hâm mộ thể thao, đừng quên ghé xem đội Los Angeles Dodgers và Golden State Warriors. Hai đội bóng rổ này đã là những đối thủ trong vài năm qua và tiểu bang cũng tự hào có nhiều đội trong NFL và NHL.
    Một cố vấn tài chính cũng có khả năng giúp bạn điều hướng những thay đổi lớn trong cuộc sống như chuyển nhà hoặc cung cấp hỗ trợ để xác định và đáp ứng các mục tiêu tài chính của bạn nói chung. Nếu bạn đã sẵn sàng tìm một cố vấn có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình, hãy bắt đầu ngay bây giờ. Hãy tìm một số công ty cố vấn tài chính hàng đầu ở Los Angeles, Sacramento, San Diego và San Jose.
    Nếu bạn chuyển đến California, bạn sẽ muốn chuyển tiền tiết kiệm của mình đến một ngân hàng đáng tin cậy ở địa phương trong tiểu bang của mình. Một số lựa chọn phổ biến bao gồm Poppy Bank, Pacific Premier Bank, Beneficial State Bank, Preferred Bank và Bank of Hope.
    (theo Smartasset)