Monday, November 30, 2015

Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ


Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ

alt

Chiến tranh sẽ đến. Không cần phải là nhà tiên tri hay nhà khoa học xã hội cũng có thể đoán được. Lịch sử loài người đã chứng minh chiến tranh và hòa bình là hai mặt biện chứng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Vegetius trong tác phẩm nổi tiếng Quan tâm về các vấn đề quân sự (De Re Militari) xuất bản vào thế kỷ thứ năm đã viết “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh”. Từ chiến tranh bộ lạc sang chiến tranh thuộc địa, chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh lạnh, chiến tranh giữa những người cùng chủng tộc, trong từng giờ, từng phút máu của nhân loại đã và đang đổ xuống tại nhiều nơi trên trái địa cầu ngày càng chật hẹp này.
Trong lúc chiến tranh là một sự kiện khó thể tránh khỏi, trong đó, nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát và quyết định của giới lãnh đạo và nhân dân các quốc gia nạn nhân, những nhà lãnh đạo khôn ngoan, có tầm nhìn xa, biết chọn đúng thế đứng chính trị, không những tránh được chiến tranh mà còn vận dụng các xung đột quốc tế để đem về các lợi ích lâu dài cho quốc gia họ.

Mustafa Kemal Atatürk nhìn về tương lai Thổ Nhĩ Kỳ
alt

Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Atatürk từ năm 1923 đến năm 1938 và các chính phủ về sau là một bài học lớn cho nhiều quốc gia vừa thoát khỏi chế độ phong kiến và thuộc địa. Trong số đó, hai bài học quan trọng:
1. Sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa của dân tộc và hướng phát triển dân chủ của thời đại.
2. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và khi cần phải biết chọn lựa dứt khoát một thế đứng trong bang giao quốc tế có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Mustafa Kemal Atatürk, thường được gọi tắt Mustafa Kemal, sinh năm 1881 tại Salonika trong một gia đình theo Hồi Giáo, thuộc Đế Chế Ottoman. Ông vào trường chuyên quân sự khi tuổi mới 12. Mustafa Kemal được nhận vào học viện quân sự năm 1902 và tốt nghiệp đại học quân sự năm 1905. Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, Đế Chế Ottoman liên minh với Đức và Hung. Mustafa Kemal chỉ huy sư đoàn 19 thuộc binh đoàn 2 và đưa quân vào hành lang Đông Âu. Ông là một sĩ quan xuất sắc, dạn dày trận mạc, chiến đấu dũng cảm và được tặng thưởng 24 huân chương chiến công. Mặc dù những năm cuối của thế chiến thứ nhất, liên quân Đức-Hung thua nhiều trận lớn nhưng binh đoàn 16 dưới quyền Mustafa Kemal đã liên tục đánh bại quân Nga. Khi Cách Mạng Cộng Sản 1917 bùng nổ, Nga rút quân.
Sau thế chiến thứ nhất, Đế Chế Ottoman sụp đổ, lãnh thổ bị chia cắt và phần Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay bị đồng minh dưới quyền của Anh chiếm đóng. Tướng Mustafa Kemal thoát ly khỏi chế độ Ottoman để phát động một phong trào võ trang đòi độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù bị kết án tử hình vắng mặt, Mustafa Kemal vẫn được bầu vào quốc hội Ottoman. Khi quốc hội này bị Anh giải tán, Mustafa Kemal kêu gọi bầu quốc hội khác và đặt trụ sở tại bản doanh của phong trào độc lập ở Ankara. Quốc hội mới được bầu ra qua danh xưng Đại Nghị Quốc Gia (Grand National Assembly) gọi tắt là GNA. Ngày 5 tháng 8 năm 1921, Mustafa Kemal được GNA phong làm tổng tư lịnh quân đội phong trào giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Quân khởi nghĩa dưới quyền Mustafa Kemal đánh bại liên quân Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp tại nhiều nơi. Kết quả, hiệp ước Lausanne ra đời ngày 24 tháng 7 năm 1923 công nhận nền độc lập của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Tức khắc sau khi trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa non trẻ, Mustafa Kemal đặt mục tiêu hiện đại hóa đất nước lên hàng đầu. Trung tâm quyền lực chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn này là GNA trong đó đảng Cộng Hòa Nhân Dân do Mustafa Kemal thành lập giữ gần như đa số tuyệt đối. Hiện đại hóa không chỉ được tiến hành trong lãnh vực kinh tế nhưng quan trọng hơn trong chính trị, văn hóa, giáo dục. Trong suốt thời gian lãnh đạo quốc gia, Mustafa Kemal thực hiện hàng loạt các biện pháp cấp tiến bao gồm việc giải tán các cơ sở giáo dục Hồi Giáo, bỏ tiếng Á Rập và thay bằng ngôn ngữ Thổ dùng mẫu tự La Tinh, thành lập các ủy ban nghiên cứu sự thành công của hệ thống kinh tế Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển để áp dụng một cách hữu hiệu vào điều kiện một quốc gia Hồi Giáo như Thổ. Mùa hè 1924, Mustafa Kemal còn mời nhà giáo dục Mỹ John Frederick Dewey thuộc trường đại học Columbia, đến Thổ để cố vấn chính phủ về cải cách giáo dục.
Cơ sở lý luận Kemal
Để định hướng lâu dài cho đất nước, Mustafa Kemal xây dựng cơ sở lý luận Kemal (Kemalism) đặt căn bản trên ba thành tố chính: Cộng Hòa (Republicanism), Dân Túy (Populism) và Thế Tục (Secularism). Về thành tố Cộng Hòa, Mustafa Kemal thay thế các nguyên tắc lãnh đạo quân chủ bằng các nguyên tắc dân chủ pháp trị trong đó các quyền dân sự do chính nhân dân quyết định qua hình thức dân chủ đại diện. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và được bầu lên qua một cuộc đầu phiếu phổ thông. Về thành tố Dân Túy (Populism), Mustafa Kemal quan niệm cách mạng dân tộc dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ là một cuộc cách mạng xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của toàn dân. Ông đề cao các giá trị văn hóa lịch sử Thổ và xem đó như hành trang lên đường hướng tới một tương lai sáng lạng cho dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Về thành tố Thế Tục (Secularism ), Mustafa Kemal chủ trương tách tôn giáo ra khỏi nhà nước. Ngay cả câu “Nền tảng tôn giáo của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ là Hồi Giáo” trước đó được xem như là tự nhiên trong một nước với 99.8% dân số theo đạo Hồi, cũng bị gạch bỏ khỏi hiến pháp. Thái độ dứt khoát của Mustafa Kemal về tôn giáo không nhằm xóa bỏ tôn giáo hay thù địch tôn giáo nhưng nhằm mở rộng tự do tư tưởng và nâng cao vai trò độc lập của chính phủ trong một xã hội vốn đã bị ảnh hưởng tôn giáo đè nặng suốt sáu thế kỷ dưới thời Đế Chế Ottoman.
Chính sách Thổ Nhĩ Kỳ trong thế chiến thứ hai
Về đối ngoại, vài năm trước khi qua đời vào ngày 10 tháng 11 năm 1938, Mustafa Kemal tìm cách cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Anh để cân bằng cán cân ảnh hưởng với Liên Xô.
Tổng thống thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü, người kế vị Mustafa Kemal ý thức sự chịu đựng của nhân dân Thổ trong suốt 14 năm chiến tranh từ 1908 đến 1922 nên quyết tâm bằng mọi cách tránh đưa đất nước vào vòng chiến một lần nữa. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Mustafa İsmet İnönü tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ trung lập. Nhờ thế, trong lúc phần lớn châu Âu chìm trong biển lửa, Thổ Nhĩ Kỳ dù là vị trí trái độn giữa hai khối, không bị ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, cuối tháng 2 năm 1945, khi số phận của khối trục chỉ còn tính bằng ngày, Tổng thống Mustafa İsmet İnönü đã khôn khéo chọn lựa đứng về phía đồng minh. Dù không có một người lính Thổ nào ra trận, theo quyết định của hội nghị Yalta, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được xem là quốc gia đồng minh và là một trong những hội viên thành lập đầu tiên của Liên Hiệp Quốc. Cả Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đều muốn Thổ Nhĩ Kỹ, quốc gia có vị trí chiến lược ngay sân sau của Liên Xô, đứng về phía họ nên đã khuyến khích Thổ tham gia phe đồng minh. Tương tự, Joseph Stalin cũng đánh giá cao vị trí chiến lược của Thổ và mặc dù không tin tưởng hẳn, y vẫn nghĩ chính phủ Thổ sẽ tiếp tục ủng hộ chính sách đối ngoại của Liên Xô như trước đây nên đã đồng ý đề nghị của Thủ tướng Churchill.

Liên Xô tham vọng độc chiếm Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ
alt

Ngay sau khi thế chiến thứ hai vừa chấm dứt, tham vọng bành trướng về phía đông của Stalin đang trên đà chiến thắng lộ rõ nhất là qua xung đột Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ (The Turkish Straits) gồm hai eo biển Bosphorus và Dardanelles nằm giữa Bắc Hải và Địa Trung Hải. Eo biển Thổ là nguồn hải lưu huyết mạch và là chiếc cầu biển nối hai châu Âu và Á. Eo biển là trái tim của Thổ Nhĩ Kỳ. Bất cứ quốc gia nào làm chủ Eo biển sẽ giữ vị trí quân sự và chính trị quyết định trong toàn vùng Biển Bắc và khu vực Balkans.
Ngày 19 tháng Ba năm 1945, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav M. Molotov thông báo cho đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Xô biết Liên Xô đơn phương hủy bỏ Hiệp Ước Cam Kết Không Xâm Lược (Non-Aggression Pact) giữa Liên Xô và Thổ được ký kết ngày 17 tháng Giêng năm 1925. Tham vọng bành trướng của Liên Xô không phải chỉ là chính sách riêng của Stalin nhưng là một bước kế tục truyền thống khống chế các nước nhỏ chung quanh đã có từ thời các Sa Hoàng Nga.
Khi chính phủ Thổ tìm cách làm dịu mối quan hệ, Liên Xô đưa ra hàng loạt điều kiện bao gồm việc chia quyền điều hành Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Hồng quân Liên Xô có trách nhiệm bảo vệ an ninh Eo biển, và ngoài ra, Thổ phải trao trả cho Liên Xô hai vùng đất Kars và Ardahan đang thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.

Thổ Nhĩ Kỳ chọn gia nhập NATO
alt

Trước sự đe dọa của Liên Xô và sự phân cực rõ nét của chính trị thế giới sau thế chiến thứ hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü ý thức rằng để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và hiện đại hóa đất nước, Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ chính sách đối ngoại hợp tác theo kiểu bình đẳng cùng có lợi với mọi quốc gia để đứng về một phía có triển vọng phục vụ tốt nhất cho quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ dứt khoát đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Ngày 22 tháng 5 năm 1947, Tổng thống Truman ký quyết định viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Năm 1948, các cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu giúp đỡ chính phủ Thổ tái trang bị và hiện đại hóa quân đội.
Mỹ và Anh muốn dùng đất Thổ như một tiền đồn và quân đội Thổ như một đơn vị tiền phương để làm chậm sức tấn công của bộ binh Liên Xô một khi chiến tranh giữa hai khối bùng nổ trong lúc chờ đợi không lực Anh Mỹ mở các cuộc phản công phát xuất từ các căn cứ không quân đặt tại Ai Cập. Dĩ nhiên, chính phủ Thổ biết rõ thâm ý của Anh và Mỹ nhưng đó là cái giá phải chọn vì nền an ninh và sự thịnh vượng của quốc gia Thổ.
Theo tổng kết được ghi lại trong tài liệu Tương lai chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ (The future of Turkish Foreign Policy) của hai tác giả Lenore G. Martin và Dimitris Keridis, trong năm 1948, Mỹ viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ 180 phi cơ chiến đấu F-47, 30 phi cơ oanh tạc B-26 và 86 phi cơ vận tải C-47. Trong thời điểm 1948, đó là một viện trợ quân sự lớn. Với số vũ khí mới, quân đội Thổ không những có thể ngăn chặn mà nếu cần còn có khả năng oanh tạc các nguồn dầu khí của Liên Xô tại Romania và trong vùng Caucasus.
Tuy nhiên súng đạn không phải chỉ là những gì Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhưng quan trọng hơn là sự bảo đảm bằng một liên minh quân sự quốc tế. Nói rõ hơn, Thổ muốn trở thành hội viên chính thức của Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Mustafa İsmet İnönü tin tưởng hỏa lực hùng hậu của NATO và Hạm đội Địa Trung Hải của Mỹ là bức tường thành vững chắc nhất để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Liên Xô xâm lược. Để chứng tỏ thiện chí, Thổ Nhĩ Kỳ gởi quân tham chiến bên cạnh các lực lượng Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.
Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ sau khi gia nhập NATO
alt

Sau khi gia nhập khối dân chủ tây phương, Thổ Nhĩ Kỳ phát triển một cách nhanh chóng trong mọi lãnh vực. Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế lớn hạng thứ 17 thế giới với lợi tức bình quân đầu người trên 10 ngàn đô la và là thành viên của G-20. Từ một nước phải chịu nhún nhường trước Liên Xô và sau đó lệ thuộc vào vũ khí của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một quốc gia tự sản xuất và xuất cảng võ khí tối tân. Không quân Thổ là một trong những lực lượng không quân lớn nhất của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong năm quốc thành viên của Chính Sách Sử Dụng Nguyên Tử trực thuộc NATO. Hiện nay có 90 bom nguyên tử loại B61 được đặt tại căn cứ quân sự Incirlik trên đất Thổ. Nếu có một chiến tranh nguyên tử, không lực Thổ Nhĩ Kỳ với sự chấp thuận của NATO có quyền sử dụng các vũ khí nguyên tử đó. Các phi đoàn chiến đấu F-16C tối tân của không quân Thổ Nhĩ Kỳ do chính công ty Công Nghiệp Không Gian Thổ (Turkish Aerospace Industries) sản xuất. Thổ Nhĩ Kỳ còn là thành viên của chương trình sản xuất phi cơ chiến đấu F-35, một trong những đề án kỹ thuật cao cấp và đắc giá nhất.
Trước các thành tựu về kinh tế, chính trị và quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, không cần phải phân tích, mọi người đều có thể hiểu, chính hạt mầm dân chủ quý giá mà những người thành lập cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ gieo trên mảnh đất đầy phân hóa vì độc tài phong kiến đã lớn lên thành cây xanh, trái ngọt cho các thế hệ Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay. Mười năm sau ngày độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal đã phát biểu “Cộng hòa có nghĩa lãnh đạo một quốc gia dân chủ. Chúng ta thành lập chế độ Cộng Hòa đã mười năm, nó phải thỏa mãn các đòi hỏi của một chế độ dân chủ khi cần đến.”
Sự chọn lựa nào mà chẳng có hy sinh. Con đường dẫn đến dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ không phải bằng phẳng. Với một quốc gia mang truyền thống quân sự từ thời Đế Chế Ottoman, trong suốt mười năm đầu sau độc lập, nước Thổ vẫn còn chịu đựng nhiều biến cố đảo chánh, ám sát, lật đổ, treo cổ, tranh chấp giữa chính quyền dân sự và các tướng lãnh, nhưng tất cả đều không rung chuyển được nền tảng dân chủ tại Thổ.
Và cũng không cần phải phân tích nhiều, mọi người đều hiểu sự chọn lựa dứt khoát của cấp lãnh đạo Thổ sau thế chiến thứ hai đã có ảnh hưởng quyết định trong việc đưa đất nước vượt qua hẳn quá khứ chậm tiến lạc hậu để trở thành một quốc gia dân chủ tiến bộ duy nhất trong khối các quốc gia Hồi Giáo. Thật vậy, nếu 1945, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận các yêu sách của Stalin và trở thành một chư hầu không Cộng Sản của Liên Xô, nước Thổ vẫn là một nước Hồi Giáo nghèo nàn, lạc hậu và yếu kém như nhiều quốc gia Hồi Giáo Á Phi khác hiện nay.
Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam?
Mặc dù có những thay đổi chiến thuật trong từng thời kỳ, về căn bản, mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc từ khi bắt đầu can dự vào cuộc chiến Việt Nam đến nay vẫn không thay đổi. Một cách vắn tắt như đã viết trong các bài trước, Trung Quốc muốn Việt Nam:
1. Hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị.
2. Một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc.
3. Trung Quốc độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.
Về mặt chính trị. Hai nỗi lo lớn của giới lãnh đạo CS Trung Quốc là sợ bị bao vây từ bên ngoài và diễn biến hòa bình bên trong nội bộ Trung Quốc. Nhìn quanh, họ chỉ thấy kẻ thù. Thật vậy, hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Quốc, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị. Mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CS Trung Quốc cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị Cộng Sản Trung Quốc và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Quốc không chỉ giúp giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không giống như điều kiện chính trị thời điểm hội nghị Thành Đô, các phát triển chính trị và quân sự vùng Á Châu và Thái Bình Dương đang diễn ra cho thấy cuộc cách mạng dân chủ có nhiều khả năng diễn ra tại Việt Nam sớm hơn Trung Quốc.
Về mặt kinh tế. Hơn ai hết, giới lãnh đạo CS Trung Quốc biết chế độ CS như người đi trên dây, ngồi trên lưỡi dao cạo. Sự ổn định tại Trung Quốc hiện nay chỉ là sự ổn định tạm thời vì cơ chế chính trị Trung Quốc vốn được xây dựng trên một nền tảng bất ổn. Trong suốt 40 năm từ khi chương trình hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình ra đời, các thế hệ lãnh đạo đảng đã tập trung vào việc phát triển kinh tế để vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân và vừa hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Hai yếu tố hàng đầu của một nền kinh tế sản xuất là lao động và nguyên liệu. Lợi thế của Trung Quốc là nguồn lao động rẻ nhưng trong điều kiện một quốc gia có mức độ lãng phí nguyên vật liệu cao trong các nước đang phát triển như Trung Quốc, việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho một nền kinh tế khổng lồ nhưng lạc hậu về quản trị là một thách thức lớn cho giới lãnh đạo.
Hàng hóa của Trung Quốc xuất cảng phần lớn là hàng hóa tiêu dùng nhưng đây cũng là những loại sản phẩm mà quốc gia nào cũng có thể sản xuất được. Sự lớn mạnh của khối được gọi là các Nền Kinh Tế Đang Hứa Hẹn (Emerging Economies) trong đó Ấn Độ, với dân số 1.2 tỉ và mức xuất cảng cùng loại hàng hóa như Trung Quốc tăng 100 phần trăm trong vòng 10 năm qua là mối đe dọa lớn cho hàng hóa Trung Quốc. Để duy trì giá thành sản phẩm thấp, Trung Quốc không thể mua nguyên liệu theo giá trên các thị trường quốc tế London, New York hay nhập từ các nước châu Âu nên đã tìm cách khai thác các nguồn nguyên liệu rẻ qua chính sách thực dân đỏ bất nhân đang diễn ra tại các nước châu Phi, như trường hợp Congo.
Riêng với Á châu, khu vực này không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Miếng mồi ngon nhất, hấp dẫn nhất, đủ tiêu chuẩn kinh tế, chính trị, quân sự nhất không đâu khác hơn là Việt Nam. Chủ trương muốn Việt Nam là phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược châu Á của Trung Quốc quá rõ ràng, không cần phải một nhà phân tích chính trị cỡ Carlyle Thayer mới thấy mà ngay trong tác phẩm Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua Nxb Sự Thật, Hà Nội tháng 10, 1979, giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cũng đã tự thú điều này “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ”.
Điểm giống nhau và khác nhau giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ
Về mặt địa lý chính trị và quân sự, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm giống nhau. Tham vọng thiên triều của các triều đại phong kiến Trung Hoa đối với các quốc gia nhỏ vùng Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam, thâm độc không khác gì truyền thống nước lớn của các Sa Hoàng Nga đối với các nước Đông Âu. Hoàng Sa và Trường Sa, đôi mắt của Việt Nam nhìn ra Thái Bình Dương quan trọng không kém gì Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, trái tim Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng Địa Trung Hải. Khát vọng của dân tộc Việt Nam mong được sống trong tự do, thanh bình, thịnh vượng sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá cũng sâu thẳm như ước vọng tự do, dân chủ và thịnh vượng của dân tộc Thổ sau nhiều năm chiến tranh dưới thời Đế Chế Ottoman, thế chiến thứ nhất và chiến tranh giành độc lập.
Sau thế chiến thứ hai và nhất là sau sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản, lục địa châu Âu hiện nay được xem là ổn định. Hầu hết các quốc gia vừa thoát khỏi chế độ Cộng Sản, kể cả Nga, vẫn còn trên đường phục hồi kinh tế, chính trị và phục hưng các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc họ. Xung đột thế giới tới đây được các nhà phân tích kinh tế chính trị nhận xét sẽ là xung đột Á Châu, nơi đang tồn tại các hệ thống chính trị đối nghịch, các quyền lợi kinh tế đối nghịch và các chính sách phát triển đối nghịch. Vì lý do địa lý chính trị, Việt Nam được xem là một trong những điểm nóng nhất và có thể sẽ là ngòi nổ của cuộc xung đột châu Á và Thái Bình Dương.
Liệu Việt Nam có thoát khỏi chiến tranh châu Á như Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng bên ngoài biển lửa châu Âu?
Liệu giới lãnh đạo CSVN có khả năng hóa giải các nguồn ngoại lực và biết vận dụng vị trí chiến lược của bán đảo Việt Nam một cách khôn ngoan để phục vụ cho lợi ích lâu dài của đất nước như các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã làm?
Trước mắt, không có dấu hiệu gì cho thấy giới lãnh đạo CSVN có một nhận thức chính trị quốc tế sáng suốt và cũng không có khả năng nào cho thấy họ có thể từ bỏ các quyền lợi của đảng Cộng Sản vì sự sống còn của dân tộc như các lãnh đạo đảng Cộng Hòa Nhân Dân Thổ. Những chờ đợi mỏi mòn, những van xin tha thiết, những thỉnh nguyện thư trang trải hết ruột gan đều không mềm lòng những kẻ mà tham vọng quyền lực và quyền lợi đã thấm vào máu, ăn sâu vào xương tủy.
Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận viện trợ của Liên Xô để tái thiết đất nước trong những năm đầu sau độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal cũng đã công khai cam kết với nhân dân Thổ: “Quan hệ hữu nghị với Liên Xô không có nghĩa là chấp nhận ý thức hệ Cộng Sản. Chủ nghĩa Cộng Sản là một vấn đề xã hội. Các điều kiện xã hội, tôn giáo và truyền thống dân tộc của đất nước chúng ta khẳng định chủ nghĩa Cộng Sản không thể áp dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ”. Việt Nam thì khác, từ ngày thành lập đảng, mặc cho bao đổi thay trên thế giới, các cấp lãnh đạo CSVN vẫn suốt ngày ra rả “Chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu” và quan hệ giữa hai đảng CS Việt Nam và CS Trung Quốc vẫn là quan hệ “như môi với răng”, “vừa là đồng chí vừa là anh em” như những năm trước 1975.
Còn lại gì hôm nay?
Giống như Adolf Hitler lợi dụng chính sách đối ngoại Nhân nhượng (Appeasement) của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trước thế chiến thứ hai để chiếm đoạt Sudetenland, lãnh thổ chiến lược và giàu tài nguyên nhất của Cộng Hòa Tiệp Khắc, Trung Quốc cũng đang lợi dụng sự bất ổn kinh tế thế giới và chính sách đối ngoại Nhân nhượng của Barack Obama để củng cố bộ máy quân sự và mở rộng ảnh hưởng tại Á Châu. Dân tộc Việt Nam phải đối diện với thách thức về cả hai mặt, bên trong, một giới lãnh đạo tham quyền cố vị, ươn hèn, và bên ngoài, một chủ nghĩa xâm lược dã man nhất trong lịch sử loài người.
Yếu tố duy nhất còn lại là sức mạnh tổng hợp của các thành phần dân tộc. Chính các thành phần dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước là lực duy nhất nằm ngoài sự kiểm soát của hai đảng Cộng Sản và cũng là lực duy nhất có khả năng đưa Việt Nam ra khỏi bờ vực chiến tranh và đưa đất nước tới một tương lai sáng lạng cho con cháu mai sau. Các thành phần dân tộc không chỉ là những người đang công khai chống đảng, những người đứng ngoài cơ chế lãnh đạo, những người không Cộng Sản nhưng là bất cứ ai nhận thức được manh tâm của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, bản chất sai lầm trong cơ chế độc tài đang thống trị Việt Nam và chọn lựa dứt khoát đứng về phía dân tộc. Thấy được con đường dân tộc phải đi và dâng hiến tình yêu cho đất nước không bao giờ quá trễ. Không ai chiêu hồi ai. Không ai tha tội ai. Không ai sách động ai. Hành trang là tinh thần độc lập, tự chủ của tổ tiên giòng giống Việt. Chọn lựa của thời đại không chỉ là chọn lựa giữa dân chủ hay độc tài nhưng quan trọng hơn thế nữa, là mất hay còn, tồn tại hay diệt vong của một dân tộc.
Từ vùng Balkans cho đến châu Phi, lịch sử nhân loại để lại vô số bài học, chỉ vì giới lãnh đạo sai lầm và thiển cận, chỉ vì dân tộc chia rẽ và phân hóa mà nhiều quốc gia, vương quốc, đế quốc, một thời hưng thịnh đã vĩnh viễn bị xóa tên. Tất cả sẽ trở thành vô nghĩa khi Việt Nam không còn có mặt trên bản đồ thế giới. Nhạc sĩ Việt Khang đặt ra một câu hỏi nhức nhối không phải cho bộ máy công an đang giam cầm em, cho lãnh đạo đảng Cộng Sản mà cho toàn dân tộc ”.“Cội nguồn ở đâu, khi thế giới nay đã không còn Việt Nam?

Trần Trung Đạo

Ý Kiến về phim Terror in Little Saigon của Frontline PBS

H I Ế N   T Ặ N G   và    G Ó P   V Ố N
Trần Trung Chính
Hiến tặng  là một động từ ghép của HIẾN VÀ TẶNG . Nguyên nghĩa của 2 động từ này ra sao ?
1/ Hiến : cho cái quý giá của mình một cách tự nguyện và trân trọng.
2/Tặng : cho, trao cho để khen ngợi, để khuyến khich, hoặc để tỏ lòng quý mến.
Tôi cho rằng danh từ “donation” trong Anh ngữ gần gũi với nhóm từ “hiến tặng “ nhất, vì theo từ điển Webster’s , donation có 2 nghĩa :
 A) Nghĩa thứ nhất : the actionof making a gift esp to a charity or public institution.
B) Nghĩa thứ hai : a free contribution.
 
Tôi rời khỏi Việt Nam vào tháng 12/1987 qua ngả Châu Đốc – Nam Vang – Kompongsom (tên cũ Sihanoukville) , tới Thailand vào tháng giêng 1988. Tháng 5/1988 từ Thailand sang trại Bataan (Philippines) học  Anh Văn và được hướng dẫn vào lớp Đời Sống tại Hoa Kỳ. Từ Philippines , đáp máy bay xuống phi trường Los Angeles chỉ vài ngày trước lễ Halloween năm 1989.
MTQGTNVN do Tướng Hoàng Cơ Minh lãnh đạo đã tan vỡ trước khi tôi đến Hoa Kỳ : khi VC mở tòa án để xét xử những người tham gia Mặt Trận bị bắt ở Nam Lào vào khoảng tháng 5/1987, tôi vẫn còn đi uống café  ở Givral cũ và có xem được bức hình mà VC chú thích là Tướng Minh đã bị giết. Xác định thời điểm như  vậy để chứng minh rằng tôi chưa bao giờ tham gia Mặt Trận của tướng Minh và cũng chẳng có liên hệ dây mở rễ má gì với Mặt Trận ( dĩ nhiên tôi cũng có quen biết một số bạn bè – là thành viên của Mặt Trận và sau này là đảng viên của Đảng Việt Tân, sự quen biết chỉ giới hạn là tình bằng hữu , không phải là đồng chí hay đồng đảng gì cả).
Theo lý tắc của “hiến tặng” (tôi dùng chữ lý tắc theo nghĩa là  nguyên tắc của lý luận), người cho không có quyền  bắt buộc người nhận phải tường trình hay báo cáo về phương cách sử dụng  số tiền hay hiện vật đã đem cho người nhận . Cơ quan từ thiện được nhiều người hiến tặng nhiều nhất là Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ, nhưng tôi chưa bao giờ nghe bất cứ người hiến tặng nào đòi hỏi Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ phải tường trình các số tiền chi tiêu mà Hội đã thực hiện. Chỉ có Sở Thuế IRS là  có quyền đòi hỏi và kiểm toán (audit) các khoản chi tiêu của Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ , nhưng IRS không phải là người hay cơ quan hiến tặng. Ngay cả lương bổng của các cấp chỉ huy cao cấp của Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ cũng không ai thắc mắc hay chú ý gì hết. Thí dụ : bà Elizabeth Dole (phu nhân của Thượng Nghị Sĩ Bob Dole) có thời nhận chức Bộ Trưởng Bộ Lao Động và Nhân Dụng của chính phủ Tổng Thống George H. Bush có cho báo chí hay là lương Bộ Trưởng trong chính phủ Liên Bang (175,000 dollars / năm ) nhỏ hơn lương của bà hồi bà là CEO của Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ ( khoảng 220,000 dollars/năm).
 
Thí dụ thứ hai : sau 11 tháng 9 năm 2001, ông Trần Đình Trường có hiến tặng cho Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ số tiền 2 triệu dollars để cứu trợ cho những nạn nhân của khủng bố (mà chúng ta thường gọi là Vụ Khủng Bố 9/11) . Cộng Đồng Việt Nam cũng chưa bao giờ nghe ông Trần Đình Trường có ý kiến thắc mắc về số tiền 2 triệu dollars đựơc chi dùng ra sao và chi dùng như thế nào .
Đầu thập niên 1990, tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy có những người tự nhận là “yêu nước” lên tiếng kết án , công kích , phê phán…và đòi hỏi Tướng HCM cũng như Ban Lãnh Đạo Mật Trận phải công khai  “báo cáo ” tình trạng tài chánh của  Mặt Trận …v…v…Nhận xét của tôi chỉ gom trong một số điểm như sau:
 
1/ Nhận xét thứ nhất : Dù được gọi là “ quyên góp” hay “đóng góp”, tất cả những hiện kim, tặng phẩm hay tặng vật đều là  “hiến tặng”. Ngay cả những donors cũng nghĩ rằng công cuộc đánh đổ bọn Cộng Sản cướp nước  không phải là chuyện dễ dàng nên không có chuyện đòi hỏi Ban Lãnh Đao của Mặt Trận phải cam kết hay hứa hẹn bất cứ điều khoản nào cả. Suy ra những kẻ ồn ào đòi hỏi Ban Lãnh Đạo của Mặt Trận phải công khai báo cáo số tiền đã quyên góp cũng như đòi hỏi phải minh bạch số tiền đã chi dùng…đều là những kẻ không tham gia, không đóng góp…thậm chí không có mặt trong thời điểm Tướng Minh và Mặt Trận hoạt động. Tôi muốn nói đến 4 nhân vật hiện nay khá ồn ào, cũng có thể gọi là TỨ NHÂN BANG  của CĐVNHN,  đó là :
1.1 :Tiến Sĩ Nguyễn Phúc Liên : đi du học ở Thụy Sĩ, trước 1975, cho đến bây giờ,2015, vẫn còn sinh sống ở Thụy Sĩ ( chưa bao giờ nghe nói Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên sang Hoa Kỳ du lịch, măc dù ông Liên có một người em trai đang ngụ tại miền Nam California).
1.2 Kim Âu Hà Văn Sơn  : sinh năm 1948, nguyên là thông dịch viên của Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu CIDG ( Civil Irregular Defense Group), những năm đầu của thập niên 1980 ông Kim Âu Hà Văn Sơn vẫn còn trong trại giam của Cộng Sản, rồi mãi đến 1990 – 1991, ông Kim Âu Hà Văn Sơn mới đến Hoa Kỳ theo một chương trình đặc biệt mà tôi không còn nhớ tên (dĩ nhiên không phải  chương trình H.O. như các cựu quân nhân  VNCH đã ở tù “cải tạo “ trên 3 năm)         
1.3 Ngô Kỷ : thời điểm Tướng Minh và Mặt Trận bắt đầu  hoạt động, Ngô Kỷ có lẽ còn đang lãnh lương thực hàng tuần của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ (UNHCR) ở một trại tỵ nạn nào đó trong vùng Đông Nam Á.
1.4 Dr Nguyễn Thị Thanh: Hiên đang ở Canada, di chuyển sang Tây Bán Cầu khoảng những năm 1990. Có bút hiệu hay nick name là Trưng Triệu, thường có những ý kiến ngớ ngẩn và lẩm cẩm (có lẽ do cao tuổi: Dr Thanh  hiện nay khoảng 82 đến 85 tuổi, quê quán ở Quảng Trị và có từng đi du học bên Pháp).
 
Sau 30 tháng 4 năm 1975,  bọn Việt Cộng có gom một số văn nghệ sĩ Sài Gòn đi “học tập chính trị” tại chỗ (không bị tập trung Cải Tạo như “những tên biệt kích văn nghệ” ) , Lữ Phương – lúc đó còn là Thứ Trưởng Bộ Thông Tin Văn Hóa của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam-  chủ trì buổi học tập chính trị tại chỗ này. Trong lúc hưng phấn quá đáng về thành quả cách mạng, Lữ Phương có gọi chính trị gia Nguyễn Tường Tam là “thằng Nhất Linh”. Bà Đỗ Phương Khanh  , vợ của nhà văn Nhật Tiến đứng dậy phản đối Lữ Phương : “ Đứng về mặt tuổi tác, anh Lữ Phương chỉ đáng là con cháu của ông Nhất Linh. Về mặt văn học, sự nghiệp văn chương của anh Lữ Phương  quá nhỏ bé so với  sự nghiệp to lớn của ông Nhất Linh. Về mặt chính trị, Chủ Tịch Hồ Chí Minh vẫn gọi là ông Nguyễn Tường Tam khi ông là Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao trong Chính Phủ Liên Hiệp đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Kể cả về tư thế và tư cách, anh Lữ Phương không có thẩm quyền để gọi ông Nhất Linh là “thằng”.
40 năm sau, nếu chuyển những lời mắng của nữ văn sĩ Đỗ Phương Khanh “tát” vào mặt của Thứ Trưởng Lữ Phương, thay đổi chút ít về đối tượng bị chửi thì giá trị của lời mắng này “bất biến”. Đó là TỨ NHÂN BANG  của CĐVNHN (Dr.  Nguyễn Phúc Liên , Kim Âu Hà Văn Sơn , Ngô Kỷ , Dr Mguyễn Thị Thanh) đều không có thẩm quyền kết tội hay kêu gọi những người khác tiến hành luận tội Tướng Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận. Tôi không hề kết luận Đúng hay Sai, hoặc luận bàn về việc thành công hay thất bại của Tướng Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận, tôi nói TỨ NHÂN BANG không có thẩm quyền vì TỨ NHÂN BANG mang 3 KHÔNG: Không có mặt, Không tham gia và Không Đóng Góp  thì lấy tiêu chuẩn gì để phẩm bình và phán xét ?
Chú thích của người viết bài: tôi nghe giai thoại Bà Đỗ Phương Khanh mắng Lữ Phương từ một giáo sư Triết – một đồng nghiệp của Lữ Phương, kể cho tôi nghe khi chúng tôi cùng bị tù trong “Trại Cải Tạo”. Quý vị độc giả nào muốn kiểm chứng xin liên lạc thẳng với nữ sĩ Đỗ Phương Khanh – hiện đang cư ngụ ở vùng Orange County, Nam California.            
Nhận xét thứ hai:  Đài PBS và TỨ NHÂN BANG vi phạm nguyên tắc BẤT HỒI TỐ của ngành Tư Pháp. Luật pháp chỉ có hiệu lực sau ngày ban hành, có nghĩa là những gì xảy ra trước ngày ban hành thì không được coi là phạm tội. Nguyên tắc này phải được triệt để tuân thủ đối với những nhà làm luật và những người thi  hành luật, nếu không, người dân  sẽ luôn bị đặt trong tình trạng “phạm tội” vào bất cứ thời điểm nào.  
Dương Trọng Lâm bị hạ sát vào ngày 21 tháng 7 năm 1981, trong khi Mặt Trận của Tướng Hoàng Cơ Minh ra mắt vào năm 1982. Kêu gọi và quy kết Mặt Trận của Tướng Minh phải chịu trách nhiệm về cái chết của Dương Trọng Lâm là điều đòi hỏi hoàn toàn vô nghĩa và vô lý. Hay là Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên vừa mới đoạt được văn bằng Tiến Sĩ Pháp Lý về ngành Tư Pháp có Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa của  Đại Học Pháp Lý Hà Nội ?
Chú thích : chế độ Cộng Sản Việt Nam không có trường Đại Học Luật Khoa mà chỉ có trường Đại Học Pháp Lý.    
Nhận xét thứ ba: Đánh lạc hướng : Theo như mô tả của PBS …” Dương Trọng Lâm là một nhà báo khuynh tả, và nhà bình luận phản đối chiến tranh Việt Nam…” Tôi không hoàn toàn tin rằng dữ kiện chỉ có thế, Dương Trọng Lâm khi chết mới 27 tuổi, nghĩa là năm sinh là 1954, và phải đậu Tú Tài vào năm 1972 mới đi du học Hoa Kỳ vào năm đó. Và cứ cho rằng anh ta học giỏi thì ít nhất năm 1976 phải hoàn tất BS (hay BA), nhưng đến khi anh ta bị hạ sát vào năm 1981 thì không ai biết anh ta đã tốt nghiệp Đại Học hay chưa.  Dương Trọng Lâm bị hạ sát vì những hoạt động gián điệp của anh ta chứ không phải là nhà báo khuynh tả bị cộng đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản ghét bỏ vì bình luận phản đối chiến tranh Việt Nam. Ở vùng Vịnh San Francisco có những du học sinh thân Cộng đàn anh của Dương Trọng Lâm như Chung Hoàng Chương, Vũ Đức Vượng, Ngô Vĩnh Long (Massachusett), nhưng những người này chỉ bị phản đối bằng nước bọt chứ không bị bắn hạ.
Nếu ai đã đọc NGÀN GIỌT LỆ RƠI của bà Đặng Mỹ Dung thì không thể quên David Trương Đình Hùng (con trai của Luật Sư Trương Đình Dzu) đã làm gián điệp cho Việt Cộng, may nhờ bà Đặng Mỹ Dung báo cho CIA và FBI biết nên cả đám Việt Cộng + Mỹ Cộng đều bị bắt. Sinh viên thân Cộng Dương Trọng Lâm chắc chắn có tiếp xúc với cán bộ VC làm công tác gián điệp như Trương Đình Hùng, nhưng đường dây gián điệp của Dương Trọng Lâm nguy hiểm vì CIA và FBI không có tay trong, cho nên “an toàn cho các bất định “, các cơ quan phản gián buộc lòng phải hạ thủ Dương Trọng Lâm. Câu nói mà PBS đã trưng dẫn “FBI ngưng điều tra vì thiếu nhân viên biết tiếng Việt” cũng xin hiểu thêm là “ Dương Trọng Lâm bị bắn hạ vì FBI thiếu người Việt làm under cover trong đường dây gián điệp của Việt Cộng ! “
Khi Đệ Nhị Thế Chiến xảy ra , phe Trục có 3 nước Đức – Ý – Nhật, chúng ta hãy xem các cơ quan An Ninh xử sự ra sao với 3 cộng đồng Đức – Ý – Nhật đang sinh sống tại lục địa Hoa Kỳ:
A. Đối với cộng đồng Đức :  trước khi ban hành Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp Hoa Kỳ, các đại biểu có một cuộc họp để chọn lựa tiếng Anh hay tiếng Đức là ngôn ngữ chính cho quốc gia Hoa Kỳ, phe chọn tiếng Anh chỉ hơn phe chọn tiếng Đức có 01 phiếu. Vì vậy các cơ quan an ninh thời Đệ Nhị Thế Chiến có người kiểm soát được các hoạt động của gián điệp Đức Quốc Xã.
B. Đối với cộng đồng Ý: Mussolini lên cầm quyền vào năm 1923, nhà độc tài này đem quân đội chính quy và  mật vụ của Đảng Fascism (tiếng Ý Fascio = bó đuốc, đây là huy hiệu của Đảng do Mussolini lãnh đạo) từ miền Bắc nước Ý xuống thành phố Palermo và đảo Sicily nhằm quét sạch các gia đình mafia. Để trốn chạy cuộc càn quét của chính quyền Mussolini, rất nhiều người miền Nam Ý và đảo Sicily đào thoát qua Mỹ.  Khi Đệ Nhị Thế Chiến xảy ra, các cơ quan an ninh Hoa Kỳ mượn tay mafia để thanh toán các gián điệp của Mussolini, ngược lại họ cũng để yên cho các tổ chức “làm ăn” cũng là một hình thức trả lương. Xem quyển Godfather của Mario Puzzo, tới năm 1946 các gia đình mafia ở New York và Chicago bị cảnh sát “quét dọn và kềm chế” , giản dị vì Thế Chiến Thứ Hai đã chấm dứt, Mussolini bị treo cổ thì không còn nhu cầu phải tiêu diệt gián điệp Ý nữa.
C. Đối với cộng đồng Nhật Bản: khi Trân Châu Cảng bị tấn công vào tháng 12 năm 1941, các cơ quan an ninh không có người biết tiếng Nhật, không có tay trong làm việc cho các cơ quan an ninh nên chính phủ Mỹ ra lệnh bắt giam tất cả người Nhật đưa vào các Trại Tập Trung (giam nhưng không có bị ngược đãi). Sau khi chiến tranh chấm dứt, thì chính phủ Hoa Kỳ thả họ ra rồi một thời gian sau làm văn thư XIN LỖI và bồi thường thiệt hại vật chất cho những người Nhật bị đưa vào Trại Tập Trung.
Tôi dùng nhóm từ “Đánh Lạc Hướng “ trong phần đầu của nhận xét thứ ba, vì tôi nghĩ rằng việc ra tay hạ thủ Dương Trọng Lâm nhiều phần trăm xuất phát từ những giới chức an ninh và phản gián của Hoa Kỳ. Cũng có một số netters cho rằng FBI phải chịu trách nhiệm gián tiếp về cái chết của Dương Trọng Lâm, nếu tôi làm việc cho FBI , tôi sẽ trả lời như sau : “trách nhiệm lớn nhất và ưu tiên nhất của chúng tôi là bảo vệ cho dân chúng và quốc gia Hoa Kỳ được an toàn” (Safety first).
Nếu tôi  là sát thủ được thuê mướn để bắn hạ Dương Trọng Lâm, và sau 35 năm có ai hỏi tôi rằng: cảm nghĩ của ông như thế nào về chuyện bắn hạ đó ? thì câu trả lời của tôi là “ Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, công việc của ông ta là kết nạp các đảng viên mới. Còn công việc của tôi là đưa Dương Trọng Lâm tới chổ của Hồ Chí Minh vậy thôi”.
Nhân mùa Lễ TẠ ƠN của Hoa Kỳ, cá nhân người viết bài xin trân trọng cảm ơn và ghi nhận những cố gắng và nỗ lực của các chiến sĩ của QL/VNCH, nhờ đó mà lá cờ máu của bọn Việt Cộng không thể tung bay ở những nơi có những người Việt chống Cộng, nhờ đó mà con em chúng ta vẫn còn hát “ Này Công Dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi…” chứ không bao giờ hát “…thề phanh thây uống máu quân thù..”
San José, Lễ Tạ Ơn 2015, ngày 26 tháng 11
Trần Trung Chính

Saturday, November 28, 2015

Nhóm truyền thông PBS trả lời về Terror in Little Saigon / Vietnamese and English


Bản báo cáo của chúng tôi với Frontline về một chiến dịch bạo động trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã gây nên cuộc tranh luận hứng thú.
ProPublica, Ngày 13 tháng Mười Một 2015, lúc 4:33 chiều
Cuốn phim của Frontline “Khủng Bố Trong Tiểu Saigon”, và bài viết đăng trên tạp chí ProPublica nhắc lại một chương đau lòng trong kinh nghiệm Việt Mỹ. Từ ngày phát hành, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến từ người xem phim cũng như người đọc bài viết, bầy tỏ cảm xúc xâu xa bản báo cáo của chúng tôi về chuyện giết hại năm nhà báo người Mỹ gốc Việt và chuyện bạo lực trong các cộng đồng người Việt, lớn lên ở Hoa Kỳ sau cuộc chiến Việt Nam.
Cuốn phim và bài viết cho thấy cơ quan Điều Tra Liên Bang (FBI) tin rằng, một tổ chức do các cựu sĩ quan VNCH khởi xướng, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã dính líu vào chuyện bạo lực.
Cuối tuần qua, chúng tôi cũng nghe được những lời phê bình, đặc biệt từ nhóm người Mỹ gốc Việt dưới danh hiệu Việt Tân. Người sáng lập Việt Tân là những người cựu lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, cho rằng bản báo cáo của chúng tôi đã không chứng minh được sự liên hệ giữa tổ chức và bạo lực, như vậy trên vài khiá cạnh văn hóa, đã sỉ nhục những người Mỹ gốc Việt. Việt Tân vẫn cho rằng Mặt Trận Quốc Gia hoặc Mặt Trận, là nhóm bảo trợ việc thay đổi chính trị ở Việt Nam, do đó là mục tiêu cho các lời đồn đãi, chụp mũ từ nhiều năm qua.
Bản báo cáo của ProPublica và Frontline bao gồm bản báo cáo của cảnh sát điạ phương và bản điều tra của cơ quan FBI về các vụ giết người ở California, Texas và Virginia. Các hồ sơ cảnh sát và cơ quan FBI được dấu kín từ nhiều năm cho đến khi chúng tôi lấy được qua đạo luật Tự Do về Tin Tức. Hiện giờ, công chúng Hoa Kỳ, kể cả cộng đồng  người Mỹ gốc Việt có thể bắt đầu đánh giá kết qủa những năm tháng điều tra.
Đối với những gia đình nạn nhân, đó là cơ hội cho họ biết thêm tin tức, những việc điều tra, kết luận về cái chết của người thân. Các hồ sơ điều tra cho biết nhân viên điều tra FBI tin rằng Mặt Trận đứng sau chiến dịch giết người, đốt nhà, đánh đập nạn nhân, và làm cho những nhà điều tra tức tối, mất mặt không tìm ra, đưa thủ phạm ra trước công lý. Hơn nữa, năm cựu lãnh tụ của tổ chức cho chúng tôi biết, họ đã điều hành đơn vị ám sát thanh toán những người lên tiếng chỉ trích hoặc tình nghi Cộng Sản.
Việt Tân cũng nói rằng một hoặc nhiều cựu hội viên Mặt Trận xuất hiện trong cuốn phim hoặc bài viết đã kể lại câu chuyện không đúng sự thật. Chưa có ai trong cuốn phim hoặc bài viết liên lạc với chúng tôi về chuyện đó. Việt Tân nói rằng, một cựu lãnh tụ Mặt Trận, Nguyễn Xuân Nghiã, bây giờ quả quyết ông ta chưa từng kể cho phóng viên của chúng tôi A.C. Thompson và đạo diễn Richard Rowley, rằng ông ta đã họp với hội viên Mặt Trận về việc giết một nhà xuất bản báo chí. Chúng tôi rất vui trả lời trực tiếp cho ông Nghiã nếu ông ta muốn chống lại chúng tôi.
Việt Tân nói rằng, Mặt Trận chưa từng điều hành một đơn vị ám sát. Nhưng trong hồ sơ FBI, có những cuộc bàn luận của Mặt Trận và đơn vị có danh diệu K-9 - Những hội viên bị nghi ngờ và bảng phân loại các nạn nhân. Danh sách này được lập nên một phần từ những cựu hội viên Mặt Trận. Katherine Tang-Wilcox, một điệp viên FBI về hưu, góp phần trong việc điều tra Mặt Trận, nói một cách đơn giản, trong cuốn phim và bài viết: “K-9 được tổ chức như cánh tay ám sát của Mặt Trận”.
Việt Tân cho rằng, có phần kể chuyện cho bản báo cáo đằng sau cuốn phim và bài viết, và cho rằng việc làm của chúng tôi sỉ nhục cộng đồng mở rộng người Mỹ gốc Việt. Những người Việt yêu nước, bị cho rằng “bị xem như những cựu chiến binh căm hờn, do bị mất điạ vị trong xã hội”
ProPublica và Frontline theo vết bản báo cáo, đưa chúng tôi đến, lại đến với Mặt Trận. Chúng tôi không thể nào làm giảm tinh thần người Việt tỵ nạn, và những hãnh diện về sức chịu đựng của họ trong suốt cuộc chiến và hành trình tìm tự do. Chúng tôi trình bầy việc làm của những kẻ quá khích, và sự kiện vẫn là sự kiện: mặc dầu có nhiều khía cạnh của Mặt Trận, tổ chức được thành lập với nhiệm vụ giải thể chính quyền Công Sản Hà Nội, và gây qũy ở Hoa Kỳ để thực hiện mục đích. Họ xây dựng một lực lượng chiến đấu và đã tìm cách xâm nhập vào Việt Nam ba lần. Những cố gắng đó ảnh hưởng việc xin định cư của nhiều người tỵ nạn là điều không ngạc nhiên. Điều đó vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.
Điều cần nói thêm, chúng tôi dành nhiều thì giờ tiếp xúc với các cựu quân nhân VNCH trong thời gian làm bản báo cáo, tại nghiã trang trong ngày lễ Tưởng Niệm, trong các quán cà phê, tại tư gia của họ, và chúng tôi rất trân trọng thì giờ họ đã dành cho chúng tôi. Hai người cộng tác trong việc thực hiện chương trình, nhà làm phim Tony Nguyễn và Jimmy Tòng Nguyễn, một người thông dịch viên, cựu quân nhân VNCH đã giúp đỡ trong việc làm bản báo cáo và sự hiểu biết của chúng tôi về lịch sử, cũng như tâm lý của người Việt.
Năm 1993, vài lãnh tụ làm đơn thưa mấy nhà báo người Mỹ gốc Việt, đã tố cáo họ nhúng tay vào những chuyện bạo lực trong cộng đồng. Việt Tân cho rằng, đọc tài liệu về những trường hợp đó sẽ tin rằng, sự thực Mặt Trận không dính líu gì đến những chuyện bạo lực. Bồi thẩm đoàn đã bác bỏ đơn thưa của những người đại diện Mặt Trận.
Câu chuyện đã bị lãng quên từ lâu và không có kết luận về những vụ mưu sát chính trị và tấn công bạo lực. Có lẽ Việt Tân không muốn phổ biến rộng rãi trên khắp cả nước, và đúng như thế, một chương không có kết luận trong một cộng đồng sống động, nhiều biến cố lịch sử. Đó là câu chuyện dựa vào tài liệu, các nhà điều tra, những cuộc phỏng vấn trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Trong những cuộc phỏng vấn, chúng tôi thường được nghe nói đến những chuyện bạo lực khác mà chưa từng báo cáo cho cơ quan FBI, và trong thời gian cuốn phim và bài viết được xuất bản, chúng tôi nhận được nhiều tin nhắn từ những người xem phim, đọc bài viết muốn cho biết thêm về những chuyện bạo lực, đe dọa tương tự.
Trong tuần lễ vừa qua, các phóng viên của chúng tôi nói về chương trình trong nhiều cuộc phỏng vấn - kể cả báo chí, phương tiện truyền thông người Mỹ gốc Việt, nơi mà những vụ giết người, bạo hành được bàn cãi, tranh luận. Chúng tôi hy vọng phần báo cáo của chúng tôi có thể dẫn tới một khám phá ra những trường hợp bị “lạnh” (quên lãng). Không có tình trạng hoặc giới hạn về những vụ giết người, như Tang-Wilcox, nhân viên FBI về hưu đã nói “Ai đó biết, ai là người chịu trách nhiệm cho mỗi trường hợp và những người làm chuyện hành động”

 Nguyên bản in English 

Terror in Little Saigon: An Objection and a Response

Our reporting with Frontline on an unsolved campaign of violence within the Vietnamese-American community has provoked passionate debate.
ProPublica, Nov. 13, 2015, 4:43 p.m.+



Frontline’s film, “Terror in Little Saigon,” and the accompanying ProPublica article, revisited a painful chapter in the Vietnamese-American experience. Since publication, we have heard from many viewers and readers who expressed deep gratitude for our reporting on the murders of five Vietnamese-American journalists and a broader pattern of violence within the refugee communities that grew up in America after the Vietnam War. The film and article showed that the FBI came to believe that an organization started by former South Vietnamese military officers, the National United Front for the Liberation of Vietnam, was linked to the violence.

Over the last week, we have also heard criticisms, in particular from a Vietnamese-American advocacy group called Viet Tan. Viet Tan, whose founders were leaders of the National United Front, has asserted that our reporting failed to prove the connection between the organization and the violence, and was, in certain respects, culturally insulting to Vietnamese Americans. Viet Tan maintains that the National United Front, known most commonly as the Front, was a group committed to fostering political change in Vietnam, and that it has been the target of rumors and false allegations for years.

ProPublica and Frontline’s reporting included an unprecedented examination of the local police and the FBI investigations into the murders in California, Texas and Virginia. The police and FBI files had been secret for decades until we obtained them through the Freedom of Information Act. Now the American public, including the Vietnamese-American community, can begin to assess the substance and shortcomings of years of investigation. For the families of the victims, this was the only opportunity they had been afforded to take stock of what investigators had uncovered and theorized about the deaths of their loved ones. Those investigative files show that FBI agents were persuaded that the Front was behind a campaign of murder, arson and beatings, and they capture the frustration of investigators in never managing to bring any of the perpetrators to justice. As well, five former leaders of the organization told us the group had run its own assassination unit to deal with its critics or suspected Communists.

Viet Tan has also asserted that one or more former Front members who appeared in the film and article were either misquoted or somehow otherwise misrepresented. No one featured in the film or article has contacted us making such a claim. Viet Tan says that one former Front leader, Nguyen Xuan Nghia, now insists he never told our reporter, A.C. Thompson, and director, Richard Rowley, that he had been in a meeting with Front members who talked about killing a newspaper publisher. We would be happy to respond directly to Nghia should he want to raise an objection with us.

Viet Tan says that the Front never ran an assassination unit. The FBI’s files, however, are laden with discussions of the Front and the unit, known as K-9 — its suspected members and its catalogue of victims. These entries were built on in part accounts from former members of the Front. Katherine Tang-Wilcox, a retired FBI special agent who helped run the investigation of the Front, said it plainly, in the film and in the article: “K-9 was established as the assassination arm of the Front.”

Viet Tan asserts that there was a preconceived narrative for the reporting behind the film and the article, and it claims that our work was insulting to the wider Vietnamese-American community. Vietnamese patriots, it says, “are relegated to being vengeful veterans motivated by a loss of social status.”

ProPublica and Frontline followed the reporting where it took us. Where it took us over and over again was to the Front. We in no way sought to demonize Vietnamese refugees, and the profound hardships they endured both during the war and in the exodus after. We exposed the work of extremists, and the facts are the facts: Although there may have been other aspects to the Front, it was founded with the express mission of toppling the Communist regime in Hanoi, and it raised money in the U.S. to mount such an effort. It created a makeshift fighting force and tried three times to get inside Vietnam. That such an effort would have held appeal for many displaced and traumatized refugees from a lost war is no surprise. It just happened to violate American law.

It’s worth noting that we spent time with veterans of the former South Vietnamese military during the course of our reporting, at the cemetery on Memorial Day, at cafes, at their homes, and we are grateful to them for sharing their time with us. Two associate producers on the project, filmmaker Tony Nguyen and Jimmy Tong Nguyen, a translator and veteran of the Army of the Republic of Vietnam, helped in our reporting and our understanding of the appropriate historical context and cultural sensitivity.

In 1993, several Front leaders brought a libel lawsuit against Vietnamese-American journalists who had accused them of being behind acts of violence within the community. Viet Tan suggests that any reading of that case would support the idea that, in fact, the Front was not behind any violence. The claim by the Front plaintiffs that they had been libeled was rejected by a jury.

The story of a long-forgotten and unsolved spate of politically motivated murders and attacks may not have been the story Viet Tan wanted published nationwide, and indeed it is a grim, unresolved chapter in a vibrant community’s rich history. But that is the story told by documents, investigators and interviews in the Vietnamese-American community itself. During our interviews, we were frequently told about additional violence that had never been reported to the FBI, and since the film and articles were published, we have received numerous notes from viewers and readers who want to share accounts of being similarly threatened and harassed.

Over the last week, our journalists have talked about the project in numerous interviews — including in the Vietnamese-American media, where these murders and violence are being passionately debated. We hope the reporting we’ve done can now lead to a break in these long cold cases. There is no statute of limitations on murder, and as Tang-Wilcox, the retired FBI agent, said, “Somebody knows who’s responsible for each and every one of these acts.”

Friday, November 27, 2015

BỊ GẠT