Saturday, October 28, 2017

Đời người như bốn mùa

Một người đàn ông giàu có sinh được 4 người con trai. Ngay từ khi các con còn nhỏ, ông đã luôn chú trọng dạy con cách làm người, cách đối nhân xử thế vì ông không muốn con mình dựa dẫm vào gia thế giàu có mà khoe khoang kiêu ngạo buông thả bản thân và không chịu phấn đấu.
Một lần, vì muốn các con của mình hiểu được một điều quan trọng của cuộc sống thông qua trải nghiệm thực tế nên ông đã nói họ đi đến một nơi rất xa, ở đó có trồng một loại lê quý. Mỗi người con sẽ đến đó một lần vào các thời điểm khác nhau trong năm. Ông muốn họ quan sát cây lê để rồi kể lại cho ông những gì họ đã thấy ở đó.

Người cha phân công con trai cả sẽ đi tới chỗ cây lê quý đó vào mùa đông, nhìn ngắm kỹ cây lê rồi quay về. Con trai thứ hai đi đến đó vào mùa xuân, con trai thứ ba đến đó vào mùa hè và con trai út sẽ đến đó vào mùa thu.
Bốn người con vâng lời cha và họ lần lượt đi tới chỗ đó, vượt qua chặng đường xa xôi, nắng mưa và đôi khi cả gió rét. Đợi tới khi người cuối cùng quay trở về, người cha gọi họ đến và muốn được nghe trải nghiệm của họ trong cuộc hành trình này.
Bốn người con đều nóng lòng muốn chia sẻ với cha những gì họ đã thấy.
Con trai lớn kể lại: “Con thấy cái cây đó xấu xí lắm, thân cong, lá xác xơ. Nó dường như không có chút sức sống nào cả”.
Người con thứ hai lập tức ngắt lời: “Không đúng, cái cây đó đầy những chồi non xanh mơn mởn”.
Người con thứ ba nghe vậy lắc đầu: “Con cảm nhận được hoa của cây có mùi thơm ngọt dịu và trông rất đẹp. Đó là loài hoa đẹp nhất so với tất cả các loài hoa mà con từng nhìn thấy trước đây”.
Người con trai út không cùng quan điểm với ba anh: “Cây có rất nhiều quả chín, có nhiều quả còn rơi xuống. Lá của nó có chiếc màu vàng nhạt, có chiếc màu vàng đậm. Nhưng con cảm nhận được một sự hài hòa và yên bình khi ngắm nhìn cây lê đó”..
Sau khi nghe từng người con trai chia sẻ, người cha nói: “Không ai sai cả. Tất cả các con đều đúng. Mỗi con chỉ nhìn thấy được thực trạng của cây trong mùa một mùa nhất định, do đó các con đã nói về những gì bản thân nhìn thấy về trạng thái của cây ở thời điểm đó. Trạng thái của cây thay đổi theo thời gian, cũng giống như trạng thái của con người. Chúng ta không nên phán xét ai đó bằng cách chỉ nhìn người ta tại một thời điểm nhất định trong cuộc sống của họ. Đó là những gì cha muốn các con phải học”..
Người cha tiếp tục nói: “Nếu các con bỏ cuộc khi đối diện với mùa đông giá lạnh, các con sẽ bỏ lỡ những triển vọng tốt đẹp khi mùa xuân đến, rồi sẽ bỏ lỡ cả vẻ đẹp trong mùa hè và sự trọn vẹn khi mùa thu tới.”

Trong cuộc đời của chúng ta, biết người thì dễ, hiểu người thì khó, mà biết người, hiểu người nhưng không phán xét họ lại càng khó hơn. Thói quen so sánh, đánh giá dường như trở thành cố hữu trong chúng ta. Tuy nhiên, những điều ta nhìn thấy ở họ tại thời điểm ấy lại chỉ là một lát cắt của cuộc đời họ, là họ ở khoảnh khắc đó mà thôi.
Giống như một người phụ nữ, người ta sẽ thấy cô là một doanh nhân quyết đoán, có tầm nhìn, có tài lãnh đạo khi quan sát cô làm việc. Tuy nhiên, trở về nhà với cương vị là một người mẹ, cô lại hiền dịu, đảm đang và giản dị.
Chính bởi vậy, những điều mắt ta có thể nhìn thấy lại không đủ để đánh giá một con người. Bản chất của một người cần chúng ta qua thời gian lâu dài tìm hiểu mới có thể thấu hiểu, cần chúng ta có dũng khí hạ bỏ cái tôi của mình, bước vào thế giới của họ với một trái tim nhân hậu và tấm lòng cảm thông. Rốt cuộc thì nhân cách, đạo đức, phẩm hạnh của một người mới thực sự trả lời cho câu hỏi họ là ai.

Cũng như thế, đối với một cuộc hành trình, một sự việc, đừng vì chút khó khăn nhất thời mà đứt gánh giữa đường, đừng vì chút áp lực mà từ bỏ niềm tin và nguyên tắc sống đúng đắn của mình. Nghịch cảnh chỉ là một phép thử, để xem với những gì chính bản thân mình đã lựa chọn, ta có đủ dũng khí và kiên định đi đến cuối con đường hay không.

Tình yêu và hạnh phúc mà chúng ta đạt được trong cuộc sống chỉ có thể được đánh giá đúng vào thời điểm cuối cùng, khi chúng ta đã trải qua hết thảy bốn mùa trong một năm, trải qua tất cả các giai đoạn trong cuộc sống.
ST

Thursday, October 19, 2017

Tại sao phải giết cả Tồng Thống Diệm và Tổng Thống Kennedy? Lữ Giang

Biến cố tháng 11/1963 tại Miền Nam Việt Nam đã gây khá nhiều rắc rối cho chính phủ Hoa Kỳ về đối nội cũng như đối ngoại. Nhưng cho đến nay, ít ai tin rằng Hoa Kỳ sẽ từ bỏ các phương thức đã áp dụng tại Miền Nam Việt Nam trước đây để bảo vệ quyền lợi của Mỹ, nhất là của nhóm tài phiệt quốc phòng, nên các nhà đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ và phát triển cần rút kinh nghiệm lịch sử để không bị biến thành những con bài thí như VNCH trước 30.4.1975.
Các tài liệu được tiết lộ cho thấy có ba nhân vật quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ lúc đó đã dính líu trực tiếp đến việc hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, đó là Averell W. Harriman (1891 – 1986), Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách về Các Vấn đề Chính trị; Henry Cabot Lodge (1902 – 1985), Đại Sứ Hoa Kỳ tại VNCH và Lucien E. Conein (1919 – 1998), đặc vụ của CIA tại Việt Nam. Trong ba nhân vật này Harriman là người đóng vai trò chỉ đạo và quyết định.
Tài liệu cũng cho thấy tại sao cả Tổng Thống Diệm lẫn Tổng Thống Kennedy phải bị giết.
VAI TRÒ CỦA HARRIMAN
Ngày 4.4.1963, một nhà ngoại giao nổi tiếng của Mỹ là Averell W. Harriman được bổ nhiệm làm Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách về Các Vấn đề Chính trị, kiêm Chủ tịch Đoàn Công tác Đặc biệt về Chống Du kích chiến. Ngoài các chức vụ này, ông còn được giao cho lãnh đạo bốn cơ quan tình báo chính của Hoa Kỳ nên quyền hành rất lớn.
 Harriman (giữa) đang nói chuyện với Stalin
 
“Toán Việt Nam của Harriman” (Harriman’s Vietnam team) được thành lập do Roger Hilsman đứng đầu. Hilsman là Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Viễn Đông Vụ, Cố vấn về chính sách Việt Nam và Giám Đốc Văn Phòng Tình Báo và Sưu Tầm tại Bộ Ngoại Giao. Toán này gồm có 5 chuyên gia phụ trách về Đông Nam Á là Michael V. Forrestal, William Heal Sullivan, Joseph A. Mendenhall, Paul Kattenburg và James Thomson. Kế hoạch phá sập chế độ Ngô Đình Diệm đều do nhóm này đưa ra và thực hiện.
Ngày 8.3.1963, một vụ nổ trước đài phát thanh Huế đã làm cho 8 em tham dự biểu tình bị tử nạn. Cho đến nay, nguyên nhân của biến cố này vẫn chưa được xác định. Ngày 11.6.1963 Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã “tự thiêu” tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, Sài Gòn. Tin này được các phóng viên CIA của Mỹ chụp hình và loan đi, làm thế giới rung động. Nhiều người tin rằng đó là một biến cố do Phật Giáo tổ chức để chống ông Diệm. Nhưng sau này, các tài liệu mật của Mỹ công bố cho biết vụ này do CIA thực hiện. Người trực tiếp chỉ huy là William Kohlmann, và hai người có nhiệm vụ thi hành là Trần Quang Thuận, một nhân viên CIA, và Đại đức Thích Đức Nghiệp, một cộng tác viên của CIA. Cuốn video được công bố cho thấy Thầy Quảng Đức bị thiêu sống chứ không phải “tự thiêu”!
Ngày ngày 18.8.1963, CIA bảo Tướng Trần Thiện Khiêm, một nhân viên CIA, dẫn một số tướng lãnh Việt Nam vào Dinh Gia Long xúi ông Diệm ban hành lệnh giới nghiêm, lục xét các chùa và bắt các tăng ni gây rối loạn, nếu không thì quân đội sẽ không chịu chiến đấu nữa. Ông Diệm đã trúng kế CIA. Vụ lục xét các chùa đã xảy ra đêm 20 rạng ngày 21.8.1963.
Sau đó, Harriman bảo Roger Hilsman soạn thảo công điện ra lệnh đảo chánh. Họ gặp ông George Ball ở sân golf và yêu cầu ông gọi cho Tổng Thống Kennedy ở Cap Cod biết. Tổng Thống trả lời rằng ông đồng ý công điện gởi đi nếu các cố vấn của ông cũng đồng ý như vậy. Thế là ngày 24.8.1963 một công điện ra lệnh đảo chánh mang tên DEPTEL 243 được gởi cho Đại Sứ Cabot Lodge ở Sài Gòn để thi hành. Khi trở về và xem lại công điện đó, Tồng Thống Kenndy đã tỏ ra hối tiếc:
“Theo sự xét đoán của tôi, bức điện đó đã được soạn thảo tồi tệ.. Bức điện đó phải không bao giờ được gởi vào hôm thứ bảy. Tôi phải không bao giờ biểu đồng tình nếu không được bàn luận bàn tròn.”
VAI TRÒ CỦA ĐẠI SỨ CABOT LODGE
Trong cuốn hồi ký “The Storm Has Many Eyes” (Bảo Tố Có Nhiều Con Mắt), Đại Sứ Henry Cabot Lodge đã kể lại rằng một nhân viên tình báo cao cấp và hiểu biết rất rõ về Việt Nam đã nói với ông trước ngày ông đi Sài Gòn rằng “trừ khi họ rời đất nước của họ, không có một quyền lực nào trên trái đất có thể ngăn cản việc ám sát Thổng Thống Ngô Đình Diệm, người em của ông ta là ông Ngô Đình Nhu và người em dâu của ông ta là bà Nhu.” Theo ông, sự tiên đoán này đã trở thành chính xác một cách bi thảm. Ông Lodge cũng đã từng nói với ký giả David Haberstam, người đã viết nhiều sách về chiến tranh Việt Nam: “Chúng ta phải làm gì với họ nếu họ còn sống? Bất cứ Đại Tá Blimp (một nhân vật biếm họa) nào trên thế giới đều có thể xử dụng họ.”
Trên đây là hai mẫu chyện được ông Lodge đưa ra để giải thích rằng việc giết ông Diệm và ông Nhu là chuyện phải làm.
Đại Tá Mike Dunn, Phụ Tá Đặc Biệt (Special Assistant) và là bạn thân của Đại Sứ Lodge đã tiết lộ:
Sau khi đầu hàng, ông Diệm có gọi điện thoại cho ông Lodge một lần nữa vào lúc 7 giờ sáng ngày 2.11.1963 trước khi ông bị bắt và bị hạ sát. Ông Diệm xin ông Lodge giúp đỡ trong giờ cuối cùng của ông ta, ông Lodge bảo ông ta “giữ máy” (put on hold) rồi bỏ đi một lúc (có lẽ đi xin chỉ thị). Khi trở lại, ông Lodge đề nghị cho hai anh em được tỵ nạn, nhưng không hứa sẽ sắp xếp việc ra đi cho đến ngày mai. Khi đó Đại Tá Dunn tình nguyện chính ông ta đi cứu hai anh em khỏi tay các nhà lãnh đạo cuộc đảo chánh. Ông Lodge đã từ chối một cách thẳng thừng: “Chúng ta không thể can dự vào việc đó.”
Cũng trong cuộc phỏng vấn nói trên, ông Dunn cho biết khi ông Lodge bảo ông Diệm “giữ máy”, ông liền thông báo cho Lucien Conein tại bộ chỉ huy của cuộc đảo chánh về ông Diệm đang ở đâu.
Trong cuốn “Lodge in Vietnam” bà Blair cho biết lúc 5 giờ sáng ngày 2.11.1963, ông Lodge đã leo lên một bao lơn (balcony) để quan sát thành phố và ở đó cho đến khi cuộc chiến đấu chấm dứt vào lúc 7 giờ. Không có nơi nào ghi lại những quyết định hay mệnh lệnh của ông trong những giờ đó.
Tướng Trần Văn Đôn, một thành phần của bộ chỉ huy đảo chánh, xác quyết: “Tất cả những sự việx xẩy ra đều có sự tiếp tay của Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge.” (Việt Nam nhân chứng, tr. 274).
VAI TRÒ CỦA LUCIEN CONEIN
Lucien Conein sinh năm 1919 tại Paris, đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943. Từ 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán đặc nhiệm dưới quyền của Đại Tá Edward Lansdale, sau đó, ông trở về Mỹ và tham gia Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force). Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung Tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gởi qua Sài Gòn làm cố vấn cho Bộ Nội Vụ. Nhưng trong thực tế, Lucien Conein có nhiệm vụ móc nối với các tướng Việt Nam mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại Tá Lansdale, để tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Các tướng Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh… đều do Lucien Conein móc nối. Đại Sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là “the indispensable man” (con người cần thiết)
 
Lucien Conein (trên-giữa) và các tướng Kim, Đính, Đôn, Vỹ, Xuân.
 
Khi cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 xẩy ra, Lucien Conein đến Bộ Tổng Tham Mưu chỉ đạo trực tiếp cuộc đảo chánh. Ông ngồi trên ghế của Tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc dưới ghế, hai chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum, chỉ huy các tướng Việt Nam thực hiện đảo chánh. Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin ông Diệm và ông Nhu đã ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt lại cho kỳ được, vì rất quan trọng”. Lucien Conein đã nói với các tướng đảo chánh bằng tiến Pháp: “On ne fait pas d'omelette sans casser les oeufs.” (Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể những cái trứng..) (Việt Nam nhân chứng, tr. 228)
TIẾT LỘ CỦA TỔNG THỐNG JOHNSON
Cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, cho biết vào ngày 1.2.1966, Tổng Thống Johnson đã gọi điện thoại cho Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthay nói về cuộc đảo chánh lật đổ và giết ông Diệm như sau:
“Johnson: ... Nhưng ngài nhớ, lúc đầu họ nói với tôi về ông Diệm...
MacCarthy: Có chứ.
Johnson: (rằng) ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và XỬ DỤNG MỘT BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ ĐÁNG NGUYỀN RỦA để hạ sát ông ta. Bây giờ, chúng ta thật sự không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.”
Ít phút sau, trong một cuộc nói chuyện với Tướng Maxwell D. Taylor đang là Đại Sứ Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam, Tổng Thống Johnson lại nhắc lại điều đó. Ông nói với Tướng Taylor:
Họ khởi đầu và nói: ‘Chúng ta phải giết Diệm, bởi vì ông ta không tốt. Chúng ta hãy, chúng ta hãy lật đổ ông ta. Và chúng ta đã làm.”
Tướng Taylor đồng ý:
Phải, sự việc đã khởi đầu tất cả như thế. Đúng là sự việc đã khởi đầu như thế.”
Tổng Thống Johnson giận dữ trả lời:
Và lúc đó tôi đã van nài họ, ‘Xin vui lòng đừng làm điều đó’. Nhưng sự việc vẫn được khởi sự. Và họ đã lật đổ ông ta.”
XÁC ĐỊNH NGƯỜI RA LỆNH GIẾT
Sau khi vụ hạ sát ông Diệm xảy ra, Tổng Thống Kennedy đã ra lệnh cho ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Sài Gòn năm 1963 điều tra xem việc gì đã xẩy ra và ai có trách nhiệm. Trả lời của ông Corson như sau:
“Mọi chỉ thị từ Averell Harriman... Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Henry Cabot Lodge thực hiện.”
Phụ tá quân sự của Đại Sứ Henry Cabot Lodge được ông Corson nói ở đây không ai khác hơn là Trung Tá Lucien Conein.
Theo ông Corson, năm 1963, Harriman đã điều hành Việt Nam không cần hỏi ý kiến của Tổng Thống hay Tổng Trưởng Tư Pháp. Ông Corson cho biết Tổng Thống Kennedy bắt đầu nghi ngờ rằng không một ai trong toán an ninh quốc gia là trung thành.
Trưởng Trạm CIA tại Saigon là “Jocko” Richardson được thay thế bằng một toán không tên (no-name team). Nhân vật chính là một sĩ quan của Đội Hành Quân Đặc Biệt (Special Operations Army), đó là Đại tá John Michael Dunn, nhận mệnh lệnh không phải từ hệ cấp CIA thông thường mà từ Harriman và Forrestal. Theo Corson, “John Michael Dunn được biết như là người tiếp xúc với những người âm mưu đảo chánh”, mặc dù vai trò của Dunn không bao giờ được công khai hoá trước công luận. Corson tin rằng Richardson bị cất chức để Dunn, một người được Đại Sứ Cabot Lodge chỉ định cho “các công tác đặc biệt” (special operations), có thể hành động không bị trở ngại.
TỔNG THỐNG KENNEDY KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC!
Trong cuốn hồi ký “In Retrospect the Tragedy and Lessons of Vietnam”, ôngt Robert S. McNamara, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ lúc đó, đã ghi lại phản ứng của Tổng Thống Kennedy sau khi được tin ông Diệm đã bị giết như sau:
Khi Tổng Thống đọc mẩu tin này, mặt ông tái xanh như tàu lá. Tôi chưa hề thấy ông xúc động mạnh như vậy đến bao giờ. Theo ông Forrestal thuật lại, cái chết của hai người “đã làm ông rúng động một cách sâu xa, gây bàng hoàng tâm trí và đánh mạnh vào tiềm thức tín ngưỡng... làm lung lay lòng tin tưởng... về những gì ông được khuyến cáo liên quan đến Nam Việt Nam”. Arthur Schlesinger Jr. ghi nhận rằng Tổng Thống “rất buồn thảm và bối rối cùng cực”, tinh thần suy sụp chưa từng thấy kể từ sau vụ thất bại ở Vịnh Con Heo.
“Đọc xong bản tin, Tổng Thống nghĩ đến ảnh hưởng của cái chết của hai người có tác dụng xấu ngay trong nước và ở hải ngoại... Tổng Thống nghĩ rằng sau hai mươi năm phục vụ quê hương Việt nam, sinh mạng ông Diệm không thể kết thúc như vậy.”
 Tổng Thống Kennedy 
 
Sau khi ông Diệm bị lật đổ, Tổng Thống Kennedy không còn tin tưởng vào cuộc chiến thắng tại miền Nam Việt Nam. Trong cuộc họp báo ngày 14.11.1963, Tổng Thống hỏi:
Bạn có chào thua tại miền Nam Việt Nam không?”.
Rồi ông tự trả lời câu hỏi của chính mình:
Chương trình quan trọng nhất, dĩ nhiên là cho nền an ninh của chúng ta, nhưng tôi không muốn Hoa Kỳ đưa quân tác chiến sang đó.”
Sau đó ông nói:
Giờ đây mục tiêu của chúng ta là đưa quân nhân Hoa Kỳ về nước, cho phép Việt Nam tự duy trì lấy nước mình như là một quốc gia độc lập.”
Ngày 22.11.1963 Tổng Thống Kennedy đã bị hạ sát tại Dallas.
LÝ DO KENNEDY CŨNG BỊ GIẾT NHƯ DIỆM
Lý do Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải bị giết đã được Đại Sứ Henry Cabot Lodge giải thích rất rỏ: “Chúng ta phải làm gì với họ nếu họ còn sống? Bất cứ Đại Tá Blimp (một nhân vật biếm họa) nào trên thế giới đều có thể xử dụng họ.”
Còn Tổng Thống Kennedy cũng phải bị giết vì hai lý do:
Lý do thứ nhất là báo cáo của ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Sài Gòn, đã cho biết: “Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Henry Cabot Lodge thực hiện.”. Biết rằng khó tránh khỏi các biện pháp thanh trừng nội bộ mà Tổng Thống Kennedy sẽ đưa ra, các thủ phạm đã ra tay trước.
Lý do thứ hai là trong khi các thế lực quân phiệt đứng đàng sau đòi hỏi phải mở rộng chiến tranh để tiêu thụ vũ khí cũ và thí nghiệm các vũ khí mới, Kennedy gây trở ngại bằng cách ra ra lệnh rút quân khỏi Việt Nam nên ông phải bị giết.
Khi hay tin Tổng Thống Kennedy bị ám sát, Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson chỉ vào bức hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm đang treo trong nhà ông và nói: “Chúng ta đã nhúng tay vào việc giết ông ta. Bây giờ chuyện đó lại xẩy ra ở đây.”
Đúng như vậy! Nhưng người Mỹ vẫn tiếp tục hành động theo quyền lợi của giới tài phiệt Mỹ, bất chấp những hậu quả tai hại có thể gây ra.
Ngày 19.10.2017
Lữ Giang

Pax Thiên - từ cậu bé người Việt bị bỏ rơi đến anh chàng bảnh bao, nam tính nhờ Angelina Jolie

Phạm Quang Sáng – Pax Thiên được vợ chồng nhà Jolie - Pitt nhận nuôi và trở thành một trong những cái tên đang được săn đón ở Hollywood khi cậu bước sang tuổi 14. 

Trong số 6 người con nhà minh tinh Angelina Jolie tại liên hoan phim quốc tế Toronto hôm 11/9 vừa qua, cậu con trai gốc Việt - Pax Thiên nhận được sự quan tâm lớn hơn cả của khán giả và truyền thông.
Từ một cậu nhóc 3 tuổi chỉ cao 93cm và nặng 14,5 kg, Pax Thiên giờ đã lớn phổng phao và trở thành quý tử cao nhất nhà Jolie-Pitt. Cậu bé gốc Việt trông chững chạc trong bộ suit màu xanh và phảng phất dáng dấp của một người đàn ông trưởng thành, vững chãi khi chuẩn bị bước sang tuổi 14.
Sự "lột xác" của Pax Thiên được nhiều người ví như phép màu bởi hơn 10 năm trước, cậu là đứa trẻ bị bỏ rơi ở trung tâm Tam Bình (TP Hồ Chí Minh).

Cậu con trai của bà mẹ nghiện ma túy

Một đêm vào cuối năm 2003, một cô gái trẻ đau đẻ và được chuyển vào bệnh viện Từ Dũ trong tình trạng vẫn đang say ma túy. Sau khi sinh bé trai và đặt tên cho bé là Phạm Quang Sáng, cô gái đã bỏ trốn và để lại đứa con trai mới sinh còn đỏ hỏn, cùng khoản nợ 480.000 đồng tiền viện phí.
Người mẹ đáng trách và đáng thương ấy tên Phạm Thu Dung – cô gái từng nổi tiếng ăn chơi khắp các vũ trường Sài Gòn từ những năm 2...000. Ba của đứa trẻ là tổ trưởng trong xưởng sản xuất của Thu Dung khi cô về Bình Dương xin làm công nhân năm 2002. Mối tình ngoài luồng với người đàn ông đã có gia đình khiến Thu Dung phải bỏ lại đứa bé ngay khi vừa sinh để tránh những dị nghị của gia đình, xã hội.
Chính người mẹ ấy có lẽ cũng không thể ngờ rằng cuộc đời của Phạm Quang Sáng sau này tươi sáng, rạng ngời như chính ước mong của cô khi đặt tên cho con.
Khi Sáng được vài tháng, cậu bé được chuyển về Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Tam Bình. Định mệnh đã cho cậu bé gặp được ngôi sao điện ảnh Angelina Jolie khi cô có chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006. Nữ diễn viên sinh năm 1975 tới Trung tâm Tam Bình và đặc biệt có ấn tượng với Sáng dù cậu bé là đứa trẻ lầm lì, ít nói và thường đứng riêng ở một chỗ trong phòng.
Angelina từng chia sẻ, hình ảnh Phạm Quang Sáng ám ảnh cô ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Cô ngỏ ý muốn nhận nuôi cậu bé. Đầu tháng 1/2007, Jolie chính thức nộp đơn xin con nuôi tại Việt Nam.
Hồ sơ của cô được giải quyết nhanh chóng do đã chọn đích danh Phạm Quang Sáng. Tháng 3/2007, Phạm Quang Sáng trở thành con nuôi của Angelina Jolie. Cô nhận nuôi Sáng dưới tư cách là mẹ đơn thân vì pháp luật Việt Nam chưa cho phép các cặp vợ chồng chưa đăng ký kết hôn như Angelina và Brad Pitt nhận con nuôi chung. Từ đó, Angelina đặt tên cho cậu bé là Pax Thiên với ý nghĩa là bầu trời bình yên..

Trở thành cậu bé được quan tâm ở Hollywood

Pax Thiên là một trong 6 người con nuôi từ 4 quốc gia của cặp đôi quyền lực Angelina và Brad Pitt. 
Là con của Angelina và Brad Pitt, Pax Thiên nghiễm nhiên và trở thành một trong những cậu bé được quan tâm bậc nhất thế giới. Lúc đầu cậu bé rất nhút nhát. Mỗi khi ra đường cùng các anh chị em, Pax Thiên đều lấy gấu bông che mặt, thậm chí còn thể hiện thái độ khó chịu với các tay săn ảnh.
Pax Thiên có một cuộc sống "thiên đường". Mẹ cậu đã chi hơn 600.000 USD mỗi năm để thuê riêng cho mỗi người con một gia sư nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục tốt nhất.
Cậu bé gốc Việt còn nhận được sự chăm sóc của một bảo mẫu người Việt Nam do chính Angelina Jolie tuyển chọn. Cô muốn các con được học ngôn ngữ và văn hóa quê hương để không quên đi nguồn gốc của mình.
"Pax Thiên có nhiều sở thích như thể thao, du lịch nhưng cậu bé tỏ ra có hứng thú đặc biệt với âm nhạc và công việc DJ".
Angielina
Ông bố Brad Pitt từng tiết lộ Pax Thiên là người rất tình cảm. Cậu nhóc thể hiện rõ sự chín chắn khi làm anh cả và luôn quan tâm với các em nhỏ, nhất là khi đám nhóc ra đường cùng nhau.
Dưới bàn tay chăm sóc của bố mẹ nuôi, từ một cậu nhóc 3 tuổi chỉ cao 93cm và nặng 14,5 kg, Pax Thiên phổng phao và cao gần bằng mẹ Jolie khi mới hơn 10 tuổi. Được bố mẹ cho một cuộc sống nhung lụa nhưng cậu bé luôn tỏ ra chững chạc và chọn phong cách ăn mặc đơn giản.
Năm 2011, Pax Thiên được mẹ Angielina đưa trở lại Việt Nam.  4 năm trôi qua, Pax Thiên vẫn là một cậu bé Việt rụt rè, đáng yêu đứng nép sát vào mẹ.
Phải đợi đến khi được mẹ động viên và ôm vào người, Pax Thiên mới lí nhí lời chào "Hi" và ngay sau đó là câu "Cảm ơn". Trông dáng vẻ ngượng nghịu trước đám đông và cách phát âm tiếng Việt lơ lớ, Pax Thien làm nhiều người dõi theo hành trình của cậu, nhớ về bé Phạm Quang Sáng "ngày xưa".
'Người đàn ông nhỏ tuổi' bảnh bao
Năm 2016, một biến cố đến với cuộc đời cậu bé gốc Việt khi Jolie chính thức đâm đơn ly hôn với Brad Pitt vào ngày 20/9 sau những bất đồng về việc nuôi dạy con cái.  
Pax Thiên từng chia sẻ với truyền thông rằng đây là khoảng thời gian khó khăn của cậu và các anh em trong gia đình.
Nhưng mới đây, cặp đôi Angielina và Brad Pitt đã tái hợp sau quá trình điều trị tâm lý căng thẳng. Họ gặp gỡ trực tiếp và quyết định nối lại tình cũ sau một năm xa cách. Đây chắc chắn là tin không thể vui hơn với Pax Thiên và những người anh em của cậu.
Mới đây nhất, hình ảnh Pax Thiên và anh trai Maddox "hộ tống" mẹ đến thảm đỏ buổi công chiếu phim First They Killed My Father tại liên hoan phim Toronto, Canada ngày 11/9 khiến báo giới bất ngờ. Dù mới ở tuổi teen nhưng cả hai con trai của Jolie đều cao lớn gần bằng mẹ.
"Pax Thiên trông rất chững chạc trong bộ suit màu xanh. Ngày 29/11 tới, Pax đón sinh nhật tuổi 14. Tuy nhỏ hơn cậu anh gốc Campuchia - Maddox - 2 tuổi nhưng giờ Pax cao hơn, trở thành quý tử cao nhất nhà Angelina Jolie”, báo Mỹ nói về vẻ ngoài bảnh bao của cậu bé gốc Việt.
Với một nền tảng giáo dục chất lượng cao cùng ngoại hình ngày càng trưởng thành, bảnh bao, thời gian tới Pax Thiên được kỳ vọng là một sao nhí đáng chú ý nhất trong làng giải trí thế giới.
Người ta thường không tin vào những thứ màu nhiệm, diệu kỳ trong cuộc sống nhưng con người có thể làm nên nhiều "phép màu" bằng cách giúp đỡ, chia sẻ và thay đổi vận mệnh của người khác.
"Trường hợp của Pax Thiên là minh chứng cho sự hiện diện của phép màu có thật và Angelina Jolie chính là "bà tiên" biến cuộc sống của một cậu bé mồ côi bỗng trở nên hạnh phúc và rộng mở hơn bao giờ hết", một fan của Pax bình luận và nhận được hàng ngàn lượt like.
Huy Tuấn
 Giống Vn mà đuợc nuôi dưỡng đầy đủ như Pax Thiên cũng to con khỏe mạnh tự tin, đâu thua Âu Mỹ. Thuơng cho con nít VN thiếu ăn nhỏ con, tự ti, rụt rè sợ hãi...
Cậu bé lọ lem này có thể nhờ uy tín Mẹ cha mà sau trở thành tài tử không?.
 Giống cậu bé mồ côi VN, có cha nuôi là bác sĩ Đức, đuợc nuôi ăn học thành bác sĩ và thành phó thủ tướng Đức năm nào.