Thursday, October 23, 2014

Ánh sáng Điếu Cày



Trần Trung Đạo (Danlambao) - Khi trục xuất anh Điếu Cày ra khỏi Việt Nam, lãnh đạo CS nghĩ họ trục xuất anh sang Mỹ. Với lãnh đạo CS đó là một chọn lựa khôn ngoan. Bởi vì, theo họ, tên anh gắn liền với các phong trào chống chủ nghĩa Đại Hán Bá Quyền Trung Cộng; phong trào do anh lãnh đạo chẳng những không bị dập tắt dần theo năm tháng tù đày của riêng anh nhưng đã mỗi ngày một phát triển rộng; để anh ở lại là một mối lo canh cánh bên lòng.

Thật ra, đảng nghĩ vậy là lầm.
Từ lâu Việt Nam đã hình thành hai khối, Việt Nam CS và Việt Nam Tự Do. Đảng không đẩy anh qua Mỹ mà đã đẩy anh về phía Việt Nam Tự Do đang có mặt ở khắp bốn phương trời kể cả tại Việt Nam. Thả một con chim như Điếu Cày bay vào bầu trời tự do, con chim đó sẽ không biền biệt cuối chân mây nhưng một ngày sẽ bay về ngậm theo những hạt lúa mới. Hạt lúa dân chủ, khai phóng, nhân bản và tình người.

Khác với nhiều người tranh đấu trước anh, có thể ra đi vì chính kiến, ra đi vì quan điểm, ra đi vì gia đình, Điếu Cày ra đi vì trái tim khát vọng nồng cháy. Chính kiến có thể thay đổi, quan điểm có thể thỏa hiệp nhưng khát vọng độc lập, tự do dân tộc phát xuất từ trái tim của một con người chỉ có chết mới thôi.

Khát vọng độc lập, tự do dân tộc như đã chứng minh trong suốt dòng lịch sử Việt Nam, là ngọn lửa không bao giờ tắt. Hơn một ngàn năm trong bóng đêm nô lệ nhà Hán, nhà Ngô, nhà Đường với bao nhiêu cực hình đày đọa, sáng xuống bể tìm ngọc châu, chiều lên non săn ngà voi, trầm hương, châu báu, nhưng dân tộc Việt vẫn bảo vệ được tính độc lập, vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt trong sáng và thuần nhất. Đất nước chúng ta đã hơn một lần bị mất đi và giành lại được, Thăng Long đã từng bị đốt cháy nhưng chúng ta hãnh diện nói lớn rằng dân tộc Việt Nam chưa bao giờ bị mất gốc.
Hiếm có trên một đất nước nào, ở đó, tên của một con sông, một ngọn núi, một thôn làng, cũng có thể làm cho người dân khi nhắc đến phải rơi nước mắt. Những Phong Hóa, Nam Quan, Mê Linh, Bạch Đằng, Vạn Kiếp, Thiên Trường, Diên Hồng, Chi Lăng, Lam Sơn, Đống Đa, v.v... không phải chỉ là những địa danh, mà hơn thế nữa, còn là là nơi giữ gìn anh linh hùng khí của dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh những chiếc búa, những chiếc rìu, những mũi thương, mũi đao, mũi tên bằng đồng đào được ở vùng Trung Châu, Bắc Việt, ở Sông Bạch Đằng, dọc Ải Nam Quan không chỉ là những cổ vật mà còn là chứng tích của bao nhiêu trận mạc, bao nhiêu cuộc chiến đấu, bao nhiêu máu xương và nước mắt của tổ tiên đổ xuống trước tham vọng của các triều đại Bắc phương xâm lấn.
Trong lúc sự kính trọng dành cho hàng trăm nhà dân chủ đang bị tù dày bao giờ cũng sâu đậm, tình cảm của đồng bào trong và ngoài nước dành cho anh Điếu Cày, đặc biệt trong thời gian anh tuyệt thực đã vượt lên trên. Tình cảm đồng bào dành cho anh giống như tình cảm của anh dành cho đất nước: thiêng liêng, thân thương và trong sáng.
Anh Điếu Cày không phải là nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà lý thuyết, nhà hùng biện, nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Không phải là nhà nào cả. Anh chỉ là Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, cái tên một lần nghe rất lạ nay đã trở thành quen thuộc và gần gũi, đặc biệt trong lòng tuổi trẻ Việt Nam.
Anh Điếu Cày không phải là Nelson Madela của Nam Phi, Aung San Suu Ky của Miến Điện, Vaclav Havel của Tiệp. Anh là một người Việt Nam bình thường, đơn giản như hạt gạo, củ sắn, củ khoai, con mắm, ngọn rau nhưng cũng vô cùng cao quý bởi vì anh nói lên khát vọng độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Nỗi đau trong lòng anh là nỗi đau của một dân tộc định cư hơn bốn ngàn năm trên bán đảo Đông Dương trải dài 3260 cây số nhưng nay chỉ còn bờ mà không còn biển. Phải dành lại biển Đông, phải giành lại những hòn đảo mang tên Việt Nam, phải giành lại những tài nguyên trong lòng biển mà cha ông đã đổ máu để giữ gìn. Anh bước đi trên con đường quê hương gai góc, con đường nhiều người khác không dám đi: con đường chống Trung Cộng xâm lăng.
Mẫu số chung hôm nay là dân tộc và dân chủ. Mẫu số chung thiêng liêng đó vượt lên trên mọi hiệp định, mọi vĩ tuyến, mọi chia cách, mọi tôn giáo, thế hệ, trong hay ngoài nước. Mẫu số chung thiêng liêng đó không chỉ giá trị đối với những người đã từng hy sinh, từng đổ máu để bảo vệ miền Nam mà còn cho cả nhiều triệu đồng bào đã bị khủng bố từng ngày, từng đêm trên đất nước.
Không giống như 70 ngàn người Nga lưu vong ở Paris sau cách mạng CS năm 1917 hay hàng trăm ngàn người Việt lưu vong ngay sau CS chiếm VNCH năm 1975, người Việt Nam tự do hôm nay không còn mang tâm trạng lưu vong nữa. Thời đại hôm nay là thời đại của những người chết đang bắt đầu sống lại và người đi đang lần lượt quay về. Anh Điếu Cày cũng vậy, trong lòng anh không có khái niệm lưu vong, anh ra đi là để quay về. Và chúng ta sẽ về.
Cuộc cách mạng tin học, cách mạng kinh tế toàn cầu, sự sụp đổ của hệ thống CS Liên Xô và chư hầu Đông Âu đã xóa bỏ nhiều cách ngăn, biên giới, thu ngắn thời gian và thu hẹp không gian. Anh Điếu Cày rời nhà tù, anh ra phi trường, anh lên máy bay, anh xuống máy bay, đối với người Việt quan tâm đến đất nước và anh, tất cả điều đó như đã diễn ra trong cùng một không gian và cùng một múi giờ dù ở chúng ta ở đâu trên mặt đất này. Bởi vì, không gian là trái tim Việt Nam và thời gian được tính bằng nhịp đập của trái tim Việt Nam.
Ngày cáo chung của chế độ CS toàn trị tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian. Ngay cả những lãnh đạo cao cấp nhất của đảng CS cũng biết điều đó. Những cường hào ác bá cai trị đất nước ngày nay không phải là những người làm nên lịch sử mà chỉ là những kẻ làm công việc giải thích, ăn cắp, bóp méo lịch sử cho phù hợp với tham vọng xích hóa Việt Nam của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản trước đây, và tiếp tục sống huy hoàng trên nỗi thống khổ triền miên của dân tộc Việt Nam. Họ phải bị lật đổ.
Trước ngày 25 tháng 12 năm 1991, đảng CS Liên Xô cai trị một vùng đất có diện tích 22 triệu 400 ngàn kilomet vuông, rộng hơn cả thời huy hoàng nhất của Đế Quốc Nga và một đạo quân 5.3 triệu lính, nhưng không cứu vớt được Liên Xô.
Sự sụp đổ của Liên Xô phát xuất từ nhiều lý do nhưng sâu xa nhất vẫn là từ khát vọng độc lập tự do của các dân tộc Estonia, theo chân là Lithuania, Latvia và lan dần sang các dân tộc khác như Azerbaijan, Armenia, Tajikistan và Uzbekistan. Những dân tộc bị trị chiếm hai phần ba dân số của Liên Xô và đã đấu tranh không ngừng nghỉ ngay từ ngày đầu bị cưỡng chiếm.
Câu chuyện bi hùng về phong trào du kích Anh Em Rừng (Forest Brothers) của các dân tộc vùng Baltics chống lại CS Liên Xô từ sau thế chiến thứ hai là một bằng chứng hùng hồn. August Sabbe, người Estonia, kháng chiến quân cuối cùng của Anh Em Rừng bị KGB khám phá hơn 30 năm sau, ngày 27 tháng 9 năm 1978, nhưng chúng không giết được anh. Anh đã nhảy xuống sông Vohandu tuẫn tiết mang theo khát vọng tự do thiêng liêng. Phạm Hồng Thái của Việt Nam trước đó đã hy sinh như thế. Cuối cùng, tinh thần dân tộc và khát vọng dân chủ tự do của dân tộc Estonia đã thắng KGB và vượt qua được chính sách tẩy não vô cùng thâm độc của chủ nghĩa CS.
Biển Thái Bình hôm nay là sông Bến Hải trước đây. Và thuận lợi hơn trước thời điểm năm 1975, bên kia Thái Bình Dương, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, vì quyền sống của con người đang bùng lên trên mọi ngã đường, mọi giới, mọi thế hệ. Quá khứ dù có khó khăn, hiện tại còn vất vả nhưng tương lai tươi đẹp rồi sẽ đến. Dòng sông dù còn vẩn đục nhưng nước đang trôi nên sẽ có một ngày trong. Cánh cửa đã mở. Ánh sáng đã rọi vào. Những người mang ánh sáng đang có mặt trên khắp ba miền đất nước. Họ còn ít, còn yếu nhưng họ là ánh sáng, ánh sáng Điếu Cày.

Boston, 22 tháng 10, 2014


Wednesday, October 22, 2014

Mưa


Đêm về phố lạ dưới cơn mưa
Nhớ mắt em buồn buổi tiễn đưa
Che tay nghe lệ mình đang ướt
Bước chậm thương cây lá chuyển mùa
Lụt ở quê hương, mưa xứ người
Một giòng tủi nhục chảy không nguôi
Mưa qua biển Thái tanh mùi máu
Bao xác thây người lặng lẽ trôi
Sài Gòn mưa rớt một màu đen
Khóc thầm từ độ đổi thay tên
Em có ngồi bên ao nước nhỏ
Anh, con thuyền giấy cuốn lênh đênh
Hà Nội mưa phùn buổi chớm thu
Đường về lịch sử tối âm u
Hãy khóc lên đi trời tổ quốc
Rửa sạch lầm than lẫn hận thù
Mưa xuống tình người rách tả tơi
Lọc lừa, phe phái vẫn chưa thôi
Mưa che khuất lối về Văn Miếu
Giảng Võ Trường đâu ? Sập mất rồi !
Mưa phai mái tóc thời niên thiếu
Tuổi trẻ nhòa theo hạt lệ trời
Ngoảnh mặt về Nam, mây xám qúa
Bao giờ nắng đẹp, núi sông ơi !.
Trần Trung Ðạo
(ảnh và thơ Trần Trung Đạo)

Ai biết về nhà sư này từ VN sang MỸ chữa bệnh


Hello Anh Thu + Anh Nhựt .
Cảm ơn thông tin của hai anh giúp cho các Anh , các Chị biết được để có dịp thì giới thiệu cho cộng đồng .
Thân mến .

Vào 07:38 Ngày 21 tháng 10 năm 2014, Joseph Gia <josnhutls@gmail.com> đã viết:

Chào anh Tùng,

Đây không phải nhà sư... ông Võ Hoàng Yên là người ở thị trấn Rau Dừa, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Ở Cà Mau thì ông Yên chưa nỗi tiếng nhiều! Ông Yên từng lên Bình Phước trị bệnh, người dân đến nhờ ông ấy trị cũng cũng rất đông...

Chúc anh nhiều sức khỏe, hạnh phúc.

Thân mến!

Vào 22:19 Ngày 20 tháng 10 năm 2014, TUNG NGO <thanhtung.ktm@gmail.com> đã viết:

Subject: Ai biết về nhà sư này từ VN sang MỸ chữa bệnh ? Đúng hay bịp?
Nhà sư không hề lấy lệ phí trị bệnh mà thậm chí ngôi chùa nơi mà nhà sư đến còn phát thức ăn miễn phí cho những người tìm đến với nhà sư. Trong một căn phòng bên trong chùa, các bệnh nhân đứng chật kín đợi đến lượt mình được trị bệnh. Nhà sư cùng với các học trò của ông làm việc không nghỉ tay, họ chữa trị cho sáu bệnh nhân mỗi lần, bên ngoài ngôi chùa cũng phủ kín những người đang đứng đợi.

Cali Today News – Trên trang báo điện tử của tờ Contra Costa Times số ra ngày thứ năm, có một bài viet mang tựa đề: “Followers flock to Morgan Hill Buddhist temple to see Vietnamese healer”, nói về tình trạng đông đảo dân chúng, Việt có và các sắc dân khác cũng có, xa cũng có và gần cũng có, đã kéo về ngôi chùa Tâm Từ tại Morgan Hill, Bắc California đêå hoặc là được chữa bệnh một cách kỳ lạ hoặc là chứng kiến, mục kích việc chữa bệnh một cách lạ lùng… Trong lúc các ký giả Mỹ theo dõi và viết bài tường trình mà Linh Lan xin lược dịch lại dưới đây, thì anh Nguyễn Xuân Nam và phóng viên truyền hình của nhật báo Cali Today cũng đã có mặt tại chỗ để thực hiện phóng sự truyền hình chớp nhoáng về việc chữa bệnh kỳ lạ này mà nhiều người gọi là mầu nhiệm, của thầy Võ Hoàng Yên và phái đoàn đến từ Việt Nam. Mời qúy khán/độc giả của Cali Today có thể vào trang web truyenhinhcalitoday.com để theo dõi phóng sự này.
 
Khi bình minh bắt đầu ló dạng, những tia sáng đầu tiên của ngày thứ Tư chiếu rõ hình ảnh hàng trăm người hành hương đang tập trung tại một ngôi chùa có tên gọi Tâm Từ. Tất cả những người này đều là những người bị bệnh, người tàn tật và những người đang trong cơn tuyệt vọng, họ đến đây với hy vọng sẽ được chữa lành bệnh. Nhiều người trong số họ đã đợi ở đây cả đêm.


Một em bé 21 tháng ngồi không được đã được thầy Yên chữa trị. Photo : Calitoda

Một số người rất đông gồm những bệnh nhân ở mọi độ tuổi: từ già cả đến trung niên và trẻ tập trung tại ngôi chùa này để được gặp Võ Hoàng Yên, một nhà sư bí ẩn đến từ Việt Nam. (Lời tòa soạn: Ông thú nhận không phải là nhà sư, mà là một cư sĩ, để tóc, để râu, nhưng nguyện ăn chay, làm lành, niệm Phật).

Trong chín năm qua, nhà tu hành này đã đi khiến cho cả thế giới đổ xô tìm đến những nơi mà ông đang ở với niềm tin rằng ông có thể thực hiện những phép lạ. Họ tin rằng bằng cách đặt bàn tay của ông trên người bệnh, ông có thể cứu chữa cả những người bị đột quỵ và những chứng tật khác như câm, điếc, khối u nhỏ, chứng đau nửa đầu, tê liệt hay đau nhức. Tony Nguyễn, người đã lái xe đến đây hôm thứ Ba từ San Diego nói:

“Bác sĩ của tôi nói rằng cách duy nhất để thính giác của tôi có thể cải thiện là phải thực hiện một cuộc đại phẫu thuật.”


Một bệnh nhân bị bại liệt và không đi đứng lại được đang được thầy Yên và các sư môn chữa trị. Sau khoảng 5 phút thì người nay có thể đi và đứng bình thường so với trước. Photo: Calitoday
 
Ông và vợ của ông vẫn còn chưa hoàn hồn vì vài phút trước khi tham gia phỏng vấn, nhà sư Võ Hoàng Yên đã dùng ngón tay cái để tác động vào ống tai của ông Tony, một cựu giáo sư đại học đã 74 tuổi. Và sau đó, trước sự chứng kiến của đám đông, ông đã cho mọi người thấy rằng ông có thể nghe bằng cả hai tai trở lại.

Ông Tony nói tiếp:
“Mặc dù không phải là khỏi hẳn 100%, nhưng khả năng nghe của tôi đã được cải thiện phần nào nhất định.”

Ông Toni cho hay ông biết đến nhà sư là qua một người thân ở Houston, người này trước đây cũng bị chứng nháy mắt liên tục nhưng đã được nhà sư chữa khỏi.
Tuy nhiên, không ít người đặt ra câu khỏi rằng liệu kiểu chữa bệnh này có thực sự có hiệu quả? Bên ngoài ngôi chùa, những người đến vì hoài nghi cũng rất nhiều. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã ghi nhận trên trang web của mình rằng: 
“Khi một bệnh nhân có lòng tin mạnh mẽ rằng một người nào đó có thể chữa lành cho họ, sẽ tạo ra một hiệu ứng chữa lành giả hay còn gọi là tạm thời. Lòng tin có thể chữa bệnh vì nó thúc đẩy sự an tâm, giảm căng thẳng, giảm đau và lo lắng, ngoài ra còn tăng cường ý chí để sống".


Một bệnh nhân khác được thầy Yên chữa và có thể đi lại được. Photo Courtesy: Calitoday
 
Nhà sư không hề lấy lệ phí trị bệnh mà thậm chí ngôi chùa nơi mà nhà sư đến còn phát thức ăn miễn phí cho những người tìm đến với nhà sư. Trong một căn phòng bên trong chùa, các bệnh nhân đứng chật kín đợi đến lượt mình được trị bệnh. Nhà sư cùng với các học trò của ông làm việc không nghỉ tay, họ chữa trị cho sáu bệnh nhân mỗi lần, bên ngoài ngôi chùa cũng phủ kín những người đang đứng đợi. Một số người đã lên lịch hẹn với nhà sư thông qua chùa, nhưng phần lớn trong số họ đến với hy vọng sẽ gây được sự chú ý và nhận được ‘phép lạ’ từ nhà sư này.
Huy Trần, 46 tuổi, một người đàn ông khiếm thính và khiếm thị bẩm sinh. Nhà sư đã chọn Huy trong đám đông những người đến chùa để chữa bệnh. Sau đó, Huy đã chứng minh cho những người có mặt tại đó thấy rằng anh ta có thể nghe được tiếng vỗ tay và những lời nói của những người từ phía sau. Và rồi Huy cất tiếng nói bằng một giọng the thé, cho thấy anh ta không có khái niệm về kiểm soát được âm lượng và giọng điệu của mình. Bỗng những tràng pháo tay cất lên tán dương vị tu sĩ có vẻ ngoài như một người bình thường – nhà sư không mặc áo cà sa mà chỉ mặc quần tây áo sơ mi bình thường. Nhà sư cũng đã giúp cho bà Hồ Hương 57 tuổi, một người bị đột quỵ và không có khả năng đi lại. Bà Hương đã bị bại liệt trong suốt hai năm qua, nhưng sau khi được nhà sư massage chân bằng dầu Kwong Loon Oil, bà đã có thể tự đứng lên và đi bộ trong căn phòng lần đầu tiên sau hai năm ròng. Những bệnh nhân bại liệt khác như Yên Quách 83 tuổi từ Fremont, Tri Đao 65 tuổi đến từ Milpitas cũng đã được chữa lành. Với phương pháp massage, bấm huyệt, nhà sư đã giúp trấn tĩnh một cô bé bị tự kỷ và một cậu bé 2 tuổi tự ngồi dậy lần đầu tiên trong cuộc đời. Ông cũng làm mất đi những khối u dưới da trên khuôn mặt và cổ của các bệnh nhân chỉ trong vài phút.
Trên những băng ghế xung quanh căn phòng rộng 40x40 feet, những học trò và trợ lý của nhà sư cũng làm việc với những bệnh nhân bị đau lưng và những vấn đề cơ bắp khác bằng phương pháp bấm huyệt, nắn khớp xương và xoa bóp.
Tuấn Nguyễn, một nha sĩ tại San Jose đã đưa cô con gái bị chứng tự kỷ của mình đến tham dự buổi điều trị lần thứ hai với nhà sư. Người cha vui mừng kể lại:
“Mọi chuyện xảy ra rất nhanh. Con bé đã dừng việc lặp đi lặp lại những hành vi của nó, những hành vi mà nó đã làm trong nhiều năm nay. Điều này thật tuyệt vời.”
Thông qua một thông dịch viên, Võ Hoàng Yên cho biết ông sinh năm 1975 trong một gia đình rất nghèo ở tỉnh Cà Mau của Việt Nam. Khi ông 16 tuổi, ông được gửi đến một ngôi chùa Phật giáo, nơi ông được học các phương thức chữa bệnh từ các nhà sư.
Khi ông bắt đầu đi vòng quanh thế giới để hành nghề chữa bệnh, ông tuyên bố sẽ không bao giờ lấy tiền của bệnh nhân và còn yêu cầu những ngôi chùa mà ông đến giúp ông cung cấp bữa ăn miễn phí cho khách hành hương. Nhà sư sẽ trở lại ngôi chùa ở Morgan Hill vào ngày thứ Năm, chữa trị cho bất kỳ người nào đến đây trước khi trở về Việt Nam. Linh Lan (Theo Contracostatimes.com)
Ngày thứ năm, vào lúc 4 giờ chiều, trước khi ông Võ Hoàng Yên và phái đoàn bay trở về Việt Nam, nhóm truyền hình Cali Today có dịp trở lại ngôi chùa Tâm Từ này, và chứng kiến nhiều người được chữa khỏi. Cứ mỗi khi có một người điếc nghe lại được âm thanh, khi người câm trở lại nói được và khi người bại liệt nhiều năm đứng lên đêå đi, tiếng vôã tay vang dội vang lên từ trong chùa làm chấn động cả một vùng quê hoang dã và khô cằn đang bốc lên vì bụi sau những đoàn xe ra vào tấp nập.
Thầy Võ Hoàng Yên khiêm tốn nói rằng đây là chữa trị đông y, chứ không phải là phép lạ, thế nhưng nhìn con mắt tròn xoe ngạc nhiên của mọi người, họ cứ nghĩ rằng họ đang chứng kiến phép lạ xảy ra tại thung lũng Silicon Valley này.

Linh Lan

calitoday

Tuesday, October 21, 2014

Blogger Điếu Cày đến Los Angeles tối 10/21/2014 10 PM Local Time

Blogger Điếu Cày Los Angeles, CA U.S.A. 10/21/2014 10:00 PM

 Phái Đoàn tiếp đón Blogger Điếu Cày tại Phi Trường Quốc Tế 
Los Angeels tối ngày 21 tháng 10 năm 2014 
( KQ Bùi đẹp với Quốc Kỳ VNCH)

Blogger Điếu Cày, trước rất đông những người Việt và Mỹ đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, đã nói: “Tôi xin trả lời với quý  vị ở đây. Đây là thắng lợi của những giá trị dân chủ. Đây là kết quảnổ lực không ngừng nghỉ suốt bao nhiêu năm qua của anh em chúng ta và của bạn bè, của các chính phủ trên thế giới, để chúng tôi có được ngày tự do này. Đây cũng là thông điệp hiệu quả nhất gởi đến các anh em tù nhân còn nằm trong nhà tù cộng sản”.
Tối hôm qua ngày 21.10.2014, ông Hải bị nhà cầm quyền áp giải đến sân bay Nội Bài để ‘trục xuất’ sang Hoa Kỳ với sự bất ngờ từ phía gia đình ông.
Bà Dương Thị Tân -phu nhân ông Hải phản đối nhà cầm quyền đưa ông Hải đi một cách âm thầm lặng lẽ, không thông báo cho gia đình bà biết.
Ông Hải được trả tự do là niềm vui lớn đối với anh Nguyễn Trí Dũng - con trai ông Hải cũng như đối với nhiều người trong và ngoài nước đã quan tâm, theo dõi và yêu mến ông trong suốt thời gian ông bị giam cầm suốt hơn 6 năm qua.

 Blogger Dũng Mai thổ lộ niềm vui: “Cách đây 26 ngày tôi có viết một status gửi cháu Trí Dũng rằng, tôi tin tưởng anh Nguyễn Văn Hải sẽ luôn là người được giới tranh đấu cho Tự do Dân chủ của Việt Nam tin yêu kính trọng, cho dù anh có thể phải quyết định ra đi. Hôm nay, tôi đang chờ đợi trong hai hay ba ngày tới được đón nghe lời cảm ơn của anh ấy, với tất cả những người luôn tin tưởng vào tinh thần kiên cường trước bạo quyền của anh được gửi về…”.
Nguyen Hoang Linh chúc mừng: “Mình tin rằng, những người yêu nước, quả cảm và có lương tâm, dấn thân như Điếu Cầy, khi tâm niệm việc mình làm là chính nghĩa, ắt hẳn đã có được sự tự do trong tinh thần ngay khi thân thể bị cầm tù. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma thổ lộ trong hồi ký, rằng ông đã cảm nhận được “tự do trong lưu đày”. Hoặc giả, như một nhà cách mạng khác cách đây bảy chục năm, đã tự nhủ: “Thân thể tại ngục trung. Tinh thần tại ngục ngoại”. Dầu sao đi nữa, cũng phải chúc mừng Điếu Cầy rời một nhà tù nhỏ. Chắc chắn, với những gì đã làm, anh đã vĩnh viễn đi vào trang sử của những nỗ lực ái quốc, yêu tự do dân chủ, trên cương vị một nhà báo tự do, và một công dân lương thiện…”


Triệu Ca chia vui với gia đình nhưng tỏ thái độ bất bình với nhà cầm quyền khi họ không cho ông Hải có một lời tiễn biệt với gia đình. “… Hôm nay nhận được tin anh Hải ra tù đang trên đường bay đến Hoa Kỳ, do sự áp đặt của nhà cầm quyền cộng sản anh đã không kịp nói lời từ giã vợ con… Dù trong hoàn cảnh nào, với cộng đồng đây là một tin vui. Xin được gửi lời chia vui đến gia đình anh chị, cầu mong ngày đoàn tụ gia đình anh chị và các cháu đến thật gần. Riêng anh Hải, tôi tin rằng dù ở bất cứ nơi đâu ngọn lửa nhiệt huyết đấu tranh vẫn luôn cháy bỏng trong anh. Những năm tháng bị giam cầm trong chốn lao tù càng hun đúc tinh thần đấu tranh trong anh mãnh liệt hơn, và sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến ngày Dân tộc Việt Nam thật sự có TỰ DO và thoát vòng NÔ LỆ .”Blogger Nguyễn Tường Thụy viết:“Dậy theo dõi thông tin về Điếu Cày. Anh sang California à? Chẳng được nói câu nào với gia đình dù qua điện thoại. Tàn nhẫn. Hạ đẳng.”

Nhiều người nhận định, nhà cầm quyền e ngại và lo sợ hình ảnh của ông Nguyễn Văn Hải sẽ tác động làm ảnh hưởng đến các chiến lược chính trị trong quan hệ Việt-Mỹ, nên buộc đảng cầm quyền cs phải trục xuất ông Hải theo lời đề nghị của chính giới Hoa Kỳ.
Facbooker Tin Không Lề bình luận: “Thêm một vụ “xuất khẩu” tù chính trị qua Mỹ: Điếu Cày ‘bất ngờ rời VN đi Hoa Kỳ’. Khi nào thì đảng và nhà nước ta sẽ “xuất khẩu” tù chính trị qua Bắc Hàn, Trung quốc, Cuba hay… các nước Trung Đông? Đảng và nhà nước cần tìm thêm nhiều “đối tác” khác để “làm ăn”, thay vì chỉ xuất qua 1-2 nước như từ trước tới nay. Tin này vừa vui, vừa không vui. Vui vì anh đã được ra khỏi tù, không vui vì anh đã bị trục xuất bất hợp pháp ra khỏi đất nước của mình, anh không được chọn nơi anh sống như ý anh muốn. Trục xuất anh Điếu Cày ra khỏi Việt Nam là họ đã làm ngược lại nguyện vọng của anh: Được sống ở đất nước của mình.” Nguyễn Phan tiếp lời: “Ra khỏi nơi tù đày là một điều vui mừng cho anh Điếu Cày và gia đình, nhưng Đảng cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn.” Nhà văn Võ Văn Tạo nhận xét: “Điếu Cày – người yêu nước không chốn dung thân tại VN. Bỏ tù bất công, trục xuất Điếu Cày khỏi VN, họ đang chứng tỏ VN đang nỗ lực hướng tới dân chủ, văn minh?”. Hao-Nhien Q. Vu nhận định: “Nhà nước tưởng nhà nước ngon khi bán con tin lấy cái gì đấy chưa biết. Nhưng nhà nước nên nhớ là mỗi lần bán một con tin như vậy thì các con tin khác bớt sợ đi một chút. Khi 80 triệu con tin hết sợ thì cũng hết mịa nó nhà nước luôn.”
Cho dù nhà cầm quyền đã tước đoạt quyền được sống tự do của Blogger Điếu Cày trên quê hương VN nhưng nhiều người luôn tin rằng, dù ở nơi đâu lòng yêu nước của ông vẫn không hề thay đổi. Phạm Thanh Nghiên bày tỏ: “Tôi tin rằng, dù nhà cầm quyền đã tước bỏ của anh quyền sống chết trên mảnh đất Việt Nam ruột thịt, thì Điếu Cày vẫn một lòng trung trinh với Tổ quốc, cho dù ở đâu đi chăng nữa.” Huynh Ngoc Chenh bộc bạch: “Chúc mừng anh Điếu Cày đã ra khỏi nhà tù cộng sản. Nơi mô cũng là chiến trường của anh một khi đồng bào ta còn sống trong tủi nhục.”
Được biết, trong ngày hôm nay, tại Hà Nội, ông Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ trao đổi với nhà cầm quyền VN về quan hệ Việt- Mỹ và nội dung xoay quanh các vấn đề là tù nhân lương tâm, tự do tín ngưỡng tôn giáo và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương -TPP.
PV. VRNs

Nguồn ảnh: Tại hiện trường và từ Facebook




https://www.tncvonline.com/blogger-dieu-cay-tai-phi-truong-lax/

Đông đão Đồng Hương cùng vói Tân Chũ Tịch Trương Ngãi Vinh và Tân BCH Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali, Ls Nguyển Xuân Nghỉa Cộng Đồng NVQG ,bên phía Dân cử có mặt cũa TNS Lou Correa , Giám Sát viên Janet Ngyễn , UCV Young Kim, Cựu Nghi viên UCV Tyler Diep, UCV Phát Bùi. Hảng Thông Tấn AFP, SBTN, SET,IBC, Free VietNam. net, VFTV, Little Sai Gon TV, Hon Viet TV,Viet Link, Radio Bolsa, Little SG Radio, Báo Nguoi2 Viêt, Bao Viet Báo, Báo Viễn Đông và nhiểu những Netter , Bloggervà Facebooker.

http://www.chuacuuthe.com/2014/10/blogger-dieu-cay-da-den-my/
http://hoilatraloi.blogspot.com/2014/10/blogger-ieu-cay-en-my.html#.VEdM-8l_Rl4

123









   
Giám Sát Viên Janet Nguyễn chào đón nhà đấu tranh
 Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) thoát khỏi Việt Nam

(Santa Ana) - Sau nhiều năm ủng hộ tích cực cho việc trả tự do cho nhà báo và nhà đấu tranh cho nhân quyền Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, Giám Sát Viên Janet Nguyễn sẽ chào đón anh tại phi trường Los Angeles hôm nay. Blogger Điếu Cày bị bắt giam vì tội chống lại nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam năm 2008 và bị kết án 12 năm tù hồi năm 2012.
"Việc bắt giam blogger Điếu Cày là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận của nhà cầm quyền CSVN," Giám Sát Viên Janet Nguyễn nói. "Tôi hy vọng anh sẽ có dịp gặp lại gia đình và người thân."
Trước khi bị bắt giam năm 2008, blogger Điếu Cày viết nhiều bài phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và sự bành trướng của Trung Cộng. Sau đó anh bị cáo buộc tội "truyền bá thông tin và tài liệu chống phá nhà nước" và bị kết án 12 năm.

Sau đó, Giám Sát Viên Janet Nguyễn vẫn tiếp tục cuộc vận động trả tự do cho blogger Điếu Cày bằng cách liên lạc Tổng Thống Barack Obama vào Tháng Bảy năm 2013, để bày tỏ quan tâm của bà về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam và kêu gọi ông can thiệp để blogger này được tự do.


 
Giám Sát Viên Janet Nguyễn thừa nhận rằng vẫn còn nhiều việc phải làm trong việc vận động cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.   
"Tôi rất vinh dự được tiếp tục làm việc với Dân Biểu Ed Royce để vận động cho việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm còn bị giam giữ ở Việt Nam," Giám Sát Viên Janet Nguyễn nói. "Nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và tự do tôn giáo. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh để bảo đảm những quyền tự do căn bản này cho tất cả mọi người."                                                                                                                                                                       


TIN CỰC NÓNG:
TIN KHẨN VỀ BLOGGER ĐIẾU CÀY NGUYỄN VĂN HẢI
 
Cách đây ít phút nhà cầm quyền Việt Nam đưa anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) ra sân bay Nội Bài để xuất cảnh. Tin cho biết gia đình không ai được báo tin và đưa tiễn. 

19h00, Anh Nguyễn Văn Hải đã lên máy bay, có thể là đi Hoa Kỳ.
http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/10/tin-nong-vn-phong-thich-blogger-ieu-cay.html
Lúc 19h30 21/10 FB của nhà hoạt động Trương Văn Dũng cho biết:
Theo 1 nguồn tin đáng tin cậy , hiện nay nhà cầm quyền việt nam đưa anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) ra sân bay Nội Bài để xuất cảnh.
Chị Dương Thị Tân (vợ của anh Hải) có nhờ Trương Văn Dũng và các anh chị em ở Hà Nội đến sân bay Nội Bài để hỏi về việc đưa anh Hải ra nước ngoài. Chị cho biết việc chính quyền buộc anh Hải đi tỵ nạn chính trị không báo cho gia đình biết. Sau đó chị Tân xác nhận anh Hải đang lên máy bay.
Nguồn tin cho biết anh Hải bị buộc đi tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ.
Facebook Anh Chí vừa cập nhật hình ảnh cho thấy hình ảnh bà Jenifer Neidhart de Ortiz, Tham tán chính trị, ĐSQ Hoa Kỳ tại Hà Nội có mặt ở sân bay Nội Bài để làm thủ tục xuất cảnh cho anh Nguyễn Văn Hải. 
Anh Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, sinh ngày 23/9/1952. Anh Hải từng là thợ sửa chữa điện tử, chủ cửa hàng Video Camera Hoàng Hải, quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Từ 1971-1976 anh Nguyễn Văn Hải tham gia quân đội (bộ đội sao vàng), sau đó làm việc tại Công ty Kim khí Hải Phòng một thời gian, sau đó anh vào TP Hồ Chí Minh học nghề sửa chữa điện tử và làm nghề sửa chữa điện tử tại Công ty Dịch vụ Th­ương mại Sài Gòn.
Năm 2006, anh cùng nhóm bạn như: Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), Vũ Quốc Tú (Uyên Vũ), Trăng Đêm, Trọng SG... khởi xướng ra Hội Nhà Báo Tự do, nhưng theo quy định pháp luật Việt Nam chưa cho phép lập hội, anh đã chủ trương lập “CLB Nhà báo tự do” nhằm khai thác thế mạnh của diễn đàn mạng internet, nhất là blog và website để chuyển tải các thông tin mang tính trái chiều so với các báo chí trong nước.
Nhân sự kiện rước đuốc olympic qua TPHCM, anh đã cùng một số người tổ chức biểu tình, biểu thị quan điểm phản đối việc rước đuốc Olympic qua TpHCM theo lộ trình của chính phủ Trung Quốc, các hình ảnh biểu ngừ của nhóm CLB Nhà Báo tự do đã được loan truyền trên nhiều diễn đàn mạng và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đào người yêu nước VN.
Ngày 20 tháng 4 năm 2008, Nguyễn Văn Hải bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 10 tháng 9 năm 2008, ông bị tòa án truy tố tội "trốn thuế" và bị xử phạt 30 tháng tù giam
Ông được dự định phóng thích trong tháng 10 năm 2010, nhưng vào ngày đáng lẽ được phóng thích, thì bản án của ông bị gia hạn "để điều tra thêm". Nhà của ông cũng đã bị khám xét và vợ ông, bà Dương Thị Tân bị đánh đập.
 Tháng 4 năm 2012, ông Hải bị tòa án xét xử thêm về tội "tuyên truyền chống nhà nước" cùng với các blogger Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Trong phiên toà này, Nguyễn Văn Hải đã không nhận là mình có tội. Theo nhật báo Thanh Niên, Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải cũng bị cho là đã tham dự một cuộc huấn luyện do đảng Việt Tân ở hải ngoại tài trợ.

Trong phiên tòa, ông bị tuyên án 12 năm tù giam theo điều 88 BLHS: Tuyên truyền chống nhà nước XHCN.
Theo Wikipedia và nhiều nguồn Internet.


Tiểu sử của blogger Điếu Cày
 Anh Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, sinh ngày 23/9/1952. Anh Hải từng là thợ sửa chữa điện tử, chủ cửa hàng Video Camera Hoàng Hải, quận 3, TP Hồ Chí Minh.

dc.jpg

Từ 1971-1976 anh Nguyễn Văn Hải tham gia quân đội (bộ đội sao vàng), sau đó làm việc tại Công ty Kim khí Hải Phòng một thời gian, sau đó anh vào TP Hồ Chí Minh học nghề sửa chữa điện tử và làm nghề sửa chữa điện tử tại Công ty Dịch vụ Th­ương mại Sài Gòn.
 Năm 2006, anh cùng nhóm bạn như: Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), Vũ Quốc Tú (Uyên Vũ), Trăng Đêm, Trọng SG... khởi xướng ra Hội Nhà Báo Tự do, nhưng theo quy định pháp luật Việt Nam chưa cho phép lập hội, anh đã chủ trương lập “CLB Nhà báo tự do” nhằm khai thác thế mạnh của diễn đàn mạng internet, nhất là blog và website để chuyển tải các thông tin mang tính trái chiều so với các báo chí trong nước.
  Nhân sự kiện rước đuốc olympic qua TPHCM, anh đã cùng một số người tổ chức biểu tình, biểu thị quan điểm phản đối việc rước đuốc Olympic qua TpHCM theo lộ trình của chính phủ Trung Quốc, các hình ảnh biểu ngừ của nhóm CLB Nhà Báo tự do đã được loan truyền trên nhiều diễn đàn mạng và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đào người yêu nước VN.
  Ngày 20 tháng 4 năm 2008, Nguyễn Văn Hải bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh.
  Ngày 10 tháng 9 năm 2008, ông bị tòa án truy tố tội "trốn thuế" và bị xử phạt 30 tháng tù giam
  Ông được dự định phóng thích trong tháng 10 năm 2010, nhưng vào ngày đáng lẽ được phóng thích, thì bản án của ông bị gia hạn "để điều tra thêm". Nhà của ông cũng đã bị khám xét và vợ ông, bà Dương Thị Tân bị đánh đập.
  Tháng 4 năm 2012, ông Hải bị tòa án xét xử thêm về tội "tuyên truyền chống nhà nước" cùng với các blogger Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Trong phiên toà này, Nguyễn Văn Hải đã không nhận là mình có tội. Theo nhật báo Thanh Niên, Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải cũng bị cho là đã tham dự một cuộc huấn luyện do đảng Việt Tân ở hải ngoại tài trợ.
  Trong phiên tòa, ông bị tuyên án 12 năm tù giam theo điều 88 BLHS: Tuyên truyền chống nhà nước XHCN