Thursday, August 29, 2019

Con gái Hà Nội xưa dưới góc nhìn của một người con(trai) ở Saigon. Vũ Thế Thành.

BUỒN hay VUI?
Mẹ tôi nể phục mấy cô gái Hà Nội lắm. Dưới con mắt của người nhà quê ra Hà Nội làm việc vặt, bà thấy các thiếu nữ nơi đây ứng xử khôn khéo, nói năng lễ độ, và khuôn phép lắm. Đó là chưa kể thêu thùa may vá, nữ công gia chánh… Nói chung là đảm. Mỗi khi thấy mấy cô Sài Gòn tân thời quá, tự nhiên quá, bà lại chép miệng, con gái Hà Nội đâu có thế. Bà nói riết, nói riết… khiến tôi ngờ… bà muốn thằng con của bà nên đi tìm một thiếu nữ Hà Nội.
Nhưng thế giới của tôi lại khác. Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Sài Gòn, bạn bè Sài Gòn, trong đầu tôi, nếu có, cũng chỉ là con gái Sài Gòn cho hợp… thủy thổ.
Mà con gái Bắc (di cư 54) hồi đó gớm lắm, vờn qua vờn lại, làm duyên, đá lông nheo, õng ẽo làm điêu đứng con trai Nam Kỳ đến là khổ. Một thanh niên xứ Biên Hòa đã phải cay đắng thế này:

Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền,
Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang,
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt…

Tôi không có ý kiến gì về bài thơ trên, mà cũng chẳng dại gì có ý kiến. Mấy bà mấy cô Bắc Kỳ đọc bài thơ trên có nổi cơn tam bành rủa xả, thì chắc cũng chỉ mình rủa mình nghe thôi, chứ tác giả, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên chết rồi, chết trong một chiếc xe hơi cũ kỹ ở sân chùa bên California.
Dù sao cũng nên đọc tiếp thêm vài câu nữa mới thấy “cảm thương” cho tác giả:

…Ta vẫn nhớ dặn dò lòng tha thiết,
Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
Nên yêu đương bằng gương mặt khờ khờ
Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt…


Những ngày sau 75, trên tivi Sài Gòn là những đoàn quân “chiến sĩ gái”, bước theo nhịp quân hành, chiếu cận cảnh với đôi mắt rực lửa căm hờn, giọng nói lanh lảnh. Cảm giác đầu tiên của tôi với các cô gái Bắc Kỳ (thứ thiệt) là… ớn lạnh. Tôi cười, “Đấy con gái Hà Nội của mẹ đấy…” Bà cụ lại thở dài, chép miệng… “Hồi trước đâu có thế…”
Dĩ nhiên, mẹ tôi không thể phát hiện cái trò đánh lận rẻ tiền của thằng con, tỉnh bơ xem tất cả các cô Bắc Kỳ đều là các cô Hà Nội.
Thực ra trong đầu tôi cũng có một chút gì đó mơ hồ về con gái Hà Nội. Biết tả thế nào nhỉ! Có thể là hình ảnh dịu dàng đằm thắm của cô Liên trong Gánh Hàng Hoa, hay thiếu nữ tân thời một cách bảo thủ, không sao thoát ra khỏi vòng lễ giáo của cô Loan trong Đoạn Tuyệt. Tôi cảm được nỗi cô đơn của Loan khi thả bộ trên bờ đê Yên Phụ… Đại loại là tôi đã nhìn thiếu nữ Hà Nội qua lăng kính của những tiểu thuyết trong Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được học thời trung học.
Cũng chẳng dừng ở đấy đâu. Khi đọc “Tuấn, chàng trai nước Việt”, một thứ tiểu thuyết hồi ký của Nguyễn Vỹ, tôi biết thêm rằng, các cô nữ sinh Hà Nội cũng lãng mạn ra rít. Họ kín đáo lập ra hội “Ái Tino”. Tino Rossi là ca sĩ người Pháp lừng danh thưở đó, và là thần tượng của vô số thiếu nữ, chẳng riêng gì thiếu nữ Hà thành. Cái “hội” kín đáo, chỉ lèo tèo dăm ba cô thế thôi, nhanh chóng tan hàng, và rồi mạnh ai người nấy tam tòng tứ đức, xuất giá tòng phu, công dung ngôn hạnh… Cái “lãng mạn tân thời” chỉ là đóm lửa, và họ nhanh chóng quay lại với sự thanh lịch, nề nếp theo giáo dục của gia đình.
Năm 1980, lần đầu tiên tôi ra Hà Nội công tác. Anh bạn đồng nghiệp trạc tuổi, tốt nghiệp từ Đông Đức, chở tôi trên chiếc Simson lòng vòng Hà Nội.. Nơi đầu tiên tôi muốn ghé thăm là phố Khâm Thiên. Anh bạn tròn xoe mắt, “Làm gì còn hố bom mà ghé thăm”. Tôi chợt hiểu vì sao anh bạn ngạc nhiên, nhưng không thể giải thích. Môi trường giáo dục trong Nam ngoài Bắc khác nhau.
Cái máu phóng đãng đã dẫn tôi đến phố Khâm Thiên, chứ không phải bom rơi đạn lạc ở đó. Đến, dù chỉ để nhìn vài căn nhà xiêu vẹo, cũng thỏa đôi chút tò mò về một thời vang bóng. Phong lưu tài tử giai nhân, đúng, nhưng không phải cách phong lưu của Vân Hạc trong Lều Chõng của Ngô Tất Tố. Anh chàng Vân Hạc khi chờ kết quả thi, ra vào chốn ả đào để vui say bè bạn, để trấn an nhau, để bốc nhau, để chờ ngày bảng vàng ghi tên.
Tôi nhớ đến kiểu cách phong lưu của Cao Bá Quát, một tay chơi thứ thiệt, khi làm sơ khảo trường thi, tiếc bài thi hay mà phạm húy, đã dùng muội đèn để sửa. Việc lộ, bị kết án giảo giam hậu, ông phải đi dương trình hiệu lực, nghĩa là đi làm phục dịch cho phái đoàn đi công tác nước ngoài. Con người tài hoa này, mang theo nỗi cô đơn đến phố ả đào giải sầu bên chén rượu, làm vài bài hát nói, đào nương hát, mình gõ nhịp…

Giai nhân nan tái đắc
Trót yêu hoa nên dan díu với tình
Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh
Rầu rĩ lắm xuân về oanh nhớ…

Cũng lần đầu ở Hà Nội, buổi chiều chập choạng tối, lang thang ở phố Huế, tôi thấy một bà đi xe đạp ngược chiều, bị cảnh sát ngoắc lại. Bà năn nỉ thông cảm? Không. Bà phân bua? Không. Bà cãi tay đôi với cảnh sát rằng, nhất định mình đúng. Lương và nhu yếu phẩm phân phối còn không đủ sống, đâu dễ gì chịu nộp phạt. Đôi co với nhau mà cả hai vẫn một mực xưng hô… đồng chí. Tôi phì cười. Hà Nội có những điều không nằm trong trí tưởng tượng của một người Sài Gòn, lần đầu ra Hà Nội như tôi.
Bây giờ, Hà Nội khác xa rồi. Hà Nội nhiều nhà cao tầng, cầu vượt. Hà Nội nhiều xe hơi hơn, Hà Nội giàu hơn. Hà Nội không còn những cảnh cãi tay đôi với cảnh sát buồn cười như thế nữa. Hà Nội văn minh hơn, nhưng có thể họ phải “cãi tay đôi” với chính mình, khi mà còn những cảnh thanh niên thiếu nữ “à la mode” hái hoa, giẫm hoa bẻ cành để chụp ảnh, hay gào thét tung hô thần tượng minh tinh Hàn Quốc. Đó là chưa kể bún mắng cháo chửi, rải rác vẫn còn đâu đó. Thương hiệu chăng? Tôi chịu! Ăn ngon mà nghe chửi, thôi thà ăn độn dễ nuốt hơn.
Tôi có bà bạn già (hơn tôi) là dân Hà Nội mấy đời. Cha bà là một trong số rất ít người xong bậc đại học thời Tây. Sau 54, nhà đông con, xoay sở không nổi, ông bố định cho 2 đứa con lớn tạm nghỉ học, đi làm rồi học bổ túc sau. Nhưng bà mẹ thì không, nhất quyết không. Bà đến gặp ông bà bác sĩ nhà bên mượn… tiền để các con tiếp tục ăn học. Họ cùng ở trong thành như bà, không vướng bận con cái, còn chút của ăn của để, đồng ý cho vay tín chấp, một thứ tín chấp tình người, thời nay khó tìm. Tôi hiểu ra, dân trí thức Hà Nội xưa có kiểu chơi “chẳng giống ai” (lúc này). Họ kín đáo giúp đỡ nhau trong những tình huống khắc nghiệt. Trong họ dường như chất “nhân” và lòng tự trọng được rèn luyện qua giáo dục, giấy rách phải giữ lấy lề. Mực đen và bão tố không thể vấy bẩn hay phá sập. Những năm sau 75, trong Sài Gòn tôi cũng thấy vài trường hợp như thế.
Bà bạn (già) này, về chuyên môn, thì kiến thức mênh mông chứ chẳng vừa. Ăn nói nhẹ nhàng, nhưng quyết liệt khi cần. Vậy mà cư xử thì cứ dạ dạ,..cám ơn. Bà nói chuyện với tôi cũng thế, cũng dạ dạ… cám ơn. Tôi cười, sao chị khách sáo thế. “Không phải đâu, tôi được giáo dục trong nhà từ nhỏ như thế. Các anh chị em tôi cũng đều như vậy chứ chẳng riêng tôi. Hồi đi học, chỉ vì dạ dạ… cám ơn mà chúng tôi bị phê bình là tiểu tư sản. Ông bà cụ dạy con nghiêm khắc lắm. Tôi là con gái, đi học về là phải tập tành bếp núc, ăn trái chuối là phải bẻ đôi. Ở trường là chuyện khác, còn về nhà là đâu ra đó, vào khuôn phép.” Tôi cũng nhận ra sự “khách sáo chân thành” của bà, chứ không phải khách sáo đãi bôi.
Dạo sau này, vì công việc tôi thường ra Hà Nội. Đi ăn hàng với bè bạn ở đó thì không sao, nhưng hễ đi một mình là bị chặt (giá), dù chỉ là chai nước tinh khiết, 10.000 đồng ở quán ven đường phố cổ. Bị chặt riết thành quen. Tôi nhủ thầm, lần nào ra Hà Nội mà không bị chặt coi như trúng số. Dù tôi cũng có vài người bạn thân ở Hà Nội, nhưng giữa tôi và Hà Nội, dường như vẫn còn khoảng cách nào đó. Tôi đến Hà Nội như một kẻ xa lạ, đến như đi nước ngoài không cần visa.
Sài Gòn dễ hội nhập. Cứ ở Sài Gòn là thành người Sài Gòn. Chưa thấy mình là người Sài Gòn, ở lâu thêm chút nữa cũng biến thành người Sài Gòn. Sài Gòn đồng hóa con người nhanh lắm..
Nhưng Hà Nội có lẽ khác, người ta đồng hóa Hà Nội như vũ bão, đồng hóa cạnh tranh từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một văn hóa Hà thành hiện đại khó mô tả. Còn người Hà Nội (thứ thiệt) đành phải co cụm, khép kín, và giáo dục con cái theo cách riêng của họ để bảo tồn… di sản. Giáo dục từ gia đình mới tạo ra gốc rễ, chứ không phải là quy tắc ứng xử, hay giàu sang, quyền thế.
Hà Nội nhiều hồ. Hà Nội đẹp vì hồ vào những buổi sáng thật sớm, khi trời còn nhá nhem. Sáng lên, Hà Nội biến mất. Con gái Hà Nội (xưa) chắc cũng thế. Cuộc đời dâu bể đã làm họ biến mất, nhưng thực ra cũng chỉ lẩn quất, âm thầm đâu đó thôi.
Năm ngoái, đi ngang qua ngõ nhỏ trong khu phố cổ, tôi ghé tiệm tạp hóa mua chai nước lạnh. Bà bán hàng dễ cũng gần 70, đưa chai nước: “Thưa, của ông đây, giá 5.000. Cám ơn ông…” Tai tôi lùng bùng. Trong tiềm thức có cái gì nghe quen quen, đọc đâu đó rồi. Đã dợm chân đi, nhưng cũng quay lại: “Thưa bà, bà là người Hà Nội?”. “Vâng ạ, nhà tôi ở ngõ này đã ba đời rồi, từ thời ông nội tôi ra làm quan ở đây”.
Mẹ tôi nói đúng về con gái Hà Nội. Họ hiếm hoi, ẩn mình như giọt nước đọng ở mặt dưới của lá cây sau cơn mưa. Có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy.
Vũ Thế Thành.

Tha thứ là tìm sự bình yên cho chính mình chứ không phải cho người khác

Có những người đã đi qua trong cuộc đời chúng ta để lại những dấu vết đau thương, sự oán giận không thể xóa nhòa. Thế nhưng, sau tất cả cũng nên tha thứ cho người khác, không phải vì họ xứng đáng với điều đó mà vì bạn xứng đáng được hưởng sự bình yên.
Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.
Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống. Có một câu nói rất hay rằng tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình, bởi lẽ đó để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác.
Thế nhưng rất khó để tha thứ cho người đã từng làm mình tổn thương, dù sự tổn thương ấy có sâu sắc hay không.
Hãy tha thứ 5 người này, tự ắt lòng mình sẽ được thanh thản:

1. Tha thứ cho bạn bè
Bạn bè là những người dồng hành cùng chúng ta cả cuộc đời này, họ giống như gia đình thứ 2. Vậy nên không có lí do nào để chúng ta không thể tha thứ lỗi làm của họ. Cuộc đời, con người vốn dĩ không hề hoàn hảo và chúng ta luôn cần những người bạn. Có đôi khi, bạn chỉ cần thông cảm với những lỗi lầm, lối thoát tự nhiên sẽ xuất hiện trong một mối quan hệ bạn bè.
tha-thu-chaymoc

2. Tha thứ cho kẻ thù
Trong xã hội mà sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt như hiện nay, bạn sẽ không biết được lúc nào mình có “kẻ thù” và cũng không biết được mình có bao nhiêu “kẻ thù”.Đặc biệt là tại công tác ngoài xã hội càng ngày áp lực càng lớn, khó tránh khỏi sẽ có người không cùng suy nghĩ với bạn, họ có thể sẽ ở sau lưng mà bàn tán về bạn, phỉ báng bạn và biến bạn thành kẻ thù của họ.
Dù cho bạn là một người không muốn tranh giành quyền thế, nhưng phiền toái sẽ hết lần này lần khác tìm đến bạn, lúc đó bạn sẽ làm thế nào? Hãy tha thứ vì biết đâu một ngày họ trở thành bạn của chúng ta, đừng biết hận thù ngày càng trở nên sâu sắc không thể hoá giải.

3. Tha thứ cho kẻ hãm hại mình
Những lỗi lầm, những điều vô cùng tệ bạc mà họ đối xử với chúng ta có thể chỉ là một đố kị nhất thời. Thay vì khắc sâu sự câm ghét ấy trong lòng, hãy học cách cho nó đi. Có đôi khi, những người ấy lại giúp chúng ta mạnh mẽ, sắt đá hơn.
HOA-CHAYMOC-6

4. Tha thứ cho những người phản bội
Một câu hỏi mà nhiều người dằn vặt đến hết cả cuộc đời, liệu có nên tha thứ cho những người phản bội. Có thể là phản bội trong tình yêu, phản bội trong tình bạn,…Dù nỗi đau ấy có sâu đến như thế nào, nếu bạn có thể tha thứ nó sẽ nguôi ngoai đi phần nào. Chúng ta không nhất thiết phải lấy oán báo oán, chính sự rộng lượng của con người mới là chìa khoá dẫn đến sự giải thoát.

5. Tha thứ cho chính mình
Và cuối cùng, chúng ta phải học cách tha thứ cho chính bản thân mình. Mọi người, ai ai cũng đều phạm qua sai lầm và cũng không thể đạt được sự tán thành của tất cả mọi người.Nếu như bạn cứ đắm chìm trong sự hối hận và tự trách mình, qua một thời gian dài như vậy, cuộc đời bạn sẽ trở nên bi quan, sai lầm cũng sẽ không biến mất thậm chí còn xuất hiện nhiều hơn. Cho nên bạn hãy mỉm cười và tự tha thứ cho bản thân mình.
Trong cuộc đời này, không có lỗi lầm nào là không thể tha thứ, không có con người nào là không đáng tha thứ cả.

Tuesday, August 27, 2019

Tháng Tư. Một góc Hương Xưa - Nhật Nguyễn



Những lần từ đơn vị trở về , người còn bám bụi đường, mồ hôi nhễ nhại,, rồi cứ nguyên bộ đồ trận tàng tàng như vậy. Anh chở tôi xuống Gò Vấp.Tới quán Hương Xưa, như những lần về hiếm hoi của anh.
   Trời chợt đổ nắng loang lổ trên những tàng cây xanh sẫm. Nắng trưa Sài gòn gay gắt làm tôi thèm quá một cơn mưa. Những cơn mưa đêm làm ngọt ngào thêm thành phố tình nhân, tiếng hát anh lẫn trong những hạt mưa lất phất thịt da. Mưa tha thiết đến lạ lùng..” Đưa em về dưới mưa. Nói năng chi cũng thừa..Như mưa đời phất phơ. Có nhau mà như xa…” Ừ, thì đó. Có nhau mà như xa…Cuộc tình chúng ta đã nếm đủ hạnh phúc lẫn thương đau. Và, có phải, tình yêu trong chiến tranh, hạnh phúc chỉ đựơc ban phát chừng đó, chỉ lẩn khuất đâu đó, một chút lóe sáng trong khoảnh khắc hiếm hoi của đời sống
 Ở khoảng sân rộng nhánh lá đùn đẩy nhau xòe tàn lười biếng, chúng tôi chọn một chỗ ngồi quen thuộc nơi góc vườn, dưới những tàng cây vừa đủ che mát trong cái nắng oi ả của mùa Hạ. Cô chủ quán thuở ấy xinh lắm. Tóc dài. Da trắng. Cô mang cho anh một ly cà phê đen và một gói Bastos xanh. Một ly nước cam cho tôi.

Trong không gian yên tĩnh xa khuất cuộc sống hối hả ngoài kia, chúng tôi nghe Lệ Thu với Hương Xưa… Bàn tay anh tìm lấy tay tôi. Những ngón tay xiết nhẹ, vừa nồng nàn vừa an ủi. Đôi lúc tôi áp bàn tay anh lên má, không biết bởi cái nắng oi bức hay bởi đựơc thấy nhau bất chợt, đựơc ngồi cạnh nhau cùng chia xẻ hơi thở hiếm hoi của đời sống mà đôi má tôi như hâm hấp sốt. Tôi sợ lắm những giây phút phải xa anh, sợ lắm khi  rời khỏi, anh mang theo mọi thứ. Tình yêu. Nỗi nhớ. Bỏ lại tôi như thân cây khô khốc ngày qua ngày cạn kiệt dần nhựa sống.
 “Người ơi. Một chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa…   Đời êm như tiếng hát của lứa đôi…”
Ôi, những ước mơ rất tầm thường, rất nhỏ bé, rất hồn nhiên giữa chập chùng bất trắc của chiến tranh.Trong những khoảng khắc bình yên đó. chúng tôi thực sự muốn quên hết thực tại não lòng, muốn quên rằng lát nữa đây, khi anh trở về đơn vị. Tôi, như bao lần  xa anh, nào ai biết được, điều gì sẽ xẩy đến. Hôm nay. Ngày mai. Chiều nay. Sớm thức dậy.Tôi luôn sống trong  chờ đợi với nỗi sợ hãi, nỗi tuyệt vọng khôn cùng. Anh bao giờ cũng vậy, đi không hẹn ngày về, chỉ nhìn nhau, nhìn nhau qua màn lệ mỏng. Và vòng tay anh xiết chặt vai tôi. “Đừng khóc. Em ơi. Đừng khóc”. Vòng bụi xa cuốn theo anh những giọt nước mắt  tủi thân của người ở lại, cuốn theo cả trái tim tôi vụn vỡ.
   Tháng Ba. Góc quán Hương Xưa. Có ai ngờ rằng, ngày ấy,  khi bước chân rời khỏi, nó đã trở thành một phần trong muôn ngàn kỷ niệm vừa ngọt ngào vừa đau đớn. Cuộc sống bình yên của Sài Gòn khép lại tủi nhục, và lịch sử mở ra một trang đẫm máu khác. Những lời hẹn giữ đời cho nhau đã bị nghiền nát dưới xích xe tăng hận thù của loài thú dữ.
   Trải qua bao tang thương dâu bể, điều huyền diệu nhất mà Thượng đế ban tặng cho tôi, ở đời sống nầy, là anh còn sống sót trở về cùng tôi, một lần nữa, cùng tôi, đi cho hết quãng đường còn lại.
   Tháng Tư. Chiều nay, anh mang bàn ghế bày biện dưới gốc cây ở cuối vườn. Hoa Jasmine nở trắng xoá  trong  không gian thơm lừng hương áo mới. Anh  nói: “Để em mường tượng lại một chút gì đó của Hương Xưa”. 
   Một chút nắng nhỏ nhoi đậu trên vai anh, Nắng rưng rưng, hiu hắt.
Tôi  nhớ  quá nắng Sài gòn xưa, nhớ những cơn mưa chiều vội vã, và dù, không còn những lần chia xa khi bàn tay níu bàn tay, không còn cái xiết vai nghẹn ngào.” Đừng khóc. Em ơi. Đừng khóc.”
 Vậy mà, cớ sao, chiều nay, chúng tôi cùng muốn khóc.
                                               Nhật Nguyễn

TV tiếng Việt











VietFaceTV SBTN    SET 56.5 O.CSET 16.11 SanJoseLittleSaigonTVSaigonTV 57.5
Youtube Tiếng ViệtMCV MediaViệt Live Show TV    Đông Tây TVViet Channel
Phim Âu Mỹ    TVB HK Hải NgoạiKIX TV MalaysiaEuro Vision TV    60 Minutes Australia
Cuộc Sống Vlogs    Chim Hót TV    Cá Kiểng TV    Cảnh Đẹp TV Drone 4K TV
Tin Showbiz ViệtNghệ Sĩ Live Stream Showbiz Hoa NgữShowbiz Hàn QuốcHollywood Gossip
Only In Japan    Channel 5 SingaporeChannel News AsiaHits TV ThailandANX TV Indonesia
The Voice UKGot Talent GlobalWorld Of DanceCarpool Karaoke TVTiny House N.Zealand
Magician's ShowsAmerica's Got TalentAsia's Got TalentLip Sync BattleCircus Acrobats TV
Phim Việt TV    Phim Châu Á    Phim HollywoodNhạc Phim TVSCTV15 - Sport
ThúyNga Paris TVAsia EntertainmentVân Sơn TVNhạc Sĩ TVCa Sĩ TV
Thrill TV - Hong KongFilm Box - RussiaYoutube TVFun World TVẢo Thuật TV
Viet Channels S. JViet TV DallasSaigonTV HoustonSouth Florida ViệtViệt Sóng Atlanta
Viet9News ArizonaSBTN DCViet Seattle TVOVM PhiladelphiaViệt Korea TV
SBTN BostonSóng Nhạc TVDKN TV New YorkNHK Radio NhậtTiền AnSinh XH SSI
Thời Báo CanadaBBC Tiếng ViệtHoa Hậu TVNam Vương TVHọc English TV
Người Việt OnlineCông Giáo TVPhật Giáo TVTin Lành TVCao Đài TV
CNN InternationalBBC WorldNHK WorldChina Global TVAl Jazeera Globe
VTV InternationalHà Nội TVĐà Nẵng TVHTV 7 - HCMVĩnh Long TV
Live Stream TVBài Thuốc Dân GianPhim Hài TVCảnh Nóng TV LuyệnThi Quốc Tịch
Yoga TV     StyleTV Cải Lương TVPhong Thủy TVNails Art TVTiếng Chim Hót
Google TVApple TVSamSung TVEbay TVMicrosoft TV
Kids TV    Teen TVGia Đình TVPhụ Nữ TVHairStyles TVLive Show TV
Vật Vờ TVDu Lịch & Cuộc SốngĐà Nẵng TVVietNews TVTin Nóng 24H
ShowBiz TVMTV Việt NamHậu Giang TVThuần Việt TV Pops World TV
Việt Live TVViệt Mỹ TVThừa Thiên Huế TVNhà Đẹp TVHTV Thể Thao
Vệ Tinh TVLàng Văn TVViệt Drone TVVNTV - San DiegoLan Bercu TV
Cali Today TV - SJViet Today TV - S. JQuê Hương TV - S.JViệt Bay TV - S.JTVB VietNam
VietFace - San JoseViệt Vùng Vịnh - S.JViet Show TV - S.JDân Sinh TV - S. JoseTiểu Sử TV
Viet TV HoustonVietFace DallasNgười Việt OaklandViet Catholic NewsVTV 24 News TV
ThờiBáo TV - CanadaVATV -DCHTĐ VPTV (DC)An Bình Hạnh PhúcVật Vờ TV
VH NB Lạc Việt TVVân Sơn TVSGN 51.3 - HoustonĐồng Giao TVH Plus Media
VietFace 55.5 DallasSaigonTV 55.3 DallasVAN TV 55.2 HoustonBYN TV 57.3 Houston Miền Tây TV
N10 TVNgọc Lan TVMưa RừngÁnh Sáng Tin Mừng Xe Hay TV
8406 TVNhạc Sống TVVănHóa VN TVNetViet TVNam Việt TV
VoViNam TVPhóng Sự TVNhư Quỳnh TVThời Sự TVĐà Nẵng TV
IBC TV 57.8 - OCS Channel 56.6Du Lịch TVRichie Le TVKiến Thức TV
VNA TV 57.3 - OCViệt Sóng TVVBS 57.6 - OCMỹ Tâm TVFBNC TV
KVLA TV 56.5 - OCHoài Linh TVBlue Ocean TVMuvik TVNhạc Bolero TV
V Star TV Vân Sơn TV Kan TVHồnViệt TVHTV Thể Thao
HoaPro X TVKyle Le TVApple TVDiễm Xưa TVPhóng Sự TV
Báo Người ViệtFAP TVSen Vàng TVAn Ninh TVChuyện kể 0 giờ
Blue Ant EntertaimentPhim Tài Liệu    Bình Dương TVAsian World MediaBáo Thanh Niên
Outdoor ChannelHTVC PhimPhim Tổng Hợp  Cartoon Network VNDien Quan Shows
tvBLUESamTVParamount ChannelDa Vinci LearningViệt Hương TV
PHỐ BOLSA TVKBC HẢI NGOẠI TVVIỆT WEEKLY TVVIỆT VISION TV
CALI TODAY TVĐÁP LỜI SÔNG NÚISÀI GÒN TVLITTLE SÀIGÒN TV
OVM 4 TV8406 TVLƯƠNG TÂM TV VIETFACE TV
SBTN TVĐÀI Á CHÂU TỰ DO
H. NGOẠI P. ĐÀM

Monday, August 26, 2019

CHỊ NGUYỆT....

Chị tên Nguyệt, lúc đó chị khoảng 13 tuổi, còn tôi khoảng 11. Theo lời người ta kể thì chị mồ côi cha mẹ được vợ chồng người hàng xóm đem về nuôi. Ông Bà Chín không có con nên họ xem chị như con cái trong nhà, cho chị đi học. Đổi lại, chị phải dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc Ông Bà Chín. Chị học trên tôi hai lớp, tôi đệ thất, còn chị lớp đệ ngủ. Theo như chị kể lại, quê chị ở Tân Thành bị Việt Cộng về chiếm làng, ba má chị mất tích chỉ hai ngày sau đó. Người cậu của chị phải dẩn cả gia đình chạy di tản ra quận lỵ nơi tôi ở. Họ dẩn chị theo nhưng không đủ điều kiên nuôi cả gia đình gần 10 người nên cho Ông Bà Chín làm con nuôi.
Nhà chị đối diện nhà tôi trên đường dẩn ra bờ sông Tiền Giang. Buổi sáng đầu tiên tôi gặp chị trong bộ bà ba đen củ đã ngả màu phèn vàng úa và đôi dép đứt quay phải nối lại bằng giây kẽm. Chị đang quét nhà, từ trong ra ngoài thì bị bà Chín rầy, bảo phải quết từ ngoài vào trong. Bà giải thích quét ra là đẩy hết cái phước ra ngoài, phải quét vô để nhận được phước. Tôi thấy hai mắt chị long lanh nước mắt như muốn khóc nên vội chạy tới hỏi:
- Bộ mầy mới tới đây làm cho bà Chín hả?
Chị trả lời:
- Hông phải, tao là con nuôi của ba má Chín.
Tôi nói với chị:
- Tui tên Bình, nhà tui bên đó.
- Tao tên Nguyệt, mầy mấy tuổi?
- 11
- Tao 13, mầy phải gọi tao bằng chị..
- Ừ, chị Nguyệt hé.

Vậy là tôi làm quen được với chị từ đó. Năm chị học hết đệ tứ thì phải thôi học do Ông Chín bịnh nặng rồi qua đời, Bà Chín một mình không đủ điều kiên cho chị tiếp tục đi học. Mỗi ngày chị ra sạp vải ngoài chợ tiếp Bà Chín buôn bán. Năm tôi 15 tuổi phải xa nhà lên tình tiếp tục học thi tú tài một, rồi tú tài hai nên ít khi được gặp lại chị. Sau khi đậu tú tài hai chuẩn bị vào đại học thì nghe tin Bà Chín cũng vừa qua đời, bỏ lại ngôi nhà củ nát vì không có người đàn ông chăm sóc. Lúc này tôi đang rảnh rang nên tình nguyện giúp chị sửa sang lại căn nhà của chị được thừa hưỡng. Mỗi ngày trước khi chị ra sạp vải, chị hay hỏi tôi cần mua vật dụng gì để chị gọi người đem tới, tôi khỏi phải mua. Sau ba tháng hè, tôi cũng tạm sửa lại căn nhà của chị, tuy không khéo nhưng cũng không dột trước hổng sau.
Khi cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt, tôi bị động viên, vào trường Bộ Binh Thủ Đức. Ngày ra trường về thăm ba má thì gặp lại chị Nguyệt. Lúc nầy chị đã là gái đôi mươi, có rất nhiều chàng trai đang theo đuổi nhưng chị vẫn phòng không gối chiếc. Nhiều lần chị tâm sự với má tôi:
- Con trai cái quận nầy sao mà như công tử bột, tối ngày chỉ biết lo tán gái, nhậu nhẹt, nhìn như cọng bún thiu cô nào vô phước mới rước họ về làm chồng.

Hai tuần phép qua rất nhanh. Ngày tôi chuẩn bị trình diện sư đoàn, chị đem tượng Phật nhỏ qua đưa cho tôi, bào giữ trong người làm vật hộ thân. Hai mắt chị long lanh nước mắt như muốn khóc. Tôi vội nói:
- Vài bửa có phép thường niên tôi về thăm chị. Chị ráng giữ gìn sức khỏe.
- Bình đi mạnh giỏi, Nguyệt mỗi đêm sẽ đọc kinh cầu xin Trời Phật che chở cho Bình.
Tôi hơi giật mình khi chị xưng Nguyệt chứ không còn mầy tao như ngày xưa. Thật sự mà nói, lúc nào tôi vẫn xem chị như người thân trong gia đình, không có một chút tình cảm trai gái giửa tôi và chị.
- Cảm ơn chị lo lắng cho tôi.

Tôi ra đi biền biệt. Hơn mười tháng sau tôi trở về thăm nhà sau khi xuất viện do bị thương chân phải. Đêm đầu tiên vừa về tới nhà là chị qua thăm, hỏi như muốn khóc:
- Sao Bình bị thương mà không cho Nguyệt hay để đi thăm?
- Vết thương không có gì trầm trọng lắm đâu chị, vả lại tôi không muốn chị lo lắng, lặn lội đường xá xa xôi nguy hiểm cho chị.
- Bình nói vậy coi Nguyệt như người dưng sao?
- Đâu phải vậy chị, tôi thương chị như người thân trong nhà mà.
- Ừ nhớ đó nhe, thương như người thân trong nhà.

Trong những ngày phép dưỡng thương đó nhiều khi chị làm bộ gọi tôi qua sửa dùm cây đèn dầu hay đóng lại chân bàn bị lung lay. Chị nấu đủ món cho tôi ăn, bảo là tẩm bổ để khi trở lại đon vị có đũ sức đi hành quân. Có ngày chị đóng cửa sạp vài, lấy cớ mệt về nhà nghỉ. Chị bảo muốn về để gần gủi, tâm sự với tôi trước khi về đơn vị. Không biết ba má tôi nghỉ gì mà cứ thỉnh thoảng hỏi khi nào tôi lập gia đình. Tôi viện cớ đang thời chiến tranh chưa muốn lập gia đình.
Lần lượt hai đứa em gái tôi lấy chồng phương xa, bỏ lại ba má tôi già yếu. Thằng em trai còn đi học viện đại học Cần Thơ, được miễn dịch phải bỏ học về nuôi ba má. Tôi thì ra đi biền biệt, cả năm mới về thăm nhà. Mỗi lần về chỉ năm ba hôm rồi lại ra đi. Chị thì vẫn phòng không đơn chiếc. Có lần tôi hỏi:
- Sao chị chưa chịu lấy chồng để có người lo lắng trước sau cho chị?
- Bình nhìn chung quanh đây xem ai là người xứng đáng cho Nguyệt nâng khăn sửa túi? Nguyệt thà ở giá suốt đời chứ không muốn chung chăn với những người hèn nhát, chạy chọt giấy tờ trốn quân dịch.
- Vậy cớ người đàn ông như thế nào chị mới chịu?
- Người ấy phải giống như Bình, sống đời trai hiên giang lo giúp nước, diệt giặc, bảo vệ quê hương.
- Vậy để tôi tìm ông nào trong đơn vị giới thiệu cho chị nhe.
- Đồ quỉ, đùng có chọc Nguyệt như vậy nữa, Nguyệt nói thiệt mà.

Cuộc đời cứ thế trôi đi. Ngày 30 tháng 4 1975. Tôi bị bắt rồi đi tù trại cải tạo Vườn Đào. Năm sau chị đến thăm tôi.. Chị cho hay thằng em tôi bị bọn công an phường bắt tội phản động. Nó rải truyền đơn bị bắt. Họ đánh nó chết trong tù. Hai đứa em gái theo chồng vượt biên ngày đất nước rơi vào tay cộng sản, không biết tin tức gì cho đến nay. Ba má tôi quá đau buồn bịnh nặng không đi thăm tôi được nên nhờ chị đi dùm. Chị còn kể là sạp vải của chị đã bị xung vào hợp tác xã. Bây giờ chỉ sống nhờ chăm sóc khu vườn nhỏ của ba má tôi kiếm huê lợi nuôi sống ba má tôi và chị. Nhìn chị già đi rất nhiều so với ngày xưa. Mắt chị hoằn đen, hốc hác, tiều tụy đi. Tôi cũng không hơn gì chị sau một năm tù đày, lao động, thiếu ăn.
Ba má tôi lần lượt qua đời không có một đứa con về để tang. Chị phải bán ngôi nhà của chị để có tiên chôn cất ba má tôi. Đều dặn mỗi ba tháng là chị đến thăm một lần tiếp tế cho tôi thêm chút thức ăn phụ vào phần ăn ít ỏi của người lính tù thất trận. Bốn năm sau thì họ thả tôi. Ngày ra trại với vài chục đồng chi phí xe cộ và mảnh giấy ra trại. Tôi với năm người bạn tù đi bộ ra đến chợ Mỹ Phước Tây đón xe ra Cai Lậy. Mấy bà bán hàng trong chợ nhìn chúng tôi trong bộ quần áo rách bươm liền gọi:
- Mấy cậu vô đây ăn sáng rổi hãy đi, 2 tiếng nữa xe mới chạy.

Họ đem cho chúng tôi 6 dỉa cơm sườn bì và sáu ly cà phê đen. Đó là bửa cơm ngon nhất trong bốn năm đời tù cãi tạo của tôi. Mọi người chung quanh bu nhau kẻ cho trái băp, người cho gói xôi bảo là để dành đi đường ăn đở đói. Chúng tôi nhìn họ mà nước mắt cứ tuôn tràn không nói nên lời, dù chỉ một tiếng cám ơn. Khi đến giờ xe chạy, người tài xế xe nhất định không lấy tiền cho dù chúng tôi cố dúi tiền vào tay anh. Tôi nhớ lại tên quản giáo Ba Phần lên lớp chúng tôi:
- Các anh có tội rất lớn với nhân dân. Chúng tôi giữ các anh trong vòng rào kẻm gai là để bảo vệ các anh vì nhân dân sẽ trả thù cho những tôi ác các anh đã gây ra.

Nhân dân chợ Mỹ Phước Tây đã trả thù chúng tôi với những dĩa cơm sườn, những gói xôi, những trái bắp mà họ có thể để dành cho người thân của họ trong lúc cả nước phải thắt lưng buột bụng trong thời kỳ bao cấp, củi quê gạo châu này.
Khi xe đến Cai Lậy thì khoảng 2 giờ chiều . Năm người bạn tù chờ xe về Sài Gòn, còn tôi về miền Tây. Anh lơ xe chạy ra ngã ba Cai Lậy ngoắc xe lại gởi tôi lên chuyến xe cuối cùng. Trước khi lên xe, anh đưa cho tôi một ổ bánh mì thịt rồi chào tay kiểu quân đội. Như cái máy, tôi chào lại vì theo phản ứng tự nhiên của một người lính VNCH dù đã thất trận. Anh nói vội rồi chạy vào trong chợ Cai Lậy.
- Ông thầy đi đường bình an.
Tôi nhìn theo anh lơ xe, cố nhớ gương mặt anh để khi nào có dịp tôi sẽ trả lại ơn nghĩa anh đã dành cho chúng tôi. Một lần nữa, anh tài xế nhất định không chịu lấy tiền xe. Mấy người đàn bà trên xe nhìn tôi với ánh mắt thông cảm. Họ nhường cho tôi một chổ ngồi hàng ghế cuối xe.

Tôi về đến nhà khoảng 10 giờ đêm. Ngôi nhà cũ kỷ cửa đóng im lìm. Tôi gõ cửa.
- Ai mà gõ cửa ban đêm ban hôm vậy?
Tiếng chị Nguyệt đang ngáy ngủ từ bên trong.
- Bình đây chị.
Tôi nghe tiếng chân trần chạy hấp tấp ra cửa. Chị Nguyệt mớ cửa rồi ôm lấy tôi khóc:
- Nguyệt không biết Bình về hôm nay. Có đói không để Nguyệt hâm cơm lại cho Bình ăn?
- Trên đường về tôi được người ta cho ăn nhiều lăm, đến giờ còn no lắm.

Tôi đến trước bàn thờ ba má, quì lạy xin lỗi tội bất hiếu không về chịu tang ngày hai người mất. Tôi nhìn khói nhang quyện vòng theo cây đèn dầu le lói như ba má về thăm thằng con xấu số mới ra tù. Tôi quì trước bàn thờ mà nước mắt cứ tuôn tràn.
- Ba má tha tội cho con, vì hoàn cảnh tù đày mà con không về để tang cho ba má.
Chị đặt tay lên vai tôi:
- Hai bác rất hiểu cho Bình, đừng quá đau buồn, hảy ráng lên để đối đầu với những ngày sắp tới.

Và những ngày sắp tới đến với tôi trong khổ cực của “thằng sĩ quan Ngụy”. Họ bắt tôi trình diện hàng tuần, không được đi xa khỏi xã. Tất cả những hành vi của tôi đều bị theo dõi. Đôi khi bọn công an xã đến gõ cửa ban đêm để kiêm tra, xét nhà và muốn biết chắc chắn là có tôi trong nhà. Tôi sống như người bị giam lỏng trong nhà tù lớn.
Tôi nhìn chị chăm sóc cho tôi từng miếng ăn, giấc ngủ như một người vợ lo cho chồng mà nghĩ đến cái vô tình của tôi.
- Chị Nguyệt.
- Gì đó Bình?
- Tôi muốn hỏi chị chuyện nầy.
- Ừ, Bình nói đi.
Ngập ngừng một hồi tôi nói:
- Chị nhớ lúc mới quen, chị bảo tôi phải gọi chị hay không?
- Nhớ chớ sao không. Những ngày vui đó qua mau quá.
- Chị còn muốn tôi gọi chị nữa hay không?
- Vậy Bình muốn gọi tôi gì đây?
- Tôi gọi chị là vợ tôi được không?

Chị Nguyệt nhìn tôi với ánh mắt rất ngạc nhiên rồi đổi sang mừng rỡ:
- Em chờ câu nói đó của anh lâu lắm rồi.

Hai tháng sau chúng tôi làm đám cưới. Tiệc cưới rất đơn giản, chỉ mời bà con lối xóm. Hai năm sau Nguyệt cho tôi đứa con trai đầu lòng. Tôi đặt tên Nhẩn để nói lên cái nhẩn nại của chị dành cho tôi. Năm sau nữa thì chị cho tôi thêm đứa con gái, chị đặt tên nó là Cam để nói đến cái cam khổ của vợ chồng chúng tôi.
Một hôm đầu năm 1990, chị chạy hớt hãi về nhà:
- Anh ơi! Họ muốn cho mình đi định cư bên Mỹ.
- Em lại mơ tưởng viễn vong. Ai lại cho thằng sĩ quan Ngụy như anh đi khỏi Việt Nam.
- Đây nè, coi đi.

Chị đưa cho tôi xem tờ báo cho biết Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Mỹ chấp thuận cho tù nhân chính trị được đi định cư tại Mỹ ký ngày 30/7/1989. Lòng vòng lo nạp đơn, lót tiền cho họ ký giấy cũng hơn hai năm. Tôi dở mộ đem xương cốt ba má thiêu rồi đem gởi vô chùa vì tôi biết là sẽ lâu lắm mới trở lại quê hương nầy. Tuy đã nuôi tôi lớn lên, tuy nhiều người vẫn còn tình người sẳn sang đùm bọc che chở người thất trận. Nhưng tôi phải ra đi để con tôi có tương lai hơn, có nhiều cơ hội để vương lên với đời hơn.
Bao nhiêu tiền chúng tôi dành dụm đều cạn sạch. Ngày gia đình tôi lên máy bay đi Mỹ, trong túi còn đủ 200 đồng đô la sau khi bán nhà, bán đất của cha mẹ để lại. Đáp xuống phi trường JFK thành phố New York. Cả gia đình hai đứa em gái tôi có mặt đầy đủ đón gia đình tôi. Ba anh em chúng tôi ôm nhau khóc sau hơn 17 năm xa cách. Mấy đêm đầu tiên tôi không ngủ được, vừa lạ chổ, vừa lo lắng cho tương lai sắp đến. Mình phải làm gì lo cho gia đình, cho con cái đi học, và đủ mọi chuyện cứ liên tục hiện lên trong đầu. Từ quê hương bỏ lại sau lưng, từ quê hương thứ hai sẳn sàng bao dung cho người lính thất trận.
26 năm sau, nhìn lại từ ngày đến đất nước Mỹ giàu lòng nhân đạo nầy, hai đứa con tôi đã ra trường đi làm xa. Vợ chồng tôi nghĩ hưu dời về vùng đất ấm Florida. Chị Nguyệt nay đã gần 70 nhưng vẫn còn nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam luôn lo cho chồng, cho con. Sáng nào tôi cũng có ly cả phê sữa nóng ít sữa, còn chị thì vẫn một ly trà cúc đường phèn. Nhiều lần tôi nói lời cảm ơn chị đã cưu mang ba má tôi khi tôi còn trong tù cải tạo. Chị chỉ cười đưa hàm răng khểnh rồi nói:
- Em kết anh từ lúc mình mới gặp nhau lần đầu.
- Vậy tại sao bắt người ta kêu bằng chị?
- Làm chị cho nó oai chút chơi mà …
- Lúc nào em cũng là Chị Nguyệt của anh.

•Cửu Long -.Viết theo lời kể của một HO.

Thursday, August 22, 2019

Thầy Thạch Trung Giả - BXC

Năm 1955, từ miền Bắc, tôi tránh họa cướp cộng sản, nên cùng gia đình bỏ lại quê hương thân yêu, nơi chôn nhau, cắt rốn để suôi Nam.
S học hành lem nhem của tôi ở xứ Bắc khiến tôi không biết mình thực sự đang có trình độ của lớp nào.
Khi tôi tới Saigon, thì các trường còn đang nghỉ hè. Tôi được phép ra Nha Trang tắm biển và nghỉ một tuần, rồi sẽ phải về Saigon học.
Tuy nhiên, Nha Trang đã chiếm được trái tim tôi. Hết một tuần được phép ở Nha Trang, tôi đã không trở lại Saigon, và ghi tên học lớp đê Tứ, tại một trường Tư thục nhỏ, là trường TƯƠNG LAI  ở số 7 đường Công Quán, Nha Trang.
Tôi xin ghi lại it dòng về một vị thày của Trường Tương Lai. Nếu quý bạn không thấy nhạt nhẽo, vô duyên, thì tuần tới, tôi lại xin viết về các thày khác thời Trung Học của tôi.
                   THẦY THẠCH TRUNG GIẢ
Thầy dạy Việt văn lớp Đệ Tứ  của tôi ở trường Tương Lai, Nha Trang,là giáo sư Thạch Trung Giả -Người Trong Đá-. Đây là biệt danh của thầy. Chỉ tới khi viết bài này, tôi mới tìm ra tên của thầy. Thầy viết sách, viết báo, dạy học, làm thơ…nhưng đều ký bút danh là Thạch Trung Giả, nên không ai biết tên thực của thầy.
Mấy ngày trước khi thầy tới dạy, ông Hiệu Trưởng Thái Văn Châu, trong lúc dạy toán, đã ngừng giảng it phút để quảng cáo về thầy Giả : “ Năm nay lớp này sẽ đậu hết ! Tôi đã mời được ông thầy lừng danh để dạy quốc văn. Rồi các anh sẽ được học với  thầy  Thạch Trung Giả , độc nhất của trường ta
Chúng tôi hồi hộp đợi ngày thầy Giả tới. Ông có vóc người tầm thước, vẻ mặt thanh tú, tóc hớt ngắn, phục sức giản dị, tiếng nói trầm ấm. Ngay buổi học đầu tiên, ông đã “hớp hồn” chúng tôi. Với phong cách của một nghệ sĩ, ông giảng bài cho học trò mà say sưa như đang diễn thuyết cho một đám thính giả vô hình nào đó. Đôi lúc ông mới “bừng tỉnh” và quay về với vai trò của một thầy giáo giảng bài trong lớp.
Những bài luận văn chúng tôi viết đều bị ông sửa be bét, từng câu, từng chữ.
Ngày nay, mỗi khi viết, dù chỉ là một câu giản dị, tôi cũng ngập ngừng suy nghĩ, vì tôi như vẫn còn thấy những trang giấy luận văn của tôi bị thầy Giả gạch xóa đầy mực đỏ. Tôi phải gắng hết sức khi làm các bài luận Việt văn,  cản thận dò từng dấu chấm, dấu phết và những từ ngữ Hán Việt. Nhờ sự cố gắng đó, ông không còn gạch xóa  bài viết của tôi nhiều như trước. Bài của tôi đôi khi được ông đọc cho cả lớp nghe.
Một hôm thình lình ông hỏi tôi có phải là người trong họ của ông Bùi Xuân Uyên không. Tôi ngạc nhiên và không biết tại sao ông hỏi như thế. Thì ra Bùi Xuân Uyên là chủ nhiệm tờ Tập san Thế Kỷ,  tờ báo ông thày thường đăng bài và thơ. Nghe tôi trả lời không biết Bùi Xuân Uyên là ai, ông có vẻ thất vọng, nhưng không nói gì.
Hồi ấy chúng tôi không  biết đang được một vị thày lừng danh dạy dỗ. Sau này rất lâu, khi đã vào Saigon, và học tới Đại học, tôi mới biết thầy tôi là một học giả uyên thâm, đã từng giảng dạy Quốc Văn và Triết học ở các trường danh tiếng, như trường Võ Tánh,Trường Bồ Đề, trường Lê Quý Đôn, và cũng là giảng sư Triết cuả Đại Học Vạn Hạnh.
Thầy cũng viết sách viết báo. Thầy viết nhiều bài cho tạp chí Thời Tập và là tác giả của cuốn  Văn Học Phân Tích Toàn Thư” dầy hơn 700 trang, một cuốn sách giáo khoa dạy đọc và viết văn, do Lá Bối xuất bản lần đầu năm 1973. Thày Giả cũng là tác giả những dịch bản nổi tiếng:  
Nhất Nguyên Thế Giới (tuyển dịch Swami Vivekananda, Thái Bình Dương xuất bản, 1971) -  
Áo Nghĩa Thư Upanishads (dịch kinh văn Shri Aurobindo với lời bình giải, An Tiêm in 1973) -  
Số Không với Vô Tận (dịch Le Zero et L'Infini của Arthur Koesler, An Tiêm 1973).
Thạch Trung Giả xuất hiện trên tạp chí Thế Kỷ ở Hà Nội từ 1950 tới 1954, bên cạnh những Bùi Xuân Uyên, Trúc Sĩ, Triều Ðẩu, Tạ Tỵ, vào Nam viết cho tạp chí Liên Hoa, Thời Tập, đặc biệt về thơ luận và triết thư. “Văn thơ ông rành rọt, khúc chiết, trải nghiệm, câu nào câu nấy như nét chạm trổ. ” (Viên Linh-  Tạp Chí Văn Học)
Trong Tạp chí Thời Tập, Chủ Nhiệm là nhà thơ Viên Linh viết về Thạch Trung Giả như sau:
Giáo sư, Học giả, Thạch Trung Giả tên thật là Trần Văn Long, không rõ ngày năm sinh, dạy Quốc văn và Triết học tại trung học Võ Tánh, Nha Trang. Thạch Trung Giả vóc người đầy đặn, trên trung bình, tóc cắt ngắn, gọn ghẽ, mang kính trắng, mặc đồ trắng, không để lại một cảm giác gì rõ rệt nơi người đối diện, ngoài cảm giác là một người chin chắn, chững chạc, ăn mặc xuề xoà xong thôi. Bài ông viết kỹ, lối viết không để ai có thể biên tập, thêm thắt… Ông thuộc lớp những nhà văn miền Bắc khi di cư vào Nam vừa có danh, nhưng chưa có tác phẩm in thành sách hoặc chỉ mới có một cuốn những năm 1952-1953. Phần lớn các nhà văn nhóm Thế Kỷ sinh khoảng 1920-1925, khi vài Nam vừa ở tuổi trên dưới 30. Tôi đoán Thạch Trung Giả sinh trong khoảng này”
Khi Ban Mê Thuột thất thủ vào tháng 3 năm 1975, Tạp chí Thời Tập của Viên Linh xuất bản số báo cuối cùng. Trong số báo này, ông Viên Linh có đặt ra hai câu hỏi cho các nhà văn. Một trong hai câu hỏi đó như sau : “ Anh/chị có phải từng tự hỏi về vai trò người cầm bút là mình, trước một tình thế đất nước biến động như trong những ngày qua hay không ?”
Giáo sư Thạch Trung Giả đã “trả lời” câu hỏi của Viên Linh bằng một bài thơ như sau:
                        Những Ai Nằm Đó?
Nhửng ai nằm đó?
Dưới khuya này thăm thẳm mấy ngàn năm
U minh hình bóng trập trùng
Miên miên Đất Tổ vua Hùng dựng nên
Bước chân chạm mấy cửu tuyền,
Mấy tầng huyết đổ lệ hoen chốn này
Những ai nằm đó?
( Thạch Trung Giả trả lời Viên Linh, Thời Tập số 23 Saigon 15-4-1975)
Tôi nghe tin giáo sư Thạch Trung Giả đã tự tử  tại một ngôi chùa nào đó, sau khi cộng sản chiếm Saigon năm 1975, nhưng không biết hư thực. Mới đây, đọc trên Net, thấy có người học trò cũ ở trường Võ Tánh viết về Thầy như sau:
Nhiều người cho biết là cứ đến mùa Hè, thầy [Thạch Trung Giả] lên chùa Vào Hạ(một khóa học của các tu sĩ) tham thiền với các vị sư. Sau năm 1975 thầy Giả thường hay lên chùa và thầy đã mất tại chùa. Vì hoàn cảnh khó khăn, chùa quá nghèo, không có tiền mua hòm, nên các vị sư chỉ còn cách quấn chiếu, và tìm ván cũ đóng hòm chôn thầy… Học sinh trường Võ Tánh cảm thương thầy quá, thầy ơi !
(Phạm Vũ Newvietstar.com)
Để tưởng nhớ một vị thày có một nhân cách cao quý và một tâm hồn kinh triết, xin mời độc gỉả đọc môt đọan thơ về biển của thầy, có lẽ được viết ra khi thầy ở Nha Trang.:
Châu Trầm Bé Nhỏ,
Mang tim người rỏ xuống đại dương kia
Biển vô cùng nhưng giọt mắt tan lià,
Mang vô tận mấy trùng kia thế giới.
Nước thăm thẳm nhưng sầu kia vời vợi
Toả vô cùng bao quát đại dương kia
Hằng ha sa góp lại cũng khôn bì
Mấy vạn lý với bao đời Kim tự tháp
Rút thiên cổ thu vào trong một hạt
Vạn sắc cờ phai nát với hư vô.
(Thạch Trung Giả, Thời Tập số 15-11-1974)
Một tâm hồn như Thạch Trung Giả, có lẽ sẽ héo hắt nếu phải sống xa quê hương đất nước, “ Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt/Học làm con trẻ nói ngu ngơ”, song càng không thể sống với một chế độ bất nhân, vô học và man rợ do bọn Bắc cộng chụp lên đầu dân Nam sau năm 1975, cho nên Thầy đã chọn cách rời trần thế về nơi tiên cảnh, trong một ngôi chùa.   
Nhớ công ơn và cảm phục tư cách của một ông thầy, tôi ghi lại it dòng tưởng nhớ này.
BXC

Wednesday, August 21, 2019

Những rổ tép khô - Tưởng Năng Tiến - Dân Làm báo

 
"Khi trộm cướp đã trở thành phương cách sống cho một nhóm người trong xã hội, chả chóng thì chầy, họ sẽ tự tạo ra một hệ thống pháp lý và luân lý để hợp lý hoá và vinh danh đạo tặc." (Frederic Bastiat).

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Tôi bước vào tuổi dậy thì cùng với những sáng tác đầu tay của của Trịnh Công Sơn: Gọi nắng / Cho cơn mê chiều / Nhiều hoa trắng bay...
Trong căn nhà vắng - sau giấc ngủ trưa muộn màng - nằm lắng nghe Hạ Trắng bỗng thoáng thấy buồn, và không dưng tôi hiểu ra thế nào là nỗi buồn vô cớ. Giữa đêm (những đêm dài giới nghiêm) ngồi ôm đàn hát mỗi mình, trên sân thượng - nhìn hoả châu rơi, loé sáng ở chân trời - rồi chợt biết thèm muốn một cuộc sống bình an: 

Ta đã thấy gì trong đêm nay 
Cờ bay trăm ngọn cờ bay 
Rừng núi loan tin đến mọi miền 
Gió Hoà bình bay về muôn hướng...

Mẹ già cười xanh như lá mới trong khu vườn
Ruộng đồng Việt Nam lên những búp non đầu tiên
Một đoàn tàu đi nhả khói ấm hai bên rừng...

Chinh chiến rồi tàn. “Gió hoà bình bay về muôn hướng” nhưng người dân trên những đoàn tàu Thống Nhất, tiếc thay, không mấy ai cảm thấy hồ hởi hay phấn khởi gì. Kẻ lo bị móc túi, nếu có tí tiền. Người lo hàng hoá bị tịch thu, nếu là dân buôn bán. Và tất cả đều sợ bị đá ném vào đầu. Những hòn đá xanh, to bằng nắm tay, được trẻ con dọc hai bên đuờng thi nhau ném vun vút vào cửa sổ. 
Những con tàu rất bất an (trên đường sắt Bắc/Nam) đã không hớn hở hú còi, và cũng không hân hoan “nhả khói ấm hai bên rừng,” như dự tưởng của người nhạc sĩ tài hoa! 

Hành khách Trần Thành Nam tường thuật: 
Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả...
Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét. 
Cô bé hốt hoảng lo sợ, luốn cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa...” 
Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra...
Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường... Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường...
Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” 
Cô bé bán tép - có lẽ - là một trong những “dân oan” đầu tiên của đất nước, kể từ khi Nam/Bắc hòa lời ca. Với thời gian, số lượng dân oan lên đến hằng chục triệu người (vật vạ, la lết, lang thang, vất vưởng) ở khắp mọi nơi. 
Mất tép hay mất đất, tự bản chất, chả khác chi nhiều. Rổ tép đang cầm thì vẫn còn là của mình nhưng sau khi lỡ tay, hoặc trượt chân, làm đổ thì mớ tép khô (bỗng) thuộc “quyền sở hữu của toàn dân.” Bất cứ ai đang có mặt tại chỗ cũng có quyền vơ vét, cất giữ như của riêng tư. 
Hiến pháp 1959 vẫn chưa “quốc hữu hóa đất đai” như Hiến pháp 1936 của Liên Xô mà nó được coi là một bản sao. Cho dù, từ thập niên 1960 ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970 ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức thuộc về “sở hữu toàn dân” kể từ Hiến pháp 1980… 
Chiều 18-1-2011, khi điều khiển phiên họp toàn thể của Đại hội Đảng lần thứ XI biểu quyết lựa chọn giữa “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” và “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”, ông Nguyễn Phú Trọng hứa với Đại hội “thiểu số sẽ phục tùng đa số”. Nhưng, tháng 5-2012, Ban Chấp hành Trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư vẫn quyết định duy trì “chế độ công hữu” với đất đai, “tư liệu sản xuất” quan trọng nhất.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, Westminster, CA: 2013). 
Nói cho nó gọn lại là luật pháp của Nhà Nước Cách Mạng đã khiến cho tài sản ruộng đất của bao người trở thành một rổ tép khô, có thể bị hất đổ tung toé bất cứ lúc nào, tùy vào dự án của các doanh nghiệp và lòng tham của đám quan chức địa phương. Họ hành xử cũng tồi tệ chả khác gì đám hành khách có mặt trên con tầu năm nọ: Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra... Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. 
Có bao nhiêu người dân oan Lộc Hưng đang đứng khóc thút thít bên những căn nhà đổ nát của họ. Có bao nhiêu người dân oan Văn Giang, Dương Nội, Thủ Thiêm, Long An, Cần Thơ, Đồng Nai, Dak Nong … đang “co dúm thút thít” trên mảnh đất (còn lại) mà diện tích chỉ đủ dựng một túp lều, kỳ dư đã bị thu hồi với giá đền bù “mỗi m2 bằng giá một… cốc bia” - theo như ghi nhận của blogger Đào Tuấn
Mà nào có riêng chi ruộng đất. Dưới mắt của giới quan chức hiện nay thì quỹ bảo hiểm xã hội cũng thế, cũng có khác chi một rổ tép khô: 
Rõ ràng chả cần đến lúc rổ tép đổ, cả đám quan chức vẫn cứ (nháo) nhào vào giật tới tấp và giật tự nhiên như chốn không người. Lịch sự hơn chút xíu là cách “giật tép” của qúi vị chuyên trị “mảng” Doanh Nghiệp Quốc Doanh, vay vốn ưu đãi từ những Ngân Hàng Nhà Nước, và tìm mọi cách để kinh doanh thua lỗ: 
Tuy khó đòi nhưng trước sau gì cũng có người phải trả, và số tiền này được báo Thanh Niên số ra ngày 17 tháng 8 năm 2018 tính gọn như sau: “Bình quân mỗi người gánh hơn 35 triệu đồng nợ công năm 2018, tăng gần 4 triệu đồng mỗi người so với năm 2017.” Với thời gian, con số nợ công (tất nhiên) sẽ không dừng ở đó vì dưới mắt quan chức của chế độ hiện hành thì mọi tài sản và tài nguyên của đất nước có chả khác chi cái rổ tép khô trên tay một em bé gái quê đâu.
22.08.2019