Friday, June 29, 2012

Kinh bỏ mẹ

                                                   
(Phương-Toàn)
          
Ta vốn dĩ là con chiên không ngoan đạo,
        Nếu lỡ lên thiên đàng thì cũng chỉ vì em...
     Tôi đi đạo theo cái kiểu đó, nhưng khi bị vào"hộp" sau cái ngày 30-4-1975 mà vẫn bị kể là một thằng"4 có" của trại cải tạo. Ðó là: có du học; có phi pháo; có Công giáo; có Bắc-kỳ di cư...
    "3 có" kể từ 1 tới 3 thì tôi không phàn nàn, nhưng ghép cho tôi vào cái tội Bắc-kỳ di cư thì qủa thật là oan ơi ông điạ.
      Vốn dĩ là tôi được sinh đẻ ra tại Bình-Dương, nhưng ngụ cư ở Cái-Sắn với những người di-cư vào năm 1954, nên mấy đứa cùng lớp kêu anh em tôi là thằng"Nam". Nhờ gần mực thì đen, gần đèn thì tối, nên mấy năm sau tôi chửi thề và nói tục bằng tiếng Bắc còn ngon hơn tụi nhỏ Bắc-kỳ rất nhiều.
      Ngày thi tiểu-học, cần có khai sanh để nộp đơn, mẹ tôi dụ khị được hai ông trùm khờ của xứ đạo đi xuống tòa hòa giải rộng quyền của tỉnh Kiên-Giang mà thề rằng tôi đẻ ở tỉnh Bùi-Chu ngoài Bắc...
      Thế là tôi nghiễm nhiên trở thành thằng Bắc-kỳ di cư với tờ thế vì khai sinh ghi sinh quán là làng Ðịch-Giáo, huyện Giao-Thùy, tỉnh Bùi-Chu. Khi lên Sài-Gòn học, mấy thằng Nam-kỳ quốc muốn chọc quê tôi, cứ chờ khi có mặt mấy đứa con gái, tụi nó gỉa bộ làm một ông gìa ngồi hút thuốc lào rồi nói:
    -Thuốc"nào" Cái-Sắn nó ngon làm sao ấy ! Hút"dzô" là say "niền" bà con ơi ...
     Ðó là câu quảng cáo mà người ta hay thấy ở chợ Ngã Ba Ông-Tạ hay đầu ngõ vào xứ Bùi-Phát tại đường Trương-Minh-Giảng. Có khi tụi nó còn hợp một bài ca như sau:
   
"Ai bảo di cư là khổ, di cư sướng lắm chứ...
      Ngồi tàu bay ta vào miền Nam,
      Lòng ta sướng nao nao.
      Rau muống trong Nam lại nhiều, mà người Nam không biết...
      Ước mong sao, rau muống lên cao, tăng sức mạnh cần lao.,.,.
      
Nói thật những lúc đó tôi cầu trời khấn Phật cho mấy thằng giá sống kia thi rớt để vô Trung-Tâm Huấn-Luyện Quang-Trung cho đáng đời chúng nó.
      Sau bao nhiêu năm quân ngũ với bao nhiêu lần sưu tra lý lịch, tôi vẫn yên trí rằng mình sinh ra ở tỉnh Bùi-Chu. Mãi cho đến ngày đứt phim, sập tiệm...thì tự nhiên có một anh Bắc-kỳ chính hiệu bà lang Trọc đã nói cho tôi biết là ở ngoài Bắc làm gì có tỉnh Bùi-Chu mà giáo-phận Bùi-Chu thì có.
      Tôi thắc mắc: Bùi-Chu là giáo-phận hay họ đạo nhỏ bé như thế mà sao đi đâu cũng thấy có địa danh dính dáng dính liền tới nó??? Tôi ở xứ Tân-Chu, bên kia sông là Tân-Bùi, bác tôi thì ở trên Bùi-Phát mãi tận SàiGòn, còn ở gần nghĩa trang Quân-Ðội Biên-Hòa còn có xứ Bùi-Thái nưã...
      Người Bắc Bùi-Chu đặt tên cho con cái nghe tức cười và ngộ lắm: ông Bứơng có thằng em tên là Bỉnh, hai thằng con ông thì đặt tên là thằng Vênh, thằng Váo. Nếu kêu tên cả gia đình của ông ta ra mà nghe thì"dân chơi; dân anh-chị" cũng phải phát rét.
      Ông anh rể của tôi tên là Yêm, anh của ông tên là Uông, bố tên Am...tên cả nhà: Am, Uông, Yêm nghe ra cứ như bản nhạc ếch nhái ễnh-ương kêu trong ngày mưa đầu mùa tại vùng quê miền ruộng vậy. Ngôn ngữ người di-cư hồi đó cũng thật khó hiểu: cái thước thăng bằng của thợ nề, thợ xây cất nhà cửa họ gọi là cái li-vô (level), cái gà-mên ăn cơm của lính họ gọi là cái lập-là (plate), còn người phi-công (pilot) thì họ gọi là...lái phi-công...v.v.
      Gần nhà tôi có ông hàng xóm tốt bụng, nhưng coi bộ coi mòi ông ta hay ganh với má của tôi lắm, chỉ vì bà là người đàn bà góa chồng mà dàm có đứa con"bay được lên giời". Thỉnh thỏang để tự an ủi hay để an phận, ông thở dài nói:
     -Bay lên giời ! Kinh bỏ mẹ !
      Nếu có ai hỏi tôi bay bổng ra sao, tôi thường cười rồi lập lại câu nói ngày xưa của ông hàng xóm:
     -Kinh bỏ mẹ !!!
      Thực ra đời bay bổng, kể cả đi bay lẫn đi máy bay có những cái vui vui, nhưng cũng có những nỗi lo sợ mà ít ai chối cãi được. Tính tôi thì nhát như cáy như thỏ, nhưng oái uăm thay ông trời lại cứ hay cho tôi gặp phải những sự việc đến bủn rủn cả chân tay, câu truyện là như thế này:
     "Hôm chở ông tư lệnh sư-đoàn từ Tân-Uyên đi Lai-Khê để họp, mới qua khỏang Bố-Lá thì gặp phải một trần mây thấp qúa nên phi-cơ chỉ bay cao khỏang 1,000 ft mà thôi, đạn của VC nổ như bắp rang dọc theo một tuyến dài cả gần một cây số. Ngài tư-lệnh hoảng qúa vội lấy tấm bản đồ hành quân ra che lên mặt để...tránh đạn !?!?".
      Thử hỏi gặp cảnh như thế thì bố thằng nào lại không sợ chứ lỵ...Nhất là khi đáp được xuống Lai-Khê rồi "check" lại tàu, thì thân tàu lãnh hơn 10 lỗ đạn. Ði hành quân Campuchia, hợp đoàn gồm có 1 C&C ; 2 GunShips và 4 Slicks khởi hành từ phi-trường Biên-Hòa trực chỉ Tây-Ninh. Ông C&C muốn dẫn bầy rồng rồng đi lấy le với gái nên dõng dạc ra lệnh:
     -Bay theo quốc lộ cho an toàn.
      Hợp đoàn gồm 7 chiếc bay rà rà theo con lộ, thỉnh thoảng lơ xe đò nhìn lên có vẻ ngưỡng mộ phi-công ViệtNam lắm lắm.
      Ðang bay ngon lành tới ngang Trảng-Bàng, bỗng chiếc"leader" la lên:"Sương mù nhiều qúa. Ê ! C&C làm sao đây.
     -Lead cứ bay tới; số 1 quẹo trái; số 2 quẹo phải; "trail" bốc lên cao. GunShips bay sau la hoảng:
     -Tụi tao kè hai bên, thằng nào mà quẹo thì tao "hit" đó.
     -Tôi bay"trail" tức là chiếc cuối cùng, nghe thế thì hồn phi phách tán bèn bốc tít lên tận trời xanh mặc cho sương mù dầy đặc bao phủ chung quanh...
     -Khoảng hai phút sau, tìm ra được một lỗ mây to hơn cái dạng háng của thím Tư-Nãi, chưa kịp mừng thì bỗng vụt từ đâu xuất hiện một chiếc UH từ cụm mây bên kia bay cái vèo đâm vào ngay bên hông rồi lủi tuốt mất dạng luôn...
      Trong cảnh này có ai dám nói là mình không sợ ??? Chàng xạ thủ ngồi đằng sau xón đái ra chiếc "phi bào" sau khi kêu lên được một câu: "Chúa ơi!".
      Nhờ vận số hên (hồi đó tôi tưởng là do tài bay bổng của mình), 4 tề-thiên tụi tôi cũng đằng vân lên được trên mây, nhưng có điều không thằng nào đoán nổi là núi Bà-Ðen nó nằm ở chỗ nào phía dưới. Sợ cảnh"đi không ai tìm xác rơi" nên chiếc UH cứ bay lòng vòng trên mây hoài, khốn nỗi là xăng có hạn làm sao bây giờ ??? Chúa ơi! Nếu có thiêng thì cho người kiếm xác bọn con, trước sau gì thì con cũng phải đục mây mà chui xuống.Tôi chuẩn bị làm một kỳ công tối kỵ của ngành phi hành: chui mây. Có lẽ lời cầu được Chúa thông cảm vì:
      
"Dù sao thì Chúa cũng,
        Một thời làm trai tơ.
        Dù sao thì Chúa cũng,
        Là đàn ông dại khờ...(Thơ trích).
       Sau một hồi vật lộn với mây, bọn tôi cũng xuống được dưới đất an toàn. Anh chàng xạ thủ nói:
     -Vợ em nó bảo giời vật em cũng không chết. Thiêng thật!!! Những chuyện như thế mà không gọi là sợ trong cuộc đời bay bổng thì còn chuyện gì mới đáng sợ hơn nưã ???
                                                              ***
     Sang Mỹ, mỗi lần có dịp đi máy bay tôi hay thường lén nhìn ra phi đaọ xem chiếc phi cơ chở mình có mở nắp ca-bô lên không, vì theo kinh nghiệm ngoài xa lộ cứ chiếc xe nào có cái"hood" mà mở lên thì y như rằng là chiếc xe đó chết máy.
        Ðúng ra thì các hãng máy bay Mỹ, nếu thấy phi cơ không đủ tiêu chuẩn cất cánh thì cũng nên lôi vào chỗ kín kín mà sửa, đừng để cho hành khách thấy, nếu sợ tốn thì gìơ thì cứ cho bay đại đi rồi tính sau. Chuyện bay đại ở ViêtNam trong thời gian chiến tranh thì Kỹ Thuật của KQVN cho bay là chuyện bình thường, chuyện không có gì phải ầm ỹ cả...
        Tôi còn nhớ một lần đi bay hành quân tại Chơn-Thành, cái đèn"Chip Detector" bị báo đỏ phải "Stand by" đợi kỹ thuật Biên-Hòa lên sửa. Ông thựơng-sĩ gìa ung dung trèo lên phòng lái nhẹ nhàng rút chiếc cầu chì cho đèn tắt rồi bảo:
      -Trung-Uý cứ bay về đi.
       Tôi cự lại thì ông nói máy bay này chỉ bị"mát"chứ không có hư đâu, và để bảo đảm lời nói của mình ông ta leo lên bay về chung với tôi luôn. Ông ta còn giải thích thêm: "Ðiện có mát thì chỉ cháy thôi chứ không bị nổ trên trời như trường hợp có mạt sắt trong máy".
       Về ViêtNam năm nào, nhớ lại nghề bay bổng nên cứ mỗi lần nhìn thấy phi cơ trên trời là lòng tôi lại thấy nao nao. Tôi hỏi thằng em ruột:
      -Rạch-Giá đi SaiGon, thuê xe hơn hay mua vé máy bay hơn ?
      -Máy bay hết 45 phút, đi xe thì 4 tiếng, tiền thuê xe bằng tiền mua vé máy bay...Nghe thằng em nói như thế tôi quyết định thử một lần đi máy bay của Liên-Xô cho biết với người ta.
       Sáng hôm sau tôi chuẩn bị cho thằng em đưa ra phi-trường Rạch-Sỏi để đi SàiGon, nó nói:
      -Không biết hôm nay có máy bay  hay là không nữa.
      -Sao em nói là có máy bay mỗi thứ-tư và thứ-bẩy ?!?
      -Ừ, thì đó là thời khóa biểu, còn nó có bay hay không thì ai mà biết được chứ !!!
      Ngồi tại phòng chờ đợi của phi-trường vào khỏang gần một tiếng thì có một chiếc phi-cơ cũng khá lớn đáp xuống phi-đạo. Tôi làm thủ tục lên tàu, vé mang số 5 tức là những hàng ghế ngồi gần hàng đầu, thiên hạ chen chúc len nhau lên trước nên khi tôi lọt được vào thì không còn chỗ. Cô tiếp viên hàng không nói là gia đình của những người đi có đoàn thể nên tôi đành nhường chỗ cho họ và theo cô xuống tuốt phiá đàng sau. Cô khá xinh và cũng đẹp, cô chỉ cho tôi vịn vào một chiếc cột nhôm gần đuôi chiếc máy bay để cô sắp xếp chỗ ngồi cho tôi...
        Ðứng dựa cột chờ đợi một lúc, chợt thấy viên phi-công mặt hầm hầm đi xuống từ phòng lái và gặp cô tiếp viên rồi cự nự:
       -Các cô làm ăn như thế này thì chết cả lũ.
        Một cô mặc áo màu xanh, nhân viên của phòng bán vé ( tôi còn nhớ thời VN Cộng-Hòa các cô tiếp viên hàng không đi bay thì mặc áo màu xanh, còn bây giờ XHCN thì họ mặc aó màu hồng) năn nỉ viên phi-công:
       -Anh Ba thông cảm cho em chuyến này , chuyến sau em hưá sẽ làm tốt hơn...
       -Chuyến sau, chuyến sau ! Mấy lần chuyến sau rồi. Qúa tải có ngày chết cả lũ đó.
        Viên phi-công hậm hực trở lên phòng lái, chiếc phi cơ gầm lên một lúc sau đó lao nhanh trên phi đạo rồi cất cánh khỏi mặt đất.
        Tôi nhìn qua cửa máy bay, sống lại cảm giác hồi còn ở trong Không-Quân bay liên lạc ra phi trường Rạch-Sỏi này. Có khác chăng là ngày xưa thì ngồi, còn bây giờ thì đứng ôm chiếc cột nhôm trong thân tàu của Liên-Xô. Còn cái chuyện phi-cơ qúa trọng tải ở XHCN cũng rất là bình thường và cũng chẳng có gì phải ầm ỹ, tất cả chỉ là một vở kịch mà diễn viên thì diễn xuất qúa tệ. Tôi đã từng chở 18 người từ An-Lộc về Lai-Khê trong khi UH chỉ có 9 chỗ ngồi mà có làm sao đâu ...
        Phi-cơ không bay về SaiGon ngay mà lại bay ra Phú-Quốc, lỗi này là tại tôi không đọc kỹ cái vé. Hàng Không Dân Dụng có ghi rõ là tuyến đường từ: SàiGòn-PhúQuốc- RạchGía-PhúQuốc-SàiGòn...
Có nghĩa là máy bay từ SàiGòn bay ra PhúQuốc đổ khách, bốc khách bay trở lại RạchGía sau đó lại đưa khách từ RạchGía bay ra PhúQuốc rồi cuối cùng mới bay về SàiGon...Không đọc kỹ vé thì không kêu ca hay nói năng vào đâu được, có điều từ RạchGía ra PhúQuốc thì được"free" cho dù là đứng ôm cột hay là ngồi.
        Tôi cũng không buồn phàn nàn về vấn đề chỗ ngồi nữa vì thấy cô tiếp viên cũng ôm chặt cái cột nhôm khi máy bay đang cất cánh như tôi. Tôi vờ vịt làm quen:
      -Cô bay tuyến đường này làm ăn có khá không?
      -Chả có gì đâu anh ạ, bay tuyến quốc ngoại thì mới có ăn. Nhưng cũng còn hơn bay tuyến ra Bắc.
      -Tại sao thế?
      -Tuyến ngoài Bắc khách họ cứng đầu cứng cổ lắm, nói thế nào họ cũng chẳng chịu nghe.
       Cô ta làm tôi nhớ lại tới một ông Bắc-kỳ di cư y hệt tôi đi trên chuyến bay HồngKông-SàiGon trước đây một tuần. Trời SàiGon vào tiết tháng 7 nóng như đổ lửa mà ông ta đóng bộ com-lê 3 mảnh đầy đủ. Khi chuyến bay ở HồngKông ông ngồi lộn ghế, cô tiếp viên năn nỉ thế nào cũng không chịu đứng lên, cuối cùng cô tiếp viên đành chào thua để ông ngồi lỳ tại cái ghế đó. Một lát sau ông ta quay qua phía tôi và phân bua:
      -Cứ tưởng ông là nhà quê hay sao mà bắt nạt. Mẹ, ông mua vé thì ông muốn ngồi đâu thì ngồi chứ. Ông cho ăn kẹo thì cũng chẳng có thằng nào con nào dám làm gì ông hết...
       Tôi hy vọng ra đến Phú-Quốc sẽ có chỗ ngồi vì có lẽ ViêtNam đang trên đà đổi mới nên làm ăn khấm khá, vì vậy mà tuyến nào cũng đầy khách. Tôi lại đành làm anh hùng"bất đắc dĩ" thêm một lần nữa là đứng ôm cột cùng với cô tiếp viên hàng không như lúc còn nhỏ chơi cái trò chơi"thả điả ba ba" vậy.
       Khi phi-cơ trở ra cuối phi đạo để cất cánh, tôi nhìn ra cửa sổ thì thấy có hai tên công-an chạy hai chiếc xe Honda kề bên hông phi-cơ nên thắc mắc hỏi:
      -Họ làm gì vậy hả cô ?
       Cô tiếp-viên giải thích:
      -Họ chạy theo để chặn mấy con bò. Ðôi khi phi-cơ cất cánh mà bò chạy ra trên phi-đạo thì cũng có...vấn đề nan giải lắm đấy anh ạ.
       Tôi hỏi bò của ai mà lại để chúng chạy loanh quanh trong phi-trường như thế, cô trả lời không biết chắc chắn nhưng có lẽ là của mấy tên công-an đó.
       Khi máy bay đáp xuống phi-trường Tân-Sơn-Nhất thì tôi lại khám phá ra thêm một sự việc lạ nữa, là không phải chỉ có tôi và cô tiếp-viên không có ghế mà ở tuốt trên hàng ghế đầu, đặt nằm dưới sàn có một cái băng-ca, trên đó có một người đàn ông đang nằm thiêm thiếp. Có lẽ ông này được đưa lên từ Phú-Quốc lúc tôi đang ngồi trong phòng chờ đợi.
       Người ta khiêng ông xuống và chiếc băng-ca được đặt nằm trên mặt đất ngoài phi-đạo để thi gan cùng nắng gío và bụi bặm, hình như là chờ thuê xe đến để chở đi nhà thương chữa trị. Vì chuyến này có 3 người ngồi ghế"xúp" y chang như là đi xe đò hồi xưa, mấy người lơ xe đò cố ráng nhét hành khách vào giữa hai hàng ghế!!!
       Tôi rời nhà lúc 7 giờ sáng, phi-cơ đáp Tân-Sơn-Nhất khoảng 12 giờ trưa, tính ra như vậy khoảng 5 tiếng đồng hồ lâu hơn đi xe đò, có điều là được đi một đoạn miễn phí và học hỏi được vài điều thú vị. Mấy hôm sau gặp laị thằng em ở SaìGòn, nó hỏi:
      -Anh đi máy bay Liên-Xô có vui sướng không ???
       Tôi cười như mếu:
      -Kinh bỏ mẹ !!!
                                                         ***Hết***

Văn Hóa Mác-Lê và Văn Hóa Dân Tộc, Huỳnh văn Lang.


1 - Động lực nào?
Câu chuyện nầy khời sự từ năm 1931-32, lúc Sinh chưa đến 10 tuổi tây. Sinh là con nhà giàu, có thầy dạy tại gia từ lúc lên sáu. Thầy của Sinh là một một frère des Écoles Chrétiennes (trường Taberd Saigon) có bằng thành chung, cũng là người anh em cô cậu với Sinh, vì tình trạng sức khỏe phải về nhà nghỉ dài hạn. Tên anh là Lê văn Tân, con cả của cậu Út, người họ đạo C.G. Bải xan, quê ngoại của Sinh. Anh lớn hơn Sinh 15 tuổi. Trong gẩn 4 năm, trừ ra những khi anh về Bải Xan thăm gia đình cha mẹ 3, 4 ngày và những ngày lễ lớn trong năm, kỳ dư anh dạy Sinh it ra là 3 giờ mỗi ngày và 6 ngày mỗi tuần, Đi chơi đây đó thì thầy trò cùng đi, có khi thầy theo trò đi đá cá đá gà tre với trẻ nhỏ trong làng. Tuy nhiên cờ tướng là môn sở trường thầy dạy trò để cùng nhau giải trí trong những giờ nghỉ ngày nghỉ, đến một lúc tài nghệ thầy trò tương đương nhau nửa ngựa.
Sau hơn 3 năm thầy trò cả hai cần mẫn người dạy kẻ học thì trình độ học thức của Sinh được thầy nhìn nhận là dư sức để đi thi bằng tiểu học theo chương trình Pháp. Lúc bấy giờ luật giáo dục Pháp bắt buộc con em nào muốn thi bằng nào cũng phải nộp đơn qua hệ thống trường công, nên trước khi đầy 10 tuổi Sinh đã phải ghi tên học lớp nhứt trường tiểu học làng Bình Phú, được gọi là trường tiểu học Láng Thé. Trường nầy ở bên liên tỉnh lộ Vĩnh long- Trà Vinh, cạnh bên Nhà Việc (tức là trụ sở nơi làm việc các hương chức làng), trường chỉ cách nhà ông nội và cha mẹ Sinh ở ấp Long Thuận làng Nhị Long khoảng 3 cây số ngàn. Và trong niên khóa 1931-32, hằng ngày Sinh phải đi học trường tiếu học Láng Thé. Điều đầu tiên phải nói ra đây là Sinh đi học bằng xe hơi, một chiếc xe Fiat nhỏ, có tài xế riêng (anh Ba Mau, người Kampuchea). Ăn mặc thì luôn luôn quần short Kaki, áo sơ-mi trắng ngắn tay, đi săn-đan da. Phương tiện chuyên chở và cách ăn mặc là 2 điều làm cho Sinh thẹn thùng nhứt khi đi đến trường trình diện thầy giáo Chữ.
Thời đó, ngày hoc 2 buồi, sáng từ 8 giờ đến 12 giờ trưa, học trò về nhà ăn cơm ngủ trưa, 2 giờ trở lại hoc tiếp đến 5 giờ. Vì thế mà cha mẹ phải gửi Sinh cho một gia đình, tên Trần Dình, có tiệm bán chạp phô và một thớt thit heo ngoài nhà lồng chợ. Sau buổi học sáng, Sinh về đó ăn cơm trưa và ngủ nghỉ, để 2 giờ phải trở lại trường học đến 5 giờ chiều thì đã có xe hơi nhà đến rước.
Nhà chú Dình có 2 cô con gái, tên con chị là Phụng, 14 tuổi ở nhà giúp mẹ trông nôm cửa tiệm; con em tên là Loan, khoảng trên 10 tuổi. cùng đi học một lớp với Sinh, nhưng đóng vai trò như một người chị, trong trường thì luôn luôn bảo vệ và binh vực Sinh, ở nhà thì lo cơm nước cho Sinh mỗi bữa trưa.
Lớp nhứt của Sinh có 37 đứa, 11 gái và kỳ dư là con trai, có những đứa cao hơn Sinh cả cái đầu. Điều phải nói ở đây là ở trường mấy đứa con gái ăn hiếp Sinh một cách tàn nhẩn, ví như trong lớp bắt Sinh phải ngồi bàn nầy, dời qua chỗ kia bất chấp thầy Chữ la rầy. Ở trong làng, tuy là con cháu đại điền chủ có anh ba Cừ người làm lo áo quần tắm rửa cho Sinh, dẫn Sinh đi chơi xóm dưới hay xóm ngoài, nhưng Sinh vẫn thích nhứt là đi chơi, đi câu, bắt chuột, gát chim, đuổi chim… với các con tá điền cùng lứa cùng tuổi. Nhưng ở trường thì hoàn toàn khác biệt, ở đây có cả một bọn, một tập đoàn khác biệt, có những thú chơi hoàn toàn mới lạ cho Sinh, như đá banh cao-su, thảy lỗ, đánh bi…mà rất buồn là lúc đầu không một đứa nào có chút cảm tình gì với Sinh mà Sinh lại hết sức thèm thuồng nhập bọn để học hỏi những trò chơi, những nghệ thuật mới lạ. Nhưng tất cả con trai nhứt là con gái đều tỏ ra kỳ thị và ghét Sinh, nên hở ra có dịp là ăn hiếp Sinh. Sinh xin đá banh, thảy lỗ hay bắn bi với bọn con trai, thì tụi nó không cho, vì sợ Sinh bị đá gảy giò, bị xô té gảy tay. Sinh lớ xớ xem con gái nhảy lò cò, đánh đũa thì bị tụi nó la ó đuổi đi: ‘’chỗ con gái người ta chơi, đi chỗ khác cho mau, mầy!"
Nhưng may cho Sinh, vì hoàn cảnh bị nạt nộ, bị xua đuổi của bọn con gái cũng như bọn con trai chỉ kéo dài chưa tới một tháng. Sau đó thì tình trạng hoàn toàn trở ngược lại: cả trai lẫn gái đều giành nhau gần gũi với Sinh, làm bạn với Sinh. Lý do vì sao? Vốn Sinh nhỏ người nhỏ tuổi hơn nhưng về hai môn Toán và Pháp văn, Sinh học giỏi hơn tụi nó quá xa, học trong 3 năm rưởi, có thể bằng chúng nó  học trong 10 năm. Sinh đinh ninh mình giỏi hơn, nhưng không chắc gì mình thông minh hơn. Giỏi hơn chỉ vì học được nhiều giờ hơn, và nhứt là có thầy giáo giỏi dạy tại gia, đó là phần chắc. Thành thử  chưa quá một tháng, các bạn của con Loan đều nhìn nhận Loan giỏi hơn chúng nhiều, có hỏi thì Loan nhìn nhận là nhờ thằng Sinh chỉ cho. Thành ra lần lần thay vì nhờ Loan chỉ bài cho thì hay hơn là nhờ thẳng thằng Sinh cho mau, cho tiện. Đến lúc đó thì ai ai cũng muốn chia sẻ trò chơi với Sinh, có mấy đứa con gái còn muốn dạy Sinh đánh đũa, nhảy ô…Chính con Xuân là con nhỏ ăn hiếp làm khổ Sinh nhứt lại là đứa bắt đầu thương Sinh nhứt . (Hai mươi lăm năm sau, trời giong ruổi thế nào mà nó phải nhờ anh ba Đước, dượng hai của nó, dẫn đến xin việc với Sinh, vì lúc bấy giờ Sinh đã làm Tổng Giám đốc Viện Hối đoái Quôc gia V.N.. Trước sự ngở ngàng của con Xuân. Sinh vui vẻ trả lời là ‘’trước kia tao còn giúp tụi bây làm bài, lẽ nào bây giờ không giúp được mầy một việc làm để nuôi gia đình sao?’
Từ ngày được bọn con trai cũng như con gái chấp nhận cho nhập  bọn với chúng và nhứt là cảm thấy sung sướng khi chỉ bài cho chúng, một thứ trả thù trẻ con, chẳng bao lâu, hai tháng ba tháng sau đã có một sự biến chuyển tâm linh hay ý thức, dần dần Sinh cảm giác thấy mình như có bổn phận chia sẻ với chúng những gì mình hơn chúng, không phải vì mình tài ba thông minh hơn chúng, chẳng qua hơn chúng vì được gia đình, vì được xã hội đãi ngộ chu đáo hơn chúng quá nhiều. Một yếu tố khác không kèm phần quan trọng đã giúp vào sự biến chuyển tâm linh đó, tức là thầy giáo Chữ có thói hay véo đít học trò, con trai cũng như con gái. Luôn luôn thầy gọi từng đứa lên bàn thầy để thầy sửa bài trước mặt cả lớp, một lỗi là một cái véo đít. Nạn nhân tự do nhăn nhó, có khi nước mắt tha hồ chảy, nhưng tuyệt đối không được khóc thành tiếng. Sinh ngồi dưới lớp nhìn lên, nhiều khi cầm mình không đặng, cũng nhăn nhó, còn muốn khóc cho các bạn mình là khác. Nhưng trong một buổi học, một ngày học làm sao thầy có đủ thì giờ để sửa bài, để véo đít cho cả lớp. Đang khi đó thì Sinh có thầy dạy tại gia, học ở nhà, Mỗi ngày, 6 ngày trong tuần Sinh phải học ít ra là 3 giờ, như nói trên, thì làm sao mà không giỏi được và không bao giờ bị anh hai Tân đánh hay véo tai véo đít.
Dù mới 9, 10 tuổi Sinh cũng đã thấy rõ ràng có sự khác biệt, bất bình đẳng giữa hai giới cùng chung một xã hội. Một giới được xã hội đãi ngộ hơn quá nhiều. Hơn nữa Sinh cũng ý thức: càng được đãi ngộ hơn càng mắc nợ với xã hội hơn. Đó là cải lẽ đương nhiên cũng là lời răn dạy của một bà mẹ công giáo (CG) đạo dòng luôn luôn chăm nom giáo dục và nhứt là đức dục của đứa con thứ Tám, mà bà âm thầm muốn dâng cho Chúa để sau nầy trở thành linh mục cho xã hội, cho Giáo hội..
Ngoài ra Sinh đã thừa hưởng cái tánh hay bất bình trước những cái bất công, những cái áp bức…của một đứa con đại điền chủ miến Nam như nhiều nguời con khác. Đó cũng có thể gọi là một thứ bản tánh của những anh hùng rơm miền Nam V.N., một thứ bản tánh tự nhiên thứ hai.
Tâm lý học có dạy: một đứa trẻ 8, 9 tuổi đã có những xu hướng tốt cũng như xấu, tiềm tàng của những hành động cụ thể sau đó của một người trưởng thành ba bốn mươi tuổi. Đúng cho ai, Sinh không biết nhưng rất đúng cho Sinh, như sẽ thấy sau.
Có thể vì những dự bị tâm linh nói trên mà Sinh ưa thích và  chọn lựa cho mình một cái nghề, nếu không nói là một sự nghiệp, là nghề dạy học. Theo Sinh dạy ở đây không có nghĩa là dạy bảo mà chỉ có nghĩa là chia sẻ như khi ở trướng tiểu học Láng Thé. Và ý niệm đó luôn luôn theo Sinh qua các tuổi đời của mình. Mười chín tuổi, năm 1941 Sinh dạy một lớp chót trường tiếu học Nguyễn Trường Tộ ở Vĩnh Long. Hai mươi bốn tuổi, Sinh dạy trung học trường Philippe Minh của Đức Cha Ngô Đình Thục cũng ở Vĩnh long và ba mươi lăm tuổi, Sinh dạy Đai học Sư phạm Saigon, cùng một lúc dạy hai lớp kế toán trường Bách Khoa Bình Dân Saigon, từ 7,30 giờ đến 9,30 tối.
 Nói đến đây thì bạn đọc có thể nhận thấy động lực nào đã thúc đẩy Sinh, khi du học xứ người chưa xong, sau hiệp định  Genève chia đôi đất nước (20-07-54) đã vội vã về nước (24-08-54) và gần như cũng đã vội vã đứng ra thành lập các trường Bách Khoa Bình Dân (tháng 10, tháng 11-1954) và 5 tháng sau tụ tập một số trí thức miền Nam có thiện chí đã lập hội Văn hóa Bình Dân, mục đích là để nâng cao trình độ kiến thức cho giới bình dân, tức là góp công xây dựng miền Nam cho đến ngày CS miền Bắc đánh chiếm miền Nam (tháng 4, 1975).
Tóm lại, chính cái ý thức mắc nợ xã hội, được xã hội đãi ngộ quá nhiều, có trách nhiệm hay là bổn phận phải trả nợ, tức là phải chia sẻ với những người không được đãi ngộ bằng mình những cái mình hơn người, đó là mớ kiến thức hay chuyên môn mình thu nhận được. Những ai được đãi ngộ hơn nguời mà không trả lại ít nhiều tức là gian lận cũng gọi được là quịt nợ.
Trong 20 năm V.N. độc lập (1954-1975), Sinh đã chứng kiến bao nhiêu chuyện quịt nợ như thế. Đó là những ông bự nắm những chức vụ lớn trong xã hội miền Nam, vì họ có những bằng cấp cao Hautes Ếtudes Commerciales, Polytechnique, Centrale, MBA, Ph.D. v.v...nhưng họ là những người quịt nợ, đển khi phải tản cư ra hải ngoại, để rồi có người viết hồi ký tự khoe mình nào là học giỏi hơn người, nào là nhà ái quốc, chỉ biết ưu tư cho vận mạng quốc gia, cho quyền lợi dân tộc v.v...Nhưng thật ra họ là những nguời chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết vay nợ mà không lo trả. Kinh nghiệm của Sinh: Sinh đã kêu gọi tất cả giới Intelligentia (Trí thức) miền Nam tham gia công tác Giáo dục bình dân. Đã có nhiều thành phần hưởng ứng, nhưng cũng không thiếu những người thờ ơ, lãnh đạm. Đang khi anh em  hy sinh một hai giờ mỗi tối, người dạy nghề nguời dạy chữ, thì họ miệt mài trong các phòng trà, các hộp đêm, đi du hí du thực ở Vũng tàu Đalạt…Xã hội miền Nam không cần bạn phải làm gì thêm cho nó, chỉ trả nợ nó cho đủ thì chắc miền Nam V.N. đã có một phép lạ kinh tế chánh trị rồi. Chỉ lấy hai con số sau đây để hiểu điều Sinh nói. Năm 1957, là thành phần của ban Khảo Sát Vũ Quốc Thúc-Stanley, Sinh khám phá ra một hiện tượng quá trớ trêu như sau: cả miền nam V.N. chỉ có khoảng 160 bác sĩ, kế cả các Médecins indochinois, chăm lo sức khỏe cho 20 triệu dân, đang khi đó thì ờ Paris và ngoại ô thành phố có trên 350 bác sĩ V.N. hành nghề, phần nhiều là chuyên môn. Một hiện tượng không kém phần phủ phàng khác nữa: cuối năm 1949 chiếc tàu Champollion của hãng Messageries maritimes chở trên 240 sinh viên VN đi du học (trong đó có Sinh), nhưng 9, 10 năm sau thì thấy có mặt ở V.N. chỉ có 6 người, 4 người con trai là Hoàng anh Tuấn, Ngô trọng Anh, Nguyễn quang Lệ và Huỳnh văn Lang, cùng hai chị Kỳ Mỹ và Như Cầu. Trách chánh quyền không làm gì để lôi kéo họ về hay là phải trách chính người con dân V.N. chúng ta, mà trong đó có lắm người hay quịt nợ?
 
2 - Hội Văn hóa Bình dân (1955-1975)
Thủ tướng Ngô đình Diệm thành lập nội các đầu tháng 7, 1954, trước hiệp định Genève 2 tuần. Ngày 24 tháng 8, Sinh cùng 5 bạn khác là Đỗ vạng Lý, Dư phước Long, Nguyễn Thái, Đỗ trọng Chu, Bùi kiến Thành được thủ tướng gọi về giúp nước.
Sau khi trình diện Thủ tướng, HVL (Huỳnh văn Lang) được chỉ định tạm thời làm phụ tá cho Bí thư Võ văn Hải. Mấy hôm đầu, HVL ăn ngủ trong dinh Thủ tướng là dinh Gia long. Sau đó, HVL được đưa vào ở trong Nhà ngũ Kinh Hoa, gần đầu đường Trần hưng Đạo, Chợ lớn. Như tiền định, HVL phải chia phòng với Đỗ trọng Chu và Lê thành Cường, một kỹ sư canh nông trong nhóm của Ngô đình Luyện, Nguyễn văn Thoại…Trong những khi sống chung (tạm cùng), nhiều lần HVL chia sẻ cái tham vọng lập một trường Bách Khoa cho giới bình dân theo kiểu Đông kinh Nghĩa thục gì gì đó hay những lớp tối ở các trường đại học Pháp Mỹ và được hai anh bạn  hoàn toàn tán thành và bằng lòng hợp tác. Nhưng tất cả đều là nói miệng, vì muốn làm cái gì cũng phải có tiền, không tiền thì phải có quyền, mà cả ba thì lại chưa có gì hết.
Nhưng trong cái rủi lại có cái may. Vốn trong tháng 10, 1954 tướng Nguyễn văn Hinh đã lôi kéo quân đội, mưu toan lật đổ Chánh phủ Ngô Đình Diệm. Có lúc chính thủ tướng Diệm định rút lui, nên gửi HVL qua bộ Tài chánh cho có công việc làm chánh thức, để chánh phủ có đổ, như ông nói, HVL còn có đường xoay trở, nếu muốn trở lại Mỹ tiếp tục chương trình cao học đang bị bỏ dỡ. Không dè về bộ Tài chánh, trong khi phụ trách việc giải tán các ngân sách ba phần để thống nhứt ngân sách quốc gia. HVL đã bắt gặp một ngân khoản 50,000 đồng không xử dụng (Exercice Clos)  của mục Đại Học Bình Dân, Ngân sách Nam phần. Và HVL đã xin Bộ Tài chánh số tiền đó để khởi sự  các lớp tối truờng Bách khoa Bình dân, mở ra tại trường  Tôn thọ Tường, đường Trần hưng Đạo, trước cửa rạp hát Đại Nam. Ngày khai giảng là ngày 15 tháng 11, năm 1954, tức là cách đây 54 năm.
Sau đảo chánh 01-11-63, ‘’Người lính cai trị’’ bắt HVL và giam giữ gần 3 năm. Chính lúc ngồi tù không bản án, ban quản trị Hội Văn hóa Bình dân đã tổ chức kỳ niệm 10 năm thành lập Hội VHBD (tháng 4, 1965), có cho in một bản phúc trình ghi lại thành quả của Hội. Năm 2005, tôi có viết bài kỷ niệm 50 năm của Hội và may thời anh Trần xuân Roanh nguyên hội trưởng chi nhánh Hội VHBD Biên Hòa còn cất giấu được một bản trong khi CS đánh văn hóa miền Nam và gửi tặng lại cho tôi. Khi viết bài về Hội VHBD tôi phải xử dụng tài liệu quí báu và xác tín nầy hơn là ký ức lẩm cẩm của tôi. Nếu các bạn đã đọc bài Kỷ niệm 50 hiện các bạn có trong tay, thì không còn gì phải nói thêm nữa, ngoài vài ba bức ảnh mà tôi đặc biệt muốn khoe với quí vị.
(Xem bài  ‘’Kỷ niệm 50 năm hội VHBD 1955-2005 Saigon’’)
 
3 - Kinh nghiệm hay thành tich của Hội VHBD có thể nào dùng được trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc V.N. cho cộng đồng người Việt hải ngoại, nhứt là cho các thế hệ mai sau. Đây là phần thứ ba của bài nói chuyện nầy.
Sơ lược về Văn hóa, có quá nhiều định nghĩa văn hóa khác nhau. Ở đây chỉ sơ lược nói văn hóa là cái gì? Văn hóa là cách sống, cách suy nghĩ, cách liên hệ người với người, người với trời đất, với vạn vật, với vũ trụ…, Văn hóa chia ra văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần hay thiêng liêng. Nếu nói về văn hóa dân tộc là nói về những cái vừa tinh hoa vừa khác biệt với những văn hóa dân tộc khác. Ví như cũng là bánh bột gạo, cũng là nước dùng giống nhau đó, nhưng cách nấu khác nhau để rồi hủ tiếu không phải là phở, cũng rau đó cá thịt đó gia vị me chua đó nhưng canh chua V.N không phải là canh chua Thái. Đó là văn hóa vật chất. Nhưng nếu nói văn hóa tinh thần, ví như văn hóa duy vật Mác-lêninít thì ta biết là hoàn toàn ngược với văn hóa duy tâm của Phật giáo hay văn hóa duy linh của Thiên chúa giáo chẳng hạn…Mà văn hóa dân tộc V.N. là văn hóa vừa duy tâm vừa duy linh thì rõ ràng ngược lại văn hóa duy vật Mác-lêninit. Đó là nói về lý thuyết, về thực hành trong đời sống của con người, của xã hội V.N. lại càng rõ ràng hơn nữa.
Từ ngày Hồ chi Minh và Đảng CS V.N. (1930) nhập cảng văn hóa Mác-lêninít vào xã hội V.N., mưu đồ chi phối toàn diện hay đúng hơn là thay thế văn hóa dân tộc V.N., đầu tiên là miền Bắc từ năm 1954 hay phân nửa dân tộc và sau tháng 4, 1975 tất cả nước, cũng là tất cả một dân tộc, để gây ra một cuộc chạy giặc, một cuộc di tản khổng lồ: một triệu, hai triệu hay ba triệu con dân V.N. phải bỏ xứ ra đi. Nói chung, họ mất hết tài sản, mất cả sự nghiệp của một đời người xây dựng, có nguời mất cả gia đình…
Cái may là một số lớn họ còn giữ lại được mạng sống của họ và họ còn mang theo được cái gia sản quí báu nhứt của họ là văn hóa dân tộc của họ: CS, hải tặc, trời cao biển cả với bảo tố, sấm sét của nó…không làm sao cướp mất được. Khi đến xứ tự do, dù con nguời của họ có tiều tụy, có gầy gò đau yếu, dù nhiều khi đầu óc của họ có bất thường đi nữa…nhưng cái gia sản văn hóa của họ vẫn còn nguyên vẹn. Đang khi đó thì văn hóa dân tộc còn kẹt lại bên nhà, sau khi bị cướp giựt, bị đánh đập, bị hãm hiếp đi hãm hiếp lại…văn hóa Mác-lêninit đã tiêm nhiểm vào bao nhiêu là vi trùng, vi khuẩn, Kock có, Syphilis có, AID có…(nghĩa bóng) chẳng bao lâu sau, 10 năm, hai chục năm sau những vi trùng vi khuẩn đó đã xuất hiện rõ ràng dưới hình thức nhiều chứng bệnh xã hội vì chính những phù thủy Mác-lêninít triệu  âm binh để rồi không điều khiển nổi âm binh nữa. hằng ngày báo trong nước cả báo Công an đã báo động những nguy cơ quá tầm tay quyền lực của Đảng, mà chung qui và tổng quát nạn nhân vẫn là văn hóa dân tộc V.N.
Nói như trên để xác nhận rằng những con dân V.N.phải di tản, kịp thời mang theo mình cái gia sản văn hóa dân tộc còn được lành mạnh, tức là đã được lịch sử giao phó một sứ mạng trọng đại là bằng mọi giá phải bảo tồn cho kỳ cùng, vì ở bên nhà cái văn hóa dân tộc đó đang bị đày đọa, hãm hiếp… đến đổi đánh mất cả linh hồn của nó, dù thể xác vẫn còn oằn oại sống dở chết dở hoặc được trang điểm lòe loẹt như một gái điếm để tuyên truyền hay gạt gẫm khách du lịch làng chơi.
Vậy câu hỏi phải đặt ra ở đây: những con nguời V.N. mang ID người chạy giặc CS, có nên ý thức là chúng ta phải hãnh diện về cái ID nầy vì kèm theo cái ID đó chúng ta có một sứ mạng cao cả là bảo tồn văn hóa dân tộc với những giá trị tốt đẹp, với những tinh hoa tuyệt vời của nó, mà các dân tộc khác không có hay không biết. Cho nên việc đầu tiên là chúng ta không thể nào đánh mất cái ID ‘’người chạy giặc CS’’ và không bao giờ để cho ai tước đoạt. Không ai lại muốn đánh mất linh hồn của mình, phải khong?
Xin mở dấu ngoặc ở đây để nói về hai chữ GIẬC và CHAY. Giặc thì hoàn toàn đúng, không phải nguời CS miền Bắc đã đến, và đã cuớp của giết người, giết cả văn học văn hóa miền Nam là cái gì? Thế kỷ thứ 12, Thành Cảt Tư Hãn đi đến đâu là giết người, cướp bò lừa, cướp đàn bà con gái…và CS miền BẮC vào miền Nam, còn tệ hại, nếu không nói là dã man hơn, họ muốn đánh cướp cả linh hồn của dân miền Nam, cướp phá văn hóa văn học miền Nam cũng gọi được là văn hóa văn học dân tộc, vì văn hóa văn học miền Bắc là văn hóa văn học Mác-lêninít từ lâu.Tệ hại hơn Mông cổ, vì họ không có phá hũy các văn hóa khác: ở Trung đông họ thành lập đế quốc Mông cổ nhưng vẫn giữ văn hóa Hồi giáo, cũng như Hốt tất Liệt chẳng những tôn trọng văn hóa Hán mà còn giúp nó phát huy thêm, như cho nhập cảng Phật giáo chánh thống Tây tạng và khoa học kỹ thuật của Âu Tây (xem Marco Polo).
 Còn CHẠY thì thế nào? Thật là đau đớn nhưng không có gì phải hổ thẹn, vì chạy mà còn mang theo được gia sản quí báu của ông cha mình là văn hóa dân tộc và lịch sử đã giao cho mình sứ mạng thiêng liêng bảo tồn trong bản chất và hình thức tốt đẹp nhứt của nó. Để làm gì? Để truyền lại cho những thế hệ mai sau của dân tộc V.N. Cái sứ mạng đó càng trọng đại nếu không nói là cao cả, chính vì ở lại bên nhà nó đang băng hoại thê thảm.
Càng cao cả hơn nữa, vì trong môi trường mới có bao nhiêu là nguy nan và cạm bẩy. Nhưng cũng không thiếu phần thuận lợI, chẳng những là để bảo tồn mà còn có cơ phát huy là khác, khi phải đụng chạm với văn hóa xứ người, nhứt là khi văn hóa nầy lại kết sức đa dạng và phong phú, chỉ có vấn đề là phải biết chọn lựa.
Xin nói thêm về chuyện văn hóa ở lại nhà và sứ mạng của những người ra đi, đúng hơn là bị xua đuổi đi. Năm 2006 sau 3 tháng đi V.N. về, tôi có viết và xuất bản tập sách nhỏ có tựa đề là ‘’Đã hơn 30 năm rồi!’’ với cái bìa sách xem ra khó chịu làm cho nhiều người dị ứng, vì có phân nửa lá cờ Đỏ sao Vàng của CS. Thật sự bìa sách nầy muốn nói lên tình trạng hiện tại ở V.N., tức là tình trạng văn hóa Mác-lêninit đang lấn lướt, nếu không nói là đô hộ văn hóa dân tộc V.N., biểu hiệu một cách trung thực và trung thành nhứt là cờ Vàng sao Đỏ của Thanh niên Tiền phong, hoàn toàn ngược lại với cờ Đỏ sao Vàng, biểu hiệu của văn hóa Mác-lêninit. Đúng vậy, đang khi văn hóa dân tộc luôn luôn chủ trương họp nhứt trong nghĩa đồng bào (trăm trứng trăm con cùng một bào thai), thì Đảng CS theo chủ nghĩa Mác-lêninít đề xuớng giai cấp đấu tranh, đưa đến chỗ dâm chém nhau giữa người một mẹ một cha. Điều nầy quá rõ ràng từ tháng 8, 1945, không cần phải chứng minh nữa. Đang khi văn hóa dân tộc V.N. thấm nhuần NHÂN NGHĨA LỄ TRI TÍN, (một thứ đạo đức phổ thông) thì văn hóa của CS là văn hóa Bất nhân, Bất nghĩa, Vô lễ, Bất trí và Bất tín: con người của Đảng đào tạo ra là con người bất nhân, bất nghĩa, vô lễ, bất trí và bất tín. Bằng chứng thì quá nhiều và quá hiển nhiên, nhưng cũng nên nhắc lại một vài mà chúng ta không bao giờ quên, dù có muốn tha thứ (forgive but not forget) và lịch sử vẫn còn đó.
Thử hỏi và tự trả lời: Nhân nghĩa chỗ nào trong vụ Cải cách ruộng đất ngoài Bắc trong những năm đấu thập niên 50? Nhân nghĩa chỗ nào với chế độ Tù cải tạo đối với cán bộ miền Nam. Nhân là người và họ đã mất tình người, mất cả tính người. Luôn luôn họ tự xưng là đĩnh cao trí tuệ loài người, thế mà cán bộ của họ đảng viên của họ là bà Dương thu Hương dám viết, dám khẳng định trước mặt quốc dân V.N., trước mặt thế giới là không ai ngu xuẩn bằng họ, họ ở đây bắt đầu từ Hồ chí Minh, Lê Duẫn, Phạm văn Đồng, Lê đức Thọ… chủ trương đánh Mỹ. Thật ra đúng là BẤT TRÍ, họ không thấy xa hơn lổ mũi, họ là những thằng trẻ con bị đàn anh xúi ăn cứt gà sáp. Bất trí đến nổi giờ đây phải quỳ lụy nguời Mỹ và nhứt là phải run sợ người Tàu, phải nhượng biển nhượng đất mà nào có yên cho. Còn nói đến chữ TÍN thì là quá lắm: Hiệp định Paris 1973 còn đó, Tết Mậu thân 1968 còn đó. Bất tín đưa đến dã man là khác: vụ thảm sát ở Huế đầu năm đó. Nói gì bây giờ, văn hóa của họ là thế! Và họ đã thành công, họ đã đào thải hay thay thế văn hóa dân tộc V.N. bằng thứ văn hóa hoàn toàn ngoại lai. Với 3,000 bản, cái bìa sách của tôi đã long trọng khẳng định điều đó. Và trong sách tôi cũng có khẳng định: chính Hồ chí Minh lãnh đạo một cách hết sức ý thức và kiên trì việc đô hộ hay thực dân văn hóa đó, không bao giờ nên đổ lổi cho ai khác. Một bằng chứng: Ông Hồ luôn luôn đóng cái áo 4 túi theo mẫu mực Mao-Staline hay của văn hóa Mác-lêninít. Ông không bao giờ mặc quốc phục dù trong trường hợp nào đi nữa, ông đã hoàn toàn ly khai với y phục của cha ông của ông, một triệu chứng ông đã ly khai với văn hóa dân tộc của ông, nhưng ông không bao giờ nói ra.
Năm 1956, trong bữa tiệc khoãn đãi thủ tuớng Nê-ru, tôi được hân hạnh ngồi gần thủ tướng Ấn độ (Tổng thống Diệm sấp xếp như vậy, không phải vì tôi là người quan trọng, chỉ vì có ý khi có vấn đề về ngôn ngữ, tôi có thể giúp ông một chút, cũng như tháng 7 năm trước (1955) trong cuộc đàm phán tay đôi giữa ông và tướng Kim, trùm CIA, đại diện cho Tổng thống Lý thừa Giản Đại Hàn, ông bắt buộc tôi phải làm thông ngôn cho ông, dù tôi từ chối, vịn lẽ tôi không giỏi Anh ngữ). Tôi có hỏi thủ tướng Ấn độ: có phải Thủ tướng luôn luôn mặc quốc phục? Thủ tướng Nê-ru trả lời là từ năm 1922, từ Phi-châu về nước lập đảng Quốc hội ông không bao giờ bỏ quốc phục để làm gương tôn trọng văn hóa Ấn Độ của minh. Tôi có pha vào: quôc vương Thái Lan cũng như Nhật hoàng là những vị tôn trọng văn hóa Anh thật nhiều, nên đã theo lễ giáo người Anh trong nhiều trường hợp và mặc y phục người Anh, nhưng vẫn giữ quốc phục trong những đại lễ truyền thống quốc gia. Một điều mà Hồ chi Minh không làm, vậy là nghĩa làm sao?
Hiện tượng văn hóa Mác-lêninit đang đô hộ, chi phối, nếu không nói là lần lần tiêu diệt văn hóa dân tộc V.N. là một sự thật, phũ phàng bao nhiêu vẫn là sự thật, nên không có gì phải dị ứng cả, ngược lại phải nhìn nhận để có ý thức, ý thức về sứ mạng của mình, về trọng trách của mình, là những người có ID ‘’NGƯỜI CHẠY GIẶC CS.’’.
Bảo tồn và nhứt là phát huy thì tùy thuộc quá nhiều vào hoàn cảnh, tùy theo môi trường mới lạ của con người hải ngoại phải dung thân. Biết rằng văn hóa phải thay đổi và chính đó là cái khó chúng ta phải đương dầu  luôn luôn và phải vượt qua. Chuyện bên nhà thì như đã nói ở trên. Chuyện hải ngoại là chuyện bảo tồn, khó thế nào? Có thuận lợi phần nào không? Đó là những câu hỏi.
Cái động lực thúc đẩy tôi đứng ra thành lập trường BKBD, hội VHBD chỉ là ý thức mắc nợ và có trách nhiệm hay bổn phận phải trả nợ, mà cách trả nợ tốt đẹp nhứt như tôi nghĩ là chia sẻ kiến thức hay chuyên môn của mình cho giới bình dân gồm những con người không được xã hội đãi ngộ bằng mình. Nếu phải so sánh thì trong chừng mực nào đó, nghĩa là ở một trình độ thấp kém hơn, cái ý thức mắc nợ và bổn phận phải trả nợ không bao giờ cao cả và trọng đại bằng cái sứ mạng mà lịch sử giao phó mà ‘’người chạy giặc CS’’ có ý thức hay không, có muốn hay không cũng phải nhận lãnh, không thể trốn chạy được, trừ phi từ bỏ cái ID ‘’người chạy giặc CS’’của minh. Nhưng rất may là hầu hết người Việt hải ngoại đều chấp nhận cái sứ mạng bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc cách nầy hay cách nọ, tuy nhiên phần lớn đều không ý thức.
Ví dụ: Hỏi Asia, hỏi Paris by Night có ý thức sứ mạng văn hóa của minh không? Làm thì làm và làm hăng say là khác, nhưng có phải vì sứ mạng hay vì mục đich gì khác? Thử hỏi các nhà văn, các nhà báo xem các bạn trả lời thế nào? Tuy nhiên có làm là hơn không làm, nhưng làm với ý thức thì chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn vạn bội.
Bây giờ có mấy vấn đề nên thảo luận thêm là mục tiêu của sứ mạng văn hóa của chúng ta tất nhiên là các thế hệ của cộng đồng, nhưng phải quan nhứt tâm vào thế hệ trẻ, thế hệ thứ hai thứ ba, là thế hệ dễ đánh mất văn hóa dân tộc của mình nhứt, vì bị môi trường bao vây, bị hoàn cảnh lung lạc hay cám dỗ.
Văn hóa thì quá rộng lớn mà phương tiện của mọi nguời của mọi giới đều có hạn. Cho nên phải có sự chọn lựa ưu tiên. Ví như ngôn ngữ và lịch sử là hai môn phải có quyền ưu tiên số một. Gìn giữ các nghi lễ truyền thống của dân tộc như Lễ giỗ Hùng Vương, Lễ Hai bà Trưng bà Triệu, Lễ Đức Trần hưng Đạo…vì những lễ nầy thuộc về tín ngưỡng đặc biệt của dân tộc V.N., một dân tộc duy nhứt có đạo thờ Ông Bà.
Ai là người có ID ‘’người chạy giặc CS’’ tất nhiên có trách nhiệm thi hành sứ mạng văn hóa dân tộc của mình, đầu tiên là cá nhân, cha mẹ, anh em…nhà văn nhà báo, các cơ quan truyền thông, kế là các tổ chức, các đoàn thể, các hiệp hội…Ờ đây nên nói đến các Hội đồng hương các tỉnh, các Hội ái hữu trường học, các Hội nghề nghiệp…Trong những khi hoạt động có tính cách hội hiệp, có tính cách ái hữu, có tính cách chuyên môn nghề nghiệp… xin chen vào một tiết mục văn hóa, không phải chỉ hát xướng nhảy nhót mà thôi, mà nên thêm một mục học tập lịch sử, vì không gì nghèo nàn cho một bác sĩ hay một dược sư, một kiến trúc sư …bằng dốt về sử Việt.
 
TẠM KẾT
Nếu giới hạn văn hóa dân tộc trong mỗi một đề tài đạo đức phổ thông là nhân nghĩa lễ trí tín, thì thấy trong khi đụng chạm với văn hóa khác, nhứt là ở xứ Mỹ đa hình đa dạng văn hóa nầy, thì có những cái thuận lợi cho sư phát huy cũng như có những cái quá nguy nan cho sự bảo tồn. Thử lấy một vài thí dụ. Nói về chữ nhân thì thấy không một nước nào trên thế giới biết lo cho người tàn tật, những phế nhân bằng Mỹ, vì xã hội của họ đòi hỏi và chấp nhận như vậy, bởi cái xã hội nầy là xã hội Thiên chúa giáo, một xã hội duy linh, tin rằng người tàn tật hay phế nhân vẫn có một linh hồn tốt đẹp cần phải được tôn trọng và thân thương. Cũng nói lên một nhân sinh quan khác là sự liên đới xã hội: một tín ngưỡng và một nhân sinh quan mà các văn hóa khác không có nhứt là văn hóa duy vật. Văn hóa dân tộc V.N. nên lấy đó mà phát huy thêm. Chữ thứ Hai là chữ TRÍ, chính nhờ môi trường tự do mà văn hóa dân tộc VN sẽ thông minh sáng suốt hơn, con người VN hải ngoại sẽ TRÍ hơn (Ngu mà biết mình ngu là trí, ngu mà cho mình trí thì chính đó mới thật là ngu). Nghĩ đến "đĩnh cao trí tuệ loài người" bên nhà, mà người dân, nhứt là ở thôn quê chỉ xem TV, báo chí hay nghe Radio của nhà nước, chỉ biết chỉ nghe cái gì của nhà nước CS muốn cho xem cho nghe, thì làm sao mở mang TRÍ được. Chuyện xử cha Lý, bịt miệng cha Lý…hấu hết cha cố CG không biết gi hết, huống chi là chuyện thủ tướng, chủ tịch nhà nước XHCN công du xứ Mỹ được người Việt hải ngoại tiếp đón làm sao…
Nhưng 3 chữ NGHĨA LỄ TÍN thì lại gặp rất nhiều thử thách, đó là những khó khăn mà sứ mạng bảo tồn chưa dám nói đến chuyện phát huy phải vất vả đương dầu, nhiều khi không sao khắc phục được.
Trên đây là những ý kiến, những nhận xét thô thiển và rời rạc, nếu có gì bất đồng xin thành thật đưa ra để cùng thảo luận nếu không nói là chỉ giáo. Nếu được như vậy thì quả thật là vạn hạnh! Xin cám ơn tất cả đã dành thời giờ nghe tôi nói chuyện trong lúc thời tiết nóng nực nầy!
Xin đa tạ!
 
Huỳnh văn Lang

Thursday, June 28, 2012

Kiều hối là gì.. ?


(Một sự phân tích khá chính xác về những khoản tiền giúp đỡ gia đình , chỉ có 2 tỷ , số còn lại 7 tỷ là rửa tiền nuôi CS...)
Về cơ bản, kiều hối là tiền của người Việt lao động tại nước ngoài gửi về Việt Nam. Cụ thể hơn theo định nghĩa của IMF thì có thể chia kiều hối làm 3 loại sau: (i) tiền do người Việt Nam xuất khẩu lao động gửi về gia đình, họ hàng trong nước (ii) khoản tiền bồi thường cho người lao động hoặc lương thưởng dưới dạng tiền hoặc tương đương trả cho cá nhân làm việc ở nước ngoài; và (iii) tiền do Việt Kiều sinh sống tại các quốc gia họ tỵ nạn gửi về.
Tiếp theo tôi xin giới thiệu biểu đồ thống kê số liệu tiền kiều hối gửi về Việt Nam:
Qua biểu đồ, chúng ta có thể thấy lượng kiều hối đổ về Việt Nam trong những năm gần đây tăng rất mạnh. Theo thống kê của Ngân hàng Thếgiới thì năm 2011 lượng kiều hối đồ về Việt Nam đạt mức 9 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay (VnExpress, 2/12/2011). Hơn thế nữa, Việt Nam còn nằm trong top 20 nước nhận tiền kiều hối nhiều nhất thế giới (World Bank, 2011).
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM thì kiều hối gửi về Sài Gòn đạt mức 5 tỷ USD trên tổng số 9 tỷ USD toàn quốc (Sài Gòn Đầu tư,22/11/2011). Sài Gòn không phải là thành phố xuất khẩu laođộng đi quốc tế vậy nên có thể người Việt gốc Mỹ là nhóm gửi tiền kiều hối về lớn nhất trong các nhóm gửi tiền kiều hối về Việt Nam.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ rõ ra rằng lượng tiền kiều hối về Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Mỹ chứ không phải quốc gia nào khác (Giang & Pfau, 2010)
Còn tờ USA Today dẫn số liệu được cung cấp bởi ngân hàng Wells Fargo chuyên cung cấp dịch vụ chuyển tiền kiều về các nước châu Á và Mỹ Latin cho biết mức tiền trung bình Việt Kiều gửi về Việt Nam là $1369, cao thứ 2 chỉ sau Ấn Độ (USA Today, 17/08/2010)
Tác giả nhận xét thêm là số tiền hàng tỷ USD này được đầu tư vào bấtđộng sản, kinh doanh kiếm lời và trợ giúp thân nhân.
Vậy chúng ta có thể kết luận rằng kiều hối chủ yếu được gửi bởi người Mỹ gốc Việt, lượng kiều hối này chiếm trên 50% tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam.


Vai trò của kiều hối
Kiều hối đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Với 9 tỷ USD trong năm 2011, lượng kiều hối đã tương đương 7,4% tổng sản lượng nội địa (GDP) của Việt Nam. Ngoài ra, kiều hối còn lớn hơn nhiều so với vốn FDI và ODA được đầu tư vào Việt Nam.
Nhờ kiều hối, chính phủ Việt Nam có thêm một nguồn thu ngoại tệ ổnđịnh, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, giảm thâm hụt ngân sách cũng nhưthâm hụt thương mại với nước ngoài.
Kiều hối giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Việt Nam do Việt Kiều trở về Việt Nam đầu tư nhiều kèm theo các nhu cầu ăn chơi, giải trí.
Nói qua, chúng ta đã thấy rõ kiều hối giúp sức cho nền kinh tế CSVN như thế nào. Cuối mục này, tôi xin phép trích dẫn ra nhận định về kiều hối của Đại sứ quán CSVN tại Hoa Kỳ:  “Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí đểsản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo…” (Vietnam Embassy in U.S, 13/10/2004)
Hiểu được tầm quan trọng của kiều hối, người Việt hải ngoại có thể nghĩ ra các biện pháp hạn chế, ngăn cản dòng kiếu hối này về Việt Nam, tiếp tục tiếp sức cho chính quyền CSVN đàn áp nhân dân trong nước. Tại sao tôi đề xuất chặn kiều hối? Bởi vì đó là vũ khí kinh tế duy nhất hiệu quả mà người Việt hải ngoại hiện có để gây áp lực lên chính quyền CSVN. Chúng ta hoàn toàn không phải phụ thuộc vào chính phủ Mỹ trợ giúp hay bất cứ thế lực ngoại bang nào giúp sức.


Chặn kiều hối là vô nhân đạo?
Tôi không nói việc chặn kiều hối gởi về nuôi gia đình, số này cần thiết và nhìn tổng quan là không đáng kể.
Trong số 1,5 triệu kiều bào tỵ nạn tại Mỹ, người gởi tiền về VN cao lắm cũng chỉ khoảng 1 triệu người (trừ ra trẻ em, người già, v.v…, chỉ tính người đem tiền ra gởi về).
Mỗi người cho là gởi trung bình 2000 USD/ năm thì cũng chỉ 2 tỷ USD. Số tiền này đa số không vào tay CSVN. Tôi nói đây là số người đem tiền về chơi bời, mua nhà, mua đất, đầu tư. Số tiền này ngoài số nuôi gia đình, do đó không cần thiết, mà chỉ vì mục đích sinh lợi, mua dâm, v.v…
Số này rất lớn, có người chủ tiệm nail gởi về hàng tháng 5000 – 7000 USD để chơi CK, mua đất, v.v… vì là tiền trốn thuế, tại Mỹ không thể bỏ ngân hàng, và giữ tiền mặt thì sợ bị cướp.
Hàng năm, cả 400 – 500 ngàn người về VN, trong đó số về thăm gia đình chỉ là số nhỏ, còn lại là chơi bời, mua dâm, làm ăn, du lịch, là chính và do đó không cần thiết.
Nói tóm, chỉ khoảng khoảng 2 tỷ USD gởi, đem vào VN là cần thiết hàng năm, số này tôi KHÔNG phản đối.
Tôi phản đối số 5-7 tỷ USD trên số này, và đây mới chính là số tiền giúp CSVN tồn tại.
Ai muốn giúp CSVN thì là việc của họ, tôi KHÔNG thèm kêu gọi ai hết, họ làm như vậy thì càng làm hại dân chủ, tự do VN, và hại chính họ.
Thiếu gì chủ tiệm nail bị thua sạch tiền trong CK VN. Hoặc bị dụ dỗ mua đất khu không điện, nước, ống cống, ngâm vốn 20 năm sau bán cũng không lấy vốn.
Một số về mang bệnh Hep B, C, HIV, xã hội, v.v…
Một số khác bị tai nạn chết, bị cưa tay cưa chân; bị lưu manh đánh trọng thương như ông nào đó từ Hòa lan về bị đánh xém chết.
Tương lai Việt Nam còn mịt mờ nếu vẫn còn số người Việt Kiều tiếp sức cho CSVN hoạt động bằng cách về Việt Nam làm ăn, chơi bời, mua dâm này.



Theo ddkt

ĐỨNG Ở ĐÂU VÀ LÀM GÌ?



Ngày 30 tháng 4, “ngày Quốc Hận” thứ 37 ở hải ngoại, cũng như của rất nhiều người ở quốc nội, và ngày nầy cũng là ngày của một số người phe cánh với bọn cầm quyền ở quốc nội, đang gượng gạo, cố đấm ăn xôi, gọi là “chiến thắng mùa xuân”, đã trôi qua theo quy luật của thời gian. Tất cả mọi người Việt nam đều tiếp tục sống. Nhưng sống như thế nào và sống trên cương vị nào, đó mới là điều khác biệt.
Ở quốc nội, những tên trong bọn cầm quyền từ trên xuống dưới xã ấp khóm phường, vẫn tiếp tục xử dụng quyền lực trong tay, với bộ óc gian manh quỹ quyệt, vẫn tìm đủ mọi cách tinh vi hơn, để làm sao thu tóm của cải của người khác vào túi không đáy của chúng, đặc biệt bọn lãnh đạo chóp bu vẫn ngang nhiên hành xử 



luật là tao, tao là luật, thuận tao thì sống, nghịch tao thì chết” 


để đàn áp người dân, để kéo phe kết bầy buôn bán tài nguyên, đất đai biển đảo cho bọn đại gia tư bản đỏ cả Việt lẫn ngoại nhân. Một tay tiếp tục phục vụ quan thầy đại Hán trong âm mưu xâm lăng nước Việt, một tay thì xin xỏ người Mỹ và đồng minh của Mỹ để còn đường tiếp tục làm giàu trên xương máu đồng bào. Đó là nói về mặt nhà nước cầm quyền hành chánh và kinh tế, nhưng còn những người gọi là quân đội nhân dân thì sao? Có rất nhiều cấp tướng, những sĩ quan cao cấp của đảng CSVN, đã hùa theo với bọn tham quan ô lại để làm giàu bằng cách kinh doanh gian xảo qua các công ty quốc doanh do quân đội khai thác, bỏ mặc thiên chức của quân đội là bảo vệ Tổ Quốc và giữ gìn an sinh cho đồng bào. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều quân nhân trong quân đội không có khả năng làm giàu vì thế cô, hoặc vẫn còn chút lương tâm là con dân của nước Việt, đã im hơi lặng tiếng, vì sợ bi thế lực, vây cánh của thượng cấp trù dập, sống cho qua ngày đoạn tháng, miễn sao bản thân và gia đình được yên ổn cho hết kiếp, tuy họ biết rằng sống như thế là sống nhục.
Ngoài những người trong bộ máy cầm quyền kể trên, phần còn lại trong nước là người dân. Người dân là thành phần lớn nhất của quốc gia. Tuy là thành phần lớn nhất, nhưng oái oăm thay lại là thành phần bị thiệt thòi nhất, bị đàn áp cay nghiệt nhất. Vì sao? Vì họ đang sống trong một chế độ độc đảng, độc quyền sinh hay sát, dưới những bàn tay sắt thép của bọn lãnh đạo không biết tình tự, quyền lợi gì của dân tộc, mà chỉ biết làm sao cho cá nhân và thân bằng quyến thuộc của chúng được vinh thân phì gia, mặc cho sự đói khổ cơ hàn của đồng bào. Người dân đang sống trong sợ hãi tột cùng. Sợ mai đây mình sẽ mất ngôi nhà, mảnh đất thân yêu đã từng che đầu và đỡ chân họ từ đời ông cha truyền lại; Họ sợ rằng không biết mình sẽ bị sơ xuất gì đó mà đời sống sẽ bị triệt tiêu, hệ lụy cho cho gia đình giòng họ; Họ sợ những dùi cui, bom cay, vòi rồng, ho sợ những cú đá, đạp của những tên công an tàn bạo; họ sợ những viên đạn AK ghim vào thân xác họ bởi những họng súng từ tay của quân đội, dân phòng. Ôi ! còn rất nhiều nỗi sợ hãi không tên khác nữa… Người dân đang càng ngày càng bị dồn vào đường cùng, không lối thoát, đành phải sống đến đâu hay đến đó.
Ở hải ngoại, sau ngày quốc hận 30 tháng Tư, tất cả mọi người đều trở lại sinh hoạt bình thường, sau những ngày tháng 4 đã gợi lại cho họ những uất hận khôn nguôi trong đời sống quá khứ. Những uất hận đó rồi cũng từ từ hạ xuống cho đến tháng Tư năm tới, nó lại sẽ trỗi dậy. Và cứ thế nó sẽ lập đi lập lại như một chu kỳ liên tục.
Ngoài đại đa số người có tâm huyết, tưởng niệm ngày quốc hận, lấy niềm hận đó làm sức mạnh để tranh đấu cho đồng bào trong nước, giành lại quyền làm người từ tay bạo quyền Việt cộng, còn có một số người không nhỏ, trong đó gồm có 3 thành phần:
Thành phần thứ nhứt 
là những người chỉ biết lo cho hạnh phúc, đời sống cá nhân, không màng đến đời sống của bất kể ai khác, không có chính kiến, lập trường chính trị, ích kỷ, hẹp hòi. Họ là những người mà mọi người đều gọi là thành phần tỵ nạn kinh tế. Tuy nhiên họ không phải là những người làm hại đến công cuộc chiến đấu cho tự do của dân tộc, họ chỉ vô tình để cho kẻ địch lấn đất, giành sân.


Thành phần thứ hai

tác hại ở hải ngoại là những kẻ “bán linh hồn cho ác quỷ” để đổi lại ba điều ước là tiền, tình, danh. Họ là những kẻ không làm gì hết để tiếp sức cho cộng đồng, trái lại còn dè biểu, xuyên tạc, ganh tỵ với những việc làm để đấu tranh cho tự do, nhân quyền tại Việt Nam của những người có tâm huyết, của một người Việt Nam chân chính. Họ trở về nước xu nịnh bọn quan lại tham ô Việt Cộng, đầu tư, buôn bán làm giàu, hà hơi tiếp sức cho nền kinh tế xuống hố cả nước của chế độ độc tài toàn trị.


Thành phần thứ ba 
là thành phần tối nguy hiểm, là bọn người tỵ nạn đã chối bỏ căn cước tỵ nạn của họ để trở lại cộng tác với kẻ đã làm cho họ phải bỏ nước ra đi tha hương, là đầu mối của bao đau khổ, đọa đày của người dân trong nước, là bọn cầm quyền cái gọi là “nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Họ đã tiếp tay cho Việt Cộng thực hiện nghị quyết 36, tìm mọi cách che đậy dấu diếm hoặc bào chữa những hành động tàn ác của Việt Cộng đối với người dân ở trong nước. Họ phá hoại cộng đồng người Việt hải ngoại, bằng các thủ đoạn bôi nhọ, chỉ trích vô căn cứ các cá nhân, tổ chức, gây hoang mang, nghi kỵ lẫn nhau, tuyên truyền xảo trá cho chế độ Việt cộng, một chế độ mà mọi người trên thế giới đều biết là chế độ dã man nhất trong lịch sử loài người.
Nếu chu kỳ nầy tiếp diễn từ trong nước ra đến hải ngoại, năm nầy qua năm khác, đến một ngày nào đó không xa, thì tất cả mọi người đều không gào nổi tiếng kêu gào giống như Việt Khang: “Anh là ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu?” vì chúng ta không còn là người Việt, và nước không còn là nước Việt Nam nữa.




Muốn không còn phải tái diễn hàng năm như một chu kỳ bất biến nữa, tất cả con dân của nước Việt Nam từ trong lẫn ngoài nước, phải xác định chỗ đứng của mình, phải làm sao lật đổ được chế độ độc đảng độc tài Việt Cộng, nguồn gốc tạo nên ngày Quốc Hận.
Ở trong nước, những người trong bộ máy cầm quyền, trong quân đội nhân dân còn lương tâm, còn vì sự tồn vong của tổ quốc, bỏ đi sự a dua với kẻ ác, hãy lột bỏ cái vỏ che nỗi sợ hải mà mình đang trốn trong đó, bỏ đi lòng vị kỷ, hãy xác định điểm đứng của mình: đứng cùng với nhân dân, trong đó có cha mẹ, anh chị em của mình, cương quyết cởi bỏ xiềng xích mà nhà cầm quyền đang trói buộc nhân dân, tạo dựng lại một thể chế mới có tự do, có tự chủ và có nhân quyền. Hãy sống một kiếp sống vì dân diệt bạo, đừng sống một cuộc sống ươn hèn nữa.
Về phía đồng bào, dân oan từ lâu đã bị áp bức, bị bóc lột, bị tan nhà nát cửa, mạng sống luôn bị đe dọa bởi cường hào ác bá. Những người chưa bị áp bức, chưa rơi vào thảm cảnh như những dân oan, hãy đứng về phía người bị tàn hại, người dân oan, vì một ngày nào đó sẽ đến phiên mình rơi vào cảnh khổ tương tự. Hãy nhìn người mà liên tưởng lại mình. Hãy nhìn gương của Ông Trần Văn Kiêm Tài ở Long An, trong 29 năm liền, ông đã đệ nộp 2709 đơn khiếu nại về đất đai bị cưỡng chiếm, nhưng chẳng có tên chủ tịch , ủy viên nào, cơ quan nào ngó ngàng đến trường hợp của ông. Hãy nhìn cảnh của gia đình Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng, nhìn cảnh đồng bào ở Văn Giang, Hưng Yên bị đàn áp như thế nào của bầy quỷ dữ nhân danh “chính quyền” Việt Cộng. Những tình cảnh đó không sớm thì muộn cũng là tình cảnh của mọi người dân thấp cổ bé miệng tại Việt Nam.

Đừng thờ ơ vô cảm, vì những bọn tham quan ô lại cầm quyền sẽ không từ bỏ một ai, để vơ vét cho đầy túi tham của chúng. Nhân dân hãy đứng chung một chiến tuyến đối lập với bọn cầm quyền dã man tàn ác, bán nước hại dân. Hãy dựng lại Hào Khí Diên Hồng của Cha Ông ngày trước. Hãy so sánh sức mạnh của 85 triệu dân đã kết hợp lại, đối chọi với chỉ có 3 triệu đảng viên Việt Cộng, thì sẽ thấy rõ ai sẽ mạnh hơn ai ? Ai sẽ bị tiêu diệt ? Đừng để bọn chúng đè đầu cởi cổ nữa.

Còn những người tỵ nạn ở hải ngoại đứng ở vị thế nào?
Những người đang vì tính vị kỷ chỉ lo cho bản thân hãy can đảm lên, dù không lám làm gì, nhưng ít nhất phải có lập trường rõ rệt là đứng về phía nào, để mai đây còn ngẩng mặt lên nhìn thiên hạ, không xấu hổ với con cháu đời sau.
Những kẻ đang bán linh hồn cho quỷ để đổi lấy ba điều ước muốn không trong sạch của mình, bất chấp tai hại cho người khác, hãy biết rõ rằng chơi với lửa có ngày phỏng tay, chơi với Việt Cộng có ngày phải bỏ của chạy lấy người, mà e rằng không đủ nhanh chân. Kiếm ăn từ bấy đến nay đã đủ rồi. Hãy quay lại đứng về phía những người đang đấu tranh hổ trợ cho đồng bào quốc nội chống lại bạo quyền Việt Cộng, giành lại giang san của Ông Cha lưu lại cho con dân nước Việt. Đừng vì đồng tiền nhuộm máu mà bán rẻ lương tâm.
Những con người đang hoạt động cho Việt Cộng ở hải ngoại, hãy ngưng tay phá hoại dơ bẩn của mình đi. Tòa án lương tâm và tòa án quốc tế sẽ không để lọt một con đỏ nào đâu. Hãy quay đầu lại mà cùng nhau hỗ trợ cho đồng bào ở trong nước, để họ có thêm sức mạnh chiến đấu với bọn cầm quyền làm tay sai cho Tàu cộng, và bầy lang sói công an có súng AK và dùi cui, đang muốn ăn tươi nuốt sống tất cả ai chống lại chúng, vì chúng biết rằng thời cơ sụp đổ của chế độ độc tài khát máu, cướp của, giết người của bọn chúng, đã đến thời mạc vận, nên cố vùng vẫy trước khi bị triệt hạ tan tành.

Về phía chúng ta, những người đang dùng mọi khả năng hiện hữu để tạo nên những chiến dịch yểm trợ đồng bào quốc nội, đã và đang vạch rõ chiến tuyến với Việt Cộng, phân biệt rõ ràng ai là địch, ai là bạn. Muốn sức mạnh được tăng thêm, thì giữa chúng ta, những người đang ở cùng một chiến tuyến, nhứt định phải dẹp bỏ mọi tỵ hiềm, mọi khác biệt về phương cách, về đường lối, họp cùng nhau thành một khối vững vàng, thì dù địch có xâm nhập, chúng cũng sẽ không làm nên cơm cháo gì.
Trên đây là thiển ý và ước vọng của kẻ viết bài nầy, chỉ mong rằng tất cả chúng ta, những con người Việt Nam chân chính, hãy đứng vào một vị trí, mà vị trí đó phải đối nghịch với bạo quyền Việt cộng tay sai Tàu cộng. Còn về phải làm bằng cách gì, và làm thế nào, thì xin những bậc thức giã, những người lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo, những người lãnh đạo các tổ chức, vạch ra những chiến lược, chiến thuật, những phương pháp thật hữu hiệu để mọi người cùng theo, sớm diệt trừ được chế độ hung tàn Việt Cộng, hiểm họa mất nước về tay bọn Tàu Cộng, tên hung thần của thế giới loài người. Và lúc đó, sẽ không còn ngày gọi là ngày Quốc Hận nữa.

LNĐ

MỸ TRỞ LẠI CÁC CĂN CỨ CŨ Ở CHÂU Á

,

Trong lúc chính phủ của tổng thống Obama thay đổi chiến lược để hướng về châu Á, Ngũ giác đài bận rộn thăm viếng các căn cứ quân sự mà họ từng sử dụng tại khu vực này trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam.

Mấy tuần nay, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tăng cường đối thoại với Thái Lan về việc thiết lập một trung tâm ngăn ngừa thảm họa thiên nhiên cấp khu vực, tại một căn cứ quân sự từng là căn cứ của các máy bay ném bom B-52 trong những năm 1960 và 70. Các giới chức Mỹ cho hay họ cũng quan tâm đến việc tăng các chuyến thăm của chiến hạm  Mỹ đến Thái, các chuyến bay tuần tra chung nhằm giám sát các tuyến hàng hải thương mại và sự lưu chuyển quân sự trong khu vực.

Tại Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã trở thành giới chức quân sự cấp cao nhất của Mỹ thăm cảng Cam Ranh kể từ sau chiến tranh. Nhận xét rằng nơi đây "có tiềm năng vô cùng to lớn", Panetta bày tỏ hy vọng về tương lai trong đó các tàu của Mỹ có thể trở lại thường xuyên tại cảng nước sâu có vị trí chiến lược quan trọng này.
  Lầu Năm góc cũng đang tìm kiếm sự hiện diện lớn hơn ở Philippines, kể cả tại căn cứ hải quân ở vịnh Subic, cũng như căn cứ không quân cũ Clark Air Base. Đây từng là cơ sở quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Á và là điểm hậu cần quan trọng bậc nhất cho quân đội Mỹ trong thời chiến tranh ở Việt Nam.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta thăm Việt Nam . Ảnh: AP.
 
Quân đội Mỹ, vài thập niên trước đây, đã từ bỏ hoặc bị đẩy khỏi các căn cứ ở Đông Nam Á. Nay các quốc gia ở khu vực này đang chìa những bàn tay thận trọng ra với cường quốc đến từ tây bán cầu.
Đáp lại, các giới chức của Lầu Năm góc đang hối hả đến khu vực này, đẩy nhanh tốc độ các cuộc thương thảo và củng cố mối quan hệ. Sự trở lại cho đến nay mới dừng lại ở mức hạn chế, như việc ghé cảng và tập trận chung, tuy nhiên chính quyền Mỹ hy vọng rằng những hoạt động này sẽ dẫn đến một sự hiện diện rộng hơn và sâu hơn của họ trong khu vực.
"Về mặt biểu tượng, những vị trí đó thực sự gắn liền với lịch sử", một giới chức quốc phòng Mỹ không nêu tên, nói. "Một phần lý do của việc xúc tiến với các nước này là vì tính biểu tượng đó".
Giới chức Mỹ cho hay họ không hề có ý định tái lập các căn cứ quân sự khổng lồ như trước kia. Mỹ cũng không có ngân sách để xây dựng một cơ sở mới. Vì thế họ đang tìm cách để có thể hoạt động ở những căn cứ cũ với tư cách mới - là những vị khách, và với những khoảng thời gian ngắn nhất định.
"Tôi không vác bó cờ Mỹ trên vai để đi khắp thế giới và cắm cờ", tướng lục quân Martin E. Dempsey tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nói với các phóng viên sau khi trở về từ chuyến thăm Thái Lan, Philippines và Singapore tháng này. "Chúng tôi muốn xây dựng quan hệ đối tác với các nước và hiện diện không thường xuyên, bởi điều đó cho phép chúng ta xây dựng sức mạnh chung dựa trên các mối quan tâm chung".
Quân đội Mỹ, trong những năm qua, đã được phép đến thăm hoặc tổ chức diễn tập chung ở nhiều mức độ khác nhau tại các căn cứ cũ. Tuy nhiên việc thương thảo để đẩy mạnh sự hiện diện này được tổ chức cấp bách hơn kể từ tháng giêng năm nay, khi Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố rằng Mỹ đang chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á, sau một thập kỷ tập trung quá nhiều vào các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Căn cứ hải quân Subic ở Philippines, nơi Mỹ từng đóng quân trong thế kỷ trước. Ảnh: Wikipedia.



 
Washington khẳng định mối quan tâm của họ không phải là nhằm kềm chế Trung cộng - nước đang có tranh chấp lãnh thổ lãnh hải với nhiều quốc gia láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Giới chức Mỹ nói rằng mục tiêu căn bản của họ là duy trì ổn định và  bảo đảm  an toàn và tự do hàng hải trong khu vực đang có những nền kinh tế phát triển nhanh nhất, trong đó có Trung cộng.
  Nhưng các nhà phân tích cho rằng sự thay đổi chiến lược của Mỹ là điều cần thiết để  bảo đảm  với các đồng minh rằng Washington sẽ duy trì các cam kết an ninh của mình ở châu Á và là đối trọng hiệu quả với Trung cộng, bất chấp thực tế là ngân sách quốc phòng Mỹ đang bị cắt giảm mạnh mẽ.
"Đây là một trò chơi lâu dài, là xu hướng lâu dài",
 
Patrick M. Croninm, giám đốc  của chương trình an ninh châu Á Thái Bình dương thuộc Trung tâm an ninh Hoa Kỳ Mới, một cơ sở nghiên cứu có  gần gũi với chính quyền Mỹ, cho biết. "Mỹ đang làm tốt nhất những gì họ có thể làm, với những gì họ có trong tay. Vấn đề là liệu các nỗ lực này có được duy trì bền vững hay không, đó chính là điều mà các nước trong khu vực đang đặt ra câu hỏi".
Sau nhiều năm lơ là Thái Lan, quốc gia rơi vào tình trạng bất ổn kể từ đảo chính 2006, các giới chức cấp cao của Lầu Năm góc nay đang "tái xuất hiện " Bangkok. Chuyến thăm vừa rồi của Dempsey là lần đầu tiên một tham mưu trưởng liên quân Mỹ đến Thái Lan trong hơn một thập kỷ.
Tiếp đến, thứ trưởng quốc phòng Mỹ
 
Ashton Carter sẽ thăm Thái tháng 7 này. Bangkok cũng đã đưa ra lời mời đối với Bộ trưởng Panetta, sau khi hai bộ trưởng quốc phòng hai nước gặp nhau tại Singapore đầu tháng 6.
Hai nước đang bàn tính việc thiết lập một trung tâm quân sự hỗn hợp nhằm đối phó các thảm họa thiên nhiên như bão tố, sóng thần... Trung tâm này sẽ được đặt tại căn cứ không quân của quân đội Hoàng gia Thái Lan ở
 
U-Tapao, cách Bangkok 150 km về phía nam.
Quân đội Mỹ chẳng xa lạ gì với U-Tapao, nơi họ từng xây dựng phi đạo  dài 2 dặm - dài nhất châu Á - trong thập niên 60. Đây là nơi luyện tập và tiếp liệu chính của quân đội Mỹ trong những năm chiến tranh ở Việt Nam. Mỹ rút khỏi U-Tapao năm 1976 theo yêu cầu của chính phủ Thái Lan.
Những năm 1980, Washington và Bangkok dần dần nối lại hợp tác quân sự. Chính phủ Thái đồng ý cho không quân Mỹ sử dụng U-Tapao như một trạm dừng chân cho các chuyến bay quân sự đến Trung Đông. Căn cứ này cũng là trung tâm của các cuộc tập trận Hổ Mang Vàng, hoạt động ban đầu chỉ có Mỹ và Thái tham gia nhưng nay đã có 20 quốc gia góp mặt.
Những địa điểm mà Mỹ đang ngắm nghía ở Đông Nam Á. Đồ họa: WP
 
Giới chức Mỹ chưa đề cập gì đến số lượng binh sĩ mà họ muốn đưa đến U-Tapao, cũng như các nhiệm vụ quân đội Mỹ sẽ thực hiện, nếu kế hoạch lập trung tâm đối phó thiên tai được hiện thực hóa.
Tình trạng thiếu thông tin đã tạo nên những nghi vấn trên báo chí Thái Lan và các nghị sĩ đối lập, những người đang lập dự án riêng, cho phép NASA điều hành các chuyến bay giám sát tình trạng biến đổi khí hậu, cất cánh từ U-Tapao vào mùa thu này. Các giới chức Trung cộng  cũng bày tỏ lo ngại về việc Mỹ mở rộng sự hiện diện quân sự.
 
 
Catharin Dalpino cựu giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ và là chuyên gia về Đông Nam Á, cho biết bất kỳ thỏa thuận quân sự Mỹ - Thái nào cũng sẽ chỉ ở mức độ "vừa phải". Bà chỉ ra rằng lịch sử hợp tác với Thái Lan cho thấy nước này luôn song hành cùng cả hai siêu cường, và sẽ không ký bất cứ thứ gì có thể gây mất lòng Washington hay Bắc Kinh.
"Người Thái có mối quan hệ lâu dài và tích cực với Trung cộng, nhưng họ không thấy điều đó mâu thuẫn với việc duy trì mối quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ, quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Mỹ", bà nói.
Hải quân Mỹ đang chuẩn bị  khai triển  các phi cơ không người lái đến khu vực châu Á Thái Bình dương vào khoảng năm 2014. Theo các kế hoạch hiện tại, phi cơ không người lái sẽ có căn cứ ở Guam, nhưng các giới  chức Mỹ cũng đang tìm kiếm các đối tác châu Á sẵn sàng làm chủ nhà cho các phi cơ này.
Thanh Mai (theo Washington Post

Wednesday, June 27, 2012

MỘT LOẠI UNG THƯ VÚ MỚI

Ung thư vú

Thông tin rất quan trọng đối với phụ nữ
Hãy chia sẽ thông tin cho tất cả mọi người


Chuyển ngay đến những người quen biết và đặc biệt là những người bạn quan tâm

MỘT LOẠI UNG THƯ VÚ MỚI

Vào tháng 11, người ta đã phát hiện ra một loại bệnh ung thư vú rất hiếm. Một phụ nữ có một cái nhọt trên ngực của mình, giống như những bà mẹ trẽ khác đang cho con bú…

Bởi vì ảnh chụp x quang khối u trên ngực của cô quá rõ, bác sĩ đã điều trị bằng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng…sau 2 đợt điều trị, nó còn tồi tệ hơn, do đó bác sĩ đã cho cô chụp nhũ ảnh một lần nữa, và lần này thì là một khối u….

Một khối u ác tính phát triển rất nhanh đã được phát hiện khi làm sinh thiết. Và việc trị liệu bằng hóa chất đã được tiến hành nhằm làm giảm sự tăng trưởng; và sau đó là cắt bỏ vú; rồi lại đến một đợt hóa trị; xạ trị…sau 9 tháng điều trị tích cực, cô đã được cho xuất viện.

Cô đã sống một năm với từng ngày trọn vẹn nhất, rồi căn bệnh ung thư quay trở lại tại vùng gan. Cô đã trãi qua 4 lần điều trị và cô quyết định sống một cuộc sống có chất lượng, chứ không phải sau những hiệu quả của việc hóa trị. Cô đã có 5 tháng thật tuyệt vời và cô đã lên kế hoạch thật chi tiết cho những ngày cuối cùng. Sau một vài ngày phải dùng thuốc phiện, cô qua đời. Cô để lại lời nhắn này cho phụ nữ ở khắp nơi

Phụ nữ, Hãy cảnh báo bất cứ điều gì đó bất bình thường, và kiên trì trong việc được chữa trị càng sớm càng tốt.

Hiện nay, tôi không nghi ngờ rằng không có nhiều phụ nữ biết có một tổn thương hoặc mụn nhọt trên núm vú hoặc vùng quầng có thể là ung thư vú. (vú của tôi bắt đầu như một mụn đỏ duy nhất trên vùng quầng này. Một trong những vấn đề lớn nhất với bệnh Paget núm vú là các triệu chứng xuất hiện xem như vô hại. Nó thường được cho là một tình trạng viêm da hoặc nhiễm trùng, dẫn đến sự chậm trễ đáng tiếc trong phát hiện và chăm sóc.)

Bệnh Paget : Đây là một dạng hiếm của ung thư vú, và bên ngoài của vú, trên núm vú và vùng quầng Nó xuất hiện như là một phát ban, sau này trở thành một tổn thương với một rìa ngoài cứng. Tôi sẽ không có bao giờ nghi ngờ nó sẽ là ung thư vú nhưng nó đã là ung thư vú đấy. Tôi dường như không bao giờ thấy có gì khác lạ của núm vú của tôi, nhưng cái mụn nhọt làm phiền tôi, vì vậy tôi đã đi đến các bác sĩ để khám. Đôi khi, nó ngứa và đau, nhưng khác hơn là nó đã không làm phiền tôi. Nó đã chỉ là xấu xí và gây phiền toái, và không thể được xoá với tất cả các loại kem theo toa của bác sĩ và bác sĩ da liễu của tôi đối với viêm da trên mắt tôi ngay trước khi ổ dịch này một ít Chúng dường như có liên quan với nhau nhưng đã không cảnh báo cho tôi nó có thể là ung thư.

Các triệu chứng là gì ?

Núm vú của bạn bị đóng vảy cứng, chảy nước và bị đỏ liên tục làm cho nó bị ngứa và sưng (Như tôi đã nói, tôi đã không ngứa hoặc bị sưng nhiều, và không có chảy nước.Tôi đã nhận thức được, nhưng nó đã có một lớp vỏ dọc theo rìa ngoài ở một bên.)
2. Cơn đau núm vú của bạn sẽ không thể chữa lành. (trường hợp của tôi là trên diện tích vùng quầng với một màu trắng dày tại khu vực trung tâm của núm vú).

3. Thông thường chỉ có một núm vú bị ảnh hưởng. Làm thế nào chẩn đoán được? Bác sĩ sẽ khám và sẽ đề nghị có chụp hình vú của cả hai vú, được thực hiện ngay lập tức. Mặc dù các mẩn đỏ, chảy nước và vảy cứng gần giống viêm da, bác sĩ của bạn nên nghi ngờ ung thư nếu bị đau chỉ ở một vú. Bác sĩ của bạn nên làm một sinh thiết chỗ đau của bạn để kiểm chứng những gì đang xảy ra.
Bạn nên đọc cẩn thận và chuyển cho bạn bè và người thân của bạn càng nhiều càng tốt; vì nó có thể sẽ cứu mạng sống của họ đấy
Căn bệnh ung thư vú của tôi đã lan rộng và di căn đến xương của tôi sau khi được điều trị liều cực mạnh của hóa trị liệu, 28 lần điều trị bằng bức xạ và lấy Tamaxofin. Nếu điều này đã được chẩn đoán là ung thư vú ngay từ đầu, có lẽ nó sẽ không có phát triển như thế …

Cùng tất cả bạn đọc:


Đây là nỗi buồn nếu như phụ nữ không nhận thức được bệnh Paget. Nếu, bằng cách chuyển e-mail này đi khắp nơi, chúng ta có thể làm cho người khác biết về nó và mối nguy hiểm tiềm năng của nó, chúng ta đang giúp phụ nữ ở khắp mọi nơi.

Bạn hãy vui lòng bỏ chút thì giờ, nếu có, để chuyển email này đến cho càng nhiều người càng tốt, đặc biệt là những người trong gia đình bạn và bạn bè thân thiết, công việc này chỉ mất chút thời gian nhưng nó sẽ mang lại kết quả là cứu sống con người

http://www.tredeponline.com/post/archives/23024