Friday, February 21, 2014

Ái Hữu Nha Kỹ Thuật họp mặt Tân Niên / Người Việt 2/21/2014




Thursday, February 20, 2014 7:08:22 PM 

Lâm Hoài Thạch/Người Việt

GARDEN GROVE, California (NV)
- “Hôm nay là ngày Tân Niên của Nha Kỹ Thuật, anh em chúng tôi đặt cho chủ đề của buổi tiệc này là 'Tân Niên Vùng Trời Biên Giới.' Vùng trời là muốn nói đến Phi Ðoàn 219 KingBee có nhiệm vụ đưa những 'bóng ma biên giới' của Nha Kỹ Thuật xuống trong lòng địch ở vùng biên giới Việt- Miên- Lào.”
Ðó là lời của ông Phạm Hòa, hội trưởng Hội Ái Hữu Nha Kỹ Thuật Nam California, nói tại buổi họp mặt ở nhà hàng Diamond Seafood, Garden Grove, hôm Chủ Nhật.



Bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn cầm bó hoa chuẩn bị tặng cho các hiền thê của cựu quân nhân Nha Kỹ Thuật. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Ðược biết, “Bóng Ma Biên Giới” là những toán trong nhiều công tác đặc biệt, vào sanh ra tử, những anh hùng chiến sĩ vô danh! Một chuyến đi không hẹn ngày trở lại, khi đã hy sinh, xác của họ ít khi được mang trở về!
Ông Hòa cho biết, hàng năm, hội có tổ chức tiệc Tân Niên họp mặt, và đây cũng là dịp cho anh em gặp gỡ để thăm hỏi nhau, và cũng để điểm danh quân số xem ai còn ai mất.
Ông chia sẻ thêm: “Trong những sinh hoạt của các đoàn thể trong QLVNCH thì chúng tôi vẫn luôn giữ màu cờ và sắc áo của VNCH để cho các giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại có một niềm tin là lúc nào các em và các cháu, những thế hệ mai sau cũng được sự yểm trợ của tất cả những người cựu quân nhân VNCH, họ là những người đã từng chiến đấu cho chính nghĩa để bảo vệ miền Nam Việt Nam được tự do.”
Ðể chuẩn bị cho nghi thức khai mạc, một hàng cựu quân nhân trong quân phục Nha Kỹ Thuật đứng trang nghiêm trước bàn thờ tổ quốc.
Ông Vũ Văn Quyền, điều hợp chương trình, đại diện ban tổ chức cám ơn sự hiện diện của quý niên trưởng và quan khách.
Ông Quyền nói: “Ðại diện ban tổ chức, chúng tôi hy vọng quý vị niên trưởng, quý quan khách, chiến hữu và gia đình có một buổi tiệc mừng Tân Xuân trong bầu không khí thân mật vui vẻ và đầy ý nghĩa. Trước thềm năm mới, kính chúc quý vị một năm an khang thịnh vượng và nhiều may mắn.”
Sau đó là lễ chào quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ.
Ông Quyền nói thêm: “Phút mặc niệm là để tưởng nhớ những chiến sĩ VNCH đã tử trận cho tổ quốc Việt Nam và những anh em Nha Kỹ Thuật cũng như những anh em sinh viên khóa sinh đã hy sinh bỏ mình trong rừng sâu núi thẳm qua những công tác bí mật của các anh. Và khi các anh nằm xuống không ai biết được thân xác của các anh đang ở đâu.”
“Hôm nay, Hội Ái Hữu Nha Kỹ Thuật chúng tôi làm buổi lễ, để tưởng nhớ đến các anh. Các anh sống khôn thác thiêng xin về đây chứng giám lòng thành của anh em chúng tôi đối với các anh. Xin cho anh em chúng tôi có sức khỏe để tiếp tục tranh đấu cho tự do của dân tộc Việt Nam,” ông Quyền nói thêm.
Tiếp theo là Lễ Niệm Hương trước bàn thờ tổ quốc, ban tổ chức mời quan khách lên thắp hương. Sau đó, ông Huỳnh Ngọc Thương, điều hợp phần văn tế. Trước khi vào phần này, ông thắp ba nén hương, đứng trước hương áng.



Cựu quân nhân Nha Kỹ Thuật đồng ca bài “Chiến Sĩ Vô Danh.” (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Ông khấn: “Kính dâng hương lên các anh hùng Nha Kỹ Thuật của các sở. Sở Bắc một thời oanh liệt đã nhảy dù ra Bắc Việt, Sở Nam, trong Sở Liên Lạc, gồm có các anh em Lôi Hổ Chiến Ðoàn I, Chiến Ðoàn II và Chiến Ðoàn III Xung Kích, các anh em Sở Công Tác gồm có Biệt Ðoàn 11, Biệt Ðoàn 68, Biệt Ðoàn 71, 72, 75, và tất cả anh hùng của Lực Lượng Biệt Hải, ba toán anh linh tham chiến Hoàng Sa đã bỏ mình trong cuộc chiến năm 1974. Tất cả hương linh của các anh linh thuộc Lực Lượng Gươm Thiêng Ái Quốc, cùng tất cả anh em chiến sĩ trong các binh chủng Quân Lực VNCH đã bỏ mình vì tổ quốc Việt Nam.”
Sau đó, với giọng hùng hồn kêu gọi hồn tử sĩ thuộc Nha Kỹ Thuật và Phi Ðoàn 219 KingBee về nhập cuộc, ông Thương diễn ngâm qua bài văn tế:
Ô hô! Thương thay! Hương linh trước áng.
Hồn phất phưởng mười phương.
Hôm nay đây, đồng đội các anh về đây tụ hội.
Bên trời lận đận, đốt nén tâm hương.
Nhớ lính xưa, Nha Kỹ Thuật, hề! đoàn quân viễn chiến.
Hắc Long- Lôi Hổ, hề! những trận địa vô danh.
Các anh đi trời xa đất Bắc!
Nẻo biên thùy đá núi cũng nghiêng đầu.

Ai trách anh, đem thanh xuân vào trận.
Vào trận với nhau là những KingBee kiêu dũng,
Triệt xuất, cứu toán, sinh tử có sờn gan!
Ôi Thần Phong, Long Mã!
Lướt gió can trường trong lưới đạn phòng không.
Ai chinh chiến mà không hề tổn thất.
Sa trường đi mấy thuở có mong về?


Chương trình văn nghệ được bắt đầu với ban AVT Tân Thời của KingBee 219 trình diễn màn hoạt kê hài hước “Mừng Xuân Mới.” Các chiến hữu hợp ca bài “Chiến Sĩ Vô Danh” và bài nhạc này được công nhận là bài nhạc dành cho Nha Kỹ Thuật từ năm 1968.
Ðể vinh danh cho Phi Ðoàn 219 KingBee và các chiến sĩ Không Quân, rất nhiều người lên đồng ca bài “Không Quân Hành Khúc.”
Ðể tỏ lòng cám ơn quý bà đã chăm sóc những đàn con trẻ khi chồng đang chinh chiến cũng như trong tù cải tạo của Cộng Sản, ban tổ chức nhờ bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, hội trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, lên tặng hoa cho các hiền thê của Nha Kỹ Thuật, Phi Ðoàn 219 và các phụ nữ có mặt trong buổi tiệc.
Chương trình văn nghệ được tiếp nối với nhiều tiếng hát rất hay của các cựu chiến binh VNCH và thân hữu. Xen kẽ phần văn nghệ là chương trình bán vé số có nhiều lô trúng đặc biệt.
Ðược biết, Hội Ái Hữu Nha Kỹ Thuật Nam California có trong danh sách được 134 người, tính hết tất cả có khoảng 500 anh em đang sống tại Hoa Kỳ, và vẫn còn một số anh em đang sống tại Việt Nam, vẫn sinh hoạt bình thường, trong số này có rất nhiều anh em thuộc đơn vị Biệt Kích.

 http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=183116&zoneid=3#.UwgDkM69Yic

Thursday, February 20, 2014

Hà Huyền Chi, Cùng Lịch Sử Thăng Trầm


Tôi, 1935 vào đời, khóc dối. Gã trai Hà Nội, quán tại Hà Ðông. Nhóc Ðặng Trí Hoàn sinh nhằm thời nô lệ, thực phong. Cùng vận nước long đong từ tấm bé lớp vỡ lòng. Tôi học tiếng Tây thay cho tiếng Mẹ. Ngày, mỗi ngày, vẫn cà cưởng đồng ca: “Maréchal, nous voìlà!” Thưa ngài Thống chế Pétaín, chúng con đang hiện diện.
Tiếng trẻ hát không át nổi tiếng bom Sa Ðiện (1924, Trung Hoa). Bom từ Phạm Hồng Thái vỡ ra. Nổi lửa thiêng hãnh tiến. Qua thập niên nhục hờn, còn sôi động dư ba, thức tỉnh đồng bào ta. Mau đứng lên giành độc lập. Cùng giải phóng quê nhà. Phá gông cùm nô lệ!
Năm năm sau, máu dân chủ nở hoa (1929, Yên Báy). Nguyễn Thái Học, và 12 chiếc đầu rơi máu chảy, nhưng danh thơm còn mãi. Muôn năm. “Không thành công thì cũng thành nhân.”  Rồi cô Giang  vì nghĩa huỷ thân. Gái 18 bước lên đài tiết liệt. Anh linh: “Trai trung, gái trinh.” Dũng khí ấy muôn đời mãi đẹp Kể chi là bại hay thành .
Sau Pháp thuộc đến thời Nhật chiếm Tôi học tiếng Phù Tang. Học nghĩa đói no, học nghĩa cơ hàn. Ất Dậu, phá đậu trồng đay. Ðốt lúa thay than chạy máy. Ba triệu dân tôi hồn lau, bóng sậ. Chết đói đầy đường, kín ngõ Thăng Lọng. Mỗi sớm mai, nhiều chiếc xe bò chở đầy xác ốm tong. Người ngắc ngoải đem vùi cùng thây chết.
Bom nguyên tử nổ bên trời Nhật phiệt. Nhật đầu hàng, mộng đế quốc tan tành. Giang sơn mình chưa thoát khỏi điêu linh. Bị gả bán cho thực dân như cũ.
Bác Hồ thối tha nhảy ra làm lịch sử Tuyên ngôn độc lập, tự do. Bá tánh hân hoan lòng mở như cờ . Tôi trống ếch bập bung. Tôi thiếu nhi súng gỗ. Yêu làm sao hai chữ Việt Minh. Ðảng bịp tuyên dương ngụy nghĩa tại Ba Ðình. Vua Bảo Ðại playboy, từ Paris về trao ấn tín. “Thề phanh thây uống máu quân thù.”
Tôi 10 tuổi, chúc Bác Hồ nghìn tuổi. Tôi nhóc tỳ mơ ngựa sắt roi tre. Giang sơn này, và miền Nam yêu dấu dặm ngàn kia. Cần giải phóng khỏi tay giặc Phá . Bác móc túi nhân dân. Lạc quyên tuần lễ vàng, lễ bạc . Vi thiềng tướng Lư Hán, cầu an . Rồi Việt Minh hành xử giống Việt gian . Chúng lén đâm Việt Quốc . Ám sát giữa ngày, giết vội trong đêm . Rồi chỉ điểm cho Tây, bán xác anh em . Rồi Bác rút ra biên . Mùa kháng chiến ca bài tiêu thổ Ðuôi Cộng Sản ló ra từ đó .
Tôi 10 tuổi, học thêm bài gian khổ Tuổi thơ đói rét trường kỳ . Tôi áo vá, chân trần lặn lội khắp sơn khê . Chặng cuối là Thái Nguyên, bản rú . Tôi đói cơm và tôi đói chữ . Tuổi thơ ơi sao quá đọa đầy .
Tôi mười lăm, trôi giạt xuống Sơn Tây. Bương Cấn, Ba Vì, đá ong cằn cỗi . Tôi nhếch nhác chuồn lại về Hà Nội. Lại tiếng Tây xí xố trong đời. Tôi học sửa xe. Tôi lén nhập viện mồ côi . Thằng chủ bẩn biến tôi thành đầy tớ. Viện mồ côi như nhánh sông nước lợ Bày hàng, quyên góp của bàn dân. Nói dậy nghề, dậy chữ. Láo khoét cho qua. Tôi trốn viện trở về căn nhà nát.
Lũ em tôi kiếm ăn trên bãi rác. Bố tong teo gò lưng đạp xích lô. Mẹ buôn thúng bán bưng tất tưởi ven đô. Thằng con lớn là tôi, khóc thầm trong lớp học.
Ơn cha mẹ không quản gì lao nhọc. Mong cho con cái nên người. Tôi làm gì với mớ chữ nghĩa đây trời ? Tôi tận sức rồi cũng tôi thơ thẩn. Ham vui.
Tôi mười sáu, trốn vào Nam lập chí. Năm 1954, cùng đoàn người di cư theo Ngô chí sĩ. Tôi thành con bà phước giữa đời. Trại học sinh cho hai bữa cơm tươi . Tôi múa may, bán báo, dậy kèm, tìm học phí. Hai năm liền tôi thi trượt Tú Tài. Tôi hành xác cạo đầu. Tôi kinh sử miệt mài. Vẫn vỏ chuối. Cán mai.
Khoá 14, tôi thi vào Võ Bị Lính cà nhỏng, cao bồi, thất chí. Bị lũ đàn anh hành xác triền miên. Tôi ba gai thù niên trưởng đái thiên. Coi sinh viên cán bộ như ăng-ten rẻ mạt [... ]May chưa bị đuổi khỏi quân trường.
Tôi chọn Nhảy Dù, màu mũ đỏ dễ thương. 
Chọn gian khổ làm đầy thêm nghĩa sốn. 
Xa trường mẹ mới thấy hồn chao động. 
Nhớ gì đâu từng kỷ niệm buồn vui. 
Gặp lại đệ huynh trong binh lửa rực trời. 
Thấy thân thương hết nói .
Tôi đánh giặc, làm thơ. 
Tôi yêu cuồng sống vội. 
Nhảy Dù, nhảy đầm, đời khật khưỡng say. 
 
Bài thơ đầu tay: “Không Gian Vương Dấu Giầy.” Ðời rộng lượng biến tôi thành thi sĩ. Tôi, Hà Huyền Chi, viết không ngưng nghỉ Thơ ròn như súng tiểu liên. Tôi bập bỗng Thơ khi bước giữa bãi mìn. Mê viết lách, tôi nhảy về báo chí. Rồi phát thanh, điện ảnh tận vui. Cũng đóng 8 phim, cũng đạo diễn một thời. Rồi ấn họa cho đủ mùi tạp lục.
Tháng Tư Ðen với đáy cùng đớn nhục. Tôi giạt sang Mỹ quốc cầu an. Tôi đọa đầy tôi. Thiếu tá lao công. Thi sĩ bồi bàn. Rồi kế toán, công trừ mạt kiếp. Gia tài mang theo là một trời quê hương tưởng tiếc. Tám truyện dài như chứng tích bi thương. Lệ khô rồi còn nhức nhối đường gươm. Thơ lại bắn từ trái tim nứt rạn. 24 tập thơ vẫn dư sức đạn. Từ thơ là nhạc, hơn 400 phổ bản. Hơn 40 nhạc sĩ góp phần. Kỷ vật cho đời là Lệ Ðá, phù vân.
Cám ơn Trời ban chút xíu hồng ân. Cám ơn vợ cho nồng nàn tương cảm. Ơn Ðồng Minh cho mũi dao lút cán. Cám ơn em cho nước lớn sông dài . Cám ơn đời còn đẹp lúc chiều phai.
Hà Huyền Chi.

Wednesday, February 19, 2014

CUỘC TÌNH TRỚ TRÊU CỦA NS LAM PHƯƠNG

Đối với nhiều người, Lam Phương là nhạc sĩ tài hoa bậc nhất Sài Gòn trước năm 1975 với những tác phẩm để đời như Khúc ca ngày mùa, Kiếp nghèo, Phút cuối, Tình bơ vơ, Thành phố buồn… Còn Túy Hồng cũng là nữ nghệ sĩ đa năng bậc nhất Sài Gòn khi ấy, khi bà vừa là ca sĩ, kịch sĩ…
Trai miền Tây gặp gái miền Đông
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tuổi thơ của Lam Phương là một chuỗi ngày dài buồn đau và bất hạnh. Nhà nghèo, cha của ông đi theo tiếng gọi của tình yêu mới, bỏ 6 người con tuổi còn thơ dại cho người vợ không nghề nghiệp ổn định, một mình tảo tần hôm sớm nuôi con. Năm ông mười tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn, ở nhà của người bác ruột để ông được học hành, nhờ đó mà lịch sử tân nhạc nước nhà có được một nhạc sĩ Lam Phương.
Lên Sài Gòn, Lâm Đình Phùng học ở trường Les Lauriers. Ngoài giờ học văn hóa, ông còn học thêm nhạc. Ông tự học guitare bằng các tài liệu tiếng Pháp do lúc đó ở Việt Nam chưa có sách dạy nhạc tiếng Việt. Thấy ông là một học trò nghèo nhưng chăm chỉ, các thầy dạy nhạc (nhạc sĩ Hoàng Lang, nhạc sĩ Lê Thương) tận tình chỉ dạy cho ông mà không nhận tiền thù lao. Năm 1952, sáng tác đầu tay của ông, nhạc phẩm Chiều thu ấy ký tên Lam Phương ra đời. 



9 Lam Phuong 2
 
Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Năm ấy, ông mới 15 tuổi.
Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác.  Ba năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Trăng thanh bình, Nắng đẹp miền Nam, Nhạc rừng khuya, Khúc ca ngày mùa… Đặc biệt, nhạc phẩm Khúc ca ngày mùa thành công vượt bậc hơn cả. Bản nhạc được viết theo thể loại nhạc đồng quê, nhịp điệu Mambo, với âm giai bằng cung rê thứ.
Các hãng đĩa nhựa như Dư âm, Sóng nhạc, Asia… tranh nhau ký hợp đồng với Lam Phương để được thu âm bài hát Khúc ca ngày mùa này, tiếng tăm của bản nhạc mới thật sự bùng nổ. Với tiếng hát điêu luyện của đôi song ca tài danh Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết, lúc hợp, lúc bè, lúc đuổi như càng đưa bài hát lên chín tầng mây. Khúc ca ngày mùa còn được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa. Lam Phương đã thật sự thành danh khi ông mới 18 tuổi.
9 Lam Phuong 3 

Túy Hồng tên thật Trương Ánh Tuyết, bà sinh ra tại Bình Dương và lớn lên tại Sài Gòn. Túy Hồng có người anh trai là bạn thân của Lam Phương, những ngày thứ bảy và chủ nhật, Lam Phương thường đến nhà bạn để hòa nhạc và dạy hát cho Túy Hồng. Túy Hồng rất ngưỡng mộ Lam Phương vì mới 15 tuổi mà đã sáng tác được bài Chiều thu ấy. Về phía Lam Phương, nhạc sĩ trẻ này cảm thấy chưa có cô gái nào hát nhạc mình hay bằng Túy Hồng.
Thời điểm này, Lam Phương lại đang hợp tác với ban nhạc kịch lớn Dân Nam nên đề nghị Túy Hồng cùng với mình đầu quân về đoàn. Kể từ đó, Túy Hồng bắt đầu trình diễn các ca khúc của Lam Phương và rất thành công với các ca khúc : Đèn khuya, Kiếp nghèo, Kiếp ve sầu, Tiễn người đi, nhất là hai bản Chiều tàn và Phút cuối.
Đưa nhau lên đỉnh vinh quang
Lam Phương – Túy Hồng cưới nhau năm 1959. Lúc đó, ngoài phần phụ trách nhạc cho ban kịch Dân Nam của đôi kịch sĩ Anh Lân và Túy Hoa, 

9 Tuy Hong 2 

Lam Phương còn viết nhạc nền cho các ban kịch lừng danh thời đó như : Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng. Đến năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch – Đoàn kịch “Sống – Túy Hồng”.
Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng lên tột đỉnh vinh quang. Đoàn kịch Sống – Túy Hồng còn có một lợi thế mà ít ban kịch nào có được, đó là ban kịch đưa các bài tình ca vào các vở diễn thành công nhất, nhờ phần lớn các bài hát tuyệt vời của người nhạc sĩ tài hoa Lam Phương, thời điểm đó là đức phu quân của Túy Hồng.
Kịch do Sống – Túy Hồng dựng không quá bi thảm, kết thúc luôn dành chỗ đứng cho một niềm hạnh phúc nào đó, khán giả xem kịch Sống – Túy Hồng thường ra về với một tâm trạng nhẹ nhõm.
Tất cả những vở kịch của ban kịch Sống – Túy Hồng (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh


9 Tuy Hong  1 

làm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn. Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được “giới thiệu” trong một vở kịch của Túy Hồng.
Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục “thoại kịch” và những vở kịch của ban kịch “Sống – Túy Hồng” bao giờ cũng thu hút nhiều người xem. Thời ấy truyền hình còn hiếm, người ta kéo nhau đến những nhà có tivi để xem kịch “Sống – Túy Hồng”, trong nhà, cửa ra vào, ô cửa sổ… đều chật cứng người xem. Tôi còn nhớ, khi bài hát Thành phố buồn của Lam Phương được hát dìu dặt trong suốt một vở kịch của Túy Hồng phát trên truyền hình, sáng hôm sau bài hát ấy bán đắt như tôm tươi, chàng học sinh, sinh viên nào cũng muốn mua bài Thành phố buồn về để trên kệ sách.
Trong khoảng thời gian này, sức sáng tác của Lam Phương càng dàn trải trên nhiều thể loại phong phú, hầu hết các ca khúc ông đưa ra đều in đậm dấu ấn trong đời sống âm nhạc miền Nam, điển hình như Chờ người, Tình bơ vơ, Duyên kiếp, Thành phố buồn, Tình chết theo mùa đông…
Ông bước lên vị trí một nhạc sĩ thành công nhất miền Nam về mặt tài chánh. Còn bà Túy Hồng cũng sánh ngang với những Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng trên
sân khấu kịch nghệ.


9 Tuy Hong 4
 
Vợ chồng Lam Phương – Túy Hồng cất nhà lầu, sắm xe hơi, trở thành đôi vợ chồng nghệ sĩ giàu có bậc nhất lúc bấy giờ.
Sáng 30/4/1975, vào phút chót Lam Phương – Túy Hồng đã nghe theo người bạn đem gia đình lên tàu Trường Xuân ra khơi. Vì trước đó không có ý định ra đi, nên Lam Phương xuống tàu với 2 bàn tay trắng, bỏ lại hai căn nhà lầu, chiếc xe hơi mới toanh và khoảng 30 triệu đồng trong ngân hàng (lúc đó vàng 9999 chỉ khoảng 36.000 đồng/lượng).
Buồn như nước mắt
Đến định cư ở Mỹ, để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện… Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch.
Chính trong khoảng thời gian này, một điều mà Lam Phương không bao giờ ngờ tới đã xảy đến : Túy Hồng không còn chung thủy với ông nữa, bà đã “ôm cầm sang thuyền khác”. Trong tâm trạng đau khổ, uất hận, Lam Phương lại cho ra đời một tuyệt phẩm mang tên Lầm, với những câu từ chua xót :
6 NS Lam Phuong 

“Anh đã lầm đưa em sang đây. Để đêm thường nghe tiếng thở dài/Thà cuộc đời yên trong lòng đất.  Được trở về tiếng khóc ban sơ/Hơn là mang kiếp mong chờ. Anh đã lầm đưa em về đây. Cho tâm hồn tan nát từng ngày. Cùng điệu nhạc lâm ly huyền bí. Dìu lòng người sang chốn đam mê. Đưa anh vào khổ lụy hôm nay…”.
Lam Phương rời Mỹ để trốn chạy niềm đau, ông sang Paris làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người đàn bà này. Lam Phương như cây khô được hồi sinh, ông lại sáng tác các ca khúc ngợi ca tình yêu, như : Mùa thu yêu đương, Tình hồng Paris, Tình đẹp như mơ, Bài tango cho em…
Thế nhưng, chỉ được vài năm, người phụ nữ từng tạo cho ông niềm say mê để viết nên câu ca “Từ ngày có em về, nhà mình tràn ánh trăng thề”,  rồi cũng bỏ ông mà theo người khác.
Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Định mệnh khiến xui thế nào ông lại sáng tác bài Một mình. Tháng 3/1999, ông bị tai biến mạch máu não, liệt nửa bên người, giọng nói không được bình thường. Rồi người đàn bà thứ ba cũng lẳng lặng rời xa ông. Giờ đây, ông sống một mình với chiếc xe lăn trong căn nhà hiu quạnh. Hơn 50 năm sáng tác với khoảng 200 ca khúc để cuối cùng bài hát Một mình đã vận đúng vào đoạn cuối đời ông !

Saturday, February 15, 2014

SỰ KHÁC BIỆT CỦA HOA KỲ QUA HAI CUỘC CHIẾN TẠI VIỆT NAM VÀ IRAQ-

            Sau hơn ba mươi tám năm VNCH bị sụp đổ nhưng ngày nay vẫn còn nhiều tác giả ngoại quốc khi viết về cuộc chiến trên,vẫn cứ dựa vào các tài liệu tuyên truyền của cọng sản, nên thường lý luận một chiều, đôi lúc thật hàm hồ bừa bãi. Chính những cuốn sách này, đã khiến cho ai khi đọc tới, cũng đều có cái cảm tưởng, là những người lãnh đạo nước Mỹ lúc đó, toàn ngu xuẩn hay điên rồ, cho nên mới bị sa lầy và tháo chạy khỏi miền Nam, vào ngày 30-4-1975 một cách nhục nhã . Riêng đối với người Mỹ, qua thói quen tự cao tự đại, sau khi tháo chạy khỏi chiến trường để bị mang tiếng bội tín với thế giới tự do, vì không giữ được lời hứa, bảo đãm quyền sống tự do của đồng bào Nam VN. vẫn cứ phải loay hoay giữa tự ái và lương tâm, khi muốn giải đáp trước công luận, lý do tại sao một cường quốc bách chiến bách thắng như Mỹ lúc đó và ngay cả ngày nay, lại có thể bị thua trước một đối phương nhỏ bé, lạc hậu như cọng sản Bắc Việt ?

            Ngày nay nhờ những khai quật từ các văn khố khắp thế giới, nhất là sự sụp đổ của gần hết khối xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô và các nước Ðông Âu nhưng quan trọng nhất vẫn là những bản tự khai của các chóp bu tại Bắc Bộ Phủ, cho ta nhận rõ phần nào giải đáp trên, khi đã biết rõ thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975). Tất cả từ đầu cho tới cuối, hoàn toàn không ăn nhằm gì tới lòng ái quốc, yêu nước thương dân, mà báo chí Tây Phương thường gán ghép để có cớ ca tụng Hồ Chí Minh và đảng VC trong suốt cuộc chiến, vì bị tuyên truyền một chiều. Nay sự thật đã bị phanh phui, gây chiến tại Ðông Dương lần thứ 2 (1946-1975), thật sự là không cần thiết lúc đó. Nhưng đối với Liên Xô, gây chiến lại là kế hoạch nô lệ hoá toàn cầu của cọng sản đệ tam quốc tế. Ðiều này ngày nay cũng đã được nhiều cán bộ cao cấp của VC như Trần Bạch Ðằng, Võ Văn Kiệt.. xác nhận. Bắc Việt, trước sau, hồi đó hay bây giờ, miên viễn cũng chỉ là tên lính tiền phương, đánh thuê hay làm giặc để mong được đổi đời, như mặt thật ta đã thấy suốt ba mươi năm nay tại quê nhà. Còn hậu cứ lớn không phải tại Hà Nội, mà ở tận Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, được Hồ Chí Minh cùng đồng đảng mang về bành trướng khắp nước. Sứ mạng của Hồ đã hoàn thành một phần, ít ra là đã nhuộm đỏ được ba nước Việt-Lào-Cao Mên trên bán đảo Ðông Dương. Nhưng chiến thắng không phải do quân sự mang tới, mà nhờ vào sự hèn nhát thụ động, của tập thề quần chúng trong vùng, vì sợ sự khủng bố tàn độc của chủ nghĩa cộng sản, nên cúi đầu tùng phục, để được yên ổn sống, dù là kiếp sống nô lệ hèn thừa bên lề đường như hiện tại trong thiên đường xã nghĩa VN. Do đó, hầu hết đã phó mặc vận mệnh của nước, của chính mình cho ai muốn làm lãnh tụ cũng được, coi đó như là chuyện không có liên can gì tới họ. Tóm lại, đây là một cuộc chiến vô cùng phức tạp và như Pháp năm 1954, người Mỹ đã thua cọng sản trong mặt trận ý chí tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn và ngay trên đất nước mình, chứ không phải ở chiến trường Ðông Dương. Cũng từ đó, người Mỹ thường nhắc nhớ tới thành ngữ ‘ No more Việt Nam ‘ như một thứ mặc cảm tội lỗi, luôn đè nặng đất nước Hoa Kỳ, cho tới lúc Tổng thống Reagan vào ngày 21-5-1982, khai sinh một nước Mỹ mới, khi tuyên bố chiến lược tấn công, để ngăn chận sự bành trướng của khối cọng sản quốc tế. Từ đó người Mỹ mới thôi cúi mặt và bắt đầu phục hồi danh dự cho những chiến binh Hoa Kỳ, đã tham chiến tại VN từ 1955-1975 và gọi đây là một trong những cuộc chiến chính nghĩa, vĩ đại nhât, mà nhân dân Hoa Kỳ đã thực hiện được, kể từ ngày lập quốc tới nay. Ðối với VNCH, dù người lính miền Nam đã hy sinh tột đĩnh nhưng cũng chỉ giữ được nữa mãnh đất quê hương, từ Bến Hải vào tới Cà Mâu, vỏn vẹn chỉ có hai mươi năm trường kỳ máu lệ. Tất cả không phải vì QLVNCH không chịu chiến đấu trước kẻ thù, hoặc Miền Nam không có tướng tài và cấp lãnh đạo xứng đáng sau khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bị sát hại hay Chính Phủ VNCH không có chính nghĩa như Thượng Nghị Sĩ Mỹ là Mc.Cain vừa tuyên bố trên báo chí, mà là NƯỚC MẮT NHƯỢC TIỂU VN, hay nói đúng hơn chúng ta đã bị Thực Dân Mới nhân danh là Liên Hiệp Quốc, bán đứng trong canh bài phân chia ranh giới chính trị, quân sự giữa hai khối tư bản và cọng sản, đã sắp xếp sẳn sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Nhiều nước Ðông Âu kể cả Ðức cũng chịu chung số phận nhược tiểu như VN và Cao Ly, khi nằm trong thế cờ quốc tế đã định đoạt sẳn. Nhưng may thay Họ đã tự mình tháo gở được gông cùm nô lệ cọng sản vào đầu năm 1990, khi Liên Bang Sô Viết và phần lớn khối cọng sản đệ tam quốc tế tan rã.

            Tháng 7-1954, Pháp thua trận Ðiện Biên Phủ đưa tới thỏa hiệp Genève chia hai đất nước VN, giống như tình trạng của Ðức và Cao Ly năm 1945. Theo nhận xét của GS người Mỹ Hans Morgenthau, thì đây là trò che đậy sự bất đồng, cũng là sự phân chia sẳn ranh giới chính trị, quân sự giữa khối cọng sản và Tây Phương, sau khi kết thúc đệ nhị thế chiến. Tại Châu Âu, từ năm 1947, Liên Xô xé bỏ cam kết , mặc sức tung hoành, dùng quân sự lần hồi cưởng chiếm các nước quanh vùng, dựng khối Ðông Âu, cô lập trong bức màn sắt . Tây Bá Linh và hai nước đồng minh của Mỹ lúc đó là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng bị nguy khốn, sắp rơi vào tay cọng sản. Ðể đối phó với tình trạng trên, Tổng Thống Mỹ Truman, buộc lòng phải ban hành chiến lược ‘ Ngăn Chặn ‘, đồng thời khai sinh chường trình ‘ Marshall’ , viện trợ giúp cho các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, quân sự đã bị thế chiến tàn phá. Song song Mỹ và các nước trên thành lập Tổ chức Minh Ước Bắc Ðại Tây Dương, nhằm liên kết quân sự, để bảo vệ lẫn nhau và chống lại sự xâm lăng của Liên Xô và khối cọng sản quốc tế.

            Nói chung những nước nào được Mỹ khoanh vùng, thì được gọi là Ðồng Minh và tận tình bảo vệ như Cao Ly và Ðài Loan ở Viễn Ðông. Nhưng dù chiến tranh có xảy ra dưới một hình thức nào chăng nửa, kể cả cuộc chiến thế giới tại bán đảo Triều Tiên năm 1950, thì chủ trương của nước Mỹ, qua tuyên bố của Tổng Thống Truman, chỉ để ‘ tái lập hòa bình và biên giới sẳn có đã được qui định từ trước’. Ðây cũng là chiến lược của Mỹ khi tham chiến tại VN từ 1960-1975, qua nhiều đời tổng thống của lưởng đảng, chỉ nhằm mục đích ngăn chận làn sóng đỏ, đừng lấn qua ranh giới đã phân chia sẳn, chứ không phải tới để giúp cho VN giải phóng khỏi ách nô lệ cọng sản. Vì vậy cuối cùng để hoàn thành chiến lược, cần phải thương thuyết hòa bình, chứ không phải đánh nhau, để kết thúc chiến tranh tại đó, khi người Mỹ đã đạt được chiến lược toàn cầu, có lợi cho quyền lợi của nước Mỹ.

            Ðiều bất hạnh nhất của dân tộc VN mà bất cứ ai cũng nhận thấy, là đã có chung biên giới với nước Tàu. Ðã vậy còn bị lọt vào quỷ đạo của người Mỹ, khi Hoa Lục và Bắc Việt bị nhuộm đỏ . Nên vừa nhậm chức Tổng Thống Mỹ, Eisenhower đã tuyên bố không để mất Ðông Dương vì đây là một trong những quân bài Domino toàn vùng Ðông Nam Á, mà VN là tiền đồn quan trọng nhất. Còn John Kennedy, từ lúc còn là thượng nghị sĩ, vào năm 1956 cũng đã coi VN rất quan trọng trong chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ, qua các yếu tố địa dư chính trị. Vì vậy khi đắc cử Tổng Thống, Ông đã chọn Miền Nam VN làm một thí điểm tại Châu Á, để thực thi nền dân chủ tự do chống lại chủ nghĩa độc tai khủng bố cọng sản. Ðây cũng là một cuộc trắc nghiệm đầu tiên sau hai cuộc thế chiến vừa qua, để đo lường về ý thức trách nhiệm cùng bổn phận, của siêu cường Mỹ đứng đầu khối tự do.. chống lại chủ nghĩa cọng sản. Nhờ vậy ngày nay người ta mới có được những kết luận rất mẫu mực, về cái gọi là chính nghĩa mập mờ của người Mỹ tại chiến trường VN, nói là để giúp dân tộc này chống lại cuộc xâm lăng của Bắc Việt. Tất cả chỉ là một chiến lược què quặt bất nhất, do một mặt thì sợ dư luận của quần chúng Mỹ phản đối, mặt khác cứ ham muốn đạt nhanh chiến thắng tại chiến trường nhưng lại không cho phép phe mình tấn công tiêu diệt địch quân, với lý do sợ đụng độ với Trung Cộng. Ngoài ra các vị Tổng Thống có liên hệ tới chiến tranh VN như J.Kennedy, Johnson, Nixon và Ford đều chỉ xữ dụng những phương tiện nhỏ đẻ đòi đạt chiến thắng lớn, nên cuối cùng phải bị sa lầy về mặt đạo đức, làm cho nước Mỹ bị thế giới cười chê về thủ đọan con buôn chính trị, từ sau tháng 5-1975 tới nay vẫn chưa lấy lại được uy tín cũ đã đánh mất tại VN.

            Kuwait là một nước nhỏ nằm giữa Saudi Arabia và Iraq ( 17.820km2-2.100.000 người) nhưng có kho dầu thô dự trữ chiếm 1/10 sản lượng toàn cầu, nên luôn luôn bị các nước lớn dòm ngó hù dọa nhất là Iraq, dù nước này đã tài trợ cũng như cho Saddam Hussein vay mượn rất nhiều tiền. Mùa hè năm 1990, Iraq đòi vua Kuweit là Al-Sabath xóa nợ, đồng thời phải nhường hai hải đảo trong vịnh Ba Tư. Sau đó vào ngày 2-8-1990, Saddam Husein ngang nhiên xua quân tiến chiếm thủ đô của Kuweit, rồi sáp nhập vào ‘ đại Iraq’. Quốc vương và Hoàng Gia nước này may mắn thoát được tới nước Saudi Arabia. Ngay 29-11-1990, Hội Ðồng Bảo An LHQ ban hành Nghi Quyết 678, cho phép Ðồng Minh xử dụng vũ lực để giải phóng Kuweit, nếu Iraq không chịu triệt thoái khỏi nước này trước ngày 15-1-1991. Và rồi, sau tiếng pháo lệnh xuất quân của Tổng Thống Hoa Kỳ G.Bush, đại quân Ðồng Minh hơn 700.000 người, của 28 nước, vượt biên giới Saudi Arabie, tấn công Iraq. Cuộc hành quân trên được mang tên Bão Sa Mạc ( Desert Shield), bắt đầu từ giờ N, lúc 3 giờ sáng thứ ba 17-1-1991 ở Baghdad, kéo dài 6 tuần lễ, tiêu diệt gần hết đạo quân hùng hậu của Saddam Husein. Ngày 27-2-1991 Tổng Thống G.Bush tuyên bố chấm dứt chiến dịch ‘ Bão Sa Mạc ‘ , sau khi đã giải phóng được Kuweit, tạo sự sống chung hòa bình giữa Do Thái và Khối Ả Rập nhưng trên hết đã dành được mục tiêu tối hậu,là bảo đãm có được nguồn cung cấp dâu thô từ các nước Kuweit, Saudi Arabie và các Tiểu Vương Quốc Vinh, với tổng sản lượng dầu dự trữ tới 50% trên thế giới.

            Ngày 11-9-2001, 19 không tặc thuộc nhóm Hồi Giáo cực đoan (al-Qaeda), có liên hệ tới trùm khủng bố quốc tế là Osamar Bin Laden, uy hiếp cướp bốn máy bay Boeing chở đầy khách, hai chiếc đâm vào hai tòa cao ốc của Trung Tâm Thương Mại Quốc tế tại New York, chiếc thứ ba đâm vào Ngủ Giác Ðài ở Hoa Thịnh Ðốn còn chiếc cuối cùng thì rớt bốc cháy ở Tiểu bang Pennsylvania .Biến cố lịch sử kinh hoàng trên, đã làm cho hơn 7000 người thương vong, khiến chính phủ Hoa Kỳ quyết định tấn công Taliban đang câm quyền tại A Phú Hản, để bắt Bin Laden đang lẫn trốn ở đây. Afghanistan từ ngàn xưa đã là trung tâm điểm của con đường buôn bán tơ lụa và đồ gia vị từ Trung Hoa sang Âu-Phi hay ngược lại . Ngày nay quốc gia này vẫn được coi như con đường tơ lụa mới,từ đó tiến về đông bắc và đông nam Châu Á cũng như ra thẳng Ấn Ðộ Dương, để vận chuyển nha phiến, vũ khí có cả chất Uranium làm bom nguyên tử của bọn buôn lậu quốc tế và dầu khí của các công ty Hoa Kỳ-Anh-Nhật, có tại các nước Cộng Hoà cũ, thuộc Liên Xô ở Trung Á và quanh biển Caspi.. Làm chủ được A Phú Hản là giấc mơ lớn của các cường quốc Tây Phương, lẫn Ấn Ðộ, Ba Tư va Trung Hoa từ xưa tới nay nhưng hầu hết đều thất bại ở vùng đất núi non hiểm trở này. Tháng 12-1979, Liên Xô lấy cớ ủng hộ phe nhà, xua cả trăm ngàn quân vào cưởng chiếm nhưng cuối cùng, cũng phải buông bỏ vì thiệt hại nhân mang quá lớn không được. Hiện Hoa Kỳ nhân danh LHQ đang chiếm đóng nói là bảo vệ nền dân chủ của nước này.

            Tháng 3-2003, mượn cớ Saddam Husein đang chế tạo bom nguyên tử và nhiều loại vũ khí sinh hóa học, liên quân Anh Mỹ tấn công chiếm Iraq và bắt được Tổng thống Saddam đang giam chờ xét xử. Tuy nhiên từ ấy đến ngày nay, khắp nước này kể cả thủ đô Baghdad, không một giờ yên ổn vì sự nổi dậy chống Mỹ-Anh, của các lưc lượng giáo phái trong nước và tệ hại nhất là nổ xe bom, người bom tự sát để cùng chết với kẻ thù. Theo tin từ AP, tính tới tháng 10-2005, Hoa Kỳ đã có 1.953 binh sĩ thương vong phần lớn do mìn bom gây ra. Sự thiệt hại về nhân mạng hằng ngày là cơ hội để các phong trào phản chiến bùng nổ trên đất Mỹ, cộng thêm thiên tai bão lut, tàn phá miền Nam Hoa Kỳvừa qua, làm cho uy tín của Tổng Thống G.W.Bush và đảng Cộng Hòa xuống thấp chưa từng thấy. Ðể chống đở dư luận, cũng như tiếp tục ở lại Iraq cho có chính nghĩa, TT Bush lại tuyên bố ‘ đánh Iraq là thực hiện sứ mệnh của Chúa ‘.Trong lúc đó nhiều người Mỹ bi quan, thì nói Hoa Kỳ lại sa lầy ở Iraq như trước kia đã sa lầy ở VN. Nhưng nói gì thì nói, sự kiện chính phủ Hoa Kỳ đem ngân khoản hơn mấy tỷ đô la, nói là để tái thiết Iraq, chuyển sang chiến lược bảo vệ an ninh và sản xuất dầu tại nước này, đã trả lời câu hỏi trên. Tóm lại việc Hoa Kỳ tham chiến ở VN từ 1955-1975, chỉ nhằm mục đích chính trị, nên coi đó như một phương tiện để đạt tới cứu cánh riêng của mình, vì vậy đã thực hiện bằng hành động con buôn, được che đậy bên ngoài bằng những danh từ hào nhoáng như giúp đở, bảo vệ hay tiền đồn chống Cộng.. Tại Iraq, Hoa Kỳ gây chiến vừa để bảo vệ đồng minh đang bán dầu cho mình như Kuweit, Saudi Arabie, các tiểu quốc Ả Rập và Do Thái.. nhưng mục đích chính là phá vở hành động của Saddam Husein, trong việc đem kho dầu khổng lồ của Iraq, xếp hạng thừ 2 toàn cầu, bán hay dâng cho Nga-Trung Cộng, Hoà Lan, Pháp, Bỉ. để lấy tiền mặt hay đổi chác quân dụng tối tân, hầu thực hiện giấc mộng lãnh đạo khối Hồi Giáo thế giới..

            Tại VN trước năm 1975, dù không bị sa lầy, Hoa Kỳ vẫn tháo chạy vì mục đích nối kết với Trung Cộng, phá vở thế liên hoàn Nga-Hoa, đã hoàn thành từ 1972. Tại Iraq dù bị sa lầy thực sự, Hoa Kỳ vẫn không bao giờ bỏ chạy, khi chưa làm chủ được mỏ dầu Iraq và kho dầu cũng như con đường vận chuyển dầu, từ Caspi-Trung Á, A Phú Hản ra Ấn Ðộ Dương. Ðây chính là những khác biệt cụ thể của Hoa Kỳ khi tham chiến tại VN và Iraq.

1-HOA KỲ SA LẦY TẠI CHIẾN TRƯỜNG VN (1955-1975) :

            Sau khi rời khỏi chính trường năm 1977, Ngoại trưởng kiêm cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, nhân vật mang tiếng đã manh tâm bán đứng VNCH cho khối cọng sản đệ tam quốc tế, đã lần lượt xuất bản nhiều tập hồi ký chính trị như : Những năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) và Bí Lục Kissiger.. đã hé mở nhiều bí ẩn lịch sử cận đại về các thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Liên Xô-Trung Cộng,Chiến tranh VN và cuộc thăm viếng Trung Cộng của Tổng thống Mỹ Richard Nixon vào tháng 2-1972, trước khi Hà Nội mở cuộc tấn công mùa hè vào các tỉnh Quảng Trị-Bình Long và Kon Tum, Bình Ðịnh của VNCH. Cũng nhờ những tiết lộ này, mà ngày nay ta mới biết được bộ mặt thật của cặp Nixon-Kissinger, chỉ vì lợi lộc của riêng mình,đã bán đứng đồng minh bạn bè cho kẻ thù. Vì muốn kéo Trung Cộng vào phe cánh, Hoa Kỳ qua Nixon-Kissinger đã chủ động đề nghị viện trợ tối đa cho Tàu, tất cả những quân dụng vũ khí chiến lược, kể cả cung cấp vệ tinh để Tàu thu lượm tin tức tình báo từ Liên Xô. Theo Bill Burr, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề ngoại giao của Mỹ, thuộc Ðại Học Washington, cũng là chủ biên hồi ký Bí lục Kissinger, cho biết cuộc đi đêm bí mật của Kissinger tai Bắc Kinh , khởi đầu từ năm 1971 qua đề nghị Hoa Kỳ sẽ thiết lập một chương trình vệ tinh tình báo, để tặng Trung Cộng. Sau đó tại trụ sở LHQ ở New York vào tháng 12-1971, Kissinger đã cho Hoàng Hoa nhiều tin tức liên quan tới quân sự của Liên Xô, để chuyển về Tàu. Tuy vậy để che mắt Liên Xô và thế giới, Hoa Kỳ cũng như Trung Cộng luôn đóng kịch kình chống nhau tại bàn hội nghị. Tóm lại, giống như trường hợp VN, trước khi Tổng thống Nixon chính thức thăm Trung Cộng và sau này, Kissinger đã bí mật tới Bắc Kinh rất nhiều lân, để gặp cả Mao-Chu và Trung Cộng cũng đã đáp ứng cho Mỹ thiết lập một trạm tình báo-quân sự, dọc theo biên giới Nga-Hoa, để thu lượm tin tức, theo dõi tình hình chuyển động của Liên Xô. Tháng 7-1973, một điệp viên CIA tên James Lilley được cữ giữ chức trưởng trạm tình báo này, cũng là người trực tiếp phụ trách đường dây liên lạc Trung-Mỹ. Tháng 4-1975, theo yêu cầu của Ðặng Tiểu Bình, Tổng thống G.Ford đã viện trợ cho Trung Cộng rất nhiều quân trang dụng chiến lược, trong đó có nhiều thiết bị điện tử dùng để chế tạo vũ khí bom đạn hiện đại. Kissinger còn tiết lộ nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ cho Trung Cộng. Tất cả cho thấy mức độ khả tín của người Mỹ, trong lúc cùng hợp tác đồng mình, để từ đó chúng ta mới nhận diện rõ ràng về ý nghĩa của sự sa lầy tại VN, mà các sử gia trong và ngoài nước thường hay gán ghép cho Hoa Kỳ.

            Ðọc lịch sử nước Mỹ, ta thấy dù dân chủ hay cộng hòa, tổng thống hèn kém như Carter hoặc cứng rắn cở Reagan, thì ưu tiên số 1 của chính phủ, cũng vẫn là làm sao cho dân chúng Hoa Kỳ được hưởng thụ nhiều hơn trước, để đảng nọ đảng kia mới còn cơ hội tái đắc cử cầm quyền tiếp. Hiểu thêm điều này nửa, mới cảm thấy bớt uất nghẹn khi biết Tổng thống Johnson đã đưa vào VN tới 550.000 quân + 80.000 của các nước Ðồng Minh và 150 tỷ đô la chiến phí. Rồi đang lúc VNCH sắp đạt được chiến thắng cuối cùng, qua các trận đại chiến vào Tết Mậu Thân 1968, các cuộc hành quân Toàn Thắng vượt biên giới sang Kampuchia 1970 và nhất là trận Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972.. thì Tổng Thống Mỹ là Nixon, kế thừa chiến lược của TT.Johnson lại ký Hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, tháo chạy khỏi VN, bỏ mặc cho Miền Nam bị toàn khối cọng sản đệ tam quốc tế cưởng đoạt vào trưa ngày 30-4-1975.

            Ngày nay nhờ Quốc Hội Mỹ đã thông qua đạo luật ‘ Quyền tự do tư liệu và thông tin’, nên Thư Viện Quốc Gia Mỹ đã giải cấm những văn kiện tuyệt mật, có liên hệ tới cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1945-1975), qua nhiều đời Tổng Thống Mỹ liên hệ, từ Truman cho tới Carter.. Nhờ vậy người ngoài mới biết được những bi hài kịch đã diễn ra suốt thời gian Mỹ tham chiến tại VN, ngay trong hậu trường của những chóp bu tại Tòa Bạch Ốc, mà những nhân vật quyết định vận mạng của VN , phần lớn là Dân Sự hay Chuyên Viên Hành Chánh, trong đó hầu hết chưa một ngày ở trong quân ngủ hay trốn quân dịch, như trường hợp của Tổng Thống Bill Clinton sau này. Ðó là việc quân lực Mỹ chưa bao giờ được phép xữ dụng hết khả năng chiến đấu, nhất là hai quân chủng Không và Hải quân Hoa Kỳ, chủ nhân ông của bất cứ chiến trường nào, rất được thế giới nể sợ. Còn một bí mật khác cũng không kém phần bi thảm, đó là khi Mỹ đưa quân đội mình tới chiến đấu ở VN, thì cũng đồng lúc tư bản Mỹ tha hồ xuất cảng quân trạng dụng sang Nga, các nước Ðông Âu lẫn Tàu. Sau đó các nước này thay nhản đổi hiệu, rồi lại chuyển tiếp tới Hà Nội, để Bắc Việt chuyển vận vào Miền Nam cho Bộ đội Cọng Sản có phương tiện dồi dào , bắn giết chẳng những QLVNCH mà cả quân Mỹ và các nước đồng minh đang chiến đấu tại chiến trường. Nói chung dù có thái độ cứng rắn như Tổng thống Truman, trước chủ nghĩa banh trướng sắt máu của Trùm Ðỏ Staline vào năm 1947 hay to miệng nhảy múa chống cộng cùng mình như Tổng thống Nixon, thì cuối cùng cũng vẫn là cùng thỏa thuận với nhau để chia chiến lợi phẩm trên xác chết của con mồi. Ðó là chân lý của nền chính trị con buôn kiểutư bản Mỹ, vừa la làng xúi gịuc cũng như viện trợ để đồng minh chống cộng. Rồi cũng Mỹ lại rất tích cực buôn bán đủ thứ kể cả quân dụng vũ khí tối mật quốc phòng với các nước cộng sản trên.. như hiện tại cuộc giao dịch giữa Mỹ và hai nước Trung Cộng-Ðài Loan, ai cũng thấy. Ðây cũng là một chứng minh thực tế, để cho bất cứ ai còn đang mang ảo tưởng vọng ngoại, trong công cuộc quang phục đất nước khỏi gông cùm cọng sản, xin chớ có hoài cộng đợi chờ . Vì con đường giải thể chế độ VC hiện nay chỉ có toàn dân VN mới quyết định được, vì chính họ trong quá khứ, đã tự mình mang vào cổ ách nô lệ cọng sản.

            Riêng về câu hỏi, tại sao siêu cường Mỹ với một bộ máy chiến tranh ghê gớm , lại để cho 55.000 quân sĩ thiệt mạng và mấy trăm ngàn người khác bị thương ? cuối cùng tháo chạy, sau khi chỉ lấy được về nước, một số tù binh bị Bắc Việt cầm tù. Ðô đốc Grant Sharp, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã giải thích ‘ cuộc chiến thất bại không phải vì chống không lại địch quân, mà vì chính sách của Hoa Thịnh Ðốn đã đẻ ra quá nhiều chiến lược, nào leo dần tới đáp ứng, rồi đang mềm dẽo đột nhiên dội bom, sau đó tự ý ngưng và thương thuyết tại bàn hội nghị để đạt chiến thắng. Cuối cùng tự mình trói tay đầu hàng, rồi tháo chạy khỏi chiến trường, dù chẳng hề bị sa lầy hay bị lâm vào tuyệt lộ.. ’ ’ Ðây cũng là kết quả như lời cảnh giác của Tướng Maxwell Taylor, nguyên cố vấn quân sự của Tổng Thống J.Kennedy, từ năm 1961 ‘ Nếu Hoa Kỳ tới VN với mục đích tối hậu, là giúp cho nước này chống lại sự xâm lăng của cọng sản, thì cuộc chiến sẽ không có giới hạn, nên chúng ta không thể không đánh thẳng ra Hà Nội, để tiêu diệt sào huyệt của chúng ‘.Nhưng tiếc thay đất Bắc , nơi phái sinh ra cuộc chiến VN, lại là vùng đất bão đãm an toàn nhất, mà các tổng thống Mỹ dành cho VC.. Ðã vậy TT Johnson còn cấm quân Mỹ không được tấn công hay truy sát quân Bắc Việt, tại lãnh thổ Lào và Kampuchia giáp ranh với VN. Trong khi đó ai cũng biết trên phần đất này, Hà Nội đang mở đường mòn HCM, lập các khu hậu cần, mật khu, tích trử lương thực quân dụng và tập trung quân để tấn công vào lãnh thổ VNCH.. Chính cựự Tổng thống Eisenhower cũng lên tiếng thắc mắc là tại sao TT. Johnson lại không dám tấn công thẳng vào đầu nảo của quân Bắc Việt tai Hà Nội, trong lúc đó hầu hết tướng lãnh Mỹ thì phẩn nộ, vì nhận được lệnh đánh nhau với VC phải đạt chiến thắng nhưng hai tay họ thì bị trói chặt bởi các luật lệ không biết đâu mà mò.

            Có thể dùng thời điểm Tổng Thống Mỹ Eisenhower gởi thư thông báo cho Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm vào tháng 10-1954 với lời hứa giúp VNCH trở thành một quốc gia mạnh, trường tồn, có khả năng chống lại mưu toan xâm lăng của Bắc Việt.. như là một cột mốc quan trong về sự nhập cuộc của Hoa Kỳ tại VN. Năm 1961 lúc Tổng Thống J.Kennedy nhậm chức, quan điểm của nước Mỹ vẫn không thay đổi về việc Bắc Việt đang xâm lăng VNCH, qua hình thức lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.. Tuy nhiên trong thành phần chính phủ Mỹ lúc đó đã có nhiều khuynh hướng, như thay thế Tổng Thống Ngô Ðình Diệm hay tăng cường viện trợ, quân sự kể cả gởi quân tới giúp VNCH chiến đấu chống lại sự xâm lăng của Hà Nội. Sự tự tin hiểu biết về tình hình VN của các tổng thống Mỹ, sau này được các nhà báo Norman Podhoretz, Theodore H.White.. mai mĩa là không nhủn nhặn mà cũng chẳng khôn ngoan chút nào, khi thật sự Hoa Thịnh Ðốn lúc đó không hiểu biết cho mấy về cái chiến trường VN nhỏ bé xa xôi tận miền Viễn Ðông, thế mà dám đề ra phương thức, chiến lược tràng giang, để giải quyết tình hình chính trị,, xã hội, quân sự, kinh tế của đất nước ấy. Ðiều này mãi tới năm 1981 mới thấy một sĩ quan cao cấp Mỹ nêu lên trong tác phẩm của mình ‘ chiến tranh tại VN là chiến tranh du kích, đáng lẽ ngay khi nhập cuộc, quân đội Mỹ phải hiểu rõ thực chất của cuộc chiến, để có chiến thuật chống khuynh đảo, diệt du kích, mà quân đội của các nước khác đều được huấn luyện học hỏi, trước khi nhập trận ‘.Tóm lại như Nixon đã nhận biết từ năm 1954, cọng sản dùng chiêu bài ‘ chiến tranh giải phóng ‘, để mà xâm nhập và khuynh đảo chính trị tại Nam VN, chứ không bao giờ công khai vượt tuyến như tại Triều Tiên năm 1950. Thêm một điểm đặc biệt khác, là lúc đầu những người trí thức và khoa bảng Mỹ gần như thờ ơ không ngó tới việc Hoa Kỳ tham chiến tại VN. Nhưng từ giai đoạn 1967 về sau, nhất là sự kiện cọng sản bị thảm bại trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, thì giới trên nhập cuộc qua phong trào phản chiến trên đất Mỹ, chống đối và đánh phá chính phủ dữ dội, còn hơn VC thứ thiệt ở VN.cũng chưa thấy hoạt động công khai dữ dằn như phong trào phản chiến tại Mỹ. Ðây là một nghịch lý nổi bật và mai mĩa nhất của Mỹ, trong cuộc chiến VN. Ðó là sự kiện công dân Mỹ (như đào hát Jane Fonda chẳng hạn), đã công khai đứng hẳn về phía Hà Nội, cổ vỏ cho giặc chống lại quân đội và chính phủ mình, qua các cuộc biểu tình phản chiến, cầm cờ máu đốt cờ Mỹ, lên đài phát thanh truyền hình chửi bới hay tới tận Hà Nội để hoan hô Hồ Chí Minh..

            Khi than rằng ‘ Chúng ta đã đánh bại chính ta ‘, đó là nhận xét của Tổng Thống Johnson về nước Mỹ và ngay cả bản thân mình, trong suốt thời gian cầm quyền với một sức mạnh quân sự vô địch, nhưng đầu óc lại chỉ nghĩ tới chiến thắng VC bằng chính trị, một chiến lược giá rẽ, mà không một nhà lãnh đạo nào của thế giới nghĩ tới sự kỳ quặt này, nhất là khi phải đối mặt với những kẻ sát nhân khủng bố thâm độc như cọng sản quốc tế. Năm 1967 Nixon nhậm chức tổng thống, khiến ai cũng nghỉ tới nước Mỹ sẽ leo thang chiến tranh, vì ông ta là một nhân vật diều hâu có môn bài . Ông ta cũng giống như TT Kennedy và Johnson, có chung mục tiêu là cả ba đều cương quyết không muốn VNCH phải sụp đổ vì Bắc Việt xâm lăng. Nhưng cả ba đã lầm lẫn chiến lược lúc nhập cuộc. Với TT Kennedy và Johnson, cả hai cùng chủ trương tham chiến trong giới hạn, để không gây xáo trộn tại chính quốc, nên nói ngăn chận nhưng vẫn không cản nổi sự xâm nhập của bộ đội từ bắc vào nam và sự khuynh đảo chính trị tại VNCH. Khi Nixon lên cầm quyền, cũng là lúc nước Mỹ qua vai trò của Kissiger, đang đi đêm để nhun nhén sự nới kết Mỹ-Hoa, phá thế liên hoàn Nga-Trung, trong thế cờ thời chiến tranh lạnh giữa ba nước Hoa Kỳ-Liên Xô và Trung Cộng. Bởi vậy Nixon không bao giờ dám leo thang chiến tranh tại VN, vừa phản lại lời hứa ‘ rút quân ‘ khi ứng cử, vừa làm mất sự thân thiện với Trung Cộng lẫn Nga đang cổ võ và ủng hộ VC cưởng chiếm miền Nam. Ðó là lý do Nixon trao lại cuộc chiến đang tiếp diễn ác liệt tại chiến trường Nam VN, cho VNCH tự lo liệu, qua danh từ hào nhoáng ‘ Việt Nam Hóa Chiến Tranh ‘.

            Sau này qua các hồi ký chính trị của những nhân vật thân cận cao cấp của Chính Phủ VNCH như Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Ðức Nhã.. ta mới biết được gánh nặng của các nhà lãnh đạo VNCH suốt 20 năm tồn tại, từ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tới TT Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương.. tất cả đều bị Hoa Kỳ dùng viện trợ và sinh mệnh, để áp lực VN phải thi hành theo đường hướng của Mỹ, nhất là sự ký kết hiệp ước ngưng bắn ngày 27-1-1973. Ngoài ra những bức thơ viết tay của Tổng Thống Nixon và Ford, gửi mật cho TT .Nguyễn Văn Thiệu, với sự trang trọng cam kết, đã nói lên cái gọi là ‘ thực chất của sự mưu tìm hòa bình trong danh dự ‘ và trên hết đã phần nào lột trần hai nhân vật ‘ Nixon-Kissinger’, trong vai trò chủ động tháo chạy khỏi Miền Nam, để khỏi bị sa lầy. Không được đáp ứng theo nhu cầu đòi hỏi, TT J.Kennedy đạo diễn tấn tuồng binh biến ngày 1-11-1963 hạ sát TT hợp pháp của VNCH là Ngô Ðình Diệm, để gây xáo trộn chính trị suốt ba năm, rồi kết luận miền Nam thiếu lãnh đạo. TT Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, dùng đủ mọi thủ đoạn, kể cả hành động đê tiện là đe doạ ám sát TT Nguyễn Văn Thiệu, để hoàn thành cho được bản hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, mới có cớ hợp thức cho phép bộ đội miền Bắc có mặt tại miền Nam. Nói là ‘ Việt Nam Hóa Chiến Tranh ‘ nhưng lại cắt viện trợ, ngưng cung cấp quân trang dụng như lời hứa, khiến cho QLVNCH lâm vào tình trạng kiệt quệ, phải bỏ nhiều phần lãnh thổ vì không có phương tiện để phòng thủ. Rồi trong lúc Bắc Việt xua hết lực lượng, tấn công cưởng chiếm VNCH, thì người Mỹ tháo chạy trong danh dự, suốt đêm trên nóc nhà bằng trực thăng, qua sự đùm bọc bảo vệ an ninh của QLVNCH lúc đó . Cuối cùng từ ấy đến nay, vẫn không ngớt đổ tội cho QLVNCH là không chịu chiến đấu, nên quân đội Mỹ phải sa lầy và Miền Nam mới bị sụp đổ.

2-TỪ AFGHANISTAN TỚI IRAQ, ÐOẠN ÐƯỜNG CHIẾN BINH MÀ HOA KỲ PHẢI QUA, ÐỂ CÓ DẦU KHÍ :

*Afghanistan, giấc mơ dầu khí của Hoa Kỳ :

            Là một nước Cộng Hòa Hồi Gíáo, tính tới năm 2005, có diện tích 647.000 km2 và dân số 18 triệu người., Afghanistan tây và tây bắc giáp Iran và Turkmenistan, phía bắc giáp Ukbekistan, đông giáp Tadjikistan và Trung Cộng, đông nam giáp Pakistan.Ðây là ngả tư của con đường buôn bán tơ lụa ngày xưa, từ Á sang Âu và mở đường cho các dân tộc vùng Nga La Tư xuống biển Ấn Ðộ, khí hậi đại lục vô cùng khắc nghiệt (từ +40C xuống tới -30C) vì có nhiều núi cao, lắm hoang mạc. Ðây là xứ sở của nền văn minh cổ Aryan, thời Veda còn tồn tại, với truyền thống du mục, rất thiện chiến vì đất nước luôn có chiến tranh. Dân Afghanistan là một tập hợp gồm 12 sắc dân có ngôn ngữ và tập quán hoàn toàn khác biệt . Thủ đô Kabul nằm trên cao độ 1800m, gần như bị cô lập với thế giới khi mùa đông tới. Do những hoàn cảnh khắc nghiệt về địa lý, thời tiết và nhất là chũng tộc, đã tạo cho đất nước này bao đời sống trong cảnh phân chia sứ quân, bộ tộc nên ít khi quan tâm tới chính quyền trung ương. Do trên đất nước cứ triền miên đánh nhau, làm thiệt mạng hơn 1/10 dân số mà hầu hết là người dân thường . Ngoài ra còn có hơn 7 triệu người chạy tới Ba Tư và Pakistan tị nan, khi Liên Xô chiếm nước này trong khoảng thời gian từ 1978-1987 . Năm 1992 khi Liên Xô chính thức sụp đổ, mới có chừng 1.5 người trở về nước. Ðã vậy trong nước còn tệ nạn phân chia đẳng cấp xã hội, trong đó giới thượng đẳng gồm quý tộc sắc dân Pachtun, tăng lữ và tư bản nắm hết mọi quyền lực về chính trị, kinh tế. Còn tuyệt đại dân chúng trong nước, bao gồm nông dân, người lính, giới du mục, thợ thuyền.. bị gọi lả hạ đẳng

            Trong nhiều thế kỷ qua, Afghanistan là một vùng đất gần như bị thế giới quên lãng, dù hai đế quốc Anh và Nga luôn luôn muốn chiếm quốc gia bỏ ngỏ này, để làm bàn đạp tiền vào khu dầu khí lớn nhất Trung Á hay xuống tới miền biển Ấn Ðộ Dương, để không chế thủy lộ dầu từ Trung Ðông về Viễn Ðông, Mỹ Úc. Vào giữa thế kỷ XIX, vua Abdar Bahman thống nhất được đất nước, trở thành vùng đất trung lập ngăn chia hai đế quốc Anh-Nga. Tới thập niên 50 của thế kỷ XX, Afghanistan bắt đầu mở cửa và đón nhận viện trợ từ mọi phía và lần nửa đất nước này lại trở thành miếng mồi ngon để các cường quốc xâu xé. Biến cố bắt đầu ngày 17-7-1973 , tướng Mohammed Daud đảo chánh, truất phế vua Zahir Shad và lập nước Cộng Hòa Afghanistan, tự mình làm tổng thống, thủ đô vẫn ở Kabul.. Ðầu tháng 4-1978, một đảng viên cọng sản thân Nga là Noor Mohammed Taraki lại lật đổ Daud và biến A Phú Hản thành một nước cọng sản, nên cuộc nội chiến đã xảy ra . Ðây là cơ hội vàng ròng, để Liên Xô thực hiện giấc mộng , nên tính đến cuối tháng 12-1979, một mặt Nga đưa các thanh niên nam nử sang du học tại Mạc Tư Khoa, mặt khác đem hơn 100.000 Hồng quân, cùng tăng, pháo, phi cơ.. vào nước này. Nhưng người Nga đã vấp phải sự chống đối kịch liệt của Du kích quân Hồi Giáo Mujahideen, được Mỹ, Pakistan và Saudi Arabie yểm trợ. Ðể cũng cố thế lực, quân Nhảy Dù và Lực Lượng Ðặc Biệt Nga, vào giờ G đã bất thần chiếm thủ đô Kabul, giết tổng thống Hafezollah Amine, để đưa một đảng viên cọng sản khác tên Babrak Karmal thay thế. Cùng lúc đạo quân viễn chinh Liên Xô chiếm đóng gần hết lãnh thổ Afghanistan, làm cho các nước Tây Phương bất ngờ nên không có một phản ứng nào để ngăn chặn. Nhưng người Nga đã không chịu rút ra những bài học trong quá khứ, khi đưa cả nửa triệu Hồng quân vào một đất nước mà họ đã quá biết rõ về lịch sử vì đã từng bị bại trận ở nước này. Bởi vậy sau 10 năm chiếm đóng Afghanistan, cũng là một thập niên tồi tệ nhất của Liên Xô, với hơn 15.000 binh sĩ thương vong, cuối cùng tháng 2-1989 Liên Xô tháo chạy thật sự, vì bại trận.

            Chính phủ cọng sản do Nga dựng lên cũng sụp đổ theo sự bại trận của Hồng quân Liên Xô vào năm 1992 mở màn nội chiến giữa các sứ quân bộ tộc, kéo dài tới năm 1886, tàn phá thủ đô Kabul, đã tạo cơ hội cho Taliban xuất hiện tại đất nước này vào năm 1994. Trên thực tế, sự rút lui của Hồng quân khỏi A Phú Hãn, sau đó là sự tan rã của Liên Bang Sô Viết vào tháng 12-1991, theo nhận xét của các nhà bình luận thế giới, thì sự kiện trên cũng đồng nghĩa với việc nước này trở thành đồng minh của Mỹ. Ý định này đã manh nha từ thời Tổng Thống Jimmy Carter (1977-1981) , qua chính sach ủng hộ Du kích Mujahidden, do Cố vấn an ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski chủ xướng,được Pakistan và Saudi Arabie ủng hộ. Theo ký giả Molly Moore của tờ Washington Post, thì việc Hoa Kỳ ủng hộ cho phong trào du kìch trên (sau này là Taliban) với hy vọng họ sẽ cấm trồng và sản xuất nha phiến tại đây ( đứng thứ 2 thế giới), đồng thời qua họ, Hoa Kỳ có thể thực hiện công tác xây dựng đường ống khổng lồ , để dẫn khí đốt và dầu hỏa, từ nước Turkmenistan, băng qua A Phú Hản, Pakistan ra Ấn Ðộ Dương. Một con đường thứ hai, từ Turkmenistan qua Iran, Thổ tới tận Âu Châu. Từ đó qua CIA và ISI (cục tình báo Pakistan), đã tuyển dụng được nhiều quân trong các trại tị nạn ở Pakistan, để bổ sung cho quân Du kích đang đánh nhau với Hồng quân tại A Phú Hản. Trong số này, đặc biệt có Osama Bin Laden, mang theo đoàn quân chí nguyện từ Saudi Arabie tới, cũng xin gia nhập cuộc thánh chiến. Trong nhóm này còn có giáo sĩ Mohammed Omar của tổ chức Hồi giáo Hizb-e-Islami, về sau trở thành lãnh tụ của Taliban.

            Vì những quyền lợi riêng tư, nên cả ba nước Hoa Kỳ, Pakistan và Arabie Saudi , đã phải im lặng nhắm mắt làm ngơ trước những hành động sát nhân diệt chủng của Taliban, nhất là việc đập nát hàng loạt các pho tượng Phât , đã tồn tại hàng bao thế kỷ tại nước này. Cho tới khi quyền lợi của Mỹ bị đụng chạm, qua các cuộc tấn công khủng bố tại Kenya, Tanzania (Phi Châu) và nhất là vụ khủng bố tại New York và Washington vào ngày 11-9-2001, chừng đó người Mỹ mới ra khỏi im lặng và bắt đầu trả đủa ác liệt.

            Trong nước khi Taliban lên cầm quyền, chỉ còn có Liên Minh Phương Bắc của tướng Ahmad Shah Massoud là lực lượng quân sự duy nhất chống lại. Ngày 9-9-2001 trước vụ khủng bố tại Mỹ, lãnh tụ Massoud bị ám sát . Tất cả những bi kịch trên của đất nước A Phú Hản, như một vòng quay lịch sử, đoạn cuối nay lại là điểm khởi đầu, dù gì chăng nữa người Mỹ cũng đã đạt được mục đích chiến lược, đang cố gắng vãn hồi an ninh tại Afghanistan để hoàn thành công tác thực hiện ống dẫn dầu khí tới Ấn Ðộ Dương, đã manh nha suốt mấy chục năm qua .

IRAQ : Ðiểm Nóng Của Thế Giới Vì Dầu :


            So với thập niên 70 của thế kỷ XX, thì giá trị của dầu lữa đã giảm phần nào trong nền công nghệ hiện tại vì nhiều nước trên thế giới đã xữ dụng các nguồn năng lượng khac để thay thế như nguồn nhiệt, gió, nước và nhất là các nhà máy điện nguyên tử. Tuy thế tới nay, dầu lữa vẫn giữ địa vị then chốt trong sự tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Á Châu, qua sự bành trướng kỹ nghệ của Trung Cộng, Nam Hàn.. đã khiến cho mức tiêu thụ dầu lửa tăng vọt lên hai lần so với các thập niên trước.

            Theo ước tính của thế giới, thì trữ lượng dầu thô trong lòng đất của IRAQ có khoảng 112 ố 200 tỷ thùng, đứng hàng nhì thế gới, sau Saudi Arabie với 262 tỷ thùng, gấp 5 lần số dự trử của Mỹ hiện nay. Số dầu của Iraq trên, nếu được khai thác, đủ cung ứng lượng nhập khẩu dầu của Hoa Kỳ trong 100 năm. Cũng vì lý do này mà Mỹ luôn cải chính dư luận của thế giới, khi Mỹ đánh Iraq lần thứ hai vào 2003. Từ sau cuộc chiến vùng vịnh 1991, mặc dù Iraq bị LHQ cấm vận, trong đó cấm luôn xuất cảng dâu thô, mà chỉ được đem đổi lấy thực phẩm mà thôi. Nhưng cấm thì cấm, Saddam Husein vẫn cứ ký rất nhiều hợp đồng bán dầu, khai thác thăm dò với các Tập đoàn Hà Lan-Anh (Royal Dutch Shell), Ý (Eni), Pháp (Total Fina Elf) và Nga (Lukoil) .. với tổng số tiền đầu tư lên tới 38 tỷ đôla. Ðó cũng là lý do tại sao các nước, nhất là Nga,Pháp (trừ Anh).. đã không ngớt chống đối Mỹ tại diễn đàn LHQ khi nước này cho biết sẽ đánh Iraq vì đang chế tạo các vũ khí giết người hàng loạt. Thật sự các nước trên biết, nếu Mỹ vào được Iraq, lật đổ tổng thống Saddam Husein, thì coi như cac hợp đồng đã ký sẽ không còn hiệu lực. Ngoài ra việc khai thác dầu khí tại Iraq sẽ thuộc quyền các công ty Mỹ-Anh, cùng các đồng minh có tham dự như Nhật, Nam Hàn, Úc, Thái..

            Iraq phía bắc giáp Thổ Nhĩ Kỳ, phiá tây giáp Syria và Jordan, nam giáp Saudi Arabie và phia nam giáp Iran và Kuweit . Hải cảng Basra duy nhất, nằm bên bờ sông Shatt-al-Arab, chảy ra vinh Ba Tư, cũng là ranh giới với Iran. Diện tích hiện nay của Iraq là 167.920 dặm vuông, tức 434.913km2, dân số 19 triệu người (77% Á Rập + Kurd) , ngôn ngữ chính là tiếng Ả Rạp. Ðất đai Iraq phần lớn phì nhiêu, nhờ phù sa của hai con sông Tigris và Euphrates bồi đắp. Thủ đô Baghdad (4.648.609 người), các thành phố lớn Basra (616.700 dân), Mosul (570.926).. Iraq có một nền văn minh tối cổ , hơn 5000 trước Thiên Chúa giáng sinh, qua cai tên là nền văn minh Mesopotamia với hai đế quốc Babylon (Iraq) và Assyria (Syria) còn tồn tại tới ngày nay. Người Ả Rập đã chiếm vùng này từ năm 637-640 sau tây lịch (STL) và đặt thủ đô tại Baghdad cho tới ngày nay. Năm 1225 Mông Cổ chiếm Iraq cho tới khi đế quốc Nguyên-Mông suy tàn, thì miền đất này lại lọt vào hai thế lực Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1831 Iraq bị sáp nhập vào đế quốc Ottoman. Trong đệ nhất thế chiến, Thổ theo phe Phổ-Áo-Hung, nên bị Anh đánh chiếm Iraq và đươc Hội Quốc Liên giao cho quản trị nước này từ năm 1920. Năm 1932 Anh cho Iraq độc lập nhưng vẫn nằm trong khối Liên Hiệp Anh, cũng từ đó Iraq gia nhập Hội Quốc Liên (tiền thân LHQ). Sau thế chiến 2, Iraq gia nhập Liên Minh Ả Rập và tham dự cuộc chiến chống Do Thái với các nước Ả Rập khác tại Trung Ðông vào năm 1948-1949

            Năm 1958, Abdul Karim Kassem cùng một số tướng lãnh trong quân đội, đảo chánh , lập chính phủ quân phiệt cực hữu. Ng2y 8-2-1963 đảng xã hội khuynh tả (Ba’ath) lại lật đổ chính phủ Kassem nhưng chỉ 8 tháng, thì bị Abdel-Salam-Arif, cùng đảng với Kassem cướp lại chính quyền. Tháng 7-1968, tướng Ahmed Hassan Al-Bakr đảo chánh, lật đổ tổng thống Rahman Arif. Chính thời điểm này, Saddam Husein lúc đó là phó tổng bí thư đảng Ba’ath, đặc trách mật vụ, đã được tướng Hassen đưa lên làm Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Cách Mạng, cũng từ đó Saddam bước dần trên bức thang quyền lực không ngừng. Th1ng 4-1972, Iraq ký hiệp ước hữu nghị với Liên Xô và nhờ KGB tái tổ chức và huấn luyện các cơ quan tình báo Iraq. Năm 1979, Saddam Husein ép Huasan thoái vị và chính thức bước lên ngai vàng, đưa nước Iraq từ cuộc chiến này tới chiến tranh nọ, tới nay vẫn không ngớt bom đạn và chết chóc hằng ngày.

            Từ 1980-1988, chiến tranh giữa Iraq-Iran vì tranh chấp thủy lộ Shatt-al-Arab, khiến hai nước cùng thiệt hại nặng nề. Iraq chết 120.000 quân và 300.000 bị thương, làm Iraq bị kiệt quệ về tài chính, nợ các nước hơn 70 tỷ mỹ kim, trong số này có Liên Xô. Chính vì muốn giựt nợ, nên Saddam Husein đã bất thần tấn công Kuweit vào sáng ngày 2-8-1990 và sát nhập nước này thành tỉnh thứ 19 của Iraq, mở đầu cho cuộc chiến vùng vịnh lần thứ 1, do Mỹ và 27 nước đồng minh trong LHQ hơn 700.000 quân, ngày 17-1-1991 vượt biên giới Saudi Arab tấn công Iraq để giải phóng Kuweit. Saddam Husein đã đi vào huyền thoại bằng hai bàn tay đẳm máu người, qua cuộc thảm sát giết hàng trăm thường dân vô tội người Kurd bằng bom hóa học, mà hầu hết là đàn bà trẻ nít. Nắm được quyền hành trong tay, Saddam đã ảo vọng sẽ trở thành Babylon đại đế thuở trước, mở rộng bờ cõi, đánh đuổi Ba Tư, chinh phục lại được thánh địa Jerusalem. Trong nước,từ năm 1979, Saddam không ngừng thanh toán giết hại những người đối lập chính trị trong và ngoài đảng Ba’ ath, bằng thủ thuật điều tra, xử phạt và hăm dọa , đã học được của KGB. Nói chung Saddam ôm hết mọi quyền hành trong nước, một mình giữ hàng chục chức vụ từ chức tổng thống nước cho tới tổng bí thư đảng Ba’ath.. Những chức vụ còn lại, do anh em dòng họ, con cái của Saddam nắm giữ. Nhờ nguồn tài nguyên trong nước khổng lồ, Saddam đã bỏ hơn phân nửa (50 tỷ đô la), để mua quân trang dụng của Liên Xô, Pháp, Ðức, Nhật.. để gây chiến tranh khắp nơi và khủng bố 19 triệu người trong nước., biến Iraq thành một nhà tù khổng lồ. Cuối cùng sự bại trận của Saddam Husein, đã làm cho Iraq như thiếu vắng một quyền lực chính trị và tạo nên lổ hổng to lớn tại Trung Ðông, mở đường cho các phần tử Hồi giáo quá khích có xuất xứ từ Iran, nay có dịp xuất cảng khắp thế giới và tạo hổn loạn cả nước Iraq.

            Trong cuộc chiến vùng vịnh lần thứ 2 , từ tháng 3-2003 tới nay, đã có gần 2000 binh sĩ Hoa Kỳ tử trận. Tình hình an ninh của Iraq nhất là tại thủ đô Baghdad vẫn không tiến triển là bao, ở đâu cũng có bom xe, bom người tự sát, gần như nổ hằng ngày, dù chính quyền đã ban hành nhiều biện pháp như giới nghiêm, cấm tàng trữ xử dụng súng đạn và tăng cường bảo vệ biên giới với Iran và Syria. Một cuộc trưng cầu dân ý về tương lai chính trị của Iraq, vào ngày 15-10-2005, về bản dự thảo văn bản Hiến Pháp Mới, gồm 3 phe đại diện 3 thành phần cả nước ( Hồi giáo Shiite, Hồi giáo Sunni và bộ tộc Kurd. Trong lúc hai phe Hồi giáo Shiite và Kurd muốn Iraq trở thành một liên bang nhưng phe Hồi giáo Sunni lại bác bỏ vì sợ Iraq bị nội chiến.

            Giống như sắc dân Ả Rập chiếm đa số tại Iraq, người Kurd ở miềm bắc cũng có một lịch sử rát phức tạp và oai hùng. Về nguồn gốc, họ có liên hệ tới tất cả các sắc dân từng định cư ở Kurdistan, tính tới năm 1990 có dân số chừng 26 triệu (13,7 ở Thổ Nhĩ Kỳ + 6,6 tại Iran + 1,2 ở Syria + một số sống ở Armenia và Azerbaijan). Tại miền bắc Iraq, có 4,4 người Kurd, đa số theo Hồi giáo Sunni nhưng cũng có một số theo Hồi giáo Shiite và nguyên thủy. Sống biệt lập trên những đồi núi thấp, người Kurd bao đời thường hãnh diện về danh hiệu ‘ Pesh Mergas (kẻ đối mặt sẳn sàng với cái chết) , qua bao thế kỷ luôn đòi độc lập tại Thổ và Iraq. Sau thế chiến 1, tại hiệp ước Sèvre ký năm 1820, Kurd được cấp cho một mãnh đất trong đế quốc Thổ để lập quốc nhưng sau đó bị Mustafa Kemal bác bỏ. Ðại chiến thứ 2 kết thúc, Liên Xô chiếm đóng miền bắc Iran, muốn lập một quốc gia Kurd, có thủ đô là thành phố Mahabad trên đất Iran, nhưng không thành. Thập niên 1970, một người Kurd ở Iran, tên Mustafa Barzani, sống lưu vong nhiều năm tại Hoa Kỳ. Sau đó qua sự ủng hộ của Mỹ, Do Thái và Ba Tư, Barzani về miền bắc Iraq tổ chức chiến tranh du kích, để lập quốc gia Kurd nhưng bị dẹp tan, ông ta chạy về Mỹ và chết năm 1979. Lợi dụng Iraq đang bận chiến tranh với Iran ở phương nam, người Kurd lại nổi loạn và lập quốc gia riêng ở miền bắc, được Mỹ và Iran yểm trợ, nhưng vì có quá nhiều phe nhóm, nên Mỹ không thể giải quyết nổi sự xung đột của các lực lượng lưu vong Iraq đang chống Saddam. Vì sắp mãn nhiệm kỳ, nên cuối năm 2000, Tổng thống Bill Clinton buông tay để mặc cho dân Kurd bị tàn sát vì tin tưởng theo Mỹ.

            Ðầu tháng 10-2002, trước khi chuẩn bị giải phóng Iraq để diệt trừ Saddam Husein, Tổng Thống G.W.Bush đã xử dụng lại Nhóm Iraq lưu vong, trong số này có hai tổ chức của người Kurd là PUK và KDP. Ðồng thời Quốc Hội Mỹ cũng đã chuẩn chi ngân sách 92 triệu đô, nhằm huấn luyện đạo quân Iraq lưu vong, mà quân số phần lớn là người Kurd. Tóm lại tương lai của Iraq hiện nay, là do quyền lực của các nhóm phân chia như thế nào, và họ có chịu chấp nhận, nhất là người Kurd, theo sự dàn dựng của Mỹ.

            Ðối với Hoa Kỳ, mục tiêu chánh tại Iraq là khai thác dầu khí, cho dù Tổng thống G.W.Bush có nói Mỹ đánh Iraq là thực hiện sứ mệnh của Chúa. Theo Bộ Ngoại Giao Mỹ loan báo vào tháng 9-2004, TT Bush đã quyết định, chuyển 3 tỷ mỹ kim từ chương trình dự định tái thiết Iraq, sang kế hoạch bảo vệ an ninh và khai thác dầu khí. Ðây là một phần tiền mà Quốc Hội Mỹ đã chuẩn chi từ tháng 10-2003 với ngân khoản lên tới 87 tỷ mỹ kim, dùng tài trợ cho chiến tranh Iraq Hiện những ngân khoản dành cho việc tái thiết hạ tầng cơ sở, ngoài điện và nước sạch, hầu như chưa được xữ dụng tới, vì tình hình an ninh tại Iraq quá tồi tệ. và mất an ninh. Theo các chuyên gia ngành dầu khí, tình trạng quặng mỏ tại Iraq đã xuống cấp rất nhiều, trước khi liên quân Mỹ-Anh vào, vì lệnh cấm vận của LHQ.

            Tháng vừa qua, do tình hình bất ổn tại Iraq và nhất là thiên tai bão lụt tại các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ, phá hũy nhiều dàn khoan dầu ở vịnh Texas, làm ngưng trệ việc lọc và sản xuất dầu thô, khiến cho giá xăng lên cao kinh khủng. Cũng vì dầu mà nội chiến đã kéo dài gần 20 năm tại Afghanistan. Ở khu vực Caucase, sau khi Liên Xô sụp đổ , những cuộc tranh chấp các điểm có dầu khí quanh biển Caspi, ngày nay coi như đã tuột khỏi sự kiểm soát của nước Nga, biến Trung Á thành lò thuốc súng thường xuyên nhuộm mùi tử khí. Tóm lại cuộc chiến hiện nay, dù ở Trung Ðông, Trung Á hay Caucase.. cho dù có mang một màu sắc nào như chính trị, tôn giáo, giải phóng.. cũng vẫn đều có mùi dầu và sự liên hệ của các cường quốc, trong đó không thể vắng mặt người Mỹ.

            Hiện Nga Mỹ đang tranh dành ráo riết về việc khai thác kho dầu khí khổng lồ của nước Cộng Hòa Hồi Giáo Turkmenistan và đường ống dẫn dầu từ đó, qua A Phú Hản, tới Viển Ðông và một đường khác qua ngã Ấn Ðộ Dương. Ðất nước Turkmenistan phần lớn đều là hoang mạc, trong đó có miền Karakoum mới được khám phá, bên dưới là một mõ dầu vĩ đại với trữ lượng hơn 8 tỷ thùng và khoảng 8000 tỷ m3 khí đốt. Nhưng sự khai thác đã bị trì trệ vì cuộc chiến giữa Hoa Kỳ với Taliban và Iraq. Hiện Tổng thống nước này là Niyazov đã đồng ý cho Hoa Kỳ đóng căn cứ quân sự ở đây, trong lúc các công ty khai thác dầu của Mỹ cũng ùa theo, chẳng những tại nước này mà cả nước Ouzbekistan cũng được chiếu cố, vì cũng có nhiều dầu khí không thua kém gì quốc gia láng giềng. Thế là lịch sử đã tái diễn ở Trung Á, lần trước vào thế kỷ XIX giửa hai đế quốc Anh-Nga, lần này là Mỹ-Nga. Trung Cộng hiện cũng nhập cuộc, bảo đãm dầu của Trung Á, sau khi qua khỏi biên giới A Phú Hản, sẽ được nối ống tới tận Thượng Hải để qua Nhật, mà không cần phải chuyên chở bằng tàu từ Ấn Ðộ Dương về. Con đường tơ lụa ngày xưa, nay được mở lại bằng hệ thống ống dẫn dầu và khí đốt. Ðể tranh dành ảnh hưởng với Nga, dù thực tế đã không còn, các công ty Mỹ ồ ạt bỏ vốn đầu tư vào thủ đô Tachkent của Ouzbekistan. Trước kia dự án của các nước Tây Phương là mở đường dầu từ Trung Á xuống vịnh Ba Tư nhưng bất thành, Ngày nay ước vọng coi như đã thành tựu vì hai vùng cấm địa là A Phú Hãn và Iraq đều do Mỹ-Anh chiếm đóng. Cuộc chiến tại Iraq năm 2003, đã phá tan các hiệp ước giữa Thổ-Iran và Turkmenistan, cho nên ta không lấy làm lạ về sự xung đột hiện nay giửa Mỹ và Iran, có thể dẫn tới chiến tranh không biết lúc nào.

            Vùng biẻn Caspi hiện cũng là một kho tàng dầu khí lớn, với 10% trử lượng của toàn cầu, nằm dưới đất lẫn nước quanh biển có diện tích bằng VN nhưng luôn bị đe dọa bởi các lực lượng ly khai của Chechnya và người Kurd. Sau khi Liên Xô tan rã, các công ty dầu khắp thế giới tụ tập về đây để hy vọng trúng thầu khai thác. Với ba nước cộng hòa cũ của Liên Xô nằm quanh biển Caspi là Azerbaijan, Kazakhstan và kirdmenistan , đều không muốn Nga và Ba Tư nhúng tay vào. Người Mỹ tuy chậm chơn nhưng từ tháng 8-1997 CIA cũng đã thiết lập một cơ quan đặc nhiệm, trong đó có nhiều kỷ sư dầu khí, để kiểm tra và tìm kiếm các mõ dầu tại Trung Á và biển Caspi. Hiện đã có đường ống dẫn dầu khí của các công ty Mỹ, từ Caspi chạy tới Ceyhen (Thổ Nhĩ Kỳ), ra Hắc Hải, mà không qua Teheran (Iran), dù ngắn hơn.

            Tóm lại dầu khí càng ngày càng khan hiếm, trong khi các giếng dầu sẳn có thuộc OPEC cũng bắt đầu ít dần. Trong lúc đó tại Iraq cũng như vùng Trung Á và Biển Caspi, dầu khí coi như mênh mông vô tận, chỉ mới khai thác một phần nhỏ. Trong lúc các nước phương tây khác muốn kiếm dầu, phải mất nhiều thời gian hơn ở các vùng xa xôi nguy hiểm. Còn Mỹ-Anh, từ lâu đời dã có sẳn những đồng minh dầu rất trung thành ở Trung Ðông như Saudu Arabie, Kuweit, các tiểu vương quốc Ả Rập và cả Iraq lúc trước. Nên việc Mỹ-Anh đánh Afghanistan hay Iraq, trước sau gì cũng phải xãy ra., cho dù không có biến cố 9-11-2001, vì đó là vấn đề sinh tử của Hoa Kỳ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không có chuyện gì xãy ra, ở bất cứ nơi nào, mà không ảnh hưởng tới những nơi khác. Tình trang này càng được tô đậm thêm bởi sự khuynh loát của hai thế lực cọng sản và tư bản. Trong bối cảnh đó, VN hay A Phú Hản hoặc Iraq .. trước sau gì cũng là những quốc gia nhược tiểu, nên phải đành chấp nhận những thê thảm sẳn dành . Buổi trước dân tộc VN vì nằm trong thế cờ quốc tế đã bị chiếu sẳn, nên bị Mỹ tới gây cuộc đao binh, rồi bỏ đi sau khi đạt xong mục đích. Iraq và Afghsnistan ngày nay, cũng bị Mỹ khoanh vùng vì tiềm năng kinh tế, nên dù có bị sa lầy thật sự vì quân sự, Hoa Kỳ vẫn ở lại, cho đến bao giờ vùng này không còn gì để mà khai thác. Chừng đó dù không cần đuổi , người Mỹ vẫn ra đi.. -/-


Xóm Cồn Hạ Uy Di
1-2012
MƯỜNG GIANG