Tuesday, November 27, 2012

NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ YOUTUBE

Lịch Sử YouTube
Trong số những thành tựu rực rỡ nhất của khoa học kỹ thuật hiện đại, có những công ty chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng đã phát triển nhanh chóng, ảnh hưởng sâu rộng to lớn lên thế giới và trở thành những công ty bạc tỷ .
Đó là trường hợp google, facebook, amazon, wikipedia, yahoo, youtube ... Điểm chung của tất cả những đại công ty này là đều dùng căn bản của Internet, hệ thống nối mạng toàn cầu . Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu Youtube , 1 trang web chỉ mới thành lập từ năm 2005 từ ý tưởng của 
Chad Hurley khi anh muốn email 1 file video cho bạn bè nhưng bị từ chối vì quá lớn ( so với giới hạn của email) . Cho nên Chad đã lập ra Youtube để có thể upload bất cứ file video nào . Và chỉ có 7 năm mà đến đây Youtube đã đứng hàng thứ 5 thế giới các trang web theo alexa.com .
YouTube là một trang web chia sẻ video nơi người dùng có thể tải lên, xem và chia sẻ các video clip. YouTube do ba nhân viên cũ của PayPal tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005. Dịch vụ đặt tại San Bruno sử dụng kỷ thuật Adobe Flash để hiển thị (display)nhiều nội dung video khác nhau, bao gồm những đoạn phim, đoạn chương trình TV và video nhạc, cũng như những phim nghiệp dư như videoblogging và những đoạn video gốc .
Vào tháng 10 năm 2006, Google Inc. đã thông báo thỏa thuận để mua lại công ty này với giá 1,65 tỷ dollar Mỹ bằng cổ phiếu Google. Thỏa thuận được ký kết vào ngày 13 tháng 11, 2006. Người dùng không ghi danh vẫn có thể xem được hầu hết video ở trang, còn người dùng đăng ký được phép tải lên (upload) số lượng video vô hạn.
Một số video chỉ dành cho người dùng trên 18 tuổi (ví dụ video có chứa những nội dung có khả năng vi phạm). Việc tải nội dung khiêu dâm không được phép. Những video có liên quan đến nhau, được xếp theo tựa đề và thẻ đánh dấu, xuất hiện ở phía bên phải video đang xem. Vào năm thứ hai của YouTube, trang web đã thêm vào những chức năng giúp tăng thêm , những chức năng cho người dùng như tải lên những đoạn video 'trả lời' và đăng ký nhận nội dung vắn tắt.
YouTube do Chad Hurley, Steve ChenJawed Karim, tất cả đều là những nhân viên đầu tiên của PayPal (một công ty chuyên xây dựng website thanh toán trực tuyến), sáng lập. Trước khi đến với PayPal, Hurley học thiết kế ở Đại học Indiana của Pennsylvania. Chen và Karim học khoa học máy tính cùng nhau tại Đại học Illiois ở Urbana-Champaign.
Tên miền "YouTube.com" được xữ dụng vào ngày 15 tháng 2, 2005, và trang web được phát triển vài tháng sau đó.
Sau khi PayPal được mua lại với giá 1,5 tỉ USD, cả ba người quyết định ra riêng và tự thành lập một công ty mới. Đầu năm 2005, cả ba cùng rời PayPal và bàn kế hoạch tại quán café Max's Opera gần trường Standford.
Trụ sở đầu tiên của YouTube là tại thung lũng Silicon. Những tác giả cung cấp bản xem thử của trang web trước công chúng vào tháng 5 năm 2005, sáu tháng trước khi YouTube chính thức ra mắt.
Giống như nhiều công ty công nghệ mới thành lập, YouTube khởi đầu với một công ty đầu tư mạo hiểm từ một văn phòng tạm thời ở một ga-ra. Vào tháng 11 năm 2005, công ty đầu tư Sequoia Capital đầu tư một lượng tiền khởi đầu là 3,5 triệu USD; thêm vào đó, 
Roelof Botha, người cộng tác của công ty và là cựu CFO của PayPal, đã gia nhập ban giám đốc của YouTube. Vào tháng 4 năm 2006, Sequoia đặt thêm 8 triệu USD vào công ty, và tiếp theo là thời kỳ phổ biến rất nhanh trong vòng vài tháng đầu.
Trong mùa hè năm 2006, YouTube là một trong những trang web phát triển nhanh nhất trong cộng đồng Web, và được xếp hạng thứ 5 trong những trang web phổ biến nhất trên Alexa, với tốc độ tăng trưởng thậm chí còn nhanh hơn MySpace. Theo cuộc điều tra vào ngày 16 tháng 7 năm 2006, 100 triệu video clip được xem hàng ngày trên YouTube, cộng thêm 65.000 video mới được tải lên mỗi ngày. Trang web có trung bình 20 triệu lượt truy cập(access) mỗi tháng, theo như Nielsen/NetRatings, trong đó khoảng 44% là nữ giới, 56% nam giới, và khoảng tuổi từ 12 đến 17 tuổi chiếm ưu thế. Ưu điểm của YouTube trong thị trường video online đó là sự thực tế. Theo như trang web
Hitwise.com, YouTube làm chủ tới 64% thị phần video online ở Anh. 

Vào ngày 9 tháng 10, 2006, đã có thông báo rằng công ty Google sẽ mua lại công ty với giá là 1,65 tỷ USD bằng cổ phiếu. Thỏa thuận giữa Google và YouTube đã đến sau khi YouTube đưa ra ba bản thỏa thuận , với những công ty truyền thông trong nỗ lực tránh nguy cơ kiện tụng do vi phạm bản quyền. YouTube sẽ tiếp tục hoạt động độc lập, với những đồng sáng lập và 67 nhân viên làm việc trong công ty. Hôp đồng để mua lại YouTube đã kết thúc vào ngày 13 tháng 11, và vào lúc đó, Google là người trả giá cao thứ hai

Trước khi YouTube xuất hiện vào năm 2005, có rất ít phương pháp dễ dàng cho người dùng máy tính thông thường tải lên những đoạn video trực tuyến. Bằng giao diện(intreface) đơn giản, YouTube khiến cho bất cứ ai cũng có thể gửi lên một đoạn video mà mọi người trên thế giới có thể xem được trong vòng vài phút, chỉ với một kết nối Internet. Các chủ đề với lĩnh vực đa dạng mà YouTube bao trùm đã khiến cho việc chia sẻ video trở thành một trong những phần quan trọng nhất của việc trao đổi trên Internet.
Một ví dụ gần đây về tác động xã hội của YouTube là sự thành công của video "The Bus Uncle" trong năm 2006. Đoạn video cho thấy cuộc hội thoại sôi nổi giữa một thanh niên và người đàn ông lớn tuổi trên chuyến xe buýt ở Hồng Kông. Đoạn video đã thu hút dư luận khắp nơi trên các phơng tiện truyền thông . Một video khác trên YouTube cũng thu được lượng lớn sự chú ý của khán giả là "guitar". Đoạn video mô tả màn biểu diễn bằng guitar điện bài "Pachelbel's Canon" - một bản nhạc nổi tiếng do nhà soạn nhạc Baroque người Đức tên Johann Pachelbel sáng tác. Tên người biểu diễn không được đưa ra trong đoạn video. Sau khi đoạn video nhận được hàng triệu lượt xem, tạp chí The New York Times tiết lộ danh tính của tay guitar là Lim Jeong-hyun,
23 tuổi người Hàn Quốc. Anh đã thu lại đoạn biểu diễn trong phòng ngủ của mình.
"Charlie Bit My Finger" (Charlie cắn ngón tay) cũng là một video có tính lan rộng rất lớn, một thời là video YouTube được xem nhiều nhất mọi thời đại.                                
Tính đến tháng mười một năm 2010, đoạn video đã thu hút hơn 245 triệu lượt truy cập. Đoạn clip miêu tả cảnh hai anh em người Anh, trong đó bé Charlie một tuổi cắn ngón tay người anh trai ba tuổi của mình là Harry. "Charlie Bit My Finger" từng đứng danh sách xếp hạng 50 video YouTube có tính lây lan mãnh liệt nhất của tạp chí Time.
Năm 2008, YouTube được trao một giải thưởng Peabody Award và được biểu dương vì đã trở thành "một 'góc dư luận', góp phần cụ thể hóa và xúc tiến nền dân chủ".
Tuần báo Entertainment xếp YouTube đứng đầu danh sách trong số cuối thập kỉ. Tờ báo nói rằng YouTube đã "chu cấp một ngôi nhà an toàn từ năm 2005 cho những con mèo chơi piano, người nổi tiếng với những phút bất cẩn, và những ca sĩ hát theo tích cực quá mức.

Chỉ trong m ột thời gian ngắn, YouTube đã có được một sự tăng trưởng về mặt đại chúng rất nhanh, nhờ vào sự truyền miệng trên mạng. Trang web đạt được sự phổ biến từ ban đầu khi nó lưu trữ chương trình ngắn Lazy Sunday của Saturday Night Live. Tuy nhiên, chính sách chính thức của YouTube ngăn cấm việc truyền lên những tài liệu có bản quyền, và NBC Universal, sở hữu SNL, ngay sau đó đã quyết định sẽ hành động.
Vào tháng 2 năm 2006, NBC đã yêu cầu loại bỏ một số nội dung có bản quyền của họ ra khỏi YouTube, trong đó có đoạn phim Lazy Sunday và Thế vận hội 2006. Tháng sau đó, trong một nỗ lực nhằm củng cố chính sách của mình để chống lại sự vi phạm bản quyền, YouTube đã thiết lập giới hạn thời gian cho một đoạn video là 10 phút. Mặc dù những người dùng trước đó được miễn chính sách này, những thành viên mới không thể tải lên(upload) những đoạn video dài quá 10 phút. Những người tự sáng tạo ra clip của mình có thể nộp đơn yêu cầu dỡ bỏ giới hạn này. Sự giới hạn này có thể dễ dàng bị người dùng phá vỡ, vì họ chỉ cần tách video gốc thành những phần nhỏ hơn, mỗi phần dưới lượng '10-phút' tối đa.

Mặc dù YouTube đã thỏa mãn yêu cầu của NBC, tình tiết này đã tạo nên một tin tức nóng hổi, khiến cho trang web càng trở nên phổ biến. Do sự phổ biến của YouTube ngày càng tăng cao, NBC bắt đầu nhận ra khả năng của trang web, và tuyên bố, vào tháng 6 năm 2006, một sự hợp tác chiến lược với YouTube. Theo thỏa thuận này, đài NBC chính thức được cài đặt trên YouTube, trình chiếu đoạn clip quảng bá cho loạt phim The Office. YouTube cũng sẽ quảng bá video NBC trên trang của nó.

CBS, công ty cũng yêu cầu YouTube gỡ bỏ một số clip, đã theo gương NBC vào tháng 7 năm 2006. Trong một bài phát biểu nói về sự nhận thức của YouTube (cũng như các trang web tương tự) về truyền thông truyền thống đã thay đổi như thế nào, Sean McManus, chủ tịch CBS News và Sports có nói:
“Xu hướng của chúng ta hiện nay là, chúng ta trưng bày càng nhiều từ những clip như vậy, thì sẽ càng tốt hơn cho CBS News và kênh truyền hình CBS, do đó khi nhìn về quá khứ đáng lẽ ra chúng ta có thể nắm lấy sự trưng bày đó, và nắm lấy sự chú ý mà nó đã mang lại cho CBS, thay vì giữ sự hẹp hòi và nói 'hãy mang nó xuống'”
Vào tháng 8 năm 2006, YouTube công bố mục tiêu của mình, là trong vòng 18 tháng, sẽ cung cấp mọi video âm nhạc đã từng được làm, trong khi vẫn duy trì sự miễn phí. Warner Music Group và EMI đã xác nhận họ là một trong những công ty đang thỏa thuận để hoàn thành kế hoạch này. Vào tháng 9 năm 2006, Warner Music và YouTube đã ký một thỏa thuận, trong đó nói rằng trang web sẽ được phép lưu trữ bất kỳ video ca nhạc nào của Warner Music với điều kiện chia sẻ một phần thu nhập từ quảng cáo. Hơn nữa, những đoạn video do người dùng tạo nên trên YouTube sẽ được phép sử dụng bài hát của Warner trong nhạc nền của họ.

Vào ngày 9 tháng 10 năm 2006, CBS, Universal Music Group, và Sony BMG Music Entertainment đã công bố một thỏa thuận cung cấp nội dung cho YouTube.
Vào ngày 29 tháng 1, 2007, đồng sáng lập YouTube Chad Hurley đã công bố rằng dịch vụ video trực tuyến sẽ trả tiền cho những thành viên đóng góp tích cực (những người thực chất là chủ sở hữu bản quyền thực sự) một phần lợi nhuận từ quảng cáo của trang web. Tuy nhiên, tại Diễn đàn kinh tế thế giới, Hurley không đề cập đến số tiền cụ thể mà YouTube sẽ trả cho những thành viên đóng góp là bao nhiêu

Time đã đưa màn hình YouTube với một cái gương được trang trí trong 'Nhân vật của năm' của nó, ghi chú về truyền thông do người dùng tự tạo như của YouTube, và in những người khởi thủy trang web cùng với vài người sáng tạo nội dung. Wall Street Journal và New York Times cũng bình luận các nội dung đã tải lên YouTube, và tác động của nó đối với giao tiếp và tuyển dụng của công ty vào năm 2006. Tạp chí PC World đưa YouTube vào hàng thứ 9 trong Top 10 sản phẩm tốt nhất năm 2006. Vào năm 2007, cả Sports Illustrated và Dime Magazine đã có những bài bình luận xuất sắc về những đoạn phim hấp dẫn của bóng rổ có tựa đề, The Ultimate Pistol Pete Maravich MIX Do sự mua lại của Google, nó đôi khi còn được nhắc đến với tên "GooTube". 

   Trước khi được bán cho Google, YouTube đã công khai mô hình kinh doanh là dựa trên quảng cáo, lợi nhuận 15 triệu dollar một năm. Một vài nhà bình luận công nghiệp suy đoán rằng chi phí hoạt động của YouTube — đặc biệt là chi phí cho băng thông(bandwidth) — có thể lên tới 5 đến 6 triệu USD mỗi tháng, do đó những đã có những lời chỉ trích rằng công ty, giống như nhiều công ty Internet mới khởi nghiệp, không có một mô hình kinh doanh được thực hiện hiệu quả. Trang web bắt đầu quảng cáo vào tháng 3 năm 2006.

Thế giới
http://youtube.com Tiếng Anh
Google nhắm đến việc cạnh tranh với những trang web chia sẻ video địa phương như DailyMotion ở Pháp. Nó cũng thỏa thuận với những kênh truyền hình địa phương như M6 và France Télévisions để phát sóng nội dung của họ một cách hợp pháp.
Phiên bản Canada, Đức, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị ra mắt.
Vào ngày 17 tháng 10, 2007 công ty tuyên bố rằng phiên bản Hồng Kông đã được ra mắt.
Steve Chen của YouTube nói rằng mục tiêu tiếp theo sẽ là Đài Loan.
YouTube bị khóa từ Trung Hoa Lục địa từ ngày 18 tháng 10 do sự kiểm duyệt cờ Đài Loan
. URL đến YouTube bị chuyển hướng đến bộ máy tìm kiếm của Trung cộng, Baidu.
Ngày mở khóa trang này hiện vẫn chưa được biếtYoutube không chính thức cho người dùng tải xuống(download), tuy nhiên vẫn có thể sử dụng liên kết các video của youtube qua các website khác để tải về, ví dụ như Keepvid bằng cách sao chép liên kết của video bên Youtube vào ô trống rồi click chuột vào nút download hoặc dùng các phần mềm để tải xuống như IDM, Youtube Downloader HD, Save2PC, Magic Download,... 
   Để tìm kiếm gõ từ khóa(key word) vào khung trắng trên cùng rồi ấn Search, một bảng kết quả sẽ hiện ra.

Để đăng ký,(register) click vào nút Sign Up ở trên cùng trang web. Một trang đăng ký sẽ hiện ra. Điền đầy đủ thông tin ở đó và bấm nút Sign Up.
Để tải lên,(upload) hãy click vào nút Upload ở trên cùng. Một của sổ hiện ra. Bạn hãy điền tên, mô tả clip, chọn chuyên mục và gõ từ khóa rồi ấn nút Upload và đợi một lúc. Clip sẽ được duyệt sau thời gian ngắn nhất.
Những clip được tải lên Youtube cũng có rất nhiều ảnh hưởng đối với xã hội.
***

ĐỌC THÊM
Chad Meredith Hurley (sinh ngày 1 tháng 1 năm 1977) là người đồng sáng lập và là cựu CEO của website chia sẻ video nổi tiếng Youtube. Tháng 6 năm 2006, Hurley được chọn ở vị trí thứ 28 trên danh sách Business 2.0's "50 People Who Matter Now". Tháng 10 năm 2006, Hurley và Steve Chen bán Youtube cho Google với giá 1,65 tỉ đô-la Mỹ.
Hurley đã từng làm việc cho Paypal của eBay (một trong những công việc của anh liên quan đến việc thiết kế logo đầu tiên cho Paypal) trước khi bắt đầu với Youtube cùng những người bạn đồng nghiệp tại Paypal là Steve Chen và Jawed Karim.
Hurley chịu trách nhiệm chính cho phần tagging và diện mạo bên ngoài của video trên Youtube.
Chad là đứa con thứ hai của Don và Joann Hurley, lớn lên ở gần Birdsboro, Pennsylvania. Chad có hai anh chị em ruột, một người chị gái là Heather và một người em trai là Brent. Ngay từ nhỏ, Chad đã sớm với nghệ thuật, trở nên yêu thích máy tính và truyền thông điện tử trong khi đang học trung học.
Chad là người tham dự nổi trội của chương trình xuyên quốc gia của trường trung học Twin Valley. Anh đã thắng hai danh hiệu PIAA State của chương trình này khi là thành viên vào năm 1992 và 1994. Chad cũng là thành viên của Hiệp hội học sinh công nghệ (Technology Student Association) khi đang học trung học. Chad tốt nghiệp từ trường trung học Twin Valley, Elverson vào năm 1995 và tiếp tục học để nhận bằng B.A trong môn hội họa từ trường Indiana University of Pennsylvania vào năm 1999
Khi đang học ĐỂ tốt nghiệp đại học, Hurley nghe về một công ty mới là Paypal, tại thời điểm đó được dùng để giúp người dùng PDA gửi tiền cho nhau. Hurley đã gửi hồ sơ lí lịch của mình và được tham gia buổi phỏng vấn xin việc. Sau khi đáp máy bay tới California, Hurley được yêu cầu thể hiện khả năng của mình qua việc thiết kế một logo. Và
chính logo đó của anh đã được Paypal chọn là logo của mình trong nhiều năm.

Trong thời gian làm việc cho Paypal, Hurley đã gặp Steve Chen và Jawed Karim, hai kỹ sư của Paypal, những người mà Hurley đã nói chuyện về một vài ý tưởng kinh doanh. Năm 2002, khi eBay mua lại Paypal với giá 1,54 tỷ đô-la Mỹ, Hurley được hưởng một phần lợi tức mà anh dùng để bỏ vốn cho tương lai rủi ro của công ty. Một sự kết nối khác giúp công ty thoát khỏi tương lai rủi ro là mối liên hệ của họ với Roelof Botha, CFO cũ của Paypal.
Ngày 16 tháng 10 năm 2006, Chen và Hurley đã bán Youtube cho Google với giá 1,65 tỷ đô-la Mỹ. Wall Street Journal thông báo rằng cổ phần của Hurley trong số tiền 1,65 tỷ đô-la Mỹ có được do bán Youtube là 345,6 triệu đô-la Mỹ khi cổ phần cuối cùng của Google ngày 7 tháng 2 năm 2007 có trị giá 470,01 đô-la Mỹ. Hurley nhận trực tiếp 694 087 đô-la Mỹ cổ phần của Google và một phần khác trị giá 41 232 đô-la Mỹ trong tương lai. Thông báo của tờ Journal là dựa trên bản tuyên bố đăng kí của Google với SEC filed ngày 7 tháng 2 năm 2007. Hurley không còn là CEO của Youtube từ tháng 10 năm 2010, thay vào đó sẽ tiếp tục là người cố vấn cho Youtube. Người thay thế Hurley cho chức CEO của Youtube là Salar Kamangar.
Chad là một nhà đầu tư lớn của đội đua US F1, một trong những đội đua mới của mùa giải 2010. Ngày 2 tháng 3 năm 2010, toàn bộ nhân viên của đội đua bị giải tán và đội đua chính thức bị đóng cửa. Hurley đang cố gắng đầu tư vào F1 qua một đội đua khác.
 
 
Hurley kết hôn với Kathy Clark, con gái của nhà thầu khoán nổi tiếng ở thung lũng Silicon – Jim Clark. Họ có hai đứa con.
***
Steven Shih "Steve" Chen (Chữ Hoa phồn thể: 陳士駿; chữ Hoa giản thể: 陈士骏; bính âm Hán ngữ: Chén Shìjùn, Hán-Việt: Trần Sĩ Tuấn) sinh vào tháng 8 năm 1978 là một người Mỹ gốc Đài Loan, là người đồng sáng lập và cựu giám đốc công nghệ (CTO) của website chia sẻ video trực tuyến nổi tiếng Youtube.

Chen sinh ra tại Đài Bắc, Đài Loan. Anh cùng gia đình di cư đến Mỹ khi anh được tám tuổi. Trước khi chuyển đến Mỹ, Steve học tại trường trung tiểu học Tĩnh Tâm ở Đài Loan được hai năm. Anh theo học trường trung học John Hersey tại Mt. Prospect, Illinois, sau đó là trường cấp ba John Hersey và học viện toán học và khoa học Illinois, tiếp theo đó là trường University of Illinois at Urbana-Champaign.
Steve đã từng là một nhân viên ban đầu của Paypal, nơi mà anh đã gặp Chad Hurley và Jawed Karim. Năm 2005, bộ ba này thành lập Youtube. Anh hiện tại đang giữ chức giám đốc công nghệ (Chief Technology Officer - CTO) của Youtube. Chen cũng từng là một nhân viên ban đầu của Facebook, mặc dù vài tháng sau đó anh rời đi để thành lập Youtube. Tháng 6 năm 2006, Chen có tên trong danh sách "The 50 people who matter now" trong nghề kinh doanh của Business 2.0.
Vào ngày 16 tháng 10 năm 2006, Chen và Hurley bán Youtube cho Google với giá 1,65 tỉ đô-la Mỹ. Chen nhận được 625 366 cổ phần của Google và thêm vào đó là 68 721 cổ phần nữa trong tương lai. Số cổ phần mà Steve nhận được từ Google có giá trị khoảng 350 triệu đô-la Mỹ tại ngày 30 tháng 10 năm 2007.
***
Jawed Karim (tiếng Bengal: জাওয়েদ করিম) sinh năm 1979 tại Đông Đức là người đồng sáng lập của trang web chia sẻ video nổi tiếng Youtube. Nhiều thành phần cốt lõi của Paypal, bao gồm hệ thống chống gian lận thời gian thực, được thiết kế và thực hiện bởi Karim.
Jawed Karim lớn lên tại Đức và cùng gia đình chuyển đến Mỹ vào năm 1992. Anh tốt nghiệp trường cấp ba Central và theo học đại học tại University of Illinois at Urbana-Champaign. Anh rời trường học trước khi tốt nghiệp để trở thành nhân viên của Paypal, nhưng đã lại tiếp tục tiến trình học và đạt được bằng tú tài ngành khoa học máy tính vào năm 2004.
Trong khi làm việc tại Paypal, Karim đã gặp Chad Hurley và Steve Chen. Ba người sau đó đã thành lập trang web chia sẻ video Youtube vào năm 2005. Đoạn phim đầu tiên của Youtube, Me at the zoo, là đoạn phim được tải lên bởi Jawed vào ngày 23 tháng 4 năm 2005.
Sau khi sáng lập công ty và phát triển thương hiệu Youtube cùng Chad Hurley và Steve Chen, Karim tốt nghiệp ngành khoa học máy tính tại trường đại học Stanford trong khi đang là cố vấn của Youtube. Khi Youtube được bán lại cho Google, Karim nhận được 137 443 cổ phiếu, có giá trị khoảng 64 triệu đô-la Mỹ dựa trên giá cổ phiếu của Google tại thời điểm đó.

Vào tháng 10 năm 2006, Jawed đưa ra bài giảng về lịch sử của Youtube tại hội nghị ACM hàng năm của đại học Illinois với tựa đề Youtube: Từ khái niệm đến sự phát triển vượt bậc (YouTube: From Concept to Hyper-growth), Bài giảng bao gồm những bức ảnh và những đoạn phim của Jawed, Chad và Steve từ những ngày ở ga ra của Youtube. Jawed sau đó quay trở lại trường đại học Illinois vào tháng 5 năm 2007, trở thành người phát ngôn khai giảng thứ 136 và cũng là người phát ngôn khai giảng trẻ nhất trong lịch sử của ngôi trường này.
Gần đây, Jawed vừa thành lập một quỹ mạo hiểm với tên Youniversity Ventures, với mục đích giúp các sinh viên và các cựu sinh viên đại học có thể thực hiện và phát triển ý tưởng kinh doanh của mình.
Karim sinh tại Merseburg, Đông Đức vào năm 1979 và chuyển về Tây Đức một năm sau đó. Cha của Jawed, Naimul Karim là một nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Bangladesh tại 3M. Mẹ của anh, Christine Karim, là một nhà khoa học người Đức và là một giáo sư nghiên cứu ngành sinh học của trường đại học Minnesota

***
Nói tóm lại , Youtube là 1 trong những điều lý thú bậc nhất của khoa học kỹ thuật thế kỷ 21 . Youtube cùng với google, amazon, yahoo, wikipedia, facebook, ... và Microsoft

Sunday, November 25, 2012

GIỚI THIỆU NƯỚC PHÁP

Pháp (tiếng Pháp: France), quốc danh hiện tại là Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác. Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của mình, Pháp có chung biên giới trên bộ với Brasil, Suriname và Sint Maarten (Hà Lan). Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển, chạy dưới eo biển Manche. Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung ương tập quyền (unitary semi-presidential republic).
 
Quốc gia này là một nước công nghiệp, có nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Những giá trị quan trọng của thể chế này được thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 (Déclaration des Droits de l'Homme et du Citoyen). Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh châu Âu và đồng thời cũng là quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu vực đồng euro và khối Schengen.

Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên Hiệp Quốc, và là một trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Pháp cũng là một trong bảy quốc gia trên thế giới được công nhận là có vũ khí hạt nhân. Người dân Pháp có phong cách ẩm thực thanh lịch. Dường như không có khái niệm ăn nhanh, dù có bận rộn hay gấp rút đến mấy, họ cũng muốn ngồi vào bàn dùng bữa một cách lịch sự, hầu như rất hiếm khi họ mua vội món gì ăn dọc đường đi. Đặc biệt, người Pháp rất sành ăn và họ rất coi trọng vấn đề ẩm thực. Pháp được xem là trung tâm văn hóa của thế giới. Trải qua các thời k, những nhà lãnh đạo quốc gia, tôn giáo cũng như công dân đất nước này luôn chú trọng đến việc xây dựng và bảo vệ các công trình nghệ thuật.

Tổng quan
Diện tích 550 000 km2. Là đất nước lớn nhất Tây Âu (chiếm gần 1/5 diện tích của Cộng đồng Châu Âu) với một khu vực lãnh hải rộng lớn (các khu vực khai thác kinh tế trải dài trong khoảng 11 triệu km2).
Địa hình - Đồng bằng : chiếm 2/3 tổng diện tích.
Dân-số : 65 triệu (2011)
Hệ thống giáo dục
 
 




GIÁO DỤC PHỔ THÔNG. Trẻ em được đi học, không kể màu da, giới tính, nguồn gốc, tôn giáo. Giáo dục phổ thông ở Pháp miễn phí và bắt buộc. Trường học dành cho cả học sinh nam và nữ học chung.
VĂN HÓA PHÁP
Tìm hiểu nước Pháp - Hào hoa và phong nhã
 Hòa nhập với thời trang Pháp
Người Pháp rất phong kiến trong lĩnh vực thời trang. Họ thích quần vải hoặc quần jeans màu nền nã, chiếc áo giản dị và đôi giầy kín chân, hơn là chiếc áo rách kiểu moden, quần bò thụng và dép sandal. Người Pháp không hay mặc quần soóc. Những nếu đã mặc thì quần soóc không được ngắn lắm. Đối với phụ nữ, bộ đồ phù hợp nhất là váy: dài, ngắn, bộ complê váy, v.v... 
Hòa nhập vào thế giới thời trang là một lý do rất chính đáng để bạn ghé qua những boutique của Pháp. Nếu bạn đến Pháp vào tháng giêng hoặc tháng 8, bạn sẽ có cơ hội mua sắm quần áo với mức khuyến mại đến 75%.
Thời-gian làm-việc, nghỉ-ngơi

Đa số các quán ăn chỉ mở cửa lúc 12 giờ để phục vụ khách với bữa ăn trưa. Sau khi nghỉ trưa, các quán lại được mở vào buổi chiều để đón khách ăn tối. Chỉ có một ít số quán cafe không nghỉ trưa. Các công ty nhỏ, ngân hàng và bưu điện nghỉ lúc 16 hoặc 17 giờ vào các ngày thường, Thứ Bảy nghỉ lúc 12 giờ và không làm việc vào chủ nhật. Các viện bảo tàng không làm việc vào thứ 2. Các tiệm ăn, các Business kinh-doanh thường đóng cửa 1 tháng để đi nghỉ hè và ít có thói quen mở cửa 7/7 ngày 1 tuần như ở Mỹ. Người Pháp làm việc trung-bình 36 giờ/1 tuần và ko có thói-quen làm "Over Time" như người Mỹ ! Nếu làm ca đêm : được tăng lương 30%  (ko phải thêm có vài chục Cents/  giờ như ở Mỹ đâu !)
Người đi làm được nghỉ phép thường-niên/1 năm từ 5 đến 7 tuần, dù là tạm-tuyển, chưa được nhận chính-thức vẫn được hưởng chế-độ này !
 
Giao tiếp và nghi lễ
Người Pháp rất chú trọng tới nghi lễ và sự lịch sự, nhất là trong công nghiệp phục vụ. Khi bước vào các quán ăn, khách sạn hoặc đến cuộc gặp business, bạn nên chào mọi người bằng câu: Bonjour Madame/Monsieur (Chào bà/ông) và tạm biệt bằng: Au revoir. Khi trả lời điện thoại, hãy dùng câu: Allo, khi bạn muốn xin lỗi : Pardon.
Riêng tiếng "xin lỗi" có 3 cách, tùy theo nặng-nhẹ : Pardon!,  Excusez-moi!, Pardonnez-moi! (cái gì nặng lắm mới dùng Pardonnez-moi !)
Trong buổi gặp đầu tiên, bắt tay là phù hợp nhất.
Bạn bè thân thiết thường chào nhau bằng 2 nụ hôn trên mỗi má. Nhưng tốt nhất, bạn ko nên hôn ai ở sở làm, vì đã hôn là phải hôn luôn, bữa nào bạn quên ko hôn, nó sẽ "bứt rứt" vì tưởng bạn "giận", nht là mấy Cô Đầm, phiền đấy !
Nếu bạn đang bỡ ngỡ không biết phải xưng hô và chào như thế nào, hãy để người ta làm bước đầu tiên. Bạn không nên xưng ngôi thứ hai (Tu) với người mới quen (gọi Vous cho chắc ăn) , trừ khi người ta cho phép hoc họ ít tuổi hơn bạn.
Tiền
Khi trả tiền mua hàng, người bán hàng sẽ luôn luôn hỏi bạn:
Avez-vous de la monnaie? - (Anh/Chị có tiền lẻ không?) vì họ không muốn nhận tờ 50 euros khi bạn mua kẹo cao su.
Nếu bạn không có thì với nụ cười tươi hãy trả lời: Non, désolé !
 
An toàn và an ninh
So với các nước Châu Âu khác, Pháp là một nước có an ninh tốt. Tất nhiên cũng có vài khu ở Paris mà người nước ngoài không nên đi một mình vào buổi tối: Pigalle, Barbès-Rochechouart, Montmartre, Belleville. Phía bắc và phía đông Paris thường nguy hiểm hơn là phía nam và tây. Khu Quartier Belsunce ở Marseille không an toàn bằng các khu khác. Những vùng phía Nam của Pháp, nhất là Côte d'Azur và Provence, lại là những khu kém an toàn so với phía Bắc. Trộm cắp thường là dân nhập cư chớ ko phải người Pháp ! Những khu du-lịch rt nhiều bọn móc túi !
Cái chính là bạn nên cẩn thận khi đi trong đám đông, luôn giữ túi sách sát mình. Hãy gọi số 17 khi bạn cần đến sự giúp đỡ của cnh sát !
 
Phục vụ và mức tiền phục vụ
Ở trong các quán ăn sang trọng hoặc quán cafe, tiền phục vụ thường đã được tính vào giá tiền của món ăn. Còn ở các club vào trong tiền bia và rượu, nếu trong thực đơn không có dòng chữ: "Service compris", bạn nên hỏi người phục vụ để còn biết đường trả tiền. Nếu tiền phục vụ chưa được tính vào, thì hãy boa từ 15%-20%. Nhưng nếu bạn muốn mình lịch sự hơn nữa thì nên để lại 5% tiền boa, mặc dù tiền phục vụ đã được tính vào tiền ăn. Khi vào tiệm cắt tóc, bạn nên nhớ boa cho người phục vụ. Người Pháp không có thói quen boa người lái taxi nhiều hơn 1 - 2 euros.
 

10 địa điểm đẹp nhất nước Pháp
Tới Pháp mà chưa đến 10 địa danh này thì quá lãng phí!
Pháp luôn nằm trong danh sách những quốc gia được ghé thăm nhiều nhất thế giới. Cũng dễ hiểu khi ở đây luôn chào đón du khách với rượu vang, ẩm thực hảo hạng và phong cảnh lãng mạn. Từ những địa điểm tráng lệ cho tới khung cảnh thôn quê… đâu đâu cũng mang một sức hút lạ k.
Dưới đây là top 10 địa điểm đẹp nhất, được hâm mộ nhất tại Pháp.
1. Thung lũng Loire
Loire nổi bật với vẻ đẹp tự nhiên cùng “bộ sưu tập” các lâu đài và biệt thự sang trọng, đẹp “miễn bàn”. Tới đây để được chiêm ngưỡng một nước Pháp trong cổ tích.
2. Mont Saint-Michel
Chỉ đứng sau tháp Eiffel, Mont Saint-Michel được coi là nơi ngắm nhìn quang cảnh đẹp nhất nước Pháp. Hòn đảo đẹp mê ly với tu viện Benidictine theo phong cách gothic, những ngôi làng từ thời trung cổ và các con đường quanh co, uốn lượn.
3. Côte d'Azur
Bờ biển phía đông nam Địa Trung Hải với bãi biển xanh ngắt thu hút rất nhiều khách du lịch, người nổi tiếng, văn nghệ sĩ tới đây, trong đó có cả Pablo Picasso và Henri Matisse.
4. Giverny
Giverny như một bài hát thôn quê nhẹ nhàng nhưng vương vấn, khiến bạn sẽ không thể quên một khi đã tới đây. Trước mặt bạn sẽ hiện ra một bức tranh xanh mát với hoa loa kèn nước, liễu rủ trên mặt nước, hai bên sông là những ngôi nhà trên thuyền màu hồng.
5. Versailles
Nằm ở vùng ngoại ô Paris, Versailles là một trung tâm hành chính quan trọng và thu hút khách du lịch đáng tự hào theo đúng nghĩa của nó. Những cung điện lớn được trang trí công phu với khu vườn được chế tác k công sẽ khiến bạn thốt lên trầm trồ.
6. Annecy, dãy núi Alps
Kể cả vào mùa đông hay mùa hạ, dãy núi Alps vẫn luôn được nhiều du khách thăm thú bởi bên cạnh khu resort trượt tuyết, nơi đây còn có những thị trấn đẹp như tranh vẽ. Địa điểm này được coi là nơi ăn ảnh nhất nước Pháp.
7. Champagne-Ardenne
Đây chính là nơi sản sinh ra loại rượu sâm banh hấp dẫn nhất nước Pháp với các vườn nho dài bất tận. Ngoài ra, phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây sẽ khiến bạn ngỡ đang trở về thời trung cổ với các lâu đài và nhà thờ cổ kính.
8. Strasbourg
Nằm ngay trên biên giới của Đức và Pháp, thành phố di sản thế giới này mang cả đặc điểm đan xen của 2 quốc gia. Đó thực sự là một thị trấn đẹp như tranh vẽ, tỏa ra s hấp dẫn của thế giới đã qua, hiếu khách và xinh đẹp.
9. Bordeaux
Thành phố với hơn 350 công trình lịch sử, bao gồm cả nhà thờ và lâu đài, mang kiến trúc gothic này xứng đáng được đưa vào danh sách di sản thế giới hấp dẫn nhất thế giới. Một trong những nơi hấp dẫn nhất Bordeaux đó là Quartier Saint-Eloi quyến rũ.
10. Gorges du Verdon
Bạn sẽ thấy ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp hoang dã của hẻm núi với làn nước màu ngọc lam nơi đáy vực này.

Kính chào quý vị !
Sở thích của tôi thích đi du lịch, ngao du, đến bất cứ đâu tôi cũng tìm hiểu văn hóa, tập tục, đời sống của nước sở tại, để mở mang tầm mắt, rất nhiều thứ đáng để xem, để học hỏi, sợ không có thời giờ đủ để cho chúng ta tìm hiểu.
Nói riêng đến nước Pháp, có rất nhiều thứ để quý vị ngắm nhìn, để tìm hiểu, ngay tại Paris thôi chưa cần đi xa, nào là điện Louvre với mặt tiền là hình tháp chóp bằng kính, nơi này là viện bảo tàng nổi tiếng thế giới, trong đó có cả ngai vàng của vua thời Nguyễn tặng chính phủ Pháp..... quý vị đi cả ngày cũng chưa hết. Ngoài ra, còn có các cung điện Versailles, nhà Thờ Notre-Dame, ngắm nhìn ở vị trí cao từ quảng trường Charle de Gaule, dọc theo đại lộ Champs Elysées đến Place de la Concorde về đêm sẽ thấy v đẹp rực rở của nó, nhất là vào dịp lễ Giáng Sinh và Năm mới. Nơi đại lộ này hàng năm được tổ chức duyệt binh vào dịp lễ Quốc Khánh Pháp, đó là chưa kể đến thăm tháp Eiffel, đi tàu dọc theo sông Seine về đêm, mà quý vị đã từng xem Paris by Night.... Rồi đi tàu tốc hành TGV với tốc độ chạy 352km/giờ nó êm đến ni, có vài vị bên HK nói nó chạy trên nệm hơi ,chứ không thể tưởng tượng ra nó vẫn chạy trên đường r
y bằng sắt, tất nhiên đường dành riêng cho TGV được thi công khác với đường sắt bình thường.
Xin nói thêm là TGV hiện tại đang mở rộng ra khỏi biên giới Pháp, đến Đức (IC), Thụy Sỹ, đến tận Mac-tư-Khoa, sang Tây ban Nha, Ý, hiện tại đã có chuyến tàu đi từ cảng Marseile - Moscou (Nga) và ngược lại. Quý vị có thể mua vé TGV ngay tận nước các vị đang định cư (vị nào cần trợ giúp mua vé TGV trên mạng thì l/l thẳng với tôi qua địa chỉ này)....
Tôi chỉ kể sơ sơ thôi, để có dịp quý vị nếu có đi ghé đến
xứ Pháp.
Nhân đây, tôi xin kể cho quý vị câu chuyện có thật 100% : Có lần tôi đi sang Hoa-Kỳ, trong ba cơm gia đình có mời bạn bè đông đủ, tiếp chuyện với tôi là ông cụ đã trên 70t, nghe giới thiệu tôi từ Pháp sang, ông ta hỏi :
    - Xứ Pháp nghèo lắm hả cháu, bên đó cháu đi làm đủ sống không ?
    - Dạ, thì vẫn đủ ăn ngày 3 ba - tôi đáp
    - Moi có thằng em rể làm bác sĩ, sống ngoại ô Paris, vừa rồi vợ chồng tôi có sang chơi, mèn ơi lương BS mà nó nghèo, tiết kiệm lắm cháu, sáng nó cho 2 vợ chồng tôi ăn toàn bánh mì, với mứt, pho-mát, bơ hay thịt nguội không hà! Thấy cả nhà nó vợ chồng con cái đều ăn thế, nên mình đâu dám đòi hỏi gì khác.
Tôi chỉ cười trừ cho qua chuyện. Vì họ không biết tập tục văn hóa người Pháp hay Âu châu nói chung là sáng họ chỉ điểm tâm nhẹ, cho nên mới gọi là petit déjeuner, nhưng nhìn xem rất đầy đủ chất, bơ sữa, nước cam, thịt, mứt,... sau đó thường là 9g họ lại ăn nhẹ 1 lần nữa với 1 cái bánh ngọt, uống cà-phê,trà.... không như thói quen chúng ta là ăn sáng làm tô phở, tô hủ tiếu.
Nước Pháp đứng nhất về nhiều phương diện
 
Paris - France
- Nước Pháp nếu bị thất nghiệp được ăn tiền trợ cấp thất nghiệp 70% lương trong 3 năm nếu trên 50 tuổi, nên cứ tà tà nằm nhà trong khi tìm việc khác, còn dưới 50t thì được 2 năm rưỡi (chưa nói chuyện lâu-mau, có nước nào trên thế giới ưu-tiên cho người trên 50 tuổi ko ? Hay là như ở Mỹ cứ phải trên 65 mới được 1 số ưu-tiên cho người Già ?)
- Nước Pháp bệnh hoạn vô nhà thương khỏi lo trả tiền lệ phí thuốc men bác sĩ, nha sĩ dược sĩ... gì cũng Gratuit (Free) hết, những người bị bệnh như tiểu đường hay nhiễm HIV hay épatide C... đều được nhà nước lo 100% từ thuốc men, bác sĩ, y tá chích thuốc, nằm nhà thương và dài dài vô thời hạn...
Ở Pháp khi bịnh quá, bạn có-thể gọi bác-sĩ trực của khu phố tới nhà bất cứ lúc nào (đây là dịch-vụ ở Mỹ ko hề có), mà 1 số người hay lạm dụng !
Ở Pháp hầu-như ko ai phải móc túi trả tiên Bác-sĩ hay Nhà-thương bao giờ !
Năm 2012, BĐS Pháp sẽ đi

 về

 đâu? | ảnh 1- Nước Pháp mua nhà được nhà nước phụ trả tiền đóng góp suốt thời gian nợ dù hai ba chục năm hỏng cần biết, nên nước Phap ko bao giờ bị khủng hoảng nhà cửa, ko bao giờ bị ngân hàng lấy nhà lại hay bị đuổi ra đường, và chưa kể những gia đình nghèo thu nhập kém đều được lãnh phụ cấp tiền thuê nhà, ngay tới sinh viên đi học cũng được phụ cấp tiền nhà không kể giàu nghèo.
Trợ Cấp tiền mướn nhà (Allocation du Logement) : khi bạn nộp đơn xin, 2 đến 3 tuần Qũy Trợ Cấp Gia-đình (Caisse d' Allocations Familiales) phải trả-lời, mà thường là cho nếu bạn đủ điều kiện, ko phải chờ 5, 7 năm như ở Mỹ đâu !
Cái tên "Qũy Trợ-Cấp Gia-đình" mới là dzui, lập ra ko biết từ hồi nào với ý-niệm là giúp-đỡ những người có gia-đình, nhưng từ khoảng hơn 2 chục năm nay giúp luôn cho cả người độc-thân nữa ! 


- Nước Pháp không sợ bị đuổi việc "kiểu Mỹ" (American Way !!) : sáng báo chiều xách gói "xéo" ra khỏi hãng ! Ở Pháp muốn cho nghỉ việc phải báo trước 3 tháng với những nhân viên ngạch Cadre (tốt nghiệp đại-học 4 năm hoặc đồng-hóa), còn nhân viên thường ít nhất từ 1 đến 2 tháng, chưa kể phải được sự chấp thuận của bộ lao động cộng thêm bồi thường vài tháng lương tùy theo thâm niên, có nhiều khi còn được một số tiền kha khá.
Ở Pháp chưa từng bao giờ có chuyện "bị đuổi việc, quay lại bắn xếp" như ở Mỹ ! Quay lại "nhậu" thì có ! Đó là Sinh-Nhật 1 ai đó , mời luôn cả người đã bị cho nghỉ việc tới chung dzui !

                                

- Nước Pháp con cái đi học được miễn-phí, đứa nào học không theo kịp còn được thầy giáo kèm thêm không tốn một xu, chưa kể nhà nghèo, thu nhập thấp còn được tiền phụ cấp mua dụng cụ học đường cặp táp sách vở giày dép bút mực, gọi là Allocation de Rentrée Scolaire = Trợ cấp khai trường, và cả tiền trợ-cấp đi nghỉ hè cho học-sinh nghèo. Trong năm học, nhà trường tổ chức đi chơi như trượt tuyết, tắm biển thì phụ huynh chỉ đóng góp theo khả năng thu nhập.
- Nước Pháp muốn đẻ con bao nhiêu đứa cũng được, càng đông càng zui, càng lãnh nhiều thêm tiền phụ cấp gia đình con cái, có người nhất là người gốc Phi châu hay Á rp nhờ được lấy lậu 4 vợ nên họ đẻ không dưới một tiểu đội con !
Khi mới có bầu thôi là Bà Mẹ đã được lãnh tiền trợ-cấp dưỡng-bầu rồi, gọi là Allocation Prénatale = Trợ-cấp trước khi sinh ! Trợ-cấp này chỉ lãnh vào tháng có bầu thứ 6 (là lúc ko phá thai được nữa), nên lãnh 1 cú Rappel 6 tháng cũng... hơi "khẳm" ! Sau đó lãnh thoải mái chẳng cần đi kiếm việc làm nữa cũng đủ sống !
Dân làm biếng ở đâu đó có thể "toi mạng", nhưng ở pháp không sao hết ! Có thể vì vậy nước Pháp tiến "hơi chậm" 1 chút ! Nhưng các Bạn ơi, "Tiến Nhanh" quá có "Sướng" ko hay là "Stress" nhiều hơn ?

Đây là 1 thí-dụ lãnh tiền rất nhiều : - 1 Cô gái 16 tuổi, ko chồng, tự nhiên có bầu !
Tiền trước khi sanh, sau khi sanh (Allocation Prénatale, Allocation Posnatale) giống mọi người dã đành rồi, còn được thêm 3 thứ tiền nữa là "Con ko Cha", "Vợ ko Chồng" và "Mẹ độc-thân vị-thành-niên" : Chính-thc gọi là ALLOCATION POUR MÈRE CÉLIBATAIRE MINUEURE, nhưng có khi còn được gọi 1 cách rất "lãng mạn" trên các thư gởi đàng-hoàng là : ALLOCATION POUR JEUNE FILLE COURAGEUSE, "Trợ-cấp cho Cô-gái trẻ can-đảm" ! Quá đúng ! 16 mà có bầu thì can-đảm chớ còn gì nữa ! Nhưng khi đủ 18 tuổi thì tiền này bị cúp ! Khỏi lo, tiền "Con ko Cha" + "Vợ ko Chồng" cũng xấp-xỉ người đi làm rồi, chưa kể nếu còn là dạng ưu-tiên được trợ-cấp tiền thuê-nhà nữa (Allocation du Logement)
Dù sao, chuyện "ko chồng mà có con" chỉ là ngoại-lệ ! Điểm cực-kỳ quan-trọng đưa Pháp trở thành 1 "siêu cường" về "Nhân-đạo Xã-hội" đó chính là luật RMI (Revenu Minimum d' Insertion) : Lợi-tức tối-thiểu để hòa-nhập (vào xã-hội), ra đời dưới thời tổng-thống Francois MITTERRAND. Luật này quan-niệm rằng, ai ko có lợi-tc là bị "trục-xuất khỏi xã-hội", bởi-vậy, Nhà-nước có nhiệm-vụ lo cho tt cả mọi người dân phải có 1 "Lợi-tức Tối-thiểu" ! Bất cứ vì 1 lý-do gì Bạn ko có đủ "Lợi-tức Tối-thiểu", cứ ra Mairie (City Hall) hoặc Qũy Trợ-Cp (Caisse d' Allocations Familiales) mà "kêu", bắt-buộc họ phải giải-quyết rất nhanh ! 


- Lo cho đám dân "làm biếng" quá chu-đáo có-thể làm đất nước chậm tiến chăng?
Tuy vậy, nói nước Pháp "chậm tiến" là hoàn-toàn sai, Pháp bán Airbus đâu thua Boeing, nước Pháp cũng bán phi thuyền, bán được không ít hợp đồng không gian, nước Pháp cũng bán được xe lửa TGV (Train Grande Vitesse), Métro, máy bay chiến-đấu Mirage, chưa kể linh-tinh Mỹ-phẩm, Nước-bông, Rượu-vang... toàn "xịn" ko à !
Pháp làm hệ-thống Métro (xe điện ngầm) cho Cairo (Ai-Cập), Montreal (Canada)... mà bảo Pháp "chậm tiến" thì hơi... oan !

WWII Aircraft Carrier

Tuesday, November 20, 2012

Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học YANGON


TỔNG THỐNG OBAMA: Cảm ơn các bạn. ) Myanmar Naingan, Mingalaba! [Xin chào đất nước Myanmar Tôi rất vinh hạnh có mặt ở đây, tại trường đại học này và là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm đất nước của các bạn.
.
Tôi đến đây vì tầm quan trọng của quốc gia các bạn. Các bạn sống ở ngã tư đường của Đông và Nam Á. Các bạn tiếp giáp với hai quốc gia đông dân nhất hành tinh. Các bạn có một lịch sử lâu dài hàng ngàn năm, và có khả năng giúp xác định vận mệnh của khu vực phát triển nhanh nhất này trên thế giới.
Tôi đến đây vì vẻ đẹp và sự đa dạng của đất nước các bạn. Tôi đã thấy chỉ mới ngày hôm nay bảo tháp vàng Shwedagon, và đã xúc động bởi ý tưởng vượt thời gian của lòng từ bi (metta) – niềm tin rằng thời gian của chúng ta sống trên trái đất này có thể được xác định bằng sự khoan dung và tình yêu. Và tôi biết vùng đất này vươn từ các khu dân cư đông đúc của thành phố cổ này cho đến bản quán của hơn 60.000 làng quê, từ các đỉnh núi của dãy Himalaya, các khu rừng của bang Karen vươn tới hai bờ sông Irrawady.
Tôi đến đây vì lòng ngưỡng mộ của tôi đối với trường đại học này. Chính ở nơi đây, tại ngôi trường này, cuộc phản đối chế độ thực dân đầu tiên đã được tổ chức. Chính ở nơi đây, Aung San đã biên soạn một tạp chí trước khi lãnh đạo phong trào độc lập. Chính ở nơi đây, U Thant đã học được những con đường của thế giới trước khi dẫn dắt thế giới tại Liên Hiệp Quốc. Ở đây, việc học tập nghiên cứu đã phát triển mạnh trong thế kỷ qua và sinh viên đứng lên đòi các quyền cơ bản của con người. Bây giờ, cuối cùng Quốc hội của các bạn đã thông qua một nghị quyết đem lại sức sống mới cho trường đại học này và nó phải giành lại sự vĩ đại của mình, bởi vì tương lai của đất nước này sẽ được xác định bằng việc giáo dục thế hệ trẻ.
Tôi đến đây vì lịch sử giữa hai nước chúng ta. Một thế kỷ trước, các nhà buôn và các nhà truyền giáo Mỹ đã đến đây để tạo dựng các mối quan hệ về niềm tin, thương mại và tình hữu nghị. Và từ bên trong các biên giới này trong chiến tranh thế giới thứ II, các phi công của chúng tôi đã bay tới Trung Quốc và nhiều binh lính của chúng tôi đã hy sinh mạng sống của họ. Cả hai nước chúng ta đều thoát khỏi Đế quốc Anh, và Mỹ là một trong những nước đầu tiên công nhận Liên minh độc lập Miến Điện. Chúng tôi tự hào đặt một Trung tâm Mỹ tại Rangoon và xây dựng các trao đổi qua lại với các trường học như thế này. Và qua nhiều thập kỷ của sự khác biệt, người Mỹ đã thống nhất trong tình cảm của mình đối với đất nước người dân này.
Trên hết, tôi đến đây vì niềm tin vào phẩm giá con người của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ qua, hai nước chúng ta đã trở thành người xa lạ. Nhưng hôm nay, tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi luôn luôn vẫn hy vọng về người dân của đất nước này, về các bạn. Các bạn đã cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi chứng kiến lòng can đảm của các bạn.
Chúng tôi thấy các nhà hoạt động mặc đồ trắng tới thăm gia đình các tù nhân chính trị vào chủ nhật và các nhà sư mặc áo vàng (saffron) biểu tình một cách ôn hòa trên đường phố. Chúng tôi được biết những người dân bình thường đã tổ chức các đội cứu trợ để ứng phó với một cơn bão, và được nghe tiếng nói của các sinh viên và nhịp đập của các nghệ sĩ hip-hop thể hiện tiếng nói tự do. Chúng tôi cũng biết những người lưu vong và người tị nạn không bao giờ mất liên lạc với gia đình hoặc quê quán của họ. Và chúng tôi được gợi cảm hứng từ phẩm giá kiên cường của Daw Aung San Suu Kyi, khi bà chứng minh rằng không có con người nào thực sự có thể bị bỏ tù nếu hy vọng còn cháy bỏng trong trái tim họ.
Khi tôi nhậm chức tổng thống, tôi đã gửi một thông điệp tới những chính quyền cai trị bằng sự sợ hãi. Tôi đã nói, trong bài phát biểu mở đầu, “Chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu quý vị sẵn sàng thả lỏng nắm tay của quý vị”. Và hơn một năm rưỡi qua, một sự chuyển đổi nhanh chóng đã bắt đầu, khi một chế độ độc tài trong năm thập kỷ qua đã nới lỏng sự kìm kẹp của mình. Dưới quyền Tổng thống Thein Sein, mong muốn thay đổi đã được đáp ứng bởi một chương trình cải cách. Hiện nay một lãnh đạo dân sự đang đứng đầu chính phủ, và Quốc hội đang khẳng định chính mình. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ vốn từng bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã đứng lên trong cuộc bầu cử, và bà Aung San Suu Kyi là một đại biểu Quốc hội. Hàng trăm tù nhân lương tâm đã được trả tự do, và lao động cưỡng bức đã bị cấm. Các thỏa thuận ngừng bắn bước đầu đã đạt được với quân đội các nhóm sắc tộc, và các luật mới tạo điều kiện cho một nền kinh tế cởi mở hơn.
Vì thế, hôm nay, tôi đến để giữ lời hứa của mình và mở rộng bàn tay thân hữu. Bây giờ nước Mỹ đã có Đại sứ tại Rangoon, cấm vận đã được nới lỏng, và chúng tôi sẽ giúp xây dựng lại một nền kinh tế có thể tạo ra cơ hội cho người dân, và có tác dụng như là một động cơ tăng trưởng cho thế giới. Nhưng cuộc hành trình đáng chú ý này chỉ mới bắt đầu, và có nhiều điều phải đi xa hơn nữa. Cải cách được đưa ra từ phía trên cùng của xã hội phải đáp ứng nguyện vọng của những công dân hợp thành nền tảng của nó. Những đóm lửa lung linh của sự tiến bộ mà chúng ta đã thấy không phải bị tắt đi – chúng phải được làm sáng thêm, chúng phải trở thành một sao Bắc đẩu soi sáng cho mọi người dân của đất nước này.
Và thành công của các bạn trong nỗ lực đó là quan trọng đối với Hoa Kỳ, cũng như đối với tôi. Mặc dù chúng ta ở những nơi khác nhau, chúng ta cùng có những giấc mơ chung: được chọn lưa các lãnh đạo của chúng ta, được sống hòa bình với nhau, được hưởng một nền giáo dục và có một cuộc sống tốt, yêu thương gia đình và cộng đồng của chúng ta. Đó là lý do tại sao tự do không phải là một ý tưởng trừu tượng, tự do chính là điều làm cho tiến bộ loài người có thể xảy ra- không chỉ tại các thùng phiếu, nhưng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Franklin Delano Roosevelt, một trong những Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, đã hiểu rõ sự thật này. Ông xác định cứu cánh của Mỹ là điều gì đó nhiều hơn chỉ quyền bỏ phiếu. Ông hiểu dân chủ không chỉ là việc đi bầu. Ông kêu gọi thế giới nắm lấy bốn quyền tự do cơ bản: tự do ngôn luận, tự do thờ phượng, (tự do) thoát khỏi sự bức bách của nhu cầu vật chất, và (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi. Bốn quyền tự do này củng cố lẫn nhau, và bạn không thể hoàn toàn thực hiện một mà không thực hiện tất cả chúng.
Vì vậy, đó là tương lai mà chúng ta tìm kiếm cho chính mình, và cho tất cả mọi người. Và đó là những gì tôi muốn nói chuyện với bạn ngày hôm nay.
Trước tiên, chúng tôi tin vào quyền tự do bày tỏ để tiếng nói của những người dân bình thường, có thể nghe được thấy, và các chính phủ phản ánh ý chí của họ – ý chí của nhân dân.
Tại Hoa Kỳ, hơn hai thế kỷ, chúng tôi đã làm hết sức mình để giữ lời hứa này cho tất cả các công dân của chúng tôi – giành được tự do cho những người bị bắt làm nô lệ, mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ và người Mỹ gốc châu Phi, bảo vệ các quyền của người lao động được có tổ chức.
Và chúng tôi nhận ra rằng không có hai quốc gia nào đạt được những quyền đó theo đúng cùng một cách, nhưng việc đất nước của bạn sẽ mạnh hơn nếu biết dựa trên sức mạnh của toàn dân là không có gì nghi vấn. Đó là cái cho phép các quốc gia thành công. Đó là cái mà cải cách đã bắt đầu làm.
Thay vì bị đàn áp, quyền của người dânđược tu tập với nhau bây giờ phải được tôn trọng đầy đủ. Thay vì bị kiềm chế, bức màn kiểm duyệt các phương tiện truyền thông phải tiếp tục đượctháo dỡ  Và khi các bạn thực hiện các bước này, các bạn có thể dẫn tới sự tiến bộ. Thay vì bị lờ đi, các công dân phản đối việc xây dựng đập Myitsone đã được lắng nghe. Thay vì bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, các đảng phái chính trị đã được phép tham gia. Các bạn có thể thấy tiến bộ đã được thực hiện. Như một cử tri đã nói trong các cuộc bầu cử quốc hội ở đây, “Cha mẹ và ông bà của chúng tôi chờ đợi điều này, nhưng không bao giờ thấy nó.tới”. Và bây giờ bạn có thể nhìn thấy nó. Bạn có thể nếm mùi vị của tự do.
Và để bảo vệ tự do của tất cả các cử tri, những người nắm quyền phải chấp nhận những ràng buộc. Đó là những gì thể chế của Mỹ được thiết kế để làm. Hiện giờ, Mỹ có thể có quân đội mạnh nhất thế giới, nhưng nó phải chịu sự kiểm soát dân sự. Trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đưa ra quyết định để quân đội thực hiện, không phải điều ngược lại. Là Tổng thống và Tổng tư lệnh, tôi có trách nhiệm đó bởi vì tôi chịu trách nhiệm đối với nhân dân.
Bây giờ, ngược lại, với tư cách Tổng thống, tôi không thể chỉ việc áp đặt ý chí của tôi lên Quốc hội – Quốc hội Hoa Kỳ – mặc dù đôi khi tôi ước mình có thể làm điều đó. Ngành lập pháp có quyền hạn riêng và đặc quyền riêng của nó, và do đó, họ kiểm soát quyền lực của tôi và cân bằng quyền lực của tôi. Tôi bổ nhiệm một số quan toà, nhưng tôi không thể bảo cho họ phán quyết như thế nào, bởi vì tất cả mọi người ở Mỹ từ một đứa bé đang sống trong nghèo đói cho tới tôi, Tổng thống Hoa Kỳ – đều bình đẳng trước pháp luật. Và một quan toà có thể đưa ra quyết định về việc liệu tôi có tôn trọng luật pháp hay vi phạm pháp luật. Và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước luật đó.
Và tôi mô tả hệ thống của chúng tôi tại Hoa Kỳ bởi vì đó là cách các bạn phải vươn tới cho tương lai mà bạn xứng đáng được hưởng – một tương lai trong đó dù chỉ một tù nhân lương tâm cũng là quá nhiều. Bạn cần phải vươn tới một tương lai ở đó pháp luật là mạnh hơn so với bất kỳ nhà lãnh đạo đơn lẻ nào, bởi vì nó chịu trách nhiệm đối với nhân dân. Các bạn cần phải vươn tới một tương lai mà không có trẻ em nào bị biến thành một người lính và không có phụ nữ bị bốc lột, và trong đó luật pháp bảo vệ họ ngay cả khi họ đang dễ bị nguy khốn, ngay cả khi họ yếu đuối, một tương lai trong đó an ninh quốc gia được củng cố bởi một quân đội phục vụ dưới quyền chỉ huy dân sự và Hiến pháp đảm bảo rằng chỉ có những người do dân bầu mới có thể cai trị.
Trên hành trình đó, Mỹ sẽ nâng đỡ các bạn từng bước trên đường- bằng cách sử dụng sự trợ giúp của chúng tôi để làm xã hội dân sự mạnh lên, bằng cách lôi kéo quân đội của các bạn nâng cao tính chuyên nghiệp và quyền con người, và bằng cách hợp tác với các bạn khi các bạn nối kết sự tiến bộ của các bạn hướng tới dân chủ với phát triển kinh tế. Vì vậy, thúc đẩy cuộc hành trình đó sẽ giúp bạn theo đuổi quyền tự do thứ hai – niềm tin rằng tất cả mọi người cần được (tự do) thoát khỏi sự thúc bách bởi các nhu cầu vật chất.
Đánh đổi ngục tù của sự không quyền lực bằng nỗi đau của một dạ dày trống rỗng là chưa tương xứng. Nhưng lịch sử cho thấy rằng các chính phủ của dân, do dân và vì dân là mạnh hơn rất nhiều trong việc tạo ra sự thịnh vượng. Và đó là quan hệ đối tác mà chúng tôi tìm kiếm với các bạn.
Khi những người bình thường có tiếng nói về tương lai của họ, thì đất của bạn không dễ bị tướt đoạt. Và đó là lý do tại sao cải cách phải đảm bảo rằng người dân của quốc gia này có thể có hầu hết những quyền sở hữu cơ bản đó – quyền sở hữu mảnh đất mà các bạn sống trên đó và làm việc trên đó.
Khi tài năng các bạn được cỡi trói, thì cơ hội sẽ được tạo ra cho tất cả mọi người. Mỹ đang bãi bỏ lệnh cấm các công ty kinh doanh tới làm ăn ở đây, và Chính phủ các bạn đã bãi bỏ các hạn chế về đầu tư và đã thực hiện các bước mở cửa nền kinh tế. Và bây giờ, khi nhiều của cải hơn đổ vào bên trong biên giới của các bạn, chúng tôi hi vọng và mong rằng nó sẽ nâng nhiều người lên hơn. Nó không thể chỉ giúp cho những người tầng lớp trên. Nó phải giúp cho tất cả mọi người. Và kiểu tăng trưởng kinh tế đó, tất cả mọi người trong đó đều có cơ hội – nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn có thể thành công – đó là cái làm một nước chuyển dịch nhanh chóng khi nó đi tớiphát triển.
Tuy nhiên, kiểu tăng trưởng đó chỉ có thể được tạo ra nếu tham nhũng bị bỏ lại phía sau. Để đầu tư dẫn đến cơ hội, cải cách phải thúc đẩy ngân sách minh bạch và công nghiệp do tư nhân làm chủ.
Lãnh đạo bằng nêu gương, Mỹ khẳng định rằng các công ty của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn cao về sự cởi mở và minh bạch nếu họ làm ăn ở đây. Và chúng tôi sẽ làm việc với các tổ chức như Ngân hàng Thế giới để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy một nền kinh tế cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân nhỏ phát triển mạnh và cho phép người lao động giữ lấy những gì họ kiếm được. Và tôi rất hoan nghênh quyết định mới đây của chính phủ các bạn tham gia vào tổ chức mà chúng tôi gọi là Quan hệ đối tác Chính phủ mở rộng của chúng tôi, để công dân có thể kì vọng tính chịu trách nhiệm và biết được chính xác các khoản tiền được chi tiêu như thế nào và hệ thống chính phủ vận hành ra sao.
Trên hết, khi tiếng nói của các bạn được chính phủ nghe thấy, có nhiều khả năng là các nhu cầu cơ bản của các bạn sẽ được đáp ứng. Và đó là lý do tại sao cải cách phải vươn tới cuộc sống hàng ngày của những người đang đói và những người đang bệnh, và những người sống không có điện, nước. Và ở đây, nước Mỹ cũng sẽ thực hiện phần của mình trong việc hợp tác với cácbạn.
Hôm nay, tôi tự hào thành lập lại phái bộ USAID của chúng tôi ở đất nước này, đó là cơ quan hướng dẫn phát triển của chúng tôi. Và Hoa Kỳ muốn làm một đối tác trong việc giúp đất nước này vốn từng là vựa lúa của châu Á, tái lập năng lực nuôi sống người dân, chăm sóc người bệnh, giáo dục trẻ em, và xây dựng thể chế dân chủ khi các bạn tiếp tục con đường cải cách.
Đất nước này nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên, và chúng phải được bảo vệ chống lại khai thác bừa bãi. Và chúng ta hãy nhớ rằng trong một nền kinh tế toàn cầu, nguồn tài nguyên lớn nhất của một nước là người dân. Vì vậy, qua việc đầu tư vào các bạn, quốc gia này có thể mở cánh cửa cho sự thịnh vượng hơn thêm nhiều – bởi vì mở khóa tiềm năng của một quốc gia phụ thuộc vào việc trang bị năng lực cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ.
Đúng như giáo dục là chìa khóa cho tương lai của nước Mỹ, nó cũng sẽ là chìa khóa cho tương lai của các bạn. Và vì vậy chúng tôi mong muốn hợp tác với các bạn, như chúng tôi đã và đang làm với nhiều nước láng giềng của các bạn, để mở rộng cơ hội và đào sâu thêm các trao đổi qua lại giữa các sinh viên của chúng ta. Chúng tôi muốn sinh viên từ đất nước này đi đến Hoa Kỳ học hỏi chúng tôi, và chúng tôi muốn sinh viên Mỹ đến đây học hỏi các bạn.
Và sự thật này dẫn tôi đến quyền tự do thứ ba mà tôi muốn thảo luận: sự tự do thờ thờ phượng – tự do thờ phượng như các bạn muốn, và quyền của các bạn đối vớii phẩm giá con người cơ bản.
Đất nước này, giống như đất nước của tôi, được thiên nhiên phú cho sự đa dạng. Không phải ai cũng trông giống nhau. Không phải tất cả mọi người đến từ cùng một khu vực. Không phải tất cả mọi người thờ phượng theo cùng một cách. Tại các thành phố và thị trấn của các bạn, có đền, chùa, nhà thờ [đạo Ki tô] và nhà thờ đạo Hồi đứng cạnh nhau. Hơn một trăm nhóm sắc tộc đã là một phần của câu chuyện củacác  bạn. Tuy nhiên, trong các biên giới này, chúng tôi đã nhìn thấy một số trong các cuộc nổi dậy kéo dài nhất thế giới, chúng đã làm mất vô số mạng sống và xé rời nhiều gia đình và cộng đồng , và đứng chắn trên con đường phát triển.
Không có quá trình cải cách nào thành công mà không có hòa giải dân tộc. (Vỗ tay) Bây giờ các bạn có một thời khắc của cơ hội đáng kể để chuyển các cuộc ngừng bắn thành một giải pháp lâu dài, và theo đuổi hòa bình ở nơi mà các mâu thuẫn vẫn còn nán lại, kể cả ở bang Kachin. Những nỗ lực này phải dẫn đến một nền hòa bình công chính và lâu dài hơn, bao gồm cả việc trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu, và một cơ hội cho những người di tản trở về quê.
Hôm nay, chúng ta nhìn vào vụ bạo động gần đây tại bang Rakhine vốn đã gây ra quá nhiều đau khổ, và chúng ta thấy sự nguy hiểm của tình trạng căng thẳng tiếp tục ở đó. Đã quá lâu, người dân của bang này, kể cả sắc dân Rakhine, phải đối mặt với cái nghèo và sự khủng bố nghiền nát. Nhưng không có lý do cho bạo lực đối với người dân vô tội. Và người Rohingya giữ cho chính họ mình – giữ bằng chính họ cùng một phẩm giá như các bạn, và tôi giữ.
Hòa giải dân tộc sẽ cần thời gian, nhưng vì lợi ích của nhân loại chung của chúng ta, và vì tương lai của đất nước này, cần phải ngăn chặn sự kích động và ngăn chặn bạo lực. Và tôi hoan nghênh việc chính phủ cam kết sẽ giải quyết các vấn đề của sự bất công và tinh thần trách nhiệm, và tiếp cận trợ giúp nhân đạo và quyền công dân. Đó là một tầm nhìn rằng thế giới sẽ ủng hộ khi các bạn tiến về phía trước.
Mọi quốc gia đều vật vã trong xác định quyền công dân. Mỹ đã có cuộc tranh luận lớn về những vấn đề này, và những cuộc tranh luận đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, bởi vì chúng tôi là một quốc gia của những người nhập cư – những người đến từ mọi nơi của thế giới. Nhưng những gì chúng tôi đã học được ở Mỹ là có một số nguyên tắc mang tính phổ quát, áp dụng cho tất cả mọi người dù bạn trông ra sao,dù bạn đến từ đây, dù bạn đang theo tôn giáo nào. Quyền của người được sống mà không có các mối đe dọa rằng gia đình của họ có thể bị tổn hại hoặc nhà ở của họ có thể bị đốt cháy chỉ vì họ là một ai đó hoặc đến từ một nơi nào đó.
Chỉ có người dân của đất nước này cuối cùng có thể định nghĩa sự hợp nhất của các bạn, có thể định nghĩa một công dân của đất nước này có nghĩa là gì. Nhưng tôi có niềm tin rằng khi các bạn làm điều đó các bạn có thể nhận được sự đa dạng này như là một điểm mạnh chứ không phải là một điểm yếu. Đất nước của bạn sẽ mạnh hơn vì có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng các bạn phải nắm bắt cơ hội đó. Các bạn phải nhận ra thế mạnh đó.
Tôi nói điều này bởi vì đất nước của tôi và cuộc sống của riêng tôi đã dạy cho tôi về sức mạnh của sự đa dạng. Hoa Kỳ là một quốc gia của những người theo đạo Kitô, người Do Thái, người đạo Hồi, đạo Phật, đạo Ấn và người không có đạo. Câu chuyện của chúng tôi được định hình bằng mọi ngôn ngữ, làm giàu bằng mọi nền văn hóa. Chúng tôi có những người có gốc gác từ mọi miền trên thế giới. Chúng tôi đã nếm trải vị cay đắng của cuộc nội chiến và sự phân biệt, nhưng lịch sử của chúng tôi cho chúng tôi thấy rằng sự thù hận trong lòng con người có thể vơi đi, các lằn ranh giữa các chủng tộc và các bộ tộc sẽ phai dần. Và những gì còn lại là một sự thật đơn giản: e pluribus unum [từ nhiều thành một]- đó là những gì chúng tôi nói ở Mỹ. Từ số nhiều đó, chúng tôi là một quốc gia và chúng tôi là một dân tộc. Và sự thật đó , lặp đi lặp lại, làm cho sự hợp nhất của chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó đã làm cho đất nước chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó là một phần trong những cái đã làm nước Mỹ vĩ đại.
Chúng tôi đã sửa đổi Hiến pháp để mở rộng các nguyên tắc dân chủ mà chúng tôi yêu mến. Và tôi đứng trước các bạn hôm nay với cương vị Tổng thống của quốc gia mạnh nhất trên trái đất, nhưng thừa nhận rằng màu da của tôi đã từng bị từ khước quyền bầu cử. Và như thế điều đó sẽ cho bạn một ý thức nào đó rằng nếu đất nước của chúng tôi có thể vượt qua sự khác biệt thì các bạn cũng có thể. Mỗi một con người bên trong các biên giới này là một phần của câu chuyện của các bạn, và các bạn nên nắm giữ điều đó. Đó không phải là một nguồn làm yếu kém, đó là một nguồn sức mạnh – nếu bạn nhận ra nó.
Và điều đó dẫn tôi đến quyền tự do cuối cùng mà tôi sẽ thảo luận ngày hôm nay, và đó là quyền của tất cả mọi người được sống (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi.
Trong nhiều cách, sợ hãi là thế lực chặn giữa con người và những ước mơ của họ. Sợ xung đột và các loại vũ khí chiến tranh. Sợ một tương lai khác lạ với quá khứ. Sợ những thay đổi sắp xếp lại trật tự xã hội và nền kinh tế của chúng ta. Sợ những người trông có vẻ khác ta, hoặc đến từ một nơi khác lạ, hoặc thờ phượng theo một cách khác. Trong một vài giai đoạn đen tối nhất, lúc Aung San Suu Kyi bị cầm tù, bà đã viết một khái luận về (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi. Bà ấy nói sợ mất mát làm hư hỏng những người nắm lấy nó – “Sợ mất quyền lực làm hủ bại những người sử dụng nó, và sợ bị trừng phạt quyền lực làm đồi bại những ai phụ thuộc quyền lực”
Đó là nỗi sợ hãi mà bạn có thể để lại đằng sau. Chúng ta thấy rằng cơ hội ở các nhà lãnh đạo đang bắt đầu hiểu rằng quyền lực đến từ việc thoả mãn những hi vọng của dân, chứ không phải những sợ hãi của dân. Chúng tôi nhìn thấy điều đó ở những công dân khẳng định rằng lần này phải khác, rằng lần này thay đổi sẽ đến và sẽ tiếp diễn. Như bà Aung San Suu Kyi đã viết: “Sợ không phải là trạng thái tự nhiên của con người văn minh.” Tôi tin điều đó. Và hôm nay, các bạn đang cho thế giới thấy rằng sự sợ hãi không phải là trạng thái tự nhiên của cuộc sống ở đất nước này.
Đó là lý do tại sao tôi ở đây. Đó là lý do tại sao tôi đến Rangoon. Và đó là lý do tại sao những gì xảy ra ở đây là rất quan trọng – không những đối với khu vực này mà còn đối với cả thế giới. Bởi vì bạn đang bước vào một cuộc hành trình có khả năng truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Đây là một thử nghiệm liệu một quốc gia có thể chuyển tới một nơi vị thế tốt đẹp hơn.
Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương, và chúng tôi thấy tương lai của chúng tôi cũng ràng buộc với những quốc gia và các dân tộc này ở phía Tây của chúng tôi. Và khi nền kinh tế của chúng tôi hồi phục, chính đây là nơi mà chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ tìm thấy sự tăng trưởng to lớn. Khi chúng tôi kết thúc cuộc chiến tranh đã chi phối chính sách đối ngoại của chúng tôi trong một thập kỷ, khu vực này sẽ là một trọng tâm cho những nỗ lực của chúng tôi để xây dựng một nền hòa bình thịnh vượng.
Ở đây trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi nhìn thấy tiềm năng cho sự hội nhập giữa các quốc gia và người dân. Và với cương vị Tổng thống, tôi đã nắm lấy ASEAN vì lý do vượt ngoài thực tế là tôi đã sống một khoảng thời thơ ấu của tôi tại khu vực này, ở Indonesia. Bởi vì với ASEAN, chúng tôi thấy các nước đang trên đà chuyển tới- các nước đang lớn mạnh, và các nền dân chủ đang nổi lên; các chính phủ đang hợp tác nhau; tiến bộ đang xây dựng trên sự đa dạng chạy khắp các đại dương, các đảo, các cánh rừng và các thành phố, các dân tộc thuộc mọi chủng tộc và mọi tôn giáo. Đây là những gì thế kỷ 21 nên giống như thế nếu chúng ta có can đảm bỏ qua một bên sự khác biệt của chúng ta và bước tới trước với một ý thức quan tâm lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau.
Và ở đây tại Rangoon, tôi muốn gửi một thông điệp cho khắp châu Á: Chúng ta không cần phải được xác định bởi các ngục tù của quá khứ. Chúng ta cần phải nhìn về tương lai. Đối với lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, tôi đã đưa cho một sự chọn lựa: hãy dẹp bỏ vũ khí hạt nhân và chọn con đường hòa bình và tiến bộ. Nếu quý vị làm như thế thì quý vị sẽ thấy có một bàn tay mở rộng từ Hoa Kỳ.
Vào năm 2012, chúng ta không cần phải bám vào sự phân chia Đông, Tây, Nam, Bắc. Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, láng giềng phía Bắc của các bạn, và Ấn Độ, láng giềng phía Tây của các bạn. Liên Hiệp Quốc – Hoa Kỳ sẽ làm việc với bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, muốn đóng góp cho một thế giới hòa bình hơn và thịnh vượng hơn, và công chính hơn và tự do hơn. Và Hoa Kỳ sẽ là một người bạn với bất kỳ quốc gia nào tôn trọng các quyền của công dân mình và có trách nhiệm về luật pháp quốc tế.
Đó là đất nước, đó là thế giới mà bạn có thể bắt đầu xây dựng ở đây tại thành phố lịch sử này. Quốc gia này vốn bị quá cô lập có thể cho thế giới thấy sức mạnh của một khởi đầu mới, và chứng minh một lần nữa rằng cuộc hành trình tới dân chủ đi đôi với phát triển. Tôi nói điều này trong khi biết rằng vẫn còn có vô số người ở đất nước này, những người không được hưởng những cơ hội mà nhiều bạn ngồi đây được hưởng. Có hàng chục triệu người sống không có điện. Có những người tù lương tâm vẫn đang chờ đợi được thả ra. Có những người tị nạn và di tản trong các trại mà ở đó hi vọng vẫn còn là cái gì đó nằm ở chân trời xa xôi.
Hôm nay, tôi nói với các bạn, và tôi nói với tất cả mọi người có thể nghe thấy tiếng nói của tôi – rằng Hoa Kỳ ở với các bạn, kể cả những người đã bị lãng quên, những người bị tước đoạt, những người đang bị tẩy chay, những người nghèo khổ. Chúng tôi mang câu chuyện của các bạn trong đầu của chúng tôi và hi vọng của các bạn trong tim của chúng tôi, bởi vì trong thế kỷ 21 với sự lan toả của công nghệ và việc phá vỡ các rào cản, tuyến đầu của tự do nằm bên trong phạm vi các quốc gia và các cá nhân, không chỉ nằm giữa chúng.
Như một cựu tù nhân đã nêu ra trong nói chuyện với đồng bào của ông, “Chính trị là công việc của các bạn. Nó không chỉ dành cho [các] nhà chính trị”. Và chúng tôi có một thành ngữ ở Hoa Kỳ rằng văn phòng quan trọng nhất trong một nền dân chủ là văn phòng công dân – không phảiTổng thống, Chủ tịch, mà là công dân. (Vỗ tay)
Vì vậy, cuộc hành trình này có thể có vẻ bất thường và khó khăn và đầy thử thách và đôi khi bực bội  nhưng cuối cùng, các bạn, các công dân của đất nước này, là những người phải xác định tự do có nghĩa là gì. Các bạn là những người sẽ phải nắm bắt tự do, bởi vì một cuộc cách mạng thực sự của tinh thần bắt đầu trong mỗi trái tim của chúng ta. Nó đòi hỏi các loại can đảm mà rất nhiều các nhà lãnh đạo của bạn đã thể hiện.
Con đường phía trước sẽ được đánh dấu bởi những thách thức rất lớn, và sẽ có những người chống lại sức mạnh của sự thay đổi. Nhưng tôi đứng đây với long tự tin rằng những gì đang xảy ra ở đất nước này là không thể đảo ngược, và ý chí của người dân có thể nâng đất nước này lên và tạo nên một ví dụ tuyệt vời cho thế giới. Và các bạn sẽ có Hoa Kỳ là một đối tác với các bạn trên cuộc hành trình dài đó. Vì vậy, cezu tin bad de.[Xin cám ơn các bạn]
Cảm ơn các bạn.
Rangoon, Miến Điện
Người dịch: Huỳnh Phan


Hình ảnh: Toàn cảnh chuyến thăm Đông Nam Á của TT Obama



Tổng thống Mỹ Barack Obama chọn Đông Nam Á làm địa điểm công du đầu tiên sau khi tái đắc cử chỉ sau 12 ngày. Đây được coi là biểu hiện mới nhất của quyết tâm gắn chặt Mỹ với một khu vực năng động, phát triển nhanh và hết sức quan trọng với nước Mỹ.
Tổng thống Obama đến Thái Lan hôm 18/11, ông cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton tới thăm ngôi chùa nổi tiếng Wat Pho nổi tiếng ở thủ đô Bangkok. Sáng 19/11 ông chính thức tới thăm Myanmar và bay tới Campuchia vào chiều 19/11, thăm Campuchia và tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) mở rộng ngày 20/11.
Sở dĩ chuyến đi này của Tổng thống Obama được ghi nhận là chuyến công du lịch sử là bởi mấy lý do sau. Thứ nhất, ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm đất nước Campuchia. Thứ hai, chuyến thăm và làm việc tại Myanmar diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương Mỹ-Myanmar đang ấm dần sau khi Mỹ nới lỏng cấm vận để đáp lại làn sóng cải cách tại quốc gia Đông Nam Á này. Thứ ba, tại hội nghị EAS, tổng thống Mỹ dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng về chính sách của Mỹ đối với khu vực.
Theo giới chuyên gia, việc ông Obama chọn chuyến công du đầu tiên của mình sau khi tái đắc cử để gặp các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Đông Á, thể hiện châu Á vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ
Dưới đây là những hình ảnh ghi lại chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi tái đắc cử:
 
Ngày 19/11, Tổng thống Obama có cuộc họp báo chung ngắn với biểu tượng dân chủ, bà Aung San Suu Kyi tại dinh thự của bà ở Yangon. Và ông không ngại ngần trao cho bà một nụ hôn vào má.

 

 
Hôm 18/11, Tổng thống Obama cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton tới thăm ngôi chùa nổi tiếng Wat Pho nổi tiếng ở thủ đô Bangkok.

 

 
Người dân vẫy cờ Mỹ chào đón Tổng thống Obama trước cuộc gặp của ông với nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ Aung San Suu Kyi ngày 19/11.
 


 

 
Phút nghỉ ngơi của đầu bếp sau khi chuẩn bị xong đồ ăn tại Đại học Yangon.

 

 
Tổng thống Obama hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ở Bangkok ngày 18/11.

 

 
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và bà Aung San Suu Kyi tại Đại học Yangon khi Tổng thống Obama có bài phát biểu tại Đại học Yangon.

 

 
Phi cơ của Tổng thống Mỹ khởi hành từ Sân bay Quốc tế Yangon.

 

 
Tổng thống Obama trò chuyện cùng Thủ tướng New Zealand John Key trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 21 và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh.

 

 
Người dân ủng hộ tập trung trước nhà của biểu tượng dân chủ, bà Aung San Suu Kyi khi ông Obama có chuyến viếng thăm ngắn tới đây.

 

 
Ngày 18/11, Tổng Thống Obama đã tới thăm Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej tại bệnh viện Siriraj ở thủ đô Bangkok.

 

 
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nâng ly trong bữa ăn tối tại tòa nhà chính phủ ở Bangkok.

 

 
Người dân Myanmar chào đón Tổng thống Mỹ khi đoàn đi qua Yangon ngày 19/11.

 

 
Hôm 18/11, Tổng thống Obama cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton tới thăm ngôi chùa nổi tiếng Wat Pho nổi tiếng ở thủ đô Bangkok.

 

 
Cảnh sát và lực lượng an ninh đảm bảo an toàn tại sân bay Quốc tế Yangon.

 

 
Tổng thống Obama tay trong tay chụp chung cùng các nhà lãnh đạo ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Cung Hòa bình ở Phnom Penh ngày 19/11. Trong hình là Tổng thống Obama, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia và Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah.

 

 
Chụp ảnh Tổng thống Obama đang phát biểu tại Đại học Yangon.

 

 
Tổng thống Barack Obama bắt tay với Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

 

 
Tổng thống Obama phát biểu tại Đại học Yangon.