Lời tựa
Patachara
Kimala
Oan gia
Hình thức Nhận diện và chuyển hóa
Các chuyện oan gia
Chuyện nhân quả
Vấn đáp
Kết luận
Sách tham khảo
LỜI TỰA Đề tài oan gia đã được thuyết giảng nhiều lần từ năm 2010 đến 2013. Tập sách này đúc kết lại các buổi giảng trên. Cốt lõi oan gia chỉ có một, nhưng mỗi lần giảng thì tôi thêm vào nhiều câu chuyện rút tỉa từ kinh sách, báo chí, internet hoặc nghe kể lại. Sống ởđời, ai cũng đi tìm hạnh phúc, muốn có một gia đình vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau, muốn có con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, anh em hòa thuận. Sự mong ước rất đơn giản như vậy nhưng nhiều người suốt đời tìm hoài không được. Ngược lại, nhiều khi những người thân thương mà ta trông chờ hạnh phúc lại là người làm khổ ta nhiều nhất. Ta muốn họ làm vừa ý ta thì họ lại luôn làm trái ý ta, chưa kể họ bắt ta phải theo ý họ, hoặc họ bỏbê, hất hủi, mắng chửi, đánh đập ta. Tại sao cuộc đời lại trớ trêu như vậy? Tại sao những người "thân thương" không thương yêu ta đúng như nghĩa "thân thương" mà lại làm khổ ta? Mời bạn đọc tìm câu trả lời trong tập sách này. Ta Bà, tháng 6 năm 2014 Thích Trí Siêu
5Patachara là một tiểu thư trẻ đẹp, con nhà giàu có ở thành Xá Vệ. Khi lớn lên nàng đem lòng yêu thương một chàng trai giúp việc trong nhà. Hai người đang yêu thương nhau thì cha mẹ nàng báo tin sắp sửa gả nàng cho con trai của một gia đình giàu có, môn đăng hộ đối. Khi nghe tin này, nàng liền đánh cắp một số tiền lớn của cha mẹ rồi cùng người yêu trốn nhà đi xây tổ uyên ương ở một nơi thật xa. Sau một thời gian, số tiền mang theo vơi cạn. Cuộc sống của hai người dần dần trở nên túng thiếu, cơ cực. Rồi một ngày nọ nàng mang thai. Là một tiểu thư khuê các, không quen cực khổ, nàng năn nỉ chồng trở về nhà cha mẹ để nhờ cha mẹ giúp đỡ lúc sinh nở. Nhưng người chồng không bằng lòng vì sợ bị bắt bớ, tù tội. Gần đến ngày sinh nở nhưng vẫn không thuyết phục được chồng nên nàng liền bỏ trốn, tìm đường trở về nhà cha mẹ. Người chồng khi đi làm về không thấy vợ liền vội vã chạy đi tìm. Nàng Patachara phần bụng mang dạ chửa gần ngày sinh nở, phần không quen lặn lội đường xa nên chồng nàng rượt bắt kịp dễ dàng. Lúc đó nàng cũng vừa hạ sinh đứa con đầu lòng nên bỏ ý định về nhà cha mẹ, và theo chồng trở về nhà. Hai vợ chồng và đứa con tiếp tục cuộc sống vất vả, thiếu thốn. Rồi nàng lại mang thai đứa con thứ hai. Và chuyện cũ lại tái diễn. Sau khi năn nỉ chồng cùng nhau trở về nhà cha mẹ và chồng không đồng ý, nàng lại dắt con bỏ trốn khi chồng đi làm. Nhưng lần này nàng đi một cách khổ nhọc hơn vì ngoài cái thai gần ngày sinh, nàng còn phải dắt thêm một đứa bé mới lên hai tuổi. "Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí", mới đi được một quãng, trời nổi cơn giông bão, mưa lớn trút xuống như thác. Nàng phải dẫn con ẩn núp dưới các tàng cây trong rừng cho qua cơn mưa bão. Phần vì lạnh lẽo và quá sợ hãi, nàng chuyển bụng và đứa con chào đời sớm hơn dự tính. Nước mưa từ cơn bão tiếp tục đổ xuống. Các tàng cây không đủ che mưa cho hai đứa con. Nàng phải đặt hai đứa bé dưới đất, rồi quỳ trên hai tay và hai chân, dùng thân mình che mưa cho các con. Người chồng đi làm về không thấy vợ thì biết ngay nàng đã trốn về nhà cha mẹ như lần trước nên vội vã chạy đi tìm. Sau một hồi chàng cũng gặp được vợ con. Nàng Patachara và hai đứa bé khi đó bịướt lạnh run rẩy. Nàng hối chồng đi tìm củi khô để đốt sưởi ấm. Người chồng thương vợ con, dù trời mưa ngập nước, vẫn hấp tấp chạy đi tìm củi khô. Nàng chờ một hồi lâu không thấy chồng trở về, linh tính 7cho biết có chuyện gì chẳng may. Nàng liền gắng gượng tay bồng, tay dắt con thơ đi tìm chồng. Đi được một quãng thì một cảnh tượng đau lòng hiện ra, chồng nàng nằm chết bên một bụi cây, thân xác bầm tím. Nàng biết chồng đã bị rắn độc cắn chết. Nàng ôm xác chồng đau khổ khóc than, thảm thiết, tự trách vì mình mà chồng phải tử vong. Than khóc một hồi, cuối cùng nàng đành gạt lệ tay bồng tay dắt hai con tìm đường về nhà cha mẹ. Đi được một quãng thì gặp một dòng sông nước chảy xiết do cơn bão ngày hôm trước. Ngoài cách lội qua sông, nàng không còn đường nào khác để đi. Thể chất của nàng còn quá yếu vì mới sinh nở nên không thể bồng bế hai con băng qua sông một lượt. Nàng bèn để đứa con lớn ngồi lại trên bờ và dặn con ngồi đây chờ mẹ bồng em qua bên kia rồi sẽ trở lại ẵm con qua sau. Đứa bé vâng lời, ngồi ở bờ bên này chờ mẹ. Nàng liền bế đứa con mới sinh lội qua bờ bên kia. Đến nơi, nàng đặt con xuống đất, cởi áo đắp cho con xong, vội vã quay trở lại bờ bên kia đón đứa con lớn. Lội đến gần giữa sông, nàng quay đầu lại xem chừng đứa con sơ sinh của mình thì hỡi ôi! Một con diều hâu trên cao nhìn thấy đứa bé đang nằm bên dưới đúng là miếng mồi ngon nên xà xuống chụp lấy. Nàng hoảng hốt la hét vẫy tay xua đuổi diều hâu, nhưng quá trễ, nó đã quặp lấy đứa nhỏ bay đi mất.
8Trong khi đó, đứa con lớn bên kia bờ thấy mẹ vừa vẫy tay vừa kêu la, nó tưởng mẹ gọi nên chập chững bước xuống sông. Chỉ mới vài bước, nó đã bị dòng nước cuốn trôi đi trong tiếng gào thét hãi hùng của người mẹ. Nàng Patachara lúc đó đau khổ không bút mực nào tả xiết. Chỉ trong một ngày mà ba người thân yêu của nàng lần lượt ra đi vĩnh viễn. Nàng như điên dại, khóc than lẩm bẩm: "Thôi đời ta đã mất tất cảrồi... không còn gì nữa hết..." Khóc than cho đến lúc không còn nước mắt và hơi sức để khóc nữa, nàng gắng gượng lên đường trởvề nhà cha mẹ, hy vọng đó là nơi nương tựa cuối cùng. Đến chiều nàng về tới thành Xá Vệ. Khi hỏi thăm tin tức về gia đình, nàng mới hay là cơn bão hôm qua đã làm sập nhà đè chết cha mẹ và em trai của nàng. Dân làng đã mang ba người đó đi hỏa thiêu rồi. Không còn chịu đựng nổi cơn đau khổ cùng cực, nàng phát điên lên, xé quần xé áo, vừa đi vừa than khóc, kể lể: "Hai con ta đã chết, chồng ta đã qua đời, cha mẹ ta, em trai ta cũng chết, ..." Bắt đầu từ đó nàng trở thành một người điên và người ta gọi nàng là Patachara, tức là người không mặc quần áo. Đi đến đâu nàng cũng bị xua đuổi, ném đất cát, rác rưới dơ bẩn.
9Một ngày kia, Đức Phật đang giảng pháp tại Kỳ Viên Tịnh Xá thì nàng thất thểu đi vào. Thính chúng hoảng hốt ngăn cản vì sợ nàng làm mất sự trang nghiêm thanh tịnh của buổi giảng. Nhưng Đức Phật từ bi bảo: - Chớ có ngăn cản nàng. Cứ để nàng tự nhiên vào gặp Như Lai. Khi nàng vào đến, Đức Phật bảo: - Này thiếu phụ Patachara! Hãy tỉnh lại đi! Kỳ lạ thay! Nghe lời nói từ bi êm dịu của Đức Phật, nàng như bừng tỉnh. Nhìn lại mình không một mảnh vải che thân, nàng hổ thẹn ngồi sụp xuống. Những người chung quanh thấy vậy liền đưa cho nàng vài tấm khăn để khoác lên người. Sau đó nàng quỳ xuống lạy Đức Phật và nói: - Bạch Ngài, xin Ngài cho con được nương tựa vì bây giờ con lang thang không có chỗ dung thân. Con của con, một đứa bị nước lũ cuốn trôi, một đứa bị diều hâu tha mất. Chồng con bị rắn cắn chết. Cha mẹ và em trai con bị nhà sập đè chết. Chỉ trong vòng một ngày mà tất cả những người thân yêu của con đã vĩnh viễn ra đi. Giờ đây con không còn người thân, không còn chỗ nương tựa, không có quần áo mặc. Xin Ngài từ bi cho con nương tựa nơi Ngài. Đức Phật bảo nàng:
10- Này Patachara! Chớ có nghĩ rằng nương tựa nơi này hay nơi khác, nương tựa người này hay người khác mà hết đau khổ. Và Đức Phật giảng cho Patachara nghe: - Từ nhiều kiếp luân hồi, nàng đã khóc vì mất chồng, mất con, mất người thân. Đây không phải là lần đầu. Nước mắt của nàng nhiều hơn nước của bốn biển. Phải thấy rõ được sự thật như vậy. Khi thấy được như vậy thì kẻ trí biết sống lắng đọng, trau giồi giới đức, thanh lọc mọi ô nhiễm và tâm hướng đến Niết bàn. Cha mẹ, vợ chồng, con cái không phải là nơi nương tựa. Vì sao? Vì họ sẽ bị luật vô thường chi phối. Chúng ta cứ mãi lầm lẫn tìm nương tựa những nơi không đáng nương tựa. Vì vậy chúng ta cứ khổ đau hoài trong dòng sinh tử, khóc đến nỗi nước mắt còn nhiều hơn nước của bốn biển. Sau cùng, Đức Phật nói bài kệ dạy cho nàng Patachara: - "Dầu cha mẹ con cái Vợ chồng và quyến thuộc Cũng không thể cứu giúp Khi thân hoại mạng chung Thấy được sự thật này Bậc trí thu thúc giới Thanh lọc, hướng Niết Bàn".
11Kỳ diệu thay! Nghe xong bài kệ, nàng Patachara chứng quả Tu Đà Hoàn, là quả vị thứ nhất trong bốn thánh quả Thanh Văn, và nàng liền xin xuất gia với Đức Phật. Sau khi thọ giới tỳ kheo ni, sư cô Patachara nỗ lực tu tập để tiến lên những quả vị cao hơn. Một hôm, trong lúc múc nước rửa chân, sư cô quan sát thấy nước của gáo thứ nhất từ chân của sư cô chảy ra một đoạn rồi thấm xuống đất. Sư cô xối lên chân gáo thứ hai, nước cũng chảy ra rồi thấm xuống đất, nhưng lần này nước chảy ra xa hơn lần trước. Lần thứ ba, nước chảy ra xa hơn hai lần đầu. Vừa rửa chân, sư cô vừa nhìn, vừa quán ba lần nước chảy xuống đất. Sư cô quán chiếu thấy rằng cuộc đời nầy vô thường, thay đổi không khác gì những dòng nước vừa chảy từ chân sư cô xuống đất. Bao cảnh chết chóc tang thương mà sư cô đã chứng kiến: có những loài hữu tình chết khi còn trẻ, giống như sư cô xối nước lần đầu. Một số chúng sinh chết lúc trung niên như sư cô xối nước lần thứ hai. Một số chết già như dòng nước xối lần thứ ba. Lúc quán chiếu như vậy, tâm sư cô bắt đầu dừng lại, rồi trở nên vắng lặng. Đức Phật lúc đó đang ngồi trong tịnh thất, đọc được dòng tâm thức của sư cô. Biết rằng sư cô đang trong tiến trình chứng đạo, ngài liền phóng ra một
12luồng hào quang hóa hiện trước mặt sư cô. Đức Phật bảo sư cô rằng: - Này Patachara, tất cả loài hữu tình, cuối cùng rồi sẽ phải chết. Người sống 100 năm mà không thấy được pháp sanh diệt không bằng người chỉ sống một ngày mà nhận ra được pháp sanh diệt. Vừa nghe Đức Phật nói xong, sư cô liền chứng quả A La Hán. Từ đó, sư cô bắt đầu đi thuyết pháp. Những người được nghe giảng đều phát tâm xuất gia với sư cô. Tất cả đều chứng thánh quả, gọi là nhóm Ni chúng Patachara. Từ một người phụ nữ đầy đau khổ, chỉ trong vòng một ngày mà mất tất cả người thân, khi gặp được Phật thì tỉnh ngộ, chứng được quả vị Tu Đà Hoàn rồi từ từ lên đến A La Hán. Sau khi có thần thông, sư cô biết được những kiếp trước của mình. Đức Phật dù biết tiền kiếp của sư cô, nhưng ngài muốn để sư cô tự kể lại cho đại chúng nghe vì sao sư cô bị những quả báo quá khổ đau như vậy? Sư cô Patachara kể lại tiền kiếp của mình như sau: Vào một tiền kiếp xa xôi, sư cô là một người vợ hiền mẫu mực, tận tụy lo cho gia đình chồng. Nhờ một tay nàng mà cả gia đình chồng từ nghèo khổ trở nên giàu có. Nhưng chẳng may cho nàng là nàng 13 không thể sinh con. Phong tục Ấn Độ và các nước Á Đông ngày xưa là mong cho con lập gia đình để sinh con trai nối dõi tông đường. Biết khuyết điểm lớn của mình, nàng Patachara đành phải đi cưới vợ bé cho chồng. Cô vợ bé này cũng rất hiền hậu, lễ độ với nàng nên ban đầu không có chuyện gì xảy ra. Nhưng sau một thời gian, nàng Patachara bắt đầu lo sợ vì cô vợ bé quá hiền lành, dễ thương. Nếu cô này sinh con thì mẹ con của cô sẽ hưởng hết gia tài và như thế bao nhiêu công lao của nàng kể như công dã tràng, nàng sẽ mất tất cả. Vì lo sợ như thế nên nàng Patachara bắt đầu âm mưu đóng kịch. Nàng tỏ ra lo lắng thương yêu, thân thiết với cô vợ bé. Nàng dặn dò cô này khi có thai phải cho nàng biết để nàng phụ giúp chăm sóc cho cô. Cô vợ bé thấy nàng tử tế, thương yêu mình như em gái nên rất tin tưởng và thật tình với nàng. Khi cô cho hay đã có thai, nàng liền cho cô ăn uống một loại độc dược khiến cô này bị hư thai. Lần có thai thứ hai, sự việc cũng xảy ra như thế. Cô vợ bé bắt đầu nghi ngờ, nên lần thứ ba khi biết mình có thai, cô dấu người vợ lớn và cố tình xa lánh để bảo vệ cái thai. Nhờ vậy mà đứa bé được chào đời an toàn. Nàng Patachara không từ bỏ ác ý. Nàng đòi được chăm sóc đứa bé vài tháng. Cô vợ bé không từ chối được nên đành phải để người vợ lớn nuôi con. Cô cẩn thận mướn người ở gần để theo dõi. Nàng Patachara bèn nghĩ ra cách để giết đứa bé mà không ai biết. Nàng 14 thuê người làm một cây kim thật nhỏ và dài rồi dùng nó đâm vào mỏ ác trên đầu đứa bé. Đứa nhỏ bỗng nhiên lăn ra chết mà không ai tìm được nguyên nhân. Cô vợ bé biết con mình bị người vợ lớn hại chết nên kiện lên quan. Trước quan tòa, nàng Patachara đã biện luận: - Tôi thương yêu người vợ nhỏ của chồng mình như em gái. Điều này ai cũng biết. Chính tôi đã đi cưới cô cho chồng để sinh con nối dõi tông đường. Tôi thương đứa bé như con ruột của mình, lẽ nào tôi lại đi giết nó? Tại sao mọi người lại đổ tội cho tôi? Rồi nàng thề độc: - Nếu tôi có ác tâm giết đứa bé thì cho tôi đời đời kiếp kiếp, nếu tôi có con, con tôi đứa sẽ bị chim tha, đứa bị nước cuốn, chồng thì bị rắn cắn chết, cha mẹ anh em sẽ bị sập nhà chết thảm trong cùng một ngày. Tôi thề độc như vậy để chứng minh rằng tôi bị vu oan. Khi nghe nàng lý luận hợp tình hợp lý và thề độc như vậy, quan tòa xử nàng trắng án và quay ra buộc tội người vợ bé vu oan và ra lệnh treo cổ. Như vậy chỉ trong một kiếp, vì quyền lợi, của cải nàng đã giết hại một người mẹ và ba đứa con. Luật pháp thế gian không đủ sáng suốt nên tha cho nàng, nhưng luật nhân quả không bao giờ tha. Liên tiếp 500 kiếp về sau, nàng bị quả báo, kiếp nào chồng con và cha mẹ anh em nàng cũng bị chết thảm. Bản thân 15nàng thì luôn sống trong ăn năn, hối tiếc, dày vò, đau khổ, cuối cùng điên loạn và chết thảm. Tất cả đều xảy ra y như lời thề độc của nàng trong quá khứ. Những chuyện làm thời quá khứ của nàng là nhân. Những người đã có nghiệp ân oán với nàng và những kẻ gieo ác nghiệp tương ưng với nghiệp xấu của nàng sẽ từ từ câu hội lại cùng nàng, tạo thành cộng nghiệp. Những người có nghiệp bị rắn cắn sẽ đầu thai làm chồng nàng. Con của nàng là những đứa có nghiệp bị chim tha, nước cuốn. Cha mẹ nàng là những người có nghiệp bị nhà sập chết. Tất cả cùng tụ hội lại chung một mái nhà với nàng để cùng trả những ác nghiệp đó. Qua câu chuyện trên ta thấy rằng phước nghiệp và ác nghiệp là yếu tố dẫn dắt chúng ta hội tụ lại với nhau trong dòng sinh tử luân hồi. Người có phước sẽtìm đến với nhau để cùng hưởng phước. Người tạo nghiệp ác thì cũng chờ hội đủ nhân duyên để gặp lại nhau mà trả nghiệp xấu. Thông thường chúng ta hay cảm thấy xót xa, thương cho những người gặp những cảnh khổ não, bất hạnh, tai ương, những người tàn tật từ lúc mới sinh ra... Nhưng với những vịđã chứng thánh quả, thấy được nhân ác mà những người đó gieo trồng trong đời quá khứ thì biết rằng không có gì là oan ức cả. Đó là cái giá chính xác mà luật nhân quả bắt họ phải trả. 16Nghiệp xấu dễ gây ra là khẩu nghiệp. Đức Phật dạy rằng cái nghiệp nặng nhất của người phụ nữ là khẩu nghiệp. Đã vậy lại còn hay thề thốt. Hoàn cảnh trong đời này của nàng Patachara rất đáng thương. Nàng là người không có làm gì nên tội. Khi ở với cha mẹ thì nàng là người con gái hiền lành, không làm điều gì ác. Khi lấy chồng thì nàng cũng chỉ lo cho chồng, cho con. Tại sao lại gặp cảnh khổ như vậy? Sư cô Patachara kết luận rằng: "Luật nhân quả không sai chạy. Đời này ta không làm điều ác, nhưng 500 kiếp trước nhân ác đã được tạo ra rồi".
18lúc nàng đi xin ăn, có người lẻn vào chòi bắt trộm đứa bé đem đi bán cho những người nhà giàu. Kimala mất con, đau khổ khóc than thảm thiết nhưng sau đó vẫn phải gượng dậy đi xin ăn kiếm sống. Trên đường lang thang, nàng gặp được một tướng cướp. Tên cướp thấy nàng quá xinh đẹp nên bắt về làm hầu thiếp. Khi về sống trong sào huyệt, nàng cũng bị tên cướp đánh đập, hành hạ như tôi đòi. Một thời gian sau, nàng mang thai và sinh ra một đứa con gái xinh đẹp. Tên cướp này thương yêu đứa bé gái vô cùng, và không còn đếm xỉa gì đến Kimala nữa. Hắn thương con gái đến nỗi bất cứ gia nhân nào sơ ý làm cho con bé giận, khóc thì hắn đánh cho nhừ tử, gần chết. Hắn còn hăm dọa sẽ giết bỏ nếu ai làm khổ tiểu thư, dù đó là mẹ nó cũng không tha. Cho đến một hôm chính Kimala lỡ tay làm đứa bé té vỡ đầu, chảy máu. Nàng hoảng sợ, băng bó vết thương cho con xong rồi bỏ trốn, vì sợ tên cướp về sẽ giết chết. Sau lần đổ vỡ thứ hai này, nàng trở nên hận đời, hận đàn ông, hận tất cả những gia đình có cuộc sống êm ấm hạnh phúc. Nàng không muốn thấy người khác vui sướng trong khi nàng gặp toàn bất hạnh và khổ đau. Lúc ấy nàng phát lời thề độc: "Từ nay ta sẽ dùng hết khả năng để mê hoặc đàn ông, nhất là những người đàn ông có gia đình thì ta phải làm cho gia đình họ tan nát, vợ chồng chia rẽ thù hận nhau thì ta mới hài lòng". Từ đó nàng bắt đầu đi vào con đường 19tội lỗi, hàng ngày chải chuốt thân thể, đánh phấn thoa son để dụ dỗ đàn ông. Nàng vốn đã đẹp nay lại càng đẹp lộng lẫy hơn nhờ vào những thứ giả tạo đó và rất hãnh diện với cách sống đồi trụy của mình. Trong thành Tỳ Xá Ly, nàng nổi tiếng là một cô gái điếm có làn da trắng hồng đẹp như hoa sen nở lúc ban mai và người ta gọi nàng là Liên Hoa Sắc, tức là sắc đẹp như hoa sen. Không những chỉ có sắc đẹp thôi mà nàng còn có những tuyệt chiêu làm cho bất cứ đàn ông nào gặp nàng một lần là tâm hồn điên đảo, say mê điêu đứng. Nàng tìm cách moi hết tiền của những gã đàn ông háo sắc này, làm cho tán gia bại sản, vợ bỏ con chê, xóm làng dị nghị. Trong cuộc sống chung chạ với nhiều người đàn ông, nàng gặp được một chàng thương gia trẻ tuổi đẹp trai và đem lòng yêu thương, ăn ở với nhau giống như người chồng chính thức của mình. Trong khi chung sống, nàng khám phá ra người tình của mình có tằng tịu với một cô gái khác. Liên Hoa Sắc nổi cơn ghen tìm tới để xem cô kia là ai, xinh đẹp cỡ nào mà lại mê hoặc được người tình trẻ tuổi của mình. Khi gặp được tình địch, thấy cô gái ấy không những đẹp mà còn trẻ hơn mình nhiều, nên lòng ghen tị của Liên Hoa Sắc lên đến cực độ, nàng xông vào nắm tóc cô gái kia đánh tới tấp. Trong lúc nắm tóc, đánh túi bụi, nàng thấy được vết thẹo trên đầu của tình địch và phát giác ra đó là con gái ruột của mình mà ngày xưa nàng đã bỏ lại khi 20trốn khỏi trại cướp. Liên Hoa Sắc rất ngỡ ngàng về việc này nên đi tìm hiểu quá khứ, gốc gác của chàng thương gia trẻ mà nàng đang chung sống. Khi ấy nàng mới biết, chàng ta chính là đứa con trai mà ngày xưa nàng bị mất cắp trong chòi lá. Liên Hoa Sắc đau khổ cùng cực. Than ôi! Một cuộc tình thật là trớ trêu! Những cuộc tình tằng tịu thông thường cũng đã có nhiều tội lỗi rồi, ở đây lại là một cuộc tình loạn luân: mẹ lấy con trai, em gái lấy anh ruột, rồi mẹ và con gái lấy cùng một chồng. Thật não lòng và ghê tởm thay! Chàng thương gia trẻ tuổi biết được người đàn bà mà mình ăn ngủ bấy lâu nay chính là mẹ ruột của mình. Rồi biết được cô gái trẻ, tình nhân mới chính là em gái ruột của mình. Chàng ta quá đau khổ, không chịu nổi sự cắn rứt của lương tâm nên muốn đi tìm cái chết. Trong cái khổ cùng cực thường có duyên lành đưa đến. Khi chàng sắp tự tử thì có một vị tăng đi ngang qua, khuyên răn cứu sống và đưa chàng gia nhập tăng đoàn. Do vì đã nếm mùi đau khổ nên khi gặp được Phật Pháp, chàng phát tâm tu hành mạnh mẽ và không bao lâu chứng quả A La Hán. Trong khi ấy, Liên Hoa Sắc vì quá đau khổ nên hận đời càng gia tăng và tiếp tục dấn thân vào con đường tội lỗi. 21Vào thời đó, ngoại đạo rất ghét Đức Phật và Tăng đoàn. Trong Tăng đoàn có hai vị đại đệ tử nổi tiếng là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Ngoại đạo ghét nhất là ngài Mục Kiền Liên, vì ngài Xá Lợi Phất chỉ thuyết pháp giỏi thôi, còn ngài Mục Kiền Liên chẳng những thuyết pháp giỏi mà còn có thần thông đệ nhất nên ngài cảm hóa rất nhiều đệ tử của ngoại đạo. Bởi thế, họ rất ghét ngài và luôn tìm cách ám hại. Nhưng ngài Mục Kiền Liên quá giỏi, ngoại đạo đều thua ngài từ thuyết pháp, tranh luận lẫn thần thông, nên chỉ còn cách gài bẫy, làm cho ngài thân bại danh liệt. Họ tìm đến Liên Hoa Sắc và mướn cô dùng sắc đẹp để dụ dỗ ngài. Thực ra Liên Hoa Sắc rất giàu có, cô chỉ cần búng tay một cái là cả khối đàn ông đem tiền bạc của cải dâng cho, nên cô không cần tiền mà cần danh. Ngoại đạo nói khích cô rằng ngài Mục Kiền Liên là một thánh tăng rất khó dụ dỗ, nếu cô dụ được ngài thì cô sẽ nổi tiếng. Liên Hoa Sắc bịchạm tự ái nên đồng ý, quyết tâm tìm cách quyến rũtôn giả Mục Kiền Liên. Nàng bèn tổ chức một lễ trai tăng rất lớn, thỉnh Đức Phật và chư tăng đến dự. Sau khi trai tăng kết thúc, Đức Phật và chư tăng trở vềtịnh xá, riêng ngài Mục Kiền Liên được nàng cung thỉnh ở lại thuyết pháp. Liên Hoa Sắc có dã tâm nên trang điểm y phục thật lộng lẫy. Khi ấy nàng quỳxuống không hỏi pháp mà bắt đầu giở trò quyến rũ. 22Ngài Mục Kiền Liên là một thánh tăng, tất cả phiền não, ô nhiễm trong tâm thức ngài đã bị diệt trừtận gốc cho nên Liên Hoa Sắc không thể nào chinh phục được mà còn bị ngài quở trách: - Cô có biết cô đang làm gì không? Cô chỉ là một túi da hôi thúi, bên trong toàn là đờm dãi, phân tiểu, những thứ dơ bẩn, cô không hay biết mà còn thoa son trét phấn. Người đời thấy cô đẹp, nhưng thật sự không có gì đẹp cả! Cô đã hại biết bao nhiêu người đau khổ, biết bao gia đình tan nát, cô không biết xấu hổ mà còn muốn tạo thêm tội lỗi với ta ư? Từ xưa đến nay với sắc đẹp khêu gợi, quyến rũ của mình, nàng đã làm bao nhiêu đàn ông thân bại danh liệt, nhà tan cửa nát và chưa bao giờ thất bại. Nhưng nay đứng trước lời trách mắng của một vị tu sĩhiền hòa trang nghiêm, nàng chợt tỉnh ngộ và cảm thấy vô cùng hổ thẹn! Nàng quỳ lạy sám hối với ngài Mục Kiền Liên, rồi thành thật kể lại cuộc đời bất hạnh của mình. Nghe xong ngài dạy: - Trong nhiều kiếp trước, cô đã tạo nhiều tội lỗi cho nên mới gặp cái quả bất hạnh ở kiếp này. Bây giờ cô không lo tu hành sám hối mà còn hận đời, hận đàn ông, hận đủ thứ, tiếp tục gây ra tội lỗi thì chắc chắn sẽ phải gặp quả khổ trong nhiều kiếp sắp tới nữa. Đồng ý những người đàn ông mê sắc dục của cô là những người xấu xa tội lỗi, đáng trách, nhưng chỉ23vì trả thù mà cô làm gia đình họ tan nát, gây khổđau cho cha mẹ, vợ con của họ thì thật là tội lỗi. Liên Hoa Sắc giật mình ăn năn: - Thưa Tôn giả, tôi đã nhận ra tội lỗi của mình rồi, nhưng cảm thấy mình đã đi quá xa trên đường tội lỗi, không dừng lại được nữa. Ngài Mục Kiền Liên dạy: - Cô vẫn dừng lại được. Như Angulimala, một kẻđã giết 999 người, nhưng một khi thức tỉnh quay đầu lại, vẫn cứu vãn được, thì cô cũng vậy. Cô nên tìm đến nương nhờ giáo pháp của Đức Phật để tu hành thì sẽ sám hối được những tội lỗi gây ra trước kia. Liên Hoa Sắc vâng lời Tôn giả, tìm đến Đức Phật xin xuất gia, nhưng cô không tu được dễ dàng tại vì quá khứ tội lỗi thường làm chướng ngại tâm tưcô. Khi nghe tin cô đi tu thì người ta rất xôn xao. Những anh chàng say mê cô ngày xưa, cứ chờ giờ cô đi khất thực, đứng xung quanh chọc ghẹo, xầm xì: "Sư cô cạo đầu rồi mà vẫn còn đẹp. Sao đi tu uổng quá vậy?" Chưa kể những gia đình ngày xưa bị cô phá tan hạnh phúc, ngày nay họ tìm đến chùa viện mắng vốn làm náo động sự tu hành của ni chúng. 24 Ngoài những chướng ngại bên ngoài, trong lúc ngồi thiền thì những cay đắng, buồn tủi, ân hận trong tâm thức đua nhau khởi lên khiến sư cô phiền não, sầu muộn, bứt rứt không an. Ni Trưởng Ma Ha Ba Xà Ba Đề biết rõ tâm lý của cô còn nhiều giận hờn, thương ghét nên không thể ngồi thiền ngay được. Do đó Ni Trưởng giao cho sư cô làm việc lao tác để thực tập chánh niệm, chú ý vào việc làm mà quên đi quá khứ. Công việc của sư cô là quét dọn, sắp xếp lại các phòng ốc trong tịnh xá. Có những phòng rất bừa bộn, dơ bẩn không thể xử dụng được, nhưng sư cô nhẫn nại, tinh tấn dọn dẹp từ từ và sắp xếp trở lại ngăn nắp. Trong khi làm việc với chánh niệm, sư cô nhận ra rằng mình không phải là kẻ vô dụng, chuyên làm khổkẻ khác mà mình cũng có khả năng chuyển hóa và đóng góp cho cuộc đời. Từ đó sư cô có được niềm tin và bớt ưu phiền. Một hôm ngồi suy tư, nhìn lại quãng đời của mình, sư cô thấy tất cả những gì xảy đến đều do duyên khởi. Đàn ông vì mê sắc dục mà tạo tội. Còn mình vì tiền của, uất hận muốn trả thù mà hành xử xấu xa tội lỗi không khác. Mọi tội ác đều do tham và sân thúc đẩy, sai sử. Rồi sư cô nhìn xa hơn nữa, thấy rằng tham, sân đều khởi lên từ trong tâm của mình, do vô minh không hiểu được bản chất vô thường, vô ngã của sự vật. Tất cả khổ đau đều từ tâm sinh, mà cũng từ tâm diệt. Người tu là người biết chuyển hóa tâm thức của mình. Thấu hiểu rõ ràng như vậy, bao 25 nhiêu phiền não bỗng chốc tan biến và sư cô chứng quả A La Hán.
11Kỳ diệu thay! Nghe xong bài kệ, nàng Patachara chứng quả Tu Đà Hoàn, là quả vị thứ nhất trong bốn thánh quả Thanh Văn, và nàng liền xin xuất gia với Đức Phật. Sau khi thọ giới tỳ kheo ni, sư cô Patachara nỗ lực tu tập để tiến lên những quả vị cao hơn. Một hôm, trong lúc múc nước rửa chân, sư cô quan sát thấy nước của gáo thứ nhất từ chân của sư cô chảy ra một đoạn rồi thấm xuống đất. Sư cô xối lên chân gáo thứ hai, nước cũng chảy ra rồi thấm xuống đất, nhưng lần này nước chảy ra xa hơn lần trước. Lần thứ ba, nước chảy ra xa hơn hai lần đầu. Vừa rửa chân, sư cô vừa nhìn, vừa quán ba lần nước chảy xuống đất. Sư cô quán chiếu thấy rằng cuộc đời nầy vô thường, thay đổi không khác gì những dòng nước vừa chảy từ chân sư cô xuống đất. Bao cảnh chết chóc tang thương mà sư cô đã chứng kiến: có những loài hữu tình chết khi còn trẻ, giống như sư cô xối nước lần đầu. Một số chúng sinh chết lúc trung niên như sư cô xối nước lần thứ hai. Một số chết già như dòng nước xối lần thứ ba. Lúc quán chiếu như vậy, tâm sư cô bắt đầu dừng lại, rồi trở nên vắng lặng. Đức Phật lúc đó đang ngồi trong tịnh thất, đọc được dòng tâm thức của sư cô. Biết rằng sư cô đang trong tiến trình chứng đạo, ngài liền phóng ra một
12luồng hào quang hóa hiện trước mặt sư cô. Đức Phật bảo sư cô rằng: - Này Patachara, tất cả loài hữu tình, cuối cùng rồi sẽ phải chết. Người sống 100 năm mà không thấy được pháp sanh diệt không bằng người chỉ sống một ngày mà nhận ra được pháp sanh diệt. Vừa nghe Đức Phật nói xong, sư cô liền chứng quả A La Hán. Từ đó, sư cô bắt đầu đi thuyết pháp. Những người được nghe giảng đều phát tâm xuất gia với sư cô. Tất cả đều chứng thánh quả, gọi là nhóm Ni chúng Patachara. Từ một người phụ nữ đầy đau khổ, chỉ trong vòng một ngày mà mất tất cả người thân, khi gặp được Phật thì tỉnh ngộ, chứng được quả vị Tu Đà Hoàn rồi từ từ lên đến A La Hán. Sau khi có thần thông, sư cô biết được những kiếp trước của mình. Đức Phật dù biết tiền kiếp của sư cô, nhưng ngài muốn để sư cô tự kể lại cho đại chúng nghe vì sao sư cô bị những quả báo quá khổ đau như vậy? Sư cô Patachara kể lại tiền kiếp của mình như sau: Vào một tiền kiếp xa xôi, sư cô là một người vợ hiền mẫu mực, tận tụy lo cho gia đình chồng. Nhờ một tay nàng mà cả gia đình chồng từ nghèo khổ trở nên giàu có. Nhưng chẳng may cho nàng là nàng 13 không thể sinh con. Phong tục Ấn Độ và các nước Á Đông ngày xưa là mong cho con lập gia đình để sinh con trai nối dõi tông đường. Biết khuyết điểm lớn của mình, nàng Patachara đành phải đi cưới vợ bé cho chồng. Cô vợ bé này cũng rất hiền hậu, lễ độ với nàng nên ban đầu không có chuyện gì xảy ra. Nhưng sau một thời gian, nàng Patachara bắt đầu lo sợ vì cô vợ bé quá hiền lành, dễ thương. Nếu cô này sinh con thì mẹ con của cô sẽ hưởng hết gia tài và như thế bao nhiêu công lao của nàng kể như công dã tràng, nàng sẽ mất tất cả. Vì lo sợ như thế nên nàng Patachara bắt đầu âm mưu đóng kịch. Nàng tỏ ra lo lắng thương yêu, thân thiết với cô vợ bé. Nàng dặn dò cô này khi có thai phải cho nàng biết để nàng phụ giúp chăm sóc cho cô. Cô vợ bé thấy nàng tử tế, thương yêu mình như em gái nên rất tin tưởng và thật tình với nàng. Khi cô cho hay đã có thai, nàng liền cho cô ăn uống một loại độc dược khiến cô này bị hư thai. Lần có thai thứ hai, sự việc cũng xảy ra như thế. Cô vợ bé bắt đầu nghi ngờ, nên lần thứ ba khi biết mình có thai, cô dấu người vợ lớn và cố tình xa lánh để bảo vệ cái thai. Nhờ vậy mà đứa bé được chào đời an toàn. Nàng Patachara không từ bỏ ác ý. Nàng đòi được chăm sóc đứa bé vài tháng. Cô vợ bé không từ chối được nên đành phải để người vợ lớn nuôi con. Cô cẩn thận mướn người ở gần để theo dõi. Nàng Patachara bèn nghĩ ra cách để giết đứa bé mà không ai biết. Nàng 14 thuê người làm một cây kim thật nhỏ và dài rồi dùng nó đâm vào mỏ ác trên đầu đứa bé. Đứa nhỏ bỗng nhiên lăn ra chết mà không ai tìm được nguyên nhân. Cô vợ bé biết con mình bị người vợ lớn hại chết nên kiện lên quan. Trước quan tòa, nàng Patachara đã biện luận: - Tôi thương yêu người vợ nhỏ của chồng mình như em gái. Điều này ai cũng biết. Chính tôi đã đi cưới cô cho chồng để sinh con nối dõi tông đường. Tôi thương đứa bé như con ruột của mình, lẽ nào tôi lại đi giết nó? Tại sao mọi người lại đổ tội cho tôi? Rồi nàng thề độc: - Nếu tôi có ác tâm giết đứa bé thì cho tôi đời đời kiếp kiếp, nếu tôi có con, con tôi đứa sẽ bị chim tha, đứa bị nước cuốn, chồng thì bị rắn cắn chết, cha mẹ anh em sẽ bị sập nhà chết thảm trong cùng một ngày. Tôi thề độc như vậy để chứng minh rằng tôi bị vu oan. Khi nghe nàng lý luận hợp tình hợp lý và thề độc như vậy, quan tòa xử nàng trắng án và quay ra buộc tội người vợ bé vu oan và ra lệnh treo cổ. Như vậy chỉ trong một kiếp, vì quyền lợi, của cải nàng đã giết hại một người mẹ và ba đứa con. Luật pháp thế gian không đủ sáng suốt nên tha cho nàng, nhưng luật nhân quả không bao giờ tha. Liên tiếp 500 kiếp về sau, nàng bị quả báo, kiếp nào chồng con và cha mẹ anh em nàng cũng bị chết thảm. Bản thân 15nàng thì luôn sống trong ăn năn, hối tiếc, dày vò, đau khổ, cuối cùng điên loạn và chết thảm. Tất cả đều xảy ra y như lời thề độc của nàng trong quá khứ. Những chuyện làm thời quá khứ của nàng là nhân. Những người đã có nghiệp ân oán với nàng và những kẻ gieo ác nghiệp tương ưng với nghiệp xấu của nàng sẽ từ từ câu hội lại cùng nàng, tạo thành cộng nghiệp. Những người có nghiệp bị rắn cắn sẽ đầu thai làm chồng nàng. Con của nàng là những đứa có nghiệp bị chim tha, nước cuốn. Cha mẹ nàng là những người có nghiệp bị nhà sập chết. Tất cả cùng tụ hội lại chung một mái nhà với nàng để cùng trả những ác nghiệp đó. Qua câu chuyện trên ta thấy rằng phước nghiệp và ác nghiệp là yếu tố dẫn dắt chúng ta hội tụ lại với nhau trong dòng sinh tử luân hồi. Người có phước sẽtìm đến với nhau để cùng hưởng phước. Người tạo nghiệp ác thì cũng chờ hội đủ nhân duyên để gặp lại nhau mà trả nghiệp xấu. Thông thường chúng ta hay cảm thấy xót xa, thương cho những người gặp những cảnh khổ não, bất hạnh, tai ương, những người tàn tật từ lúc mới sinh ra... Nhưng với những vịđã chứng thánh quả, thấy được nhân ác mà những người đó gieo trồng trong đời quá khứ thì biết rằng không có gì là oan ức cả. Đó là cái giá chính xác mà luật nhân quả bắt họ phải trả. 16Nghiệp xấu dễ gây ra là khẩu nghiệp. Đức Phật dạy rằng cái nghiệp nặng nhất của người phụ nữ là khẩu nghiệp. Đã vậy lại còn hay thề thốt. Hoàn cảnh trong đời này của nàng Patachara rất đáng thương. Nàng là người không có làm gì nên tội. Khi ở với cha mẹ thì nàng là người con gái hiền lành, không làm điều gì ác. Khi lấy chồng thì nàng cũng chỉ lo cho chồng, cho con. Tại sao lại gặp cảnh khổ như vậy? Sư cô Patachara kết luận rằng: "Luật nhân quả không sai chạy. Đời này ta không làm điều ác, nhưng 500 kiếp trước nhân ác đã được tạo ra rồi".
18lúc nàng đi xin ăn, có người lẻn vào chòi bắt trộm đứa bé đem đi bán cho những người nhà giàu. Kimala mất con, đau khổ khóc than thảm thiết nhưng sau đó vẫn phải gượng dậy đi xin ăn kiếm sống. Trên đường lang thang, nàng gặp được một tướng cướp. Tên cướp thấy nàng quá xinh đẹp nên bắt về làm hầu thiếp. Khi về sống trong sào huyệt, nàng cũng bị tên cướp đánh đập, hành hạ như tôi đòi. Một thời gian sau, nàng mang thai và sinh ra một đứa con gái xinh đẹp. Tên cướp này thương yêu đứa bé gái vô cùng, và không còn đếm xỉa gì đến Kimala nữa. Hắn thương con gái đến nỗi bất cứ gia nhân nào sơ ý làm cho con bé giận, khóc thì hắn đánh cho nhừ tử, gần chết. Hắn còn hăm dọa sẽ giết bỏ nếu ai làm khổ tiểu thư, dù đó là mẹ nó cũng không tha. Cho đến một hôm chính Kimala lỡ tay làm đứa bé té vỡ đầu, chảy máu. Nàng hoảng sợ, băng bó vết thương cho con xong rồi bỏ trốn, vì sợ tên cướp về sẽ giết chết. Sau lần đổ vỡ thứ hai này, nàng trở nên hận đời, hận đàn ông, hận tất cả những gia đình có cuộc sống êm ấm hạnh phúc. Nàng không muốn thấy người khác vui sướng trong khi nàng gặp toàn bất hạnh và khổ đau. Lúc ấy nàng phát lời thề độc: "Từ nay ta sẽ dùng hết khả năng để mê hoặc đàn ông, nhất là những người đàn ông có gia đình thì ta phải làm cho gia đình họ tan nát, vợ chồng chia rẽ thù hận nhau thì ta mới hài lòng". Từ đó nàng bắt đầu đi vào con đường 19tội lỗi, hàng ngày chải chuốt thân thể, đánh phấn thoa son để dụ dỗ đàn ông. Nàng vốn đã đẹp nay lại càng đẹp lộng lẫy hơn nhờ vào những thứ giả tạo đó và rất hãnh diện với cách sống đồi trụy của mình. Trong thành Tỳ Xá Ly, nàng nổi tiếng là một cô gái điếm có làn da trắng hồng đẹp như hoa sen nở lúc ban mai và người ta gọi nàng là Liên Hoa Sắc, tức là sắc đẹp như hoa sen. Không những chỉ có sắc đẹp thôi mà nàng còn có những tuyệt chiêu làm cho bất cứ đàn ông nào gặp nàng một lần là tâm hồn điên đảo, say mê điêu đứng. Nàng tìm cách moi hết tiền của những gã đàn ông háo sắc này, làm cho tán gia bại sản, vợ bỏ con chê, xóm làng dị nghị. Trong cuộc sống chung chạ với nhiều người đàn ông, nàng gặp được một chàng thương gia trẻ tuổi đẹp trai và đem lòng yêu thương, ăn ở với nhau giống như người chồng chính thức của mình. Trong khi chung sống, nàng khám phá ra người tình của mình có tằng tịu với một cô gái khác. Liên Hoa Sắc nổi cơn ghen tìm tới để xem cô kia là ai, xinh đẹp cỡ nào mà lại mê hoặc được người tình trẻ tuổi của mình. Khi gặp được tình địch, thấy cô gái ấy không những đẹp mà còn trẻ hơn mình nhiều, nên lòng ghen tị của Liên Hoa Sắc lên đến cực độ, nàng xông vào nắm tóc cô gái kia đánh tới tấp. Trong lúc nắm tóc, đánh túi bụi, nàng thấy được vết thẹo trên đầu của tình địch và phát giác ra đó là con gái ruột của mình mà ngày xưa nàng đã bỏ lại khi 20trốn khỏi trại cướp. Liên Hoa Sắc rất ngỡ ngàng về việc này nên đi tìm hiểu quá khứ, gốc gác của chàng thương gia trẻ mà nàng đang chung sống. Khi ấy nàng mới biết, chàng ta chính là đứa con trai mà ngày xưa nàng bị mất cắp trong chòi lá. Liên Hoa Sắc đau khổ cùng cực. Than ôi! Một cuộc tình thật là trớ trêu! Những cuộc tình tằng tịu thông thường cũng đã có nhiều tội lỗi rồi, ở đây lại là một cuộc tình loạn luân: mẹ lấy con trai, em gái lấy anh ruột, rồi mẹ và con gái lấy cùng một chồng. Thật não lòng và ghê tởm thay! Chàng thương gia trẻ tuổi biết được người đàn bà mà mình ăn ngủ bấy lâu nay chính là mẹ ruột của mình. Rồi biết được cô gái trẻ, tình nhân mới chính là em gái ruột của mình. Chàng ta quá đau khổ, không chịu nổi sự cắn rứt của lương tâm nên muốn đi tìm cái chết. Trong cái khổ cùng cực thường có duyên lành đưa đến. Khi chàng sắp tự tử thì có một vị tăng đi ngang qua, khuyên răn cứu sống và đưa chàng gia nhập tăng đoàn. Do vì đã nếm mùi đau khổ nên khi gặp được Phật Pháp, chàng phát tâm tu hành mạnh mẽ và không bao lâu chứng quả A La Hán. Trong khi ấy, Liên Hoa Sắc vì quá đau khổ nên hận đời càng gia tăng và tiếp tục dấn thân vào con đường tội lỗi. 21Vào thời đó, ngoại đạo rất ghét Đức Phật và Tăng đoàn. Trong Tăng đoàn có hai vị đại đệ tử nổi tiếng là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Ngoại đạo ghét nhất là ngài Mục Kiền Liên, vì ngài Xá Lợi Phất chỉ thuyết pháp giỏi thôi, còn ngài Mục Kiền Liên chẳng những thuyết pháp giỏi mà còn có thần thông đệ nhất nên ngài cảm hóa rất nhiều đệ tử của ngoại đạo. Bởi thế, họ rất ghét ngài và luôn tìm cách ám hại. Nhưng ngài Mục Kiền Liên quá giỏi, ngoại đạo đều thua ngài từ thuyết pháp, tranh luận lẫn thần thông, nên chỉ còn cách gài bẫy, làm cho ngài thân bại danh liệt. Họ tìm đến Liên Hoa Sắc và mướn cô dùng sắc đẹp để dụ dỗ ngài. Thực ra Liên Hoa Sắc rất giàu có, cô chỉ cần búng tay một cái là cả khối đàn ông đem tiền bạc của cải dâng cho, nên cô không cần tiền mà cần danh. Ngoại đạo nói khích cô rằng ngài Mục Kiền Liên là một thánh tăng rất khó dụ dỗ, nếu cô dụ được ngài thì cô sẽ nổi tiếng. Liên Hoa Sắc bịchạm tự ái nên đồng ý, quyết tâm tìm cách quyến rũtôn giả Mục Kiền Liên. Nàng bèn tổ chức một lễ trai tăng rất lớn, thỉnh Đức Phật và chư tăng đến dự. Sau khi trai tăng kết thúc, Đức Phật và chư tăng trở vềtịnh xá, riêng ngài Mục Kiền Liên được nàng cung thỉnh ở lại thuyết pháp. Liên Hoa Sắc có dã tâm nên trang điểm y phục thật lộng lẫy. Khi ấy nàng quỳxuống không hỏi pháp mà bắt đầu giở trò quyến rũ. 22Ngài Mục Kiền Liên là một thánh tăng, tất cả phiền não, ô nhiễm trong tâm thức ngài đã bị diệt trừtận gốc cho nên Liên Hoa Sắc không thể nào chinh phục được mà còn bị ngài quở trách: - Cô có biết cô đang làm gì không? Cô chỉ là một túi da hôi thúi, bên trong toàn là đờm dãi, phân tiểu, những thứ dơ bẩn, cô không hay biết mà còn thoa son trét phấn. Người đời thấy cô đẹp, nhưng thật sự không có gì đẹp cả! Cô đã hại biết bao nhiêu người đau khổ, biết bao gia đình tan nát, cô không biết xấu hổ mà còn muốn tạo thêm tội lỗi với ta ư? Từ xưa đến nay với sắc đẹp khêu gợi, quyến rũ của mình, nàng đã làm bao nhiêu đàn ông thân bại danh liệt, nhà tan cửa nát và chưa bao giờ thất bại. Nhưng nay đứng trước lời trách mắng của một vị tu sĩhiền hòa trang nghiêm, nàng chợt tỉnh ngộ và cảm thấy vô cùng hổ thẹn! Nàng quỳ lạy sám hối với ngài Mục Kiền Liên, rồi thành thật kể lại cuộc đời bất hạnh của mình. Nghe xong ngài dạy: - Trong nhiều kiếp trước, cô đã tạo nhiều tội lỗi cho nên mới gặp cái quả bất hạnh ở kiếp này. Bây giờ cô không lo tu hành sám hối mà còn hận đời, hận đàn ông, hận đủ thứ, tiếp tục gây ra tội lỗi thì chắc chắn sẽ phải gặp quả khổ trong nhiều kiếp sắp tới nữa. Đồng ý những người đàn ông mê sắc dục của cô là những người xấu xa tội lỗi, đáng trách, nhưng chỉ23vì trả thù mà cô làm gia đình họ tan nát, gây khổđau cho cha mẹ, vợ con của họ thì thật là tội lỗi. Liên Hoa Sắc giật mình ăn năn: - Thưa Tôn giả, tôi đã nhận ra tội lỗi của mình rồi, nhưng cảm thấy mình đã đi quá xa trên đường tội lỗi, không dừng lại được nữa. Ngài Mục Kiền Liên dạy: - Cô vẫn dừng lại được. Như Angulimala, một kẻđã giết 999 người, nhưng một khi thức tỉnh quay đầu lại, vẫn cứu vãn được, thì cô cũng vậy. Cô nên tìm đến nương nhờ giáo pháp của Đức Phật để tu hành thì sẽ sám hối được những tội lỗi gây ra trước kia. Liên Hoa Sắc vâng lời Tôn giả, tìm đến Đức Phật xin xuất gia, nhưng cô không tu được dễ dàng tại vì quá khứ tội lỗi thường làm chướng ngại tâm tưcô. Khi nghe tin cô đi tu thì người ta rất xôn xao. Những anh chàng say mê cô ngày xưa, cứ chờ giờ cô đi khất thực, đứng xung quanh chọc ghẹo, xầm xì: "Sư cô cạo đầu rồi mà vẫn còn đẹp. Sao đi tu uổng quá vậy?" Chưa kể những gia đình ngày xưa bị cô phá tan hạnh phúc, ngày nay họ tìm đến chùa viện mắng vốn làm náo động sự tu hành của ni chúng. 24 Ngoài những chướng ngại bên ngoài, trong lúc ngồi thiền thì những cay đắng, buồn tủi, ân hận trong tâm thức đua nhau khởi lên khiến sư cô phiền não, sầu muộn, bứt rứt không an. Ni Trưởng Ma Ha Ba Xà Ba Đề biết rõ tâm lý của cô còn nhiều giận hờn, thương ghét nên không thể ngồi thiền ngay được. Do đó Ni Trưởng giao cho sư cô làm việc lao tác để thực tập chánh niệm, chú ý vào việc làm mà quên đi quá khứ. Công việc của sư cô là quét dọn, sắp xếp lại các phòng ốc trong tịnh xá. Có những phòng rất bừa bộn, dơ bẩn không thể xử dụng được, nhưng sư cô nhẫn nại, tinh tấn dọn dẹp từ từ và sắp xếp trở lại ngăn nắp. Trong khi làm việc với chánh niệm, sư cô nhận ra rằng mình không phải là kẻ vô dụng, chuyên làm khổkẻ khác mà mình cũng có khả năng chuyển hóa và đóng góp cho cuộc đời. Từ đó sư cô có được niềm tin và bớt ưu phiền. Một hôm ngồi suy tư, nhìn lại quãng đời của mình, sư cô thấy tất cả những gì xảy đến đều do duyên khởi. Đàn ông vì mê sắc dục mà tạo tội. Còn mình vì tiền của, uất hận muốn trả thù mà hành xử xấu xa tội lỗi không khác. Mọi tội ác đều do tham và sân thúc đẩy, sai sử. Rồi sư cô nhìn xa hơn nữa, thấy rằng tham, sân đều khởi lên từ trong tâm của mình, do vô minh không hiểu được bản chất vô thường, vô ngã của sự vật. Tất cả khổ đau đều từ tâm sinh, mà cũng từ tâm diệt. Người tu là người biết chuyển hóa tâm thức của mình. Thấu hiểu rõ ràng như vậy, bao 25 nhiêu phiền não bỗng chốc tan biến và sư cô chứng quả A La Hán.
No comments:
Post a Comment