Khi
nhậm chức Tổng Thống, Joe Biden đã hứa sẽ đoàn kết quốc dân và Hoa Kỳ
sẽ đồng hành cùng thế giới. Sau một năm, người dân đã thấy rõ Joe Biden
chỉ nói vậy nhưng không
có hành động để cụ thể hóa vấn đề. Thực tế tình trạng chia rẽ bị đào
sâu hơn, kinh tế vẫn còn quá tệ, và đời sống của người dân thì bị đe dọa
vì tội ác và biến thể của Covid. Những quyết định sai lầm của Joe
Biden đã làm suy giảm vị thế của Hoa Kỳ trên chính
trường quốc tế. Cuộc thăm dò dư luận cuối năm của Gallup cho thấy điểm
tín nhiệm của Joe Biden tiếp tục bị chìm sâu dưới nước, tệ nhất là
trong những lãnh vực di dân (31%), kinh tế (38%), đối ngoại (38%) và
kiểm soát tội ác (39%.)
Vấn đề Ukraine và Putin
Quyết
định rút quân lén lút, vội vàng khỏi Afghanistan của Biden là một thất
bại lớn nhất trong quân sử và lịch sử của Hoa Kỳ. Cộng đồng thế giới tự
do đã kinh hoàng,
thất vọng khi nhìn thấy người lãnh đạo của đại cường quốc Hoa Kỳ quá
yếu kém khi phải đương đầu với thực tế. Rồi đây vấn đề tranh chấp với
Nga và Trung Cộng tại Ukraine, Đài Loan và vùng Biển Đông sẽ ra sao?
AP
News, RFI và như nhiều cơ quan truyền thông đã loan tin về cuộc điện
đàm của Joe Biden với lãnh đạo Ukraine là TT Volodymyr Zelensky vào Chủ
Nhật ngày 2 tháng Giêng,
2022. Joe Biden hứa “Hoa Kỳ và các đồng minh Âu Châu sẽ hành động mạnh
nếu Nga xâm lăng Ukraine và trên nguyên tắc, Hoa Kỳ sẽ không làm bất cứ
điều gì nếu không có sự đồng ý của Ukraine.” Năm 2021 Nga đã đưa hơn
100,000 quân tới biên giới Nga-Ukraine, đồng
thời gia tăng hoạt động tình báo tại khu vực. Khối NATO cảnh báo “Sẽ
có hậu quả khó lường nếu Nga mở rộng tấn công vào Ukraine” và Nga đáp
trả “Các thành viên của khối NATO cần rút quân ra khỏi khu vực Trung Âu
và Đông Âu thì Nga sẽ không thực hiện cuộc tấn
công.” Phóng viên AP News nói thêm “Hoa Kỳ sẽ chiến đấu với Nga bằng
cách trừng phạt kinh tế.” Trước đây nhiều lần Biden tuyên bố sẽ trừng
phạt mạnh lên kinh tế của Nga, tuy nhiên cuối tháng 5 vừa qua, Biden lại
cho gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với đường ống
dẫn dầu Nord Stream 2 từ Nga tới Đức. Quyết định của Biden đã bị nhiều
nhà lập pháp Cộng Hòa chỉ trích, ngay cả người cùng đảng của Biden là
TNS Bob Menendez (Dân Chủ, tiểu bang New Jersey) Chủ Tịch Ủy Ban Đối
Ngoại Thượng Viện cũng lên tiếng phản đối. TNS
Menendez tuyên bố “Tôi kêu gọi chính quyền hãy xé bỏ lệnh tháo gỡ này
mà nên duy trì những lệnh trừng phạt do Quốc Hội đã biểu quyết.”
Joe Biden vẫn chưa có lập trường rõ ràng với Trung Cộng
Trong
tình huống nhiều vấn đề tranh chấp về lãnh thổ, tôn giáo, nhân quyền và
tự do dân chủ xảy ra tại Đài Loan, Tân Cương, Hongkong, Việt Nam,
Philippines,
. . . Joe Biden đã không có lập trường dứt khoát. Trong khi đó Tập Cận
Bình đã khẳng định “Những vấn đề này là liên quan đến chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của Trung Cộng, là nội bộ của Trung Cộng, Hoa Kỳ không nên
dính líu tới.” Joe Biden đã không dám đề
cập tới vấn đề tranh chấp giữa Trung Cộng với các quốc gia liên hệ, mà
chỉ nói chuyện với Trung Cộng về Thỏa Thuận Biến Đổi Khí Hậu. Gần đây
Biden khẳng định là sẽ có một thỏa thuận với Trung Cộng về Biến Đổi Khí
Hậu. Tuy nhiên Dân Biểu Tim Burchett (Cộng
Hòa, tiểu bang Tennessee) đã phê bình: “Đây chỉ là thỏa thuận một chiều
vì Trung Cộng không bao giờ tôn trọng những điều đã cam kết. Thỏa
Thuận Biến Đổi Khí Hậu đòi hỏi các quốc gia tham gia phải cắt giảm khí
thải. Hoa Kỳ đã phải hủy bỏ đường ống dẫn dầu
Key Stone XL và việc khoan dầu khí trên đất, làm mất công ăn việc làm
của hàng trăm ngàn người, trong khi đó Trung Cộng chỉ bị ràng buộc vào
năm 2030.”
Joe Biden cho
rằng quan điểm “America First” của người tiền nhiệm là sai lầm nên ông
ta đã làm ngược lại. Sau khi nhậm chức, Biden đã đưa Hoa Kỳ tái gia
nhập Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO), Thỏa Thuận Biến
Đối Khí Hậu (Paris Climate Agreement) . . . Những quyết định này đã gây
lãng phí hàng tỷ dollars cho ngân sách quốc gia mà Hoa Kỳ vẫn không có
được một tiếng nói. Tổ chức WHO đã bị Trung Cộng mua chuộc nên đã không
điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid
19, phát xuất từ Wuhan. Cũng như WHO và WTO, nhiều tổ chức quốc tế
thuộc Liên Hiệp Quốc đã bị Trung Cộng mua chuộc từ nhiều năm nay. Một
số tổ chức điển hình là Tổ Chức Cảnh Sát Hình Sự Quốc Tế (Interpol), Tổ
Chức Hàng Không Dân Sự Quốc Tế (International
Civil Aviation Organization), Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế
(International Telecommunication Union.)
Có thể nào Hoa Kỳ cùng một lúc đối phó với Nga và Trung Cộng?
Mặc
dù sức mạnh quân sự của Nga và Trung Cộng đã có nhiều phát triển đáng
kể trong thập niên này và gần đây nhưng vẫn còn thua xa sức mạnh quân sự
của Hoa Kỳ. Tuy nhiên
hai quốc gia này có vũ khí hạt nhân và chủ trương liên kết chặt chẽ với
nhau, tạo đe dọa nghiêm trọng cho Hoa Kỳ. David Pyne, nhà nghiên cứu
chính trị và quân sự đã có bài viết với tựa đề “America Cannot Take One
China and Russia Simultaneously” đăng trên
Politics-DZ, National Interest, . . . Tác giả David Pyne lo ngại khi
Nga và Trung Cộng liên minh với nhau chống lại Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ sẽ
không có cơ hội thắng. Rủi ro lớn nhất của Hoa Kỳ là phải đối phó với
một cuộc chiến nhiều mặt, với sự tham gia của các
đối thủ quân sự mạnh nhất là Nga và Trung Cộng.
Thời
gian gần đây, Trung Cộng và Nga đã có nhiều cuộc tập trận chung trong
năm 2021. Theo New York Post, mùa hè năm 2021 Trung Cộng và Nga đã có
những cuộc tập trận
chung nhằm gia tăng khả năng hợp tác quân sự với nhau. Cuộc tập trận có
tên Sibu/Interaction 2021 được tổ chức tại miền trung Trung Cộng, bao
gồm hơn 10,000 binh lính, và đánh dấu lần đầu tiên các lực lượng quân
đội của Nga tham gia vào một cuộc tập trận dưới
sự chỉ huy chung. Cuộc tập trận phô trương đầy đủ tất cả những loại vũ
khí tối tân nhất của Nga và Trung Cộng: những máy bay chiến đấu đa năng
Su-30SM, máy bay chiến đấu tàng hình tân tiến J-20, những xe thiết giáp
ZBL-08, Kavkaz-2020 và tất cả những thiết
bị hiện đại của Nga, Trung Cộng. Tới tháng 10, AP News cho biết “Trung
Cộng và Nga tập trận hải quân chung tại vùng Viễn Đông của Nga. Đây là
một trong những dấu hiệu rõ ràng về sự liên kết chính trị và quân sự
của hai quốc gia này.”
Trong
một cuộc điều trần tại Quốc Hội vào tháng 4 năm 2021 vừa qua, Tư Lệnh
Bộ Chỉ Huy Chiến Lược Hoa Kỳ, Đô Đốc Charles A. Richard đã nói “Hoa Kỳ
có thể phải trực
diện với một cuộc chiến tại hai mặt trận hoặc ba mặt trận khác nhau, nếu
Nga xâm lăng Ukraine và thêm một vài nước Đông Âu khác, đồng thời Trung
Quốc tấn công Đài Loan, . . . Hoa Kỳ hiện không có kế hoạch đương đầu
với hai
siêu cường trong một cuộc chiến xảy ra tại nhiều nơi cùng một lúc. Do
đó, khả năng tồn tại của Hoa Kỳ và các đồng minh cần được đặt ra.”
Trong
khi hai kẻ thù nguy hiểm nhất là Nga và Trung Cộng liên kết với nhau,
gia tăng sức mạnh quân sự chống lại Hoa Kỳ thì Biden và đảng Dân Chủ chỉ
chuyên
chú vào chính sách mị dân để kiếm phiếu nhằm duy trì quyền lực của đảng
mình. Cụ thể là Thứ Hai ngày 3 Tháng Giêng, Chuck Schumer Lãnh Đạo Khối
Đa Số tại Thượng Viện đã tuyên bố sẽ sửa đổi thủ tục sinh hoạt tại
Thượng Viện và Dự Luật Bầu Cử vốn gây nhiều tranh
cãi sẽ được đưa ra biểu quyết trở lại vào ngày 17 Tháng Giêng sắp tới.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ cuối năm nay là vấn đề sinh tử của đất nước.
Kim Nguyễn
January 4, 2022
Nhận Định Thời Cuộc
No comments:
Post a Comment