Sunday, September 15, 2024

BẠCH ỐC CHÀO ĐÓN “WELCOME CORPS” Nam Lộc

 Giáo sư Nguyễn Xuân Can tham dự buổi tiếp tân

Vào ngày 10 tháng 9, 2024 vừa qua, bộ ngoại giao Hoa Kỳ (BNG/HK), cùng cơ quan Welcome Corps (WC) đã tổ chức một buổi tiếp tân ngay tại Tòa Bạch Ốc ở Washington D.C để chào đón và vinh danh những đóng góp của các hội đoàn cùng những cá nhân và nhóm bảo trợ đã tham gia, đóng góp cũng như vận động cho chương trình “Bảo Trợ Tư Nhân” (Private Sponsorship) của chính phủ Hoa Kỳ được thành hình và thành công tốt đẹp.

Là những người đầu tiên cổ vũ và tiếp tay BNG/HK trong tiến trình này kể từ trước khi The Welcome Corps được thành lập cách đây 3 năm về trước. Giáo sư Nguyễn Xuân Can (đại học George Mason) và chúng tôi đã được mời tham dự buổi tiếp tân nói trên. Rất tiếc là vì gia đình có tang cho nên tôi đã không tham dự được, tuy nhiên giáo sư Can, với vai trò là thành viên của Phong Trào Việt Hưng (PTVH), đồng thời còn là một trong các sáng lập viên của tổ chức "Con Đường Hy Vọng" (https://conduonghyvong.com/) (CĐHV), đã đại diện để có mặt trong buổi tiếp tân quan trọng này. Ông cũng là người Mỹ gốc Việt duy nhất được mời tham dự.
 
Quan khách tham dự buổi tiếp tân của 
Welcome Corps tại tòa Bạch Ốc

Hiện diện trong buổi họp mặt cũng như để tiếp đón quan khách, người ta nhận thấy có bà Julieta Noyes, phụ tá ngoại trưởng Mỹ, đặc trách về di dân và tỵ nạn, ông Curtis Ried, chánh văn phòng cố vấn an ninh phủ tổng thống, cùng các viên chức lãnh đạo cơ quan Welcome Corps.

 Giáo sư Can cùng bà Noyes và ông Curtis Ried

Đại diện bộ BNG/HK và WC đã tường trình và cập nhật tin tức của chương trình bảo lãnh tư nhân, đặc biệt là kể từ khi phát động Giai Đoạn #2 (Phase #2), có tên là “Naming”, cho phép người bảo trợ được quyền chọn lựa hay chỉ định đích danh một gia đình tị nạn nào hội đủ điều kiện, thì đã có trên 15 ngàn đơn xin bảo trợ được nộp vào cho the WC. Các viên chức của cơ quan này đồng thời cũng đưa ra những kế hoạch tương lai để cho việc định cư người tỵ nạn ngày càng được hoàn hảo và nhanh chóng hơn, mang lại sự thành công, hầu giúp đỡ cũng như cung cấp cơ hội cho những người tị nạn đang chờ đợi được đi định cư ở các quốc gia tạm dung. Tất cả tin tức cùng diễn biến tích cực nói trên đã  chứng tỏ các lời đồn thất thiệt như “WC là một chương trình bấp bênh, không hy vọng", hoặc "chương trình WC chỉ còn kéo dài vài tháng nữa mà thôi" v..v.., đã hoàn toàn không đúng với sự thật, và làm cho người tị nạn bị hoang mang, lo lắng. Các viên chức của tổ chức WC đã lên tiếng bác bỏ.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng PTVH và tổ chức CĐHV là hai trong số các nhóm tình nguyện đã vận động cho chương trình bảo lãnh tư nhân từ nhiều năm qua. Họ đã rút tỉa kinh nghiệm từ sự thành công mà chính phủ Canada đã và đang áp dụng.

Tác giả tham dự buổi họp về dự án “Bảo Trợ Tư Nhân” cùng BNG/HK, WC và ORR vào năm 2022, trước khi ngoại trưởng HK loan báo chương trình WC  

Tính cho đến ngày hôm nay thì PTVH và CĐHV đã hỗ trợ và hiệp sức với rất nhiều cá nhân cũng như các hội đoàn trong cộng đồng người Việt của chúng ta thành lập được 43 “Group of 5” tức “Nhóm 5 Người” để bảo lãnh cho 43 gia đình tị nạn ở Thái Lan, gồm các cựu thuyền nhân, các cựu tù nhân chính trị, các nhà tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do tôn giáo hoặc môi trường v..v.., gồm cả những người Việt gốc thiểu số, người Tây Nguyên hay đồng bào Thượng, H'mong và Khmer Krom. PTVH cũng là tổ chức người Việt duy nhất đã tham gia và bảo trợ người tị nạn khác chủng tộc ngay trong Giai Đoạn #1.  

 

GS Can, ông bà Nguyễn Võ Long (PTVH) và tác giả trong một cuộc vận động cho người tị nạn tại BNG/HK

Tuy nhiên con số người đứng ra bảo trợ trong cộng người Việt hiện nay còn quá ít ỏi. Một lần nữa, chúng tôi tha thiết kêu gọi lòng nhân ái của quý vị đồng hương, xin tiếp tay với chúng tôi cũng như the WC để mở rộng vòng tay đón nhận đồng bào tị nạn của chúng ta, đang sống vất vưởng ở Thái Lan được có cơ hội đặt chân đến bến bờ tự do, bằng cách tham gia trực tiếp vào việc nộp đơn bảo lãnh ngay từ bây giờ.

Chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn quý vị mọi thủ tục kể cả sự hỗ trợ về tài chính để bảo trợ người tị nạn nếu cần. Xin liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email: namlocnguyen@yahoo.com hoặc vào Website "Con Đường Hy Vọng" 

(https://conduonghyvong.com/).

Trân trọng kính chào,
Nam Lộc

Friday, September 13, 2024

Sumaco! Đoàn Xuân Thu

Bánh mì cá sumaco
Nằm ở Bắc Phi (North Africa), giáp với Đại Tây Dương (Atlantic Ocean) và Địa Trung Hải (Mediterranean Sea), tiếng Anh: The Kingdom of Morocco. Tiếng Pháp: Maroc. Tiếng Việt là Ma Rốc.

Ma Rốc từng là một thuộc địa của Pháp suốt 44 năm dài, từ năm 1912 đến năm 1956. Nhưng Lục tỉnh Nam Kỳ chìm trong vòng nô lệ tới hơn cả trăm năm.
Cùng thân phận nhược tiểu, thuộc địa của thực dân Pháp, cùng thời gian; nên Lục tỉnh Nam Kỳ cũng không xa lạ gì với Ma Rốc.
Bằng cớ: nói không ai hiểu là nói tiếng Ma Rốc. Ma Rốc nói lái là ‘móc ra’. Cữ nhậu nầy tới phiên mình trả. Nhậu chực hoài ai chơi với mình?

Người Việt, trong đó có tui, nhớ tới Ma Rốc vì Ma Rốc sản xuất hộp cá mòi Sumaco tui ăn hồi còn chút éc.
Cá mòi, tiếng Anh ‘sardine’, loài cá dầu nhỏ thuộc họ cá trích. Tên Sardine được đặt theo một hòn đảo Sardina trong Địa Trung Hải (Mediterranean Sea), vùng biển có rất nhiều cá sardine, cá mòi.

Là nước xuất cảng cá mòi đóng hộp nhiều nhứt thế giới, 600,000 tấn/năm, hơn 62% sản lượng đủ loại cá, Ma Rốc đánh bắt được.
Cá mòi Sumaco được sản xuất tại tỉnh Agadir, ven Địa Trung Hải. Agadir cách thủ đô Rabat của Morocco khoảng 466 km về phía tây nam.
Trong một hộp cá mòi (sardine in tomato sauce) của Ma Rốc, có cá mòi (Sardines) loại cá nhỏ, thịt trắng và sốt cà chua (tomato sauce) làm từ cà chua tươi, bóc vỏ, bỏ hạt, nghiền nhỏ được nấu chung với tỏi, dầu ô liu, húng quế, ngò và gia vị Maroc như tiêu và ớt paprika.

Vào thế kỷ 19, Pháp xua quân chiếm nhiều nước trên thế giới làm thuộc địa để bóc lột tài nguyên, trong đó có Việt Nam và Ma Rốc. Pháp đã xây dựng các công ty sản xuất cá mòi tại Ma Rốc. Rồi cá mòi của Maroc được vận chuyển đi phát cho lính Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, ăn hoài cũng ngán, lính Lê Dương Legionnaire (Légion étrangère) đem bán cho dân địa phương. Thế là, người Việt mua Sumaco một món xa xỉ mà ai cũng muốn được ăn thử một lần.
(Rồi sau tháng Tư, 1975, thuyền nhân Việt Nam tị nạn CS vượt biển đến được Đảo Galang, trong quần đảo Batam, Indonesia. Hay Pulau Bidong ở Kuala Terengganu, Malaysia.
Trong khẩu phần lương thực được Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc phát mỗi ngày: có cả cá mòi đóng hộp. Ăn hoài tất ngán, bà con mình đem hộp cá mòi đi đổi lấy cá tươi của ngư phủ địa phương.)

Lâu lâu, bữa nào siêng siêng, tui đẩy ‘trolley’ cho em yêu đi Coles supermarket Footscray. Tui hay thấy mấy bà Úc đen, ú nu như con hà mã, mua Tuna trong dầu Olive hộp 185g giá $2.20. Còn em yêu mua về một hộp cá mòi Sumaco của Morocco nặng 125 gr giá $1.75 với hai ổ bánh mì. Tui nịnh em: “Đi chợ giỏi ghê; biết lựa mua cá mòi của Ma Rốc vừa ngon, vừa rẻ!”
Bấy lâu nay, tui nghe mấy nhà tâm lý dạy tui là đàn bà, con gái, nhứt là người Việt mình, khoái nịnh lắm. Nghe nịnh là mấy em sướng tỉ tê, nhắm mắt để mật rót vào tai đến nỗi không thấy đường đi. Chính vì vậy trong kho ngữ vựng tiếng Việt mới có chữ ‘nịnh đầm’. Tụi Tây có chữ ‘galant’.

Nhưng anh giáo dạy trường Việt ngữ thứ bảy chê tui ngu. Ảnh giảng: nịnh là khen dóc; đầm là phụ nữ. Nịnh đầm, tiếng động từ, khen, ca ngợi, tâng bốc phụ nữ một cách quá mức, không chân thành để lấy lòng em đem về xào khóm nhậu chơi. Nịnh đầm là nói dóc, không chân thật mà là chân giả (dối).
Còn ga lăng (galant), mượn từ tiếng Pháp, có nghĩa là lịch duyệt, là vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa. Anh nào biết ga lăng tất sẽ đào hoa. Lúc đó được mấy em mê tít thò lò thì mặc tình mà đào mỏ, làm Casanova cho ấm cái tấm thân ‘ròm’.

Giacomo Casanova người Ý, sinh ra tại Venice đào hoa, tưng bừng gái gú bu như ruồi nhưng em nào cũng tin như bắp nướng là ảnh yêu chỉ một mình em. Còn mấy con ngựa bà khác ảnh chỉ qua đường ghé lại mà thôi.

Tui hỏi email của Casanova để xin làm đệ tử. Anh giáo bĩu môi nói: Chừa chỗ cho người ta dốt với. Trình độ lèng èng cỡ anh thì sức mấy? Dẻo miệng cỡ tui thì may ra. Nhưng ổng chết mấy mươi đời vương rồi. (1725-1798).

Em yêu của tui dĩ nhiên rất khoái nịnh. Ngày nào không nghe nịnh là em ăn cơm nuốt không trôi. Em nói và biểu tui không được cãi: “Sumaco của mấy thằng hải tặc Thái Lan mắc gấp đôi của người ta. Cho em, em đem đi vụt thùng rác.

Vậy là em mua một hộp cá mòi Sumaco của Ma Rốc về làm điểm tâm. Lửa vừa, em yêu đổ dầu ăn, tỏi vào chảo. Thêm hành tây, chút muối xào trong vài phút cho thơm. Thêm cá mòi với nước sốt cà chua, đường, nửa muỗng cà phê tiêu và 3 muỗng canh nước. Đun sôi và để nhỏ lửa trong 2 phút rồi tắt bếp. Em phết bơ bánh mì, trút cá mòi vào với ngò rí và một nhúm tiêu đen.
Món cá mòi bánh mì của em yêu ngon hết xẩy. Bữa điểm tâm, sáng, nhưng về hưu rồi, đâu có đi cày, cuốc gì, bịnh gì mà cữ? Tui uống beer, ăn cá mòi, hành tây ngâm giấm. Ngà ngà say, tui chui vô phòng để ngáy pho pho mơ về quê cũ.

Nước Úc với nền văn hoá đồ hộp dành cho dân “low income”, dân thu nhập thấp, dân nghèo như tui. Trái lại, quê mình hồi xưa, dân có tiền mới được ăn đồ hộp nhập cảng từ bên Tây.
Tui thời thơ ấu, ba tui làm Bưu Điện, hôm nào phải trực về trễ ba hay mua đồ ăn về cho vợ, cho con. Bữa ba mua bánh gan, bánh da lợn của em Thuý bán trên lề đường Trưng Trắc Mỹ Tho. Bữa ba mua một hộp cá mòi Sumaco với mấy ổ bánh mì về cho con. Má vẫn chờ ba về để ba má ăn cơm chung.

Hộp cá mòi Sumaco của Ma Rốc đối với người xa xứ, già như tui, gợi lại những hồi ức sâu đậm về thời thơ ấu. Tui nhớ cá mòi Sumaco rắc tiêu ăn với củ hành xắt lát mỏng ngâm giấm và bánh mì mới nướng.
Thương thằng em, chia cho mầy một miếng. Để ba mất, anh em mình đều khóc. CS vào thôi đã hết những ngày vui. 

Wednesday, September 11, 2024

Truyền Thông Gốc Việt “Câm Họng” Sau Khi Xem Tranh Luận Giữa Kamala Harris và TT Trump…

Gần đến ngày bầu cử, người dân Mỹ và cử tri chưa bao giờ cảm thấy nôn nao, xôn xao, và hào hứng để được đi bầu như năm nay. Như ai cũng biết, đến giờ phút này chỉ có hai liên danh Trump-Vance và Kamala Harris and Tim Walz, đại diện cho hai đảng Cộng Hoa và Dân Chủ chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Thật ra, để so sánh thì không có gì phải bàn cãi, nếu không muốn nói nếu đem Kamala Harris đi so sánh với TT Donald J. Trump, thì không khác gì  nhục cử tri và toàn dân Hoa Kỳ. Một con chồn cái đi so đo với mãnh hổ rừng xanh, không đáng tí nào. Nhưng... chúng ta có thể phân tích một vài yếu tố để thấy sự hy vọng mỏng manh đối với liên danh Kamala Harris và Tim Walz khi nghĩ đến bước đến cửa Tòa Bạch Ốc còn khó hơn lên thăm Hằng Nga trên cung trăng. Thật ra đảng Dân Chủ lần này không còn ai để có thể giữ “ngai vàng” như năm 2020, họ trổ hết chiêu covid-19 và gian lận đếm phiếu để cướp ngôi một cách bất chánh. Có thể nói, đảng Dân Chủ “không có chó bắt mèo làm bậy”. Đó là lý do tại sao đảng Dân Chủ yêu cầu để cho Joe Biden và TT Trump tranh luận sớm hơn dự liệu đến 3 tháng. Biết sẽ thua như tiên liệu, để cho họ hạ bệ Sleepy Joe có thời gian thay ngựa giữa dòng, nhưng Kalama Harris không phải là chiến mã, mà chỉ là con chồn Cái lan chạ khắp phố phường, sì hương nuôi thân... Đó là tại sao ngày người dân Hoa Kỳ và cử tri thân thiện và về gần với TT Trump hơn, họ luôn chờ đợi và kỳ vọng TT Trump trở lại làm cho nước Mỹ Vĩ đại trở lại. Bây giờ chúng ta nói về đảng Cộng Hòa. Dĩ nhiên trong đảng có mấy trăm thành viên, thì ít nhiều gì cũng có những tên phản phúc, nằm vùng, ang-ten, và sẵn sàng bán đứng lương tri để lấy lương tháng hậu hỉnh hơn. Chúng ta có thể điểm mặt một vài nhân vật nổi trong đảng cộng hòa một thời. Trước hết chúng ta nói gia đình cựu tổng thống Bush cha lẫn con. Giòng họ Bush từ cha đến con, vì quyền lợi riêng muốn kiểm soát giá dầu hỏa xuyên miền Trung nước Mỹ, nhưng TT Trump đã cổ động xây dựng ống dẫn dầu KeyStone từ Canada xuống mãi đến tiểu bang New Mexico, tạo nên hàng triệu việc làm mới trong ngành này, và nhất là sản xuất thặng dư dầu hỏa và khí đốt, xuất cảng mạnh mẽ ra nước ngoài, giúp cho giá xăng dầu nội địa xuống thấp nhất kỷ lục, điển hình năm 2019 tại tiểu bang Ohio giá dầu $.85 cent cho một gallon, tại California dưới $3/gallon. Chính vì mất miếng mồi ngon từ ngành dầu hỏa, gia đình Bush cùng với cựu phó TT Dick Cheny và một số thượng nghị sĩ như Mitt Romney, John McCain, Paul Ryan. Những tên này là đầu não của đảng Cộng Hòa một thời, họ đã cương quyết phản đảng, phản dân, thẳng thừng chống Trump và ủng hộ cho các ứng cử viên đảng Dân Chủ như Hillary Clinton, Joe Biden và ngày nay là Kamala Harris. Đúng là một lũ tồi tệ, vô liêm sĩ, vì quyền lợi riêng cho từng cá nhân mà phó mặc cho toàn dân Hoa Kỳ. Những tên đầu não đảng Cộng Hoa vừa nêu tên trên toa rập với đảng Dân Chủ để triệt hạ TT Trump qua các thủ đoạn như: 
Dùng giới truyền thông dòng chính ra sức dèm pha, lăng mạ, chụp mũ để bôi nhọ danh dự TT Trump
Dùng  phải tiểu bang, hệ thống Tòa Án đặt điều để kết tội TT Trump một cách vô lý.
Dùng hệ thống mật vụ FBI tấn công vào dinh thư Mar A largo xét nhà một cách tàn bạo, vô pháp.
Họ ra hàng chục, hàng trăm chiêu trò cũng không làm nao núng, và không thể bắt tội TT Trump, cuối cùng họ ra chiêu tàn nhẫn nhất đó là ám sát. Nhưng cũng không thành.
Robert Kennedy Jr. thấy sự thay đổi của đảng Dân Chủ thái quá, cực đoan, tàn bạo và nguy hiểm cho Hoa Kỳ, bởi thế ông bỏ cuộc đua trực tiếp ủng hộ TT Trump. Có một lần, chính TT Trump tuyên bố “nếu đắc cử Tổng thống năm 2024, tôi sẽ trao toàn quyền điều tra cái chết của TT John F Kennedy và Robert Kennedy với vai trò Chủ tịch Ủy Ban Điều Tra cái chết của TT John Kennedy. Đây có thể cũng là mấu chốt làm cho những tên cực đoan của đảng Dân Chủ và Rino Cộng Hòa lo lắng cho số phận tương lai của họ. Chưa một tổng thống Mỹ nào trong lịch sử nhận lãnh chức vụ Tổng thống mà gặp nhiều khó khăn, truân chuyên gập ghềnh như TT Trump. Ông bị thế lực ngầm “deep State”, đảng Dân chủ, và những kẻ phản trắc đảng Cộng Hòa luôn rình rập, và sẵn sàng hạ bệ, kể cả thủ tiêu để lấy mạng ông. Nhưng... TT Donald J. Trump là chân mệnh thiên tử, Trump là Thiên ý, là Dân Ý. Ông đang nhận lãnh trách nhiệm thiên xứ đem lại hòa bình cho thế giới, đem lại thịnh vượng cho nhân loại, và dĩ nhiên ông luôn nghĩ đến và luôn đặt quyền lợi cho người dân Hoa Kỳ ưu tiên trên hết như qua câu nói “American First”. Bởi thế, chỉ cần một người rất bình thường cũng hiểu đâu là giá trị của một vị tổng thống Hoa Kỳ, và ai đáng để cho cử tri tặng lá phiếu trong mùa bầu cử này... Người đó không ai khác hơn là TT Donald J. Trump ! Không cần tranh cãi gì nữa... | Chris Phan |... thực hiện

**** ***** topic: CHRIS TALK SHOW audio/video: phan nguyên luân produced by vietstar media group

Monday, September 2, 2024

‘Thua là đúng rồi’ – câu chuyện một tiến sĩ gốc Việt nỗ lực thay đổi cái nhìn ‘thiên lệch’ về Việt Nam Cộng Hoà

Cuộc chiến Việt Nam đã đi qua gần 50 năm, nhưng những tác động của nó vẫn từng ngày ảnh hưởng lên cuộc sống của bao người Việt Nam, kể cả những thế hệ sinh sau đẻ muộn, trưởng thành ở một đất nước xa xôi bên nửa kia địa cầu của dải đất hình chữ S.

Câu chuyện của một đứa trẻ Việt lớn lên ở Mỹ, từ nhỏ đã bị chế nhạo ở trường rằng “Miền Nam của mày thua là đúng rồi”, nay trở một học giả, tiến sĩ chuyên nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, có thể sẽ đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ về những gì đã và đang diễn ra sau cái ngày được gọi là “thống nhất đất nước”.

“Thua là đúng rồi”

“Mình xin giới thiệu là tên là Alex Thái Đình Võ. Mình hiện là giáo sư nghiên cứu tại Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ ở Đại học Texas Tech, chuyên nghiên cứu về Á Châu, đặc biệt là về vấn đề Việt Nam”, vị giáo sư trẻ tuổi với nước da đậm màu Á châu bắt đầu câu chuyện với VOA về cái duyên đến với cái nghề “ít tiền mà nhiều ưu phiền” này của mình.

“Thái sang Hoa Kỳ năm 8 tuổi. Khi mình còn nhỏ, lúc người Mỹ bắt đầu dạy trong nhà trường về cuộc chiến Việt Nam hay lịch sử Việt Nam, mình nhớ là khoảng lớp 7, lớp 8, khi giáo viên bắt đầu cho học sinh xem những bộ phim gọi là bộ phim documentary (phim tài liệu) về cuộc chiến Việt Nam, thì sau khi xem bộ phim đó và học sơ về cuộc chiến, có một cậu học sinh đặt ra câu hỏi cho mình là ‘Gia đình của bạn thuộc phe nào trong cuộc chiến?’. Ở lứa tuổi đó thì thú thật khi sang Hoa Kỳ, bố mẹ cũng không nói gì nhiều cho mình về cuộc chiến, cũng không dạy mình phải hận thù hay biết bên này, bên kia… Nhưng khi cậu đó đặt câu hỏi đó thì mình mới nhớ ở nhà thường hay nói gia đình mình là thuộc miền Nam Việt Nam. Mình mới nói ‘The South’ (miền Nam), thì cậu đó mới chỉ tay vào mặt mình mà cười kiểu chế nhạo và nói ‘À, vậy thì gia đình mày thua là đúng rồi!’. Đối với một đứa học với lớp 7, lớp 8, mà khi một người khác nói với mình là gia đình mày thua là đúng rồi thì nó đánh một dấu hỏi trong đầu mình là ‘Thua là một chuyện, nhưng mà thua là đúng rồi có nghĩa là như thế nào?’”.

Về nhà, Alex Thái hỏi và xin phép bố cho đọc tất cả những cuốn sách có trong nhà viết về Việt Nam. Cậu bé chẳng bao giờ ngờ rằng câu chuyện ở lớp ngày hôm đó đã khởi đầu cho một hành trình lớn, đặt viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam và lịch sử Việt Nam của mình sau này.

“Đến khi mình bắt đầu học ở trường Đại học University of California Berkeley là một trường rất nổi tiếng, nhưng trong thời chiến cũng nổi tiếng là trường phản chiến, mình mới lấy một lớp gọi là ‘Peace and Conflict’ (tạm dịch ‘Hòa bình và Xung đột’) với một vị giáo sư khi xưa là một người lính trong binh chủng của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam”, Alex Thái hồi tưởng.

Cậu sinh viên Alex Thái lúc đó nhận thấy những điều vị giáo sư người Mỹ chủ trương phản chiến này giảng dạy “tương đối một chiều”. Vị giáo sư cho rằng nước Mỹ đã đưa ra quyết định không đúng. Lẽ ra Mỹ phải giúp cho phe thắng cuộc (tức miền Bắc), còn phe mà Mỹ giúp là Việt Nam Cộng Hòa là một phe nhu nhược, không có lập trường, không có chủ trương, và thường bị gọi là “con rối của Hoa Kỳ”.

“Khi đó, một cô trợ giảng cho ông, gọi là graduate student, sau buổi học đó, cô mới nghiêng qua người bạn của cô nói, mà cô lại ngồi trước mặt mình, cô nói một câu là ‘À, bây giờ tôi hiểu vì sao gia đình tôi thua là đúng rồi’. Khi đó, nó tạo cho mình một cảm giác là người giáo sư này có một ảnh hưởng rất lớn, kể cả đối với những người qua bên này để tị nạn, qua Hoa Kỳ định cư”.

“Đến mùa Mid-term (giữa kỳ), giáo sư ra đề cho mình viết. Mình mới quyết định không viết bài theo đề giáo sư đưa ra, mà mình viết bài yêu cầu giáo sư vào nửa mùa sau nên dạy cho có sự công bằng hơn, đưa vào thêm những tư liệu có nhiều khía cạnh hơn… Thế rồi mình nhận lại điểm giáo sư cho là điểm F trừ (F-). Ngoài điểm F trừ, giáo sư còn cho viết thêm một trang giấy và nói rằng ‘Tôi cho anh điểm này vì anh không viết theo yêu cầu của tôi, mà anh lại có những quan điểm như vầy đối với tôi là tại vì anh chưa thoát ra được sự cay đắng của việc gia đình anh thua cuộc trong cuộc chiến vừa rồi’”.

Từ câu chuyện ở lớp và nhận xét của vị giáo sư đại học, Alex Thái bắt đầu có ý định thay đổi lựa chọn nghề nghiệp.

GS-TS Alex Thái Đình Võ là một trong những khách mời của "Hội thảo về Di sản chiến tranh và hoà bình ở Việt Nam, Lào, Campuchia" tại Viện Hoà Bình ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ.
GS-TS Alex Thái Đình Võ là một trong những khách mời của "Hội thảo về Di sản chiến tranh và hoà bình ở Việt Nam, Lào, Campuchia" tại Viện Hoà Bình ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ.

Như bao đứa trẻ người Việt lớn lên ở Mỹ, Alex Thái cũng gánh trên vai ước mơ và hy vọng của một gia đình tị nạn. Để từ bỏ giấc mơ trở thành luật sư (vốn là một trong những nghề nghiệp danh giá mà nhiều người Việt hướng cho con cái như bác sĩ, kỹ sư…), Alex Thái đã phải nghĩ đến một bức tranh lớn hơn, đó là ngành nghề nào sẽ giúp anh mang lại những tác động tích cực, hiệu quả cho xã hội hơn, theo lời khuyên của một chuyên gia tư vấn tâm lý người Mỹ. Và Alex Thái đã chọn nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, một ngành anh “đam mê” hơn là một công việc mang lại sự thoải mái tài chính, để có thể có tiếng nói cho mình và “nói lên những khía cạnh đa chiều” của cuộc chiến, của lịch sử Việt Nam để cả người Việt lẫn người Mỹ, hay bất cứ ai quan tâm tới Việt Nam, họ sẽ biết đến Việt Nam trong chiều kích đa chiều ấy.

“Mình chạy trốn khỏi Việt Nam cũng là mục đích để thấy được sự đa chiều, để có tự do, để thấy được cái đúng cái sai, thì tại sao bây giờ mình sống ở một đất nước tự do thì mình không đi làm việc đó”, Alex Thái lý giải thêm cho quyết định lựa chọn ngành nghề của mình.

Quyết tâm thành nhà nghiên cứu thực thụ

Chọn học, ra trường, trở thành tiến sĩ không khó đối với Alex Thái cho bằng những trở lực mà anh gặp phải trên con đường thực hiện những dự án nghiên cứu, từ cả phía Việt Nam lẫn ở Mỹ.

“Khi mình bắt đầu viết hay nói lên những tiếng nói mà xưa nay người ta không muốn mình nói thì sẽ gặp nhiều cản trở. Từ khía cạnh người Mỹ trong ngành khoa cử-giáo dục, nhiều người đã nắm hệ thống nghiên cứu bao nhiêu năm rồi thì họ không muốn những tiếng nói của mình được nói lên. Cơ hội dành cho những người giống như mình lại ít hơn. Họ không xem trọng mình. Họ thường hay nói là ‘Anh là con em của VNCH nên anh sẽ nói như vậy thôi’, hay là họ xem thường những nghiên cứu của mình. Nhưng chính vì vậy nên mình phải cố gắng vươn lên. Mình làm nghiên cứu thì mình phải làm nghiên cứu tốt hơn để khi nghiên cứu của mình ra, mình có buổi phát biểu hay hội thảo thì mình phải đưa ra chứng cớ rõ ràng, mình chứng tỏ với người ta là ‘Tôi không phải chỉ là con em của một người VNCH không, mà tôi là một nhà nghiên cứu đứng đắn, làm việc đúng và đang nói lên những tiếng nói mà xưa nay các vị đã không viết, không nói về, không cho được lên sách, không đưa đến giảng đường”.

Cản trở từ Việt Nam và tại Việt Nam trong những lần Alex Thái trở về để thực hiện các dự án nghiên cứu thì không thể kể hết, nhất là sau khi nhà nghiên cứu trẻ bắt đầu có những công bố hay phát biểu về công trình của mình trên báo chí, truyền thông.

“Mình gặp những đe dọa, nghe nói là từ phía nhà cầm quyền Việt Nam, nói là Thái không nên làm những cái nghiên cứu như vậy. Nhưng mình cứ tiếp tục làm công việc của mìn. Vì sao? Vì mình nghĩ công việc mình làm là đúng và mình cũng không lựa chọn phe này phe nọ về mặt chính trị. Mình là một người làm sử, mình chỉ có thể nói ra những gì mình tìm hiểu được và mình biết được. Còn sự cản trở thì nó luôn luôn đến với mình…”

Sách “Toward A Framework For Vietnamese American Studies” (“Hướng tới xây dựng ngành học Người Mỹ gốc Việt – Lịch sử cộng đồng và ký ức”) do Tiến sĩ – Giáo sư Linda Ho Peché, Tiến sĩ – Giáo sư Alex-Thai Dinh Vo và Tiến sĩ – Giáo sư Tường Vũ chủ biên.
Sách “Toward A Framework For Vietnamese American Studies” (“Hướng tới xây dựng ngành học Người Mỹ gốc Việt – Lịch sử cộng đồng và ký ức”) do Tiến sĩ – Giáo sư Linda Ho Peché, Tiến sĩ – Giáo sư Alex-Thai Dinh Vo và Tiến sĩ – Giáo sư Tường Vũ chủ biên.

Thế là, những dự án nghiên cứu về các chủ đề “nhạy cảm” đối với Việt Nam như: Cuộc cải cách ruộng đất, với những phân tích tỉ mỉ cho thấy vai trò của Hồ Chí Minh, của các cố vấn Trung Quốc trong cuộc cải cách đẫm máu và nước mắt với khoảng nửa triệu người dân mất mạng; vụ án nhân văn giai phẩm, tù cải tạo, vấn đề lý lịch… cứ thế lần lượt ra đời sau rất nhiều lần Alex Thái lặn lội về Việt Nam và “ăn dầm nằm dề” tại các trung tâm, thư viện…

Những công trình nghiên cứu của Giáo sư Alex Thai Vo đã được tập hợp lại cùng với một nhóm học giả gốc Việt và xuất bản dưới dạng một bộ sách về lịch sử Việt Nam, nhằm bổ sung góc nhìn khác, “đa chiều” hơn về nền Cộng hoà vốn đã tồn tại ở Việt Nam từ trước khi chủ nghĩa cộng sản du nhập. Bộ sách được giới học thuật Mỹ đánh giá cao này hiện đang được giới thiệu ở các bang của Hoa Kỳ với mục tiêu đưa chúng trở thành sách giáo khoa được giảng dạy trong các trường học hay được giới thiệu trong các thư viện trên đất Mỹ.

Cuộc chiến đau lòng giữa anh em

Sau những ngày tháng đắm chìm trong nghiên cứu, tìm tòi về một chính thể Cộng hoà từng tồn tại và đang bị lãng quên, bị nhìn "thiên lệch, khi được hỏi liệu đâu là những điểm mấu chốt mà vị giáo sư trẻ tuổi muốn lưu ý trong cuộc chiến và lịch sử Việt Nam, Alex Thái nói:

“Khi nói tới lịch sử, người ta hay nói lịch sử được viết bởi những người thắng cuộc. Từ những trang sử sinh viên học trong nhà trường từ lớp 1 cho đến đại học, hầu như không nhắc tới giai đoạn của cuộc nội chiến giữa chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam, tức Việt Nam Cộng Hòa, mà chỉ gói gọn trong những câu nói ‘nguỵ quyền’, ‘nguỵ quyền theo Mỹ’ và tất cả đều là cuộc chiến kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chứ không phải là cuộc nội chiến giữa những anh em với nhau, mà mỗi bên đều mất và tổng cộng là gần 2 triệu người, trong khi người Mỹ chỉ mất có 58.000 người thôi”.

Theo học giả trẻ này, trên thực tế, không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của người Mỹ, nhưng “vai chính” trong cuộc chiến vẫn thuộc về những người Việt Nam, hay nói khác hơn, đó là cuộc chiến giữa những người anh em.

“Nếu chúng ta không ghi nhận sự thật đó, sự tồn tại của nhau thì khó mà chúng ta có thể làm cho đất nước mạnh hơn, làm cho con người tin tưởng hơn, mang lại cái mà nhà nước Cộng sản hay kêu gọi là ‘hoà hợp, hoà giải’ giữa người Việt với nhau. Anh kêu gọi hoà hợp, hoà giải mà anh không công nhận sự tồn tại của tôi, lịch sử của tôi thì làm sao hoà hợp, hoà giải được?”

“Hay như vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, nếu một bên cứ tối ngày nói bên kia là ngụy quân ngụy quyền thì làm sao anh có thẩm quyền để nói Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về Việt Nam? Vì trước kia, Hoàng Sa và Trường Sa trước năm 1975 thuộc về Việt Nam Cộng Hòa 03:33 trên danh nghĩa quốc tế. Bây giờ anh cứ gọi họ là chính thể bù nhìn, không có thật, thì làm sao anh bây giờ đứng trên cương vị gì để nói đó là thuộc về Việt Nam?”, GS. Alex Thái đặt câu hỏi.

Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu trẻ, việc nghiên cứu tới nơi tới chốn về nền cộng hoà tại Việt Nam, vốn đã du nhập vào từ những năm 1920, khi các nhà hoạt động chính trị thời đó như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu… mang “chủ nghĩa cộng hoà”, “tinh thần cộng hoà” từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc về.

“Thể chế Việt Nam Cộng Hòa được thành lập vào năm 1954 cho đến năm 1975 đứng vững trên cái nền tư tưởng gọi là Chủ nghĩa Cộng hòa đó. Chủ nghĩa Cộng hòa là mang đến gì? Nó đòi hỏi cái tự do của con người, tự do cá nhân, xuất phát từ cuộc cách mạng của Pháp đòi hỏi quyền công dân của con người cũng như quyền trước pháp luật. Tất cả những yếu tố đó nó khác với chủ nhịp cộng sản. Thành ra, cuộc chiến 1954-1975 nó xuất phát từ những sự khác biệt đó. Và cũng chính từ những khác biệt đó mà sự kiện xảy ra năm 1975, nó đưa đẩy nhiều người phải đành bỏ nước ra đi, vì họ không sống được dưới cái thể chế mới đó, cái thể chế mà mất đi hết tất cả các quyền tự do đó, tự do báo chí, tự do ngôn luận… Tất cả những cái đó khi người ta bị mất đi thì họ đành phải bỏ nước ra đi”.

TS. Alex Thái Đình Võ (phải) và Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel.
TS. Alex Thái Đình Võ (phải) và Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel.

Khi nằm xuống, tất cả là con người

Công việc nghiên cứu đã mang đến cho vị giáo sư trẻ nhiều cơ hội công việc và trải nghiệm khác ngoài giảng đường. Alex Thái cho biết anh từng cộng tác chính phủ Mỹ trong công việc tìm hài cốt của quân nhân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

“Khi đó mình đang đi làm thì trường Đại học Texas Tech có một cái vị trí cần một nhà nghiên cứu để nghiên cứu tìm hài cốt quân nhân của người cộng sản. Để tôn trọng cha mẹ, là những người đã trải qua dưới thể chế cộng sản và trải qua tù đày, mình gọi cho bố và hỏi ‘Ba ơi, con bây giờ nhận công việc này để làm nghiên cứu tìm hài cốt của những người mà khi xưa gọi là địch, là kẻ thù của những người giống như ba đó. Thì ba nghĩ như thế nào? Vì con thấy đây là một công việc mà theo con, là một công việc nhân đạo mà mình cần phải làm’. Thì thay vì người cha mình giống như mình suy nghĩ là sẽ cản trở và sẽ nói không, thì bố mình không một giây suy nghĩ và nói là ‘Con nên đi làm. Công việc này phải làm, vì dù sao cuộc chiến đã qua rồi, mình biết mình là ai. Nhưng tất cả khi ngã xuống cũng là người Việt Nam và cũng là con người. Thành ra, công việc mà mình cần phải làm là công việc mang tính nhân đạo và phải làm để mang lại sự an ủi cho tất cả. Tất cả chúng ta đều là người Việt Nam”.