Bạn hẹn Tết này sẽ đến chơi nhà. Hẹn vu vơ vậy thôi mà bà già khấp khởi trong lòng. Rằm tháng Chạp đã ra vườn đào gừng làm mứt. Đã dặn người ta để cho cân chè xuân thật ngon để Tết dùng dần. Đã tính gói bánh chưng, làm thịt kho tàu, nấu ít kẹo chè lam. Hôm ghé qua chợ sắm ít đồ, nhìn bà xách túi to túi nhỏ làn đầy làn vơi người ta trêu “năm nay chắc nhà có thêm người góp gạo thổi cơm chung?”. Bà cười, hai má đã hóp lại vì rụng hết răng hàm. Đã mấy lần tính đi trồng răng giả mà lại thấy ghê. Ông già nhà bên cứ ăn xong là tháo răng ra rửa. Đêm tháo để đầu giường sáng ra không thấy đâu, chẳng biết chuột cặp hay đứa cháu bốn tuổi mang đi nghịch. Bà thì lo gì, cháu không có đến chuột cũng không. Nhưng nhất định bà không chịu làm bạn với hàm răng giả bởi thứ gì giả cũng đều đáng sợ. Không như người ta xúm vào xe bán hoa giả vẫn chở ngang qua nhà. Sặc sỡ thật đấy nhưng vô hồn hăng hắc toàn mùi nhựa. Đến bàn thờ người ta cũng mua đĩa ngũ quả giả về bày cho đẹp. Mỗi năm mang lau bụi một lần. Bà thì đơn giản lắm, có khi hái hoa trái vẹo vọ ngoài vườn cũng đủ thơm suốt Tết. Năm nay nhà có khách nên những trái cây trên cành cũng biết chín để dành. Lốm đốm vàng, lưa thưa đỏ thong thả đung đưa ngọn gió đầu cành…
Bạn hẹn Tết này đến chơi nhà. Hẹn lúc cả hai bị xô đẩy khi đang xếp hàng lấy số khám bệnh. Bệnh viện lớn có khác, đông khủng khiếp. Đứa cháu họ đã đưa bà đi từ lúc năm giờ sáng vậy mà đến nơi đã thấy người chen chúc. Bệnh nhân ở đâu mà lắm thế không biết. Già có trẻ có, bệnh tật đủ kiểu. Lúc trẻ thấy bệnh cứ lờ đi nhưng già rồi tự nhiên bà thấy sợ. Bà chỉ có một mình giờ ốm đau nằm đấy ai chăm? Không nhẽ lại phiền bà con lối xóm sao đành. Tết đến xuân về thì vui thật đấy nhưng không khỏi nơm nớp âu lo. Già thêm một tuổi là yếu đi một phần. Cả cơ thể cứ như đang phản bội lại mình, rời rạc và nhức buốt. Một trận gió mùa bất chợt ghé qua cũng có thể khiến thân già điêu đứng. Bạn chắc nửa đêm cũng ôm ngực ho rụt cổ. Sáng thức dậy hai đầu gối muốn quỵ xuống vì đau. Muốn với cái nón trên cao mà lưng đau muốn gãy. Sơ sơ vậy thôi cũng đủ có duyên gặp nhau ở bệnh viện rồi. Huống hồ gom góp bệnh tật cả đời đến lúc già không biết trong cơ thể mình có bao nhiêu u nhọt. Gặp lại nhau chẳng chuyện trò được nhiều. Nhận ra nhau đã là may. Nghe nói bạn cũng ở một mình, con cái lớn cả rồi mỗi đứa mỗi phương. Bạn than tiền bạc đâu có thiếu, đủ cả tiền thuê người vào viện chăm mình lúc ốm đau. Nói đến đó mắt bạn bỗng rưng rưng. Bà không biết an ủi làm sao bùi ngùi thốt lên “ừ thì… tôi cũng chỉ có một mình”.
Mọi năm bà ăn Tết qua loa lắm. Chẳng phải tiết kiệm gì đâu, ở có một mình sắm sửa nhiều bỏ đấy ai ăn? Tết không gói bánh chưng chỉ định ra chợ mua lấy một cặp thắp hương. Ấy thế mà năm nào bà con chòm xóm cũng mang biếu. Hết Tết đã mấy ngày mà vẫn còn cả rổ bánh, trời nóng thì mốc mà trời lạnh thì cứng ngắc ngơ. Nhiều bữa dọn mâm ra lại cất đi. Thấy nhà người ta sum vầy lại tủi mình đơn lẻ. Nuốt miếng bánh thì nghẹn, uống hụm canh thì sặc. Cơm canh nguội ngắt, lòng dạ bời bời nhớ nhung một điều gì đó mơ hồ. Thiên hạ đi ngang ngõ nói bâng quơ “ngó xem bà già đã hóa đá vọng phu chưa. Người còn đó mà lòng có khi thành đá”. Bà không biết lòng mình đã hóa đá hay chưa. Ba mươi năm qua đi, chờ đợi có khi không phải vì nhớ vì mong mà trở thành một thói quen khó bỏ. Chồng bà giờ đã thành ông già móm mém, lười tắm và hay lẫn. Bà đoán vậy, già mà. Rồi có khi cáu bẳn với cháu con, càu nhàu những chuyện nhỏ như sợi tóc. Ấy là bà đoán vậy chứ bao lâu rồi không nhìn thấy mặt nhau. Nếu gặp lại chắc gì đã nhận ra nhau ngay được. Chẳng qua ngày Tết thấy nhà người ta đủ đầy bà không khỏi nghĩ ngợi vẩn vơ.
Chiều hai bảy tháng Chạp, thấy hàng xóm hô nhau dọn nhà. Đàn bà giặt giũ từ chiếu chăn đến mấy cái giẻ lau. Đàn ông lau trần nhà, quét mạng nhện, cọ từng cánh cửa, kê lại bàn ghế tủ đồ. Lúc ồn ào lúc lại lặng thinh. Lúc lau mấy bức di ảnh trên bàn thờ chắc có người sẽ buồn vì nhớ mẹ nhớ cha. Bà thì lâu rồi không có thói quen dọn nhà ngày Tết. Phần vì ở một mình không có nhiều đồ đạc, tính bà lại gọn gàng nên nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ. Phần vì bà sợ dọn nhà sẽ lục lại những kỷ niệm cũ tưởng đã bị lãng quên. Như vào một mùa Tết nào đó chồng bà cũng dọn nhà. Ông tìm được trong đống giấy tờ bức hình người yêu cũ. Bức hình ấy bà nhớ đã giấu đi rất kỹ vậy mà bằng một cách nào đó ông vẫn cứ chạm vào. Mùa xuân năm ấy ông đi. Giờ mà dọn lại đồ bà sợ sẽ thấy ảnh của ông đâu đó. Hoặc chỉ một cái cúc áo còn rơi lại cũng có thể khâu vào lòng bà những mũi kim đường chỉ nhói đau.
Cỏ hai bên lối đi từ ngõ vào nhà mưa xuân xuống đã bắt đầu lún phún mọc đầy. Bà định cầm cuốc xới đi vì sợ bạn đến chơi chê cửa nhà rậm rạp. Nhưng lại nghĩ chắc gì bạn đã đến, nhiều khi vui miệng hứa suông. Như kiểu chiều gặp nhau ngoài đường rủ tối sang nhà nhau giã cốm lúa nếp đầu mùa. Cứ ừ để đấy mà tối mải ngồi xem cải lương quên khuấy. Bỏ mặc người kia mỏi tay giã một mình. Hứa hẹn ở xứ này đôi khi như một phép lịch sự thế thôi. Dốc lòng đợi chờ có khi thành dại dột. Nên bà để mặc đám cỏ mọc hoang. Giữa mùa xuân chúng sẽ ra hoa, những bông hoa dại thường làm bà nguôi ngoai. Khi hoa tàn cỏ cũng sẽ tự lụi đi. Ẩn mình đâu đó trong lòng đất chờ đúng mùa xuân năm sau lại mọc. Đến cỏ cây còn đúng hẹn với thời gian. Lẽ nào người lỗi hẹn. Mà thôi… cứ nhắc mãi có khi bạn lại nóng ruột đứng ngồi không yên. Bệnh của bạn không biết đã đỡ nhiều chưa? Chao ôi! Tết của những người già có thêm thực đơn là thuốc.
Chiều ba mươi Tết, lúc bà đang lúi húi trong bếp vừa đun nước tắm vừa nấu xôi chuẩn bị tối cúng giao thừa thì thấy chó sủa râm ran ngoài cổng. Ngỡ là hàng xóm sang xin mía lộc nên bà không vội ra ngay. Mấy con chó cũng hư lắm nhiều khi người ta đi ngang qua cổng cũng cắn. Bà lẩm bẩm: “Cái giống chó cắn đường nuôi chỉ phí cơm”. Cúi xuống bẻ thêm củi cho vào bếp bà bỗng nghe thấy tiếng dép loẹt quẹt đi vào. Còn chưa kịp quay ra đã nghe thấy tiếng ho hắng giọng:
- Khách vào tận nhà mà không thấy chủ đâu. Chắc là sợ khách đến xin ăn Tết chực.
Nhận ra giọng bạn, nhìn thấy dáng bạn. Bà luống cuống đánh rơi cả đũa cái trên tay. Lật đật chạy ra, tay nắm tay dắt nhau lên bậc thềm bước vào nhà. Hỏi nhau đi chuyến xe nào? Dừng lại ở đoạn nào? Sao biết nhà mà tìm vào tận nơi? Nhìn cái làn bạn xách theo có bánh chưng, khoanh giò, ít mứt gừng, mứt bí bọc trong túi nilon. Trách nhau Tết nhất ở đâu chẳng có mấy thứ này mang làm chi cho nặng. Bạn cười hiền khô. Nhìn cười là biết răng hàm chắc cũng đã rụng hết rồi. Nước đun đợi bạn đã nguội hết, chè còn bọc kỹ cất trong hộc tủ. Bạn phẩy tay:
- Đói chết người còn định mời nước chè. Tuổi này mà bụng dạ cồn cào thì sống sao cho nổi. Có gì ăn thì mang ra mời nhau. Nghe thấy không? Bụng tôi đang sôi ầm ĩ đấy.
- Ừ thì cơm canh đạm bạc. Có ngay đây.
Mâm cơm đãi bạn có thêm bát dưa hành. Bạn khen “chua vừa tầm ăn tốn cơm phải biết”. Bà cứ áy náy mãi giá biết bạn đến chơi thể nào cũng nấu thêm vài món thật ngon. Nhưng lại nghĩ bạn cũng như mình thôi thịt thà chán rồi cơm rau cho lành bụng. Lâu lắm rồi bà mới ngồi ăn một bữa cơm đầm ấm. Bữa cơm có hai người bát đũa cũng có đôi. Người nói còn có người nghe. Không như những bữa cơm một mình chỉ biết trò chuyện với chó mèo như một bà già lẩn thẩn. Bạn hỏi sao ngày trẻ không kiếm lấy đứa con mà nuôi, để lúc về già còn có chỗ cậy nhờ. Hỏi xong bạn thấy mình vừa lỡ lời. Khổ cho bà mà cũng khổ tâm chính bạn. Thì đấy, bạn sinh bốn đứa con cực nhọc nuôi chúng nên người. Ngày xưa nghèo khổ bà nhịn ăn nhịn mặc thứ gì cũng chắt chiu cho con cái. Bệnh tật cũng không dám thuốc thang, cứ khất lần khất lữa với bản thân cho đến khi bệnh nặng. Giờ có đau ốm nằm đấy cũng chắc gì có đứa nào về. Đứa Tây Nguyên, đứa tận Bạc Liêu, đứa làm thủy thủ tàu viễn dương, còn đứa út lấy vợ sinh con mãi tận trời tây. Giỗ bố chúng không có mặt, đến Tết lại hết lý do này đến lý do khác không về. Bạn nào dám trách con. Mưu sinh nào cũng nhọc nhằn…
Bà nói “đi xem tử vi người ta nói cái số tôi đơn độc nên chẳng dám sinh con”. Kỳ thực bà vì chờ chồng mà không dám kiếm lấy một đứa con. Sợ người ta nói ra nói vào thì ít mà sợ ông quay về lại nghĩ ngợi linh tinh. Nhưng cuối cùng ông đã không trở về còn bà thì già nua theo năm tháng. Nhưng thôi, chuyện cũ nói càng thêm cũ. Bạn giục ăn nhanh còn chuẩn bị cho tối giao thừa. Bà nghĩ có gì đâu mà chuẩn bị. Bánh chưng xôi đỗ đã sẵn chỉ còn mổ con gà nữa là xong. Bạn cười bảo:
- Thì thời gian còn lại để nối cầu truyền hình. Các con tôi đêm giao thừa nào cũng canh giờ gọi điện về cho mẹ.
- Vậy là tốt rồi. Nghe được tiếng các con như thế cũng bớt cô đơn.
- Giờ không chỉ nghe thấy tiếng mà còn nhìn được cả hình ảnh. Chúng nó đang ở đâu, làm gì mình cũng đều thấy hết.
- Smartphone chứ gì. Tôi cũng thấy quảng cáo trên ti-vi. Thời buổi công nghệ đến là hay. Mà bà có tính kể chuyện về nhà tôi ăn Tết?
- Kể chứ sao không. Để chúng thấy vắng các con tôi vẫn không cô độc.
Còn bà thì đang nghĩ nếu gặp lại ông bà sẽ kể chuyện gì? Chẳng có gì để kể, chẳng nhẽ lại khoe đêm qua mới rụng thêm một cái răng. Giờ ăn cơm có lẽ phải nhai bằng răng trước cửa. Bà tủm tỉm cười chống tay đứng dậy. Bà như ngửi thấy mùi của mùa xuân đã về đến cửa. Bên hàng xóm đang chụm đầu kê lại chậu quất giữa nhà. Ngoài đường tiếng thanh niên hẹn nhau đến giao thừa sẽ ra đền xin lộc. Bà gọi bạn xuống bếp. Củi lửa nhóm lên ấm áp. Hai mái đầu chụm lại bên nồi xôi còn nóng rủ rỉ nói với nhau câu chuyện của mùa xuân…
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG |
Mọi năm bà ăn Tết qua loa lắm. Chẳng phải tiết kiệm gì đâu, ở có một mình sắm sửa nhiều bỏ đấy ai ăn? Tết không gói bánh chưng chỉ định ra chợ mua lấy một cặp thắp hương. Ấy thế mà năm nào bà con chòm xóm cũng mang biếu. Hết Tết đã mấy ngày mà vẫn còn cả rổ bánh, trời nóng thì mốc mà trời lạnh thì cứng ngắc ngơ. Nhiều bữa dọn mâm ra lại cất đi. Thấy nhà người ta sum vầy lại tủi mình đơn lẻ. Nuốt miếng bánh thì nghẹn, uống hụm canh thì sặc. Cơm canh nguội ngắt, lòng dạ bời bời nhớ nhung một điều gì đó mơ hồ. Thiên hạ đi ngang ngõ nói bâng quơ “ngó xem bà già đã hóa đá vọng phu chưa. Người còn đó mà lòng có khi thành đá”. Bà không biết lòng mình đã hóa đá hay chưa. Ba mươi năm qua đi, chờ đợi có khi không phải vì nhớ vì mong mà trở thành một thói quen khó bỏ. Chồng bà giờ đã thành ông già móm mém, lười tắm và hay lẫn. Bà đoán vậy, già mà. Rồi có khi cáu bẳn với cháu con, càu nhàu những chuyện nhỏ như sợi tóc. Ấy là bà đoán vậy chứ bao lâu rồi không nhìn thấy mặt nhau. Nếu gặp lại chắc gì đã nhận ra nhau ngay được. Chẳng qua ngày Tết thấy nhà người ta đủ đầy bà không khỏi nghĩ ngợi vẩn vơ.
Chiều hai bảy tháng Chạp, thấy hàng xóm hô nhau dọn nhà. Đàn bà giặt giũ từ chiếu chăn đến mấy cái giẻ lau. Đàn ông lau trần nhà, quét mạng nhện, cọ từng cánh cửa, kê lại bàn ghế tủ đồ. Lúc ồn ào lúc lại lặng thinh. Lúc lau mấy bức di ảnh trên bàn thờ chắc có người sẽ buồn vì nhớ mẹ nhớ cha. Bà thì lâu rồi không có thói quen dọn nhà ngày Tết. Phần vì ở một mình không có nhiều đồ đạc, tính bà lại gọn gàng nên nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ. Phần vì bà sợ dọn nhà sẽ lục lại những kỷ niệm cũ tưởng đã bị lãng quên. Như vào một mùa Tết nào đó chồng bà cũng dọn nhà. Ông tìm được trong đống giấy tờ bức hình người yêu cũ. Bức hình ấy bà nhớ đã giấu đi rất kỹ vậy mà bằng một cách nào đó ông vẫn cứ chạm vào. Mùa xuân năm ấy ông đi. Giờ mà dọn lại đồ bà sợ sẽ thấy ảnh của ông đâu đó. Hoặc chỉ một cái cúc áo còn rơi lại cũng có thể khâu vào lòng bà những mũi kim đường chỉ nhói đau.
Cỏ hai bên lối đi từ ngõ vào nhà mưa xuân xuống đã bắt đầu lún phún mọc đầy. Bà định cầm cuốc xới đi vì sợ bạn đến chơi chê cửa nhà rậm rạp. Nhưng lại nghĩ chắc gì bạn đã đến, nhiều khi vui miệng hứa suông. Như kiểu chiều gặp nhau ngoài đường rủ tối sang nhà nhau giã cốm lúa nếp đầu mùa. Cứ ừ để đấy mà tối mải ngồi xem cải lương quên khuấy. Bỏ mặc người kia mỏi tay giã một mình. Hứa hẹn ở xứ này đôi khi như một phép lịch sự thế thôi. Dốc lòng đợi chờ có khi thành dại dột. Nên bà để mặc đám cỏ mọc hoang. Giữa mùa xuân chúng sẽ ra hoa, những bông hoa dại thường làm bà nguôi ngoai. Khi hoa tàn cỏ cũng sẽ tự lụi đi. Ẩn mình đâu đó trong lòng đất chờ đúng mùa xuân năm sau lại mọc. Đến cỏ cây còn đúng hẹn với thời gian. Lẽ nào người lỗi hẹn. Mà thôi… cứ nhắc mãi có khi bạn lại nóng ruột đứng ngồi không yên. Bệnh của bạn không biết đã đỡ nhiều chưa? Chao ôi! Tết của những người già có thêm thực đơn là thuốc.
Chiều ba mươi Tết, lúc bà đang lúi húi trong bếp vừa đun nước tắm vừa nấu xôi chuẩn bị tối cúng giao thừa thì thấy chó sủa râm ran ngoài cổng. Ngỡ là hàng xóm sang xin mía lộc nên bà không vội ra ngay. Mấy con chó cũng hư lắm nhiều khi người ta đi ngang qua cổng cũng cắn. Bà lẩm bẩm: “Cái giống chó cắn đường nuôi chỉ phí cơm”. Cúi xuống bẻ thêm củi cho vào bếp bà bỗng nghe thấy tiếng dép loẹt quẹt đi vào. Còn chưa kịp quay ra đã nghe thấy tiếng ho hắng giọng:
- Khách vào tận nhà mà không thấy chủ đâu. Chắc là sợ khách đến xin ăn Tết chực.
Nhận ra giọng bạn, nhìn thấy dáng bạn. Bà luống cuống đánh rơi cả đũa cái trên tay. Lật đật chạy ra, tay nắm tay dắt nhau lên bậc thềm bước vào nhà. Hỏi nhau đi chuyến xe nào? Dừng lại ở đoạn nào? Sao biết nhà mà tìm vào tận nơi? Nhìn cái làn bạn xách theo có bánh chưng, khoanh giò, ít mứt gừng, mứt bí bọc trong túi nilon. Trách nhau Tết nhất ở đâu chẳng có mấy thứ này mang làm chi cho nặng. Bạn cười hiền khô. Nhìn cười là biết răng hàm chắc cũng đã rụng hết rồi. Nước đun đợi bạn đã nguội hết, chè còn bọc kỹ cất trong hộc tủ. Bạn phẩy tay:
- Đói chết người còn định mời nước chè. Tuổi này mà bụng dạ cồn cào thì sống sao cho nổi. Có gì ăn thì mang ra mời nhau. Nghe thấy không? Bụng tôi đang sôi ầm ĩ đấy.
- Ừ thì cơm canh đạm bạc. Có ngay đây.
Mâm cơm đãi bạn có thêm bát dưa hành. Bạn khen “chua vừa tầm ăn tốn cơm phải biết”. Bà cứ áy náy mãi giá biết bạn đến chơi thể nào cũng nấu thêm vài món thật ngon. Nhưng lại nghĩ bạn cũng như mình thôi thịt thà chán rồi cơm rau cho lành bụng. Lâu lắm rồi bà mới ngồi ăn một bữa cơm đầm ấm. Bữa cơm có hai người bát đũa cũng có đôi. Người nói còn có người nghe. Không như những bữa cơm một mình chỉ biết trò chuyện với chó mèo như một bà già lẩn thẩn. Bạn hỏi sao ngày trẻ không kiếm lấy đứa con mà nuôi, để lúc về già còn có chỗ cậy nhờ. Hỏi xong bạn thấy mình vừa lỡ lời. Khổ cho bà mà cũng khổ tâm chính bạn. Thì đấy, bạn sinh bốn đứa con cực nhọc nuôi chúng nên người. Ngày xưa nghèo khổ bà nhịn ăn nhịn mặc thứ gì cũng chắt chiu cho con cái. Bệnh tật cũng không dám thuốc thang, cứ khất lần khất lữa với bản thân cho đến khi bệnh nặng. Giờ có đau ốm nằm đấy cũng chắc gì có đứa nào về. Đứa Tây Nguyên, đứa tận Bạc Liêu, đứa làm thủy thủ tàu viễn dương, còn đứa út lấy vợ sinh con mãi tận trời tây. Giỗ bố chúng không có mặt, đến Tết lại hết lý do này đến lý do khác không về. Bạn nào dám trách con. Mưu sinh nào cũng nhọc nhằn…
Bà nói “đi xem tử vi người ta nói cái số tôi đơn độc nên chẳng dám sinh con”. Kỳ thực bà vì chờ chồng mà không dám kiếm lấy một đứa con. Sợ người ta nói ra nói vào thì ít mà sợ ông quay về lại nghĩ ngợi linh tinh. Nhưng cuối cùng ông đã không trở về còn bà thì già nua theo năm tháng. Nhưng thôi, chuyện cũ nói càng thêm cũ. Bạn giục ăn nhanh còn chuẩn bị cho tối giao thừa. Bà nghĩ có gì đâu mà chuẩn bị. Bánh chưng xôi đỗ đã sẵn chỉ còn mổ con gà nữa là xong. Bạn cười bảo:
- Thì thời gian còn lại để nối cầu truyền hình. Các con tôi đêm giao thừa nào cũng canh giờ gọi điện về cho mẹ.
- Vậy là tốt rồi. Nghe được tiếng các con như thế cũng bớt cô đơn.
- Giờ không chỉ nghe thấy tiếng mà còn nhìn được cả hình ảnh. Chúng nó đang ở đâu, làm gì mình cũng đều thấy hết.
- Smartphone chứ gì. Tôi cũng thấy quảng cáo trên ti-vi. Thời buổi công nghệ đến là hay. Mà bà có tính kể chuyện về nhà tôi ăn Tết?
- Kể chứ sao không. Để chúng thấy vắng các con tôi vẫn không cô độc.
Còn bà thì đang nghĩ nếu gặp lại ông bà sẽ kể chuyện gì? Chẳng có gì để kể, chẳng nhẽ lại khoe đêm qua mới rụng thêm một cái răng. Giờ ăn cơm có lẽ phải nhai bằng răng trước cửa. Bà tủm tỉm cười chống tay đứng dậy. Bà như ngửi thấy mùi của mùa xuân đã về đến cửa. Bên hàng xóm đang chụm đầu kê lại chậu quất giữa nhà. Ngoài đường tiếng thanh niên hẹn nhau đến giao thừa sẽ ra đền xin lộc. Bà gọi bạn xuống bếp. Củi lửa nhóm lên ấm áp. Hai mái đầu chụm lại bên nồi xôi còn nóng rủ rỉ nói với nhau câu chuyện của mùa xuân…
VŨ THỊ HUYỀN TRANG
No comments:
Post a Comment