Tuesday, November 22, 2016

Từ ly cà phê của người Việt đến nghĩa địa khoảng cách rất gần

( PHUNUTODAY )  Nếu bạn là người yêu cà phê và muốn khám phá sự thật về nó thì hãy quan tâm đến việc uống cà phê lành mạnh, lựa chọn được 1 ly cà phê chuẩn vị...

Cách uống cà phê của người Việt ngược với thế giới

Ông Nguyễn Văn An – Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam – cho biết tại tọa đàm “Năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của cà phê”: Trong khi thế giới chỉ lấy hương cà phê mà không lấy vị cà phê, thì Việt Nam đang làm ngược lại. Nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng cà phê thật không ngon mà phải độn phụ gia mới ngon.
Ông cũng cho hay: “Người dùng cà phê Việt Nam đang uống nhiều chất độn hơn chất cà phê. Tại sao từ ly cà phê đến nấm mồ nhanh? Là vì uống cà phê giờ không phải từ cà phê mà uống từ hóa chất hoặc từ nông sản rang cháy”.
 Hầu như người Việt đều uống cà phê sai cách
Hiện nay, nhiều cơ sở chế biến nhỏ vì lợi nhuận và vì thiếu hiểu biết trong vấn đề an toàn thực phẩm mà sản xuất ra những sản phẩm không tốt, thậm chí mang tính độc hại. Họ rang đậu tương cháy để lấy độ đậm đắng và vị chát được lấy từ nhân cau để tăng thêm phần phấn khích khi uống cà phê.
Điều đó vô hình chung đã hủy hoại cơ thể con người vì chất cháy, tinh dầu cháy sẽ gây ung thư, nhịp tim loạn, giảm trí nhớ.
Bên cạnh đó, caramen từ đường cháy, bơ hòa tan ở nhiệt độ cao họ đem dùng để láng phủ lên bề mặt cà phê, sau một thời gian ở nhiệt độ bình thường sẽ gây mốc độc tố. Thế giới đang nghiêm cấm dòng cà phê này, nếu phát hiện sẽ cho tiêu hủy sản phẩm.

Từ ly cà phê của người Việt đến nghĩa địa khoảng cách rất gần
Cà phê dạo tràn lan trên phố xá 
Với những cách chế biến trên thì chỉ lấy được vị cà phê. Khi nước vào sẽ mang tính chất rửa trôi caramen, cà phê có vị đắng chát. Nhưng nếu muốn đẩy được hương cà phê thì phải dùng nhiệt độ hóa hơi, muốn có hương cà phê thì phải cho chất tạo hương.
Với tỷ lệ caffeine chỉ trên dưới 1%, người uống sẽ uống được nhiều, không bị say vì caffeine gần như không có. Nếu nghiện uống món cà phê này liên tục thì người uống từ việc ngồi quán cà phê sẽ đi xuống nấm mồ không xa”, ông An khuyến cáo.
Việt Nam đang tồn tại một nghịch lý khi là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới, nhưng tăng trưởng tiêu dùng cà phê của Việt Nam rất thấp.
Trong khi các quốc gia khác bao giờ cũng khuyến khích tiêu dùng trong nước, khi dư thừa tiêu dùng trong nước mới tính đến xuất khẩu, thì tại Việt Nam, các sản phẩm cà phê ngon đều xuất khẩu ra nước ngoài.

Cách phân biệt cà phê thật và cafe giả

1. Phân biệt trước khi pha
- Khối lượng (hoặc thể tích) của bột cà phê rang bao giờ cũng lớn hơn khối lượng (hoặc thể tích) của bột hạt đậu nành (đỗ tương) và bắp (ngô) rang.
Hạt cà phê có một đặc điểm khác hẳn các loại hạt khác là khi rang lên đến 1 nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5-2 lần và trọng lượng giảm từ 20-30%.
Cho nên, bột cà phê thật luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác và từ đó khối lượng của 1 kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể tích của bột các loại ngũ cốc rang. 
Dựa vào đặc tính này bạn có thể phân biệt ngay từ lúc đầu, dù chưa cần phải mở bao bì ra. Nếu có điều kiện so sánh, bạn cầm trong tay trong 2 bịch 500g, bịch nào chứa cà phê, (hay chưa tỷ lệ bột cà phê nhiều) thì sẽ nhiều đầy hơn, to hơn, khối lượng bột chứa bên trong nhiều hơn nên chúng ta có cảm tưởng bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn.
- Độ xốp của bột cà phê: bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp , tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc khác thường dính lại, ít tơi bong hơn. 
Nếu bạn có 1 bịch cà phê nguyên chất và một bịch cà phê giả, bạn mở 2 bịch ra, lấy 2 chén nước, múc 2 muỗng bột của 2 bịch đổ lên mặt nước. Bột cà phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên, còn bột của các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn , nên chìm xuống nhanh hơn.
- Độ ẩm của bột cà phê: Bột cà phê thật ít ngậm nước, đọ ẩm của hạt cà phê thật sau khi rang khá thấp. Bột các loại ngũ cốc khác thường giữ nước và có độ ẩm cao hơn. Hơn nữa, do hạt đậu và bắp không có mùi thơm, nên khi nhà sản xuất trộn các loại hạt này vào hạt cà phê chắc chắn sẽ làm 1 động tác kèm theo, đó là phun hóa chất, hương liệu cà phê tổng hợp, nhân tạo vào trước khi xay ra bột.
Do đó, bột cà phê pha tạp, không nguyên chất có vẻ ẩm ướt, thậm chí vón cục khi được tẩm nhiều caramen tạo màu, khác hẳn với bột cà phê thật rất khô và tơi xốp.
- Màu của bột cà phê: Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp…bột cà phê có màu nâu đậm. Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu đen đậm.
- Mùi của bột cà phê: Nhiều người vẫn bị lầm lẫn và đánh giá cao mùi của hương liệu hóa học được tẩm vào đậu, bắp bởi vì họ ít có dịp ngửi mùi cà phê bột nguyên chất. 
Bắp và đậu nành cũng có mùi hơi tanh, theo cảm quan, nếu tinh tế một chút, bạn có thể nhận thấy khi ngửi. Bột đậu nành có mùi gắt, hòa quyện với hương liệu bốc lên một mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng như mùi nguyên thủy của cà phê rang.

Từ ly cà phê của người Việt đến nghĩa địa khoảng cách rất gần
2. Phân biệt khi đang pha
Do hạt cà phê được cấu tạo bởi cấu trúc sợi celluose và chứa rất ít tinh bột, nên thuộc tính đặc biệt của bột cà phê rang là rất tơi xốp, và chứa nhiều khoang không khi bên trong do cấu trúc cao phân tử, các sợi cellulose bị bẻ gảy dưới tác động nhiệt trong quá trình rang.
Khi bạn chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê thật, lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bột mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin. Nếu sau khi cho vài muỗng bột (khoảng 20-25g) vào phin, bạn chế nước sôi vào mà thấy bột trong phin không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống, lịm xuống và bốc mùi thơm thì bạn biết chắc chắn trong phin này có rất rất ít cà phê. 
Đây là một hiện tượng rất dễ nhận ra.
3. Phân biệt sau khi pha
- Màu của nước cà phê: Ly cà phê thật luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu rất trong trẻo. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê đá có màu nâu sáng. Nó không hề có màu đen thui, đen đục và đen đậm như thường nhìn thấy các ly cà phê ở phần lớn các quán.
- Độ sánh của nước cà phê: Khi pha, nước của ly cà phê thật có độ sánh hầu như không đáng kể. Trái với cà phê độn, nước của bắp và đậu rang vốn chứa nhiều tinh bột nên sẽ rất sánh, sánh đến dẻo quẹo.  
Đậu nành rang chứa nhiều tinh bột hiển nhiên là rất “ôm đá”. Cà phê thật không sánh dẻo và không “ôm đá”.
- Vị của cà phê: Cà phê khi rang với thời gian đủ và đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ cho chúng ta ly cà phê có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng, rất tinh tế do yếu tố của các thành phần acid ẩn chứa đằng sau của vị đắng trong hạt cà phê. 
Phần lớn người Việt không nghĩ rằng cà phê có vị chua. Thậm chí một số không chịu chấp nhận một thuộc tính cố hữu, tuyệt vời của cà phê hảo hạng, đó là vị chua thanh quyến rũ của nó. Để đáp ứng với yêu cầu và thị hiếu về khẩu vị trái ngược lại với thiên nhiên, với tự nhiên nầy của người tiêu dùng, một số nhà sản xuất đã cố gắng làm cho cà phê mất đi vị chua thanh vốn có của nó bằng cách tẩm vào bột cà phê các loại hóa chất tạo đắng có gốc kháng sinh.
- Bọt của cà phê: Bản thân nước pha cà phê khi đánh lên với đường cũng tạo ra 1 ít bọt màu nâu sáng trông rất đẹp. Nhưng có 1 số người tiêu dùng ngộ nhận và yêu cầu quá đáng về ly cà phê phải có bọt đẹp. 
Để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng hầu giữ khách và thu lợi nhuận, một số nhà sản xuất cho chất tẩy rửa bề mặt vào cà phê để tạo bọt. Vậy, bạn cũng cần biết cách phân biệt hai thứ bọt này. Nếu bọt mỏng tanh, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan nhìn ly cà phê có vẻ khá đẹp thì chắc chắn đấy là bọt xà bông. Bọt cà phê tiêu biểu khá đồng đều về kích cỡ, đục hơn và trông “dày” hơn, nhưng mau xẹp xuống.

No comments:

Post a Comment