Friday, October 4, 2024

Vương Hồng Sển & bà Năm Sa Đéc - Chuyện tình ông Vương Hồng Sển…

Hồi còn sinh viên tôi mướn căn nhà của ông bà Vương Hồng Sển và Bà Năm Sa Đéc cạnh ngôi nhà xưa của ông bà. Thời gian đó sau Mậu Thân 1968 cho đến 1970. Số nhà tôi ở là 5D Nguyễn Thiện Thuật, Gia Định đường vào khu Đồng Ông Cộ. Mỗi ngày tôi thường nghe ông bà nói chuyện và thấy sinh hoạt của ông bà. Hình ngôi nhà đó chụp 1994 khi tôi từ Mỹ về lần đầu.
 
Chuyện tình ông Vương Hồng Sển…Nhân đọc hai câu thơ của ông Vương Hồng Sển “Khóc em Năm Sadec” làm năm 1988:
* Trăm năm dầu lỗi hẹn hò,
* Chén cơm Bà Chiểu, con đò Sóc Sa.
* (Sóc là Sóc Trăng; Sa là Sadec)

Tôi bồi hồi nhớ đến mối tình già của ông Vương Hồng Sển, ông già năm mươi năm mê cải lương và mê cô đào Năm Sadec, người chuyên đóng vai Mạnh Phu Nhơn, Tô Ánh Tuyết, Đổng Trác, Lữ Phụng Thiên… trên sân khấu hát bội và sân khấu Phụng Hảo.

Ông Vương Hồng Sển trong những dịp trà dư tửu hậu, kể những kỷ niệm ngày đầu gặp gỡ, những khó khăn trở ngại và những lúc hạnh phúc nhất trong cuộc đời chồng vợ của ông và bà Năm cho tôi và một số ít nghệ sĩ thân thiết trong Ban kịch Phương Nam nghe khi chúng tôi đến nhà ông ở số 9 đường Nguyễn Thiện Thuật gần chợ Bà Chiểu, Gia Định, để tập kịch thu truyền hình (năm 1967).

Ông Sển cho biết sau khi người vợ thứ hai của ông là bà Dương Thị Tuyết bỏ ông, rồi lấy cái hộp sắt đựng 360 viên hột xoàn từ 3 đến 4 ly của bà Phủ An cho hai vợ chồng ông hưởng gia tài để sang thuyền khác (lấy ông bạn Hà Văn Thân), ông Sển ra tòa ly dị với bà Tuyết xong nên về Saigon ở để kiếm việc làm. Ông ở nhờ nhà của bà Hai Hẩu ở đường Aviateur Garros tức đường Thủ Khoa Huân và ông được nhận cho làm việc ở Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên năm 1948, ăn lương công nhựt, mỗi tháng $1,173.

Ông Sển nhắc lại “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy…”: Tôi quen biết Năm (khi nói đến vợ ông, ông thường gọi là Năm, tức là cái thứ Năm của bà Năm Sadec) lúc năm 1943, khi đoàn hát Phụng Hảo hát Sóc Trăng. Nhà tôi rộng rãi nên tôi rước anh chị em đào kép về nhà tôi ở. Lúc đó có chị Bảy Phùng Há, vợ chồng anh Tư Út (Phạm Văn Đẩu và vợ là Sáu Ngỗng), cô Kim Thoa, cô Thanh Tùng, cô Sáu Ngọc Sương, cô Tường Vi, anh Hai Tiền và Năm đây… Tôi làm công chức, đứng bàn ông chánh tỉnh trưởng Tây nên ở Sadec, tôi cũng thuộc về hạng có máu mặt. Tôi mê coi hát bội, hát cải lương hồi còn đi học trường Tây, giờ đây được dịp gần gũi chuyện trò với những anh chị đào kép hát mà tôi qúy mến thì còn gì thích cho bằng? Bởi vậy trong nhà tôi cứ ba ngày có một tiệc lớn, bảy ngày có tiệc nhỏ theo kiểu Tào Tháo chiêu đãi Quan Vân Trường, Tam nhật đại yến, thất nhật tiểu yến… tôi thật sự mến mộ đặc biệt với Năm đây…

Lúc Năm hát bội thì được giới hát bội nhà nghề đánh giá là thuộc về nhóm Ngũ Châu tức là năm viên ngọc quý: đó là các cô Năm Đồ, cô Cao Long Ngà, cô Ba Út, cô Hai Nhỏ và cô Năm Sadec đây (hồi hát bội có nghệ danh là Năm Nhỏ). Khi qua lãnh vực hát cải lương thì Năm đây đổi nghệ danh là Năm Sadec, Năm cũng được báo chí và khán giả khen tặng là tài danh thinh sắc lưỡng toàn. Tôi chú ý tới Năm là vì lúc đó Năm vừa đẹp, vừa hát hay mà lại là con người chịu khó làm lụng chuyên cần. Mỗi khi tôi bày cuộc tiệc ăn nhậu cho các bạn đào kép thì Năm là người đầu tiên xăn tay áo nhào vô lo việc bếp núc. Khi cuộc tiệc tàn thì Năm xăn tay áo lo thu dọn, rửa chén bát, quét nhà, dọn dẹp như chính là cái nhà của Năm. Lúc đó thì con vợ của tôi, bà Tuyết đó, bả lo đi đậu chến, đi từ sáng tới tối mịt, đứt chến mới mò về, nhà cửa bất biết, thằng chồng no hay đói cũng không hỏi han tới… tôi thương vợ tôi thiệt nhưng mà sao trong lòng hỏng thấy quý bà ta như quý em Năm…

Bà Năm cằn nhằn: “Thôi mà! Chuyện đã mấy chục năm rồi, tuồng cũ rồi mà ông hát hoài sao ông?
- Tuồng cũ nhưng mà tuồng hay, hát hoài coi càng hấp dẫn, đâu có ngán…
- Hồi đó anh chị đều có gia thất riêng (1943), bốn năm sau, ông Tơ bà Nguyệt làm sao mà lấy dây tơ hồng cột gút hai anh chị vậy?– tôi tò mò hỏi vậy!
- Tui nói là số trời, duyên thiên định. Bả hỏng chịu. Bả nói là tại bả ưng tui… Lúc đó, cái năm 1947, tui buồn cho cái thân tui bị vợ cặm sừng, nó bỏ tui… Cái tự ái của thằng đàn ông, tính hỏng thèm lấy vợ nữa… Còn bả thì bả bị thằng chồng nó theo con vợ bé, nó cũng bỏ bả… Tui thì ra tòa chờ tòa tuyên bố cho ly dị, còn bả khi có chồng thì hồi đó nghệ sĩ đâu có làm hôn thơ giá thú chi cho nó tốn tiền mà lại giấy tờ rắc rối. Bởi vậy khi thằng chồng nó quất ngựa chuối truy phong thì cô vợ xách rương ôm trấp kiếm chỗ khác mà sống. Bởi vậy bả hận đàn ông, còn tui hận đàn bà…
- Thôi mà ông! Chuyện cũ nhắc hoài… tui đi lo nấu cơm đây. Nguyễn Phương ở lại ăn cơm canh chua cá kho tộ nghe!
- Tôi: Dạ, cám ơn chị Năm…
- Rồi thì trời xui đất khiến, cái đêm tôi đi coi hát bội gánh Tấn Thành Ban hát ở chùa Dọn Bàn, Dakao, bỗng nhiên tôi gặp lại em Năm trong vai Lữ Phụng Tiên… Khi nghe em hát… Giỏ lá vai mang nhè nhẹ, em xuống giọng “thoàng”… tôi nghe thiệt là mê man trong dạ. Vãn hát rồi tôi chưa chịu về, còn nấn ná ở cửa hậu trường để gặp Năm khen mấy tiếng thì mới đành bụng. Ai ngờ gặp nhau, nói đủ thứ chuyện, tôi dắt chiếc xe đạp, dẫn bộ theo em lại cầu Mac Mahon, em nói em ở xóm Cù Lao nằm bên nầy đường Võ Di Nguy. Đêm đó tôi nhất quyết đi theo cho biết nhà em ở đâu và trong bụng cũng tính khi có dịp thuận tiện thì sẽ lại mời em xuống Chợ Cũ lại tiệm Cao Lâu ăn một bữa cơm Tàu.
- Tới xóm cù lao, muốn vô trong xóm phải đi qua một cái cầu làm bằng các miếng ván như đòn dài bắc cho người ta đi lên đi xuống ghe chài, có chổ kê bằng mấy tấm dalle sắt, cầu bắc đi xiên qua xẹo lại chớ không có thẳng băng một đường từ lộ vô xóm. 

Tới đây thì Năm không cho tôi theo qua bên kia cù lao để vô xóm, vô nhà. Tôi tới đây rồi đâu có lẽ chịu về không. Nhứt là thời buổi chiến tranh, lính Pháp đi tuần, gặp chúng nó mà biết tiếng Tây tiếng u cũng dễ… rồi còn một nỗi lo khác nữa, bọn cướp trộm cũng lộng hành và cũng còn phải sợ một nỗi khác nữa là các ông công tác thành về ám sát hay liệng lựu đạn, bởi vậy tôi kèo nài để tôi đưa Năm về tới trước cửa, Năm vô nhà đóng cửa khóa chốt cho an toàn rồi tôi sẽ đạp xe máy về nhà của tôi.
- Năm thấy tôi lo cho Năm chí tình chí cốt vậy, Năm cũng xiêu lòng, nói: “Ừ! Muốn tới cho biết nhà thì tui cho đi theo. Mà điều giao trước, tui ở nhà lá, nghèo lắm, thấy cái nhà dột cột xiêu, trống trước hở sau không được chê à nghen. Nhìn thấy cái nhà rồi là anh trở ra lộ về liền à nghen…
Muốn gặp tui thì tới rạp hát, mua giấy coi hát thì gặp, đừng có tới nhà, kỳ lắm à nghen…”
- Được rồi…được rồi… tôi y hẹn mà…
- Ai mà dè, ông trời đã định trước hết mọi sự rồi. Tôi theo Năm vô tới trong xóm, mới nhìn thấy cái nhà, còn đứng dang ca nhìn trước nhìn sau để ghi nhớ hình dáng cái nhà của Năm và những căn nhà lá kế bên ra sao để ban ngày có tới đây thì tôi kiếm được nhà của Năm liền, khỏi phải hỏi bà con lối xóm, mất công họ dị nghị, lời ra tiếng vào. Bỗng đâu tiếng tu huýt thổi rét rét rân trời, bốn phương tám hướng… 

Lính partisan bao vây cả xóm, bắt ra ngồi trước hiên nhà, hai tay để lên đầu, trình giấy laisser – passer cho nó xét. Chỉ huy nhóm lính nầy là một thằng thiếu úy Pháp và hai thằng xét dăng (sergent) người Pháp. Nhờ nói tiếng Tây rốp rốp, tôi bỗng thành ra thông dịch viên tình nguyện cho mấy thằng Tây đó. Nó cũng nể, có người có học ở trong xóm nầy, biết tiếng Pháp nên xét qua loa rồi kéo ra lộ”.

Đã gần 12 giờ khuya, giới nghiêm rồi làm sao mà về nhà đây… Năm cũng biết vậy nên biểu tôi vô nhà ngủ, sáng sớm sẽ về. Mà trong nhà chỉ có một chiếc chõng tre một người nằm, tôi ngủ chung trên chõng đó sao được. Bởi vậy tôi kiếm giấy nhựt trình trải dưới đất, tính dọn một chỗ để ngã lưng qua đêm. Ai dè Năm cười cười: “Bộ tính ngủ ở dưới nền đất thiệt sao? Ngủ như vậy, tới sáng thì bịnh đó”
- Thì cũng ráng chịu, bụng làm dạ chịu, đâu có than van… Tôi trải giấy nhựt trình xong, sửa soạn nằm xuống.
- Năm nói: “Nè, hỏi thiệt, anh có thương tui hông? Có muốn thiệt tâm làm vợ làm chồng với tui hông? Nói thiệt đi…
- Thiệt tình tôi thương Năm, tôi thề…
- Khỏi thề! Lên giường đây ngủ. Anh đàng hoàng hay không đàng hoàng, tui biết liền…
Ông Sển kể tới đó, chúng tôi ôm bụng cười nghiêng ngửa. Bà Năm dọn cơm lên, hỏi: “Nè cái ông già mắc dịch nói bậy gì mà các anh cười dữ vậy?”.

Tôi đỡ lời cho mọi người: “Dạ, ông Năm kể chuyện ông Trượng với Tiên Bửu, chuyện hát cương hồi xưa đó mà”
- Thôi, lại ăn cơm đi, đừng nghe ổng nói chuyện đời xưa nữa…
Ông Sển vẫn thích nói chuyện đời xưa, ông nhắc: 
Hồi 1947, 48, 49, đang hồi chiến tranh Việt Pháp còn sôi động, công tác thành của Việt Minh liệng lựu đạn vô các dancing, quán nhậu, rạp hát vì nơi đó có bóng dáng của lính partisan, lính mã tà, lính rờ sẹt… Anh Năm Bằng, lính rờ sẹt, chồng của cô bé Hoàng Vân, diễn viên đoàn Hậu Tấn – Năm Nghĩa bị ban ám sát VM bắn chết trước cửa rạp hát Thuận Thành Dakao. 

Lần khác, anh Thomas, người Việt lai Pháp, ở bên kia cầu Bông, vừa qua khỏi cầu, quẹo lại rạp hát Thuận Thành, bị bắn ngã trọng thương. Chở tới bệnh viện thì chết. Rạp hát bóng Asam (Dakao), tiệm cơm tây La cigalle bị liệng lựu đạn… Còn nhiều vụ bắn lộn, ám sát, liệng lựu đạn nữa nên trước tình hình lộn xộn đó, ông Sển dù đang làm công chức, lương bổng dư sống nhưng đêm đêm ông cũng phải đạp xe đạp hiệu Peugeot đưa vợ ông là bà Năm Sadec đi hát và rước về khi vãn hát. 
Ông sợ những tai nạn dọc đường, những bọn cướp cạn và bọn lính Tây đi ruồng bố. Ông biết nói tiếng Tây, lại đang là một công chức nên coi như ông là một bảo đảm cho vợ khỏi bị hoài nghi có dính dáng tới bên kháng chiến.

Bà Năm Sadec tên thật là Nguyễn Kim Chung, sanh năm 1907 (Mậu Thân) tại Sadec. Cha là ông bầu gánh hát bội tên Nguyễn Duy Tam, gọi là bầu Tam. Bà Năm Sadec được cha dạy hát từ nhỏ, từng hát trên sân khấu nhà. Lúc nổi danh, hát trên sân khấu Bà Ba Ngoạn ở rạp hát Palikao, Chợ lớn, bà Năm Sadec nổi danh là cô Năm Nhỏ, sau qua hát cho gánh hát Bầu Thiềng và vài gánh hát bội khác. Đến khi chuyển qua hát cải lương thì mới dùng nghệ danh Năm Sadec cũng như các bạn cô Ba Trà Vinh, cô Ba Bến Tre, cô Năm Cần Thơ…

Khi hát cho đoàn hát Phụng Hảo, bà Năm Sadec hát vai Mạnh Phu Nhơn trong tuồng Mạnh Lệ Quân thoát hài, bà đã hát khiến cho khán giả khóc mùi mẫn. Khi hát vai Đổng Trác trong tuồng Phụng Nghi Đình, bà làm cho khán giả cười nôn ruột. Khán giả ái mộ nhớ hoài vai bà Phán Lợi trong tuồng Đoạn Tuyệt. Thanh Nga vào vai cô giáo Loan, Việt Hùng vai Thân, thằng chồng khờ và Ngọc Nuôi trong vai Bích, cô em chồng đanh đá. Bà Năm Sadec trong vai bà Phán, không cần có thái độ hầm hừ, những cử chỉ hung dữ, chỉ cần giọng nói ngọt mà đay nghiến đủ cho khán giả thấy rõ tánh chất của một bà mẹ chồng phong kiến, ỷ giàu hà hiếp con dâu. Một hình tượng khắc sâu vào tâm khảm của khán giả, mấy chục năm sau cũng khó quên.

Bà Năm Sadec được mời đóng các vai bà má nông dân, bà Phán, bà Huyện trong các chương trình Thép Súng, chương trình Gia đình Bác Tám và các chương trình của các Ban kịch Kim Cương, Túy Hồng, Thẩm Thúy Hằng, Phương Nam. Khi vào vai hiền hay vai dữ, vai người phụ nữ giàu sang hay bần cùng, vào vai nào bà Năm Sadec cũng diễn tả như mẫu người thật mà chúng ta có nhiều dịp gặp trong cuộc sống. Không bao giờ cường điệu, hát quá lố nhưng không có nghệ sĩ nào diễn hay như bà.
Đối với đồng nghiệp, bà Năm Sadec được sự nể trọng của mọi người. Làm việc luôn luôn đúng giờ, chu đáo và không bao giờ gây khó dễ cho bầu show hay các nghệ sĩ cùng trong một suất hát.
Ngoài tài năng và đức độ của một người nghệ sĩ lão thành đáng kính như bà Năm Sadec, tôi nhớ về bà có một chuyện mà suốt đời tôi không thể nào quên.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các nghệ sĩ nghe tin loan trên đài phát Thanh là phải đến đăng ký tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon cũ, kế bên Bộ Sắc Tộc ở đường Nguyễn Du, ai không đăng ký sẽ bị cấm hành nghề. Tôi đến vào khoảng 12 giờ trưa, thấy có nghệ sĩ của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Dạ Lý Hương… các nghệ sĩ lão thành: anh Năm Châu, anh Văn Lâu, Tám Lắm, Bà Năm Sadec, chị Kim Cúc, Kim Lan, Tám Vân, Minh Tơ, Thành Tôn, chị bảy Ngọc Hương… 

Ngồi bàn thơ ký ghi chép tên nghệ sĩ đến đăng ký, tôi thấy có anh kép Năm Sơn mà chúng tôi quen gọi là Năm Thịt. Năm Sơn là anh kép hát nằm vùng, bây giờ mới lộ mặt ra. Tôi vừa đăng ký xong, người đi kế tôi là bà Năm Sadec. Khi bà Năm Sadec tới ghi tên thì kép Năm Sơn chận lại, nói: “Chị tố Cộng trong Ban Thép Súng Đài Truyền Hình quân đội Ngụy, chưa bắt giam chị là phước cho chị rồi. Không được đăng ký!”

Bà Năm Sadec như bị một gáo nước dơ dội vô mặt, loạng choạng như muốn té sụm xuống trước bàn viết của tên kép hát nằm vùng đó, mặt bà xanh dờn, đôi môi run run, tôi vội dìu bà bước ra ngoài vì không biết bà sẽ phản ứng ra làm sao, e gặp rắc rối. Ra tới trước cửa bà Năm Sadec nói với tôi, giọng nói bình tĩnh trở lại: “Được rồi. Nguyễn Phương về đi. Tôi không sao đâu. Để tôi kiếm xe đi về nhà”.
Tôi nói: “Ở đây khó kiếm xe lắm. Để tôi chở chị về nhà nghỉ cho khoẻ”. Tình cờ, nhìn vô nơi các nghệ sĩ đăng ký, tôi thấy anh Năm Châu, chị Kim Cúc, Kim Lan, anh Thành Công, anh Chín Sớm, soạn giả Mộc Linh ra về, mắt nhìn xuống đất… Tôi nói: Chị Năm coi kìa, anh Năm Châu, chị Kim Cúc, ca sĩ Thành Công…
Bà Năm nhìn theo tay tôi chỉ, cười buồn: “Tôi thì không sao, mấy người đó chắc sẽ khổ. Anh Năm Châu bị họ ghim vì anh lập gánh hát Ánh Chiêu Dương, được ông Hồ Văn Châm, Bộ Thông Tin Chiêu Hồi giúp đỡ tiền bạc”

Sau đó mấy tháng, tôi được biết anh Năm Châu bị mời đi học tập kiểm thảo tập trung trong tòa tỉnh trưởng Gia định trong ba tháng. Ca sĩ Thành Công, soạn giả Mộc Linh, Chín Sớm bị đi học tập cải tạo 7 năm ở trại cải tạo Hàm Tân.
Theo các bạn của tôi kể lại, năm 1986, khi ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ thì bà Năm Sadec mới được mời vô Đồng Tháp Mười đóng phim, trong vai bà già nông dân. Bà đóng được ba phim ở Nha Mân, Sadec, nơi chôn nhau cắt rún của bà và ở Đồng Tháp Mười bà đóng phim Phù Sa trong mùa nước nổi, giữa nắng lửa và muỗi mòng, hai ngày sau khi bà hết đóng phim, bà trở về Saigon và chết vì kiệt sức. Khi bà mất, không có ai thông báo cho nghệ sĩ biết để đi viếng, phúng điếu, tiễn đưa bà. Chỉ có những người trong xóm của bà và các bạn nghệ sĩ làm phim chung với bà, biết bà mất, đến tiễn đưa.
Bà cũng không được quàn ở nhà Hội Nghệ Sĩ ở đường Cô Bắc, không được chôn ở nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp. Ông Vương Hồng Sển di quan của bà, đem về chôn cất ở Nha Mân, quê hương của bà.

Trong bài điếu văn của ông Vương Hồng Sển khóc vợ, có đoạn kết như sau:
* Trăm năm gì nữa? Muôn thuở là đây;
Trời quên mất đời còn một lũ, quyết thư hùng vì ấn tướng ngôi vua;
Bà đi rồi, tôi khổ muôn phần, sống cô độc giữa bình xưa lọ cổ;
Thôi, thôi;
Bà vào cửa hư vô bất diệt, nhớ đến thăm Năm Phỉ, Bảy Nhiêu;
Tôi đợi tin Bắc Đẩu, Nam Tào, sẽ tìm đến Năm Chung, Tư Bốn.
Ô hô!
Đây sầu riêng, đây vú sữa, của chồng công vợ, kẻ mất người còn, nghẹn ngào dâng một lễ đơn sơ;
Đây rượu cúc, đây hương trầm, kẻ mất người còn, đau đớn khóc ngàn thu vĩnh biệt.
Hỡi ôi, Thương thay; Có linh xin hưởng.
Bà Năm Sadec sinh năm 1907, mất năm 1988.
Ông Vương Hồng Sển sinh năm 1902, mất năm 1996.
Kính nhớ anh chị Vương Hồng Sển & Nguyễn Kim Chung (Năm Sadec).
Nguyễn Phương

TIM KAINE ĐẠI BẠI TRONG CUỘC TRANH LUẬN VỚI HÙNG CAO.

Ngày 02 tháng 10 năm 2024, ứng cử viên Dân chủ đương nhiệm Tim Kaine sẽ tranh luận trực tiếp với ứng cử viên Cộng hòa Hung Cao lúc 7 giờ tối tại khuôn viên trường Đại học Norfolk State. Virgnia.

Cuộc tranh luận độc quyền của Nexstar Media Group đã được phát trực tuyến trong một giờ đồng hồ và được chuyển tiếp trên các đài truyền hình Nexstar của Virginia và phát sóng đồng thời trên toàn quốc qua mạng lưới tin tức cáp của Nexstar, NewsNation.

Đây là cuộc tranh luận duy nhất được lên lịch giữa các ứng cử viên.  Tại Virginia, cuộc bầu cử sớm đã bắt đầu từ ngày 20 tháng 09 và sẽ kéo dài đến ngày 2 tháng 11.  Ngày bầu cử chính thức là vào thứ Ba, ngày 5 tháng 11.

Khoảng cách giữa một Thượng Nghị Sĩ ngồi chiếc ghế Thượng Viện trong 13 năm là ông Tim Kaine, có vị trí vững chắc, với số tiền được đảng Dân Chủ chi viện là trên 10,05 triệu đô la để tiếp tục giữ ghế.

Trong tình hình nước Mỹ hiện nay, tiền chưa phải là tất cả.
Nhất là tiền tham nhũng, tiền đen của các chính trị gia thiên tả còn là một dấu hỏi rất lớn đối với dân chúng Hoa Kỳ.
Hùng Cao là một người trẻ tuổi, một khuôn mặt mới đã nổi lên trong những năm gần đây và gây sự kinh ngạc, yêu mến của nhiều người.
Ông đã từmg phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ với tư cách là một sĩ quan hoạt động đặc biệt thực hiện các chuyến công tác ở Iraq, Afghanistan và Somalia.


Có ba vấn đề nổi lên, quan trọng nhất mà Hùng Cao đã thu phục được nhân tâm và sự chú ý của cử tri trên toàn quốc:
Là vấn đề  nhập cư, giáo dục,  và đa dạng, công bằng, hòa nhập (DEI) trong quân đội.

Kaine, thống đốc đương nhiệm Virginia và là ứng cử viên phó tổng thống của Hillary Clinton vào năm 2016, đã đưa ra lập luận của mình về lý do tại sao ông nên giữ ghế của mình tại viện thượng viện của Quốc hội.

Hùng Cao, cựu chiến binh Hải quân 25 năm được cựu Tổng thống Donald Trump ủng hộ, đã chỉ trích lệnh bắt buộc tiêm vắc-xin COVID cho quân nhân và việc chính quyền Biden-Harris rút quân khỏi Afghanistan một cách vụng về, vô trách nhiệm đã khiến 13 quân nhân thiệt mạng và hàng trăm thường dân chết và bị thương.  Khi câu hỏi đặt ra cho Hùng Cao về sự thất bại chung của quân đội không đạt được mục tiêu tuyển quân gần đây, Ông cũng chỉ trích các nỗ lực DEI, ông nói rõ rõ ràng và mạch lạc rằng:

"Khi bạn sử dụng một nữ hoàng sắc đẹp để tuyển quân cho Hải Quân, đó không phải là những người chúng tôi muốn. Những gì chúng tôi cần là những người đàn ông và phụ nữ mạnh mẽ sẽ tự xé ruột mình, ăn chúng và xin thêm. Đó là những chàng trai và cô gái trẻ sẽ chiến thắng trong các cuộc chiến tranh."

Câu nói độc đáo, rõ ràng và đầy dũng khí nầy đã được đăng tải trên mạng xã hội X chỉ trong vòng chưa đến 10 tiếng đồng hồ, đã có trên 2 triệu người xem.

Tim Kaine đang làm việc tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện, đã trả lời rằng việc chỉ trích DEI "là một sự đánh lạc hướng", và thách thức thực sự là thông báo cho nhiều người Mỹ hơn về những lợi ích của quân đội khi chỉ có khoảng 1% dân số phục vụ trong lực lượng vũ trang.  "Chúng ta cần phải làm tốt hơn công việc nói về Đạo luật G.I. và các phúc lợi khác cũng như chương trình đào tạo lãnh đạo tuyệt vời mà bạn nhận được trong quân đội".

Cũng cần nhắc lại là Hùng Cao đã nói với tờ The Post vào tháng 8 rằng “việc Lầu Năm Góc không tập trung vào khả năng "đào tạo [tân binh] đúng cách" cũng đang ảnh hưởng đến các chương trình phúc lợi dành cho "chiến binh" sẵn sàng hy sinh vì đất nước của họ.“Chúng ta cần trang bị cho họ đầy đủ và không tập trung vào những thứ như những đại từ, bạn biết đấy? Chúng ta cần đảm bảo rằng các chiến binh của chúng ta có thể được chăm sóc.  Giống như hiện tại, bạn có biết rằng một phần ba quân nhân của chúng ta, đang tham gia chương trình dinh dưỡng bổ sung cho phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em (WIC) hoặc tem phiếu thực phẩm không?”.

Đảng Cộng hòa và những người chỉ trích khác cũng đã nhắm vào các nỗ lực của DEI, mà một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra là không hiệu quả, vì đã khiến Pentagon, không đạt được mục tiêu tuyển dụng trong những năm gần đây.

Hùng Cao cũng chỉ trích Đạo luật G.I. và thách thức Kaine về việc xóa nợ cho sinh viên. Đảng viên Dân chủ Tim Kaine, đã ca ngợi chính quyền Biden vì đã xóa nợ "cho hơn một triệu công chức, để cảm ơn vì dịch vụ công mà họ cung cấp, cho dù là trong quân đội, giảng dạy, làm việc như một chuyên gia y tế tuyến đầu hay làm việc cho chính quyền địa phương hoặc tiểu bang". Nhưng việc xóa nợ nầy chỉ là cái bánh vẽ to lớn mà đảng con Lừa và Tim Kaine đưa ra để nhử mồi, mà không bao giờ có thể thực hiện vì họ không có quyền sử dụng tiền thuế của dân để mua phiếu bầu và lừa sinh viên, học sinh nếu không có sự đồng thuận của Quốc Hội.

Những tay chính trị gia đi lừa đảo, nói dối như cuội lại có dịp đủ thừa tại vì đảng Cộng Hoà ngăn cản, tại Trump…v…v…

Người điều hợp chương trình hỏi Hùng Cao về phương pháp của các ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, sẽ giảm bớt gánh nặng về giáo dục. Chúng ta cần phải biết rõ hiện nay,  Bộ Giáo dục Hoa Kỳ báo cáo rằng hơn một triệu người Virginia nợ tổng cộng 43 tỷ đô la, tiền nợ sinh viên liên bang tính đến tháng 10 năm ngoái.  Điều nầy đã gây ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của họ vào nền kinh tế của tiểu bang.

Hùng Cao đã chỉ ra con đường để tiến thân và cách giải quyết trọn vẹn. Ông nói rõ "Nếu bạn đang phải vật lộn để trả tiền học phí, thì hãy xin Đạo luật G.I. Điều đó, có nghĩa là hãy ra ngoài và phục vụ trong quân đội.  Bạn sẽ nhận được trợ cấp cũng như học phí.  Chúng ta cần sửa chữa giáo dục, và chúng ta cần làm điều đó ngay bây giờ.  Nhưng vấn đề ở đây là những người như Thượng nghị sĩ Kaine, ông đã là một sĩ quan trong 30 năm ở nhiều văn phòng khác nhau, tại Thượng viện Hoa Kỳ trong 12 năm.  Tại sao ông vẫn chưa sửa chữa nó?"
Kaine chửa cháy và nói rằng, Virginia "được mệnh danh là tiểu bang tốt nhất để nuôi dạy trẻ em tại Hoa Kỳ" và "là tiểu bang được quản lý tốt nhất và là tiểu bang tốt nhất để kinh doanh" khi ông là thống đốc từ năm 2006 đến năm 2010.

Hùng Cao giả vờ ngạc nhiên: "Ồ, một lần nữa, ông ấy nói những gì ông ấy sẽ làm. Thành thật mà nói, trong số 227 dự luật mà Thượng nghị sĩ Kaine đã đề xuất, chỉ có ba dự luật được thông qua… Tỷ lệ thất bại là 99%".
Kaine nói : “Hãy kiểm tra băng ghi âm về điều đó. Điều đó hoàn toàn sai".
Cao đáp trả, "Có hai sự thật trên thế giới, được chứ? Đừng bao giờ bước vào một cửa hàng Target khi mặc áo sơ mi đỏ và đừng bao giờ chống lại một người châu Á khi nói đến toán học. Tin tôi đi. Ông ấy có tỷ lệ thất bại là 99%. Nếu tôi chỉ có tỷ lệ thất bại là 99% và tôi đã vô hiệu hóa bomb, thì tôi đã không ở đây ngay lúc này."

Một câu hỏi nổi bật mà người điều hợp chương trình cũng hỏi Cao, người có gia đình đã chạy trốn khỏi Việt Nam trong những năm 1970, về việc liệu ông có ủng hộ việc trục xuất hàng loạt "tất cả những người nhập cư không có giấy tờ" hay không?  
Câu hỏi nầy đầy nhức nhối cho dân chúng Hoa Kỳ. Sự bất bình và tức giận của họ đang lên đến đỉnh điểm. Nhìn Chicago, thủ phủ lâu đời của đảng Dân Chủ, hiện nay, đã có những cuộc biểu tình rất lớn lên án chính quyền Biden và Kamala Harris.  Câu hỏi nầy đã mở ra một cánh cửa để chúng ta nhìn thấu suốt tất cả sự hổn loạn và phá nát luật pháp Hoa Kỳ của đảng con Lừa. Đảng con Lừa đã khuyến khích, mở cửa ồ ạt cho di dân lậu tràn vào Hoa Kỳ như chốn không người. Tim Kaine đã ú ớ, bào chữa một cách yếu ớt khi nghe một người nhập cư như Hùng Cao tuân thủ luật pháp như thế nào và sống như thế nào để tự cho rằng mình có văn minh và văn hóa. Hùng Cao nói:

"Khi Việt Nam sụp đổ, chúng tôi không có nơi nào để đi, và nước Mỹ đã đưa chúng tôi vào và bố mẹ tôi đã xếp hàng chờ đợi trong bảy năm.  Tất cả chúng tôi đã làm như vậy trong bảy năm để có được quyền công dân.  Thứ cuối cùng mà bố tôi [treo] trên giường khi ông qua đời cách đây hai năm là giấy chứng nhận nhập tịch của ông. Tôi yêu đất nước này đến nỗi tôi đã viết một tấm séc trắng - bao gồm cả mạng sống của tôi - để bảo vệ đất nước trong 25 năm ở Iraq, Afghanistan, Somalia và các nơi khác trên thế giới," Cao nói. "Đây là điều tôi muốn nói với bất kỳ ai muốn đến đây, đừng yêu cầu một giấc mơ Mỹ. Nếu bạn không muốn tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ và chấp nhận văn hóa Hoa Kỳ, vì tôi đã làm vậy."

"Nếu bạn đến đây bất hợp pháp, thì bạn cần phải rời đi, đặc biệt là nếu bạn là người phạm tội bạo lực", Hùng Cao đã trích dẫn dữ liệu mới của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan cung cấp cho các nhà lập pháp vào tuần trước:
"Có 13.000 kẻ giết người bị kết án và 16.000 kẻ hiếp dâm bị kết án đã đi qua dưới sự giám sát của họ. Điều đó là không thể chấp nhận được. Chúng ta cần bảo vệ người Mỹ mỗi ngày", Cao nói.
"Nếu bạn đến đây bất hợp pháp, về cơ bản bạn đã làm hỏng toàn bộ hệ thống", Cao nói. "Bạn không thể chen ngang hàng - ý tôi là, bạn đến Costco và chen ngang hàng, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra? Bạn không thể đến đây và mong đợi giấc mơ Mỹ nếu bạn không sẵn sàng tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ và chấp nhận văn hóa Hoa Kỳ".
"Hãy trục xuất bất kỳ ai đang phạm tội ngay bây giờ "Đó là điều đầu tiên chúng ta cần. Bảo vệ biên giới."

Kaine cho biết ông chưa bao giờ ủng hộ lệnh ân xá hàng loạt nhưng ông ta lại tin rằng, lệnh này sẽ "phá hủy nền kinh tế" khi trục xuất 10 triệu người nhập cư bất hợp pháp đã vượt biên giới trong thời chính quyền Biden-Harris và chỉ trích Tổng Thống Trump:
"Gần đây, chúng tôi đã đàm phán một thỏa thuận biên giới rất khó khăn, sẽ đưa rất nhiều nguồn lực vào biên giới để ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Tổng thống Trump đã yêu cầu đảng Cộng hòa phản đối thỏa thuận này, mặc dù thỏa thuận này được liên đoàn kiểm soát biên giới ủng hộ".

Chúng ta đã biết mục đích mà Tim Kaine nói chỉ là đổ thừa và láo phét để lừa bịp dân chúng, che đậy mưu đồ và chính sách mờ cửa biên giới của đảng con lừa. Việc buôn người qua biên giới, đem tội phạm trên khắp thế giới tràn vào Hoa Kỳ, buôn bán Fentanyl, ma tuý, súng đạn là chủ trương của bọn thế lực bóng tối vấu kết với đảng con Lừa để kiếm bạc tỉ.  Mặc khác, chính quyền đảng Dân Chủ xây dựng một lực lượng khổng lồ trung thành, bảo vệ, phục vụ tối đa và bỏ phiếu lậu cho đảng con lừa trong cuộc bầu cử 2024 và trong tương lai.

Tim Kaine, một đảng viên Dân Chủ hủ̉ bại vì chiếc ghế và đảng phái đã chụp mu, vu khống ông Hùng Cao là kẻ kích động bạo lực ngày 6 tháng giêng năm 2021. Trong thời gian đó, ai cũng biết rõ Hùng Cao vẫn còn đang ở Afghanistan để cứu trợ, giúp đỡ quân đội và dân chúng Afghanistan khi chính quyền Bại Đần đã vội vả rút quân trong đêm tối đầy ô nhục.
Đài Newstart cũng nhận ra trò chụp mủ, dối trá của Tim Kaine nên đã đóng lại chương trình, cúp ngang không kèn không trống để tránh cho Tim Kaine khỏi bẻ mặt nếu bị Hùng Cao phản công.

Trong bài bình luận nầy, quý vị có thể nhận ra sự sắc xảo, trí tuệ và thẳng thắng của Cựu Đại Tá hồi hưu Hùng Cao trước con vịt què, không có chính sách, chủ trương gì ngoài chuyện máu me sinh sản của phụ nữ và thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Khi trẻ sơ sinh không được khuyến khích sinh ra và nuôi dưỡng để trở thành những công dân hữu ích cho gia đình, xã hội, quốc gia thì bọn người cực tả nầy lại bỏ hàng tỉ đô la hàng năm để nhập cư những thành phần bất hợp pháp không rõ lai lịch trên khắp thế giới tràn vào nước Mỹ. Những hành động đen tối nầy phía sau chủ trương của họ là gì? Có lẽ ai cũng biết rõ “bảy bước tàn phá Hoa Kỳ của George Soros” đã hiện rõ như ban ngày. Những khuôn mặt, tên tuổi nổi cộm khiến ai cũng rùng mình trong hơn 20 năm qua như Tim Kaine, Tim Walz, Kamala Harris, Biden, vợ chồng Clintons, Obama gắn liền vớI trùm mafia Soros…v…v..đều nằm trong kế hoạch đen của bọn toàn cầu hóa.

Hãy dành lá phiấu cho TT Trump-Vance, Hùng Cao và các ứng cử viên đảng cộng hòa từ nay đến 5/11/2024.
Đây là trận chiến cuối cùng để bảo vệ nước Mỹ.

Chân thành cảm tạ quý vị.
MD 04/10/2024
Phong Thu

ĐÊM SÀI GÒN XƯA

Tối chủ nhật, mở chương trình VTV, tình cờ tôi xem được một vài tiết mục trong một chương trình ca nhạc có tên Phòng Trà Đêm Sài Gòn. Tôi ít khi nghe nhạc từ TV nhưng hai chữ “Sài Gòn” được chính thức xuất hiện trên VTV đã gợi cho tôi một chút tò mò.
Chương trình được trực tiếp truyền hình từ một phòng trà nào đó. Khá đông khán giả ngồi nghe nhạc bên ly nước ngọt, tách cà phê. Không khí của phòng trà khá lịch sự, không ồn ào chen chúc như ở các tụ điểm ca nhạc. Phòng trà mang tên Sài Gòn vì ở đây khán giả sẽ được nghe lại dòng nhạc khi thành phố này còn mang tên Sài Gòn.
Tôi vào mạng xem thêm một vài chương trình đã phát sóng trong các chủ nhật trước. Chương trình được biên tập theo những đề tài như: Tình Gần Xa, Nhớ, Đường Xưa Lối Cũ, Chuyện của Mùa Đông, Mưa và Nỗi Nhớ…
Các ca khúc của Đoàn Chuẩn, Văn Cao, Y Vân , Phạm Duy, Trúc Phương… được hát lại trên sân khấu phòng trà.….Chủ phòng trà bắt mạch đúng khao khát của khán giả Sài Gòn lớn tuổi. Họ muốn tạo dựng không khí nghe lại dòng nhạc lãng mạn của một thời.
Không hiểu khán giả trong phòng trà có hài lòng với bữa tiệc âm nhạc Đêm Sài Gòn này không. Với tôi, dựng lại một cái gì đã chết không dễ.
Những bài hát cũ thì còn đó như một cái xác nhưng ca sĩ, người thổi hồn vào xác thì dường như chưa hiểu hát ở phòng trà khác với biểu diễn ở sân khấu lớn, ở tụ điểm ngoài trời như thế nào.
Tôi đã muốn bật cười khi có ca sĩ hát nhạc Ngô Thụy Miên đến cuối bài lại hú lên vài tiếng như muốn kích động cho các khán giả đáng tuổi cha chú ngồi dưới hú theo. Các ca sĩ gốc nhạc viện thì thật sự không hợp với không khí phòng trà vì dù giọng hát cực kỳ khỏe như cơ bắp của lực sĩ, họ quá thiên về phô trương kỹ thuật làm hỏng đi chất giọng riêng, điều cốt lõi để gây không khí quyến rũ, mê hoặc của phòng trà.
Và tôi đã hiểu vì sao những lão ông, lão bà như Chế Linh, Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Khánh Ly, Lê Uyên, Phương Dung … dù giọng hát đã “phều phào” (chữ dùng của nhạc sĩ Tuấn Khanh) vẫn còn được người Sài Gòn chừa một chỗ trong trái tim hoài cổ của họ.
Bao giờ những phòng trà của Sài Gòn về đêm mới trở lại như thuở ấy?
Đó là thuở mà phòng trà là chốn ma mị làm mê dại lòng người. Đó là nơi ca sĩ không phải hát theo chủ đề. Không phải cứ chủ đề mùa đông thì Thái Thanh, Lệ Thu buộc phải hát một bài nào đó về mùa đông, bởi vì “Đêm Đông” đã dành riêng cho Bạch Yến.
Không ca sĩ nào dại dột hát “Dòng Sông Xanh” vì tổ đã giao bài hát ấy cho Thái Thanh và “Thuyền Viễn Xứ” dường như là ngôi đền thiêng mà chỉ có Lệ Thu mới dám đặt chân vào.
Người đến phòng trà vì mê không khí nơi ấy chứ không phải để tìm hiểu xem mùa Thu, mùa xuân… có bao nhiêu bài hát.
Các ca sĩ thời ấy rất kiêu hãnh. Không ai có thể bắt họ phải hát bài hát họ không thích và có khi chủ phòng trà phải chấp nhận việc cả tháng trời họ đến phòng trà chỉ để hát một bài hát. Chấp nhận, bởi vì có cả khối đàn ông chấp nhận đến phòng trà chỉ để ngắm nàng và nghe nàng hát chỉ một bài hát ấy.
Chẳng phải có thời người ta đến phòng trà nghe Bích Chiêu hát “Nỗi Lòng” mãi mà không chán.
Khi nàng hát bài hát ấy, các bậc nam nhi trong phòng trà cảm thấy đau đớn, thổn thức như thể chính mình là thủ phạm đã làm trái tim nàng tan nát.
Tất nhiên cũng có Nam ca sĩ làm cho phòng trà đậm chất say đắm như Jo Marcel khi hát “Mộng Dưới Hoa”, “Thôi”, “Thúy Đã Đi Rồi” nhưng dường như Nữ ca sĩ làm chủ không khí phòng trà nhiều hơn, điều dễ hiểu khi thời đó hầu như đàn ông chiếm gần hết không gian phòng trà.
Vậy đó. Phòng trà là một nơi mà ca sĩ và người nghe như được cùng nhau bước vào một không gian mộng ảo, hư hư, thực thực trong âm thanh rã rời của kèn saxo, trong tiếng bập bùng của contrebass…
Mọi người thường phê phán rằng khác với ngày trước, ca sĩ Sài Gòn ngày nay ăn mặc quá hở hang, người đi nghe nhạc thì nhìn thay vì nghe ca sĩ hát. Lầm đấy. Ngày xưa ở phòng trà, người ta mê ca sĩ, say đắm ngắm ca sĩ, nghiện không khí huyền hoặc đầy kịch tính của phòng trà hơn ngày nay rất nhiều.
Thuở ấy, các nữ ca sĩ của phòng trà Sài Gòn hầu hết đều mặc áo dài khi đứng trên sân khấu, nhưng dưới ánh đèn mờ ảo, đôi mắt sâu thẳm, vời vợi buồn của các nàng quá là cuốn hút. Đôi mắt ấy chắc ban ngày cũng bình thường như mắt của vợ mình thôi, nhưng trong bóng tối, chúng được tô đậm ở viền mắt rồi nhạt dần sang màu khói nhang đã làm cho khán giả có cảm giác như đang nhìn ngắm một nỗi niềm u uẩn. Và trái tim đàn ông Sài Gòn ngày ấy vẫn hay bị chấn thương vì một ánh mắt u buồn, hờn trách hơn là vì một thân hình hở hang nóng bỏng.
Nhà thơ Hoàng Trúc Ly cũng là gã si tình chốn phòng trà khi viết:
“Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc, tay vời âm thanh”
Nhà văn Mai Thảo thì hầu như là “con ma” của “nhà hát” Đêm Màu Hồng khi tối nào cũng xuất hiện ở nơi mà ông chỉ cần nghe mỗi tiếng hát của Thái Thanh.
Và chắc mọi người không quên mối tình si của ký giả Hồng Dương dành cho ca sĩ Lệ Thu.
Khác với tình yêu của chàng trai mới lớn “Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh ”( Em Tôi-Lê Trạch Lựu), tình yêu của người đàn ông ở phòng trà dành cho ca sĩ là sự si mê như mê thuốc lào “Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”.
Và họ nghiện cảm giác mê dại ấy dù họ biết quá rõ ban ngày trông nàng xanh xao, rũ rượi, nàng luôn ngủ nướng đến 12 giờ trưa, nàng không hề xách giỏ đi chợ nấu cơm, khi rảnh nàng đánh tứ sắc, xì phé chứ không ủi quần áo cho ta, khi lau hết son phấn nàng chẳng đẹp gì hơn vợ ta….
Nhạc sĩ Trường Sa mô tả hay nhất tình yêu rất lênh đênh dành cho một giọng hát:
“Tình trong cơn ngủ mê
Rồi phai trên hàng mi
Chợt khi mình nhớ về
Mộng thành mây bay đi
Còn gì trên đôi tay
Nên thầm hờn dỗi mình
Cho tình càng thêm say”
Phòng trà là như vậy, và chắc còn lâu lắm Sài Gòn bây giờ mới lại có được những phòng trà là nơi mà âm nhạc làm cho người ta “phê” như ngày xưa.
Huyền Chiêu