Friday, February 19, 2021

VACCINE COVID-19 Tại sao chích mũi thứ hai có nhiều phản ứng phụ

Vậy là cuối cùng bạn đã được chủng ngừa vắc-xin coronavirus. Phải mất hàng tuần chờ đợi, có thể là vài cú điện thoại trước khi bạn có thể làm được một cái hẹn với một trụ sở tiêm chủng dã chiến ngoài trời (drive-through clinic). Hoặc có thể bạn là một nhân viên chăm sóc sức khỏe mà đã được chích ngừa tại nơi làm việc.
Bây giờ cái phần khó khăn bạn phải làm cho được -- là bạn phải làm sao để được chích mũi thứ hai đúng thời hạn. Có nghĩa là bạn phải làm một cuộc hẹn khác, và theo dõi chặt chẽ lịch trình tiêm chủng của bạn. Thêm vào đó, có lẽ là một chút lo lắng nữa
Các bác sĩ đã cảnh báo mọi người rằng liều thuốc đầu tiên có thể có phản ứng phụ của nó. Và bây giờ, mọi người bắt đầu báo cáo rằng liều thứ hai có thể gây ra nhiều phản ứng phụ hơn liều đầu tiên
Đây không phải là một phát hiện bất ngờ. Moderna và Pfizer đều cho biết trong bản tường trình của họ gửi lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US Food and Drug Administration) rằng có sự khác biệt đáng kể về các phản ứng phụ với hai lần chích khi họ thử nghiệm vắc-xin ở những người tình nguyện.
Hãng Moderna tuyên bố rằng  "Các phản ứng bất lợi cục bộ gây ra ở mức độ 3 thường được báo cáo nhiều hơn sau Liều 2 so với Liều 1". Các phản ứng phụ cấp độ 3 bao gồm sưng tấy và đau ở nơi bị chích, người rã rời và nhức mỏi, đầu nhức và cơ thể nóng sốt nhẹ.
Tại sao vậy?
Ta hãy dùng ví dụ để giải thích trường hợp này.
Hãy tưởng tượng vào một đêm nào đó bạn nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy một người đang lởn vởn xung quanh khu xóm của bạn. Người đó trông thật đáng sợ, và bạn có thể hơi lo ngại, nhưng bạn không hoảng sợ.
Giáo sư sinh học tiến hóa Michael Worobey thuộc Đại học Arizona giải thích : "Lần đầu tiên nhìn thấy một người đang lén lút rình mò, họ có thể khá lo lắng. Họ có thể gọi cảnh sát và báo cáo việc này, và một họa viên sẽ phác họa hình ảnh người rình mò này, và bức phác họa này được gửi đến các sở cảnh sát trong vùng".
Một vài tuần sau, bạn nghe thấy một tiếng động, nhìn ra cửa sổ và thấy cùng một khuôn mặt. Bạn có nhiều khả năng phản ứng mạnh mẽ lần này, khi biết rằng bạn đã nhìn thấy khuôn mặt này trước đây. Trái tim của bạn đập mạnh, mồ hôi tay của bạn rịn ra, và đầu óc của bạn không ngừng hoạt động. Bạn thậm chí có thể gọi 911. Và cảnh sát sẽ sẵn sàng đến để tóm bắt người này đi.
Giáo sư Worobey nói “Lần tới khi kẻ tình nghi cố gắng làm một điều gì đó, kẻ này sẽ nhận được phản ứng mạnh mẽ hơn vì hiện tại đã có nhiều người quen thuộc với khuôn mặt đó rồi”.
Liều vắc-xin thứ nhất giống như lần đầu tiên bạn nhìn thấy người lạ - hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn chú ý và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa, nhưng lần thứ hai nó đã được chuẩn bị để dễ dàng nhận dạng và phản ứng mạnh mẽ hơn khi phát hiện cũng vật lạ ấy xâm nhập cơ thể.
Nói chung, đây là cách hoạt động của vắc-xin. Giống như một áp phích truy nã (wanted poster), nó luôn luôn đặt hệ thống miễn dịch ở trong tình trạng báo động và cảnh giác.
Cái được gọi là vắc-xin sơ-tăng (prime-boost) - những loại vắc-xin mà ngăn ngừa bịnh tật tốt hơn với hai (hoặc nhiều hơn) liều thuốc được chích vào cơ thể cách quãng nhau - rút ra từ những phản ứng nêu trên. 
“Với liều đầu tiên, cơ thể bạn phải tạo ra phản ứng miễn dịch từ số không”, Giáo sư Worobey nói.
Cơ thể tạo ra kháng thể, nhưng cũng bắt đầu tạo ra các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào B để tạo ra các kháng thể cho một mục tiêu nhất định. Điều này cần thời gian - một quá trình được gọi là trưởng thành.
Giáo sư Worobey nói : “Bạn sẽ có một số lượng tế bào B đã được tinh luyện". Khi được chính ngừa lần thứ hai, những tế bào B đã được tinh luyện đó sẽ hoạt động như là một đội quân (nhân bản và vô tính, a clone army) ngay lập tức có thể bắt đầu tạo ra một phản ứng miễn dịch rất lớn. Đó là những gì xảy ra khi bạn cảm thấy như bạn đang bị ai đánh cho nhừ tử vậy (nguyên văn : kicked in the teeth).
Thomas Geisbert, giáo sư và chuyên gia tại Đại học Y khoa Texas về các mối đe dọa của các loại vi-rút mới đang nổi lên, cho biết rằng một số loại vắc-xin tạo ra nhiều phản ứng miễn dịch với chỉ một liều duy nhất. Nhưng sách lược vắc-xin sơ-tăng (prime-boost, 2 lần chích) sẽ tạo dựng một lực lượng phòng thủ lâu bền hơn, ông nói vậy.
Ông nói: “Hệ thống miễn dịch của bạn đã được kích hoạt ngay từ liều đầu tiên. Vì vậy, với liều thứ hai, Bạn có xu hướng xây dựng phản ứng lâu hơn và bền hơn".
Các triệu chứng giống như cúm đi kèm với bất kỳ bệnh nhiễm vi-rút nào không phải là do vi-rút tự gây ra. Những triệu chứng đó được tạo ra bởi phản ứng của cơ thể. Sốt và đau nhức cơ bắp xuất phát từ tình trạng viêm, là dấu hiệu cho thấy các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào T đang phát ra báo động dưới dạng tín hiệu hóa chất gọi là cytokine.
Geisbert nói : “Bạn bị sưng ở chỗ tiêm. Bạn có thể cảm thấy ớn lạnh hoặc đau nhức, hoặc cảm thấy mệt mỏi".
Điều đó là một báo hiệu tốt cho việc dự đoán : liệu xem vắc-xin có cung cấp được một khả năng miễn nhiễm tốt hơn là sự miễn dịch tự nhiên hay không.  Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, Tiến sĩ Rochelle Walensky, trong một cuộc họp ngắn tại Toà Bạch Ốc vào tháng trước, có nói "Những triệu chứng này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn đang được tăng cường và vắc-xin thực sự đang hoạt động".
Loại coronavirus mới này chỉ xuất hiện được khoảng một năm nay thôi, vì vậy vẫn chưa một ai có thể quả quyết rằng liệu nó sẽ giống như bệnh sởi, bệnh mà người ta mắc một lần trong đời rồi thôi, hay giống như bệnh cúm, người ta mắc đi mắc lại nhiều lần.
Các nghiên cứu cho thấy rằng khả năng miễn dịch đối với coronavirus dù sao cũng kéo dài hàng tháng - sáu tháng, chín tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
Điều đó không hẳn là đúng với 100% dân số - khả năng miễn dịch thay đổi rất nhiều từ người này sang người khác, và một vài trường hợp đã được ghi nhận về những người bị nhiễm coronavirus hai lần. Nhưng chúng dường như là những trường hợp không phổ biến.
Các nghiên cứu này cũng theo dõi hệ thống miễn dịch của người ta trong một thời gian và các nghiên cứu cho thấy rằng ngay sau khi bị nhiễm trùng, hai loại kháng thể đột ngột tăng lên về số lượng và sau đó tan rã, trong khi một loại kháng thể thứ ba tăng dần một cách chậm chạp hơn. Và sau đó các tế bào B, mà đã được "huấn luyện" để nhận biết vi-rút, bắt đầu sản xuất các kháng thể chuyên biệt và tích tụ trong máu.
Chủng ngừa có khả năng đẩy nhanh quá trình này - cung cấp cho mọi người sự bảo vệ nhanh hơn nhưng cũng có thể cung cấp mức độ bảo vệ rộng hơn so với nhiễm trùng tự nhiên.
Giáo sư Geisbert nói: Bởi vì tất cả mọi việc đã diễn ra quá nhanh chóng, các nghiên cứu và các dữ liệu quan trọng vẫn chưa có đủ".
ST

No comments:

Post a Comment